CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

BỎ YÊU - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
29 thg 3 (2 ngày trước)

tới tôi






BỎ YÊU
- Với P.T.T -

Em nhắn gửi ta mấy ý yêu
Nào mây lãng đãng quắt quay chiều
Nào hanh hao nắng se se lạnh
Nào mấy bữa nay lá rụng nhiều.
.
Ta có cần đâu mấy ý yêu
Đừng than nắng nhạt với mưa nhiều
Đã quen kiêu hãnh đêm lạnh vắng
Đừng díu gian ta ánh trăng thề.
.
Ta đã quên rồi những đam mê
Tơ giăng ngáng lối nghẽn đường về
Nhịp yêu sai lỡ ta bỏ hết
Thôi đừng rủ nguyệt níu gió mây.
.
Thì cứ về đây hóng gió tây
Giỡn trăng sóng soãi vắt ngang đồi
Hồn ta từ bữa đi hoang ấy
Đã chết từ lâu tiếng yêu rồi.
*
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2013
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Cảm ơn Xuân Xuyến đã chia xẻ thơ với blog của NM.

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

NGUYỆT KHUYẾT - XƯỚNG HỌA NGUYỄN GIA KHANH VÀ THI HỮU







NGUYỆT KHUYẾT
(Song thanh điệp vận)

Ơi trời ! có tỏ nỗi lòng mong
Phận vẫn trăm năm giữ chữ tòng
Kiếp thiếp đà qua đôi khúc đục
Thuyền quyên chẳng đặng một dòng trong
Sương vương gối trỗi cơn hờn mộng
Gió ngỏ thềm nêm cảnh lạnh phòng
Chạnh mảnh mai phai ngồi ngóng bóng
Âm thầm nguyệt khuyết đã lồng song.

NGUYỄN GIA KHANH



CÁC BÀI HỌA:


VỌNG NGÓNG

(Song thanh điẹp vận)

Vọng ngóng liêu chiều trỗi nỗi mong
Tơ phơ phất quất lạnh phong tòng
Hàn giang liễu nhiễu tù thu quạnh
Đại hải mây vầy lặn nắng trong
Én nghẹn âu sầu bay tứ xứ
Chuồn tuôn bải hoải níu đông phòng
Đềm êm cổ độ khơi trời nhớ
Mặn đắng thêm niềm nguyệt khuyết song

LÝ ĐỨC QUỲNH


HỒNG HỒNG TUYẾT TUYẾT*
(Song thanh điệp vận)

Cuội hỡi thôi rồi đỡ nhớ mong
Cười cười nói nói biết tong tòng
Non Bồng mấy dãy mô mò cắn
Nước Nhược đôi hồi chẳng lắng trong
Dở dở xui lùi chưa có vở
Ương ương hên đến cũng không phòng
Hồng hồng ái ngại còn son chán
Tuyết tuyết ngây ngây dễ ghé song.

PHAN TỰ TRÍ


 PHẬN BÈO
(Song thanh điệp vận)

Ngày ngày lấn bấn lội dòng mong
Chật vật long đong giữ tự tòng.
Xuống ruộng lèo tèo vài luống muống
Leo đèo lác đác mấy đòng song.
Chẳng hằng hấp tấp coi mòi đục
Dám hám bươi lười lãng đãng trong.
Chới với tin nhìn chờ Bánh thánh
Đêm đêm phẫn hận lịm trong phòng .

TRẦN NHƯ TÙNG


CHÂU SẦU 
(Song thanh điệp vận)


Chán nản ơ thờ lẩn thẩn mong
Bâng khuâng uyển chuyển ngại đong tòng
Lâng lâng thoải mái hồn luôn phẳng
Lẳng lặng bùi ngùi phận vẫn trong
Tảng sáng càu nhàu sao bỏ ngõ?
Đêm đêm lẩm nhẩm lại chong phòng!
Châu sầu lã chã e dè nén 
Bẽn lẽn im lìm ủ rũ song. 

NHƯ THU


NGUYỆT DÒM SONG


Trông mong thì cứ mãi chờ mong
Đạo gái thời nao phải đạo tòng
Vẻ đẹp linh hồn cùng nét đẹp
Mắt trong dáng dấp với trời trong
Êm đềm gối phượng càng êm gối
Ấm áp phòng loan mãi ấm phòng
Tao nhã cõi lòng - lời nói nhã
Song song hình ảnh - nguyệt dòm song

LÊ VIÊN NGỌC


TRUYỆN KỂ TẤM CÁM
(Song thanh điệp vận)

Gieo neo đến bến lúc trông mong
Hã dạ thanh danh bảo đạo tòng
Sóng mộng triền miên dòng tưởng tượng
Trời mơ lã chã bóng trăng trong
Chim bìm dám bám cô bồ nổng
Vịt đẹt đeo theo chú chó phòng
‘Tấm Cám’ đôi vai trò thấm cảm
Cương thường chế thế lẻ đồng song

HẢI RỪNG


PHẬN
(Song thanh điệp vận)

Chia lìa lẳng lặng mãi trông mong
Bịn rịn lao đao bởi tống, tòng
Lẩn quẩn bần thần bên thác bạc
Bồi hồi lãng mạn giữa sông trong
Chơi vơi lẩy bẩy gieo neo nẻo
Bải hoải phiêu diêu lỏng chỏng phòng
Hận phận lều bều trôi chổng gọng
Bơ phờ lững thững gió rong song

NHƯ THỊ LÊ ĐĂNG MÀNH


THONG DONG
(Song thanh điệp vận)

Thương thương nhớ nhớ mỏi ròng mong
Ước được thuyền quyên bảo đạo tòng
Gắng đặng thành danh luôn sáng láng
Đồng lòng phát đạt mãi phong trong
Đê mê tán bạn đừng bưng lối
Láng cháng bo trò chớ bỏ phòng
Sống động tưng bừng ngồi lép bép
Thong dong khự nự đứng chòng song

NGUYỄN VĂN LAN


MỤ CHỦ
(Song thanh điệp vận)

Thôi rồi ! Lỡ dở sợ chờ mong
Mụ chủ ưu tư  lạnh cóng phòng
Giận phận gieo neo trèo nẻo vắng
Buồn thân lận đận nhỡ bờ trong
Âu sầu...bực tức...đong dòng lệ
Lẳng lặng...chèo queo...dõi bóng tòng
Tựa cửa, trông chồng nghe bải hoải
Thà là hóa đá trải ngoài song !


THY LỆ TRANG



NHỚ !
(Song thanh điệp vận )

Nhớ người - lẩn quẩn nỗi hoài mong
Gió thổi lao xao mấy cụm tòng
Nhữn g tưởng êm đềm ai gót ngọc
Nào hay lạnh lạnh chốn thư phòng
Bần thần khóe mắt còn vương đục
Bải hoải tiếng cười chẳng lắng trong
Lảng bảng nhìn mây bao phủ núi
Bàng hoàng thấy nguyệt đã dòm song

NHÃ MY


Nguồn :từ email của tác giả Nguyễn Gia Khanh gửi nhamyngocsuong.
NM cảm ơn Gia Khanh và quí thi hữu đã chia xẻ những bài thơ hay.


Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

ÉP LÀM THẦY BÓI - TRUYỆN CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN

BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
08:07 (16 giờ trước)

tới tôi


Kết quả hình ảnh cho ảnh thầy bói


Như giấc liêu trai:
ÉP LÀM THẦY BÓI
*
Đêm hôm kia (17/06/2013) mơ giấc mơ thật lạ.
Lang thang một mình đến một khu vườn lạ, gặp rất nhiều nam thanh nữ tú đang dập dìu ong bướm. Tôi cứ tha thẩn đi, mặc mọi người rủ rê, bỡn cợt.
Bất chợt một cơn mưa ập đến, mọi người nháo nhác tìm nơi trú mưa. Có ai đó cứ kéo tôi nép vào gốc cây để tránh mưa nhưng tôi gạt ra. Chạy đến ngôi nhà 2 tầng, gần giống kiểu nhà sàn, làm bằng tre nứa, tôi vội leo lên.
Lên tầng 2, tôi hốt hoảng khi thấy mái nhà xiêu vẹo, dột nát, định chạy xuống thì cầu thang không còn nữa, ngôi nhà như lơ lửng giữa không trung.
Vội chạy vào góc nhà nhìn có vẻ tươm tất nhất để tránh mưa thì nghe thấy giọng sang sảng của một phụ nữ, rất giống giọng chị Đông:
- Nhà của cái Tho đấy. Thánh định cho nó ăn lộc nhưng thấy nghiệp nó còn quá nặng mới thu lại nên nhà cửa giờ mới hoang vắng như thế.
Ngơ ngác nhìn quanh, không thấy người đâu chỉ thấy cuốn sách có tựa: CHÂN TRUYỀN TỬ VI LÝ SỐ đặt trên chiếc chõng tre, tôi cầm lên đọc.
Thấy hay, tôi vội lấy điện thoại để chụp nội dung cuốn sách thì bị một bàn tay chặn lại. Một cụ bà không biết từ đâu xuất hiện trước mặt, miệng bỏm bẻm nhai trầu, tủm tỉm nói:
- Lạy ta 3 lạy, gọi ta là sư phụ ta sẽ cho cuốn sách đó.
Tôi cười cười:
- Bà cho cháu mượn thì cháu cám ơn chứ lạy bà, tôn bà làm sư phụ thì cháu không làm đâu.
Bà cụ quắc mắt:
- Bay không lạy ta, không gọi ta là sư phụ mà dám cầm sách của ta đọc à?
Tôi cười:
- Thì cháu trả lại bà. Cháu không có số để làm thầy bà ạ.
Bà cụ quát:
- Bay láo nhỉ. Dám cãi lời của ta à!
Rồi cầm gậy, nhằm đầu tôi phang tới tấp.
Vừa giơ tay đỡ, vừa cuống quýt bỏ chạy, tôi hốt hoảng kêu:
- Có ai không? Cứu tôi với!
Vấp phải bậu cửa, ngã, tỉnh giấc.
Tỉnh mộng mà vẫn thấy lạnh cả người.
Chép lại để ngẫm xem sao.
*.
Hà Nội, 19 tháng 06 năm 2013
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

NM cảm ơn Xuân Xuyến thường xuyên chia xẻ nhiều bài viết hay.

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

CÒN VẠN KHỐI TÌNH - THƠ MẶC PHƯƠNG TỬ







CÒN VẠN KHỐI TÌNH

Ta còn chút nắng, chút sương
chút hoa lá cỏ, chút vương vấn lòng.
Thì đây núi,
Thì đây sông
Cõi quê hương ấy...
Thuở Hồng-Lạc xưa.

Đất trời dù chuyển sang mùa
Nắng mưa nào...
Những sớm trưa cung đàn !
Trải lòng theo dặm quan san
Nghe tê tái
Nỗi niềm mang phận người.!

Kể từ độ ấy em ơi
Trời Vạn Xuân đã lạnh lời phù vân
Suối nguồn lệ cũ bâng khuâng
Nghe âm ba vọng hồn dân tộc mình.

Thì thôi đấy...
Chuyện đã đành,
Thì thôi nhỉ,
Gió qua mành tuyết sương.!
Một mai,
Rồi nữa... còn hương
Đêm tàn rựng ánh trời Phương Nam hồng. 
Thì đây núi
Thì đây sông
Thì đây muôn vạn tấm lòng nở hoa
Hoàng hôn thế kỷ đi qua
Còn đâu bóng đổ chiều xa gập ghềnh.

Cuối mùa hoạn lộ lênh đênh
Bên trời chim thức ngày lên an bình
Còn đây,
Với cả niềm tin
Và còn đây,
Vạn khối tình quê hương.

South Dakota, tháng 4. 2016.
MẶC PHƯƠNG TỬ.

Nguồn : từ email của tác giả Mặc Phương Tử gửi nhamyngocsuong.
NM cảm ơn thầy Mặc Phương Tử đã chia xẻ một bài thơ hay.

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

CHÀNG TRAI ẤY BÂY GIỜ RA SAO ? - BÀI CỦA DƯƠNG NINH NINH

Gửi bài
BAOTHANG_XUANXUYEN DANG <baothang_xuanxuyen@yahoo.com.vn> 19:25 26 tháng 3, 2017
Tới: Ngọc Sương <nhamyngocsuong@gmail.com>













CHÀNG TRAI ẤY

BÂY GIỜ RA SAO?
*
Chàng trai ấy là người mà tôi đã viết trong bài KHỐI TÌNH LẬN ĐẬN CỦA CHÀNG TRAI TRONG THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN. Giờ thiều quang chín chục của mùa Xuân năm 2017 cũng đã ngoài sáu mươi, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến cũng đã ngoài năm mươi, vẫn miệt mài biên tập trang Đặng Xuân Xuyến, vẫn say mê làm thơ, vẫn nghiên cứu Tử vi lý số và vẫn vui chơi Facebook, nhưng chàng trai trong thơ của họ Đặng, một chàng trai đã nửa đời “ngậm trái bồ hòn” của một nghĩa vợ tình chồng tan vỡ thì tôi thực không biết bây giờ ra sao?
May thay, tôi vừa băn khoăn tự hỏi thế thì nhận được ngay câu trả lời. Ấy là chùm thơ tình mới nhất của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến liên tiếp đăng trên mạng trong tiết xuân này, và qua đó, tôi thấy được tâm tư tình cảm của người mà tôi đã sẻ chia khối tình lận đận trong bài đã viết.
Nếu những năm trước, chàng trai ấy mỗi khi tự đối diện với mình, chàng đã nhận ra sự ngu ngơ của mình về một duyên tình chồng vợ đã đổ vỡ:
Người đi vá víu nụ cười
Tôi hong tơ ướt cũng mười năm nay
Khật khừ say tỉnh tỉnh say
Cứ ngu ngơ đợi heo may trái mùa
Thì bây giờ, xem ra cái ngu ngơ ấy vẫn còn chưa dứt:
Chiều tàn bước thấp bước cao
Đêm mơ hái được chòm sao lưng trời.
                .
Niềm vui
đến chỉ nửa vời
Ngẩn ngơ chi sợi tơ trời,
bỏ đi.
                    (Hoang Mơ)
Nếu như Ngày lễ Tình yêu năm ngoái, chàng trai ấy đã nếm trải vị đắng cay của cảnh chăn đơn gối lẻ trong đêm khuya:
Đêm rũ xuống. Ngằn ngặt niềm yêu đắng
Chăn gối đơn rệu rạo đêm trường
Ta rụt rè ngóng gió muôn phương
Mà ứa lệ. Mà bẽ bàng cay đắng...
Thì Valenti năm nay, niềm đắng cay ấy vẫn còn nguyên vị:
Lại valentine
Lẻ người
Lẻ chăn
Lẻ gối.
Tuy vẫn còn ngu ngơ, vẫn còn hoang mơ, vẫn còn thấy trong lòng nặng trái đắng cay đơn lẻ nhưng xem ra chàng trai ấy cũng đã có nhiều đổi khác trong tâm tư tình cảm.
Nếu mấy năm trước, được nhiều cô gái khác yêu thương nhưng chàng trai ấy đã không dám hôn nhân lần nữa vì cảm thấy mình đã chớm già, sợ cưới nhau rồi trước là pháo hoa sau cũng ra tăm tối như cuộc hôn nhân đầu đã đổ vỡ, sợ đến nỗi có lúc đã cảm thấy chán cái vị yêu đương mới:
Ta bỗng chán vị yêu nhạt thếch
Xộc xệch tình
Lếch thếch tiếng yêu.
Thì năm nay, cái sự chán vị yêu nhạt thếch ấy dường như đã tan biến khiến trái tim chàng đã biết  say mê rung động trước một vẻ đẹp thiếu nữ:
Ô kìa người ngọc giữa sớm mai
Áo xiêm trễ nải chả chịu cài
Ngực nõn phập phồng ru hồn gió
Bồng đảo in hồng trong mắt ai.
                     (Thiếu nữ)
Bài thơ tứ tuyệt với bức tranh một thiếu nữ đẹp giữa cảnh sớm mai của mùa Xuân đã khiến nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm phải tốn công gõ phím với cả ngàn chữ bình luận rất xác đáng: “Bài thơ cho tâm hồn thư giãn, quên hết những bất trắc âu lo trong cõi tục trần, bài thơ như bức tranh không phải để ngắm bằng mắt mà ngắm bằng hồn. Ru hồn trong từng câu chữ và từng câu chữ hiện lên bóng hình của người đẹp - người ngọc”.
Người ngọc - Thiếu nữ đã là nguồn cảm hứng bất tận muôn đời của các thi sĩ văn nhân, vì vậy thơ Đông thơ Tây đã có cả ngàn bài tuyệt tác ca ngợi vẻ xinh đẹp của thiếu nữ. Nhưng ở Á Đông, do những hủ tục bất nhân, những tập quán ti tiện, xem thường vai trò của người phụ nữ trong xã hội cũ, thơ ca có phần dè dặt khi tôn vinh vẻ đẹp đó. Ba nhà thơ Đường trứ danh của Trung Quốc như Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Vương Xương Linh, trước vẻ đẹp của các cô gái hái sen đã không ai bảo ai mà cùng phóng bút viết nên mấy khúc ca diễm tình cùng chung một tên là Thái liên khúc (Khúc hát hái sen).
Đây là cô gái trong Khúc hát hái sen của Bạch cư Dị: Một thiếu nữ xinh tươi duyên dáng  chèo chiếc thuyền nhỏ giữa một đầm sen để hái hoa và vô tình thấy chàng trai đang đắm đuối nhìn mình, người thiếu nữ thẹn thùng, muốn nói chẳng nên lời, để đến nỗi đánh rơi chiếc trâm cài đầu xuống đáy ao lúc nào chẳng hay:
Sóng đưa lá, gió rung hoa 
Đầm sen thuyền nhỏ lướt qua thấy chàng 
Cúi đầu thẹn, chẳng nói năng 
Ao sâu rơi xuống chiếc trâm cài đầu 
                           Thái Liên Khúc (Bạch Cư Dị-Hải Đà dịch)
Đây là cô gái trong Khúc hát hái sen của Lý Bạch: Một khuôn mặt đẹp như hoa, hồn nhiên, nhí nhảnh, ngây thơ bên ngòi Nhược Da, dưới bầu trời cao rộng, trời xanh nước biếc, nắng hồng, hoa trắng giao hòa tạo ra một vẻ đẹp thanh tao huyền ảo:
Có cô con gái nhà ai, 
Hái sen, chơi ở bên ngòi Nhược Da. 
Mặt hoa cười cách đoá hoa, 
Cùng ai nói nói mặn mà thêm xinh. 
Áo quần mặc mới sáng tinh, 
Nắng soi đáy nước rung rinh bóng lồng. 
Thơm thơ vạt áo gió tung, 
Bay lên phấp phới trong không ngạt ngào.
                      Thái liên khúc (Lý Bạch-Tản Đà dịch)
Và đây là cô gái trong Khúc hát hái sen của Vương Xương Linh: Màu quần lụa của cô gái lẫn một màu giữa rừng lá sen xanh thắm chập chùng, mặt nàng tươi như hoa thắm khó mà thấy, bỗng đâu một tiếng hát khe khẽ ngân vang mới biết có bóng người:
Lá sen quần lụa một màu, 
Mặt tươi hoa thắm như nhau mặn nồng. 
Dưới ao trà trộn khôn trông, 
Nghe ca mới biết là trong có người.
                         Thái liên khúc (Vương Xương Linh - Trần Trọng Kim dịch)
Ba bức tranh thiếu nữ hái sen với những nét vẽ khác nhau đều tuyệt đẹp. Nhưng vẻ đẹp thiếu nữ đó chỉ thuần khiết là một vẻ đẹp thanh xuân trong trắng tựa hoa sen.
Ở ta, mới cách nay vài chục năm, người đọc cũng chỉ thấy trong thơ hình ảnh những thiếu nữ đẹp ngây thơ trong sáng như người thiếu nữ bên hồ Xuân trong thơ mới của Thế Lữ:
Trên vừng trán ngây thơ, trong sáng,
Vẩn vơ qua một áng hương buồn.
Giây lâu cô vẫn như còn
Lâng lâng trông gửi tâm hồn lên cao.
Mà không thể thấy được một bức tranh thiếu nữ nào với vẻ đẹp phồn thực của những áo xiêm trễ nải, ngực nõn, bồng đảo đầy quyến rũ như thiếu nữ trong bài thơ của Đặng Xuân Xuyến.
Một bài thơ Đường được coi là sexy nhất trong lịch sử văn học Trung Hoa là bài “Thanh Bình điệu” do Đường Minh Hoàng đã lệnh cho Lý Bạch làm để ca ngợi Dương quý phi. Dương qúy phi vốn là một dâm phụ, từng là vợ con trai Đường Minh Hoàng, bị vua cha cướp lấy. Dương Qúy Phi với sắc đẹp dục tính đã khiến con nuôi Đường Minh Hoàng là An Lộc Sơn muốn cướp người đàn bà dục tình này nên đã làm loạn, gây chết một phần ba dân số Trung Hoa thời đó. Nhưng dưới ngọn bút tài hoa của Lý Bạch, vẻ đẹp viên mãn và gợi dục của Dương Quý Phi sau một đêm làm tình với nhà vua cũng chỉ như một đóa nhánh hồng tươi ướt đẫm sương:
Một nhánh hồng tươi, móc đọng sương,
Mây mưa Vu giúp uổng sầu thương
Và hình ảnh sexy của Dương quý phi cũng chỉ được diễn tả trong hai câu thơ trác tuyệt này: 
Mặt tưởng là hoa, áo ngỡ mây,
Hiên sương phơ phất gió xuân bay
 Không phải là vẻ đẹp kiêu sa ngồn ngộn của xác thịt như bộ ngực hay đôi vú mà chỉ là một vẻ đẹp mờ ảo như mây như sương như gió.
Vậy mà, câu “Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” được xếp vào hàng câu thơ gợi dục nhất của cả ngàn năm nay. Câu thơ này, mới hơn một năm trước đây đã khiến một vị anh hùng lao động của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bị ném đá tơi bời khi người anh hùng đã trăm tuổi này, GS VŨ KHIÊU lấy nguyên vẹn câu thơ tả dâm phụ đó làm câu đối: "Trí như bạch tuyết tâm như ngọc - Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” để tặng cho hoa hậu Kỳ Duyên, một cô gái chưa chồng chỉ nhỉnh hơn chắt nội gái của cụ Quốc sư có vài tuổi.  
Giờ đem đặt câu thơ Mặt tưởng là hoa, áo ngỡ mây được coi là câu thơ sexy hết mực ấy bên cạnh những câu tả vẻ đẹp phồn thực của thiếu nữ trong thơ Đặng Xuân Xuyến ta thấy vẻ đẹp kiêu sa của Dương Quý Phi chỉ là một vẻ đẹp của một người mây mờ áo còn vẻ đẹp của thiếu nữ lại là một vẻ đẹp rất phồn thực và rất cụ thể với áo xiêm trễ nải, bộ ngực nõn và đôi gò bồng đảo in hồng vào mắt người chiêm ngưỡng.
Tôi đồ rằng khi chụp bức tranh thiếu nữ này Đặng Xuân Xuyến đã không quên nghĩ đến bức tranh thiếu nữ trong thơ của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương:
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
Rõ ràng, thiếu nữ trong thơ Bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương đã sexy hơn, gợi dục hơn thiếu nữ trong thơ Đặng Xuân Xuyến ở câu: “Một lạch đào nguyên suối chửa thông”. Nhưng thiếu nữ của Bà chúa là thiếu nữ ngủ ngày và bị chụp bởi đôi mắt đầy dục vọng của “Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt” còn thiếu nữ của Đặng Xuân Xuyến là thiếu nữ đứng trong gió xuân giữa sớm mai được chiêm ngưỡng bằng cái “Ru hồn gió” vì say mê của tác giả. Nhà thơ hiện đại học tập và kế thừa nhà thơ lớn của dân tộc như vậy là vừa đủ và thật đáng khích lệ.
Nếu như mấy năm trước, quen một nàng nào đó, chàng trai mới chỉ dám nghĩ đến là phải mạnh bạo bước qua điều tiếng thị phi của người đời:
 Sợ gì danh phận hư hao
Sợ gì thiên hạ trông vào nhỏ to
Sợ gì nhỉ? Chẳng phải lo!
Trai đơn gái lẻ … nhỏ to bằng thừa
Thì  bây giờ, chàng đã biết nói thẳng như ca dao có yêu thì nói rằng yêu, không yêu thì nói một điều cho xong:
Anh một con
Em cũng một con
Anh mới son
Em cũng đã son
Sao ta chẳng thử thành chồng vợ
Có chi mà mắc cỡ
Hoa đến thì phải nở
Ta chung nhà, chả sao
Nếu như mấy năm trước, chàng đã nhiều lúc se buồn khi nhận ra mình đã chớm già, không dám mơ xa tới một tình yêu mới:
Thì đấy, em chớm vào hạ
Anh đà ngấp nghé thu qua
Chữ yêu nghe chừng xa lạ
Biết mình, chẳng dám mơ xa.
Thì bây giờ, chàng không chỉ đã rung động mê say trước vẻ đẹp của thiếu nữ mà còn rất bạo liệt đón nhận những cuộc vui xác thịt. Bài thơ Cưỡng đã gây xôn xao trong các bạn đọc thơ của Đặng Xuân Xuyến bởi khúc nhạc giao hoan bạo liệt của đôi trai gái trong một buổi mưa xuân rỉ rắc và rét ngọt trở mùa. Bài thơ có 37 tiếng thì 36 tiếng là lời nói, tiếng cười và hành động của một cô gái máu lửa trong chuyện yêu đương:
Rỉ rắc mưa
Rét ngọt trở mùa
Em vê tròn ném tôi vào cơn lốc
                .
Tay run rẩy
lẩy từng khuy cúc
Ngai ngái hương
thầm thĩ
em cười
                .
Vít cổ xuống
Cong người
Em rướn...
Đúng là chàng trai bị cưỡng thật rồi, bởi chỉ nghe có mỗi 1 tiếng cuối là của chàng trai:
Em!.
Một tiếng thôi nhưng là tiếng gọi vừa yêu thương tràn trề thỏa mãn vừa như lời cảm ơn vì đã bị (được) em cưỡng vào cuộc mây mưa trong “Cái đêm hôm ấy đêm gì?” sẽ được ghi xương khắc thịt.  
Bài thơ Ẩm trời mới ra lò ít ngày nay nóng hổi những lời kể của một chàng trai được một cô gái “gạ một đêm chồng vợ” vì ẩm trời và vì…:
Em gạ một đêm chồng vợ
Cho mùi da thịt khỏi ươn
Mấy ngày hôm nay mưa tợn
Ẩm trời, khó ở, thấy ghê.
Lời kể ngọn ngành rành rọt thế thì đúng là chàng trai bị gạ thật rồi. Nhưng sau cái đêm bị gạ ấy, chàng đã nói với nàng:
Ừ thì, một đêm thôi nhé
Mai đừng, nữa gạ một đêm
Thoạt nghe ngỡ như chàng giao hẹn với nàng: Chỉ một đêm thôi, không có thêm một đêm gạ nữa đâu nhé. Nhưng sau cái lời tưởng như thật thà ấy, chàng lại thòng thêm:
Mùa này ẩm trời dài lắm
Da đây thịt đấy đến mòn
Như nhắc khéo đối tác hay đúng hơn là gạ lại đối tác rằng: Mùa này ẩm trời dài lắm, không gạ nhau thêm thì da thịt sẽ ươn nhão mất, và không chỉ gạ nhau thêm một đêm đâu mà nhiều nhiều đêm khiến da đây thịt đấy đến mòn thì mới thôi. Đúng là cáo giả nai, bụng thì thích mê tơi nhưng lại làm ra vẻ mình chỉ là người bị gạ.
Khi gửi bài thơ này cho bạn bè đọc trước, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến có viết: “Cháu gửi các chú, các anh và "bé" Dương Ninh Ninh đọc cho vui ạ!”  
Nhà thơ Nguyễn Khôi sau khi đọc đã nói một câu đùa vui:  Xuyến đang sức trai hừng hực / 10 năm không vợ/ ôm cái Tình thơ...con Dê đang bị "hãm" nên cũng dễ hiểu...các bác thông cảm nha...
Còn tôi, “bé” Dương Ninh Ninh thì đọc xong không thấy mấy vui mà còn có phần chạnh buồn vì tôi đang sống ở phương Nam, trời không ẩm mà lại đang khô nóng vô cùng. Bài thơ của Đặng Xuân Xuyến khiến tôi cũng muốn được gạ một ai đó đáng để mình tin yêu, không chỉ một đêm mà đêm đêm cho tôi được mộng mơ trong lời ru nhẹ nhàng, êm ái:
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây
                  (Ngậm ngùi - Huy Cận)
Một số bạn đọc phê bình Thiếu nữ, Cưỡng và Ẩm trời là ba bài thơ gợi dục và xếp chúng vào loại thơ dâm. Tôi không nghĩ thế, bởi lẽ thời nào, thế hệ nào cũng cần phải yêu và làm tình đấy thôi.
Lễ giáo phong kiến đã ràng buộc con người một cách gắt gao, ấy vậy mà Thời Hán - Ngụy - Lục Triều (khoảng thế kỷ III TCN đến thế kỷ thứ VI SCN), dân gian vẫn say mê và mạnh dạn nói rằng:
Gió xuân thật đa tình
Thổi mở cả xiêm y của ta.
Người ta sống vì tình yêu và dám chết vì tình yêu.
Dưới chân núi Hoa Sơn,
Chàng đã vì em mà chết.
Em một mình biết sống vì ai?
Chàng có thương em hãy mở nắp quan tài.
Không phải chỉ thơ ca dân gian mới mạnh dạn như thế, ngay cả trí thức, nho sĩ... cũng nói đến tình yêu một cách phóng túng hết mình. Đào Uyên Minh được coi là nhà thơ bình đạm, thanh khiết bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc, người mà cụ Tam nguyên Yên Đổ của dân tộc ta đã phải nói: “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”, thì ông Đào phẩm cách cao quý ấy cũng đã tự bạch:
Ước tình biến thành đôi giầy nhỏ,
Ôm ấp hoài đôi chân của giai nhân.
Bài “Nhàn tình phú” của ông Đào còn cháy bỏng thêm nhiều khao khát hơn:
Nguyện làm chiếc cổ áo,
để hưởng chút hương thừa trên mái tóc em;
Buồn rằng ban đêm áo lại cởi ra,
hận rằng đêm thu sao quá dài.
Nguyện làm dải là thắt,
buộc lấy tấm thân thon yểu điệu;
Than ôi khí trời lúc ấm lạnh,
có khi đổi cũ mà mang dải mới
Đây chẳng phải đều là những lời tự bạch khá "liều lĩnh", có thể nói là khá can đảm đã vượt qua mọi câu thúc ràng buộc của xã hội thời bấy giờ.
Ở nước ta, Thơ Hồ Xuân Hương thì gần như trăm phần trăm bị coi là dâm nhưng đó thực là thơ ca ngợi vẻ đẹp cơ thể phụ nữ và đòi quyền sống cho thân xác con người trong tình yêu đôi lứa bằng những ý tưởng rất táo bạo vượt lên trên các điều cấm kị đối với lễ giáo đương thời.
Tự Lực Văn Đoàn và phong trào Thơ Mới giữa thế kỷ trước đã có một đóng góp cách tân lớn là không như thơ xưa xem thiên nhiên là chuẩn mực cái đẹp mà con người mới là vẻ đẹp toàn bích, xác lập và đề cao cái đẹp thể chất của con người. Vì thế mới có một Xuân Diệu yêu cuộc sống đến cuống quýt “muốn ôm, muốn riết, muốn say…” (Vội vàng), Vì thế mới có một Hàn Mặc Tử nhìn thiên nhiên là hiện thân xác thịt, là người thiếu nữ gợi cảm, là cám dỗ của trái cấm:
Trăng nằm sóng soải trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi…
Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe...
Và trong lịch sử thơ ca Việt Nam, đã có hẳn một Bích Khê (1916-1946) đã đặt Dâm ngang hàng với Đẹp, coi đó là một phạm trù thơ và đặt tên cho nó: thơ lõa thể. Và Bích Khê tự nguyện hiến mình cho loại thơ này:
Tôi vồ người như một miếng mồi ngon
Miệng ngậm hờn riết chặt lấy môi son
Mắt đổ lửa lườm qua làn sóng sắc...
Tôi giật nẩy rồi cười lên sặc sặc
Hai tay cào đôi vú trắng như bôn
                         (Xác thịt)
Nhà văn hóa Nguyễn Đổng Chi chuyên viết về thần thoại cổ tích đã nghe và chép lại bài thơ dân gian này:
Tài tử, giai nhân, giai quý thích
Chẳng gì hơn “cái ấy” nữa mà thôi!
Khách văn nhân tài tử ai ai
Sinh cũng đấy, mà chơi thời cũng đấy.
Dẫu lá tre, lá vông gì cũng vậy
Hở hang ra coi thấy, dễ càng đau!
Khách tài tình rày ước mai ao
 “mao” càng thú mà “vô mao” càng tuyệt thú
 Mền gấm lơ thơ tơ liểu rủ
Cửa son thấp thoáng gạt hồng non
Quyền thế gì một cái cỏn con!?
Dẫu trăm khéo ngàn khôn rồi cũng mắc
Đố ai biết bên nào là chắc
Liệu có gọi bài chép trên là dâm và tục được không? Chỉ có những kẻ hách dịch luôn làm ra vẻ đạo đức giả mới cho rằng đó là những câu dâm tục. Bới, chân tướng thật của họ đều là:
Ban ngày quan lớn như thần
Ban đêm quan lớn tần mần như ma.
Vì không coi mấy bài thơ tình mới đây của Đặng Xuân Xuyến là thơ gợi tình dâm tục nên tôi rất mừng khi thấy chàng trai trong thơ của Đặng Xuân Xuyến qua những bài thơ ấy, bây giờ đã có một tâm trạng mới, dần quên những khổ đau lận đận, dần xa những ngu ngơ để tâm hồn mình sống lại với những rung động trước vẻ đẹp cơ thể của thiếu nữ, biết ngân lên sung sướng trong lạc thú thân xác của người đời.
Vậy thì, chàng trai trong thơ Đặng Xuân Xuyến ơi! Xin chàng hãy quẳng cái khối tình lận đận mà chàng đã gánh chịu quá nửa đời trai ấy đi mà vui sống. Vui sống với đời thực, với con người thực của mình. Chỉ có thế, ngày vui mới trở lại và chúng ta mới có thể:
Cùng với ánh quang minh còn mãi
- Cho người với cảnh quên già.
                        (Tiếng trúc tuyệt vời - Thế Lữ)
*
Sài Gòn, ngày 19/03/ 2017
DƯƠNG NINH NINH
Địa chỉ: Thành phố Sài Gòn
Email: duongninhsg@gmail.com

NM cảm ơn tác giả Dương Ninh Ninh với bài viết công phu và cảm ơn Đặng Xuân Xuyến đã chia xẻ.

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

CHÙM THƠ THỦY ĐIỀN





ĐÊM TRĂNG BÊN VƯỜN


Vớ tay vào bể vớt trăng
Tặng anh kỷ niệm đêm rằm bên nhau
Vươn tay lên khỏi ngọn đào
Bẻ Vì sao lạc anh trao mái…. nàng
Đêm trăng. Ôi ! Đẹp vô vàn
Kề bên vách lá muôn ngàn yêu thương
Trăng treo lấp lánh sau vườn
Sao giăng khắp chốn soi đường tình nhân

Yêu anh em vớt trăng vàng
Yêu em anh bẻ tặng nàng Sao đêm.

            THỦY ĐIỀN                          
           25-03-2017                          



QUA CHỐN CŨ

Đường về nhà em
Lắm hàng tim tím
Thả chạy dài
Theo lối đi qua
Hoa Hướng dương
Vàng tỏa khắp nhà
Cười hớn hở
Giữa trời nắng ấm
Như chào đón
Người từ xa lắm
Đang quay về
Tìm lại chốn xưa
Vui. Ôi ! Vui
Biết mấy cho vừa
Hoa vẫn nở
Như ngày xưa cũ
Nhưng chẳng biết
Bao năm xa xứ
Cô bạn hiền
Còn đó hay chăng

Hay cô đã ?
Bước chân dần... thấy nặng !

        
 THỦY ĐIỀN
    24-03-2017


       Nguồn : từ email  của tác giả Thủy Điền gửi nhamyngocsuong.
NM cảm ơn tác giả Thủy Điền thường xuyên chia xẻ những bài thơ hay.

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

CUỘC SỐNG MUÔN MÀU - THƠ TRÚC THANH TÂM

Kính gởi: Chị Nhã My ( Cuộc Sống Muôn Màu - thơ Trúc Thanh Tâm ) 


TrucThanhTam Truc
21 thg 3 (4 ngày trước)

tới tôi 
thơ Trúc Thanh Tâm






CUỘC SỐNG MUÔN MÀU

Thuở yêu đời chim thường ăn kiến
Lúc hết thời kiến lại ăn chim
Ôi, cuộc sống như trò ảo thuật
Ranh giới nào phân biệt trắng đen!

Đâu phải hơn người là trên tất cả
Khi thời gian còn quyền lực hơn ta
Ai chiến thắng mà không lần thua trận
Lúc soi gương mới thấy lại mình già!

Phàm con người chỉ có hai con mắt
Nhìn trước để đi, nào phải phía sau
Có đôi tai nghe điều hay lẽ thiệt
Thế giới bao la cuộc sống muôn màu!

Miệng và lưỡi chúng ta có một
Nói ít thôi luôn phải lắng nghe 
Với bộ não mang tầm trí thức
Hướng nhân gian có lối đi về!

Trái tim máu đỏ trong lồng ngực
Nhịp yêu thương từ giây phút thiêng liêng
Ta có quyền không tin lời thuyết giảng
Không thể không tin nhân quả nhãn tiền!

Em có biết lòng dân là sức mạnh
Dựng quê hương bảo vệ nước non nầy
Những que diêm thoát thay từ khúc gỗ
Nhưng que diêm làm cháy cả rừng cây!


TRÚC THANH TÂM
( Châu Đốc )

NM cảm ơn nhà thơ Trúc Thanh Tâm thường xuyên chia xẻ những bài thơ hay.

 

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

CHÙM THƠ THỦY ĐIỀN


Tran Van Mau
19 thg 3 (5 ngày trước)

tới tôi 
Kính chị
Cho em gởi bài
Chúc vui
Thủy Điền


 


TIỄN EM RA PHI TRƯỜNG

Chào giả biệt em lên đường xa xứ
Vẫy tay cao anh ở lại bình yên
Tình đôi ta giờ xa cách hai miền
Chắc có lẻ kiếp sau mình gặp lại

Trời hỡi trời gieo chi tình ngang trái
Đời hỡi đời sao khốn khổ thế kia
Tình hỡi tình sao vội vả chia lìa
Người hỡi người tham sang đành phụ bạc

Chào giả biệt lên đường sang xứ khác
Ai biết chăng em tan nát cả lòng
Khi nhìn người mỏi mắt đứng ngóng trông
Tàu vẫn thúc xa dần lìa chốn cũ

Thôi thì chúc nơi xa miền viễn xứ
Tình thắm nồng tươi đẹp trọn trăm năm
Người bên người hạnh phúc ấm gối chăn
Kẻ ở lại đành cam đời gió lạnh.

THỦY ĐIỀN
13-03-2017


 NỖI ĐAU

Ngẫm lại chuỗi ngày dài
Sao mà lẹ quá tay
Cùng con thuyền “Bôi “ Số
Chẻ sóng biển làm hai

Vượt trùng dương xa quốc
Trẻ- giờ đầu bạc tóc
Gần phân nửa cuộc đời
Cứ đọng dài tiếng khóc

Dân có nguồn, có gốc
Người có dòng, có tộc
Bỗng dưng lại lưu linh
Để rồi đêm trằn trọc

Bốn mươi năm xa quốc
Mười vạn ngày nhớ quê
Đi chẳng hẹn ngày về
Nỗi đau hoài nỗi đau.

THỦY ĐIỀN
18-03-2017


 CỐ NHÂN ƠI HỠI CỐ NHÂN

Tình cờ gặp lại cố nhân
Người nhìn như chẳng một lần quen nhau
Chẳng cười, chẳng nói, chẳng chào
Xem như kẻ lạ phương nào không hơn
Tình yêu có lúc giận hờn
Mến thương, hạnh phúc vẫn còn trơ đây
Hôm qua, đâu phải ngày dài
Sao người lại nở đắng cay vô ngần

                 *****

Tình cờ gặp lại cố nhân
Như cơn nằm mộng thấy lòng thêm vui
Nhìn người tôi muốn nở cười
Vang hai tay rộng đón mời người xưa
Lệ tràn như những cơn mưa
Hiện bao kỹ niệm sớm trưa quanh mình

Nhưng nàng vẫn cứ lặng thinh
Quây đi chẳng chút ân tình, cố nhân.


THỦY ĐIỀN
19-03-2017

NM cảm ơn Thủy Điền thường xuyên chia xẻ những bài viết hay.




Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

''CÔ '' VƯƠNG CUỚI VỢ - TRUYỆN NGẮN CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN







“CÔ” VƯƠNG CƯỚI VỢ

*
Vâng! Thì hẳn là “cô” Vương lấy vợ chứ làm sao có chuyện “cô” Vương lấy chồng! Tuổi “cô” tuy chưa nhiều, nhưng ở cái làng quê này, cỡ tuổi hăm mấy như “cô” mà chưa có nơi có chốn sẽ là nhiều lời đàm tiếu lắm. Vì thế, cụ Phúc lo dựng vợ gả chồng cho “cô” năm nay cũng phải.
Tuy “cô” không được cao ráo, mạnh mẽ như mấy cậu em nhưng bù lại “cô” rất khéo tay, chịu khó lam làm và đặc biệt “cô” là người rất tốt nết. Nếu không dấp phải tính khí đanh đá chua ngoa thì hẳn “cô” là người hiền thục nhất nhì làng xã. Kể cũng lạ, “cô” chẳng có gen di truyền về khoản “mồm năm miệng mười”, “cô” cũng chẳng tầm sư học đạo thế mà khiếu chửi nhau của “cô” lại hay đáo để, lại lừng danh thôn xóm. Làng trên xóm dưới, mọi người bảo nhau, trêu ai thì trêu, chọc ai thì chọc, nhưng chớ có động vào “cô” Vương mà khổ. “Cô” sẽ vén quần, nhảy tanh tách tanh tách rồi bắc ghế vênh mặt lên mà chửi. “Cô” chửi từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối, từ tối đên đêm, chửi cho đến khi nào kẻ bị chửi phải tâm phục khẩu phục, phải mò đến tận nhà năn nỉ xin cô đừng chửi nữa thì cô mới thôi. “Cô” chửi có bài có bản, có lớp có lang, có vần có điệu chứ không vớ câu nào chửi câu đấy như mấy bà buôn gà bán vịt. Ca dao tục ngữ nhiều người đọc có khi còn sai, còn lẫn lộn, còn “râu ông nọ cắm cằm bà kia” chứ các bài chửi của “cô” Vương thì tuyệt không có một sai sót, tuyệt không lẫn lộn về câu từ, ý tứ. Thế mới tài! Thế mới xứng danh đệ nhất thiên hạ chửi của làng Đỗ Hạ!
Vương thích được gọi là cô, là chị. Vương khoái được mọi người mắng yêu câu: “Con đĩ Vương này xinh phết!”. Thích là thế nhưng Vương ghét cay ghét đắng kẻ nào lại thực tâm coi Vương là phụ nữ, là phận liễu yếu đào tơ, là thân gái chân yếu tay mềm. Tóm lại, Vương là đàn ông, là nam nhi chính hiệu, là chuẩn men đích thực nên Vương không chấp nhận ai đó cho rằng, nghĩ rằng Vương là phận nữ nhi! Ừ thì Vương thích gọi là cô, là chị. Ừ thì Vương thích nhảy dây, thích chơi ô ăn quan, thích chơi trò búp bê, thích buôn hàng, thích cãi lộn... Như thế thì đã sao? Những sở thích đó tuy có khác biệt với đặc trưng giới tính của giới nam nhưng cũng chẳng ảnh hưởng gì tới bản chất giới tính vốn có của Vương? Thật đấy! Vương vẫn là thằng đàn ông đích thực. Vương vẫn chưa bao giờ phải tụt quần ngồi xổm mà tiểu tiện. Vương cũng chưa bao giờ tùy tiện cho rằng mình không phải là thằng đàn ông nên vì thế đừng có ai vớ vẩn nghĩ Vương là đàn bà con gái. Vương ghét đấy. Vương chửi cho đấy. 
Vương yêu Vấn! Vương sẽ cưới Vấn bằng tình yêu chân thành, mãnh liệt. Vấn là mối tình đầu, cũng sẽ là mối tình duy nhất nên Vương thề sẽ mang cả tính mạng mình thế chấp để đem lại hạnh phúc suốt đời cho Vấn. Ừ, thì nói thế cho có văn vẻ, cho giống kiểu người thành thị đắm đuối vì yêu chứ Vương biết thế đếch nào là thế chấp tính mạng để bảo vệ hạnh phúc cho người mình yêu? Vương càng không hiểu thế chấp tính mạng đổi lấy cái gì để bảo vệ tình yêu? Vương không biết. Thấy phim ảnh nói thế, thấy mấy thằng trẻ ranh ngoài xóm Chùa nói thế, nghe hay hay, thấy có vẻ chí lý, đung đúng, thế là Vương thích, Vương nhẩm thuộc, rồi Vương bắt chước, Vương thề với Vấn, vậy thôi. 
Mà nàng Vấn cũng lạ, hôm ấy, bất chấp trời đang mưa rét, Vương đã quỳ trước mặt nàng, dầm mưa hứng rét để đem tấm lòng yêu chân chất ra mà giãi bày, mà thề thốt. Chẳng phải để ghi điểm với Vấn mà chỉ muốn Vấn hiểu, Vấn tin tình yêu của Vương là chân thành, là kiên định:
- Chị thề! Tiên sư bố đứa nào mà nói điêu! Chị sẽ yêu Vấn chung thủy đến hết đời! Nếu cần, chị sẵn sàng đem thế chấp tính mạng của chị để Vấn suốt đời được hạnh phúc! 
Như thế, chẳng cảm động thì thôi, Vấn lại cười khanh khách khanh khách, lại còn phát vào mông Vương rõ đau, rồi mắng:
- Nỡm ạ. Thề cá trê chui ống à? Vào nhà đi, ướt hết người rồi! Mà... sắp cưới vợ, sao cứ thích chị chị cô cô thế hả giời?
Vương dậm chân. Vương ngúng nguẩy:
- Người ta thích thế không được à?
Vấn lại cười, lại phát vào mông Vương:
- Ừ thì chị, thì cô Vương, thích chưa?
Vương khì khì cười rồi chu mỏ ra đợi Vấn thưởng cho nụ hôn rõ kêu như mọi bận. Nhưng chờ, chờ mãi cũng chẳng thấy Vấn hôn. Vương hụt hẫng. Vương he hé mắt nhìn. Rồi Vương phụng phịu, Vương ấm ức:
- Người đâu mà ky bo...
Vấn lườm :
- Sặc mùi mắm tôm như thế, ai mà ngửi được.
Vương ngẩn mặt ra một lúc, rồi khì khì cười:
- Ừ nhỉ. Vừa ăn thịt chó mắm tôm tối qua, sáng nay quên chưa súc miệng. Mẹ nó! Thế mà chị chẳng nhớ ra...
Đấy, tính Vương hay quên như thế nên cũng nhờ thế mà thành hóa hay. Vương chẳng biết giận dai ai. Bực lên, Vương mắng, Vương chửi. Vương chửi thậm tệ, Vương chửi như chan canh đổ mẻ người ta cho hả giận, cho bõ tức nhưng chửi xong là Vương lại khì khì cười, Vương quên phéng hết mọi chuyện. Vương chẳng bận tâm. Vương chẳng cần nhớ vì Vương nghĩ nhớ làm gì những chuyện ấy, chỉ tổ thêm nặng đầu. Vương chẳng dại.
Hôm nọ cũng thế, mấy thằng choai choai ngoài xóm Chùa, thấy Vương đèo Vấn lên xã đăng ký kết hôn, chúng chạy theo, hò reo inh ỏi như nhìn thấy gánh xiếc lạ về làng. Chúng còn chỉ chỉ trỏ trỏ, rồi ngoác miệng ra cười ngặt nghẽo, có đứa còn ngứa mồm rống lên rõ to:
- Chúng mày ơi! Chắc cô Vương lấy vợ để thử xem cảm giác có vợ thế nào! Chứ hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao!
Lộn ruột, Vương chống xe đến rầm một cái. Mặc cho Vấn ngã chổng quay trên đường, Vương chắp tay vào hông mà xỉa xói, mà chửi:
- Tiên sư bố nhà chúng mày. Bà yêu Vấn! Bà cưới Vấn thì ảnh hưởng gì tới cha ông họ hàng làng xóm chúng mày mà chúng mày rống lên là 2 con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao. Hả? Hả? Hả? Thằng nào, con nào vừa nói thì ra đây, nói lại trước mặt bà xem nào. Bà sẽ tát cho chúng mày răng đi một nơi, môi đi một chỗ để xem cái hình thù mặt mũi của chúng mày sẽ như thế nào?
Tưởng rằng sau vụ đó, Vương sẽ giận lắm, sẽ cạch mặt mấy thằng trẻ ranh đó đến tận già, ấy thế mà lúc đăng ký kết hôn về, gặp tụi nó, Vương còn đỗ xe lại, cười cười nói nói, khẩn khẩn khoản khoản với chúng, rất ư là chân thành:
- Cô bảo này. Hôm nào cô cưới vợ, đứa nào hát hay thì đến hát tặng vợ chồng cô mấy bài nhé!
Một thằng cỡ 15 tuổi, trêu:
- Nhìn cô xinh thế này, chắc phải lấy thêm vài cô vợ nữa.
Vương khoái chí cười ngất, rồi cấu cấu vào tay thằng bé:
- Cô mà lấy vợ nữa thì cô Vấn cô ý xé xác cô ra à. Với lại, cả ông bà nhà cô nữa, sẽ không tha cho cô đâu. Thôi! Cô cưới được cô Vấn là may lắm rồi. Cô chẳng tư tưởng vợ nọ con kia đâu. Cái thằng này! Mày toàn xui dại cô! Hí hí hí...
Đấy! Vương lại tít mắt cười khi được bọn trẻ khen đấy!
Thật chẳng có ai dễ quên như Vương! Cũng chẳng có ai thật thà đến vô tâm như Vương. 
Thì cũng nhờ có tính tốt như thế mà Vấn mới yêu, mới bằng lòng về làm vợ Vương. Vấn không mỏng mày hay hạt nhưng Vấn thùy mị, nết na. Vấn không sắc nước hương trời nhưng nét dịu dàng của Vấn đủ khiến trai làng phải thầm mơ trộm nhớ. Vấn được người. Vấn được nết. Cả làng, cả xã chưa thấy Vấn mặt nặng mày nhẹ, cãi cọ với ai. Cứ nhẹ nhàng với mọi người, cứ nhún nhường với mọi người như thể Vấn sinh ra là để chan hòa với mọi người vậy.
Nghĩ cũng buồn cười về chuyện tình yêu của Vấn với Vương.
Chơi thân với nhau từ nhỏ. Cả 2 cùng thích chơi nhảy dây, chơi chắt chuyền, chơi ô ăn quan, chơi búp bê, chơi buôn hàng... Nhưng Vương chơi bao giờ cũng giỏi hơn Vấn, thậm chí còn giỏi hơn cả đám con gái trong làng nên chưa bao giờ Vấn nghĩ Vương là con trai cả. Trong suy nghĩ của Vấn, Vương là một người chị tốt, người chị không giống chị em khác chỉ một điều duy nhất là khi đi tiểu, chị Vương không bao giờ phải ngồi xổm.
Thì nghĩ như vậy nên Vấn mới chủ quan. Tối ấy, sinh hoạt chi đoàn về, trời lất phất mưa lại còn rét đậm, đường về nhà Vương thì xa, sợ “chị” Vương ngấm mưa ngấm rét sẽ khổ nên Vấn mới rủ “chị” Vương ngủ lại. Ai ngờ, đêm ấy thành đêm định mệnh, thành đêm gạo nấu thành cơm, ván đóng thành thuyền. 
Chẳng phải là Vấn “khôn ba năm dại một giờ” mà là Vấn không ngờ “chị” Vương tưởng là thằng lại cái, tưởng là thằng vứt đi, chỉ giỏi mấy trò nhảy dây, chơi chắt chuyền, chơi búp bê, chơi buôn hàng... và giỏi hăng máu chửi lộn với đám đàn bà con gái,... ấy thế mà khi làm cái chuyện của thằng đàn ông thì lại thật đâu ra đấy, ra tấm ra đẫn, ra ngô ra khoai, ăn đứt khối thằng vẫn khoác loác tự nhận là giỏi về chuyện thầm kín của đấng mày râu! Thôi, “chị” Vương tuy có đành hanh một chút, có nữ tính một chút, có những sở thích hơi khác thường một chút nhưng bù lại “chị” ấy hiền lành, chịu thương chịu khó, lại tốt đường ăn nết ở và quan trọng, cái “công việc” đặc thù của thằng đàn ông thì “chị” ấy làm rất được, quá được. Nghĩ thế, Vấn bằng lòng đón nhận tình yêu của Vương. Vấn chỉ lo, gia đình và bạn bè có hiểu mà vun vào cho tình yêu của hai đứa hay lại bàn ra tán vào, lại tìm cách chia rẽ vì thằng Vương “pha gái” nặng như thế thì làm sao mà làm chồng được? Vấn cũng sợ mẹ buồn, mẹ khóc vì mẹ không tin “cô” Vương sẽ đem lại hạnh phúc cho Vấn. Chẳng lẽ lúc bấy giờ, Vấn phải huỵch toẹt ra cái đêm định mệnh, cái đêm Vương ngấu nghiến biến Vấn thành đàn bà? Cái đêm Vương cho Vấn được thỏa thuê trong hạnh phúc! Cái đêm Vương khẳng định tính đực “chuẩn men” không thể bác bỏ!
Thôi! Không nói đến tâm trạng của Vấn về đêm đó nữa vì đó là chuyện tế nhị, chuyện thầm kín của Vấn và Vương, hãy để chuyện đó nằm trang trọng trong ký ức đẹp về thiên tình sử của Vương và Vấn. Còn rất nhiều chuyện để nói, đâu nhất thiết phải lôi chuyện “thâm cung bí sử” ra cho rôm rả, nhất là chuyện lại đang kể về “cô” Vương, nhân vật chính, người đã nhiều năm độc chiếm danh hiệu đệ nhất thiên hạ chửi của làng Đỗ Hạ.
Vâng. Thì trở lại chuyện của “cô” Vương chứ chẳng lẽ cứ tiếp chuyện của Vấn! 
*
*          *
Hôm ấy, sau cái lần thề thốt tình yêu với Vấn, Vương bỗng nhớ “Kiên ái” quay quắt. Tuy khác làng nhưng cùng xã, lại hợp tính hợp nết nên Vương và “Kiên ái” chơi với nhau thân lắm. Cũng lâu rồi, dễ đến hơn tháng, hai “chị em” cũng chưa gặp mặt. Không biết dạo này “dì” ấy thế nào? Có chịu khó ăn uống hay vẫn lười ăn để người cứ dài ngoẵng? Thấy bảo, bố “dì” ấy đang bắt “dì” ấy lấy vợ. Không biết lần này “dì” ấy có nghe hay lại giãy đanh đách như mọi bận? Khổ thân “dì” ấy, cũng đẹp người, hát hay, lại hiền lành, chịu khó, và cũng được nhiều gái xinh thích lắm, vậy mà cứ dửng dưng chuyện yêu đương trai gái, cứ khó chịu ra mặt khi có người nhắc đến chuyện lấy vợ. Hôm nay, nhất định sẽ lựa lời, động viên “dì” ấy lấy vợ sớm đi chứ cứ mãi thế này thì vài năm nữa, khi ngấp nghé tuổi 30 sẽ khó lấy vợ lắm.
Vừa vào nhà, chưa kịp chào hỏi mọi người, Vương đã bị cụ Vân, bố “dì” Kiên, lườm cái rõ sâu, rồi chửi đổng:
- Tiên sư bố cái lũ dở ông dở bà! Thấy mặt là muốn đập cho chết. Lúc nào cũng quấn nhau như mấy con chó cái! Mẹ nó! Bực!
Định cự lại nhưng chợt gặp ánh mắt của Kiên lạ lắm nên Vương cười cười:
- Bố cứ quá lời. Tháng sau con cưới vợ, sẽ chẳng mấy khi sang đây chơi nữa đâu.
Cụ Vân bĩu môi:
- Vâng! Tháng sau “chị” lấy vợ! Gớm! Nghe cứ như chuyện hài của thế kỷ! Tôi chả dám tin đâu! Mà này “chị” Vương. Tôi hỏi thật “chị” nhé. Con dở hơi nào nó lại nhận lời lấy “chị” đấy? Thế nó không biết “chị” bị đồng cô, “chị” bị pha gái à? Tôi lại hỏi thật “chị” nhé: Hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao?
Nghe câu “Tôi lại hỏi thật chị nhé: Hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao?” mặt Vương tái lại rồi thoắt cái phừng phừng sát khí. Vương chống hai tay vào hông. Vương dậm chân đến huỵch một cái rồi kéo dài giọng:
- Hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao? Này! Con nói thật với bố. Đừng tưởng con này trông như pha gái mà nghĩ con này là phận liễu yếu đào tơ, không phải là thằng đàn ông. Đây nói cho bố biết. Đây chưa bao giờ ngồi xổm như mấy con đàn bà! Chưa bao giờ! Bố hiểu chửa! Mà con nói thật nhé. Chắc gì bố đã là đàn ông mà bố bĩu môi, dè bỉu, coi khinh con này như thế.
Thấy sắc mặt tím tái rồi thoắt cái đỏ bừng của Vương, cụ Vân chột dạ: - “Mẹ nó! Chạm phải vía “con dở ông dở thằng” này rồi. Nó mà nổi cơn đồng bóng thì mình dại mặt.”. Cụ lùi người, lùi người để tránh cơn giận của Vương, không ngờ cụ trượt chân ngã oạch một cái. Nhìn bộ dạng luống cuống của cụ, Vương phì cười, bĩu môi:
- Gớm! Đàn ông chưa? Ối dào! Đàn ông như bố, đây cũng dí thèm!
Kiên chạy lại đỡ cụ Vân, làu bàu:
- Bố cứ trêu chị ấy làm gì. Chị ấy thế thôi chứ có pha gái pha ghiếc gì đâu...
Cụ Vân bĩu môi, dài giọng:
- Chị ấy thế thôi chứ có pha gái pha ghiếc gì đâu.... Gớm! Điệu bộ, cử chỉ rặt con đàn bà thế kia mà bảo không pha gái! Tôi xin chị! Mấy chị không pha gái thì pha trai chắc?
“Lộn ruột! Thích trêu “gái” này à? Đúng là điếc không sợ súng! “Đây” nể là bậc phụ huynh nên “đây” mới cố nhịn nhưng lại không biết điều, cứ quá đà như thế thì đừng trách “đây” là người quá đáng”. Nghĩ vậy, Vương sấn sổ đến trước mặt cụ Vân, chống một tay vào hông, định ca bài ca “đây đếch phải là con gái” thì Kiên vội kéo tuột Vương vào buồng.
Thở phào vì thoát được cơn giận dữ của Vương nhưng cụ Vân vẫn cố đế theo:
- Mẹ bố chúng mày chứ! Không biết nhục! Lại còn lôi nhau vào đấy làm cái trò gì nữa? Chẳng lẽ ông lại vào đánh tuốt xác ra bây giờ...
*
*          *
Ngồi trong buồng, cứ nắm tay Vương mãi, rất lâu, Kiên mới buồn buồn, hỏi:
- Thấy bảo “chị” sắp cưới Vấn làm vợ... Này, thế lấy người ta về, liệu có... làm được không mà cưới? Rồi khổ mình, khổ người ta, tội lắm.
Vương hô hố cười, :
- “Dì” cứ lo vớ lo vẩn. Sao “chị” lại không làm được? Vấn cứ tấm tắc khen “chị” suốt đấy. Vấn bảo, gì có thể chê chứ việc ấy thì Vấn nể “chị” nhất. Vấn yêu “chị” cũng vì việc ấy đấy.
Kiên tròn mắt:
- Thật á? “Chị” làm chuyện ấy được Vấn khen á? Eo ơi “chị” giỏi thế! Ước gì em được như “chị”, em cũng lấy vợ rồi sinh con đẻ cái chứ cứ thế này thì đời em sẽ ra sao?
Vương nhìn Kiên định nói điều gì đó nhưng lại thôi. Mắt nhìn ra cửa, có vẻ chần chừ, đắn đo lắm... Một lúc, cũng khá là lâu, chừng như ngẫm nghĩ đã kỹ, Vương mới dè dặt:
- Này “chị” bảo, Vấn có đứa em gái, tên Vần, cũng xinh đáo để, hôm nào “chị” sắp xếp thời gian giới thiệu cho “dì” làm quen nhé.
Kiên nhìn Vương, rồi nhìn ra cửa, thờ ơ:
- Gặp để làm gì? Sao phải gặp mặt cơ chứ? “Chị” biết rõ người ta rồi mà...
Vương rất thật:
- Ơ hay... Gặp để xem mặt, làm quen... Ưng thì cưới nhau. Lấy vợ đi chứ, cũng gần ba mươi tuổi rồi, còn trẻ trung nữa đâu mà “dì” thích bày đặt kén chọn làm gì...
Kiên nhìn Vương, thở dài:
- “Chị” biết rõ người ta là người thế nào rồi mà còn nói thế. “Chị” chỉ giỏi làm người khác đau lòng thôi. “Chị” độc ác lắm...
Nói xong, Kiên ngồi thừ ra, buồn lắm. Hình như mắt Kiên rưng rưng lệ...
Thấy vậy, Vương cuống quýt:
- “Chị” xin. “Chị” xin lỗi. “Chị” vô tâm quá. “Dì” biết tính “chị” rồi, chấp làm gì cho mất tình “chị em” vun đắp bao năm...
Vương ôm Kiên vào lòng, xoa lưng, xoa đầu, tình cảm lắm. Kiên được thể, nắm tay Vương, đăm đắm nhìn thẳng vào mắt Vương, nũng nịu:
- Nhớ. Vương đừng lấy vợ nữa nhớ. Vương mà lấy vợ là em xuống tóc đi tu đấy.
Vương rụt tay lại, trợn mắt: 
- “Dì” đừng làm thế. “Chị” có phải đồng cô đâu mà yêu “dì”. Gớm, xinh như “dì” thì lo gì chẳng kiếm được vài thằng mà yêu chứ. Thôi “chị” về đây, kẻo Vấn hiểu lầm “chị” với “dì” yêu nhau thì “chị” mất vợ.
Nói xong, Vương nguây nguẩy đi về. Kiên nhìn theo, đau đớn:
- Vương ơi! Vương lấy vợ em sẽ đi tu đấy! Em thề... Vương ơi...
*
*       *
Vâng. Mọi người đang ngả lợn để chuẩn bị làm đám hỏi cho “cô” Vương. Đông lắm. Vui lắm. Thì đã nói từ ban đầu rồi. “Cô” Vương năm nay cũng hăm mấy tuổi, tính khí lại khác người, chẳng ra đàn ông cũng chẳng ra đàn bà, cứ nửa nọ nửa kia như thế, không lo cưới vợ để vài năm nữa có mà hâm nặng. Giờ còn trẻ, tính khí đã ẩm ương, khác người, thích xưng cô, xưng chị, thích được khen, được mắng là “con đĩ Vương này xinh phết”, vài năm nữa, nếu còn độc thân, không biết lúc đấy “cô” sẽ hâm đến mức nào? Chẳng biết “cô” bị đồng cô có “nặng” lắm không nhưng tính khí của “cô” nửa gà nửa vịt như thế mà có người đồng ý lấy “cô” làm chồng là may lắm rồi, phúc đức lắm rồi. Ở làng này, xã này, khối trai tráng đáng mặt đàn ông mà ế xưng ế xỉa, đêm nằm cứ thở dài thườn thượt vì mãi không lấy được vợ. Còn “cô”, õng à õng ẹo, nửa nạc nửa mỡ như thế mà cưới được cô vợ nết na, xinh đẹp nhất nhì làng xã. Như thế, mọi người (nhất là gia đình, họ hàng của “cô” Vương) không vui sao được?!
Vâng. Mọi người chuyện trò rôm rả lắm. Mà người vui nhất là cụ Phúc. Cụ đi đi lại lại, cười cười, nói nói, chào hỏi mọi người, niềm nở lắm. Ai cũng mừng cho cụ: - Ôi cái thằng “cô” Vương! Yểu điệu thục nữ đến thế mà cũng cưới được vợ! Mà vợ nó lại ngoan, lại xinh, lại chịu khó lam làm nhất nhì làng xã! Đúng là “mèo mù vớ phải cá rán, buồn ngủ gặp được chiếu manh”. Khiếp! Cái “bà cô” Vương này sao mà tốt số, may mắn thế. Nhà cụ thật là có phúc!
Cụ Phúc cứ liên tục vuốt râu cười cười, cám ơn mọi người, vẻ mặt hoan hỉ lắm: - Vâng! Cám ơn các ông, các bà! Cũng may cháu nhà tôi nó vẫn còn là đàn ông, chưa chuyển hẳn sang là đàn bà nên mới cưới được vợ. Vâng. Vâng... Mời các ông, các bà vào nhà ăn trầu, xơi nước mừng với vợ chồng tôi và mừng cho cháu...
Cụ vội lừ mắt thằng cháu trưởng khi nghe nó tếu táo: - Này. Mọi người ơi! Không biết đêm tân hôn thì chú rể làm gì cô dâu nhỉ? Chắc dễ lôi chắt chuyền ra gạ cô dâu chơi thâu đêm lắm? Hay lại rủ cô dâu chơi nhảy dây ăn tiền đến sáng? Mà mọi người ạ, cháu thấy lạ lạ làm sao... Cô Vấn xinh như thế, ngoan như thế, bao nhiều trai làng tấn công không đổ lại đổ luôn cái ông Vương chín phần gái nửa dại phần đàn ông nhà cháu là sao ạ? Cưới vợ về có làm được cái khoản kia không mà cưới? Hay qua mấy ngày thử làm chồng không được lại hăng tiết vịt, gạ cô Vấn chửi nhau, chán lại lôi nhau ra tòa? Thế thì tốn tiền của ông bà cháu mà còn làm trò cười cho thiên hạ. Vụ này cháu thấy có vẻ không được ổn.
Quay sang cụ Phúc, thằng cháu nhăn mũi:
- Hay thôi cưới vợ cho “cô”, ông ạ. Cháu sợ vụ cưới xin này thành trò hề cho làng xóm chê cười nhà mình...
Cụ Phúc cốc đầu thằng cháu rõ đau, rồi chửi:
- Mẹ bố họ ngoại nhà mày! Có im ngay cho ông nhờ không? Thím Vấn phải hiểu rõ chú Vương mày thì mới gật đầu về làm vợ chứ? Luyên thuyên ông đánh cho sưng mông đấy.
Thằng cháu tròn mắt nhìn ông:
- Ô thế ông chưa biết chuyện hôm nọ “cô” nhà mình sang “tằng tịu” với “cô Kiên”, làm sập giường nhà “cô Kiên”, bị ông Vân vác gậy đuổi đánh phải bỏ chạy thục mạng à?
Cụ Phúc ngớ người, hỏi nhỏ thằng cháu:
- Con nghe ai nói? Có đúng vậy không? Mà con be bé cái mồm thôi. Chuyện này mà đến tai bên nhà thì hỏng hết, hỏng hết con ạ.
Thằng cháu toe toét cười:
- Ông làm gì phải bí mật thế ạ? Chắc chỉ còn ông với bà hoặc thêm vài người nữa là chưa biết chuyện đó thôi. Người ta đồn ầm lên là “cô” nhà mình với “cô Kiên” còn thề nguyện nếu không sống được với nhau thì cả hai sẽ cùng cắt tóc đi tu đấy.... Đã thế thì “cô” nhà mình còn cưới cô Vấn về làm gì nhỉ? Chả lẽ “cô” nhà mình cưới cô Vấn để thử xem làm đàn ông có được không à?
Cụ Phúc thần người ra. Một lúc, như chợt nhớ ra chuyện gì, cụ nói nhỏ với thằng cháu:
- Ừ. Ông nhớ ra rồi. Mấy tuần trước, “cô” con “làu bàu” suốt mấy đêm về “lão già mất nết” nào đó. Thì ra là “cô” con cạnh khóe ông cụ Vân. Bây giờ biết tính sao hả con? Làm thế nào cho phải đây?
Cụ đi đi lại lại, vẻ lo lắng lắm.
Thằng cháu thấy ông như vậy, sốt ruột:
- “Cô” đi mời vẫn chưa về hả ông? Hay con đi tìm “cô” về để ông hỏi cho ra nhẽ? Con cũng thấy lo lo ông ạ...
Vừa lúc đấy, Vương cũng đi mời khách về đến nhà. Cụ Phúc kéo Vương vào, hỏi dồn:
- Thầy hỏi, con phải trả lời thật nhé. Con có yêu cái Vấn không? Con có làm chuyện đàn ông với đàn bà được không? Còn chuyện con với thằng Kiên “ái” nhà ông Vân thế nào? Thầy nghe thằng cháu đích tôn nói con với thằng Kiên “ái” yêu nhau, thề thốt nếu không được sống cùng nhau sẽ cắt tóc đi tu. Đã thế, còn bày đặt chuyện lấy vợ làm gì hả con?
Vương đỏ mặt. Phần vì ngượng, phần vì tức, Vương sấn sổ vào mặt thằng cháu, rõ ngoa:
- Tiên sư họ ngoại nhà mày! Đàn ông gì mà buôn chuyện còn hơn mấy con đàn bà buôn cà buôn cá thế hả? Không phải mày là thằng cháu đích tôn thì “bà” tế cho ông bà ông vải bên ngoại nhà mày phải bắt mẹ mày khấu đầu xin “bà” tha thứ. Mày đã tận mắt thấy “bà” “ăn nằm” với thằng đàn ông nào chưa mà bảo “bà” là ái am ái nữ, là rửng mỡ, thèm trai? Mày nghe những đứa thối mồm thối miệng vu oan cho “bà” phải lòng Kiên “ái”, thề nguyền thế này thế kia với Kiên “ái”... Mày là cháu “bà”, không bảo vệ danh tiết của “bà” lại đồng lõa với lũ trâu lũ chó vu oan cho “bà” là sao?... Thằng khốn nạn! Thằng mặt người dạ chó! Thằng cháu có cũng như không ...
Thấy Vương mồm năm miệng mười “xỉa xói” thằng cháu trưởng, cụ Phúc tím mặt, giang tay tát “bốp” một cái rõ đau, rồi chỉ vào mặt Vương:
- “Chị” có im ngay không! Nó là cháu “chị” mà “chị” chửi nó như chửi quân thù quân hằn là sao? Nó lo cho “chị” mới nói cho tôi biết. “Chị” lại già mồm, chửi bậy chửi bạ. Chẳng có lẽ, tôi đánh tuốt xác “chị” bây giờ.
Nhăn mặt vì đau, Vương ấm ức:
- Thầy chỉ bênh nó thôi. Thầy thử đặt cương vị là con mà bị vu oan giáng họa như thế thì thầy có bực không? Con là “cô” của nó...
Cụ Phúc sẵng giọng:
- “Chị” là cô của nó hay là chú của nó?
Vương lí nhí:
- Dạ! Con là chú của nó ạ.
- Là đàn ông sao lại yêu Kiên “ái”? Sao lại thề thốt nếu không được sống cùng Kiên “ái” sẽ cắt tóc đi tu? Nói! Nói ngay!
Vương hậm hực liếc xéo thằng cháu, định ca bài ca “tiên sư họ ngoại nhà mày” thì bị cụ Phúc vả bốp cái vào miệng, cảnh cáo: - Lại định già mồm chửi thằng cháu đích tôn của tôi à? Đàn ông gì mà ngoa ngoắt thế? Nói rõ cho tôi nghe chuyện “chị” với “chị” Kiên “ái” yêu nhau để tôi còn liệu.
Vương định nói rõ mối quan hệ với Kiên “ái” nhưng sợ nói ra thì “dì Kiên” sẽ không lấy được vợ, sẽ khổ “dì” ấy nên Vương lặng im. 
Thấy Vương cúi mặt, không nói gì, cụ Phúc chép miệng, thở dài:
- Thế mà “chị” còn già mồm chửi thằng đích tôn của tôi là buôn chuyện. Thôi, không cưới xin gì nữa. Để tôi ra thưa chuyện với bên nhà, nói rõ “chị” là đàn bà để xin hủy hôn. 
Vương cuống lên:
- Thầy! Thầy đừng làm thế. Con yêu Vấn thật mà. Con là đàn ông thật mà! Con thề! Tiên sư bố đứa nào mà con nói điêu!
Vừa lúc đấy, Vấn bước vào. Như chết đuối vớ được cọc, Vương vội kéo Vấn vào cuộc:
- Vấn! Vấn nói cho thầy “chị” biết đi. Thầy “chị” không tin “chị” là đàn ông. Thầy “chị” bảo sẽ ra nhà xin hủy hôn vì “chị” là đàn bà.
Vấn phì cười, mắng Vương:
- Nỡm ạ. Cứ “chị chị Vấn Vấn” như thế thì làm gì mà thầy chả nghĩ “chị” là đàn bà con gái. Xưng anh cho quen đi, rồi sau này còn xưng bố với con, chẳng lẽ lại xưng với con là mẹ?
Vương bấu bấu tay Vấn, đỏ mặt: - Ừ. Người ta sẽ sửa. Nhưng quen thế rồi. Khó sửa lắm.
Cụ Phúc nhìn Vấn, nhẹ giọng:
- Vấn này. Con đẹp người đẹp nết lấy đâu chả được thằng chồng tử tế sao lại chọn thằng Vương nhà bác làm chồng? Lấy nhau về, không có con cái thì sao được hả con? Rồi sẽ khổ cả đời, con ạ. Nghe bác, hủy đám cưới với thằng Vương nhà bác đi.
Vấn đỏ mặt, nhìn thật nhanh xuống bụng, rồi nhỏ nhẹ: - Dạ! Con nghe lời thầy nhưng còn cháu nội của thầy thì sao ạ?
Thằng cháu tròn mắt nhìn Vấn, lắp bắp:
- Cô... Cô nói sao ạ? Cô với “cô” Vương nhà cháu có em bé rồi ạ?
Không đợi Vấn gật đầu xác nhận. Thằng cháu ôm Vương quay mấy vòng, hét toáng lên:
- Ôi chú Vương pha gái giỏi quá! Giỏi quá!
Vương tít mắt cười, đấm đấm lưng thằng cháu, chửi mát:
- Tiên sư họ ngoại nhà mày! Sao không bảo “cô” là ái nữa đi.
Cụ Phúc khà khà cười, hết nhìn con, rồi lại nhìn cháu. Cụ vui lắm. Cụ gọi với vào buổng:
- U nó ơi! Thằng Vương nhà mình là đàn ông, đàn ông thật, u nó ạ.
Rồi Cụ xăng xái ra đốc thúc mọi người lo việc cỗ bàn, tiếp khách. Cụ đi đi lại lại. Cụ nói nói cười cười. Trông Cụ thật hạnh phúc!
*.
Làng Đá, mùa hè năm 2015
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Nguồn : từ email của tác giả Đặng Xuân Xuyến gửi nhamyngocsuong.
NM cảm ơn Xuân Xuyến thường xuyên chia xẻ những truyện hay.

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

LỤC BÁT CHIA LY - THƠ NGUYỄN THỊ VINH



Tặng Nhã My bức chân dung ký họa



  LỤC BÁT MÙA THU
Thu vàng chạm ngõ rơi rơi
Em đi bỏ lại những lời sắt son
Heo may buốt cả lòng đơn
Nẻo xưa lá rụng buồn tênh phố chiều
Bóng cây lẳng lặng đìu hiu
Giọt ngâu rớt cả màu chiều hoang sơ
Người đi biết đến bao giờ
Con đò năm cũ hững hờ bến sông

Cúc vàng trãi nụ chờ mong
Xa xôi mưa có ướt lòng cố nhân

NHÃ MY

BÀI HỌA CUẢ NGUYỄN THỊ VINH

LỤC BÁT CHIA LY

Em đi ngày ấy thu rơi
Để trong tôi khuyết khoảng trời môi son
Lá vàng rụng ngập phố phường
Trăng thề xưa tóc còn buông vai tròn
Thuyền về đậu bến cô đơn
Ngóng trông hút bóng cánh buồm biển khơi
Người đi xa thế hỡi người
Nửa vầng trăng vẫn một đời chờ mong

Cải vàng nở khắp bến sông
Hắt hiu gió thổi xót lòng thi nhân

Hà Nội ngày 31 tháng 8 năm 2016

NGUYỄN THỊ VINH (Hà Nội)

Nguồn :từ trang thơ Nguyễn Thị Vinh.

NM chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Vinh đã họa thơ và tặng NM bức họa chân dung thật đẹp.

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

HAI BÀI THƠ VỀ QUÊ VỢ XƯA / NAY - THƠ NGUYỄN KHÔI








Ảnh tác giả Nguyễn Khôi và phu nhân




 2 BÀI THƠ VỀ QUÊ VỢ XƯA/NAY

*1- HẠ LŨNG - MỘT LÀNG HOA
SẮP MẤT .
 Tặng : Tiểu Hè

              -----
Lời thưa : Quê vợ NK ở làng Hạ Lũng (Phường Đằng Hải, Quận Hải An, Tp Hải Phòng) hơn 100 năm qua như Làng hoa Ngọc Hà  (Hà Nội), tồn tại và định danh trên đất Cảng bởi sắc hoa tươi, cành cứng cáp và giữ được độ bền chắc như những người con gái Hạ Lũng xinh đẹp đảm đang...

Ngày mới về "chạm ngõ"
Xuống Bà ngoại xem hoa
- cây Hoàng Lan lộng gió
mùi Thiên Lý thơm đưa...
Rồi ta đi Tây Bắc
yêu hoa Ban - Sơn La
mỗi hè về nghỉ phép
lại xuống thăm vườn nhà...
Đồng Hạ Lũng ngợp hoa
Mẹ tưới chăm tần tảo
- Em gái, sớm tinh mơ
đã gánh hoa lên phố...
Này Thược Dược rạng rỡ
Này "Đồng Tiền" long lanh
Này hoa "giơn" (lay ơn) tươi mới
đám cưới thêm đượm tình...
Thấm thoắt năm chục năm
Làng tưng bừng lên phố
Đồng thành khu Cao tầng
Vườn xây đầy Biệt thự...
Những mảnh vườn thu nhỏ
Em gái đã lên Bà
mở quán "hoa Đà Lạt"
thương mảnh vườn ngày xưa ?

   Quê Hạ Lũng 15/3/2017- NK
               *




*2-MẢNH VƯỜN QUÊ NGOẠI
      (viết cho Tiểu Hè)
Lời thưa : Tiểu Hè (1947), Bố đi Bộ đội Việt Minh 19/8/1945- chiến sĩ Điện Biên Phủ...mẹ ở hậu địch đi lấy chồng khác, bỏ lại cho ông bà ngoại nuôi, 1959 Bố  về đón lên Sơn La ở theo Đơn vị Bộ đội , được cho đi học = "Người con gái viên Đại Úy"...rồi yêu chàng Kỹ sư Nông Nghiệp NK , nghỉ hè năm ấy (1964) đưa nhau về quê thăm ông bà ngoại :

Mảnh vườn xưa ôm ấp tuổi thơ em
Vẫn thắm đượm hương hoa, sắc lá
Bé thơ : ông bà ngoại nuôi em
Hôm nay thăm lòng anh bồn chồn lạ...
Đâu là lối ngày xưa em đùa nghịch ?
Ẩn trong hoa chơi "dấu" với bạn làng
Đâu là chỗ tủi thân em ngồi khóc
Có ai hay nước mắt cảnh lìa tan ?
Ông có hay đến dỗ em ngoan nín
Thương Bố, thương em...ông nước mắt lưng tròng
Có phải ao kia đã từng soi bóng em ẩn hiện
trên cành cây em tựa, em rung...
Đâu là đường Bố về đón em lên Tây Bắc ?
cho em lớn lên đi học, hiểu làm người
cho em gặp anh yêu nhau tha thiết
cho ngày về thăm quê ngoại vui tươi...
Cho em đưa anh dạo chơi vườn cũ
Nhìn lá hoa mới lại ngỡ ngàng
Hoa lá tốt tươi như tình ta rạng rỡ
Xưa lìa tan, nay chỉ có họp xum.
Mảnh vườn xưa thân thiết tuổi thơ em
Nay anh dạo cùng em thân thiết
Ngậm ngùi chuyện xưa Bố lỡ làng đáng tiếc
Nhưng lại mừng chuyện ta nay tươi sáng đẹp bền...
Ông bà ngoại đã già tóc bạc
Nhưng tình yêu thương vẫn đằm thắm sâu nồng
Cho đôi ta như cây xanh tươi tốt
Đời đời lắm quả trĩu sai bông.


    tại Hạ Lũng sáng 26/6/1964
         NGUYỄN KHÔI


Nguồn : từ email của tác giả Nguyễn Khôi gửi lamngoc.
NM cảm ơn nhà thơ Nguyễn Khôi thường xuyên chia xẻ những bài thơ hay.