CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

HAI CÁI Ô TÂY - TRUYỆN NGẮN CUẢ NGUYỄN BÀNG

Gửi truyện ngắn của tác giả Nguyễn Bàng 
Hộp thư đến

BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
Tệp đính kèm29 thg 9 (1 ngày trước)

tới Tran, Trần, Giống, Da, tôi, Trác, Thuong, Tongocthachhp, Vu, PV, Ninh, vandanviet, Thư, Ngo, Lai, Ly, Saimon, Chau 
Truyện ngắn Nguyễn Bàng:





Ảnh tác giả Nguyễn Bàng(từ email cu
ả ĐXX)


HAI CÁI Ô TÂY
*
Từ ngày đồn chợ Cầu Đông có viên sĩ quan chỉ huy mới, dân quanh vùng qua lại có cảm giác thanh bình hơn trước. Bọn lính trong đồn cũng không thấy mò xuống chợ hay vào xóm thôn xin xỏ, quấy nhiễu và trêu chọc đàn bà con gái. Nghe bọn chúng kháo nhau, viên trung úy đồn trưởng này là một nhạc sĩ còn rất trẻ, đối xử với binh lính dưới quyền rất hiền lành tử tế nhưng cũng rất nghiêm minh trong công việc. Ông ta đã có cả chục nhạc phẩm được các danh ca đương thời hát, thu đĩa và phát nhiều lần trên sóng đài phát thanh Hà Nội và đài Pháp Á. Người dân sống gần đồn còn thấy một sự khác lạ. Đó là cái tầng 2 của lô cốt, xung quanh có những lỗ châu mai và lỗ thông hơi nhìn ra khắp hướng, mọi ngày rờn rợn hiện lên trước mắt mọi người một không gian tối đen chật hẹp đầy ma quái thì giờ đây trên mái nóc của nó thường về đêm những đẹp trời luôn ngân lên những ca từ và nhạc điệu du dương, êm đềm tưởng như đi vào tận ngóc ngách trong lòng dễ khiến người ta chỉ muốn nhắm mắt lại để được nghe thâu đêm suốt sáng. Bọn lính trong đồn còn kháo thêm, những ca từ và nhạc điệu du dương êm đềm đó được phát ra từ cái máy hát của xếp đồn. Nó không phải là cái máy hát quay tay lên dây cót hiệu Tiếng Chủ (La Voix de Son Maitre) cổ xưa vẽ một con chó ngồi trước cái loa đồng mà là một cái máy hát tân thời với các động cơ điện chạy ắc quy, có thể chồng 10 đĩa liền, hát hết đĩa này đĩa khác sẽ rơi xuống chạy tiếp luôn.
Năm ấy tôi 12 tuổi, học lớp Nhất trường Cầu Đông. Đường đến trường phải đi ngang qua cái đồn ấy nhưng chỉ nghe biết tên mà chưa bao giờ nhìn thấy mặt viên trung úy nhạc sĩ chỉ huy đó. Một buổi, cả lớp đang giờ tập viết ám tả thì người loong toong đem đến một tờ thông báo. Thầy giáo cho chúng tôi tạm dừng viết để nghe đọc thông báo. Nội dung của nó là, với mục đích vui đón Tết Trung thu, Đồn trưởng đồn Cầu Đông phối hợp cùng các trường tiểu học địa phương sẽ tổ chức cuộc thi đơn ca cho thiếu niên học sinh vào đêm Rằm tới. Em nào muốn dự thi trực tiếp ghi tên tại trường đang học.
Tôi về nhà hỏi chị tôi xem có nên dự thi không vì tôi là đứa hay hát những lúc cùng chị làm các việc lặt vặt và được chị  khen là nghe hay đấy, nhưng tôi chưa bao giờ hát ở trường lớp hoặc ở chỗ đông người. Chị tôi hơn tôi ba tuổi, vì là con gái nên chỉ được học hết lớp Hai, biết đọc biết viết thì phải nghỉ ở nhà phụ giúp công việc với u và bà nội. Nghe tôi nói, chị tôi bảo:
- Mấy khi có cuộc thi như thế này, em phải thi chứ.
Tôi hỏi:
- Vậy chị bảo em chọn bài gì để hát?
Chị tôi ngẫm nghĩ một chút rồi nói:
- Tất nhiên bài gì mà em thích và cảm thấy mình hát hay. Nhưng chị nghĩ, người đứng ra tổ chức là ông đồn trưởng, một nhạc sĩ tài hoa, em nên chọn hát một ca khúc do ông ấy sáng tác thì chắc sẽ chiếm được thiện cảm của ông ấy.
Tôi reo lên:
- Ý của chị hay thật đấy.
Hôm sau tôi xin phép bà nội và u tôi cho hai chị em tôi đi xe điện ra hiệu sách Bờ Hồ tìm mua nhạc phẩm của ông đồn trưởng và sau một hồi xem mấy chục tờ nhạc của ông ấy, tôi đã chọn mua tờ  “Nắng Thu” bìa  hai màu vẽ theo lối tả chân, rất trang nhã.  Về nhà tôi tập ngày tập tối, bắt chị tôi nghe và cho nhận xét. Và kết quả không ngờ, giải nhất đơn ca đêm Rằm Trung thu đó đã thuộc về tôi. Rồi tôi còn không ngờ hơn, ông đồn trưởng bước lên cái sân khấu lán tre dựng giữa khu bãi chợ chìa tay ấm áp cho tôi bắt và trực tiếp trao giải thưởng cho tôi với danh nghĩa ông là trưởng ban giám khảo thay mặt cho 4 thành viên khác trong ban gồm hai anh lính trong đồn và hai thầy giáo ở trường làng được mời lên.
Tôi ôm cái hộp đựng giải thưởng cùng chị tôi rảo cẳng như chạy về nhà ngay để khoe với bà nội và u tôi, trong lòng tiếc ngẩn vì thầy tôi đang đi làm xa không có mặt ở nhà đêm ấy. Bà nội tôi vội thắp thêm hai ngọn nến bên cái đèn dầu để nhìn cho rõ mọi vật do hai chị em tôi mở hộp phần thưởng lấy ra đặt lên tấm phản kê dưới bàn thờ ở gian nhà giữa: Một hộp bánh trung thu hiệu Đông Hưng Viên Hàng Buồm, 20 tờ nhạc của các nhạc sĩ nổi danh như Thẩm Oánh,Văn cao, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn…, 10 quyển vở bìa in hình Đông du, 1 cuốn truyện “Không Gia Đình” của văn hào Pháp Hector Malot, 2 tập “Cổ Học Tinh Hoa” do hai nhà nho Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân biên khảo và cuối cùng là một cái ô tây, tán ô, khung ô và cán ô đều một màu thiên thanh đẹp mượt mà. Bà nội tôi nhìn đống quà và bảo, những thứ này đều có ý nghĩa cả đấy, bánh Trung thu để trông trăng, các tờ nhạc để tập hát, sách vở để học tập còn cái ô này để cho người được thưởng có cái che nắng che mưa trên đường đi học, cháu phải cố gắng chăm chỉ học tập thêm lên nhé. Nói xong, bà tôi cầm cái ô lên, bật mở cho tán ô xòe ra, ngắm nhìn rồi nói:
- Ngày xưa bà cũng mua cho thầy các cháu một cái ô tây. Đến nay nghĩ lại bà vẫn còn ân hận về việc làm ấy.
Tôi không hiểu sao bà nói vậy, bèn hỏi:
- Bà ơi, cái ô tây đi học thì đẹp chứ sao mà bà phải ân hận?
Bà tôi khẽ thở dài, cụp cái ô màu thiên thanh lại :
- Tiện hôm nay cháu bà được thưởng cái ô này, bà kể lại cho u con các cháu nghe…
Bà là con gái đầu lòng một nhà phú hộ ở xóm bên, làm bạn với ông nội các cháu năm bà tròn 20 tuổi. Bà hơn ông 2 tuổi, đẹp đôi đúng với mong mỏi của dân gian “Gái hơn hai trai hơn một”. Nhà ông không khá giả bằng nhà bà nên ngay từ năm đầu chung sống, bà đã đem mấy món đồ trang sức bằng vàng là của hồi môn mua cho ông cái chức phó lý để được miễn sưu dịch và có chỗ ngồi ở chốn hương thôn.
Mọi việc trong nhà bà đều thu xếp nhanh và đẹp như vậy. Nhưng ông bà lại hiếm muộn về đường con cái. Mãi năm 24 tuổi, bà mới sinh con đầu lòng nhưng hình như trời chỉ cho đứa bé này mượn cửa đầu thai vì mới vừa hết cữ 10 ngày thì đã ra đi vì cơn sài uốn ván. Ba năm sau, bà mới lại sinh con lần thứ hai, cũng một bé trai nhưng người này chỉ đem hạnh phúc làm thầy u cho ông bà được 6 năm thì cũng đi nốt vì một trận đậu mùa khủng khiếp quét qua làng. Năm ấy ông nội các cháu mới ngoài 30 còn bà đã 33, qua cái tuổi gái đang về già rồi mà mong đêm đợi ngày mãi mấy năm sau vẫn không có dấu hiệu gì của sự sinh nở mới khiến cả dòng họ lo lắng chi nhà ông nội sẽ tuyệt tự. Bạc lớn bạc con hết ông lang này đến ông lang khác, may sao năm ông nội 40 tuổi, bà lại có mang lần thứ ba và sinh ra thầy các cháu bây giờ. Hai ông bà chăm chút đứa con coi như ơn trời ban cho từng thìa cơm miếng sữa, từng bước đi bước chạy… Khi đứa con hiếm muộn ấy biết đi biết nói, ông nội sáng chiều nào cũng dắt hay cõng con dạo khắp đường làng vừa để hóng mát vừa như để khoe con với dân làng. Năm thầy các cháu sắp lên chín, ông nội vẫn cho con ngồi trên vai, hai chân quàng cổ bố để bố kiệu đi chơi.
Nhưng những năm tháng hạnh phúc ấy của người cha muộn mằn cũng chẳng kéo dài được bao lâu. Thầy các cháu vừa sang tuổi lên chín thì ông nội qua đời, hưởng dương tròn nửa thế kỷ. Ngôi nhà cột gỗ lim lợp lá gồi ba gian hai chái của hai mẹ con nhuốm màu quạnh hiu ảm đạm quanh năm bốn mùa.
Bà làm hàng xáo, mua thóc bán gạo khắp chợ hàng tổng và ra cả ngoài tỉnh, đi đó đây nhiều nên cũng có ít lưng vốn và chút hiểu biết về xã hội.
Không phải là nhà giàu sang quyền quý nhưng tất cả những gì thầy các cháu muốn mà có thể mua được bằng những đồng tiền dắt trong cái thắt lưng bao nhiễu tím của bà là có ngay. Ở làng bấy giờ chỉ có mỗi một ông giáo già dạy cả lớp Năm và lớp Tư, lên lớp Ba thì phải xin lên trường phủ. Mà cũng không có mấy nhà đủ lực cho con học tiếp trên trường phủ. Vì thế, năm thầy các cháu lên 10, bà đã chạy vạy xin cho con vào ngay trường phủ từ lớp Năm. Quần áo dép giày đi học của cậu con trai bà phó lý mua làng Đông không khác gì của học trò con nhà giàu ngoài tỉnh. Quần áo thì, mùa nào hợp với màu sắc của mùa ấy: Mùa rét  dạ đen, mùa thu tropican xanh, mùa hạ đũi, hoặc vải tây trắng. Giày dép cũng hợp thời như vậy: Nóng thì xăng đan trắng, lạnh thì xăng đan nâu với bít tất bọc chân, tất cả bao giờ cũng phải sạch bóng. Sau 4 năm, cả trường đã quen mắt với quần áo đẹp, đúng mùa đúng kiểu của anh học trò làng Đông thì vào đầu năm lớp Nhất, họ bỗng chói mắt thấy cậu đội cái ô tây đến trường trong khi các trò khác chỉ đội mũ cát, thậm chí nhiều người vẫn còn đội nón.
Ô tây là cái ô của người tây dùng che đầu, sau những người An nam giàu có cũng học theo. Đàn ông con trai thường dùng ô to lợp vải trắng, đàn bà con gái thì dùng ô nhỏ thanh mảnh đủ các màu đẹp mắt. Nó không như cái ô ta gọi là ô lục soạn lợp vải đen với tất cả nan gọng cũng màu đen trông rất thô kệch. Ấy vậy nhưng cái ô ta từ bao thời đã là một thứ sang trọng đúng như câu ca: "Cái ô lục soạn cầm tay/ Cái khăn xếp nếp, cái dây lưng điều" vì thời ấy, người An nam mình hầu hết chỉ đội nón. Nhưng để có một cái nón lá già mầu nâu sậm xâu xấu nhưng rẻ tiền nhất lại dùng cũng bền nhất, nhiều người cũng không mua nổi. Dân làng mình hầù hết ra đường với cái nón mê cũ và rách nát. Đếm đầu ngón tay mới có một vài người đội ô ta, đó là những người khá giả hay có chức sắc trong làng. Nhiều người không có ô, khi có việc phải lên huyện phủ xa thường phải đi mượn.
Cũng không biết trong dân gian ai đã dạy trẻ con bài đồng dao lý thú này để mỗi khi thấy ai đội cái ô ta đi đường, chúng bảo nhau hát váng lên:
“Ông Lý Toét mà cắp cái ô
Đi lên phố gặp lúc mưa to
Có bác Xã Xệ mà muốn đi nhờ
Tay thì vời vời miệng thét bô bô:
Này ông Lý, tổng nhĩ hay sao?
Gọi như thế mà chẳng xem sao!
Giá có cút rượu thì đến xơi liền
Đi nhờ một tị mặt cứ vênh lên”.
Ông lý ra tỉnh, có cái ô lục soạn đen nhưng sợ hỏng thường chỉ cắp nách, khi nào mưa lớn nắng to mới dám bỏ ra đội. Thế mà mặt đã vênh lên tự mãn như thế đấy.
Còn về cái ô tây, có câu thơ này của ông Tú Xương, người thành Nam hơn bà mấy tuổi nức danh giỏi thơ và cũng nức tiếng sành ăn chơi:
Hôm qua anh đến chơi đây
Giày giôn anh dận ô, tây anh cầm
Bà không biết tiếng tây nhưng ra tỉnh bà đã thấy một số người chân dận cái thứ giày giôn màu vàng, tay cầm cái ô tây đắt tiền kiểu ấy. Trông họ thật là sang trọng.
Cái ô tây của thầy các cháu là bà mua ở chính phố Hàng Đào. Phải mất gần nửa buổi ra vào mấy cửa hiệu ngắm nghía chán rồi bà mới chọn được cái ô từ tán đến khung và tay cầm đều một màu trắng sáng mượt mà. Nhìn thầy các cháu đội cái ô tây trông ra dáng thư sinh con nhà giàu lắm khiến trong lòng bà nở từng khúc ruột vui sướng.
Thế rồi một buổi đi học về, thấy thầy các cháu đầu trần, bà hỏi ô đâu thì nói mải cùng bạn ra về đến nửa đường mới biết quên mất ô ở lớp, vội quay lại nhưng chiếc ô đã không còn. Chạy xuống phòng người gác trường hỏi thì ông ta lắc đầu không biết. Bà tiếc của lắm nhưng không một lời trách mắng con mà chỉ hứa sẽ mua cho con chiếc ô khác.
Nhưng ô mới chưa kịp mua thì mấy ngày sau, thầy các các cháu đi học về, vứt cặp sách xuống phản và buông gọn một câu “Con không đi học nữa đâu, u ạ!”. Bà sửng sôt hỏi vì sao thì cậu con kể có thằng bạn ở gần nhà thầy hiệu trưởng mách là nhìn thấy anh con trai thầy đội chiếc ô của con lên phố phủ. Nó lân la hỏi thì anh ta bảo mua rẻ của thằng con lão gác trường. Ức quá, con gặp ngay lão gác trường đòi lại thì lão ta mắng con là đồ vu khống. Con lên thưa chuyện thầy hiệu trưởng thì thầy hỏi chứng cớ đâu, con không dám nói tên thằng bạn vì sợ liên lụy đến nó. Rồi thầy đe dọa con, cẩn thận không bị đuổi học vì nói năng bậy bạ đấy. Rõ ràng ông ta là một người xấu, học cái trường do ông ta làm hiệu trưởng thì học làm gì, thà ở nhà xay lúa giã gạo cho u còn hơn.
Nói là làm, hôm sau thầy các cháu không đi học nữa mặc cho bà nước mắt ngắn nước mắt dài van vỉ. Thầy các cháu tự chấm hết tuổi học trò năm mới già mười lăm tuổi. Chỉ cần học hết năm lớp Nhất ấy thôi là có cái bằng Khóa Sanh còn gọi là bằng Xéc danh giá nhất làng và cả thôn cũng đã có được một bữa ăn khao.
Bà nội tôi lại thở dài lần nữa:
- Sai lầm lớn nhất của đời bà là đã quên mất lời dạy trong sách Gia Huấn Ca. Sách dạy rằng:
Mùa đông tháng hạ thích thường,
Đừng ôm ấp quá, đừng suồng sã con
Và rằng:
Giàu sang cũng chớ khoe ngông,
Miễn mình ấm phận chớ lòng khinh ai
Bà đã quá yêu chiều thầy các cháu. Nó là đứa sáng dạ, học đâu hiểu đó vậy mà vì cái ô tây nó đã đánh mất tương lai làm người có học thức của nó. Bà không chỉ mất cái ô tây và mất rất nhiều nước mắt không thể đong đo nổi mà còn đánh mất tương lai tốt đẹp của một đứa con độc nhất. Mà đâu chỉ mình bà bị mất, xét cho cùng, bây giờ u con các cháu cũng bị mất theo.
Thế rồi sợ thầy các cháu ở nhà lêu lổng chơi bời a dua rượu chè cờ bạc, bà tậu cho thầy các cháu một cái xe ngựa. Nghề đánh xe ngựa vất vả, nắng mưa khô rạc ngựa gầy nhưng cũng kiếm ra tiền. Mấy năm sau, nhờ thầy các cháu cũng có chút ít chữ nghĩa, bà chạy xin cho cái chân cai lục lộ ngoài tỉnh. Nghề phu đường dãi nắng dầm mưa cũng cơ cực lắm nhưng làm cai mát mặt hơn nhiều mà lương bổng cũng tốt.
Sau câu chuyện cái ô tây của thầy tôi bà nội kể đêm trung thu ấy,
một chuyện thật tình cờ đến ngạc nhiên bỗng dưng đến ngay ngày hôm sau. Ấy là thầy tôi từ tỉnh về với một điệu bộ rất lạ, đầu không đội mũ cát mà thay vì là một cái ô cũ nát, cán làm bằng tre, tán vải màu cháo lòng vàng bẩn và loang lổ đầy vết ẩm mốc trông méo mó vì bị hỏng mấy cái gọng.
Sau khi cất lời chào bà nội tôi và gật đầu chào u con tôi, thầy tôi đặt cái ô đó lên tấm phản tối hôm qua tôi vừa đặt cái ô phần thưởng màu thiên thanh óng mượt rồi hỏi bà tôi:
- U có nhận ra đây là cái ô tây u đã mua cho con 20 năm về trước không?
Cả nhà tròn mắt trước câu hỏi ấy. Bà tôi cầm cái ô cũ nát đưa lên trước mắt, hết nhìn lại sờ nắn suốt từ tán ô đến khung ô và cái tay cầm bằng tre rồi nói với thầy tôi:
- U chịu không nhận ra đây lại là cái ô ngày trước u đã mua cho anh. Nếu đúng nó thì sao lại tang thương đến nông nỗi này?
- Vâng, U để con thưa chuyện.
Thầy tôi nói rồi chậm rãi kể:
- Mấy bữa nay trông coi phu lục lộ sửa con đường Miếu Cổ, con thường thấy một người đàn ông đã có tuổi đội cái ô này đến cạnh miếu để xem tướng số cho người qua lại. Con cũng không biết vì sao, khi nhìn thấy cái ô cũ nát của ông ta, trong đầu con lại bật lên một giọng nói thì thầm “Cái ô ngày xưa của anh đấy!”. Tò mò xem thực hư cái ảo thanh liêu trai ấy ra sao, con lại bên ông ta nhờ xem cho một quẻ về đường công danh rồi tìm cách làm quen và hỏi sao ông ta lại có cái ô cán tre kỳ dị vậy. Ông ta nói:
- Trước kia nó là cái ô đẹp và đắt tiền lắm đấy cậu ạ.
- Thế ông đã mua nó bao nhiêu tiền?
- Tôi không mua mà nó là của gán nợ cờ bạc cho thằng con trai tôi trị giá 10 đồng. Thằng thua bạc kia là con ông hiệu trưởng trường Phủ Đông hồi đó. Nó cùng thằng con tôi với mấy đứa con nhà khác hay tụ tập đánh bạc với nhau. Nghe nói, ông hiệu trưởng đã bị về vườn sớm mấy năm chỉ vì thằng con ấy bị bắt về tội tổ chức đánh bạc. Thằng con tôi đem cái ô về cho tôi, nó bảo:
- Thầy cầm lấy mà che mưa che nắng, con hầu như chỉ đi lại ngoài đường lúc đêm tối, đem nó theo thêm nặng chân tay.
Mới đầu tôi nâng niu gìn giữ cái ô này như một vật quý. Nhưng một hôm trên đường về nhà, tôi bị một con chó thả rông đuổi cắn. Tôi sợ cuống lên, vội cụp cái ô lại vụt lia lịa vào con chó. Nhưng con chó không trúng đòn vì cái ô của tôi chỉ toàn vụt xuống mặt đường làm gẫy vụn cái cán săt. Tiếc của, tôi kiếm thanh tre vót làm cái cán như thế này và từ đó chán, bạ đâu dựng vứt đó nên nó mới tã bẩn ra thế. Mà cậu ạ, cũng đã mười mấy năm trôi qua, người như tôi cũng đã ốm yếu mỏi mệt rồi, đồ vật như nó, có giữ gìn thì cũng tàn tạ như người vậy. Cái đáng quý nhất trong nhà là con cái thì tôi đã để nó theo chân bác thằng bần. Giờ nó cũng đã bị cho chân vào tù rồi vì tội đâm chém nhau trên chiếu bạc.
Một ý độc ác chợt lóe lên trong đầu con: Phải mua cái ô này để trả thù ông hiệu trưởng cũ bằng cách đem nó đến nhà ông ta cho ông ta nhìn lại nó tận mắt và nghe tận tai con nói lại những lời của ông thầy tướng để ông ta đau khổ và sẽ phải sống tủi nhục suốt những ngày còn lại của cuộc đời.
- Ông có muốn đổi cái ô này lâý chút tiền không?- Con nói với lão thầy tướng.
- Cậu đùa tôi làm gì, ai thèm đổi cái ô đánh không nổi con chó này?
- Thế tôi muốn đổi thì sao?
- Cậu lại đùa dai tôi rồi.
- Tôi không đùa mà nói thật lòng đấy vì tôi thấy ông đã đoán cho tôi một quẻ rất hay. Thế này nhé, tôi sẽ đưa ông số tiền đủ mua một cái ô lục soạn mới còn ông trao lại tôi cái ô cán tre kia để tôi làm kỷ niệm chờ ngày vận phát như ông đã đoán.
Lão thầy tướng sướng như mơ bắt được vàng. Nhưng khi đã cầm được trên tay cái ô này, trong lòng con bỗng tan hết ý nghĩ trả thù ông hiệu trưởng cũ vì con nhớ lại lời u thường nói: Oán trả oán, oán chồng chất. Con sẽ giữ nó làm một vật kỷ niệm mà thôi.
Ngay sau đó thầy tôi treo cái ô cán tre lên cột hiên trong hiên  phía trước ngôi nhà gỗ ba gian hai chái để đi về đều nhìn thấy nó. Tôi cũng bắt chước, đem cái ô mới được thưởng tối hôm qua treo bên cạnh cái ô cán tre đó. Chị tôi hỏi:
- Thế em không đem ô  đi học à?
Tôi đáp:
- Em không muốn ở trường nói mình khoe khoang sĩ diện và cũng muốn học lời bà đã nhắc nhở:
Giàu sang cũng chớ khoe ngông,
Miễn mình ấm phận chớ lòng khinh ai
&
Năm sau, tôi ra tỉnh trọ học lên Trung học. Gần đến Tết Trung thu, chị tôi nhắn ra, ông trung úy nhạc sĩ đồn trưởng đồn Cầu Đông lại tổ chức cuộc thi đơn ca lần thứ hai cho thiếu niên học sinh vào ngày Rằm tới, em có về xem để chị ra đón. Tôi muốn về lắm nhưng bài vở đầu năm học ngập mắt nên đành chịu, nhắn lại cho chị tôi, chị đi xem đi, có gì chị kể cho em nghe sau nhé.
Nhưng thật bất ngờ, sau đêm Rằm Trung thu, khi tôi đang chuẩn bị đi học sáng thì chị tôi xuất hiện ở nhà trọ, nghẹn ngào báo tin:
- Ông đồn trưởng chết rồi!
Tôi cuống lên hỏi vì sao thì chị tôi với đôi mắt ngấn lệ kể lại:
- Tối qua, khi cuộc thi hát vừa mới bắt đầu thì bỗng nghe tiếng lựu đạn nổ vang ném vào phía đồn bốt và rồi tiếng súng nổ ran từ trong đồn bắn trả ra. Ông nhạc sĩ đồn trưởng vội kêu gọi mọi người giải tán về nhà, vẫy tay gọi hai anh lính trong ban giám khảo rồi tức tốc chạy trước về đồn và bất ngờ bị trúng thương, tử vong ngay tại chỗ. Cuộc công đồn của liên quân du kích địa phương không thành, hai bên đều không có thương vong ngoài cái chết của ông đồn trưởng. Sáng nay lính trong đồn kháo nhau ngoài chợ, khi khiêng xác chỉ huy của họ vào đồn thấy túi áo ngực của ông ấy gài chiếc bút máy Parker, trong túi có một tờ giấy kẻ khuông nhạc đang viết dở một nhạc phẩm có tên là “Giấc Mơ Hòa Bình”.
Nước mắt tôi tuôn trào theo từng lời chị tôi kể và trong khoảng sáng nhỏ bé nhạt nhòa nước mắt ấy, tôi bỗng thấy hiện lên rõ từng nét hình ảnh ông trung úy nhạc sĩ đồn trưởng trong đêm thi hát Trung thu năm trước chìa bàn tay ấm áp ra cho tôi bắt rồi trao phần thưởng cho tôi. Tôi bảo với chị tôi:
- Ngày mai chị đem ra cho em cái ô màu thiên thanh và xin thầy cho em cả cái ô cán tre của thầy đem ra cùng nhé.
- Em định làm gì
- Em sẽ treo chúng bên bàn học để luôn nhìn thấy chúng. Cái ô cán tre của thầy thì chị biết  rồi, nó sẽ nhắc em nhớ lời bà nội dạy. Còn cái ô màu thiên thanh, để em nhớ tới ông trung úy nhạc sĩ đồn trưởng tài hoa, yêu trẻ, yêu hòa bình, nguyện cầu cho ông ấy được mát lành nơi Chín Suối và hoàn thành bản nhạc “Giấc Mơ Hòa Bình” còn dang dở trên trần thế.
*
Sài Gòn 10 Tháng Trung Thu 2017
NGUYỄN BÀNG
Địa chỉ: Thành phố Sài Gòn
Email: bnguyen37@gmail.com

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

BỨC THƯ MÀU MỰC TÍM - THƠ LỆ HOA TRẦN



Hình ảnh có liên quan


BỨC THƯ  MÀU  MỰC  TÍM


Bức thư màu mực tím
Đậm, lợt quả Mồng tơi
Giấu mặt, tay tôi gởi
Quây lưng, nhìn, mắt liếc

Những dòng non tôi viết
Võn vẹn chỉ đôi câu
Yêu anh “Mối tình đầu “
Tôi thẹn thùng, e ngại

Bức thư nàng con gái
Tuy, giản dị, đơn sơ
Dòng mực tím dại khờ
Yêu anh từ thuở ấy

Giờ còn đó hay bay
Theo thời gian dần vũ
Xin anh, dù……cất giữ
Tình em đã gởi trao.

LỆ HOA TRẦN

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

CHO MÙA THU CŨ - THƠ XƯỚNG HỌA MẶC PHƯƠNG TỬ, NHƯ THỊ


tong minh
Tệp đính kèm26 thg 9 (1 ngày trước)

tới Lê, tôi, Dao, lycongtruong, aocuoitruonghue, Van, Phu, Kim, Nguyen, Huong 




Ảnh của NM




CHO MÙA THU CŨ 


Mới hôm nào đó... lá vàng rơi
Nay tiếng thu xưa lại đến rồi !
Dãy bạc lưng trời sương gối mộng
Chiều xanh đáy nước nắng nghiêng đồi.
   Thoáng nghe hồn đá đìu hiu quạnh, 
Chừng thấy mây ngàn lãng đãng trôi.
Ta gởi câu thơ theo cánh nhạn
Cho mùa hoa lệ, dẫu xa xôi !

            South Dakota (USA ), tháng 9. 2017.
                      MẶC PHƯƠNG TỬ.


Lê Đăng Mành

05:27 (4 giờ trước)


tới tong, tôi, Dao, lycongtruong, aocuoitruonghue, Van, Phu, Kim, Nguyen, Huong 

LĐM KÍNH HỌA
Kiếm chữ Xôi “tính từ” khó quá
Mà họa Xôi “danh từ” thì lệch
Nên xin phép Thầy họa 4 vần vậy:


THU RƠI RỒI ĐÂY

Quê đìu hiu bởi dáng thu rơi
Mùa ướp tang thương lại đến rồi
Mây dợn bùn non mòn bến bãi
Nước lay lau lách toạc lưng đồi
Cầm tay dâu bể - ân cần đọng
Níu áo phong trần - khốn khổ trôi
Những ước đời yên dù quạnh quẽ
An bần thủ phận chốn này thôi

NHƯ THỊ



Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

NGÂU VỀ , ĐỢI NGÂU - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
25 thg 9 (1 ngày trước)

tới Tran, Trác, Thuong, Trần, Giống, Da, tôi, Phu







NGÂU VỀ

Chiều nay
thấy se se lạnh
Hình như
gió lại chuyển mùa

Ngâu về
loãng chiều nên lạnh
Người tình
tối có ghé qua...
*.
Hà Nội, chiều 30.08.2017
.

ĐỢI NGÂU
- Tặng út Hiền (Bảo Vân) -

Nghiêng vành nón
giấu buồn theo sóng gợn

Đã Ngâu đâu
mà rưng rức chân cầu

Ngoái đầu lại
bụi bạc màu hoa cải

Trăng rủ buồn
vàng võ ngón tay thon.

*.
Hà Nội, 08 tháng 08.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

NHỚ NGƯỜI GIỮ ĐẢO - THƠ KHA TIỆM LY

·Tiemly Kha

14:24 (11 giờ trước)

tới tôi





Ảnh lưu niệm:Sáng Trương, Đỗ Quyên , Nhã My, Cao Hoàng Trầm

Bùi Tuấn Anh, Kha Tiệm Ly, Phú Đoàn ( chụp ở LaGi)



NHỚ NGƯỜI GIỮ ĐẢO


Đã mang cùng máu dòng Hồng Lạc
Thì nơi nào cũng là đất quê cha.
Như trái tim mang tình yêu tha thiết,
Em nhớ người, như đất nhớ đảo xa.

Sông tổ quốc mang một phần biển mặn,
Trường Sa mang hào khí dãy Trường Sơn,
Trải bao trận mưa bom bão đạn,
Cây càng xanh, lá tốt tươi hơn!

Con cá biển nhớ lòng sông tổ quốc,
Cây lúa đồng thương hạt cát Trường Sa.
Người đất liền, thương người đi giữ nước,
Ngoài trùng khơi, hải đảo mịt mù xa…

Anh có nhớ quê em mùa lũ,
Cá linh về, xốn mắt đỏ au.
Mùa gió chướng, không hoa ô môi nở,
Nhìn sóng bạc đầu, thương tóc mẹ trắng phau?

Như sông ôm phù sa thương nhớ
Như lũ tràn lên, nước lé bờ.
Nếu chẳng chịu về thăm người em nhỏ
Thì anh còn nợ lại một vần thơ.

KHA TIỆM  LY

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

GÓC TRỜI TRỐNG VẮNG - TRUYỆN NGẮN CỦA THỦY ĐIỀN

Kính chào NT Nhã My
Chào chị
Cảm ơn chị thật nhiềuì
2 Em xin gởi bài góp vui nhé.


Thủy Điền







 GÓC TRỜI TRỐNG VẮNG - 

Hơn một tuần nay, người ta bỗng dưng không còn nhìn thấy lão ăn mày và con chó đốm ngồi dưới gốc cột đèn đường trước cái Siêu thị lớn nữa.
Họ xì xào với nhau và đặt ra những giả thuyết:
1-    Người thì bảo: Có lẽ, trời vào thu, gió lạnh. Hắn tìm đến nơi khác ấm hơn để trú ẩn.
2-    Người hỏi người ? Hay là nhân viên trật tự thành phố đuổi hắn, không cho hắn hành nghề ở đây nữa
3-    Người thì tự đoán : Chắc là hắn đã qua đời và con chó đốm cũng được đưa vào Sở Thú y không chừng.

      Trải qua nhiều tuần lễ dài thì người ta được biết: Chuyện rất đau buồn của một kiếp người.
  
      Hắn không phải là loại bần hàn, khố rách vô gia cư. Mà hắn là con của một nhà khoa bảng, giàu có. Gia đình hắn có hai anh em, hắn là con trai lớn và một cô em gái nhỏ hơn hắn ba tuổi. Hắn được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng, đỗ bằng Cử nhân Kinh tế và hiện đang làm việc tại một Công ty Thương mại lớn.

      Sau cái chết bi thảm vì tai nạn máy bay cách đây khoảng mười năm. Không may, cha mẹ và cô em gái hắn cùng bốn mươi bảy đồng hành khác bị tử nạn khi máy bay cấm đầu vào vách núi, trên chuyến bay du lịch từ Tây ban nha trở về  nhà.

      Vừa nhận được tin qua đài Truyền hình và Thông báo của Bộ ngoại giao, hắn cấp tốc trở về nhà. Thời gian chờ đợi tin mới….mới hắn như người cuồng loạn. Trong cơn đau, mất mát hắn dường như  là kẻ mất trí gần cả mấy tháng trời. Sau cơn khủng hoảng ấy, hắn suy nghĩ cạn cùng và cho đời mình bây giờ chẳng còn gì nữa.

      Khi cả nhà qua đời, hắn buồn quá và xin nghỉ việc tại Công ty luôn. Ở nhà được một năm, một mình giữa chốn quạnh hiu, thiếu can đảm và cuối cùng hắn quyết định viết đơn hiến tặng căn nhà cha mẹ để lại cho hội nhà thờ Công giáo thành phố và chỉ xin cấp lại một căn phòng nhỏ ngoài phố để tạm thân.

     Tưởng mọi chuyện đã yên, sau năm ấy hắn trả lại căn phòng và dẫn con chó đốm đi đầu đường, xó chợ, để rồi trở thành người Hành khất “Bất đắc dĩ “

      Qua bao ngày xuôi, ngược. Hắn chọn gốc cây cột đèn nằm trên cây cầu cạnh một Siêu thị lớn là điểm dừng chân cuối cùng.

      Thời gian- thời gian trôi qua cuộc đời của hắn giờ đây cũng khá hơn. Nghĩa là:
-         Sáng thức dậy là có ly Cà-phê To go và ba ổ bánh mì nhỏ (Hắn hai ổ và con đốm một ổ ) Kế tiếp là ngồi đọc sách và chờ người qua, kẻ lại bố thí chén cơm tình.
-          Đến trưa thì ghé vào mua một xuất cơm phần ra cột đèn hắn và con Đốm ăn chung và chiếu về cũng thế.
-         Khi cơm chiều xong, Siêu thị cũng vừa đóng cửa, đèn đường bắt đầu vương lên ánh sáng và cũng là lúc hắn và con Đốm chui vào hầm cầu để tìm chốn ngủ.

      Cứ thế mà hắn đã trụ trì nơi đây gần bảy năm trường. Một hôm trời bão lớn, cơn gió mùa thu nối gót theo sau chấn động cả một vùng trời. Rét ….rét căm căm hắn không đủ ấm, những cơn gió ấy đã lợi dụng ập vào cơ thể hắn. Hắn phải đành nhận lãnh cơn bạo bệnh. Giữa đêm vì không ai hay biết, không người cứu chữa, chẳng viên thuốc phòng thân, cơ thể không chống cự nổi và đành phải qua đời trong đêm ấy.

     Con chó đốm ngẩn ngơ, ngỡ như người đang ngủ, lúc đánh thức, lúc nằm queo mà chẳng thấy hắn hứ hà  như hằng đêm bên cạnh. Trời gần sáng, tánh quen thường. Lẽ ra cả hai cùng lên cầu để ăn sáng. Nhưng hôm nay…..sao kỳ lạ quá cứ hực hà chạy tới, chạy lui.

    Những ngạc nhiên ấy, vô tình người ta phát hiện ra dưới hầm cầu có lão ăn mày vừa mới qua đời trong đêm tối. Nhà chức trách đến mang xác hắn đi và con Đốm cũng ngỡ ngàng khi Sở Thú y cũng mang nó đi theo mà đời nó chưa bao giờ nghĩ tới.

      Thế là sau bảy năm con Đốm và cây cột đèn đường đã mất đi một người bạn chân tình. Nơi ấy bây giờ buồn lắm, nơi ấy bây giờ là một góc trời trống vắng.


THỦY  ĐIỀN
23-09-2017

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

XUÂN MƠ - THƠ NHẬT QUANG


nhat quang
Tệp đính kèm20 thg 9 (3 ngày trước)

tới tôi 
Kính gởi Nhà thơ Nhã My !



Ảnh từ email cuả Nhật Quang



XUÂN MƠ

Giơ tay níu ngọn xuân mơ...
Chồi xanh mơn mởn, non tơ mượt màng
Hương hoa trải lối mùa sang
Yến, oanh lảnh lót rộn ràng trời xuân

Rung rinh vạt gió lâng lâng
Nhành mai nở thắm vàng sân nắng hồng
Êm trôi nhẹ áng mây bồng
Rơi vương thoảng ngát thơm nồng tóc em

Dáng xuân tha thướt bên rèm
Ấp e...đắm nụ hôn mềm còn vương
Tình xuân vọng tiếng yêu thương
Xuân mơ ru khúc nghê thường đắm say.

                               NHẬT QUANG
                                (Sài Gòn)

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

CHIỀU Ở NHÀ THỜ TẮC SẬY- THƠ TRÚC THANH TÂM

Kính gởi: nhà thơ Nhã My ( Chiều Ở Nhà Thờ Tắc Sậy - thơ Trúc Thanh Tâm ) 
Hộp thư đến


TrucThanhTam Truc
18 thg 9 (4 ngày trước)

tới tôi 
thơ Trúc Thanh Tâm



  

  


CHIỀU Ở NHÀ THỜ TẮC SẬY

 Mây chầm chậm phía trời đông
 Em đi bỏ lại con sông quê nghèo
 Nhịp đời theo sóng lá reo
 Thời gian mắc cạn giữa chiều mênh mông

 Mười năm về lại Tân Phong (*)
 Trời đang đổi gió mát lòng nắng trưa
 Nơi mình quen nhỏ năm xưa
 Nay về thăm lại mùa mưa trắng trời

 Câu kinh nhỏ nguyện một thời
 Bây giờ theo nhỏ đang rời xa ta
 Mười năm nhỏ bỏ đi xa
 Làm sao nghe được chuông nhà thờ rơi

 Mười năm đâu phải một đời
 Vậy mà bốn mấy năm rồi, nhỏ ơi
 Thành tâm trước Chúa ba ngôi
 Đời nầy có phải là đời thật không ?


 TRÚC THANH TÂM
 ( Châu Đốc )

 ___

 (*) Tân Phong: Xã Tân Phong, huyện Giá Rai,tỉnh Bạc Liêu nơi có nhà thờ Tắc Sậy.

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

ANH HÙNG VÔ DANH - THƠ KHA TIỆM LY

Tiemly Kha
19 thg 9 (2 ngày trước)

tới tôi









ANH HÙNG VÔ DANH

Theo bước chân anh hùng đi trước
Trong tim anh nặng biết bao tình:
Tình em, tình mẹ, tình non nước,
Hẹn một ngày sông núi hết điêu linh.


Tan tác cây rừng, xơ xác núi
Trong gian nguy vẫn giữ một lời thề.
Phơi tóc xanh nơi sa trường lửa khói
Chẳng nề câu “chinh chiến mấy ai về!”


Xác vắt lưng đồi, xác phơi bờ suối,
Gió buồn reo lạnh lẽo lá cây rừng
Đành bỏ lại đôi mắt ai ngày ấy,
Nụ hôn đầu chưa ấm tuổi thanh xuân!


Xác vắt mạn tàu, xác nằm trên đảo.
Ôm các con, lòng biển hận càng sâu
Biển mặn hơn bởi pha thêm màu máu
Súng thù vang càng dậy sóng căm thù!


Anh nằm xuống cho mọi người xông tới,
Anh nằm đây cho tổ quốc quang vinh
Đành bỏ lại mẹ già nua còm cõi,
Bên đèn khuya lau sầu lệ một mình!


Xác vĩnh viễn gởi ven rừng, đáy biển 
Nhưng máu hùng anh vạn thuở vẫn tươi hồng
Anh ra di, chưa hẳn là vĩnh viễn
Vì góp phần tạo dựng những chiến công


KHA TIỆM LY

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

TRĂNG LÊN - THƠ LỆ HOA TRẦN

Tran Van Mau
17 thg 9 (2 ngày trước)

tới tôi
Chào Chị
Em gởi bài đến trang nhà nhé.
Cám ơn chị thật nhiều
Lệ Hoa Trần







TRĂNG  LÊN

Đã bao mùa- mùa đã đi qua
Rồi lại đến, thay nhau trình tự
Đã bao lần chôn vùi quá khứ
Bảo rằng quên, nhưng có quên đâu

Mỗi trăng lên là nhớ ngày đầu
Ngày hai đứa hẹn hò trước bãi
Nhớ bàn tay, nhớ vòng ân ái
Người đã dành suốt trọn thâu đêm

Giờ chia xa góc núi, đầu ghềnh
Tình ngày ấy đi vào quên lãng
Anh có lẽ! Và, em đang....gắng
Muốn quên dần những kỷ niệm xưa

Nhưng không biết bao lần tự hứa
Rồi cuối cùng cũng nhớ anh ơi
Bởi, vì trăng cứ mãi lả lơi
Khoe sắc thắm trên dòng nước bạc.


LỆ HOA TRẦN
17-09-2017

TÌNH QUÊN- THƠ NHÃ MY , NHẠC THẢO NGUYÊN










TÌNH QUÊN
THƠ :NHÃ MY
NHẠC: THẢO NGUYÊN
HÒA ÂM : TRẦN NHÀN
CA SĨ  :THANH HOA
VIDEO CLIP : TRẦN NHÀN






NM CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY THẢO NGUYÊN, NHẠC SĨ TRẦN NHÀN , CA SĨ THANH HOA ĐÃ CHUYỂN TẢI CẢM XÚC VÀO MỘT CA KHÚC HAY.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN THẦY ĐÃ GỬI CÁC BẢN KÝ ÂM CÓ KÈM CHỮ KÝ CỦA THẦY CHO NM.





MỘT THUỞ PLEIKU - THƠ TRÚC THANH TÂM

Thân gởi: nhà thơ Nhã My ( Một Thuở Pleiku - thơ Trúc Thah Tâm )
Hộp thư đến


TrucThanhTam Truc
13 thg 9 (6 ngày trước)

tới tôi
thơ Trúc Thanh Tâm


Kết quả hình ảnh cho ẢNH HOA DÃ QUỲ
  

 MỘT THUỞ PLEIKU

 Pleiku vàng lắm dã quỳ
 Mắt em ươn ướt hồ mây trên ngàn
 Đêm nào dưới ánh trăng tan
 Ta nghe suối dạo cung đàn ái ân

 Thèm sao từng ngụm rượu cần
 Môi em chín mọng đỏ bừng sắc hương
 Pleiku, bụi đỏ và sương
 Xa em, phố núi lại buồn hơn xưa

 Sài Gòn phố của anh mưa
 Biển Hồ sóng sánh như vừa qua đây
 Thơm em ta vẫn còn say
 Nhớ ngày hai đứa nắm tay vào rừng

 Xa kia dáng núi Hàm Rồng
 Ngày lên nắng mỏng sương dùng dằng buông
 Dã quỳ vàng độ nhớ thương
 Già ơi, mai mốt chắc buồn khi xa

 Mắt tình con gái Ba Na
 Hồn thiêng trời đất như hòa vào nhau
 Nõn nà em giữa chiêm bao
 Một đời nhan sắc tan vào thiên thu !


 TRÚC THANH TÂM
 ( Châu Đốc )
___

TRÚC THANH TÂM
287 đường Louie Pasteur, khóm Vĩnh Phú, phường Châu Phú A, TP. Châu Đốc ( An Giang )
Điện thoại: 0903 643751

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

LỜI YÊU CHO EM - THƠ NHẬT QUANG


nhat quang
Tệp đính kèm23:36 (19 giờ trước)

tới tôi







LỜI YÊU CHO EM

Còn lời yêu nào nữa cho em?
Khi một ngày trái tim thành sỏi đá
Cạn lời yêu, khi nhịp thở không còn
Để thiên thu ta mãi gọi tên em
Ta yêu em như muôn vì sao đêm
Trong bầu trời bao la vô tận
Ai đếm được khi chưa từng cất lời yêu
Khi chưa từng biết thương, biết nhớ
Ôi! Yêu em trái tim ta rạn vỡ
Ôi! Tâm can sầu đắng xẻ đôi hàng
Để mi khép từng đêm ta khóc vội
Trong âm thầm, ôm dáng mộng đơn côi
Ta yêu em khoảnh khắc thật chơi vơi
Giữa hai bờ, yêu và xa cách
Em ơi!  Dẫu tình còn bao thử thách
Đến trọn đời, anh nguyện mãi yêu em.

                               NHẬT  QUANG
                                (Sài Gòn)

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

BÃO SỐ 10 - THƠ TRÚC THANH TÂM

thân gởi: nhà thơ Nhã My ( Bão Số 10 - thơ Trúc Thanh Tâm ) 
Hộp thư đến


TrucThanhTam Truc
15 thg 9 (1 ngày trước)

tới tôi 
 thơ Trúc Thanh Tâm

Kết quả hình ảnh cho ẢNH CƠN BÃO
                     

BÃO SỐ 10

 Dường như bão cấp số mười
 Miền Trung tôi đã quen rồi bão giông
 Khổ tâm nối tiếp chất chồng
 Tang thương trời định mà lòng dân đau

 Tiếng cười vừa thoát chiêm bao
 Thì ngàn đợt sóng vỗ vào bình yên
 Nghe trong nước mắt ưu phiền
 Tuổi thơ đánh mất hồn nhiên bao giờ

 Nhớ xưa và nỗi đợi chờ
 Lạc Long Quân lạc Âu Cơ lâu rồi
 Ngoài kia đang bão số mười
 Ai làm đảo lộn tình người trái ngang

 Đêm về nghe dế thở than
 Nghe chiều nức nở từ hoàng hôn rơi
 Mẹ ơi, đất mẹ đâu rồi
 Sao con mãi thấy tình đời đảo điên !


 TRÚC THANH TÂM
 ( Châu Đốc )

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

PHƯỜNG BÁT ÂM - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Gửi bài 
Hộp thư đến


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
13 thg 9 (3 ngày trước)

tới Phu, tôi, Tran






PHƯỜNG BÁT ÂM
.
Tâm tà ma
Khoác áo cà sa
Nhắng nhít đăng đàn lòi đuôi loài chồn cáo.
.
Mực chưa ráo
Đã trở giáo
Lảm nhảm niềm tin phường bát âm nhà Cuội.
.
Đạo chẳng còn
Đời chẳng trọn
Phùng mang trợn mắt đếch ai nghe!
*.
Hà Nội, chiều 17 tháng 07.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
..

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

CHÙM THƠ LÊ KIM THƯỢNG


Sinh Lê
Tệp đính kèm12 thg 9 (2 ngày trước)

tới tôi
GỬI NHÃ MY CHÙM THƠ TÌNH 2017. CHÚC VUI KHỎE.

NHA TRANG, 13/09/2017 - LÊ KIM THƯỢNG


  LÊ KIM THƯỢNG  gửi  “NHÃ MY - NGỌC SƯƠNG”    



                                   

                                               
CHÙM THƠ  TÌNH    2017  



1.  MẬT   TÌNH


Em thả giọt mật tình
Xuống lòng anh tê điếng
Thổi bão mù cuồng điên
Qua đời anh đã tịnh

Về từ cõi mê hồn
Một chiều mưa vô cớ
Đất trời dồn đập thở
Cho ngọt ngào nụ hôn

Em cắn đôi tiếng khóc
Vỡ tan lòng tơ duyên
Lay động chốn mê thiền
Rơi xuống đời hạnh ngục

Em dỗi hờn chia xa
Đau chồi non lá nhỏ
Ta tủi hờn trăn trở
Lòng gọi về phong ba

Em có hề gì đâu
Lắm hờn ghen vô cớ
Đủ làm ta bạc đầu
Ơi em, tình ngây thơ !

2.  HOÀNG   LAN

Xin em dừng lại đây
Bên thềm xưa đá cũ
Thành cổ chiều mưa thu
Bóng hoàng lan tìm thấy

Ơi em, ngồi xuống đây
Khói tứ bề vây bủa
Buồn chập chùng như mây
Tình xa bay mấy thuở

Thôi em, về đi em
Trăng xế đường rong ruổi
Lá chiều xếp cánh chim
Bóng theo người lầm lũi

Bây giờ ta còn đây
Sáo diều lên hiu hắt
Ngật ngừ giữa cơn say
Rượu rót tràn nước mắt

Rượu tràn bờ sinh tử
Tình căng buồm viễn du
Trăng nhuộm vàng tình sử
Rơi buồn vào thiên thu ! …

                          Nha Trang, tháng 9. 2017
                              LÊ  KIM  THƯỢNG

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

DƯỚI GỐC MÙ U - TRUYỆN NGẮN CỦA THỦY ĐIỀN


Tran Van Mau
6 thg 9 (6 ngày trước)

tới tôi
Chào chị Nhã My cho em gởi bài nhé


Hình ảnh có liên quan


DƯỚI  GỐC  MÙ  U

   Sau hai mươi năm gặp lại Lan, bở ngỡ, bở ngỡ vô cùng. Cả hai đều bở ngỡ, hai đứa cứ đứng nhìn nhau mãi mà chẳng nói được lời nào.

      Nàng nhìn tôi trong ánh mắt nghẹn ngào và dường như đang thương hại tôi, thương hại người bạn cũ nhiều lắm. Bởi, nàng thấy tôi trông vất vả vì tôi bây giờ là anh nông dân ngày ngày vác cuốc ra đồng, ốm, đen với bộ đồ phèn rách nát, chứ không phải anh thanh nhiên bóng bẩy của ngày nào. Nhìn đôi mắt nàng chớm đỏ, tôi định kiếu từ để tránh những hoài niệm cũ hiện về. Nhưng nàng cố nén tôi thêm vài giây phút nữa. Trong bỗng chốc, tôi tự cảm, mình nên giả từ và đường ai nấy đi. Có lẽ ! Còn giữ được những giọt nước mắt lưu luyến trên bờ mi .

      Vừa gặp lại nàng tôi cũng thế, nhìn người xưa như là trong mộng, không cầm được nỗi xúc động. Tuy, nàng bây giờ đổi khác hơn xưa nhiều quá, so với tôi như núi cao, biển cả. Nếu không nghe tiếng anh Linh thì chắc hẳn không có cuộc gặp gỡ nầy. Vừa thấy nàng, mừng, tôi định hỏi han nhiều lắm ? Nhưng tự nhiên bị tắt nghẻn giữa chừng. Chỉ biết ừ ừ đôi ba tiếng rồi vội vã ra đi.

      Ngày hôm ấy trên cánh đồng đầy cỏ, lòng tôi chao động, bồi hồi, khó chịu như cơn sét đánh trước giờ trời sắp đỗ cơn mưa. Chẳng cuốc bẩm được gì cả, cứ nao nao muốn đi về để nhìn nàng thêm lần nữa. Nhưng thửa ruộng còn đây và nàng chắc có đợi mình nơi đầu cầu lúc sáng? Đau lắm, nỗi đau dằn vặt của một kẻ đã yêu thương thầm lặng gần cả hai chục năm trời.

      Tôi năm nay cũng hơn nửa đời người và nàng cũng thế. Cái tuổi luôn ăn sâu những kỷ niệm, khó mà quên được. Gặp lại nàng, bỗng dưng trí óc tôi thức dậy ngay cái đêm chia tay đầy nước mắt dưới tàng cây Mù u cuối xóm, để nàng phải theo gia đình đi xứ khác. Những hình ảnh ấy vẫn còn hiện rõ trong tâm trí như vừa đã xảy ra ngày hôm qua.

      Thời gian- rồi thời gian mỗi người có cuộc sống riêng. Người may mắn, kẻ sa cơ, đương nhiên là điều ai cũng cần phải chấp nhận, dù có đau thương đến mấy. Nhưng tôi luôn tiếc một điều khi tình yêu đang đẹp, đang dịu dàng rồi bỗng dưng lại ngã đỗ để cả hai phải ôm lấy nỗi sầu miên man mà mình không bao giờ muốn.

      Ngày gặp lại Lan. Ngày sung sướng, ngày đau khổ nhất trong cuộc đời của một người đàn ông ngoài năm mươi tuổi. Tuy, trong khoảnh khắc, tuy, trong vội vã, tuy, chưa nói được lời nào, nhưng cũng đủ bù đấp lại hai mươi năm trời thương nhớ. Dẫu biết rằng tình ấy đã phôi phai.


Gặp lại em trong phút giây bở ngỡ
Lòng nghẹn ngào chẳng nói được một câu
Đau lắm em, Kẻ mang mối tình sầu
Mong em hiểu, thế là anh diễm phúc
Gặp lại em, anh rưng rưng nước mắt
Giọt lệ tình bỗng hiện rõ trên mi
Biết rằng em cũng chẳng sướng ít gì
Chắc có lẽ ! Cũng đau thương nhiều lắm
Thôi thì cứ cho tình mình là bạc vận
Ta gói lòng xin hẹn lại kiếp sau.


THUỶ ĐIỀN
06-09-2017

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

UỐNG RƯỢU TRONG CHÙA - THƠ KHA TIỆM LY

·Tiemly Kha

16:20 (15 giờ trước)

tới tôi







UỐNG RƯỢU TRONG CHÙA

(Kính tặng sư phụ trụ trì)


Lấy áo sờn vai đo kiếp phong trần,
Lấy gót chân chai thi đường vô định.
Viêm màng túi đến thời kỳ mãn tính
Nên mượn cửa chùa làm chỗ nghỉ chân!


Mặc ai tranh danh, mặc ai tranh lợi,
Ta muốn quên đời nên mượn rượu mà say.
Mặc kẻ nhục vinh, mặc người trong đục,
Mặc chén ngọt ngào, mặc chén đắng cay!


Sau dâu bể, bạn thân, học trò trở mặt.
Còn hồng nhan thì đã hóa xa xôi
Sách vở năm xưa theo lửa u buồn không tắt.
Rượu cạn, tình tan, bút nghẹn lời!


Sĩ khí hết thời, thực hư mờ ảo.
Cho đường ta đi từng bước gập ghềnh.
Kiếp trước thuyền ta lao vào giông bão
Nên thuyền nay vẫn mãi chông chênh?


Mặc kẻ làm khôn, mặc người giả dại
Vườn vô ưu hoa lá vẫn đơm đầy
Thầy bậc chân tu, thầy độ người oan trái,
Con dạng cô hồn nên uống rượu dưới gốc cây!

KHA TIỆM LY

Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

BÌNH HÒA QUÊ EM - THƠ TRÚC THANH TÂM

thân gởi: nhà thơ Nhã My ( Bình Hòa Quê Em - thơ Trúc Thanh Tâm ) 
Hộp thư đến


TrucThanhTam Truc
08:30 (11 giờ trước)

tới tôi 
  thơ Trúc Thanh Tâm
   

 



BÌNH HÒA QUÊ EM

- Kính tặng Anh Lương Thư Trung



 An Châu ngày tháng xa nhà
 Nhớ em lại nhớ Chắc Cà Đao, xưa
 Quen người từ bữa trú mưa
 Những cơn mưa cũ như vừa qua đây

 Heo may lá rớt vai gầy
 Áo em qua ngõ mới hay ta buồn
 Lục bình theo nước xa nguồn
 Em cô dâu mới về luôn Bình Hòa

 Mạc Cần Dưng, chợ đâu xa
 Vậy mà đến đổi để ta lạc người
 Bao năm nhớ mãi nụ cười
 Vàng bông điên điển một thời nhớ thương

 Lại thèm ăn cá linh non
 Mắm kho, bông súng để còn nhớ quê
Cố hương ta đó, mình về
Nghe mùa hạ cũ tiếng ve... ngậm ngùi !

  
 TRÚC THANH TÂM
 ( Châu Đốc )


Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

QUÊ NGHÈO - XÓT XA NHỮNG TIẾNG LÒNG !- BÙI ĐỒNG


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
06:25 (1 giờ trước)

tới Phu, Tran, tôi, Thuong, Giống, bài_blog, Trác, Da, Vu, Xuân, Tongocthachhp









QUÊ NGHÈO -
xót xa những tiếng lòng!




*
QUÊ NGHÈO 

Quê tôi nghèo lắm
Vẫn lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ
Tuổi thơ tôi đói ngủ
Thương cánh cò bấu bíu lời ru.


Quê tôi nghèo lắm
Phiên chợ còn èo ợt nghèo hơn
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn, mẹt ngô
Í ới mời chào cao hơn mời cỗ
Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi.


Quê tôi nghèo lắm
Lũ trẻ gầy như con cá mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Gặm nhấm nỗi đau nghèo khó
Nơm nớp âu lo đời như chiếu bạc
Thương con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình.


Quê tôi nghèo lắm
Nước mắt rơi từ thời chị Dậu
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
Sừng sững bê tông cốt thép
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai
Chiếc cổng làng thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.


Quê tôi nghèo
Nghèo cả giấc mơ...
*.
Hưng Yên, chiều 29 tháng 12 năm 2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
LỜI BÌNH:
Ngoài kia Ngâu đang rả rích. Trong này, tôi cũng đang lặn lội “về” với Quê Nghèo của Đặng Xuân Xuyến! Mà cũng lạ, cái quê này ở đâu vậy nhỉ? Cố tìm một địa danh mà chẳng thấy. Thì ra ai đọc Quê Nghèo cũng liên tưởng đến quê mình... củ khoai hạt lúa, chân chất mộc mạc, xa thương gần lại càng thương. 
Tác giả đã nói hộ mọi người:
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu ...
Đọc hai câu thơ này giống như vế đối, lặp từ ĐỜI càng làm nặng thêm cái vất vả của bậc sinh thành. Tác giả có thể thay: cha suốt ngày lam lũ ... để tránh lặp từ nhưng may quá tác giả đã không làm như vậy! Đọc đến đây làm chúng con thấy chua xót mà cũng lăn tăn về trách nhiệm của mình nhưng có ngờ đâu đó là định mệnh mà xã hội làm chưa trọn!
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ ...
Trời ạ, khi đói chả ai ngủ được, họ nằm trằn trọc, ước ao có được củ khoai, miếng sắn để quên đi bụng réo cồn cào... một lối tư duy rất thơ mà rất thực, cái đói cứ len vào giấc ngủ mà không làm gì được vì biết chắc chắn nhà mình chẳng còn gì cả, càng cố quên đi nó càng luồn lách, len lỏi vào tận... dạ dày! Chả còn gì để mà tự an ủi nữa, đến: Cánh cò (còn phải) bấu bíu lời ru!
Câu thơ đến đây làm nghẹn lòng người đọc, thương cho cánh cò rồi lại thương cái quê nghèo, cái thân phận của mình.
Có người nói: muốn biết vùng ấy thế nào thì nhìn vào chợ. Thì đây: phiên chợ èo uột,
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi

Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua.

Ế bán
Chán mua
Lại một lần nữa cách diễn tả như vế đối, cô đọng hết cỡ, ngữ điệu dân gian... làm ta nghe phảng phất nhớ cụ Nguyễn Khuyến - Tú Xương. Thành công của bài thơ nằm ở đây. Tài thật, tôi biết đây là ngẫu hứng, tưởng tượng thôi nhưng thật tuyệt vì tác giả đã hòa hồn vào Quê Nghèo mới tinh chiết ra được như vậy.
Thương con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình.
Người nông dân thua trận ngay trên quê mình, mỏi cổ chồn chân ... miết rồi vẫn vậy. 
Đặng Xuân Xuyến ơi: 
"Ngoài sân một chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
(Trần Đăng Khoa)
Đặng Xuân Xuyến đã làm tôi liên tưởng so sánh về sự hòa hồn với quê hương tới mức đồng thể! 
Ngạc nhiên thật. Thơ không giấu được về con người làm ra nó, có thế nào nó rải ra hết một cách vô tư và công bằng.
Bẵng đi... đến thời nay (mặc dù tạm quên đi chị Dậu, Giáo Thứ):
Chiếc cổng làng dựng nên thật đẹp
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai...
Để:
Giam hãm đời người 
Tù túng giấc mơ!

Quê tôi nghèo
Nghèo (đến) cả giấc mơ! 
Đúng là hình ảnh làng văn hoá, đổi mới hiện nay rồi nhưng sao ta vẫn nếm được vị chua chát, bất mãn làm vậy. Rất may đây là cách chỉ ra gián tiếp nguyên do làm cho quê nghèo mãi nghèo! Ta đã thấy manh nhà một tư tưởng mới, cách sống không cam chịu và chẳng thèm thích nghi nữa.
Con cò: bấu víu lời ru
Con người: nghèo cả giấc mơ!
Mơ chả mất tiền, không ai đánh thuế, bắt vạ... ấy mà cũng chả dám mơ ước đổi đời ......
Ngoài kia giọt mưa thu đã ngừng rơi 
Còn trong lòng mưa vẫn rơi sùi sụt!
Thương cho những quê nghèo với những xót xa tiếng lòng như trong Quê Nghèo của Đặng Xuân Xuyến!
*.
Thành Nam, 07 tháng 09.2017
BÙI ĐỒNG
Địa chỉ: 3/176 Phan Đình Phùng, t/p Nam Định.
Email: hatbuinhangian.db@gmail.com
Điện thoại: 090.219.18.04

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

NẮNG THU HỒNG - THƠ NHẬT QUANG


nhat quang
Tệp đính kèm16:56 (16 giờ trước)

tới tôi

Kính gởi nhà thơ Nhã My!




Ảnh minh họa từ email của tác giả NQ


    NẮNG THU HỒNG

Nắng Thu hong tóc mây bồng
Em che nghiêng nón cho hồng má, môi
Nét duyên đằm thắm, mặn mòi
Ru làn mây ngả ngang trời vấn vương

Thu mơ...giăng nhẹ màn sương
Ôm bờ vai mộng nghê thường đắm say
Rì rào ngọn gió lung lay
Mơn man Thu ngát ngất ngây tim nồng

Em nghiêng chút nắng Thu hồng
Cho hồn ai đắm...tơ lòng bâng khuâng.

                           NHẬT  QUANG
                            (Sài Gòn)

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

RÓT RƯỢU MỜI NHAU - THƠ TRÚC THANH TÂM

TrucThanhTam Truc
1 thg 9 (2 ngày trước)

tới tôi 
thơ Trúc Thanh Tâm
     

Ảnh từ email của tác giả gởi


RÓT RƯỢU MỜI NHAU

 Còn đây, rót rượu mời nhau
 Chắc gì còn có kiếp sau làm người
 Núi rừng đồng ruộng biển trời
 Hãy yêu và sống một thời bình yên

 Trần gian còn lắm đua chen
 Khi về với đất sang hèn như nhau
 Lấy câu nhân nghĩa gối đầu
 Đừng nên rút ván qua cầu hại nhau

 Đời người nhiều lắm bể dâu
 Sống là tạm trú qua cầu đắng cay
 Đời em bến nước mười hai
 Chiều nay nhìn ngọn khói bay nhớ nhà

 Xuân về đã mấy xuân qua
 Mà sao đất mẹ như xa nghìn trùng
 Rượu mời, nước mắt rưng rưng
 Nâng ly xin tạ tội cùng với quê !


 02.9.2017
 TRÚC THANH TÂM
( Châu Đốc )