CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

CHÙM ẢNH U S A 2020

 



























GIỮA ĐÔI BỜ BIỂN DÂ U - THƠ NGŨYỄN AN BÌNH


NGUYEN ANBINH

Tệp đính kèm

18:33, Th 7, 28 thg 11 (2 ngày trước)

tới tôi






GIỮA ĐÔI BỜ BIỂN DÂ U

*Cảm tác từ bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu



Một cánh hạc bay đi

Biết bao giờ trở lại

Người theo mùa thiên di

Cuối phương trời xa ngái.


Một góc đời cô quạnh.

Mây trắng trôi vô cùng

Sông nào bày cây lạnh

Ráng chiều có bao dung?


Ngủ trên đồi cỏ thơm 

Trong cánh rừng gió biếc

Em hóa thành khói sương

Con tim người hối tiếc.


Hạc vàng bay biệt xứ

Chơ vơ một đỉnh sầu

Lòng như con sóng dạt

Giữa đôi bờ biển dâu.

16/11/2020



NGUYỄN AN BÌNH

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020

LÊN ĐỒI ,CHIỀU THU LÁ ĐỎ - THƠ NGUYÊN LẠC

 

Steven Nguyen

Tệp đính kèm

16:19 (4 giờ trước)

tới tôi


Gởi NM 2 bài thơ. Chúc vui. NL 11/27/2020

...................................................................

             




LÊN ĐỒI

.

Lam không gió khẽ trời gần

núi đồi ngây ngất

quỳnh trầm em thơm!

Lên đồi!

ta

lên đồi

em

đất trời chiều ấy

nghìn năm hương người!

Nồng nàn

Đâu một kiếp thôi

Lai sinh có gặp

vẫn đồi em thơm!


*

Bao năm rồi!

có nhớ không?

Đồi xưa tìm lại...

cố nhân phương nào?

Tìm đâu?

Mây trắng bay mau!

Em trầm hương có nhạt màu thời gian?  

Đồi xưa trời rụng lũng ngàn

Người xưa đỏ mắt chiều tàn sương rơi

Về thôi đêm đã đến rồi

Còn đâu hương cũ

ru tôi muôn trùng!




CHIỀU THU LÁ ĐỎ


Giọt đắng nào rơi lòng em tức tưởi

Đâu phải cỏ cây anh cũng có trái tim sầu

Phiến gió chiều nay lay động nụ trúc đào

Rơi về phương ấy khúc ca dao buồn

.

Đâu phải cỏ cây anh cũng có trái tim buồn

Lệ đỏ lá thu không mắt thẫm

Nghe trong hồn vỡ bờ sóng động

Lạnh một dòng sầu nỗi tàn phai

.

Đúng là em chẳng phải là ai

Tà huy đổ bóng dài tóc xõa

Điệp khúc chiều tiếng ai nức nở

Đâu phải cỏ cây anh cũng là người!

.

NGUYÊN LẠC


Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

TA VỀ VUI SỚM TRƯA. - THƠ MẶC PHƯƠNG TỬ

 

tong minh

Tệp đính kèm

10:07 (19 phút trước)

tới tôi, Ca






                  
                          TA VỀ VUI SỚM TRƯA.


Bóng chiều nghiêng nhịp gió
Giữa mây ngàn muôn phương
Ta chiều theo nhịp gió
Từng bước chiều dâng hương.

Lao xao niềm vui khổ
Đời lắm chuyện đầy vơi.
Biển mênh mông sóng vỗ,
Lòng mênh mông tình đời.

Có chi sầu cát bụi
Huyền ảo giữa hoang sơ.
Đời dẫu bao dong ruỗi,
Trăng vẫn sáng sương bờ.

Giữa nụ cười mộng ảo
Hoa vẫn nở vườn xưa.
Giũa dòng đời mộng ảo,
Ta về vui sớm trưa.

South Dakota, 11/2020.
MẶC PHƯƠNG TỬ.


Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

HỒN QUÊ - THƠ NGUYỄN AN BÌNH


NGUYEN ANBINH

Tệp đính kèm

16:41, Th 4, 25 thg 11 (18 giờ trước)

tới tôi



Ảnh  lưu niệm nhà thơ Nguyễn An Bình &NM (Saigon 2020)



HỒN QUÊ


Cúi hôn sông nước quê nhà

Ngày đi gói hạt phù sa vào lòng

Mắt cay theo sợi khói đồng

Rạ rơm tự thuở bế bồng trên tay.


Tuổi thơ theo cánh diều bay

Bờ tre nắng dột cuối ngày nước lên

Gọi chiều chim vịt lênh đênh

Giấu trong lau sậy chút niềm riêng mang


Cúi hôn cỏ dại ven đường

Ngày đi hạt bụi còn vương tóc người

Áo còn vết mực mồng tơi

Mà chân xiêu lạc về nơi chốn nào


Em còn nhớ khúc đồng dao

Chuồn kim cắn rốn nông sâu ai dò

Chiều xưa đã mỏi cánh cò 

Còn trông con nước trắng bờ mênh mông.


Cúi hôn bờ bãi ngày đông

Ngày đi nhớ chín nhánh sông thương hồ

Đồng bưng thao thức ruộng khô

Bến sông đã vắng tiếng hò từ lâu.


Cuối năm ngọn bấc trở đầu

Trời ơi gió cũng biết sầu cố hương

Xứ người buồn lạnh thấu xương

Hồn quê em có nhớ thương tôi về?

25/11/2020

NGUYỄN AN BÌNH

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

BÀN VỀ “ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA” BÀI 2 THƠ VŨ HOÀNG CHƯƠNG - CHÂU THẠCH

 

van tran

Tệp đính kèm

00:24 (9 giờ trước)

tới






BÀN VỀ “ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA” BÀI 2 THƠ VŨ HOÀNG CHƯƠNG 


                                                                         Châu Thạch 


     Đọc Lại Người Xưa 2 



“Nam nhi vị liễu công danh trái 

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu” 


                     Phạm Ngũ Lão 


Đại công ngoài mãi tầm tay 

Thẹn nghe lời nhắc rồng mây Vũ hầu 

Non sông riêng họ Trần đâu 

Mà trăm trận đánh công đầu về ai 

Để ta thương một chàng trai 

Giáo cầm ngang tiếng thở dài mấy thu 

 Kìa trên dòng sử hoang vu 

Tầm tay ai vượt sương mù trỏ lên  

Thẳng băng ngọn giáo mũi thuyền 

Nuốt sao Ngưu lệnh còn xuyên trăng tà 

Chàng trai cười ngất Đông A 

Hơi văn nhọn mãi chính là đại công. 


                      Vũ Hoàng Chương 



I - Sơ lược về nhà thơ Vũ Hoàng Chương 


II - Sự Kiện của thơ 


  Phần I và phần II tôi đã viết ở “Bàn Về Đọc Lại Người Xưa Bài 1” đăng trên các trang mạng nên nay xin lướt qua. Mời quý vị có thể đọc ở đường line sau đây :  

https://tranmygiong.blogspot.com/2020/11/ban-ve-oc-lai-nguoi-xua-bai-1-tho-vu.html?fbclid=IwAR2AfUc9QQlmauSpw1ewbzeIGjrsOIzHMa3GU3YCSZtAnHrJ27pdwuXA0VE

https://phudoanlagi.blogspot.com/2020/11/ban-ve-oc-lai-nguoi-xua-bai-1-tho-vu.html#more 


III - Tóm lược tiểu sử Phạm Ngũ Lão 


     “Đọc Lại Người Xưa” bài 2 nhà thơ Vũ Hoàng Chương viết về tướng Phạm Ngũ Lão. 


Phạm Ngũ Lão ( 1255–1320) là danh tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người góp công rất lớn trong cả hai cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1288. 


Phạm Ngũ Lão, người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay là làng Phù Ủng xã Phù Ủng huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), Việt Nam


     Trong hai cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên (1285-1288) Phạm Ngũ Lão lập được nhiều chiến công. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai ông cùng với Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền khổng lồ của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, Phạm Ngũ Lão được lệnh mang 3 vạn quân phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy lên biên giới phía bắc và diệt được hai phó tướng địch là Lý Quán và Lý Hằng.  


     Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba(12/1287), Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, trong trận này quân nhà Trần bắt sống các tướng nhà Nguyên là Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi. Phạm Ngũ Lão tiếp tục truy kích cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.  


     Phạm Ngũ Lão đã ba lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao vào các năm 1294, 1297 và 1301; hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành vào năm 1312, buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng và 1318 vua Chế Năng phải bỏ chạy sang Java[.  


     Ngày 1 tháng 11 năm 1320, Phạm Ngũ Lão mất, hưởng thọ 66 tuổi. Vua Trần Minh Tông nghỉ chầu 5 ngày, đây là một đặc ân của nhà vua đối với ông.  


Nhân dân xã Phù Ủng dựng đền thờ ngay trên nền nhà cũ của ông. Ông cũng được phối thờ tại đền Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương tại đền thờ Trần Hưng Đạo.  


     Nhà sử học lỗi lạc của nước nhà ở thế kỉ XV là Tiến Sĩ Ngô Sĩ Liên đã đánh giá rất cao về tài năng phi thường của ông:  


     “Tôi từng thấy các danh tướng nhà Trần như Hưng Đạo Vương thì học vấn tỏ ra ở bài hịch, Phạm Điện Súy (chỉ Phạm Ngũ Lão) thì học vấn biểu hiện ở câu thơ, nào phải riêng chuyên về nghề võ. Thế mà dùng binh tinh diệu, hễ đánh là thắng, hễ tấn công là chiếm được, người xưa cũng không ai có thể vượt qua nổi các ông”.  Bài hịch mà Tiến Sĩ Ngô Sĩ Liên nói đến chính là bài Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, còn lời thơ mà Tiến Sĩ Ngô Sĩ Liên nhắc tới chính là lời thơ trong bài tứ tuyệt của Phạm Ngũ Lão, được hậu thế đặt cho tiêu đề là Thuật hoài. 


IV- Nghiên cứu bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão 


Thuật hoài 


 

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,

Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu.

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. 


 

Dịch nghĩa 


Tỏ Lòng 


Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,

Ba quân như gấu hổ, át cả sao Ngưu Đẩu.

Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh,

Ắt thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu. 


Bản dịch của Trần Trọng Kim 


Múa giáo non sông trải mấy thâu,

Ba quân hùng khí át sao Ngưu.

Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. 


     Thuật hoài” (thuật: kể lại, bày tỏ; hoài: nỗi lòng) được hiểu là sự thổ lộ khát khao, mong muốn, bày tỏ hoài bão lớn lao và quan điểm riêng của tác giả – một dũng tướng tuổi trẻ tài cao. (Phạm Ngũ Lão sáng tác bài thơ trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần II giai đoạn 1284-1285, nhà thơ khoảng 30 tuổi). 


     Trong bài thơ nầy có câu thơ “Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu” dịch là “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” để nói thêm về chí lớn, về hoài bảo, về khát vọng của Phạm Ngũ Lão, muốn làm được việc lớn như Vũ Hầu mà thôi.  Vũ Hầu Tức Gia Cát Lượng (Khổng Minh), người giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán, có nhiều công lao, được phong tước Vũ Vương Hầu gọi tắt là Vũ Hầu và có khi gọi làGia Cát Vũ Hầu. 


V – Bàn luận thơ “Đọc Lại Người Xưa” bài 2 của Vũ Hoàng Chương: 


     Hai câu thơ mở đề Vũ Hoàng Chương Viết: 


                    Đại công ngoài mãi tầm tay 

                    Thẹn nghe lời nhắc rồng mây Vũ hầu 


     Ta biết Phạm Ngũ Lão là một danh tướng thời nhà Trần, công trạng của ông rất lớn, là những “Đại công” ghi vào lịch sử, để lại đời sau nhớ ơn và thờ phượng. Thế sao Vũ Hoàng Chương lại viết về ông là “Đại công ngòai mãi tầm tay”? Điều nầy dễ hiểu bởi căn cứ câu thơ Phạm Ngũ Lão viết trong “Thuật Hoài” dịch là “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Từ đó, ta biết Phạm Ngũ Lão chưa vừa ý với những chiến công mà ông đạt được trong đời. Những chiến công đuổi quân xâm lược Nguyên Mông, bình định sự quấy nhiểu của quân Ai Lao, Chiêm Thành, Phạm Ngũ Lão vẫn chưa cho đó là đại công. Cái mộng của Phạm Ngũ Lão là phải làm được những việc đại công như Khổng Minh, người tài cao mà ông khâm phục. Vì vậy khi ông đem công trạng giúp vua giúp nước của mình  so với Khổng Minh thì ông thẹn với lòng.  


     Hiểu được nỗi lòng ấy của Phạm Ngũ Lão, Vũ Hoàng Chương đã nói thay tâm tư của danh tướng bằng hai câu thơ trên: “Đại công ngoài mãi tầm tay/Thẹn nghe lời nhắc rồng may Vũ Hầu”. 


     Hai câu thơ thứ 3 và thứ tư như sau:  


                    Non sông riêng họ Trần đâu 

                    Mà trăm trận đánh công đầu về ai 


     Hai câu thơ trên, nhà thơ Vũ Hoàng Chương tỏ ra bất mãn với việc nhà Trần khen thưởng bất công đối với Phạm Ngũ Lão. Nhà thơ cho rằng Phạm Ngũ Lão tài ba như thế mà cả trăm trận đánh, công đầu đều trao cho con cháu họ Trần, người trong hoàng tộc.  


     Thật ra sử sách tìm không thấy nói điều nầy. Sử sách nói rằng:

“Có thể hiểu, sự xuất thân của Phạm Ngũ Lão không qua khoa cử mà đi bằng con đường đặc biệt là lọt vào con mắt xanh của vị thánh tướng triều Trần, đã cho thấy cách chiêu mộ hiền tài phong phú của vương triều bấy giờ, là phát huy sức mạnh toàn dân. “Phạm Ngũ Lão được Hưng Đạo Đại Vương gả con gái cho. Điều này rất hiếm xảy ra trong vương triều Trần. Để làm được điều đó một cách thuận tình đạt lý, Trần Quốc Tuấn đã phải giáng con gái Anh Nguyên xuống làm con nuôi” 


     Sử gia Phan Huy Chú trong Lịch triều Hiến chương loại chí, phần ghi chép và bàn về các vị tướng tài giỏi đã tôn vinh 16 vị tướng từ thời Lý đến thời Lê sơ, riêng triều Trần có 4 người là Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư và Phạm Ngũ Lão, điều đó cho thấy ngay cả sử quan thời phong kiến luôn bảo vệ tôn thất nhiều khi thiên lệch đã khách quan nhìn nhận tài năng quân sự của ông, xếp ông vào hàng danh tướng bậc nhất, đã khẳng định vai trò vị trí của ông trong các võ công hiển hách của vương triều Trần. Đến đời vua Trần Anh Tông, ông được thăng tới chức Điện súy Thượng tướng quân, tước Quan nội hầu. Điều đó chứng tỏ Vua nhà Tràn ban thưởng phân minh. 


      Hai câu thơ trên đây “Non sông riêng họ Trần đâu/Mà trăm trận đánh công đầu về ai” theo  tôi có lẽ chỉ là sự tưởng tượng rồi suy diễn của nhà thơ Vũ Hoàng  Chương. Việc nầy thôi xin nhường lại cho các sử gia nhận định chính xác hơn. 


     Hai câu thơ kế tiếp như sau: 


                     Để ta thương một chàng trai 

                     Giáo cầm ngang tiếng thở dài mấy thu 


     Hai câu thơ nầy, Vũ Hoàng Chương tỏ ý thương cho Phạm Ngũ Lão, người danh tướng tài cao đã thở dài vì công trạng của mình không được đền đáp như ý nguyện.  


      Như đã nói ở trên, không có dấu hiệu nào chứng tỏ nhà Trần khen thưởng  bất công đối với Phạm Ngũ Lão. Căn cứ theo bài thơ “Thuật Hoài” của Phạm Ngũ lão ta cũng thấy nhà Trần đã cho ông cơ hội để thỏa chí bình sinh: “Múa giáo non sông trải mấy thâu,/Ba quân hùng khí át sao Ngưu”. 


     Vậy vì sao Vũ Hoàng Chương lại gán cho Phạm Ngũ Lão cái tâm trạng “thở dài mấy thu” như thế?. Điều này ta có thể suy đoán  nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã hư cấu nỗi buồn của Phạm Ngủ Lão để gởi một chút tâm sự của chính mình vào đó. Tâm sự của Vũ Hoàng Chương là gì? Đó là sự bất đắc chí trong đời. “Vũ Hoàng Chương lớn lên gặp lúc nước nhà trải qua nhiều đổi thay lớn lao. Thanh niên thế hệ ông dùng nhiều các danh từ như: cách mạng, cao trào, tự do, dân chủ, đấu tranh, tiến bộ v.v... Còn ông Vũ thì ông hay nói đến chuyện ... làm vua. Vâng, chính ông làm vua. Tên ông lót chữ Hoàng, ông thường tự xưng là Hoàng ("Tố của Hoàng ơi"). Hoàng, chiết tự thành ra Bạch Vương. Người yêu của ông có kẻ tên Khanh, ông xưng hô như thể là vua với hoàng hậu, nghe thích lắm”. Từ đó ta có thể phỏng đoán ý nghĩa của  hai câu thơ trên, Vũ Hoàng Chương  mượn Phạm Ngũ Lão để bày tỏ sự bất bình của mình, vì cuộc đời không đãi ngộ một nhân tài như ông để có thể đạt cao trên con đường danh vọng. 


     Góp ý nhận định của tôi về những câu thơ trên, nhà thơ La Thụy có nhưng bình luận như sau mà tôi thây rất đáng trân trọng; 


     “Nhận xét như vậy có lẽ do câu thơ sau gây ‘ấn tượng sâu sắc,: ‘Giáo cầm ngang tiếng thở dài mấy thu’. Thực ra, Phạm Ngũ Lão là một chàng trai thôn dã, qua những chiến công hiển hách BẢO VỆT NON SÔNG, TỔ QUỐC trước sự xâm lăng của giặc Mông Nguyên (không phải chỉ riêng vì bảo vệ lăng miếu, xã tắc của triều Trần), ông nhận những ưu đãi của nhà Trần:  


     - Khác với những gia tướng của Trần Hưng Đạo như Nguyễn Địa Lô, Yết Kiêu, Dã Tượng…, sau chiến thắng Mông Nguyên vẫn là gia tướng của THĐ, Phạm Ngũ Lão trở thành tướng lĩnh của nhà Trần. Ông được Trần Hưng Đạo gả con gái (giả làm con gái nuôi của Trần Hưng Đạo vì nhà Trần có quy định chỉ gả con gái trong dòng tộc) là quận chúa Anh Nguyên. Điều này rất hiếm xảy ra trong vương triều Trần. Để làm được điều đó một cách thuận tình đạt lý, Trần Quốc Tuấn đã phải giáng con gái Anh Nguyên xuống làm con nuôi. Chỉ riêng điều đó đã thấy sự nhìn xa trông rộng, phát hiện và trọng dụng hiền tài của Hưng Đạo Vương.  


     - Năm 1290, vua Trần Nhân Tông giao cho ông cai quản quân Thánh Dực, phong chức Hữu Kim ngô Đại tướng quân. Năm Giáp Ngọ (1294) nhờ lập công khi đi đánh ở Ai Lao, ông được ban Kim Phù (tức binh phù làm bằng vàng). Năm Đinh Dậu (1297) cũng nhờ lập công khi đi đánh trận ở Ai Lao, ông được ban Vân Phù (tức binh phù có khắc chạm hình mây). Năm Tân Sửu (1301), ông được phong làm Thân Vệ Đại tướng Quân và được ban Quy Phù (tức binh phù có chạm hình con rùa). Đến đời vua Trần Anh Tông, ông được thăng tới chức Điện súy Thượng tướng quân, tước Quan nội hầu. Một người con gái của Phạm Ngũ Lão hiệu là Tĩnh Huệ là thứ phi của vua Anh Tông 


     “Nỗi U HOÀI cũng là HOÀI BÃO của Phạm Ngũ Lão được THUẬT lại thông qua NỖI THẸN trong bài thơ THUẬT HOÀI... Chữ ‘thẹn’ thể hiện vẻ đẹp nhân cách của người anh hùng, nỗi thẹn của những con người có trách nhiệm với đất nước, non sông. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão cũng là những day dứt của chí làm trai, biểu hiện một hoài bão lớn của người thanh niên yêu nước. Quan niệm ‘nợ công danh’ đã trở thành lí tưởng sống của người anh hùng trong xã hội xưa. Thời đại Phạm Ngũ Lão, chế độ phong kiến Việt Nam đang trên đà xây dựng lợi ích của giai cấp phong, kiến, ‘công danh’ là một khát vọng lập công, lập danh, hoàn thành nghĩa vụ đối với đất nước là ‘tiếng thở dài mấy thu” như cách nói của Vũ Hoàng Chương ‘Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu’. 


       Phạm Ngũ Lão đã cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông mấy thu rồi mà vẫn còn thấy mình chưa trả xong nợ công danh là bởi vì cái chí ông quá lớn và cái tâm ông đẹp quá. ‘Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu’ Phạm Ngũ Lão cảm thấy thẹn khi nhắc đến Vũ Hầu Gia Cát Lượng, vì chưa có tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng để trừ giặc, cứu nước, khôi phục giang sơn cũng có nghĩa là thấy mình chưa xứng đáng là một đấng nam nhi thời loạn.  


       Đó cũng là biểu hiện khát vọng muốn góp sức mình vào sự nghiệp chung. Hoài bão lớn của Phạm Ngũ Lão thông qua nỗi thẹn không chỉ thể hiện qua món nợ mà còn ở việc ông không hề nói suông, ông có ước mơ lớn và đã cố gắng thực hiện hoài bão ấy. Cho nên, từ một chàng trai không tiếng tăm nơi thôn xóm, ông trở thành một tướng tài, ông trả xong nợ công danh với lịch sử, lịch sử đã gọi tên ông. Thế hệ sau nhớ mãi đến ông cùng với THUẬT HOÀI . ‘Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu’ 


      Và nhà thơ La Thụy đã kết luận như sau 


      “Hoành sóc giang san cáp kỷ thu (Ngọn giáo non sông trải mấy thâu) Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu (Công danh nếu để còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe truyện Vũ hầu.) NỖI THẸN, MỐI U HOÀI, HOÀI BÃO của Phạm Ngũ Lão đã được Vũ Hoàng Chương khái quát qua câu thơ: “Giáo cầm ngang tiếng thở dài mấy thu” 


      Hiểu như nhà  thơ La Thụy thì câu thơ “Giáo cầm ngang tiếng thở dài mấy thu” là nhà thơ Vũ Hoàng Chương mô tả tâm trạng của Phạm Ngũ Lão buồn vì chưa đạt ước mơ lớn của mình chớ không phải buồn vì bị nhà Trần ban thưởng chưa đúng công lao. 


Bước qua 4 câu thơ kế tiếp của “Đọc Lại Người Xưa (2)” như sau: 


           

          Kìa trên dòng sử hoang vu 

          Tầm tay ai vượt sương mù trỏ lên 

          Thẳng băng ngọn giáo mũi thuyền 

          Nuốt sao Ngưu lệnh còn xuyên trăng tà 


Bốn câu thơ nầy thì dễ hiểu thôi, Vũ Hoàng Chương ca tụng tài ba và sự nghiệp của Phạm Ngũ Lão. Tài ba và sự nghiệp của Phạm Ngũ Lão thì đã được nói nhiều ở trên nên người viết không nhắc lại thêm làm gì.. 


 

    Vậy xin bước qua hai câu thơ cuối của “Đọc Lại Người Xưa (2)” 



               Chàng trai cười ngất Đông A 

              Hơi văn nhọn mãi chính là đại công. 


      Hào khí Đông A có ý nghĩa sâu xa 


      Trên thực tế, chúng ta có thể hiểu "hào khí Đông A" chính là hào khí nhà Trần. Câu nói đó là xuất phát từ 2 lý do. Đầu tiên, theo lối chiết tự, chữ Trần được ghép từ chữ Đông và chữ A nên có thể đọc là Đông A. Nhưng để hiểu được cụ thể, chúng ta phải kể đến lý do thứ 2:Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu cũng như khách quan lịch sử, nhà Trần là triều đại phong kiến đầu tiên của lịch sử Việt Nam có thể tạo được sự đồng tâm, nhất chí tối cao từ trên xuống dưới, từ quân đến dân, từ già đến trẻ hay từ trai đến gái. 


     Tóm lại, hào khí Đông A không chỉ là nét chữ, lỗi chiết tự mà còn là tinh thần bất khuất, dũng cảm, quyết chiến quyết thắng của trên dưới quân-thần-dân nhà Trần. Với họ, đầu có thể rơi, máu có thể chảy nhưng quyết không thể làm người mất nước! Thậm chí có những người như Trần Quốc Tuấn, vì ích nước mà sẵn sàng gạt thù nhà. 


    Hai câu thơ ”Chàng trai cười ngất Đông A/ Hơi văn nhọn mãi chính tà đại công” Vũ Hoàng Chương đề cập đên hào khí Đông A không những chỉ thể hiện ở chiến công hiền hách thời nhà Trần mà còn thể hiện ở hơi văn như “Hịch Tướng Sĩ” của Trần Quốc Tuấn hay “Thuật Hoài” của Phạm Ngũ Lão. Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Bài “Thuật Hoài” của Phạm Ngũ Lão nói lên nỗi khát khao của chí làm trai mong ước vụ cho đất nước. 


   Đọc thơ “Đọc Lại Người Xưa (2)” của Vũ Hoàng Chương  đã nói lên đủ tài ba, nhân cách, đức độ và tâm tư  của danh tướng Phạm Ngũ Lão đời nhà Trần. Đọc thơ, tuy ta chưa  biết cụ thể Vũ Hoàng Chương gởi gì của riêng tư lòng ông vào đó, nhưng tác giả đã sáng tác trong hoàn cảnh mình bị lao lý, phải dấu thơ trao cho một người khác giữ, thì cũng đoán định được nhà thơ đã dùng bậc danh nhân để tá khách chính mình vào đó. Thôi thì hãy dâng một nén hương lòng, tưởng nhớ một người tài hoa đã ra đi còn để lại những vần thơ tuyệt tác cho đời ./. 


                           CHÂU THẠCH 


 


Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2020

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 9) - NGUYÊN LẠC

 



.


TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 9)

.


CÁCH THỨC PHA TRÀ, THƯỞNG THỨC TRÀ

.


1. Cách thức pha trà

.

Chén trà pha đúng nghi thức sẽ không còn mang tính chất tầm thường do bàn tay của kẻ vô tình, nếu muốn tránh chữ phàm phu, và để cho kẻ vẫn bị gọi là “ngưu ẩm”. Pha đúng nghi thức sẽ thành một chén của “Dịch Thể Ngạnh Ngọc Bào” như đã nói ở trên.


Mời các bạn đọc trích đoạn này từ bài nghiên cứu Trà Đạo Việt Nam của Phan Lan Hoa:


.

[… “Nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm”

Đó là quy tắc pha trà của người Việt. Tuy gọi là pha trà, nhưng trà xếp hàng coi trọng sau nước. Đã thế các cụ ta còn triết lý:

Nước không chân thì không có thần

Thể không tinh thì khiếm khuyết.

Thần là thần khí, hồn phách; thể là thể chất, hình dạng. Tách trà rót ra sắc màu vàng chanh huyền ảo sóng sánh, ấy là mắt ta sắp sửa bị hình thái bắt mắt của thể dẫn dụ vào đam mê. Thần không nhìn trực diện được bằng mắt, mà phải cảm nhận ở nơi tâm hồn. Phải đợi khi trà thấm lưỡi, hơi ấm, hương thơm và vị ngọt đắng lan tỏa lên tận trí não, tác động vào chân khí, làm khai thông đan điền, sảng khoái khắp cả vùng thần lực của ta, khiến cho đầu óc ta cảm thấy thanh thoát và tỉnh táo vô cùng, ấy là khi ta ngộ ra cái triết lý về chân thủy của cổ nhân Việt Nam thật hoàn hảo làm sao!

Trong nghệ thuật pha trà của người Việt, quan trọng hàng đầu là phải tìm cho được nguồn nước có chân thủy, tức loại nước có nguồn gốc tự nhiên sinh ra trong trời đất. Trong thuyết ngũ hành của người Việt: Kim – Thủy – Khí – Hỏa – Thổ, thì Thủy được cho là nguồn gốc tạo nên sự sống. Thủy sinh khí, nên thủy tinh khôi thì khí trong lành. Vạn vật sống trong môi trường trong lành thì mạnh khỏe, không bệnh tật. Nước trà uống vào có giá trị khai thông chân khí, khai thông thần lực của con người, giúp con người thêm tỉnh táo minh mẫn. Cho nên đã “nhất nước”, mà lại phải là loại có “chân thủy” tự nhiên, khả năng dẫn thần mới đỉnh cao nhất.

Chân thủy trong quan niệm dân gian Việt Nam có hai nguồn gốc là chân Thiên và chân Địa. Thiên thủy là nước trời mưa, nước sương đêm – là những “hạt ngọc” của Trời ban tặng Trần gian để nuôi dưỡng vạn vật; Địa thủy là nước giếng khơi, nước sông, nước suối – là thứ nước sản sinh ra từ trong lòng đất mẹ, cũng để nuôi dưỡng vạn vật. Kinh nghiệm lấy nước cũng được cổ nhân truyền dạy rằng:

“Khê thủy thượng,

Giang thủy trung,

Tỉnh thủy hạ”

Nghĩa là nước suối phải lấy ở đầu nguồn, nước sông phải lấy giữa dòng, còn nước giếng thì khi thả gàu xuống, phải khỏa gàu cho lớp trên bề mặt nước giếng dạt qua hai bên, vục gàu sâu xuống mà múc lấy lớp nước ở dưới mới tinh khiết.

Cách tìm chân thủy để pha trà ở đất kinh đô Huế lại không giống với Nghệ An. Sử sách còn lưu truyền câu chuyện thưởng trà của vua Tự Đức “…Sáng sáng các cung nữ thường chèo thuyền nhỏ đi gom hứng những giọt sương vương đọng trên lá sen về pha tra cho vua ngự…”. Trong nội đô Huế có hồ sen Tịnh Tâm, bông lớn, sắc sen tươi hồng, hương sen thơm đặc biệt, hạt sen ở hồ này cho đến nay vẫn là đặc sản lưu truyền của xứ Huế. Nước sương được đem về gom vào một cái vại sành, cất dành chỉ để dùng pha trà. Chân thủy của nước ấy có nguồn gốc từ trời cao muôn vàn tinh tú. Đậu xuống lá sen và trải qua một đêm gần gũi đất mẹ và vạn vật. Nước ấy cũng hài hòa âm dương nên cũng là loại nước có thần lực vậy. Tìm được nước rồi lại còn phải biết cách để giữ được cái thần của nước cũng là điều đáng bàn. Trên vại sành đựng nước sương thường được đậy một cái sàng đan bằng tre, trên sàng đậy thêm dăm ba lớp lá sen hoặc lá chuối lên trên, làm như vậy thoáng khí mà không bay hơi. Dăm bữa nửa tháng, trong vại sành có chút rêu xanh mọc lên, nước trở nên trong vắt như gương soi. Người sành trà cho rằng nước ấy mà dụng để pha trà, nhấp vào đến đầu lưỡi là biết sự thanh khiết của trà đến đâu] (Trà Đạo Việt Nam – Phan Lan Hoa)

.

Yếu tố cần thiết để có thể pha trà ngon còn là yếu tố nước; không phải lấy nước ở đâu cũng được và bất cứ ngày giờ nào cũng được.

Thứ nước làm cho trà tăng hương vị, hoặc giữ trọn hương vị gọi là nước suối núi vì suối là bạn của trà (tuyền dĩ trà vi hữu), thứ hai là nước giếng núi, là hai thứ nước của thiên nhiên, vị nước ngọt, thanh. Thứ ba là nước sông, những dòng sông ngày chưa bị ô nhiễm.

Ngày xưa nước mưa, cũng như nước tuyết cũng được liệt vào hạng bạn của trà, nhưng ngày nay, ở thời đại ô nhiễm nầy thì mây trên trời cũng không còn mang lại những giọt nước trong lành nữa. Cũng thời xưa, các ông vua cầu kỳ, sai hứng lấy sương đọng từ lá sen để pha trà. Ngày nay người ta uống nước máy nhưng với các chất sát trùng hóa học, hoặc chất vôi trong nước làm cho trà trở thành tím và mất rất nhiều hương vị.

Ngày nay với thời đại văn minh nầy, người nghiện trà, hoặc là mua nước suối, hoặc dùng nước máy nhưng phải đun lên một lần, mang lọc qua những cái lọc giấy mà người ta vẫn dùng để lọc cà phê, có thể đặt thêm một miếng bông gòn để cho các chất vôi, cáu và thuốc khử trùng hóa học đi bớt. Thứ nước nấu và lọc nầy xong, còn phải để ra vài ba ngày mới mang đun trà, có như thế trà mới không đổi sắc và hương vị. Cố nhiên là không bằng với nước suối núi được. Thời Lục Vũ người ta chia ra đến mấy chục thứ nước nhưng bây giờ thì con người đành phải bớt khó tính, bớt cầu kỳ.


Nước sôi có 3 độ, lúc ban đầu nước sủi lăn tăn như những hạt cườm nhỏ, hay mắt cá đang nổi lên, độ thứ hai trở thành hạt châu, to hơn, những hạt châu lăn lóc trên mâm bạc, độ thứ ba nước bắt đầu lên tiếng gào thét, những hạt châu trở nên điên cuồng đòi vùng ra khỏi nồi nước. Lúc nầy cần phải lấy xuống ngay, không nên để lâu nước sẽ làm cứng trà. Kỵ nhất là nước đun từ nửa tiếng hay một tiếng đồng hồ trước, mặc dầu đã bỏ vào bình thủy, nước vẫn không đủ sức làm chìm trà. Khi một ấm trà đã hỏng rồi thì chỉ có cách là bỏ ra làm ấm khác.


Những nguyên tắc căn bản


– Nước sôi đổ vào để tráng ấm cho nóng và sạch.

– Bỏ trà vào ấm, vừa với độ chứa của ấm, độc ẩm hay song ẩm hay quần ẩm. Người nghiện còn bỏ một lớp trà một lớp mạt trà, rồi lại một lớp trà trên nữa. Mạt trà là để gọi những vụn trà còn lại bên dưới, mỗi lần thay trà mới vào hộp, người ta cất riêng cái vụn không cho lẫn.

– Nước đang sôi chế vào trà rồi đổ ra ngay, gọi là rửa trà hay là để cho trà được thấm chất ẩm.

– Đặt ấm vào dầm chế nước sôi vào ấm (Xin nhắc lại – đã viết ở trên: Cái dầm hay đĩa dầm dùng để ngâm ấm trà cho nóng; còn gọi là trà tẩm hay trà thuyền), đậy nắp ấm và sẵn nước sôi, chế cả lên ấm cho gần ngập, làm như thế để trà được nóng từ trong ra ngoài tất cả trà phải toát ra hết chất tinh túy.

Trong lúc chờ trà ngấm, lối 5 phút thì phải lo sửa soạn quay chén vào nước sôi, cả chén tống cũng phải được tráng nước sôi. Sau 5 phút có thể pha trà ra chén tống để rồi chuyển vào những chén quân mà thưởng thức với tri kỷ.

Không kể lần nước đổ ra khi rửa trà, nước nầy gọi là Khất Cái, tức là nước đổ cho ăn mày uống, vì người ăn mày thời xưa cũng biết thưởng thức trà.

Nước thứ hai, mới chính là nước trà nhất, vừa thơm ngon đậm đà, đủ ba yếu tố, tam tài tức là thiên, địa, nhân, thiên là Hương trà, địa là Vị trà và Nhân là màu Sắc của trà. Nước thứ nhất được gọi là Hoàng Đế trà, theo nguyên tắc Quân Sư Phụ; nước thứ hai là Lão Bá trà, tức là cha mẹ ông bà, hay thầy giáo, người mình kính trọng; nước thứ ba gọi là Bình Dân trà.


.




Đi đầu trong việc pha trà là chọn nước. Từ xưa người Trung Hoa đã bỏ nhiều công sức bàn về chuyện này, có người viết cả cuốn sách chỉ luận thứ nước nào pha trà ngon như cuốn Tiễn Trà Thủy Ký – “Ghi chép các loại nước pha trà ngâm” của Trương Văn Tân viết năm 814; trong đó nêu nhiều địa danh ở Trung Hoa nổi tiếng cho nước pha trà ngon. Lục Vũ thì cho rằng nước suối pha trà ngon nhưng phải tránh nơi gần thác vì nước vẫn đục, thứ đến là nước sông nhưng phải lấy giữa dòng. Nhưng đúc kết của trà nhân từ xưa để lại ba kinh nghiệm: thứ nhất Sơn thủy thượng (nước đầu nguồn hoặc sương tuyết tan trên vùng băng giá), thứ nhì Giang thủy trung (nước ở giữa lòng sông) và cuối cùng Tỉnh thủy hạ (nước ở giếng sâu). Theo giới chơi trà thời nay, nước pha trà phải khử độ cứng của nước và có một hàm lượng vi khoáng nhất định mới ngon, họ cho rằng nước cất hay nước mưa (nước tinh khiết) pha trà uống lạt phèo.


Độ nóng của nước cũng quyết định chất lượng chén trà, không đủ độ nóng thì không chiết hết tinh trà, quá nóng trà nhũn và bay mất hương vị. Giới quen dùng trà hiện nay thường bảo với nhau: trà xanh dùng nước khoảng 85 C, trà lài khoảng 90 C, còn hồng trà (tức trà đen theo lối gọi Phương Tây) phải sôi 100 C. Ngày xưa người ta lắng đọng tâm hồn vào chén trà ngay trước khi nó được pha, các cụ thưởng thức trà ngay từ tiếng reo của nước đang đun nên tinh tế phân biệt ba loại nước sôi: độ thứ nhất là nước sôi “giải nhãn” trông như mắt loài cua (mới chớm sôi); độ thứ nhì là “ngư nhãn” tức bọt nước lăn tăn trông giống như mắt đàn cá đang lội gần mặt nước (sôi vừa); cuối cùng là nước sôi to.


Tùy loại trà và kinh nghiệm uống mà hãm 15 đến 60 giây đồng hồ có khi 3 phút. Nước thứ nhất chỉ nên rót ra 2/3 ấm, chùa lại 1/3 ầm làm nước cốt cho lần thứ hai. Lần thứ hai cũng vậy, chừa 1/3 cho nước ba. Nước ba là nước cuối cùng.


Múc trà cho vào ấm pha phải dùng một thứ dụng cụ gọi là cóng xúc trà chứ không bốc tay, và xưa kia các cụ nho gia gọi động tác này rất văn chương: “Ngọc diệp hồi cung” (lá ngọc quay về cung). Nước châm lần thứ nhất hơi ngập mặt trà rồi chắt ra để tráng (rửa) trà được gọi là “Cao sơn trường thủy” (núi cao sông dài). Nước lần thứ hai đổ gần đầy có tên “hạ sơn nhập thủy” (xuống núi tắm sông). Bấy giờ chờ khoảng 1 phút cho trà thấm ra, rồi rót ra chén tống và chia cho từng chén quân. Khi chia trà cũng không rót đầu chén này rồi qua chén kia; mà rót một chút vào mỗi chén, hết vòng nếu còn rót thêm một vòng nữa. Rót như thế hương vị và độ đậm nhạt các chén đều như nhau. Rót trà cũng đòi hỏi có khuôn phép và thể thức. Nếu rót xoay vòng các chén quân mà không nhấc tay lên gọi là cách rót “Quan Công Tuần Thành”; còn nếu rót một chén xong nhấc tay lên rồi rót chén khác gọi là cách “Hàn Tín Điểm Binh”.

Lại nữa, khi rót trà đừng bao giờ rót đầy chén, chỉ rót 2/3 mà thôi. Những loại trà vàng, trà trắng, trà xanh nên hãn trong chén có nắp mới ngon. Còn dùng ấm là trà đen, trà phổ nhĩ và trà Ô Long.


.

2. Thưởng lãm trà

.

Thưởng lãm trà có nghĩa là thưởng thức trà; nó là một nghệ thuật. Ở Việt Nam chúng ta nên lưu ý có hai thú uống trà: thú của giới bình dân uống trà xanh chan chát và thú của giới trung lưu trí thức uống trà tàu (tức tiễn trà). Mỗi thú nên dùng một loại bình riêng: trà xanh nên dùng bình to loại lam xanh của Việt Nam, trà tàu nên dùng ấm sứ theo kiểu đời Minh-Thanh. Ngay cả dùng thứ trà bột (mạt trà) dùng đồ lam Huế của Việt Nam mới ngon; do vậy có một thời giới trà đạo Nhật Bản nhập gốm sứ lam Huế về phục vụ cho nghi thức uống trà của họ: Lam Huế lừng danh thế giới từ đó.

Loại trà tươi mà người Việt quen gọi là trà xanh được nấu từ nguyên nhánh trà tươi nấu lên hay từ nụ vối, lá vối nên uống bát sành mới thấy thú. Ngày xưa trên đầu môi người Việt luôn có chữ “bát chè xanh” tức là loại trà này, nó được bán ở đầu chợ đầu làng mà nay ít còn thấy. Loại trà này uống vào có vị chát nhưng sau đó trong cổ có hậu ngọt. Khi phong trào uống trà xanh có lợi cho sức khỏe khởi đầu vào thập niên cuối của thế kỷ 20, các chợ ở Việt Nam có bán trà tươi nguyên nhánh và nhiều người mua về tự nấu tại nhà.


Trà ngon phải hội đủ ba yếu tố: Hương, Vị, Sắc. Nếu để mất đi một là không thể đạt được, đây dành cho người biết thưởng thức. Lắm khi trà ngon lại pha không thành, mà trà thường lại pha ra ngon, đó cũng là nhờ tài pha của người biết trà. Hà tiện, bỏ ít trà, thì vị sẽ kém, bỏ quá nhiều thì vị và sắc cũng quá độ.

.

3 – Lợi ích của uống trà

.

Lợi ích của việc uống trà được viết rất nhiều trong các sách cổ của Trung Quốc. Riêng về lợi ích sức khoẻ, có sách viết như sau: “Uống trà đúng cách giúp giải khát cũng như tiêu hoá, tiêu đàm, tránh sự buồn ngủ, kích thích sự hoạt động của thận, tăng cường thị lực, minh mẫn trong tinh thần, xua tan sự uể oải và làm tiêu mỡ.”

Trong những năm gần đây, những đặc tính y học thần kỳ của trà đã được các nhà khoa học chấp nhận một cách nghiêm túc. Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống bốn cốc Trà xanh mỗi ngày có thể làm giảm sự nguy hiểm cho hoạt động bao tử, ung thư phổi cũng như bệnh tim.

.

(Còn tiếp nhiều kỳ)

.

NGUYÊN LẠC

HÃY EM LÀ THỊ LỘ , THƠ BẮC PHONG, NHẠC PHAN NI TẤN









HÃY EM LÀ THỊ LỘ

THƠ BẮC PHONG
NHẠC & TRÌNH BÀY PHAN NI TẤN


Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

ĐIỂM ĐEN - THƠ TUỆ MINH , TỪNG BƯỚC LO LẮNG - THƠ ĐẶNG XUÂN LINH

 


Thien Gia <thiengia50@yahoo.com>

19:38, Th 5, 19 thg 11 (12 giờ trước)



        



ĐIỂM ĐEN


ĐÔNG * úp mở tuyết sương ngấp nghé

Canh gió lùa buốt xé thịt da

Hỏi thu bao độ thu qua

Mà nghe thấu tận hồn ta chuyển mùa


Cành khô khốc nắng mưa trơ trụi

Loáng trăng khuya bóng núi ảo mờ

Mảng mây mỏng tựa màn tơ

Bay ngang như thể che hờ nguồn cơn


Chiêu với NƯỚC gió mơn cành lá

Trang sử xanh NÚI ĐÁ sụp, rơi *

Tuyệt nhiên chẳng tiếc nửa lời

Đông Tây án ngự phương trời đăm chiêu


Từ tứ phía gió hiu hiu lạnh

Cũng bóng trăng cô quạnh bóng trăng

QUỐC kêu nhẵn nhụi khôn ngăn

Càng tăng cái giá căm căm buốt hờn


“ĐÔNG * úp mở tuyết sương ngấp nghé

Canh gió lùa buốt xé thịt da

Hỏi thu bao độ thu qua

Mà nghe thấu tận hồn ta chuyển mùa”


 *  Cái nước đang tác oai tác quái hầu như toàn cầu

** Các tượng đài các nhân danh bị giật sập

(Vị ảnh hưởng dịch bệnh Wuhán và cuộc bầu cử 2020 khiến nước Mỹ rơi vào tình trạng suy yếu, hầu như chưa bao giờ nước Mỹ bị rối bù như thời điểm này kể từ sau cuộc nội chiến)




TUỆ MINH

November 19, 2020




Gò Dầu Hạ

01:32 (5 giờ trước)



Xin kính hoa Điểm đen thơ Thầy Tuệ Minh, kính mong Thầy luôn khoẻ...và quý vị th vạn sự bình an.


TỪNG BƯỚC LO LẮNG


Tư thế lặng bước lần khe khẻ

Gió mùa đem lạnh xé làn da

Vó vâu xuân hạ thoáng qua

Thời gian từng đoạn, thu da diết mùa


Mùa thu buồn nhiều mưa thêm tủi

Ánh trăng soi bóng núi mờ mờ

Nhện mơ đêm tối giăng tơ

Mây trôi ngang lửng che hờ từng cơn


Hợp nước, nước triền mơn ngọn lã

Ngang tay non núi đá phá  rơi

Cho là chuyện nhỏ...chi lời

Lặng im thế giới chỉ trời đăm chiêu


Từ bao phía buồn hiu gió lạnh

Riêng phần đất cô quạnh cùng trăng

Con chim Quốc gọi khó ngăn

Nghe thêm lạnh giá buốt căm căm hờn


Tư thế lặng bước lần khe khẻ

Gió mưa tê buốt xé làn da

Vó câu xuân hạ thoáng qua

Thời gian từng đoạn thu da diết mùa.

 

ĐẶNG XUÂN LINH

21-11-2020

 

CHUÔNG NHỊP TÀN KHUYA - MẶC PHƯƠNG TỬ

 







CHUÔNG NHỊP TÀN KHUYA 


Ai níu thời gian giọt nắng hồng
Cho đời vơi bớt ngọn đông phong !
Phương mây ngàn dặm mờ sương khói
Đất khách muôn trùng lạnh núi sông.
Dệt mấy vần thơ đan suối ngọc
Dạo từng cung phím chạnh tơ lòng.
Đèn khuya đối bóng đêm tâm sự,
Chuông nhịp tàn canh trong rất trong.


                 South Dakota (USA), Đông 2020.

                    MẶC PHƯƠNG TỬ.


Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

VIẾT TRONG MỘT NGÀY VÔ ĐỊNH - THƠ NGUYỄN AN BÌNH

 





VIẾT TRONG MỘT NGÀY VÔ ĐỊNH


Người về bên ấy

Chiều  mưa bên nầy

Ngàn năm mê mải

Nỗi buồn liêu trai.


Một hình một bóng

Một giọt nắng khuya

Một vách tường xám

Tình yêu đã lìa.


Con chim báo chết

Bên bờ tử sinh

Thời gian trôi hết

Đâu chờ bình minh.


Tiếng dương cầm lạnh

Thả xuống đời nhau

Gọi hồn cô quạnh

Trắng bờ tóc lau.


Buông vầng nhật nguyệt

Rụng xuống cầu Lam

Thả dòng tứ tuyệt

Vàng tờ hoa tiên.


Níu cành thạch thảo

Nhớ người tóc mai

Tím màu hoa cũ

Dốc tình sương bay.


Dòng sông vô định

Một ngày lênh đênh

Sân thiền thanh tịnh

Cõi người không tên.


Dấu chân thiên cổ

Treo ngọn tình sầu

Mai nằm dưới mộ

Đợi người kiếp sau?



NGUYỄN AN BÌNH


Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

BÊN ĐÓ - BÊN NÀY - THƠ HUỲNH TÂM HOÀI

 






BÊN ĐÓ - BÊN NÀY

Em bên đó chỉ hai mùa mưa nắng

Anh bên nầy…trời đã bước sang thu.

Chiếc lá rơi ngoài kia che bóng nắng

Trời âm u thâm thấp xuống mây mù

Em bên đó tháng chạp về lành lạnh

Anh bên nầy mùa đông rét em ơi.

Kéo cổ cao, mặc áo len cho ấm

Mà không sao ấm được cuộc đời

Kiếp tha hương chừng như máng nhớ

Qua tháng nầy bên đó sắp vào Xuân

Gió chướng về chim én nhiều bay lượn

Ngoài chợ hừng đông dưa hấu đầy vun

Những nhánh mai đơm nở bán góc sân.

Mẹ chuẩn bị đem ngâm thao nếp mới

Cha dọn bàn thờ chùi bóng cập lư hương

Cập vạn thọ đặt hai bên trước cửa.

Đêm 30 vang tiếng pháo nỗ rân

Anh như góc mai già trong bụi rậm

Ở bên nây không thấy bóng ngày XUÂN....


HUỲNH TÂM HOÀI


Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020