CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

ĐỌC SÁU BÀI THƠ THƠM HƯƠNG THIỀN THỜI TRAI TRẺ CỦA THI SĨ TRẦN THOẠI NGUYÊN - CHÂU THACH


van tran <truongvantran@hotmail.com> 01:27 1 tháng 9, 2020





Ảnh nhà thơ Trần Thoại Nguyên




ĐỌC SÁU BÀI THƠ THƠM HƯƠNG THIỀN THỜI TRAI TRẺ CỦA THI SĨ TRẦN THOẠI NGUYÊN

                                                    Châu Thạch



    Trước khi bàn đến những bài thơ thơm hương thiền của Thi sĩ Trần Thoại Nguyên, xin hãy nghe tác giả tâm sự:


  "Tiểu luận về tổ sư thiền tông Bồ Đề Đạt Ma”, một cuốn sách nhỏ mỏng manh của chàng trai trẻ tóc xanh Phạm Công Thiện, xuất bản năm 1964, nhưng có sức nặng nghìn cân, có sức khai mở rộng khắp ghê gớm cho người học Phật tâm tịnh thiền tông Việt Nam thời hiện đại, làm thay đổi hồn thơ tôi năm 18, 20 tuổi!

Hàng loạt 5 bài thơ thơm hương Thiền của Thi sĩ Bụi Đời Trần Thoại Nguyên đăng trên tạp Chí Tư Tưởng của ĐH Vạn Hạnh năm 1970, 1971 trong đó có bài thơ Đêm Trăng Leo Lên Mái Chùa” được rất nhiều bạn yêu thơ yêu thích thuộc lòng!"



     Tác giả nói 5 bài thơ nhưng người viết xin giới thiệu thêm một bài thơ mà mình tâm đắc nữa, thành ra sáu bài thơ “Thơm Hương Thiền”.



      Xin đọc bài thơ thứ nhất:

             TĨNH TỌA



Giữa trưa tĩnh tọa trong rừng

Chim về tắt nắng gió lừng chiêm bao.

Ngồi đôi mắt chết phương nào,

Run cơn mộng đỏ chớp hào quang bay.

Triệu bông hoa đỏ rực ngày

Trên môi vĩnh cửu cơn say tang bồng.

Phiêu phiêu lửa hạ đầy sông

Qua tôi bóng ảnh trăng vồng cầu mưa.

Hốt nhiên mặt đất hoang sầu

Đong đưa nhánh ngọ vỡ màu lưu ly.

Sầu xưa lả ngọn dã quỳ

Tôi treo kiếp mỏng ngoài thời gian trôi.



Rừng ĐẠI NINH, hạ 1970.

(Tạp chí TƯ TƯỞNG ĐH VẠN HẠNH, số 6, tháng 9 năm 1970.)



      Núi rừng Đại Ninh là xứ thâm nghiêm thanh tịnh đất Phật nên ngày nay đã trở thành làng chùa nổi tiếng là làng nhiều chùa nhât Việt Nam.(theo rất nhiều tài liệu trên mạng toàn cầu). Thời trai trẻ Thi sĩ Trần Thoại Nguyên đã về đó vào mùa hạ năm 1971.

 Bài thơ cho biết tác giả ngồi tĩnh tọa trong rừng giữa một buổi trưa nhưng lại tả toàn những sự xao động của ngoại cảnh và của chính nội tâm mình. Ngoại cảnh thì mọi vật không bình yên, nào là “Chim về tắt năng gió lừng chiêm bao. Phiêu phiêu lửa hạ đầy sông. Đong đưa nhánh ngọ vỡ màu lưu ly”. Nội tâm thì “Ngồi đôi mắt chết phương nào. Run cơn mộng đỏ chớp hào quang bay. Tôi treo kiếp mỏng ngoài thời gian trôi”. Đọc bài thơ ta tưởng tác giả gần ngất đi vì bị tẩu hoa  nhập ma!



      Vì sao Trần Thoại Nguyên ngồi tĩnh tọa mà tâm thần không ổn định vậy? hãy nghe lời giảng của một vị thiền sư, ta sẽ hiểu hơn:



     “Ma cảnh là những hiện tượng không có thật, những cảm giác hư huyễn, những ảo tưởng mà người tu thiền thường gặp phải trong giai đoạn nào đó. Ma cảnh là những vọng tưởng đến và đi theo thời gian nhưng nó sẽ trở thành chướng ngại cho người tu vì thiếu sự chỉ dẫn để nó quyến rũ mà tưởng rằng nó là thật. Ma cảnh thường xuất hiện tùy theo nhân cách tánh khí của người tu. Trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật đã giảng rõ về 52 loài ma cảnh khác nhau. Sau khi siêng năng tu tập để kiềm chế tư tưởng đến một lúc nào đó ma cảnh sẽ xuất hiện và điều nầy rất thông thường không có gì là lạ cả. Có người nhìn thấy các hiện tượng lạ lùng, có người nghe được những lời nói, hay mách bảo xui khiến, có người còn ngửi được những mùi hương hay có thể sờ mó được một vật gì kỳ lạ. Có khi họ thấy thân thể nhẹ bổng lên như bay, có khi họ cảm thấy như rơi vào một hố thẳm không đáy. Có khi họ bật ra các câu nói kỳ lạ mà không thể kiểm soát được.”

     ( https://thuvienhoasen.org/a9761/30-the-nao-la-ma-canh)



      Đọc bài giảng trên, ta hiểu được Trần Thoại Nguyên đã tả thật những gì  xảy ra cho nhà thơ trong khi ngồi tĩnh tọa. Đức Phật Thích Ca trước khi thành đạo thì ma cảnh vẫn hiện ra suốt đêm trước mắt ngài.



     Có lẽ những điều Thi sĩ Trần Thoại Nguyên lắng nghe được trong khi ngồi tĩnh tọa chính là những ma cảnh,  là những hiện tượng không có thật rất huyễn ảo mà vị thiền sư đã giảng ở trên.  Dưới con mắt của người trần thưởng thức thơ, ta cảm nhận được trong thơ sự huyễn hoặc của một buổi trưa, đem đến cho tâm hồn ta những cảm xúc khác lạ. Cái đẹp ở cõi trời và cái xấu ở cõi ma hình như hòa lẫn trong nhau, nỗi đau và niềm khoan khoái như ở cùng một chổ, khiến cho nhà thơ và ta như đến một miền kỳ dị, như treo linh hồn mong manh của mình thoát tục ngoài dòng thời gian đang trôi:

"Tôi treo kiếp mỏng ngoài thời gian trôi"!



      Xin đọc bài thơ thứ hai:               

ĐÊM TRĂNG LEO LÊN MÁI CHÙA.



Ngồi trong vườn nguyệt lộ

Hôn một màu trăng non.

Nghe lòng mình cười rộ

Chạy băng đồi vô ngôn.



Ồ. Hồn tràn mộng trắng

Tôi ôm trăng không màu

Tôi ngút xuống biển dạng

Tôi dại khờ mắt nâu.



Ngắt một bông trắng lau

Hương thắm giọt máu đào.

Đêm bừng lên nguyệt thẹn

Tôi nằm dài xanh xao.



Chim về ngủ ôm trăng,

Ngô đồng rơi chánh điện.

Tôi ngồi giữa Phật đàng

Làm thơ như thánh hiện.



Máu ràn rụa tây hiên,

Ồ. Máu băng ngực điên!



Tôi tĩnh mịch trang thơ

Hồn bay theo nhang khói.

Chim chết giữa điện thờ

Tôi rớt xuống điện thờ.



Chùa BẢO LỘC, Thu 1970.

( Tạp chí TƯ TƯỞNG ĐH VẠN HẠNH,Số 7,tháng 11 năm 1970)



   “Đêm trăng leo lên mái chùa là định mệnh, là cột mốc giữa đời sinh viên lang bạt, bằng một sự kiện hi hữu, TTN trở thành thi sĩ.

Sau khi bị té từ mái chùa xuống đất, đầu rướm máu, TTN xuất hồn viết bài thơ trên giấy của bao thuốc Bastos xanh, bài thơ qua tay người bạn đến với Thiền sư Tuệ Sĩ, được chọn đăng trên Tập san TƯ TƯỞNG của Viện Đại Học Vạn Hạnh – Cơ quan ngôn luận, dẫn đạo về tư tưởng, Triết lý, Giáo dục và Văn hóa rất uy tín của Phật Giáo Việt Nam."

              Trich (Thi sĩ Trần Thoại Nguyên, Đời thơ - Phận người)

                           ZULU DC

                                 
  Toàn bộ bài thơ “Đêm Trăng Leo Lên Mái Chùa” tác giả nói về trăng. Nhà thơ ngắm trăng, bay qua trăng, rơi trong trăng và ngộ ra điều huyền nhiệm cũng ở trong trăng. Trăng là những điều huyền diệu soi khắp bản thể của muôn vật trong trời đất. Mỗi con người trong linh hồn cũng có một vầng trăng nội tại, nói xa xôi là một vị Phật còn ẩn trong lòng. Bài thơ như nói về vầng trăng ngoại tại, vầng trăng thiên nhiên đã khai sáng, cho linh hồn thấy được vầng trăng nội tại. Khi nhà thơ rơi từ cao xuống, cú va đập làm cho tóe máu cũng chính là lúc hai vầng trăng hòa điệu cùng nhau, tánh Phật trong tâm chợt lóe sáng.


Như nhà thơ ZuLu ĐC đã viết :

“TTN đem vào trong thơ những từ ngữ triết học và thiền tông, bài thơ trở nên khó hiểu, nó chỉ phù hợp với một số đọc giả tin vào giá trị và uy danh tạp chí Tư Tưởng của Đại học Vạn Hạnh”. “Nó hướng tâm hồn của thi nhân vào chỗ đứng cao ngất ngưỡng, cần có một số vốn liếng triết học và căn bản Phật học môn phái Thiền tông, mới hoà nhập vào hồn thơ và ý nghĩa của “Đêm trăng leo lên mái chùa”.

Trich (Thi sĩ Trần Thoại Nguyên, Đời thơ - Phận người)

                ZULU DC


Bài thơ ĐÊM TRĂNG LEO LÊN MÁI CHÙA, Châu Thạch tôi đã đọc bình riêng trước đây rồi, được nhiều bạn đọc khen ngợi và nhiều trang Website chia sẻ. Bài thơ thơm hương Thiền trong vầng trăng non tinh khiết giữa đồi vô ngôn, tinh thần vô phân biệt "bông trắng lau hương thơm giọt máu đào" và nhất là hồn Thi sĩ như Thiền sư trong tĩnh mịch nhập diệt hiển hiện trong hình ảnh tượng trưng "Chim chết giữa điện thờ"! 



Mời đọc bài thơ thứ ba:

CHIỀU VẠN HOA


Chiều sương tỏa bóng quê người

Vườn cam lộ nở ngát đồi vạn hoa.

Tôi nằm uống cạn châu sa

Lòng căng áo lụa xếp tà huy bay.

Nghe hơi đất tận diệu kì

Mộng nghiêng trái nhạc xuống bờ cỏ sương.

Ở đây nắng cũ bạch dương

Chiều ơi! Mấy ngã mây cuồng phiêu linh!



Đồi VỌNG CẢNH, HUẾ, vào hạ 1971

(Tạp chí TƯ TƯỞNG ĐH VẠN HẠNH, số 7, tháng 9 năm


     Ta thường thấy tượng Quan Thế Âm Bồ tát tay trái cầm bình cam lồ (hay cam lộ), tay phải cầm cành dương liễu. Quí vị tụng kinh Phổ Môn có câu “Nam mô thanh tịnh bình thùy dương liễu Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện”. “Thanh tịnh bình” là bình thanh tịnh, “thùy dương liễu” là cành dương liễu rủ xuống,

Trong bình thanh tịnh chứa nước cam lồ. Nước cam lồ biểu trưng cho lòng từ bi. Nước này rưới tới đâu là chan rải tình thương tới đó, làm mát mẻ êm dịu mọi khổ đau của chúng sanh. Đặc điểm của nước cam lồ là vừa ngọt vừa mát. Bình thanh tịnh là giới đức, như Phật tử giữ năm giới, nhờ giữ giới mà trong sạch thanh tịnh.


 Thi sĩ Trần Thoại Nguyên đã nằm trên đồi Vọng Cảnh – Huế một buổi chiều sương. Cảnh thanh bình, yên tịnh và đep làm cho tác giả tưởng tượng như vạn vật ở đây đã được Quan Thế Âm rải nước Cam Lồ.


     Trong kinh Phật ngoài hoa Sen còn có rất nhiều loài hoa khác, mỗi loài hoa đều có ý nghĩa khác nhau. Thi sĩ thấy trên đồi Vọng Cảnh “nở ngát đồi vạn hoa” nghĩa là nhà thơ đã thọ nhận được trong linh hồn mình  ngàn vạn cái đẹp trong giờ phút ấy. Niềm khoan khoái trong thể xác , trong tâm hồn  khiến nhà thơ cảm nhận như mình được uống châu sa, là một dược liệu  quý trong đông y, đã được xử dụng cách đây 2000 năm, tưởng mình nhẹ như tấm lụa bay trong hoàng hôn, theo những đám mây đi phiêu linh mấy ngã. Kết thúc bài thơ Chiều Vạn Hoa trên đồi Vọng Cảnh là 2 câu thơ tuyệt bút:


"Ở đây nắng cũ bạch dương

Chiều ơi mấy ngã mây cuồng phiêu linh"


"Ở đây" là ở tại Đồi Vọng Cảnh thơ mộng của xứ Huế mộng mơ cụ thể nầy hay ở tại trần gian "sương tỏa bóng quê người" như thơ Hàn Mặc Tử từng niêm khắc thôn Vỹ Dạ ven kinh thành Huế thuở nào "Ở đây sương khói mờ nhân ảnh" ? Mà Thi sĩ thấy được màu " nắng cũ bạch dương", một màu nắng tinh khôi như giác bạc thuở nguyên sơ nào giữa hồn chiều vạn trùng mây bay phiêu linh trong thần thoại!


     Quả là bài thơ luc bát hay tả trọn vẹn một niềm vui tinh khôi thanh khiết, thánh thiện, diệu kỳ mà tác giả nhận lảnh nhờ tâm hồn biết cảm nhận được làn hương thơm mùi thiền trên đồi Vọng Cảnh.


     Xin mời đọc bài thơ thứ tư:

         CHIỀU KHÔNG

   Tặng Trịnh Công Sơn.



Đứng nhìn bóng phượng liên chiều

Chiều ơi! Chiều dại! Chiều xiêu ngã lòng.

Chiều vàng, chiều trắng, chiều không

Ồ! Tôi đứng hát giữa mông mênh chiều.



ĐỒI CÙ ĐÀ LẠT, Đầu thu 1971

(Tạp chí TƯ TƯỞNG ĐH VẠN HẠNH, Số 7, tháng 9 năm 1971)


     Đồi Cù là khu đồi nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt, kế bên là Hồ Xuân Hương, là điểm du lịch hấp dẫn, rất thơ mộng cho ai đến Đà Lạt. Thi sĩ Trần Thoại Nguyên đã "có một thời trai trẻ sống mê say điên dại tận máu xương cùng sương mù, mưa phùn, nắng mật ong, gió ngàn thông và trăng huyền mộng Đà Lạt!" (Theo lời tác giả).  Khu Đồi Cù ngày xưa cảnh quan tự do khách thập phương có thể lên đồi cỏ xanh dưới những táng bóng thông mát mà hít thở không khí trong lành, tha hồ mà ngắm cảnh.

Chỉ ở Đà Lạt mới có mùa hoa phượng trắng và hoa phượng tím đẹp thơ mộng đến thế! Thi sĩ đứng nhìn hoa  phượng và liên nghĩ hàng vạn buổi chiều mênh mông trên quê hương và trong cuộc sống của mình. Hay chăng Thi sĩ nghĩ đến loài chim phượng quý hiếm bay khắp chiều quê hương mà trong thơ Hồ Dzếnh đã từng nhắc đến : "Thơ về nắng sáng lừng cây / Xếp đôi cánh phượng cho ngày rạng ra" ?


    Sở dĩ bài thơ được tặng cho Trinh Công Sơn vì thời trai trẻ ngày ấy Thi sĩ Trần Thoại Nguyên có duyên được gần gũi NS tài hoa Trịnh Công Sơn như đứa em thân tình trên phố núi sương mù Đà Lạt (Xin mời gõ Google đọc "NÉN HƯƠNG LÒNG TƯỞNG NHỚ NS TRỊNH CÔNG SƠN" của TTN) Và có lẽ vì nhạc sĩ nầy có bài hát “Chiều Trên Quê Hương Tôi” được Trần Thoại Nguyên ưa thích. Bài hát “Chiều Trên Quê Hương Tôi” có đầy đủ ý nghĩa thực tế “Có khi đây một trời mưa bay”, Có khi “Nắng phơi trên màu ngói non tươi”, “Có những chốn riêng cho mọi người”, “Nắng khép cánh chia tay một ngày”, “Lửa bếp hồng khơi” và “Ước bao nhiêu điều đã trôi qua/Nét quê hương nghìn năm vẫn là”. Bài hát không thiền, nhưng qua tư duy của Trần Thoại Nguyên, bài thơ mang hương thiền, bởi những buổi chiều trở nên chấp chới, chao nghiêng, dại khờ và mênh mông vô định giống như sự vô thường của cuộc sống trần gian.

Hay ta tưởng tượng hình ảnh Thi sĩ đứng dang tay với mái tóc dài bồng bền và vạt áo pardessuy cùng bay trong gió ngàn thông và hát nghêu ngao "Đường phượng bay mù không lối vào. Hàng cây lá xanh gần với nhau. .." (Mưa Hồng - TCS)


Trên Đồi Cù lộng gió của xứ sở ngàn hoa vạn màu sắc hương đó, Thi sĩ như nhập hồn vào cảnh vật tâm không, ngạc nhiên với hình ảnh mình đứng nghêu ngao giữa đất trời thật thoát tục, thơm hương Thiền:


"Chiều vàng, chiều trắng, chiều không

Ồ. Tôi đứng hát giữa mông mênh chiều."



Xin đọc bài thơ thứ năm:

BƯỚM LẠ

Tặng Phạm Thiên Thư



Triệu con trăng khóc tang mùa

Tôi nằm tuyệt huyết bên chùa động chuông

Có con bướm hiện dị thường

Gáy liên thiên mộng hoang đường nửa đêm

Ngần ngần hồn vỡ thơ điên

Ồ. Con bướm lạ ấy tiên tri đời.



CHÙA LINH SƠN ĐÀ LẠT, Đầu thu 1971

(Tạp chí TƯ TƯỞNG ĐH VẠN HẠNH, số 7, tháng 9 năm 1971


Ngày trai trẻ Thi sĩ Trần Thoại Nguyên ghi danh học Ban Triết Viện Đại học Đà Lạt nhưng hay lang thang phiêu bồng cả 4 vùng chiến thuật miền Nam thuở ấy và thường về Sài Gòn ghé thăm bạn văn nghệ là những nhà sư trẻ ở ĐH Vạn Hạnh như sư Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu (em ruột Nhà thơ Viên Linh), sư Tuệ Không Phạm Thiên Thư. ..

Chắc là Thi sĩ Trần Thoại Nguyên rất ngưỡng mộ tài làm thơ của Nhà thơ Phạm Thiên Thư với hàng loạt thơ hay đăng trên các báo ở Thủ đô Sài Gòn lúc ấy và có đăng thơ trên Tạp chí Tư Tưởng của Đại học Vạn Hạnh, cũng như được NS thiên tài Phạm Duy phổ nhạc được nhiều người ưa thích, mà dành tặng cho Phạm Thiên Thư bài thơ nầy


Thơ tặng bạn nhưng từ phiêu hốt hồn mình giữa đêm hoang đường mặt đất "làm thơ như thánh hiện" (Đêm trăng leo lên mái chùa) và với nỗi ám ảnh "tài hoa yểu mênh" như Thi sĩ đã từng bộc lộ trong bài thơ GIỮA MÙA HUYỄN TƯỢNG đăng Tạp chí Chính Văn của Nhà văn Nguyễn Manh Côn cùng năm 1971:


"Một mai đời chợt vỡ hương tan

Bay tuyết vàng thu mộng úa tàn

Một bóng tài hoa sầu cuối mộ

Hồn thơ còn động cõi thiên man

Một mai tôi chết bên đồi vắng

Nằm lạnh hư không mồ tịch liêu

Hồn vẫn nhớ ai chùng mây trắng

U ám trần gian những buổi chiều " ...


Cho nên mở đầu bài thơ với giọng thơ tang tóc rùng rợn của giờ hóa kiếp :


Triệu con trăng khóc tang mùa

Tôi nằm tuyệt huyết bên chùa động chuông


Theo lời tác giả kể hoàn cảnh ra đời của bài thơ trên trang Facebook: "Đêm đó tôi và bạn thân thiết điên khùng Trần Nhơn đi chơi phố, cafe về chùa Linh Sơn quá khuya, không dám gọi chú Lạc phòng kinh sách để tá túc như mội đêm (nay chú Lạc là Hòa Thượng Chơn Nguyên, Thiền Viện Vạn Hạnh Sài Gòn) nên 2 thằng quấn áo Pardessuy mà thao thức ở lầu chuông chùa Linh Sơn, đến giờ dộng Đại hồng chung sáng sớm thì hai thằng vừa co ro hít hà lêu bêu ra phố và trong hồn tôi hình thanh bài thơ rồi đọc lại bài thơ ở quán cafe Tùng Thành phố Đà Lạt cho bạn nghe và cũng nói luôn với bạn là bài thơ xứng đáng tặng con bướm dị thường Phạm Thiên Thư."


Kẻ làm thơ, nghệ sĩ sáng tạo đều mang nghiệp như nghiệp tằm phải nhả tơ. Thi sĩ thấy mình hóa kiếp thành bướm lạ "gáy liên thiên mộng hoang đường nửa đêm" !


Nhà thơ Phạm Thiên Thư sau nầy chắc khoái ý về bài thơ nầy vì ông hay nói quẻ xem tướng cho bạn thơ đến quán Hoa Vàng của ông để cùng cafe, nên đã cho in trong tập Truyện Liêu Trai của mình, ngầm xem như Thi sĩ Trần Thoại Nguyên đã tiên tri về mình :



                    Ngần ngần hồn vỡ thơ điên

                    Ồ. Con bướm lạ ấy tiên tri đời


     Trên Website Art2all.net giới thiệu Thơ Thiền của Thi sĩ Trần Thoại Nguyên lại có đăng thêm một bài thơ nữa cùng thời điểm sáng tác cũng trong trạng thái Thi sĩ Tĩnh Tọa trong đêm trăng ở làng cổ Phước Tích của xứ Huế rất thơm hương Thiền! Chẳng thể bỏ qua mà không đọc!
   

     Mời đọc bài thơ thứ sáu:

ĐÊM TRĂNG PHƯỚC TÍCH


Tôi về Phước Tích đêm nay

Hôn trăng gỗ quí nghe đầy tiếng chim.

Cột kèo ôm mộng rồng thiêng

Buồn vương khế thị lộng hiên áo bà.

Gốm vàng men ánh sông xa

Nghiêng nghiêng đất trích giậu hoa kinh thành.

Tôi ngồi thiền định trăng thanh

Nghe hồn thu thảo trầm mình Ô Lâu

Sóng thời gian vỗ cung sầu

Hồn tôi Phước Tích nguyên màu trăng xưa.



     Phước Tích là một làng cổ nổi tiếng của Huế vàng son, cách trung tâm thành phố Huế 35 km về hướng Bắc, nằm lặng lẽ bên bờ sông Ô Lâu, địa phận chia cắt tỉnh Thừa Thiên – Huế và tỉnh Quảng Trị. Với tuổi đời trên 500 năm và đã được xếp hạng di tích quốc gia.  Mặc dù hơn 500 năm tuổi nhưng làng cổ Phước Tích vẫn còn lưu giữ vẹn nguyên văn hoá làng nghề, với hệ thống đình, chùa, đền, miếu, nhà rường cổ, bóng cây cổ thụ điển hình của thôn quê Bắc Trung Bộ.



     Bài thơ nầy  gọi là “thơm hương thiền” chỉ vì tác giả về ngồi thiền dưới trăng thanh tịnh giữa khung cảnh còn nhiều di tích cổ xưa. Nhờ ngồi thiền, Thi sĩ đã trầm tư lắng hồn đi vào vẻ đẹp kiến trúc chạm khắc vàng son và cây thị cổ tích xưa của làng:


                Cột kèo ôm mộng rồng thiêng

                Buồn vương khế thị lộng hiên tay bà


     Cũng như nhập hồn vào cảnh vật làng nghề gốm truyền thống tinh xảo ven Kinh thành Triều Nguyễn vàng son thuở xưa:


                Gốm vàng men ánh sông xa

               Nghiêng nghiêng đất trích giậu hoa kinh thành


      Ngồi thiền định duới trăng thanh tịnh, tâm hồn thoát tục như được bay trên sóng thời  gian để quay về với quá khứ và cảm nhận hồn cây cỏ vạn vât, thành quách lầu đài vàng son xưa đã vùi chôn theo theo sóng thời gian trôi theo dòng nước sông Ô lâu kia:



                 Tôi ngồi thiền định trăng thanh

                 Nghe hồn thu thảo trầm mình Ô Lâu


     Giữa sóng thời gian lớp lớp xuôi một dòng sầu đó, hồn thi nhân thoát tục vẫn trong sáng nguyên sơ như màu trăng làng Phước Tích ban sơ xưa:


                  Sóng thời gian vỗ cung sầu

                  Hồn tôi Phước Tích nguyên màu trăng xưa



     Một cuộc quay về trong tưởng tượng hay nẻo về tâm linh huyền nhiệm thật sự ta không thể biết được!


      Hai câu thơ kết có thể cho ta một niềm tin là nhà thơ đã để linh hồn mình nương theo sóng  thời gian quay về với làng Phước Tịch của 500 năm trước. Đến đây, linh hồn tác giả không còn là linh hồn của Trần Thoại Nguyên nữa, mà linh hồn ấy đã hòa nhập trong không gian, thời gian của quá khứ, trở thành linh hồn Phước Tích, là linh hồn của cả một miền đất thanh tịnh huyền thoại xưa!


     Việc nhà thơ ngồi thiền nhập định đạt đạo đến đâu, chỉ có nhà thơ biết.Ta chỉ biết qua thơ, ta thấy một bức tranh tuyệt đẹp. Bức tranh trong thơ lột tả hình ảnh một thi nhân ngồi thiền dưới trăng thanh tịnh, trong một khung cảnh cổ kính, cho ta một vài giây phút thoát ly trần tục, để phiêu lưu cùng tác giả đến một miềm êm ái vô biên, như sự êm ái của bài thơ! 


     Trên đây là những bài thơ mà chính tác giả đã cho biết được ảnh hưởng từ “Tiểu Luận Về Tổ Sư Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma” nên sáng tác được những bài thơ “Thơm Hương Thiền” như thế.

     Riêng người viết bài nầy không có trình độ giáo lý nhà Phật, không ngồi thiền, không phật tử, chỉ cảm nhận rất tự nhiên những bài thơ như cảm nhận cái hay cái đẹp của bản nhạc mà mình không biết nhạc lý, không phân biệt âm thanh của mỗi cây đàn, thế nhưng vẫn ái mộ, vẫn  vỗ tay khen thưởng và vẫn mời mọi người đến nghe cùng mình. Vậy nên thành thật tạ lỗi nếu những điều viết ra đây là múa bá vơ!



                                                                 CHÂU THẠCH


Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

TÌNH YÊU CỦA TÔI MỘT THỜI ĐÀ NẴNG , thơ LA TOÀN VINH , nHẠC PHAN NI TẤN








TÌNH YÊU CŨA TÔI MỘT THỜI ĐÀ NẴNG
THƠ LA TOÀN VINH
NHẠC PHAN NI TẤN
HÒA ÂM & TRÌNH BÀY TRẦN LÊ QUANG


LỜI RU MẸ - THƠ NGUYÊN LẠC


Steven Nguyen
07:54 (22 phút trước)
tới tôi

Nhân ngày Vu Lan, gởi NM thêm 1 bài thơ. Tình thân. NL 8/30/2020
...................................................................................



Mẹ đang làm gì cho con ? Đọc thơ Mẹ Lặng rồi cả tiếng con v




LỜI RU MẸ

.
"Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy thức đủ vừa năm" (Hát ru Nam bộ)

.
À ơi mẹ hỡi mùa thu
Mùa thu năm đó biệt mù con đi
Đem theo tàn mộng xuân thì
Bao năm chờ đợi... còn gì nữa đâu?!
.
Ngày về trông trước nhìn sau
Tìm đâu bóng mẹ? ... "Trên đầu mây bay" 
Bao năm "cải tạo" đủ dài
Đủ cho mắt mẹ khóc ai hóa mù!
.
À ơi con hỡi mùa thu
Những lời ru mẹ nghìn thu vẫn còn
Bao năm mẹ đã ru con
Giờ con ru lại ... lời buồn mẹ ru
.
À ơi con hỡi mùa thu
À ơi mẹ hỡi... Tìm đâu bóng hình?!
.
NGUUYỆN LẠC

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Trạng Trình NGUYỄN BỈNH KHIÊM *( Kỳ Tam ) - ĐỖ CHIÊU ĐỨC

 
Nguyễn Bỉnh Khiêm – Wikipedia tiếng Việt




Trạng Trình NGUYỄN BỈNH KHIÊM
                                                    Kỳ  Tam                                                     
                                               
image.png                               

11. Bài thơ TỐNG LÃO THIẾP HOÀN THÔN CƯ :

 送老妾還村居        TỐNG LÃO THIẾP HOÀN THÔN CƯ 

無限東風暖襲人,    Vô hạn đông phong noãn tập nhân,
醉中扶起老來身。    Túy trung phù khởi lão lai thân.
慇懃報道無他語,    Ân cần báo đạo vô tha ngữ,
江館煙村共一春。    Giang quán yên thôn cộng nhất xuân.
                  阮秉謙                                  Nguyễn Bỉnh Khiêm
        
image.png

* Chú Thích :
    - TỐNG LÃO THIẾP HOÀN THÔN CƯ 送老妾還村居 là Đưa người thiếp già trở về nơi ở cũ trong thôn xóm.
    - Vô Hạn 無限 : là Rất nhiều, là Đầy rẫy cả.
    - Đông Phong 東風 là Gió từ hướng đông thổi đến, tức là Gió xuân đó.
    - Tập 襲 : là Đánh lén, đánh úp (như Tập Công); ở đây có nghĩa là Thâm nhiễm, là bao phủ quanh, nên NOÃN TẬP NHÂN 暖襲人 là Cái ấm áp ập đến quanh người.
    - Phù 扶: là Nâng đỡ, nên PHù KHỞI 扶起 là Đỡ dậy.
    - Báo Đạo 報道 : là Báo đáp lại cái đạo lý giữa tướng công và tì thiếp.
    - Giang Quán 江館 : QUÁN ở đây là TRÚ QUÁN 住館 là Nhà ở, nên GIANG QUÁN có nghĩa là Căn nhà nhỏ ở ven sông. 
    - Yên Thôn 煙村 : là Xóm khói, là Xóm trong sương khói, chỉ Xóm thôn vắng vẻ.

* Nghĩa Bài Thơ :
                                       ĐƯA NGƯỜI THIẾP GIÀ VỀ THÔN

       Làn gió xuân tràn ngập làm cho hơi ấm cũng ập đến quanh người. Trong cơn say, ta đỡ dậy tấm thân già nua của người tì thiếp. Rất ân vần để báo đáp cho trọn cái đạo làm người, chớ không nói năng gì khác nữa. Căn nhà nhỏ ven sông trong xóm thôn vắng lặng như cùng tràn ngập trong mùa xuân.

      Đối với những người hầu thiếp ngày xưa khi về già, thường được chủ nhân (cũng là người đầu ấp tay gối trong biết bao năm, lắm khi tình nghĩa còn hơn là người hôn phối chính thức được cưới khi đã hiển đạt) ban cho chút đỉnh tiền bạc, khá lắm thì thêm được một người hầu để về quê dưỡng già đợi ngày theo ông theo bà về nơi chín suối. Cụ nguyễn Bỉnh Khiêm đã rất tình nghĩa và đúng đạo làm người, đích thân đưa người thiếp già về quê để an hưởng tuổi già cho phải đạo.

* Diễn Nôm :
                         TỐNG LÃO THIẾP HOÀN THÔN CƯ
                          
                        image.png
                        Gió xuân ấm áp thổi quanh người,
                        Say đỡ thân già đến tận nơi.
                        Trọn đạo ân cần không cắng đắng,
                        Nhà bên sông vắng đón xuân tươi !
    Lục bát :
                       Quanh người thổi ấm gió xuân,
                       Trong say đỡ dậy ân cần dìu nhau.
                       Ít lời trọn đạo trước sau,
                       Nhà ven sông vắng rạt rào gió xuân !
                                                                        杜紹德
                                                                   Đỗ Chiêu Đức
12. Hai bài thơ TỰ THUẬT :

 自述 (其一)            TỰ THUẬT (kỳ nhất)

年方七十已休官,    Niên phương thất thập dĩ hưu quan,
重憶幽居覓故山。    Trùng ức u cư mịch cố san.
津館日高眠未起,    Tân quán nhựt cao miên vị khởi,
青雲爭似白雲閑。    Thanh vân tranh tự bạch vân nhàn.

 自述 (其二)          TỰ THUẬT (kỳ nhị)

得優遊可便優遊,    Đắc ưu du khả tiện ưu du,
心逸神閒日日休。    Tâm dật thần nhàn nhựt nhựt hưu.
最愛五湖湖上客,    Tối ái ngũ hồ hồ thượng khách,
清風明月一扁舟。    Thanh phong minh nguyệt nhất biên chu.
             阮秉謙                                       Nguyễn Bỉnh Khiêm
              
               image.png           
* Chú Thích :
    - Niên Phương 年方 : Năm khoảng; ở đây chỉ Tuổi khoảng...
    - Trùng Ức 重憶 : là Nhớ lại.
    - Tân Quán 津館 : là Quán ven bờ, có nghĩa : Gian nhà nhỏ bên bến sông.
    - Tranh Tự 爭似 : Giành nhau để được giống như là...
    - Ưu Du 優遊 : là Ưu tiên du ngoạn, là Du ngoạn một cách thoải mái.
    - Tâm Dật Thần Nhàn 心逸神閒 : DẬT 逸 là Buông thả, thoải mái. nên TÂM DẬT THẦN NHÀN là Tâm thần buông thả thoải mái nhàn nhã.
    - Nhất Biên Chu 一扁舟 : là Một chiếc thuyền mỏng, chỉ Một chiếc thuyền con.

* Nghĩa Bài Thơ :
                                   TỰ THUẬT 
                                     (bài 1)
        Tuổi khoảng 70 đã từ quan để về hưu, còn nhớ lại chỗ ở thanh u vắng vẻ ngày trước nên tìm về núi cũ. Bên bến sông trong quán nhỏ, mặt trời đã lên cao vẫn còn ngủ chưa dậy. Mây xanh như tranh đua sự nhàn nhã với mây trắng trên bầu trời. 

                                     (bài 2)
        Được vui chơi thảnh thơi thì hãy cứ vui chơi thảnh thơi. Trong lòng thoải mái thần trí nhàn nhã thì ngày ngày cứ nghỉ ngơi. Yêu nhất là cảnh của  Ngũ Hồ và khách du trên Ngũ Hồ, cứ thả một lá thuyền con mà thưởng ngoạn trăng thanh gió mát !

       Câu đầu của bài 2 "Đắc ưu du khả tiện ưu du 得優遊可便優遊,làm cho ta nhớ đến 2 câu thơ trong Tăng Quảng Hiền Văn là :

                  遇飲酒時須飲酒, Ngộ ẩm tửu thời tu ẩm tửu,
                  得高歌處且高歌。 Đắc cao ca xứ thả cao ca !
     Có nghĩa :
                  Gặp lúc uống rượu thì cứ vui chơi mà uống rượu;
                  Lúc cất cao giọng hát thì cứ hát cho thả giàn !

       Còn hai câu sau nối tiếp theo ý của hai câu trên nữa là :

                  今朝有酒今朝醉,  Kim triêu hữu tửu kim triêu túy,
                  明日愁來明日憂.   Minh nhựt sầu lai minh nhựt ưu !
     Có nghĩa :
                  Hôm nay có rượu thì hôm nay hãy uống cho say;
                  Ngày mai sầu đến thì ngày mai hãy lo toan !
  
       Đã về hưu hưởng nhàn rồi thì phải sống cho thoải mái, xả láng, không lo nghĩ gì nữa cả !
                       
                    image.png
* Diễn Nôm :
                         TỰ THUẬT
                          (bài 1)
                  Tuổi vừa bảy chục đã về hưu,
                  Núi cũ tìm về với cựu cư.
                  Tân quán nắng cao người vẫn ngủ,
                  Mây xanh mây trắng mãi du du !
     Lục bát :
                  Tuổi vừa bảy chục từ quan,
                  Nhớ nơi ở cũ cố san tìm về.
                  Nắng cao nhà vắng ngủ mê,
                  Mây xanh mây trắng tranh về nhàn du.

                              (bài 2)
                  Được lúc thảnh thơi cứ thảnh thơi,
                  Tâm tình thoải mái ngày ngày vui.
                  Ngũ Hồ yêu nhất người du ngoạn,
                  Gió mát trăng thanh thuyền nhỏ bơi.
     Lục bát :
                  Thảnh thơi thì cứ thảnh thơi,
                  Trong lòng nhàn nhã niềm vui ngày ngày.
                  Ngũ Hồ du khách nhất đời,
                  Trăng thanh gió mát thuyền chơi khắp miền.
                                                       杜紹德
                                                   Đỗ Chiêu Đức
   
13. Bài thơ XUÂN ĐÁN CẢM TÁC :

    春旦感作               XUÂN ĐÁN CẢM TÁC

行年七十四年餘,    Hành niên thất thập tứ niên dư,
喜得投閒訪舊居。    Hỉ đắc đầu nhàn phỏng cựu cư.
歲始旁觀新宇宙,    Tuế thủy bàng quan tân vũ trụ,
家貧唯富舊詩書。    Gia bần duy phú cựu thi thư.
秀花野竹三春好,    Tú hoa dã trúc tam xuân hảo,
淨月明窗一室虛。    Tịnh nguyệt minh song nhất thất hư.
誰是誰非休說著,    Thùy thị thùy phi hưu thuyết trước
老狂自笑太庸疏。    Lão cuồng tự tiếu thái dung sơ !
               阮秉謙                                 Nguyễn Bỉnh Khiêm
                      
               image.png
* Chú Thích :
    - Đầu Nhàn 投閒 : Vấn thân vào việc hưởng nhàn, như ĐẦU QUÂN 投軍 là Gia nhập vào quân đội vậy. 
    - Phỏng 訪 : là Thăm viếng. PHỎNG CỰU CƯ 訪舊居 là Thăm lại chỗ ở cũ.
    - Tuế Thủy 歲始 : Tuổi bắt đầu, có nghĩa là Đầu năm.
    - Tú Hoa Dã Trúc 秀花野竹 : Hoa đẹp trúc hoang (chỉ tre mọc phóng túng).
    - Tịnh nguyệt Minh Song 淨月明窗 : Trăng thì trong, cửa song thì sáng.
    - Lão Cuồng 老狂 : Không phải là Ông già điên, mà là Ông già ngông nghênh.
    - Dung Sơ 庸疏 : DUNG là Dung tục là tầm thường; SƠ là Hời hợt không ý tứ. Nên DUNG SƠ là Hời hợt tầm thường.

* Nghĩa Bài Thơ :
                                     CẢM TÁC NGÀY ĐẦU XUÂN
        Tuổi đời đã bảy mươi tư tuổi có thừa rồi, vui vì được về thăm lại chỗ ở cũ khi đã hưởng nhàn. Đầu năm cứ đứng một bên mà xem vũ trụ đổi mới; nhà nghèo chỉ giàu ở số sách thi thơ đã cũ mèm. Ba tháng mùa xuân thì vui với hoa đẹp và những khóm tre dại; Một căn phòng trống với trăng trong cửa sáng. Mặc ai phải ai trái xin đừng nói đến nữa, ta chỉ tự cười mình là lão già ngông nghênh tầm thường hời hợt và vô tích sự mà thôi !

* Diễn Nôm :
                      XUÂN ĐÁN CẢM TÁC
                    
                  image.png
                  Tuổi đà bảy chục lại thêm tư,
                  Mừng được nhàn thăm chốn cựu cư.
                  Năm mới vui còn xem vũ trụ,
                  Nhà nghèo giàu chỉ có thi thư.
                  Trúc hoang hoa đẹp ba xuân thắm,
                  Song sáng trăng thanh một thảo lư.
                  Phải trái ai người đừng nói đến,
                  Già ngông hời hợt tự cười trừ ! 
     Lục bát :
                  Tuổi già đã bảy mươi tư,
                  Vui nhàn thăm chốn cựu cư năm nào.
                  Đầu năm vũ trụ đổi màu,
                  Nhà nghèo sách cũ làm giàu quanh năm.
                  Trúc hoang hoa đẹp ba xuân,
                  Trăng thanh cửa sáng một phòng trống không.
                  Thị phi ai đó khôn phân,
                  Tự cười hời hợt già ngông vụng về.  
                                                         杜紹德
                                                    Đỗ Chiêu Đức
14. Bài thơ THU THANH :

   秋聲                   THU THANH
蕭條秋夜滴寒更,   Tiêu điều thu dạ trích hàn canh,
玉律回音暗土聲。   Ngọc luật hồi âm ám thổ thanh.
但覺樹間鳴晰晰,   Đản giác thọ gian minh tích tích,
忽驚月下響錚錚。   Hốt kinh nguyệt hạ hưởng tranh tranh.
初聞戍婦愁無寐,   Sơ văn thú phụ sầu vô mỵ,
自觸寒螿惹不平。   Tự xúc hàn tương nhạ bất bình.
擬作穎川歐子賦,   Nghỉ tác Dĩnh Xuyên Âu tử phú,
恐惶模仿被時輕。   Khủng hoàng mô phỏng bị thời khinh.
              阮秉謙                                Nguyễn Bỉnh Khiêm
            
image.png  
* Chú Thích :
    - Tiêu Điều 蕭條 : là Xơ xác vắng lặng.
    - Ngọc Luật Hồi Âm Ám Thổ Thanh 玉律回音暗土聲 : NGỌC là cái ống bằng ngọc, người xưa đốt tro của màng cây sậy bỏ vào bên trong, đến các khí tiết như Đông chí, Lập xuân v.v... thì chất tro trong ống luật được khí trời thổi bay lên, người ta dựa vào đó để đoán xem thời tiết; ÁM THỔ THANH là ngầm có tiếng thổ là đất, theo Thái Cực Đồ thì ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) ứng với tứ thời, kim ứng với mùa thu, mộc ứng với mùa xuân, thuỷ và thổ ứng với mùa đông, hoả ứng với mùa hè. Ở đây ý nói rằng tuy là đang trong mùa thu mà trong ống ngọc luật đã ngầm có tiếng thổ, tức là báo trước sắp tới mùa đông rét mướt.
   - Tích Tích, Tranh Tranh 晰晰,錚錚 : Từ Tượng thanh, chỉ tiếng côn trùng kêu trong đêm thu.
   - Thú Phụ 戍婦 : là Vợ của những người lính thú lưu đồn ở xa.
   - Hàn Tương 寒螿 : Một loại ve sầu nhỏ, chỉ kêu khi mùa thu lạnh lẽo. 
   - Nghỉ Tác 擬作 : Định nhái theo để làm... cái gì đó.
   - Dĩnh Xuyên Âu Tử Phú 穎川歐子賦 : ÂU TỬ tức là Âu Dương Tu, người đất Dĩnh Xuyên, sống vào đời Tống ở Trung Quốc, là Tễ Tướng và là một danh sĩ có làm bài "Thu Thanh Phú 秋聲賦" (Phú Tiếng thu) rất nổi tiếng.

* Nghĩa Bài Thơ :
                                  TIẾNG THU
        Trong đêm thu tiêu điều vắng lặng chỉ nghe tiếng đồng hồ nhỏ giọt điểm canh lạnh lẽo; Trong ống ngọc luật lại ngầm vang tiếng thổ báo hiệu mùa đông rét mướt sắp tới. Lại nghe thấy trong khóm cây có tiếng kêu ri rỉ, và chợt giật mình khi nghe tiếng ra rả dưới trăng. Thoáng nghe tiếng người vợ của các anh lính thú buồn vì không ngủ được, lại xúc động tâm tình như những con ve sầu đang kêu vang như than cho nổi bất bình. (Trước cảnh tình nầy), ta định làm bài phú về tiếng thu như Âu Dương Tu của đất Dĩnh Xuyên, nhưng lại e rằng người đời bảo là ta bắt chước mà khinh rẻ ta chăng !?

* Diễn Nôm :
                            THU THANH
                   
                  image.png
                     
                    Đồng hồ nhỏ giọt đêm thu lạnh,
                    Ngọc luật âm vang tiếng thổ thanh.
                    Chợt thấy trong cây vang chích chắc,
                    Giật mình dưới nguyệt tiếng lanh canh.
                    Não nề thú phụ buồn khôn ngủ,
                    Xúc động ve sầu rỉ suốt canh.
                    Muốn học Dĩnh Xuyên làm phú vịnh,
                    Còn e bắt chước bị người khinh.
       Lục bát :
                    Tiêu điều nhỏ giọt đêm thu,
                    Âm vang ngọc luật nghe như thổ hành.
                    Trong cây vẳng tiếng lanh canh,
                    Dưới trăng ra rả giật mình tiếng ve.
                    Trở trăn cô phụ buồn nghe,
                    Dế mèn ri rỉ như chia bất bình.
                    Muốn làm bài phú Thu Thanh,
                    Chỉnh e mô phỏng buồn tình lại thôi !
                                                             杜紹德
                                                        Đỗ Chiêu Đức

15. Bài thơ TRỪ TỊCH TỨC SỰ :

    除夕即事               TRỪ TỊCH TỨC SỰ
新歲才臨舊歲除,    Tân tuế tài lâm cựu tuế trừ,
老來笑我太庸疏。    Lão lai tiếu ngã thái dung sơ.
乾坤不盡煙花景,    Càn khôn bất tận yên hoa cảnh,
門館無私水竹居。    Môn quán vô tư thủy trúc cư.
兩度手層扶日轂,    Lưỡng độ thủ tằng phù nhựt cốc,
一封書肯上公車。    Nhất phong thư khẳng thượng công xư(xa).
年年管得春光好,    Niên niên quản đắc xuân quang hảo,
知是天心獨厚余。    Tri thị thiên tâm độc hậu dư.
         阮秉謙                          Nguyễn Bỉnh Khiêm
              
             image.png
* Chú Thích :
    - Tài Lâm 才臨 : là Mới vừa đến.
    - Dung Sơ 庸疏 :DUNG là Dung tục là tầm thường, SƠ là Thưa thớt, hời hợt. Nên DUNG SƠ là Hời hợt tầm thường, vô tích sự, không làm được gì cả.
    - Càn Khôn 乾坤 : là hai quẻ tượng trưng cho Trời và Đất trong Bát quái.
    - Yên Hoa Cảnh 煙花景 : Cảnh hoa nở rộ đẹp đẽ của mùa xuân.
    - Thủy Trúc Cư 水竹居 : Nhà ở trên bến nước có tre trúc hữu tình.
    - Nhựt Cốc 日轂 : là Mặt trời, ở đây chỉ nhà vua, nên PHÙ NHỰT CỐC 扶日轂 là Phò trợ nhà vua.
    - Công Xa 公車 : là Xe công, chỉ Xe của vua đi.
    - Quản Đắc 管得 : là Quản lý được, có nghĩa là Nắm bắt được, là Hưởng được.
    - Độc Hậu Dư 獨厚余 : ĐỘC là Riêng lẻ, HẬU là Hậu đãi, DƯ là Ta; nên ĐỘC HẬU DƯ là Hậu đãi riêng với mình ta.

* Nghĩa bài Thơ :
                                      Tức Sự đêm Giao Thừa

       Năm mới vừa đến thì năm cũ cũng đi qua; cười ta già đầu rồi mà còn hời hợt tầm thường vô tích sự. Cảnh hoa đẹp của mùa xuân trong đất trời thì vô cùng tận, và nơi ở nhàn nhã trước cửa có sông nước trúc tre cũng không chỉ dành riêng cho ai; Cũng đã hai lần từng phò vua giúp nước, nhưng một phong thư (kể công) cũng không chịu trình lên xe vua. (Chỉ cần) mỗi năm ta đều hưởng được những mùa xuân đẹp đẽ, thì biết là lòng trời còn hậu đãi ưu ái đến ta lắm rồi !

      Qủa là lòng của một lão thần trung nghĩa, không hám vinh hoa phú qúy; không màng danh lợi buộc ràng, chỉ muốn yên thân nhàn tản thưởng ngoạn sự đẹp đẽ ưu ái của đất trời, của tiết xuân với hoa thơm cỏ đẹp khi mỗi độ xuân về. 
        
* Diễn Nôm :
                       TRỪ TỊCH TỨC SỰ
                   
               image.png
                   
                   Năm mới đến đi lại một năm,
                   Cười ta già ngố lại vô tâm.
                   Đất trời cảnh trí hoa xuân thắm,
                   Nhà cửa ven sông tre trúc râm.
                   Hai lượt phò vua luôn dốc sức,
                   Một phong thư tấu mãi trầm ngâm.
                   Năm năm cứ được vui xuân đến,
                   Là phúc riêng trời kẻ hảo tâm.
      Lục bát :
                   Năm mới đến, năm cũ đi,
                   Cười ta ngớ ngẩn khác gì năm qua.
                   Đất trời xuân thắm bao la,
                   Bên sông tre trúc cửa nhà riêng ai.
                   Hai lần phò chúa ra tay,
                   Một phong thư lại ngại hoài chẳng dâng.
                   Năm năm vui hưởng sắc xuân,
                   Biết trời hậu đãi lão thần riêng ta.

                                          杜紹德
                                       ĐỖ CHIÊU ĐỨC 



Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

BIỂN ĐÊM , TRĂM NĂM VẪN MÙI HƯƠNG - THƠ NGUYÊN LẠC

Steven Nguyen
Tệp đính kèm
17:11, Th 6, 28 thg 8 (14 giờ trước)
tới tôi

Gởi NM thêm 2 bài thơ Chúc sức khỏeTình thânL 8/28/2020
........................................................................








BIỂN ĐÊM

.
Biệt ly từ cuộc bể dâu
Mất nhau từ thưở ba đào quê hương
Người về tìm lại mùi hương
Người về tìm lại thân thương đã rồi ...
.
Biết rằng sương khói mà thôi
Thịt da trên cát hằn tôi nỗi sầu
Biển chiều trời vội trốn mau
Cô đơn lặng nhớ tình đau một thời
.
Biển xưa bãi cũ tôi ngồi
Hồn nghe sóng vỗ đôi mươi tình nào
Tay ôm thân ngất quyện nhau
Môi thơm ngực ngải cho nhau lần đầu
.
Đêm nay biển vắng người đâu?
Vầng trăng khuyết tật trên đầu đưa tang
Rì rào lớp sóng kêu than
Gió ngàn thông réo gọi oan khiên về
.
Cát luồn tuôn sợi tay mơ
Tình luồn ngăn nhớ hương mê thân nào
Thịt da nhung mượt đêm nao
Hằn trong ký ức biết làm sao đây?
.
Biển ơi có biết tình tôi?
Sóng ơi sao xóa dấu người tôi yêu?
Bãi xưa còn lại gì đâu?
Về chi nghe tiếng khóc gào sóng đau?
.
Vời kia một bóng trăng sầu
Nghìn trùng xa cách biết đâu dõi tìm?
.
.
.

TRĂM NĂM VẪN MÙI HƯƠNG
.

1.
Trăng khuyết đêm mênh mông
Vọng âm tiếng muôn trùng
Điệp khúc buồn kinh tụng
Nhạc lắng trầm cung thương
.
Gió lay lá thì thầm
Tiếng người gọi phải không?
Động hồn đời lữ thứ
Nến đêm thoảng làn hương
.
Lữ khách nhớ mùi hương
Đêm tóc xỏa môi hồng
Hở áo lộ nguyêt rằm
Thịt da ngát trầm hương
.
2.
Đêm lữ thứ cô đơn
Trăng khuyết mờ khói sương
Nến chong đêm tim lụn
Lữ khách hồn bâng khuâng
.
Bao năm rồi tha hương
Bể dâu nỗi đoạn trường
Lắng lòng đêm cô lữ
Muôn trùng sầu khuyết trăng
.
Chong đêm buồn nến lụn
Ngoài song vọng khôn cùng
Đêm tóc xỏa ngực rằm
Vấn vương đời trăm năm
.
Bao năm rồi cố nhân?
Sâm thương chia đôi đường
Xuân thu màu sương điểm
Ly biệt vẫn mùi hương
.
Mở chi ngăn ký ức?
Để bay toả làn hương!
"Sông Tương chia hai nguồn"
Thiên thu mãi còn thương!
.
NGUYÊN LẠC

KINH THƠ THƠ LÊ HỮU MINH TOÀN PHỔ NHẠC & TRÌNH BÀY PHAN NI TẤN










KINH THƠ
THƠ LÊ HỮU MINH TOÀN
PHỔ NHẠC & TRÌNH BÀY PHAN NI TẤN


Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

TIẾNG RU CỦA MẸ - THƠ & NHẠC TUỆ MINH








TIẾNG RU CỦA MẸ
NHẠC & LỜI TUỆ MINH
CA SỸ BÙI PHƯƠNG THÚY
VIDEO CLIP NS ANH NGUYÊN



TIẾNG RU CỦA MẸ

Sóng đời dồn dập sóng đời 
Tao nôi tiếng Mẹ ru hời còn vang
Mẹ ru con ngủ, hãy ngoan
Mẹ còn gồng gánh lo toan bao điều 

Vai cơm áo, vai thương yêu 
Lo đàn con, Mẹ chắc chiu gánh gồng
Tâm tư gánh với non sông 
Ân tình gánh cả mênh mông tình người

Mai khôn lớn bước ra đời
Kiên trung ý chí phương trời vươn xa
Vững chân bước, bước xông pha
Gan với giặc giữ nước nhà con ơi

Tiếng Mẹ ru giữa lòng đời
Lắng sâu thẩm thấu tình người trong con
Tình dân tộc tình nước non
Nghe trong lời Mẹ sắt son tiếng lòng

TUỆ MINH




Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

BẾN CŨ ĐÒ XƯA ,NHẠC &LỜI PHAN NI TẤN








BẾN CŨ ĐÒ XƯA
SÁNG TÁC PHAN N I TẤN
TRÌNH BÀY PHÚC DUY

CHIỀU BÊN SÔNG , THƠ CHÂU LY , NHẠC PHAN NI TẤN









CHIỀU BÊN SÔNG 
THƠ CHÂU LY
NHẠC & TRÌNH BÀY  PHAN NI TẤN

THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 65 : LÂN LÝ - ĐỖ CHIÊU ĐỨC




THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 65 : 
                                      
                                                 LÂN LÝ 

                                        Inline image
                                                  Sinh rằng LÂN LÝ ra vào, 
                                          Gần đây nào phải người nào xa xôi.              

         Đó là hai câu thơ mà Kim Trọng đánh tiếng  nhận là "Bà con lốì xóm" để làm quen với Thúy Kiều.  LÂN LÝ 鄰里, LÂN 鄰 là Lân cận, là lối xóm, là những người ở sát bên nhà. LÝ 里 là Làng xã. Nên LÂN LÝ là Bà con chòm xóm, là lối xóm với nhau. Đây là cái cớ đắc dụng nhất để làm quen với ai đó, nhất là các cô cậu mới lớn ở trong xã hội phong kiến ngày xưa. Nhắc lại bài thơ ngũ ngôn TRƯỜNG CAN HÀNH của Thôi Hiệu đời  Đường tả khi cô gái muốn làm quen với chàng trai đã "kiếm chuyện nhìn bà con lối xóm" như sau :
  
                       君家何處住,   Quân gia xà xứ trú ?    
                       妾住在橫塘。   Thiếp trú tại Hoành Đường.    
                       停船暫借問,   Đình thuyền tạm tá vấn,  
                       或恐是同鄉。   Hoặc khủng thị đồng hương.
  Có nghĩa :
                               Nhà chàng ở tận nơi đâu ?
                       Thiếp thì ở mãi sâu trong Hoành Đường.
                              Dừng thuyền thiếp hỏi tỏ tường,
                         Hoặc là có phải đồng hương chăng là !?

                            Inline image

         LÂN 鄰 là hàng xóm, nên HƯƠNG LÂN 香鄰 là Cô hàng xóm thơm phức ! Đây là cách "nịnh đầm" của ông cha ta ngày xưa. Ai dám bảo các cụ là "cổ lổ xỉ" đâu. Ta hãy nghe cũng chàng Kim Trọng chỉ lo "cua" gái mà không chăm chỉ học hành, đã nghe ngóng khắp nơi để tìm người đẹp :

                               Trộm nghe thơm nức HƯƠNG LÂN,
                           Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều.

       HƯƠNG LÂN 香鄰 còn được gọi là PHƯƠNG LÂN 芳鄰, cũng cùng một nghĩa "nịnh đầm" như trên.      
       
      Ta còn có LÂN là KỲ LÂN 麒麟, con vật thần thoại tượng trưng cho đức tính nhân hậu của bậc thánh nhân, của người quân tử. Trong chương Chu Nam của Kinh Thi có câu LÂN CHỈ TRÌNH TƯỜNG 麟趾呈祥, có nghĩa : Gót chân của con lân đi đến đâu thì mang điềm lành đến nơi đó. Nên các đoàn lân múa chúc mừng Xuân trong ba ngày Tết Nguyên Đán, trên danh thiếp luôn luôn có 4 chữ Lân Chỉ Trình Tường là vì thế. Trong Kinh Thi còn ví Kỳ Lân với Châu Văn Vương, còn gót chân của nó thì ví với con cháu của Châu Văn Vương. Do đó Lân Chỉ hay Gót Lân còn dùng để chỉ con cháu của người hiền đức, như trong truyện Nôm Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu :

                                   Trăm năm biết mấy tinh thần,
                                Sinh con sau nối GÓT LÂN đời đời.

                                Inline image

      và như trong tác phẩm Sãi Vãi của cụ Nguyễn Cư Trinh khi cho ông Sãi luận về chữ MUỐN như sau :

                            Lưới thỏ giăng, Sãi muốn cho củ củ võ phu;
                           GÓT LÂN xéo, Sãi muốn cho chơn chơn công tử.

      và trong bài AI TƯ VÃN của công chúa Lê Ngọc Hân khóc thương vua Quang Trung cũng có câu :

                           GÓT LÂN CHỈ mấy hàng lẩm chẩm,
                           Đầu mũ mao, mình tấm áo gai!
             
      Như trên đã nói, KỲ LÂN 麒麟 là con vật tượng trưng cho bậc thánh nhân quân tử, đức cao vọng trọng, nên con của Kỳ Lân là LÂN TỬ 麟子 hay LÂN NHI 麟兒là từ dùng để chỉ con cháu của các bậc hiền đức nêu trên; là con dòng cháu giống của thế gia vọng tộc, như trong thơ Nôm Hoa Tiên Truyện của Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Thiện có câu :
               
                                  Họ Diêu sáng vẻ môn mi,
                         Điềm lành sớm ứng LÂN NHI một chàng.

                             Inline image

     Nói đến Kỳ Lân, thì không thể thiếu KỲ LÂN CÁC 麒麟閣, nơi mà vua Hán Tuyên Đế đã cho xây dựng nên để ghi tên của 11 người công thần sau khi đã bình định được Hung Nô. Nên KỲ LÂN CÁC, gọi tắt là LÂN CÁC 麟閣; là từ tượng trưng cho sự vinh dự của các công thần ngày xưa dưới các triều đại phong kiến, như trong các bài thơ "Tô Công Phụng Sứ" của Lê Quang Bí đời Hậu Lê của ta có câu :

                                 Trúc ghi lụa rủ đề LÂN CÁC,
                             Cho nước này xem nước khác trông.

       LÂN CÁC 麟閣 gọi nôm na là GÁC LÂN, như trong thơ của nhà vua Trần Trùng Quang (Trần Qúy Khoách) đời Hậu Trần có câu :

                                 Việc nước một mai công ngõ vẹn,
                                 GÁC LÂN danh tiếng dõi lâu xa.

       Còn LÂN KINH 麟經 là Kinh Xuân Thu 春秋經 là bộ kinh chép về lịch sử của nước Lổ, do Khổng Tử biên soạn. Năm Lổ Ai Công thứ 14, có người săn được một con kỳ lân bị què. Khổng Tử cho rằng kỳ lân là Nhân Thú 仁獸; là con thú tượng trưng cho sự nhân đức nhân nghĩa, nay xuất hiện lại bị bắn què, có nghĩa là thời thế đã suy đồi, vô đạo, nên ngưng không viết nữa. Vì thế mà Kinh Xuân Thu còn được gọi là LÂN KINH; một trong những bộ sách kinh điển của Nho Gia. Trong truyện thơ Nôm TRINH THỬ của ta có câu :

                                       Trời đâu phụ kẻ tiết nghì,
                              LÂN KINH mao giản tạc ghi còn truyền.  

       Còn trong "Phù Dung Tân Truyện" của Trúc Lâm Cư Sĩ đời nhà Nguyễn, theo  bản khắc in đề niên đại Tự Đức Kỷ Mão (1879) thì gọi là KINH LÂN :

                                      Mở mang sử Mã, KINH LÂN,
                                Sâu nguồn Thù Tứ, rộng sân Chu Trình.
       
                                Inline image

       Hết LÂN tới LÝ, LÝ 里 ngoài nghĩa là Làng Xóm ra, Lý còn là DẶM : Đơn vị đo chiều dài thuở xưa tương đương 500m ngày nay. Ta có từ Thiên Lý Mã 千里馬 là loại ngựa giỏi, có thể chạy được mỗi ngày một ngàn dặm, và ta cũng hay nghe câu thơ thứ 2 trong bài thơ "Tứ Khoái" của các cụ đồ ngày xưa là :

               THIÊN LÝ tha hương ngộ cố tri   千里他鄉遇故知.
Có nghĩa :
               NGÀN DẶM quê người gặp bạn xưa.

       LÝ còn là ĐÀO LÝ 桃李, là hai loại cây ăn trái đồng thời cũng có nghĩa là hai loại trái : Trái Đào và trái Lý. Đây là hai loại cây trái ngọt, thanh và qúy, lại vừa có hoa thơm, nên thường được ví với người nhã nhặn, có học vấn hay học trò giỏi. Trong Ấu Học Quỳnh Lâm 幼學瓊林 nói về Khổng Tử như sau :...Hiền nhân thất thập, đệ tử tam thiên... Đào lý tại công môn, xưng nhân đệ tử chi đa賢人七十,弟子三千...桃李在公門,稱人弟子之多. Có nghĩa :... Trong đám ba ngàn học trò thì có 70 người giỏi... những người xuất sắc (ĐÀO LÝ) thì làm quan, ông là người có học trò đông hơn người khác. Trong Truyện Kiều cụ Nguyễn Du ví cô Kiều tài hoa qúy phái như là Cành Đào Hoa Lý khi bị Hoạn Bà vùi dập :

                                 Tiếc thay ĐÀO LÝ một cành,
                          Một phen mưa gió tan tành một phen !

        Theo sách Thông Giám : Ông Địch Nhân Kiệt, tể tướng đời Đường, tiến cử cho vua Đường một lúc mấy chục người tài giỏi. Người đương thời khen ông rằng :" Thiên hạ ĐÀO LÝ tận tại công môn 天下桃李盡在公門 ". Có nghĩa : " Cây đào cây mận (ý chỉ Nhân tài) trong thiên hạ đều ở cửa của ông mà ra cả !" Trong Lâm Tuyền Kỳ Ngộ (Bạch Viên Tôn Các) có câu :

                                Cửa chen ĐÀO LÝ người sum họp,
                                Nhà chật trân châu của đãi đằng.

                              Inline image

        Trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều cũng có câu :

                                Sân ĐÀO LÝ mây lồng man mác,
                                Nền đỉnh chung nguyệt gác mơ màng.
        
         Sau SÂN ĐÀO LÝ, ta có SÂN LÝ, tức LÝ ĐÌNH 鯉庭, là Sân trong nhà của người tên Lý. LÝ 鯉 nầy là Cá chép, tên tự của Bá Ngư 伯魚 là con của Khổng Tử. Theo sách Luận Ngữ. Chú Sơ. Qúy Thị 論語,注疏·季氏 ghi chép :
      " Trần Kháng hỏi Bá Ngư : Anh ở gần thầy, thầy có dạy cho anh những gì đặc biệt không?. Bá Ngư đáp : Có một lần thầy đứng trước phòng học, tôi đi ngang qua sân, thầy hỏi : Có học qua Kinh Thi chưa? Tôi đáp : chưa. Thầy bảo : Không học Kinh Thi thì lấy gì mà ăn nói ! Lại một lần khác, tôi đi ngang qua sân nhà, Thầy cũng hỏi : Học qua Kinh Lễ chưa? Tôi đáp : chưa. Thầy lại bảo : Không học Lễ thì làm sao biết cách để lập thân. Trần Kháng nghe nói rất mừng : Tôi chỉ hỏi có một câu mà học được những ba điều : Một là biết được sự gợi mở của Kinh Thi; Hai là biết được sự đối nhân xử thế của Kinh Lễ; Ba là biết được người quân tử chính trực không dạy riêng cho con mình những điều chi cả. Nên...
       LÝ ĐÌNH là từ dùng để chỉ sự giáo huấn của người cha đối với con cái, như trong Tự Tình Khúc của Cao Bá Nhạ có câu :

                             Phó ngạnh tích mặc dù sinh tử,
                             Chắc LÝ ĐÌNH dạy chữ hiếu trung.

       LÝ ĐÌNH chỉ tích con của Khổng Tử, còn LÝ MIÊU 李貓 là Con mèo họ Lý. Đây là nick name của Lý Lâm Phủ, một gian thần đời Đường Cao Tông, giữ chức Trung Thư Thị Lang. Bề ngoài trông Lý rất ôn nhu đôn hậu, nhưng trong lòng thì rất gian manh hiễm độc, luôn toan mưu tính kế để hại người, nên dân chúng oán giận mới đặt cho cái tên LÝ MIÊU, lấy ý con mèo trông bề ngoài rất hiền lành ngoan ngoãn, nhưng lại là giống ăn thịt sống, khi giương nanh múa vút lên thì xé xác chú chuột nào đó như chơi. Trong truyện thơ Nôm khuyết danh TRINH THỬ có câu :

                                Vẫy vùng ếch giếng tự kiêu,
                       Tham lam chẳng khác LÝ MIÊU đời Đường.

       Sau LÝ MIÊU ta có LÝ SƯƠNG 履霜 là Dẫm lên trên sương móc. Theo Kinh Dịch, quẻ Khôn, hào thứ 6《易經‧坤卦》初六爻 có câu : Lý sương, kiên băng chí 履霜,堅冰至。Có nghĩa : Dưới chân dẫm phải sương móc của mùa thu thì biết là băng cứng của mùa đông sắp đến rồi. Ý là : Dùng hiện tượng sương băng để cảnh báo đề phòng về mối họa hoạn trước khi nó xảy đến. Trong bộ sử trường thiên bằng thơ "Thiên Nam Ngữ Lục" của ta hồi cuối thế kỷ thứ 17 có câu :

                                 Đồng thân kim cốt ai đang,
                            Lăng vân là chí, LÝ SƯƠNG là lòng.
          
                          Inline image

       Cuối cùng ta có Ả LÝ, tức là nàng LÝ KÝ 李寄 trong truyền thuyết Sưu Thần Ký 搜神記 đời Đông Tấn như sau :
       Nước Đông Việt ở vùng Mân nam 閩南 (Quảng Đông, Phúc Kiến hiện nay) có nàng Lý Ký là con gái út thứ sáu của gia đình. Nhà nghèo không có con trai, trong nước lại có nạn yêu rắn hoành hành, mỗi năm đều phải tế một cô gái trẻ cho rắn ăn thịt. Lý Ký bèn quyết định bán thân mình cho rắn ăn thịt, lấy tiền để nuôi cha mẹ và các chị. Mặc dù cha mẹ can ngăn, Lý Ký cũng lén đi, nàng yêu cầu nhà vua cấp cho mình một thanh bảo kiếm và một con chó săn, rồi đi thẳng đến động rắn. Sau một đêm chiến đấu quyết liệt với sự hỗ trợ của con chó săn thiện nghệ, nàng đã chém chết con yêu rắn. Quốc vương nước Đông Việt cảm phục trước sự dũng cảm của nàng , nên đã cưới nàng về làm hoàng hậu. 
      Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã cho cô Kiều cân nhắc trước khi quyết định bán mình chuộc tội cho cha là :

                              Dâng thơ đã thẹn nàng Oanh,
                            Lại thua Ả LÝ bán mình hay sao ?!

      Ả LÝ chính là nàng Lý Ký trong cốt truyện của Sưu Thần Ký nêu trên.

                       Inline image
                                          Lý ký trảm yêu xà

        Hẹn bài viết tới !


                                                                  杜紹德
                                                                ĐỖ CHIÊU ĐỨC