CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

NHÀ THƠ HƯ VÔ – “NÂNG GIỌT LỆ ÊM ĐỀM” - CHÂU THẠCH

van tran
Tệp đính kèm27 thg 4 (2 ngày trước)
tới tôi






(Ảnh nhà thơ Hư Vô và sách)




         NHÀ THƠ HƯ VÔ – “NÂNG GIỌT LỆ ÊM ĐỀM”
                                                 Châu Thạch


         Một chiều, tôi hận hạnh được nhà thơ Xuân Thao mời tham dự buổi ra mắt tập thơ của anh tại một nhà hàng tương đối sang trọng. Vốn là một con dế mới biết gáy nên tôi không quen biết ai trong giới văn nghệ sĩ tại Đà Nẵng ngoài Xuân Thao và Thế Lộc. Tôi ngồi lặng lẽ ở một góc bàn, nhìn quý vị quan khách lần lượt vào, bắt tay chào hỏi nhau thân thiện. Một vài vị chào nhẹ tôi, còn đa số thì như không thấy tôi ngồi đó. Bên cạnh tôi cũng có một người ngồi rất lặng lẽ. Anh ta có dáng dấp nho nhã và trầm tư. Thỉnh thoảng anh đưa máy ảnh lên chụp rồi lại ngồi yên lặng. Thế nhưng, khác với tôi, nhiều nhà thơ, nhà văn bước vào đều đến vồn vã chào anh trước. Họ gọi anh là Hư Vô. Có lẽ đó là bút hiệu của anh. Anh điềm đạm trả lời và chẳng thấy anh ưu tiên niềm nở riêng một người nào. Tôi nghĩ trong bụng, đây chắc là một lãnh đạo ngành văn hóa hiện nay rồi. Về nhà hỏi Thế Lộc, thì Thế Lộc bảo là không phải, Hư Vô chỉ là một nhà thơ thường dân.Tôi nghĩ, một nhà thơ thường dân mà được chào hỏi như vậy phải là một con người đặc biệt. Từ đó tôi có cái nhìn thiện cảm với nhà thơ đó. Hôm nay lại hân hạnh được Hư Vô gởi tặng tập thơ “tay nâng giọt lệ” là một niềm vui lớn đối với tôi.

       Xuất bản tập thơ với tựa đề “tay nâng giọt lệ”, nhà thơ Hư Vô lấy ý từ hai câu thơ “Ta quì xuống giơ hai tay bệ vệ/Để xin nâng một giọt lệ êm đềm” của Bùi Giáng, được ưu tiên đặt nó trên bài “Thưa”, là lời tác giả thưa cùng bạn đọc, được in ở trang đầu tập sách. Như thế ta phải hiểu nhà thơ không bi thảm giọt lệ, nhà thơ nâng giọt lệ của mình hay của ai đó để nó được rơi êm đềm.
     Hãy đọc đại ý của một bài thơ để hiểu thêm về tác giả. Bài thơ có 16 câu, tôi xin rút gọn:

     Tay tôi nâng giọt lệ
     Tay tôi đỡ nụ cười
   …

     Nụ cười làm tươi tắn


      Giọt lệ cảm hóa người


     Và một ngày nào đó
     Môi tôi thêm nụ cười
     Mắt tôi khô ráo lệ
     An nhiên giữa cuộc đời.
      (Giọt lệ và nụ cười)


     Hãy tưởng tượng, nụ cười và giọt lệ nắm song song trên đôi tay của thi sĩ. Để làm gì? Để thi sĩ biến hóa giọt lệ hòa nhập trong nụ cười. Cả hai sẽ biến thành viên kim cương trong vắt. Đó là bùa hộ mệnh đem bình an đến cho mình và cho nhân gian. Vậy thì, ước vọng của nhà thơ không phải chỉ làm thơ để gởi mình vào đó mà còn làm thơ để đem cái năng lực vô biên của thơ, cái tình yêu cả “lá xanh và lá vàng” cao cả của Thượng đế xóa nước mắt, bồi đắp nụ cười. Nụ cười ấy như là đóa hoa trên môi. Đóa hoa ấy thể hiện sự an nhiên trong lòng mình và trong lòng nhân loại.
      Vậy thì, thơ của Hư Vô không chỉ là từ cảm hứng của con tim yêu bình thường, mà còn là từ cảm hứng triết lý sống sâu xa, bắt nguồn từ cái tâm hư vô cúa Phật, cái triết lý vô vi của Lão và sự khải thị hóa giải đau thương của Đấng tối cao. Cái tâm ấy thật ra tôi thấy lần đầu tiên, nó là của Hư Vô, vì từ xưa đến nay, nhà thơ thì khóc cho đau thương, cười cho niềm vui, nhà tu thì dạy làm lành để vơi đi khổ đế, mấy ai lại bày làm thơ để “Môi tôi thêm nụ cười/ mắt tôi khô ráo lệ” nghĩa là làm thơ để hóa giải niềm đau. Biết đâu (nói vui) Hư Vô sáng tạo một “đạo thi ca” cho riêng mình!!!

     Từ quan niệm về thơ một cách siêu việt đó, đưa đến quan niệm về người thi sĩ trong tâm hồn Hư Vô có khác. Cũng giống như mọi nhà thơ, Hư vô cho rằng , thi sĩ như con ve “mười năm vùi trong đất/ đổi một mùa hoan ca”, thi sĩ như con tằm làm chiếc kén “kết thúc một vòng đời/ chưa trọn một mùa trăng”. Thế nhưng với mọi người, con ve và con tằm sau khi dâng hiến cho đời thì chết trong đau thương. Ngược lại với Hư Vô thì:

     Ta viết dòng chữ nhỏ
     Làm chiếc kén đời người
     Vào ngủ yên trong đó
     Một giấc sầu hóa thân 
          ( Thi Sĩ)

    
Đừng nghĩ rằng “một giấc sầu” của Hư Vô là một sự đau khổ, vì sự đau khổ không bao giờ vào trong giấc ngủ. Giấc ngủ từ xưa đến nay chỉ có công dụng làm vơi đi niềm đau mà thôi. Vậy thì “giấc sầu” của Hư Vô là một giấc thụy du miên viễn. Nỗi sầu trong giấc thụy du đó biến thành một cơn đau êm ái, biến thành một cái thú đau thương mà không một thi nhân nào không muốn được thụ hưởng nó, để đưa tâm hồn mình bay vào trong xứ lạ của mộng mơ. Đây là một tâm hồn rất lãng mạn. Bởi sự lãng mạn đó nhà thơ tưởng tượng mình được yên ngủ một giấc sầu hóa thân mãi mãi. 
      Cũng từ cái định hướng cho sự nghiệp làm thơ là “tay nâng giọt lệ êm đềm” nhà thơ Hư Vô đã có một ước vọng trọng đại cho cuộc đời mình. Một ước vọng hy sinh cái linh hồn nhỏ bé của mình cho công việc vĩ đại của đời. Hư Vô khiêm nhường nhận mình rằng; “Tôi là hạt sỏi nhỏ/ Thô thiển và vụng về” nhưng lại “Xin làm nền móng/ Những lâu đài ngàn năm”. Hư Vô cho hồn mình ở “vùng đất hạn” chỉ “Trồng một thân cây nhỏ” nhưng lại muốn thân cây ấy “Hoa ngạt ngào tỏa hương”. Khát vọng của nhà thơ là dâng hiến cho đời. Khát vọng ấy cháy bỏng như Hỏa Diệm sơn trong một thái độ trầm tư và điềm đạm mà tôi đã thấy khi ngồi bên nhà thơ:


       Tim tôi từ Hỏa Diệm
       Yên ngủ đã mấy mùa
       Dẫu tình yêu câm nín
       Còn ấp ủ dung nham 
           (Tôi là cát sỏi)



   Còn tình yêu cúa Hư Vô thì sao? Đó là thứ tình yêu bao dung. Xin đọc bài thơ có 25 câu. Người viết xin rút ngắn để lấy đại ý còn 14 câu:


       Em phương trời cánh mõi
      Ta ngao du bến bờ


     Gởi lòng qua phiến lá
     Lay bay buổi giao mùa


      Chiều qua miền ký ức
       Lũy tre xưa điêu tàn


      Người đi từng ngày tháng
      Nắng gió và âm thanh


      Ta dại khờ quá đổi
      Tin những vì sao rơi


      Ngước về miền đất hứa
      Giữa chập chùng mê cung
      Ôi vầng trăng lặng lẽ
      Thu nguyên màu bao dung
     (Thu nguyên màu bao dung)


   Nhà thơ đã nhận ra mình “dại khờ qua đổi” rồi nhưng vẫn ngước mắt về miền đất hứa để trong mắt mình thấy một “vầng trăng lặng lẽ” của trời “thu nguyên màu bao dung”. Vầng trăng lặng lẽ là hình ảnh của khối tình đã trở thành “Giọt lệ”. “Thu nguyên màu bao dung” là tâm trạng của người thất tình nhưng tay vẫn “nâng giọt lệ” vì lòng đã “bao dung”. Sự bao dung đó đã làm cho tâm hồn nhà thơ vẫn êm ái như buổi trời thu. Đọc thơ ở đây, ta thấy một triết lý yêu khoáng đạt, một tình yêu lớn vượt lên hết tất cả sự tầm thường của con người xương thịt. Cũng nhờ thứ tình yêu bao dung đó mà nhà thơ Hư Vô đã nhận được hạnh phúc trên đời dầu trong nghịch cảnh:


      Ai cũng biết yêu là đi tìm hạnh phúc
     Nhưng mấy ai có được trọn vẹn hạnh phúc trên đời


      Dầu có lúc tia nắng hồng thiêu đốt
      Và trùng dương gây phong vũ thủy triều
      Hãy nắm tay nhau khi nào còn có thể
      Để sa mạc đời thêm những giọt sương.
       (Nói với người dưng)


      Hư Vô không cần mưa trên sa mạc, nhà thơ chỉ cần những giọt sương thôi thì hoa Xương Rồng vẫn nở, cũng như nhờ đó nhà thơ sẽ “Gieo những hoài vọng ước mơ về vĩnh cửu”.

       Ai là bạn của Hư Vô thì cũng biết nhà thơ chịu nhiều nghịch cảnh cay đắng giữa cuộc đời nầy. Ta hãy nghe Hư Vô tâm sư về anh:


     Một ngày chưa biết lớn khôn
     Đi qua buổi chợ máu tanh thịt người
     Vai thêm cặp nạng không lời
     Đôi chân gỗ đá một đời buồn tênh
         (Tang thương)

    
     Có thể nói rằng, Hư Vô sinh ra “dưới một ngôi sao xấu”. Vậy dưới ngôi sao xấu đó nhà thơ sống như thế nào? Xin nghe đây:


     Ta sinh ra đất bùn, cẩm thạch
     Ta lớn lên hề lửa hồng đêm đen
        ( Tự tình)

     Thuở ấy đời toàn màu đen tối
     Ta hòa ra mực viết câu thơ
     Thơ bay qua đỉnh sầu chất ngất
     Gặp đóa phù vân đẹp ngẩn ngơ
     Phù vân đôi lúc rơi thành lệ
     Nhỏ xuống long lanh những phiến buồn!
         (Những phiến buồn)


      Như vậy, cuộc đời trong tâm hồn Hư Vô vẫn quý giá như cẩm thạch, vẫn rực nóng như lửa hồng, và vẫn long lanh như những câu thơ kết tủa từ nhưng nỗi buồn quyện với phù vân trên đỉnh cao chất ngất. 
     Hãy tưởng tượng những đám mây hóa thành mưa. Mưa rơi xuống trần gian thật buồn. Buồn thì buồn đó nhưng mưa đem lợi ích cho nhân gian biết là chừng nào. Không những thế, mưa ấy hóa từ mây và mây ấy còn là thơ từ trong màu đen tối mà thành. Hóa ra, tất cả vẽ đẹp đó là từ những khổ đau mà đời cho Hư Vô. Nó đã hóa thành lệ. Lệ đó Hư Vô không đổ đi, không làm thành hư vô như bút hiệu của mình. Nhà thơ nhận tất cả và lấy tâm hồn bao dung của mình làm cho nó đẹp, rồi gởi nó vào đời như mưa. Mưa ấy “nhỏ xuống nhân gian nhừng giọt buồn” đẹp và ích lợi biết bao.


     Có nhà phê bình thơ cho rằng, thơ mà chỉ viết bằng lý trí thì không phải là thơ. Đọc toàn bộ thơ của Hư Vô, tôi cảm nhận nhà thơ viết bằng lý trí của mình. Thứ lý trí đó không những là thơ mà còn là thơ hay! Cái lý trí đó hướng dẫn tâm hồn lãng mạn của nhà thơ đi đúng con đường chân lý. Những người sinh ra dưới ngôi sao xấu, dầu là trí thức vẫn thường có ba cách sống. Một là sa lầy trong tội lỗi, hai là lao vào giành dật trong cuộc sống, ba la khinh đời, ngạo mạn và đau khổ. Ngược lại ở Hư Vô, từ trong thơ anh, ta thấy một phong cách sống thoát ra, ôm gọn niềm đau trên tay và bay bổng thanh thản trên những hệ lụy của đời. Nhà thơ không cần nhờ đến triết lý tôn giáo riêng biệt nào để thoát khổ đau. Thế nhưng trong thơ anh, hình như tất cả những triết lý cao siêu của tôn giáo, đã hóa thân vào trong “tay nâng giọt lệ”, làm cho nội tâm nhà thơ và con mắt nhìn của nhà thơ trở nên êm ái. Nhờ đó Hư Vô đã nhìn thấy “cõi bụi” “ đẹp muôn ngàn hư áo”:


      Rồi một mai thuyền xa bờ dâu bể
     Bỏ sau lưng vừng nhật nguyệt tứ thời
     Hoa cỏ mùa xuân hay lá úa thu rơi
    Tiếc cõi bụi đẹp muôn ngàn hư ảo.
       ( Cõi Bụi)
    

    Thơ của Hư Vô hầu như không có một câu thơ nào được đánh bóng, không có một khổ thơ nào được nhấn mạnh cho thanh âm kích thích tai người. Đó là một tiếng thơ trầm như con suối lặng lờ , mà ngắm nó, khách phải đưa tầm mắt nhìn bao quát dòng trôi, khách phải có con mắt ít nhiều thẩm mỹ và khách càng trường trãi với bất trắc của cuộc đời thì khách càng thú vị biết bao. Đây là những giọt lệ rơi trong lý trí, và bởi một tâm hồn yêu sự “trong trẻo vô biên” đã làm cho vết thương trong con Sò thành ra hạt ngọc trai qúy hiếm. 
Cái có trong cái không, rốt ráo là gì? Đó là Phật. Cái còn lại rốt ráo trong tâm Hư Vô là gì? Là giọt lệ thành thơ vậy!!! ./.
                                                     
CHÂU THẠCH




Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

CHÚC MỪNG SINH NHỰT - THƠ NHẬT QUANG


nhat quang
Tệp đính kèm26 thg 4 (2 ngày trước)
tới tôi





Ảnh do tác giả NQ gởi




CHÚC MỪNG  SINH NHỰT 

    Mừng ngày Sinh nhật cháu ngoại tròn 1 tuổi                                

Thấm thoát thời gian cứ thoảng trôi
Mồng 1 tháng 5 đã tới rồi
Mừng ngày Quỳnh Chi tròn một tuổi
Họ hàng, cô bác thỏa niềm vui

Bên hoa, cháu cười trông duyên quá!
Ông, bà hôn cháu mãi không thôi
Ước mong lớn khôn cháu ngoan ngoãn
Học hành giỏi giang, ích cho đời

Thương lắm đi thôi, miệng cháu cười
Xoe tròn đôi mắt, thật là tươi
Mồng 1 tháng 5 ngày ghi nhớ
Sinh nhật Quỳnh Chi thật tuyệt vời.

        NHẬT QUANG                               
          (Sài Gòn)


Hình ảnh có liên quan

Nhân ngày sinh nhật bé Quỳnh Chi NM chúc cháu chóng lớn , ngoan , giỏi , được cả nhà yêu thương.

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

BÌNH THƠ: CẢM ƠN “ CÓ MỘT CHIỀU THÁNG NĂM” (ĐỖ TRUNG QUÂN). - LÊ THIÊN MINH KHOA



Minh Khoa Lê Thiên
26 thg 4 (1 ngày trước)
tới tôi 




Ký họa của HS Phạm Hoan


BÌNH THƠ:        CẢM ƠN “ CÓ MỘT CHIỀU THÁNG NĂM” (ĐỖ TRUNG QUÂN).
                                LÊ THIÊN MINH KHOA 


CÓ MỘT CHIỀU THÁNG NĂM (*)
                     ĐỖ TRUNG QUÂN

"Thầy còn nhớ con không...?"
Tôi giật mình nhận ra 
         người đàn ông áo quần nhếch nhác
Người đàn ông gầy gò 
         ngồi sau tủ thuốc ven đường

"Thầy còn nhớ con không...?"
Câu lặp lại rụt rè rơi vào im lặng
Hoa phượng tháng năm rơi đầy vỉa hè
Rụng xuống trên vai người thầy học cũ

"Không... xin lỗi... ông lầm...
Tôi chưa từng dạy học
Xin thối lại ông tiền thuốc... cám ơn..."


Cuộc sống cho ta nhiều quên, nhớ, vui, buồn
Thầy học cũ mười năm không lầm được
Thầy học cũ ngồi kia giấu mình sau tủ thuốc
Giấu mình trong hoa phượng rụng buồn tênh

Còn biết nói gì hơn
Đứa học trò tâm sự
Người thầy cũ lại chối từ kỷ niệm
Chối từ những bài giảng dạy con người đứng thẳng
Biết yêu anh em – đất nước – xóm giềng
Đứa học trò vào đời với trăm nghìn giông bão
Bài học ngày xưa vẫn nhớ mãi không quên.

Và hôm nay
Bên hè phố im lìm
Vành nón sụp che mắt nhìn mỏi mệt
Câu phủ nhận phải vì manh áo rách
Trước đứa học trò quần áo bảnh bao?

Tôi ngẩn ngơ đi giữa phố xá ồn ào
Những đứa trẻ tan trường đuổi nhau trên phố
Mười năm nữa đứa nào trong số đó
Sẽ gặp thầy mình như tôi gặp hôm nay ?
                                                       1987
(*): “Ơn Thầy”_ Tập thơ nhiều tác giả, NXB Đồng Nại, tái bản 1996, p.99.

 CẢM NHẬN  của LÊ THIÊN MINH KHOA:
              Cảm ơn “… một chiều tháng Năm”.
      Tháng Năm sắp đến. Hoa bằng lăng tím thầm lặng, hoa ti- gôn tím lặng lẽ, quý phái, hoa phượng tím trầm buồn vừa nở, hoa phượng đỏ rực rỡ, xinh tươi cũng  rộ. Mùa hè sắp đến, học sinh sắp bãi trường. Tôi lại nhớ đến những câu thơ làm chảy nước mắt viết về tháng Năm và nhà giáo của nhà thơ Đỗ Trung Quân và muốn giới thiệu những vần thơ đó với bạn đọc, thân hữu. 
      Bài thơ “Có một chiều tháng năm” có một cái tứ thật  mà gây ấn tượng và xúc động: Người học trò cũ gặp lại thầy cũ của mình sau mười năm: "Thầy còn nhớ con không...?", nhưng “câu lặp lại rụt rè rơi vào im lặng” vì người thầy “giấu mình sau tủ thuốc- giấu mình trong hoa phượng rụng buồn tênh”:
"Không... xin lỗi... ông lầm...
Tôi chưa từng dạy học
Xin thối lại ông tiền thuốc... cám ơn..."
     Nhà thơ, người học trò cũ tự hỏi:
Câu phủ nhận phải vì manh áo rách
Trước đứa học trò quần áo bảnh bao?
        Câu hỏi xoáy sâu vào tâm can người đọc, vì ai cũng từng có một người thầy. Nhưng tôi nghĩ, không hẳn là thế_ không hẳn chỉ vì lòng tự trọng mà người cũ chối từ một lòng thương hại. Cao hơn thế nữa, thầy phủ nhận quá khứ của mình, vì thầy yêu quý nghề dạy học mà vì hoàn cảnh thầy phải rời bỏ, thầy không muốn hình ảnh người  thầy giáo trong mắt học trò mà lại “nhếch nhác” như thầy ngày nay. Thầy phủ nhận quá khứ, chối từ kỷ niệm, chối từ những bài giảng ngày xưa, còn là vì thầy yêu thương  học sinh của mình_ thầy không muốn đứa học trò cũ đánh mất hình ảnh đẹp về người thầy cũ của nó. Hình ảnh người thầy vì thế dù “gầy gò ngồi sau tủ thuốc ven đường” vẫn làm chúng ta xúc động và kính trọng. 
            Không dừng lại ở thủ pháp vừa tự sự, vừa trữ tình- vừa kể lại sự việc, vừa biểu hiện, nhà thơ kết tứ bằng một thông điệp đầy trách nhiệm gởi lại cho thế hệ đàn em:
… Những đứa trẻ tan trường đuổi nhau trên phố
Mười năm nữa đứa nào trong số đó
Sẽ gặp thầy mình như tôi gặp hôm nay ?
     Không trau chuốt hoa mỹ, không cần nhiều đến tưởng tượng, chỉ bằng cảm xúc chân thành, nhà thơ truyền đến người đọc một nỗi buồn, một niềm đau nhói tim, nhưng lại có sức nâng đỡ tâm hồn con người và đánh thức tình cảm thầy trò cao đẹp có thể tiềm ẩn rát sâu trong mỗi chúng ta.
         Cảm ơn nhà thơ, cảm ơn Đỗ, cảm ơn cả “một chiều tháng Năm”…
           TP. Bà Rịa, một chiều cuối tháng Tư.
                                                                             LÊ THIÊN MINH KHOA 





Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

NHỚ MẸ - THƠ KHA TIỆM LY, NHẠC NGUYỄN HỮU TÂN



tan nguyen
25 thg 4 ( 2 ngày trước )
tới Tiemly, tôi

w.youtube.com/watch?time_continue=362&v=y9W9Ega53cw

Gửi anh KHA TIỆM LY và cô NGỌC SƯƠNG xem thử










NHỚ MẸ
THƠ KHA TIỆM LY
NHẠC, HÒA ÂM & TRÌNH BÀY NGUYỄN HỮU TÂN
VIDEO CLIP HUỲNH TÂM HOÀI



Ảnh Huỳnh Tâm Hoài          Kha Tiệm Ly
Nguyễn Hữu Tân


NM CHÂN THÀNH CẢM ƠN NHẠC SĨ NGUYỄN HỮU TÂN  VÀ PPS HUỲNH TÂM HOÀI VỚI MỘT CA KHÚC THẬT HAY ,CLIP RẤT ĐẸP.






Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

TRĂNG XƯA - THƠ NHÃ MY - NHẠC NGUYỄN HỮU TÂN









TRĂNG XƯA 
THƠ NHÃ MY
NHẠC, HÒA ÂM & TRÌNH BÀY NGUYỄN HỮU TÂN
VIDEO CLIP HUỲNH TÂM HOÀI

NM CHÂN THÀNH CẢM ƠN NHẠC SĨ NGUYỄN HỮU TÂN VÀ PPS HUỲNH TÂM HOÀI ĐÃ GỬI TẶNG CA KHÚC THẬT HAY.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

MAI ĐÂY KHÔNG NGHẺN LỐI VỀ.- THƠ MẶC PHƯƠNG TỬ







Ảnh của Nguyên Hà




MAI ĐÂY 
KHÔNG NGHẺN LỐI VỀ.

Sương trắng đục
Lạnh bên triền mộng ước
Tiếng chim chiều
Hiu hắt xuống hoàng hôn
Nhánh lau xa
Mong manh tình mây nuớc
Ta thấy một màu hoang tái bến rêu cồn !

Em có nghe chăng
Từ thuở bình minh tổ quốc ?
Trăm trứng nguyên lành, ươm sức sống quê hương
Em có còn không
Hơi thở nghìn thu dân tộc ?
Hạo khí đất trời
Bao phen lừng tiếng vó ngựa biên cương.

Từng cơn gió đêm thâu
Loạn dáng màu non nuớc
Từng chiếc lá tàn phai
Gầy guột tận đêm sâu.

Buớc chân du thủ hôm nào
Ngã nghiêng cả một sắc màu thời gian !
Em ơi, lỗi một cung đàn
Là rơi nhịp xuống nỗi tan hoang chiều.!

Từ đã lâu rồi nỗi buồn cát bụi
Như đã lâu rồi
Chưa ráo lệ chuyện lòng ta
Cái xưa cũ, và cái đương là
Trong dấu ngoặc thời gian, người còn lầm lũi.


Trăng đã lạnh
Đêm lên sầu u mặc
Nghe tiếng loài hoang thú vọng rừng xa
Và cũng sẽ tan như màu sương đục
Để hồng lên vạn bờ cỏ hương hoa.

Em biết chăng
Có những tảng đá lầm lì không biết nói
Dẫu làm bia chứng dấu tích trăm năm
Rồi mai đây
Khi đá mòn nước chảy
Cho nỗi buồn lệ đá đắng sầu câm !

Đã đành vinh nhục, thăng trầm
Đã đành dâu bể, kiếp tằm đấy thôi !
Đã đành em nhỉ, sự đời
Nghĩa- Nhân cho trót, tình người cho xong.
Đã đành đi giữa bụi hồng
Mai nầy, không thẹn giống dòng tổ tiên.


MẶC PHƯƠNG TỬ.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

LỤC BÁT LÃNG ĐÃNG “Lạ Đời” mà “Rất Đời” của LÊ THIÊN MINH KHOA - CHÂU THẠCH- PHẠM SÁU



Minh Khoa Lê Thiên
Tệp đính kèm06:33 (13 giờ trước)
tới tôi 

Theo lời cuả tác giả Lê Thiên Minh Khoa thì bài viết này Minh Khoa gửi cho trang NM đăng trước khi gửi đăng ở các trang khác.NM cảm ơn Minh Khoa đã dành sự ưu ái và vinh hạnh cho trang Blog cuả NM.


















(Ảnh: Nhà thơ LTMK qua ký họa của HS Lê Huyên)



Bình thơ của hai tác giả Châu Thạch -Phạm Sáu :

LỤC BÁT LÃNG ĐÃNG “Lạ Đời”  mà “Rất Đời”
 của  Lê Thiên Minh Khoa. 
                                                                   

            Mấy năm gần đây, trên các trang mạng, các phương tiện thông tin đại chúng đăng thơ lục bát ngắn của LÊ THIÊN MINH KHOA  thành chùm gồm nhiều bài được rút “tít” như một thương hiệu: LỤC BÁT LÃNG ĐÃNG LÊ THIÊN MINH KHOA. Bài viết nầy chỉ xin điểm qua vài bài lục bát ngắn đó để lướt qua những nét lãng đãng “Lạ Đời”  mà “Rất Đời” trong thơ lục bát của Khoa.

       Bài đầu tiên là:

                         CÒN LẠI… 
                                         Tặng Nguyễn Trọng Tạo.
Rồi Tiên cũng bỏ Ta bà
Phòng văn còn một Ta và Ma thôi
Đầu hè  một Quỉ lơi bơi
Phật vỗ vai Chúa trốn đời chơi hoang.
                       Lê Thiên Minh Khoa

       Mỗi bài thơ dường như đánh dấu một thời điểm nhất định. Ta cứ ngỡ thời gian qua đi là ít thời cơ trở lại. Nhưng đời người vốn dĩ nhiều “son phấn”. Thế nên những gì trong dĩ vãng hẳn còn một chút dư âm. Với ai thì tôi không rõ chứ với LTMK chắc sẽ mãi mãi “còn lại...”
       “Còn lại...”. Một bài thơ ngay tự thưở được nghe tác giả đọc (với giọng ngập ngừng vốn có), tôi đã nghe chừng có cảm giác hơi “rờn rợn”.
       Câu đầu tiên: Rồi Tiên cũng bỏ Ta bà. Lạ quá! Tiên ở cõi Ta bà ư? Chưa hề nghe! Thôi cứ tạm hiểu Ta bà = Đại tam thiên thế giới = cõi trần. Thế sao Tiên lại bỏ ra đi? Ôi thôi người đã đi rồi! Có níu kéo chăng cũng chỉ trong tay là hư vô. Vậy thì đã sao? Bên cạnh ta còn nhiều lắm.
      Câu nầy đã có “vấn đề”: Khi bài thơ được đăng, có thi hữu chỉ hiểu nghĩa tường minh, chưa cảm được nghĩa hàm ngôn  của câu thơ, nên comment: “ Tiên sao lại ở trên đời_ Nhà thơ say rượu buông lời bâng quơ”. LTMK trả lời bạn đọc bằng một cách nhẹ nhàng, sau nầy trở thành một bài thơ “độc lập” lại được nhiều người thích và thuộc lòng, in trong tập thơ LẶNG LẼ TÔI (NXB Hội Nhà Văn) của LTMK sắp xuất bản trong quý II, năm 2018 ::


                     CÒN LẠI  2
             Khi xưa Tiên ở trên trời
 Yêu người trần thế nên dời xuống  đây
             Người trần khi tỉnh khi say
Nên tiên chán ngán lại bay về trời! 

        Hãy nghe: Phòng văn còn  một Ta và Ma thôi. Đúng quá! Hình và Bóng. Hình là? Bóng là? Hình mà không có Bóng thì là gì? Bóng không có Hình, Bóng có tồn tại không? Ta và em là một thể thống nhất như Bóng với Hình (Phải chăng Ta và Ma chỉ là một).
       Cứ tưởng cuộc đời thế là viên mãn. Nhưng có được đâu vì còn Quỉ nữa cơ mà! Ta đã thống nhất, đoàn viên mà sao Ta vẫn cứ còn bị trêu ghẹo mãi! Quỉ: ai mà thích, ai không bảo là xấu xa? Cái Thiện và cái Ác cứ song song với nhau trêu chọc kiếp người. Ai thắng ai thua xin hãy đợi đấy(!).
        “Đầu hè một Quỉ lơi bơi”. “Đầu hè” thì rất gần, đáng sợ. Tôi thích chữ “lơi bơi”. Theo tôi, Quỉ (dường như không cuống quýt) vẫn loay hoay,  lơ lửng nhưng vẫn bám theo người sẵn sàng ngả theo bất cứ bên nào. Thế mới biết lòng người khó đoán. Nó cứ đánh vào bản lãnh, vào tâm thức của ta.
      Nhưng may quá, câu kết của bài thơ “Phật vỗ vai Chúa trốn đời chơi hoang”  như cảnh tỉnh mọi người: Chớ có thấy đêm đen lan tỏa mà vội thất vọng vì bình minh chậm đến. Cái Thiện (Chúa và Phật) vẫn còn hiện diện, lan tỏa.
     Câu kết bài thơ lại có “vấn đề”. Tết năm 2008, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (Hà Nội) cùng các nhà thơ: Lê Huy  Mậu, Tùng Bách, Vũ Thanh Hoa (Vũng Tàu)… về nhà LTMK ở Bà Rịa thăm, LTMK đọc bài thơ nầy tặng Nguyễn Trọng Tạo. Anh Tạo nói: “ Đi khắp nơi gặp nhiều nhà thơ minh họa chính sách, tới Bà Rịa, mới gặp một thi sĩ…”. Sau đó, khi đăng trên nguyentrongtao.org, vì lý do nhạy cảm và tế nhị, 2 câu cuối được biên tập lại thành:
Đầu hè   Quỉ  vắng bóng người
Vỗ vai Chúa, Phật trốn đời đi  hoang.
      Bốn câu lục bát, bốn cảnh đời (hay chỉ một). Thoạt nghe cứ tưởng rằng tác giả báng bổ Thánh Thần. Nhưng, nhà thơ đã đưa tay ra kéo xuống và thò tay xuống kéo lên tất cả để hiệp nhất trong một điều vĩnh hằng: Thế mới chính là Đời. Bởi đời là thế! Rất nhân sinh. Rất đời.
         Hai chữ  “Rất đời” là mượn chữ của Linh mục  Đặng Duy Linh (chánh xứ Đất Đỏ) khi cùng chúng tôi nghe nhà thơ lần đầu đọc bài thơ này. Cha nói: “Chúa và Phật bỏ đi rồi, chỉ còn lại một mình  nhà thơ thôi. Nhà thơ không báng bổ tôn giáo mà chỉ nói lên nỗi cô đơn của kiếp người. Rất đời!”…
             Và, đã mấy năm nay, mới bắt gặp lại một “mẫu” tôn giáo. Có lẽ cũng là duyên kiếp chăng?! Trong cõi đời này, khắp cõi nhân gian, mấy ai là chưa gặp cảnh sinh ly tử biệt. Đời là thế (C’ est la vie) và thế chứ là đời. Hai thái cực trong cõi thiên hạ phong trần: Đúng- Sai, Hay-Dở, Tốt-Xấu, Được-Thua, Còn- Mất, Thị- Phi, Sắc – Không… Là lẽ thường tình, ai thuộc thái cực nào thì sẽ được tận hưởng thức mà mình vốn dĩ “có được”! Nhưng có một điều sẽ xảy ra ở cả hai đầu: Mâu-Thuẫn. Đó là Đi và Về. Hãy nghe LÊ THIÊN MINH KHOA diễn đạt: 

                       
                                     ĐI- VỀ
                                              Tặng Mặc Phương Tử

                Người đi, am bặt kệ kinh
Nhẵn lồng chín rụng lặng thinh hương chờ
                Người về bồ tát làm thơ
Khói tỏa sen nhập nhoà bờ sắc không

        Đi ư? Ai lại không đi? Không muốn đi? Không đi thì sẽ không bao giờ đến đích- Cái mà mỗi người đều vọng tưởng. Đi… Có nhiều lí do, có nhiều cách. Nhưng, với LTMK, đi ở đây là chia lìa, chia ly (sinh ly). Đã chấp nhận đi- không những thế mà còn phải đi – Thì luôn có sự giày vò bứt rứt, thậm chí kiệt vọng. Mệt mỏi vô cùng! Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng do dự “Đi đâu lanh quanh cho đời mỏi mệt”. Nhưng dẫu sao cũng còn “ một cõi đi về”. Khi đi chắc ai cũng từng ưu tư khắc khoải. Vì đi là:
          Người đi, am bặt kệ kinh.
Nhãn lồng chín rụng lặng thinh hương chờ.
         Trong mỗi con người đều có một cái AM rất riêng tư. (tôi thường gọi đó là “góc lập dị”) chính vì vậy mà trên đời này có ai giống ai hoàn toàn đâu! Nếu là người đơn thân lẻ bóng thì khi đi rồi còn đâu tiếng kệ tiếng kinh? Như vậy còn đâu là cõi nhân gian? Hơn nữa, ở đây còn hương nhãn đợi chờ nữa cơ mà. Vậy ắt là đúng cảnh kẻ ở người đi. Vậy thì sẽ có ai đó thốt lên “Người đi, ừ nhỉ, người đi thật” (Tống biệt hành – Thâm Tâm).
           Phải cất bước ra đi, nào ai muốn thế! Cuộc đời xoay chuyển đổi dời, mấy người cưỡng lại được đâu! Thôi đành “cũng liều nhắm mắt đưa chân – Thử xem con tạo xoay vần đến đâu’ (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Chỉ xin nhắn nhủ một điều: Dẫu có cách xa nghìn trùng diệu vợi, người hãy chắt chiu từng giọt mật hiếm hoi giữa đời, đẻ khi hội ngộ ta có đủ tư thế để niềm vui vỡ òa, thắm đượm bao ngọt ngào tích tụ, quên đi những phiền não ưu tư. Ngày tái ngộ, nếu được như thế hẳn là chẳng có niềm vui nào có thể sánh bằng.
          Có những người tự nhủ “một đi không trở lại”(Nhất khứ bất phục phản). Thế thì đau đớn quá! Đau vì vô vọng, vì thất vọng đến đỗi tuyệt vọng. Nhưng người đi trong bài thơ này đâu phải thế. Vì sao đi? Chưa rõ! Nhưng chắc hẳn trong sâu kín tâm tư đã có dấu vết sự quay về. Đó mới là tuyệt hảo. Mà về thì:
Người về bồ  tát làm thơ
Khói tỏa sen nhập nhòa bờ sắc không
       Như đã nói ở trên, ở đây có “hương chờ” nên người đi sẽ về. Nếu là người chấp nhận cảnh đơn chiếc thì ít ra trong thời gian đi cũng lĩnh hội được ít nhiều bổi bổ ích. Người đi là đơn thân hay có người chờ đợi đều có “thu nhập” qua suốt quãng hành trình. Sẽ có “khói tỏa sen”. Đã nhắc đến cõi Phật thì không thể không nhắc đến “Sắc – Không”thực tế hay hư vô? “nhập nhòa bờ sắc không” ư? Lại “nhập nhòa” nữa chứ, nếu “khói tỏa sen đến (hay tỏa) đôi bờ sắc không” thì dứt khoát rồi. E rằng ở đây có sự bối rối suy tư dằn vặt. Nhưng người đã từng trải thì ắt có sự dứt khoát lựa chọn. Thiên về “sắc”? Quá tốt. Vì đã qua thời gian thử lửa, lẽ nào lại sa vào những lỗi lầm? Còn đã ngộ về “không”? Càng tuyệt vời hơn. Bởi lẽ khi con người đã rũ bỏ được mọi bụi bậm chốn trần ai, bước vào cảnh giới cao nhất, lòng không động, còn gì vướng bận đâu! Mọi hỷ, lạc, ái, ố, dục, nộ, bi chỉ cần một cơn gió thoảng là tiêu biến vào hư không.
          Ngày về dẫu có thế nào cũng là ngày vô cùng đáng nhớ. Đau buồn ư? Ngỡ ngàng ư? Hạnh phúc tuôn trào ư? Ai biết được! Mà ai cũng mong đó là ngày tuôn tràn những nhớ nhung mong mỏi. Tất cả tâm tư tình cảm dồn nén bấy nay bật trào thành niềm hứng khởi vô biên. Có lẽ so sánh với sự thức dậy của hỏa diện sơn sau ngàn năm ngủ yên cũng còn khập khiễng. Tôi chợt nhớ đến bài kệ của Thiền sư Quảng Nghiêm đòi Lý  ‘Hưu hướng Như Lai hành xứ hành”. Cần gì phải đi khắp chốn? Lặn lội trong bể khổ trầm luân nhân thế này cũng quá đủ rồi. Qua rồi. Ta hạnh phúc lắm thay vì “người về bồ – tát làm thơ” cơ mà và mỗi người cũng đã phải đang hoặc sẽ thành một “Như Lai” đấy thôi.
       Người ta nói Bùi Giáng là nhà thơ điên,  không biết ông có điên hay không, hay tại vì ông quá trổi hơn đời nên đời nói ông điên.  Mỗi khi đọc thơ Bùi Giáng, thì lại nhớ đến những bài thơ  lục bát ngắn của một nhà thơ hiện nay: Nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa.
       Lê Thiên Minh Khoa là nhà thơ lạ đời. Khoa lạ đời ở chổ có mái tóc bồng bềnh trên khuôn mặt toàn xương mà nhìn vào thấy ngay mình rất dễ làm thân, lại có giọng nói ngập ngừng… mà nghe thấy hay như những bài thơ.
      Những cảm nghĩ về Khoa có lẽ chủ quan nhiều vì do yêu thơ Khoa cũng như một thời chúng tôi yêu thơ điên Bùi Giáng. Lê Thiên Minh Khoa có nhiều bài thơ hay, có bài đã được đưa vào làm giảng văn trong nhà trường, nhưng những cái đó thì cũng như những nhà thơ thành danh khác. Cái lạ đời khác của Lê Thiên Minh Khoa đối với chúng  tôi là những bài thơ ngắn, nhất là những bài lục bát. Những bài thơ ngắn của Khoa không rắc rối ngữ từ như thơ Bùi Giáng, không “tối nghĩa” như thơ Bùi Giáng, nó như vọt miệng nói ra mà sao đọc rồi cứ nghe nhưng nhức trong người như có một vết thương chẳng chịu lành, cứ nghe khang khác trong lòng giống như có điều chi mắc mứu mà không thể nào giải được.
          Và  Lê Thiên Minh Khoa cũng có lúc lên cơn vì tình, không như Bùi Giáng nhưng cũng có thể gọi là điên, cái điên của những kẻ lạ  đời:

                         Từ trong góc núi lên cơn
                         Về góc phố hỏi em còn đó chăng
                         Ngó lên ngó xuống ngó quanh
                         Uống ly đen nóng lại băng về rừng.

                         Hôm sau thèm được lên cơn
                         Về góc phố hỏi còn không cô nàng …
                                                             (Lên Cơn)                                                                                         
        “Lên cơn” là triệu chứng của sự co giật. Minh Khoa không “lên cơn” ở cơ thể nhưng “lên cơn” ở  tâm hồn. Anh biết phương thức làm hạ không cho co giật. Đó là về góc phố thăm em. Cái lạ của bài thơ là chỉ nơi nàng ở đã chửa được bệnh lên cơn của chàng. Câu thơ “Ngó lên ngó xuống ngó quanh” chứng tỏ là không có nàng ở đó nên đành phải “uống một ly đen nóng lại băng về rừng”. Thế mà hôm sau lại thèm “lên cơn” nữa. Bài thơ không cần giải thích thì ai cũng biết đây là anh chàng yêu dại yêu khờ, yêu như ma đuổi. Phải hiểu rằng tác giả đã biết không có nàng ở đó nhưng cơn động kinh thôi thúc phải đi. Còn nếu đến đó rồi mới biết vắng nàng thì bài thơ thường tình và sự lên cơn cũng bình thường như bao người yêu khác. Nhà thơ lặp đi lặp lại các chữ “em còn đó chăng”, “còn không có nàng” thể hiện về sự ảo tưởng nàng vẫn chưa đi, nàng còn quanh quất đâu đây nơi góc phố. Câu thơ “Hôm sau lại thèm được lên cơn” thể hiện bệnh đã thành mãn tính đến cử lại lên. Đọc bài thơ ta thấy hiện lên một anh chàng cuồng si chạy đi rồi chạy về giữa rừng và phố, giữa phố và rừng, theo đuổi một tình yêu không tưởng, nhưng trong đó cũng hiện nguyên hình chính ta, có điều cường độ yêu trong ta chỉ bằng góc nhỏ của Minh Khoa . Đọc bài thơ ta thấy chất nghệ sĩ khùng khùng thật đáng yêu, và trong ta biết bao xao xuyến trong lòng  khi liên tưởng cuốn phim quay cảnh đi, về của anh người rừng làm thi sĩ đang yêu.
       Trong thơ lục bát  ngắn của Minh Khoa, có những từ ngữ  “quen mặt” mà được dùng rất “lạ đời” nên rất  đắt địa và bất ngờ, gây khoái cảm và đồng điệu ở người đọc. Chính chúng nâng văn bản tưởng như văn vần lên thành THƠ. Chẳng  hạn,  trong bài “Chân dung tự  họa (III)”, nhà thơ  viết:

             sáng mai thấy ta vẫn còn
     buồn năm phút tại Diêm Vương nuốt lời
              ta không là kẻ chán đời
       là ta chán ngán làm người
                                                  như ta
       Nếu như nhà thơ viết “làm người trần gian” hay “nhân gian, dương  gian” thì là văn vần, ước lệ, lặp lại, là hơi..  “sến”. Rất may là anh đã viết như thế, “như ta”. Chỉ một từ ngữ đã biến bốn câu tự sự, tự họa thành thơ,  mà là thơ hay.
                  Cảm ơn nhà thơ đã cho chúng  tôi những dòng thơ đẹp 
       Cảm ơn nhà thơ đã truyền vào hồn chúng  tôi nỗi nhớ khôn nguôi và rất ngọt ngào. 
         Thơ ngắn LTMK, nói chung và  lục bát ngắn Lê Thiên Minh Khoa, nói riêng còn nhiều, nếu viết hết thì sẽ rất dài trang giấy. Hy vọng giới thiệu một vài bài thơ lục bát ngắn của Khoa để mở cửa cho ai đó đi vào vườn thơ, ngắm hoa đơn sơ mà hương thơm` đậm đà thi vị và lạ lẫm biết bao! .

                                                                                                     
                  PHẠM SÁ U– CHÂU THẠCH
    (Trích từ phần PHỤ LỤC của tập sách LẠI NGHĨ VỀ THƠ (phê bình- tiểu luận_ LTMK, sắp XB, 2018)

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

CHO NGƯỜI VỪA NẰM XUỐNG - THƠ TRƯƠNG THỊ THANH TÂM


Truong Thi Thanh Tam
20 thg 4 (3 ngày trước)
tới tôi


Được gửi từ Yahoo Mail trên Android

Vào Th 7, 21 thg 4, 2018 lúc 1:01 SA, Truong Thi Thanh Tam
<tinhnho1053@yahoo.com.vn> đã viết:



Kết quả hình ảnh cho ẢNH CÔ GÁI KHÓC



CHO NGƯỜI VỪA NẰM XUỐNG

       .       ***
Đã từng gieo cuộc vợ chồng
Cớ sao lại để thay lòng rồi xa
Bây giờ bóng ngã xế tà
Người rời cuộc sống ta bà...có vui?

Quên rồi cái kiếp làm người
Nợ vay chưa trả, để rồi phân ly!
Tôi giờ khóc tiễn người đi
Trăm năm thôi hết...còn gì nữa đâu!

Cuộc đời còn lắm bể dâu...
Người giờ yên nghỉ, mồ sâu chôn vùi
Tôi còn ở lại trên đời
Khóc than cũng chỉ một thời nhớ quên

Thuyền tình trở lại lênh đênh
Như ngày xưa ấy thôi đành...đành thôi
Nợ duyên nay đã hết rồi
Mồ sâu chôn lịm...một đời nhà thơ!

               TRƯƠNG THỊ THANH TÂM
                         Mytho

TRANH THƠ NHÃ MY








THƠ HAIKU NHÃ MY
ẢNH & CHÉP TRANH LÊ ĐĂNG MÀNH
NM CẢM ƠN LÊ HUYNH ĐÃ TẶNG ẢNH ĐẸP

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

LỤC BÁT LÃNG ĐÃNG (4) - CHÙM THƠ LÊ THIÊN MINH KHOA


Minh Khoa Lê Thiên
Tệp đính kèm19 thg 4 (2 ngày trước)
tới tôi 


Không có văn bản thay thế tự động nào.

Ảnh: Nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa  qua ký họa của HS Nguyễn Hoàng(1968-2017)




NGẪU HỨNG VIẾT TẶNG INRASARA

Nhà thơ cần biết sợ thơ(*)
Để nàng thơ khỏi bơ vơ một mình
Trước manh giấy mới trắng tinh
Sợ mấy câu chữ thân quen hiện về
Nhà thơ chẳng biết sợ thơ
Để nàng thơ phải ngẩn ngơ khóc thầm
Liều mình lấy tháng làm năm
Lấy say làm tỉnh ghép vần gởi nhau
                    Bà Rịa, 17-2-2010
(*)  Lấy từ tựa  bài: “Nhà thơ cần biết sợ thơ… để người đọc còn cần đến thơ”- Inrasara, Văn nghệ  BRVT số 76

CỌP XUỐNG ĐỒNG BẰNG

Nhìn bờ khơi tít
lươu quơi
rướm lưng tròng
ngoái lại đồi núi xưa ...

ĐÙA VỚI THI SĨ VŨNG TÀU
Nhà thơ chữ nghĩa dầm dề
Gánh lên Núi Lớn đổ về Bãi Dâu
Tặng HQ

         Nhà thơ khi tỉnh khi mê
Có cô bán rượu tắc kè rất xinh
          Cũng đành uống để tỏ tình
Tiếc là không rủ người mình đi theo!
                      Trại Sáng tác Miền Tây - Tịnh Biên- 12.7.2011

BẠN BÈ

            Tặng Nguyễn Ngọc Minh


          Bạn bè còn lại mấy thằng
Thằng đầu xì-trét, thằng chân xì-gà
          Thằng tu Phật lại thành Ma
Thằng vào chính giới hóa ra ... thương trường!


ĐÙA VỚI THI HỮU BÀ RỊA
                                    Tặng PT

     1. Có khi thơ đọc làm nhàm
Có khi say rượu lật bàn chẳng hay

      2. Say rồi lấy sáng làm trưa
Lấy trưa làm tối, lấy mờ làm trong...

      3. Coi hồ với cháo như nhau
Coi thơ như  rượu, coi đầu như chân

       4. Đồng hương nhưng nỏ đồng sàng
Đồng sàng anh  biết chọn nằm bên mô?!...

ĐÙA VỚI THI SĨ ĐỨC TIÊN (*)
             Viết khi Đức Tiên từ Quảng Trị vào dự trại  sáng tác Vũng Tàu

(I)

         Ui chao! Đang ở Vũng Tàu
Nhớ nhau cũng chịu, lối nào mà ra?

        Ta giờ nửa Phật, nủa Ma
Đành xin hẹn để ta bà vơí em

         Ru rồi, ru nữa, ru thêm
Ru thênh thang tóc ê hèm trắng nhau
         Ru u a trẻ bạc đầu
Nửa Quảng Trị. Nửa Vũng Tàu. Nửa Không
          Bờ mênh mông biển mênh mông
Anh và Em lôỗng ngôỗng bôồng chạy rong

          Mặc cho sóng nước bềnh bồng
Ta ru ta cho cõi lòng nhẹ tênh
                 Vũng Tàu, 17.12.2010

(II)

              Mặn mòi vị biển và Em
Nhớ lời vợ dặn thì đêm qua rồi
             Chỉ vì lỡ hẹn mà thôi
Ta như cánh nhạn cuối trời lửng lơ !
              Biển xanh ta chỉ với ta
Ôm choàng một bóng mơ xa chân trời...
                       Bà Rịa, 18.12.2010
        (*): Nhiều  câu chữ được sắp đặt lại từ bài thơ của Đức Tiên: "Mặn mòi vị biển và Em".

       THÌ VỀ                                                       
                   Tặng Từ Minh Hùng
                             
        Nửa đời trăm núi ngàn  sông                           
 Về nhà té ngữa là không có nghề
        Thì tìm dưới thúng trên be
Đi mà không đến thì  về dân gian
                Bà Rịa-  12.11.2011


ĐÙA VỚI  KÝ GIẢ SÀI GÒN
                            Tặng  Vũ Hùng

        Sài Gòn có Vũ Quốc Hùng
Khi không làm báo giả khùng giả điên
        Đời đem hoán đổi liên miên
Mình đem mình trả lại mình
                                            nguyên xi…



   VIẾT KHI UỐNG RƯỢU VỚI NHAU



         Em chừ lấy lả làm lơi
Anh thời núp bụi bờ cười khóc nhau(*)
        Yêu thương rổn rảng càu nhàu
Tình ơi! tình biết bạc đầu khi nao?!
        Biết nhau trong cõi bàu nhàu
Trốn nhau lại gặp lại nhau mấy lấn!
               Thủy Cốc, Bà Rịa-13.6.10
        (*): 2 câu đầu Trịnh Sơn viết.


MỘT NỬA
      Tặng Trịnh Sơn

       Có người nửa Phật nửa  Ma
Nửa Cha nửa Chúa nửa ta nửa  đời
       Nửa không nửa có nửa  người
Nửa là một
                 nửa là mười thành không!
           Kim Dinh - tối 04.10.11

ĐI…



Đi dọc rồi lại đi ngang
Đi lên đi xuống đi làng nhàng chơi
 Bỗng người lạ mặt  quàng vai
Thì ra tôi gặp thằng tôi ấy mà!...

NGỠ…


            Giữa trưa mà tưởng khuya rồi
Nửa khuya lại ngỡ mặt trời đang lên
            Sông Xoài xuôi chảy  sông Dinh (*)
Tình anh ngỡ ngược chảy lềnh láng em
              Sông Dinh, Bà Rịa, 01.4.2017

(*): Sông Xoài là thượng nguồn sông Dinh, còn giữ một phần tên cổ gọi chung cả 2 con sông là sông Mô Xoài chảy qua xứ Mô

           LÊ THIÊN MINH KHOA
                  (Trích từ  phần thơ LỤC BÁT LÃNG ĐÃNG  trong tập“LẶNG LẼ TÔI” của LTMK, sắp xuất bản- quý II-2018)

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

THƠ NHÃ MY , THƯ PHÁP HUỲNH LIÊN








THƯ PHÁP ĐẸP QUÁ  NM CHÂN THÀNH CẢM ƠN HUỲNH LIÊN VÀ TRANG HAI BỜ GIẤY


TẦM XUÂN 1-2-3 - THƠ LÊ KIM THƯỢNG


Sinh Lê
Tệp đính kèm16 thg 4 (4 ngày trước)
tới tôi
GỬI "NHÃ MY - NGỌC SƯƠNG" BÀI THƠ LỤC BÁT 2018 - CHÚC VUI KHỎE
NHA TRANG - 17/4/2018 - LÊ KIM THƯỢNG





Ảnh của Tịnh Hồ

                     


TẦM  XUÂN    1 - 2 - 3 


1.    


Nắng về đánh thức Tầm Xuân
Ngàn hoa hương sắc bâng khuâng bên đường
Người xưa nhớ nhớ, thương thương
Tơ lòng quấn quýt, vấn vương hẹn thề
Một lòng yêu một miền quê
Bốn mươi năm... Kẻ quay về... già nua...


2.    


Nắng vàng quyện với gió đùa
Chồi non, lộc biếc tươi mùa Xuân sang
Đồng vui, lúa tốt ươm vàng
Em cười trong nắng, dịu dàng, thơ ngây
Trời xanh không một vạt mây
Se se gió lạnh, nhớ ngày tàn Đông
Bốn bề hương thảo thơm nồng
Mùa Xuân vừa chớm, nắng hồng vừa sang
Chiều quê... nắng lụa tơ vàng
Thương thương mây trắng lang thang xa nhà
Võng đưa chao mãi lời ca
“Cái Cò, Cái Vạc...” đồng xa dãi dầu
Gió Xuân bay áo qua cầu
Nắng Xuân xóa hết bóng sầu truân chuyên
Trăm con chim mộng bay chuyền
Ru tôi giấc mộng, hoặc huyền tiếng chim
Tôi chìm vào “Cõi - Lặng - Im”
Ru lòng cho hết nỗi niềm gian truân
Buông trôi cho hết nợ trần
Yên lành giấc ngủ bên sân cuối ngày...
Rượu quê rót cạn đêm say
Sẻ chia những chuyện đắng cay một thời
“Tửu phùng tri kỷ thiên bôi...”
Đếm từng kỷ niệm xa xôi hiện về...


3.


Mang Tình Xuân một miền quê
Tôi về Đất Khách, bốn bề hoàng hôn
Chiều chiều, chớp biển, mưa nguồn
Quanh tôi, mưa đổ sợi buồn xanh xao
Nhớ nhà, nỗi nhớ ngọt ngào
Gửi theo giông bão, bay vào trùng khơi
Ngày qua, điệp khúc rã rời
Nốt Thăng, Nốt Lặng... chơi vơi, eo sèo
Biển Dâu xô đẩy cánh bèo
Thương người xa xứ, phận nghèo long đong
Xuân Hè rồi đến Thu Đông
Bốn mùa mưa nắng vẫn không xao lòng
Đã đành không?... Chắc là không?...
Nhìn về quê cũ ngóng trông ngày ngày
Cửa Sài gió thổi lay lay
Bên thềm có Kẻ rượu say hoang đàng
Cuối đời còn giấc mơ hoang
Nửa mê, nửa tỉnh... bàng hoàng, u minh
Ước gì kết nối ân tình
Buồn vui, sớm tối... Quê - Mình bên nhau...


                Nha Trang, tháng 4. 2018

                LÊ KIM THƯỢNG


Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

TÌNH NHỚ - THƠ LỆ HOA TRẦN



Kết quả hình ảnh cho ảnh sóng biển và cô gái


TÌNH NHỚ


Sóng bạc đầu, tóc em cũng bạc
 Chiều, buồn, trên bãi, ngã hoàng hôn
Nhớ người, tình nhớ, quạnh...cô thôn
Thân mòn mỏi trong xa nỗi nhớ


Sóng càng vỗ, tim... càng tan vỡ
Lạnh bao trùm, dạ thắt tái tê
Hỡi! Người đi sao chẳng quay về
Bên ghềnh đá sóng chồm theo hỏi ?


Em gật đầu lặng yên không nói
Lệ tuôn trào ướt đẩm không gian
Bãi chiều về giọt nắng dần tan
Em, tình nhớ dâng đầy như sóng.


LỆ HOA TRẦN
29-03-2018

TRANH THƠ NHÃ MY




ẢNH & THƠ NHÃ MY
CHÉP TRANH LÊ ĐĂNG MÀNH
NM CẢM ƠN LÊ HUYNH ĐÃ TẶNG TRANH THƠ ĐẸP

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

TẦN HOÀI DẠ VŨ , MỘT MÌNH BƯỚC ĐI, BƯỚC ĐI MỘT MÌNH-CHÂU THẠCH

van tran
Tệp đính kèm16 thg 4 (2 ngày trước)
tới tôi






 TẦN HOÀI DẠ VŨ,

        MỘT MÌNH BƯỚC ĐI, BƯỚC ĐI MỘT MÌNH

                                                   Châu Thạch



 Tần Hoài Dạ Vũ, một nhà thơ mà tôi mến mộ gần 60 năm trước. Anh nhỏ hơn tôi ba tuổi, nhưng khi tôi còn viết báo tường trong lớp học thì tên tuổi anh đã có trên văn đàn miền Nam Việt Nam. Thời đó thơ anh thường được đăng trên những tờ báo văn học có giá trị như Văn, Bách Khoa, Văn học  v...v...

Sáu mươi năm sau, ở tuổi quá thất thập, tôi mới hân hạnh gặp được Tàn Hoài Dạ Vũ; ngồi uống cà phê cùng anh và nghe anh tâm sự về cuộc đời mình.

Anh cũng như tôi, đều đồng ý rằng, đời chẳng phải lúc nào mình cũng chọn đúng và cũng chẳng phải lúc nào đời cũng hiểu đúng mình.

Tôi tôn trọng anh bởi tình yêu văn chương và  tình yêu quê hương nồng cháy trong con tim nóng hổi của anh.


Về nhà nằm đọc thơ Tần Hoài Dạ Vũ, tôi cảm động biết bao bởi tiếng thơ đã quên đi từ dạo ấy trong tháng ngày lận đận, bây giờ nó lại đến như một mối tình thiết tha quay lại với mình.


 Tần Hoài Dạ Vũ có những bài thơ như bài thơ “Cuồng Ca”, là những bài ca đam mê của con tim dại khờ trước thần tượng hay ảo ảnh, trước mơ hồ hay chân lý. Tuổi trẻ nào đâu biết được nhiều, chỉ lao vào, lao tới để muốn bắt cả “trời xanh trong kẽ tay”.

Đọc những bài thơ ấy, tôi như nghe được con tim mình nhói đau vì định mệnh của đời:


Ta xẻ buồng tim hát tự do
chờ khi trăng loạn xuống ngang mày
níu trăng ta múa cùng hư ảnh
mai bắt trời xanh trong kẽ tay !

( Cuồng ca)


 Tôi đã khóc vì tôi đồng cảm với thơ. Ai trong chúng ta ở tuổi dại khờ không từng xé con tim cho tự do, không từng muốn đưa tay với bắt trời xanh (?). Thế nhưng, một ngày quay nhìn lại, ta thấy ta “níu trăng” mà “múa cùng hư ảnh”.

Đau xót biết bao khi con đò đưa ta qua bến bờ chân lý bỗng nhiên trở thành ảo ảnh. Hụt hẫng biết bao khi ta qua chưa hết chuyến đò mà đã  thấy sự chết ở bờ bên kía:


...Trên đò ngọn gió tịch liêu
Lạnh lùng thổi lại hồn chiều bơ vơ
Ta qua chưa hết chuyến đò
Thấy trăng đứng đợi bên bờ tử sinh
Thấy sông trôi lại bóng mình
Biết ta là bóng hay hình rong chơi
Tình xưa đã chết bên trời
Chiều nay sông nước đọc lời điếu tang
Hỏi quê nào biết đâu làng
Lòng không, còn lại mấy hàng mây trôi.

    ( Đò Chiều)



“Tình xưa đã chết bên trời” nhưng “chiều nay sông nước” mới “đọc lời điếu tang”. Nhà thơ đâu dễ gì quên được cái tình xưa đó, nhưng chiều nay, khi nhìn sông nhìn nước u buồn thì mới ngộ ra mình phải dứt khoát với mối tình tan vỡ kia. Có lẽ thế hệ chúng tôi, bởi hệ lụy của chiến tranh, đã có biết bao nhiêu mối tình đau xót như Tàn Hoài Dạ Vũ. Nếu gặp nhau nên ôm nhau mà khóc, đừng trách chi nhau, vì có khi đời ta đâu phải do ta định đoạt.

Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ chỉ sáng tác một bài thơ “Cuồng Ca” nhưng đọc thơ anh ta thấy loại thơ như Cuồng Ca nhiều lắm. Tiếng lòng của nhà thơ tha thiết, nỗi ân hận vì những đổ vỡ trong đời dày vò, và tiếng thơ của nó reo như dòng suối buồn triền miên chảy qua những đại ngàn. Suối đó không bao giờ thành một dòng sông, vì nó chỉ chảy trong con tim của đại ngàn có tên Tần Hoài Dạ Vũ. Suối âm thầm róc rách chỉ để suối nghe. Ai muốn nghe thì hãy đến với đại ngàn có con suối kia, để ngồi lại nhìn phong lan rủ xuống bên bờ suối và thấy nó đẹp. Ai không muốn nghe thì cứ quay lưng đi về chân trời  lửa cháy của mình.

Thơ tình Tần Hoài Dạ Vũ không cuồng loạn, nhưng vẫn đam mê đến suốt một đời, kéo dài niềm luyến ái và nỗi đau như câu thơ của ai đó“Nhớ nhà châm điếu thuốc/Khói huyền bay lên mây” nhưng khác một chút, có thể gọi là, nhớ tình châm điếu thuốc/ khói huyền loan trên tay:  


Hồn thôi bỏ mặc cho sương xuống
thương nhớ không vàng giọt nắng hanh
Dừng chân dưới cột đèn châm thuốc
không gió mà tay lạnh rất đầy

( Chiều Mưa Uống Rượu)


Người ta thích nói “thương nhớ làm vàng  nắng chiều”, mấy ai nói “Thương nhớ không vàng giọt nắng hanh” như Tần Hoài Dạ Vũ ?. Giọt nắng hanh mà không vàng được, bởi thương nhớ đã làm cho mòn mỏi tâm hồn. Giọt nắng không vàng được, bởi sinh khí của tình yêu đã hết. Nó không hết bởi không còn yêu nữa, mà hết bởi niềm đau cùng tận khiến cho con tim yêu chỉ còn thoi thóp thở. “Tay lạnh đầy” không phải vì gió lạnh mà vì châm điếu thuốc. Khói của thuốc làm tay lạnh, vì khói ấy quyện trong và với kỷ niệm một thời. Đốt thuốc không phải vì thèm thuốc, đốt thuốc để nhớ ngày xưa. Nhớ ngày xưa nên đốt thuốc dưới cây cột điện cô đơn, với tâm hồn đã sương xuống lâu rồi. Thơ như thế không phải thơ diễn ý mà là thơ nhập hồn. Nó là loại thơ lên đồng mà con đồng vẫn tỉnh táo. Nó thăng hoa trong nỗi đau và nó thành thi ca như con nhộng rúc vào trong chiếc kén của mình. Nhộng sẽ chết trong kén và người kéo tơ để nhìn tơ đẹp chính là ta, là bạn đọc bài thơ.

Thơ tình của Tần Hoài Dạ Vũ là thứ “thơ tình không có tuổi” như thi sĩ đã tâm tình:


Qua năm tháng dầu tuổi có già đi
                             nhưng tâm hồn tôi vẫn vậy
Vẫn đắm say cuộc đời như lúc thanh niên


Quả vậy, thơ tình của Tần Hoài Dạ Vũ có dòng thơ “Giọng buồn của tượng”, Nó như ngọn gió đưa tình sử bay vèo. Rồi tình sử đó hóa thành tượng trong hồn. Tượng đứng cô đơn thương tiếc cho một thời vụng dại. Bài thơ có 16 câu, xin vui lòng cho tôi rút ngắn:


...“Công viên buồn tượng hồn tôi dựng đó
Khi vàng bay lá nhớ chớm sang mùa”
...“Tôi sẽ khóc bằng con tim của đá
Ru êm đềm theo những bước đêm trôi
...“Trên bệ cao trọn kiếp này đứng rũ
Từng đêm nghe gió lạnh thổi trong hồn”

              (Giọng buồn của tượng)


Tượng ở ngoài đời đặt nơi công viên thì lạnh. Tượng đặt ở trong hồn tưởng ấm mà lại lạnh hơn!. Đá không có con tim nên đá khóc chỉ vì sự tưởng tượng của người. Người có con tim máu đỏ nhưng lại khóc bằng con tim của đá. Khóc bằng con tim của đá vì nỗi đau cô đọng, quắn lại, khô cứng, thê thiết biết bao! Ở đây, thơ đã làm tình yêu thành tượng và thơ đã làm cho tượng chảy thành tình yêu. Đó là phép biến hóa của thơ, hay nói đúng hơn là thiên tài của người thi sĩ!

Tần Hoài Dạ Vũ thích đá, anh khóc bằng con tim của đá và anh yêu cũng bằng con tim của đá:


Có một buổi ta nằm say trong đá
Hồn theo em mây trắng phía chân trời
Rồi ngàn buổi giấc mơ đầy bướm lạ
Đá không lời mà lệ hóa sao rơi…

     ( Lệ Đá)


Ai đã một lần nằm cô đơn, nhìn bầu trời rất thấp, với trăng sáng, với mây bay, với sao rơi thì sẽ cảm nhận hết cái vô cùng lãng mạn của bài thơ. Nhà thơ đã hóa thành đá. Đá bị chôn chân một chỗ để nhìn tình yêu thơ mộng, bao la bát ngát vây quanh mình, rồi sau đó bay đi, đến tận chân trời nào xa thẳm. Rồi bỗng nhiên đá khóc, lệ lại thành những áng sao rơi. Nghịch lý chăng? Không, hư cấu trên cả hư cấu. Hãy hình dung từng giọt nước mắt lăn tròn trên đá, rồi từng giọt nước mắt nầy phản chiếu những ánh sao rơi. Ánh sao rơi sáng trên bầu trời sẽ long lanh trong nước mắt. Đẹp biết bao và tha thiết biết bao!. Chúa Jesus phán rằng:”Nếu loài người không tôn vinh ta, ta sẽ làm cho đá cũng biết nói để tôn vinh ta”. Vậy đá mà yêu, đá mà khóc thì cao quý hơn người! !  Đá yêu, đá khóc, đó là con tim của nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ.


Tần Hoài Dạ Vũ yêu Huế. Anh là dân Quảng Nam nhưng tuổi thanh xuân ở Huế. Anh học Quốc Học, Đại học Huế, rồi vào đời lập nghiệp ở Huế. Anh từ giã Huê trong biến động của tâm hồn, để lặn lội 30 năm sau ngày xa Huế, viết về văn học dân gian Quảng Nam- Đà Nẵng. Trong lận đận hai phần đời người, nhà thơ vẫn giữ Huế trong lòng để nhớ khôn nguôi:


Và nhớ giữ lại cho ta
Những buổi sáng mù sương trắng áo
Vai cầu nghiêng một nét xuống trang thơ
Dòng sông xa sương trải lụa đôi bờ
Giọng hò đỡ tôi lên từ những ngày niên thiếu

                       ( Từ Biệt Huế)


Nhớ để rồi hẹn quay về:


Anh sẽ về một sáng mùa thu
sông Hương còn trắng những sương mù
áo em trắng nhịp cầu thương nhớ
bóng ngã lòng anh câu hát ru


Anh sẽ giong thuyền trên nước xanh
chở trăng Gia Hội vào Nội thành
soi nghiêng mái tóc thề Tôn nữ
thiếp giữa một vùng hương mỏng manh

                                ( Hẹn Về Với Huế)


Huế của Tần Hoài Dạ Vũ một màu trắng: sương trắng, cầu trắng, áo trắng, và không chỉ có vai cầu, mà tất cả “nghiêng xuống” trang thơ của anh, đỡ anh đứng dậy, và cho anh thiếp vào một “vùng hương mỏng manh” mỗi khi nhớ đến nó. Đọc Huế trong thơ Tần Hoài Dạ Vũ và nhìn Huế ngày nay, tôi muốn bật khóc. Bởi vì "dấu xưa xe ngựa" không phải "hồn thu thảo" mà hồn nó đã tân thời quá lứa, "nền cũ lâu đài" không phải "bóng tịch dương", mà nền cũ lâu đài có nơi thì bệ rạc, có nơi sơn quết mới một màu phồn hoa lòe loẹt và hợm hĩnh... 


Tần Hoài Dạ Vũ còn có dòng thơ “Đi tìm sự thanh bình”.

Một đời anh ao ước thanh bình, dấn thân cho thanh bình, để phải mang nhiều hệ lụy, đến nỗi anh phải viết Di ngôn. Bài thơ có 20 câu, tôi xin rút ngắn:


...“Rồi anh sẽ gối đầu lên giấc mộng
Ngủ quên đời trong giường mộ bình yên”
...“Xin em hãy liệm anh bằng tiếng hát
đắp mặt anh bằng mái tóc em buồn”
...“Em có nhớ, thắp hương bằng nước mắt
Ngọt vô cùng anh sẽ uống no say”
...“Và em hãy viết thư bằng cổ tích
Đừng nhắc chuyện quê hương chinh chiến hận thù
Anh sẽ tưởng hồn anh không xiềng xích
Bay tìm em dù gió cát, sương mù”

               (Di Ngôn)



"Di ngôn" cho ta thấy linh hồn nhà thơ bị xiềng xích. Xiềng xích khi còn sống và có lẽ cả khi đã qua đời. Nhà thơ phải nhờ em “liệm anh bằng tiếng hát”, “đắp mặt anh bằng mái tóc em buồn”, “thắp hương bằng nước mắt”,  vì như vậy thì họa may anh mới “tưởng rằng” linh hồn anh không còn xiềng xích nữa. Điều đó cho thấy anh “đi tìm sự thanh bình” suốt một đời không có được.

Thơ Tần Hoài Dạ Vũ còn thể hiện một tâm hồn thánh thiện với lòng bao dung vô bờ bến. Anh có dòng thơ “Thơ Tặng Lòng Bao Dung” trong đó có những bài thơ như “Thư gửi một người lỗi lầm” kết tủa lệ của anh thành từng chuổi hạt vị tha, vừa long lanh nhưng cũng vừa giá buốt:

"Đừng nghĩ tới những nỗi đau buồn phải gánh chịu. Bằng sự gội rửa tâm hồn em sẽ trở nên giá trị hơn với chính em.

...Đừng chán nản vì ngày vui ngắn ngủi còn nỗi buồn thì muôn trùng, em thân yêu."

                         (Thư gửi một người lỗi lầm)

Đọc thơ Tần Hoài Dạ Vũ, tôi có cảm tưởng anh đi một mình suốt cả cuộc đời. Bước đi một mình, một mình bước đi. Thơ anh qua sa mạc, qua rừng, qua phố, qua cả một đời trong chiếc bóng lẻ loi của mình. Hạnh phúc anh có được không phải là sự đoàn tụ; niềm vui anh có được không phải là sự đoàn viên, mà là những gì sót lại, rơi ra, nhà thơ nhận nó cho riêng mình:


Cái nắm tay bên cửa sổ toa tàu
như nốt nhạc rơi bên ngoài nỗi nhớ
như thời gian rơi bên ngoài đổ vỡ
kỷ niệm đầy vị ngọt của tương lai


Những dòng sông trôi đi, cuộc sống vẫn còn dài
cơn gió cũ qua rồi đời vẫn mát
một góc phố một khoảng trời xanh ngát
lại đưa ta về trong mắt của tình yêu.

                ( Những cuộc chia tay và trở lại)



Vâng, nhà thơ lượm cái rơi bên ngoài nỗi nhớ, lượm cái rơi bên ngoài đổ vỡ, để cho cơn gió cũ qua rồi lại làm mát lòng khi nhớ về một góc phố, hay một khoảng trời đã mất. Đó là Tần Hoài Dạ Vũ. Tôi đọc và hình như tôi thấy anh chỉ có hai bàn tay trắng với nỗi cô đơn trùm lên cuộc đời. Cuộc đời Tần Hoài Dạ Vũ là một cuộc dấn thân vào chốn bụi mù, đi tìm thanh bình cho đời và đi tìm văn học cho quê hương.



Thơ Tần Hoài Dạ Vũ như một vườn hoa có quá nhiều bông hoa đẹp. Tôi nhắm mắt để bốc đại, được bông nào thì ngắm nhìn bông đó, viết về bông đó. Để nói về nhà thơ nầy, phải có hàng trăm trang giấy, chưa nói đến phải có hàng ngàn trang viết.

 Hy vọng tôi sẽ còn nhiều cơ hội để viết nữa về anh./.

                                       

                                 CHÂU THẠCH