CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

VĂN TẾ ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU - KHA TIỆM LY

*Chúc mừng Tác giả văn thi sĩ Kha Tiệm Ly  (vốn nổi tiếng với thể văn cổ điển như phú , văn tế, văn bia...)
  có bài văn tế đã đoạt giải nhứt do Hà Nội tổ chức với sự tham gia cuả mọi công dân VN và kiều bào hải ngoại.

        



            VĂN TẾ ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU
                                                                                

Than ôi!

1. Gió dìu mây, mây phủ màu tang,
Sương thức lá, lá rơi nước mắt.
2. Khóc người tuấn kiệt, núi thẳm ngậm ngùi,
Chạnh khúc đoạn trường, dòng sâu man mác!

Nhớ văn hào xưa,

3. Vốn nòi thế phiệt, lời lời hoa thêu gấm dệt, hàng hàng ý ngọc lời châu,
Nhằm cửa danh gia, ngày ngày ngọc dát châu đeo, bữa bữa đũa ngà chén bạc.
4. Hồng Lĩnh đỉnh cao vòi vọi, muôn khí thiên hun đúc bậc anh tài,
Lam Giang bờ rộng thênh thênh, vạn nguồn mạch sản sinh người khoáng dật.
5. Thông minh đĩnh ngộ, bút văn chương sánh bậc Đỗ, Vương, (1)
Hòa ái khiêm cung, điều nhân nghĩa noi thầy Khổng, Mặc. (2)
6. Cao bằng hiền hữu luôn chọn bậc trọng nghĩa khinh tài, đâu hiềm nhà cao cửa rộng hay điếm cỏ cầu sương,
Tri kỉ hồng nhan, chỉ lựa người nhả ngọc phun châu, chẳng màng cổng kín tường cao hay lầu ca viện hát.
7. Tài năng đó khó khăn chi bảng hổ danh đề, vinh hiển tổ tông?
Nhân cách ấy trở ngại gì tế thế an bang, chấn hưng xã tắc?

Ngờ đâu,

8. Thời li loạn hốt bạch vân thương cẩu, còn đâu hồi áo gấm hài thêu,
Lửa chiến chinh biến thương hải tang điền, nào ngờ lúc nhà tan cửa nát!
9. Buổi giao thời chia đường hai lối, về phương nào khi thay chúa đổi tôi,
Tiếng đao binh tạo khúc đoạn trường, đàn làm sao khi lạc cung sai bậc?
10. Kinh luân một bụng, đâu anh hùng, đâu tri kỉ, đường trần ai ngoảnh lại bơ vơ.
Kinh điển năm xe, nào trung can, nào khí tiết, đạo thần tử ngẫm càng chua chát!
11. Hùng tâm tráng khí, mà bóng quần hào sau trước vắng tênh,
Viễn trí cao tài, nhưng đường tiến thoái dọc ngang bế tắt!
12. Mộng phù Lê tàn phai lần lữa; làm được gì khi bóng lẻ thân cô?
Vọng  cố hương đau xót não nùng; thương biết mấy ngày canh rau cơm lạt!
13. Dằn câu khí tiết, chốn sân chầu che mặt uốn lưng tôm,
Ngậm tiếng thị phi, nơi cửa khuyết nén lòng khum gối hạc!
14. Đã trót đánh rơi thanh kiếm, vinh dự chi lơ láo phận hàng thần.
Thôi đành nương náu bệ rồng, thẹn thùng lắm lất lây hồi đầu bạc!
15. Qua quan ải, giận cuồng ngôn tên ác tướng Phục Ba, (3)
Nhớ Hát Giang, trọng khí tiết vị nữ vương Trưng Trắc.
16. Dù Đồng Trụ chữ đã rêu xanh,
Nhưng Đằng Giang cọc còn nhọn hoắt!(4)
17.  Đến viễn phương thấy đời đau khổ, kẻ tù đày, người đói rách, nhớ quê xưa tấc dạ bồi hồi.
Viếng danh nhân chạnh  nỗi đoạn trường, nào oan khiên, nào bi phẫn, cảm thân phận  cõi lòng u uất.
18. Bởi bạo quyền giấu nanh che vuốt, nhai xương người ngọt tợ cao lương. (5)
Nên lê dân bóp bụng thắt hầu, ăn rau dại thường hơn cơm vắt!
19. Đầu Ban Siêu (6) phơ phơ màu tóc, nợ sơn hà tấc đất ngọn rau,
Mây Hoành Sơn bàng bạc đầu non, xót phần số hồng nam nhạn bắc!
20. Đường công danh phủ bao lớp trần ai,
Màu danh lợi nhuộm mấy lần bạch phát!
21. Mãi trông đàn nhạn vỗ cánh nhịp nhàng hướng  đỉnh Hồng Sơn,
Mà mặc vó ngựa gõ nhịp u buồn về miền Kinh Bắc!
22. Mỗi bước li hương, mỗi bước não nùng,
Từng hồi nhớ quê, từng hồi quặn thắt!

Mới hay,

23. Li ngự tửu không ngon ngọt lại đắng cay,
Tình đồng liêu chẳng mặn mòi mà nhợt nhạt!
24. Chốn quan trường lỡ thầy lỡ tớ, ích lợi gì chữ tốt văn hay?
Nơi triều trung gượng nói gượng cười, sượng sùng lắm mũ vàng đai bạc!
25. Chán khòm lưng quỳ nơi chín bệ, thùng thình vướng áo rộng hài cao,
Muốn phanh ngực nằm dưới cội tùng, thư thả ngắm trăng thanh gió mát.
26. Sờ tóc trắng thẹn cùng Hồng Lĩnh, thẹn cùng tảng đá, chòm cây,
Nhìn mây chiều nhớ đến Lam Giang, nhớ  đến cội tùng, dòng thác.
27. Thanh Hiên Thi Tập, gởi gắm phận mình lỡ thời thất thế, đá nát vàng phai,
Bắc Hành Tạp Lục, xót thương bao người ách nước tai trời, mưa vùi gió dập.

Dù cho,

28. Sao văn chương xé toạc ngang trời,
Lòng nhân ái trải dày mặt đất.
29. Viết văn tế độ người thảm tử, xót thập loại chúng sinh sống đọa chết đày,
Mượn tân thanh phổ khúc đoạn trường, thương lắm phận hồng nhan hoa trôi bèo dạt!
30. Cảnh tang thương triền miên khắp hướng, nơi ta bà bao người lạc chợ, trôi sông,
Khói binh đao mờ mịt chín tầng, xương vô định bấy kẻ chôn nghiêng, liệm sấp!
31. Sổ đoạn trường hàng hàng lớp lớp, nào giai nhân, nào tài tử, lượn sóng đời dập cuồn cuộn oan khiên,
 Đường định mệnh lối lối thênh thênh, nào trung can, nào nghĩa khí, dây oan nghiệt kết trùng trùng u uất!

Ôi!

32. Mang chữ “mệnh” thì nơi đâu không phải bến Tiền Đường?
Chẳng chữ “duyên” làm sao dễ náu nương Quan Âm các?
33. Phận bạc luôn đọa đày bậc khoát luận cao đàm, tú khẩu cẩm tâm,
Con tạo khéo ghét ghen kẻ ngọc diện hồng nhan, thiên hương quốc sắc!
34. Dù bể tang thương nghìn trùng gió bão, đầu bút thần vẫn tỏa ánh hào quang,
Ngặt lửa sa trường ngun ngút núi sông, câu khí tiết làm đau lòng ngọc phác!
35. Đâu má hồng mười lăm năm trường đoạn, mà bên tình, bên hiếu luôn sắt son cùng sông núi thênh thênh?
Đâu danh nhân chịu nửa kiếp phong trần, mà chữ tiết, chữ nhân vẫn mênh mang như trăng sao vằng vặc?

Đáng xứng danh:

36. Không tiền nghệ sĩ aó bố hài gai,
Khoáng hậu thi hào lòng son bút sắt.
37. Sánh với nguyệt thì sáng trong hơn nguyệt; trong rừng bảo điển vĩ nhân, cụ Tiên Điền xứng danh “vạn đại thi hào” .
Chẳng là hoa lại thơm ngát hơn hoa; trong vườn phong tình cổ lục, truyện Thúy Kiều đáng gọi “kỳ thư tuyệt tác”.
38. Cạnh muôn hoa, vua mẫu đơn chẳng muốn tỏa hương, (7)
Giữa quần điểu, chúa phượng hoàng đâu cần khoe sắc! (8)
39. Đẹp làm sao! Nhân dân ngưỡng mộ ngài với biết bao lời châu ngọc thiết tha,
Xứng làm sao! Thế giới tôn vinh ngài cùng trăm linh bảy danh nhân lỗi lạc! (9)

Ôi! Hỡi ôi!

40. Đang cơn mây tạnh ngờ đâu gió thổi ngậm ngùi,
Trong lúc trời quang bỗng dưng mưa bay lất phất!
41. Thu vừa chớm mà vùng đất Tiên Điền (10) mây nhuộm âm u,
Chướng chưa về mà hàng cây Nghi Xuân (10) lá rơi lác đác!
42. Đao định mệnh luôn cướp đường sinh tử, dù thân chẳng còn mà tiếng để danh lưu,
Trận phong lôi sao át sấm tài danh, nên đèn vẫn tỏ dù mưa lùa gió tạt.
43. Lẽ vô thường lại đùa cợt nhân sinh,
Đò li biệt luôn đưa sầu vạn vật!
44. Ơn văn hào tợ trái đồi trái núi, chừng như nước lấp đại dương,
Lời hậu sinh như hạt bụi hạt sương, cầm bằng cát rơi sa mạc!

Hôm nay,

45. Chưa ba trăm năm, mà cả non sông đã đổ lệ vì người nghệ sĩ phong lưu,
Bởi khắp bốn cõi, cứ mỗi tấm lòng đều nghiêng mình trước một thi hào uyên bác.
46. Dù văn chương, dù son phấn, khi thác rồi hậu thế còn ghi,
Dù vô mệnh, dù hữu thần, lúc lìa đời người sau vẫn nhắc.(11)
47. Ba tuần rượu kính dâng người tài đức, lượng thứ chúng hậu sinh ý thiển lời thô,
Nén tâm hương tưởng nhớ bậc cao hiền, cung thỉnh đấng tiền bối lòng thành lễ bạc.
Thượng hưởng!

                                                                                   KHA TIỆM LY


Chú thích:

(1) Đỗ, Vương: Đỗ Phủ, Vương Bật
(2) Khổng, Mặc: Khổng Tử, Mặc Tử
(3) Sau khi đánh thắng Hai Bà Trưng. Mã Viện dựng trụ đồng ở biên giới với hàng chữ khắc trên đó: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (nếu trụ đồng mà bị gãy thì Giao Chỉ bị diệt vong”
(4)Trộm ý của hai câu:
“Đồng trụ chí kim đài dĩ lục,
Đằng giang tự cổ huyết do hồng”
(Trụ đồng đến nay rêu còn xanh biếc,
Nước sông Bạch Đằng từ xưa đến giờ vẫn còn đỏ au)

(5) Cao lương: Trong “cao lương mỹ vị”, chỉ thức ăn ngon. Nguyên câu trộm ý 2 câu trong bài Phản Chiêu Hồn của cụ Tiên Điền:
“Bất lộ trảo nha dữ giác độc,
Giảo tước nhân nhục cam như di!”
(Không để lộ ra nanh vuốt và sừng (có nọc) độc
Mà cắn xé thịt người ngọt như kẹo như đường)
(6) Ban Siêu: Vị tướng tài thời Đông Hán. Bình định Tây Vực hồi 40 tuổi, đến 71 tuổi mới trở về kinh đô Lạc Dương; lúc đó đầu ông đã bạc trắng .
(7) (8): Mẫu đơn là chúa loài hoa; Phụng hoàng là chúa loài chim (theo quan niệm xưa)
(9) Ngày 25/10/2013, tại kỳ họp lần thứ 37 của Đại Hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) họp ở Paris đã chính thức ban hành Nghị quyết số 37C/15 phê chuẩn Quyết định số 191EX/32 và 192EX/32, nhất trí vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du cùng với 107 danh nhân văn hóa toàn thế giới. Theo đó, hoạt động tôn vinh được triển khai ở Việt Nam và tại các nước trong cộng đồng UNSESCO (niên độ 2014 - 2015).
(Nguồn: https://hanam.gov.vn/Pages/Danh-nhan-van-hoa-the-gioi--%C4%90ai-thi-hao-Nguyen-Du-(1765---2015)2118879219.aspx)

 (10) Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh là quê hương của cụ Nguyễn Du (mộ cụ nằm tại làng Tiên Điền)
(11) Trộm ý 2 câu trong  bài “Độc Tiểu Thanh Kí”:
“Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.”
( Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết .
Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở).

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

KHI CHỢT GẶP NGÔI TRƯỜNG- THƠ NGUYÊN LẠC




Hình ảnh đẹp về hoa phượng vĩ đỏ thắm sân trường




KHI CHỢT GẶP NGÔI TRƯỜNG



Tưởng rằng quên được một thời
Khoá trong tiềm thức lâu rồi ... xa xưa
Ô kìa ! Cuối phố phải là...?
Không đâu tôi nhé
Chỉ là nhớ thương

Ve reo. huyết phượng con đường
Dáng em trắng cả ngôi trường tuổi mơ
Có tôi run ngất tờ thơ
Mắt ai lá trúc nhung tơ tóc thề

Môi hồng vẫn thắm đam mê ?
Khổ đau có đã...?
Đi về chung.riêng .?

Vẫn tôi. vẫn nỗi muộn phiền
Trường xưa.lối cũ .hiện tiền đó sao?
Không đâu ! Chỉ xót xa nào

Thời gian bóng vụt qua song
Làm sao níu được xuôi dòng nước trôi ?
Thôi đành nhé. đành thôi!
Phượng hồng tình đó một đời riêng mang!

Bể dâu cùng với điêu tàn
Bao giờ hạnh ngộ ?
Ly tan đang là
Vô thường lời Phật dạy ta
Lục Như kệ tụng chắc là tâm an ? (*)

Tịnh không điệp khúc muôn trùng
Lắng khuya. tích tắc . nhịp buồn thời gian
Tiếng chim cô lẻ vọng âm
Chong đêm nến lệ
buốt câm nỗi hoài !

Cố nhân? Một tiếng thở dài
Mú sương cố lý đoạn đoài...
Biết chăng?

NGUYỄN LẠC

(*) Kệ Lục Như - Kinh Kim Cang : Như mộng , huyễn ,bào ,ảnh / Như lộ diệc như điện ( Như mộng ,huyễn ,bọt ,bóng/ Như sương ,như chớp loé )







Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

HÃY CHO ĐI Sáng tác: TUỆ MINH ,Ca sỹ : ANH NGUYÊN








HÃY CHO ĐI
SÁNG TÁC TUỆ MINH
CA SỸ ANH NGUYÊN

TIẾNG ĐÀN GIEO - THƠ MẶC PHƯƠNG TỬ











TIẾNG ĐÀN GIEO

Một tiếng đàn gieo tự bấy nay
Vẫn rơi nhịp xuống thế gian nầy
Non sầu đá dựng tình sương khói
Sông vắng chiều nghiêng mộng nước mây
Ý thoảng , chưa phai mùa dĩ vãng
Đêm tàn , còn thức mộng tương lai
Tà dương bóng ngã hồn cô tịch
Thế sự miên man chuyện tháng ngày ...


Chuyện tháng ngày qua , ý nhũng đâu
Bao phen đời lắm nỗi cơ cầu !
Áo cơm đắp đổi tình nhân thế
Danh lợi tan tành mộng vó câu
Sương rụng mới hay vầng nguyệt lạnh
Đàn buồn đâu biết phím cung sầu
Dẫu trăm năm nữa , ngàn năm nữa
Đạo - Nghĩa nào phai nghĩa nhiệm mầu


South Dakota (USA) tháng 5/2020
 MẶC PHƯƠNG TỬ





Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

TẠP LỤC THI 8 - THƠ CHU VƯƠNG MIỆN





Hình động 3d thiên nhiên suối chảy róc rách năm Mậu Tuất | Thiên ...


TẠP LỤC THI 8


BAO MÙA

sống cùng thác
mất cùngcòn
chả có gì quan trọng 

lẽ thường ?

dòng suối đổ biết bao mà chưa cạn
mà duyên ta mới đó đã neo rồi

ngựa dở chứng nửa chừng không băm nữa
đứng lưng chừng thở hắt mĩ toàn hơi
cây nến vừa nối diêm đã chột
chả gió mưa mà tắt ngúm nửa vời
bao hẹn ước cũng nước trôi đầu vịt
mưa lũ tình lặng lẽ trôi trôi
dăm lá khoai nước tầm tầm rớt mãi
chả tiếc chi ?2 đứa mất ven đời
câu thơ cũ nghe sao mà chán nghét
trách nỗi gì ?xám xịt lũ chìa vôi

CHU VƯƠNG MIỆN

VỀ MỘT TÌNH YÊU ,Thơ : LÊ THIÊN MINH KHOA, Phổ nhạc & hát : TRẦN QUANG LỘC








VỀ MỘT TÌNH YÊU
THƠ LÊ THIÊN MINH KHOA
PHỔ NHẠC , HÒA ÂM & TRÌNH BÀY TRẦN QUANG LỘC


Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Tứ Đại Nữ Thi Nhân Đời Đường2 : NGƯ HUYỀN CƠ - ĐỖ CHIÊU ĐỨC

Chieu Duc
07:50 (4 giờ trước)


Tứ Đại Nữ Thi Nhân Đời Đường (2) :  

                                          NGƯ HUYỀN CƠ   

                                 Inline image

       Ngoài TIẾT ĐÀO 薛濤 được vinh xưng là "Đệ Nhất Nữ Thi Nhân Đời Đường" ra, ta còn có "Nữ Trung Thi Thánh NGƯ HUYỀN CƠ 魚玄機", "Nữ Trung Thi Hào LÝ DÃ 李冶" và "Nữ Trung Ca Linh là Cô Đào Ca Múa Giỏi LƯU THÁI XUÂN 劉彩春.

* Nữ Trung Thi Thánh NGƯ HUYỀN CƠ : 

       NGƯ HUYỀN CƠ 魚玄機 (844-871), vốn tên là Ngư Ấu Vi 魚幼薇, tự là Huệ Lan 蕙蘭, sau khi xuất gia làm đạo cô mới đổi tên là Huyền Cơ 玄機. Theo Bắc Mộng Tỏa Ngôn và Đường Tài Tử Truyện thì Ngư Huyền Cơ xuất thân bần hàn, nhưng tính tình lại thông minh dĩnh ngộ, được sự chỉ dạy của cha, nên tinh thông kinh sách, thích thi ca, năm tuổi đã biết đọc thơ, bảy tuổi đã biết làm thơ và dung mạo thì lại rất xinh đẹp.

                          Inline image
       Năm Ngư Huyền Cơ lên mười tuổi. Một hôm đại thi sĩ lúc bấy giờ là Ôn Đình Quân 温庭筠 nghe tiếng nàng thông minh và giỏi thơ bèn tìm đến để thử tài. Nhân trên đường thấy cảnh liễu xuân lã ngọn bên bờ sông, bèn lấy đề tài "Giang Biên Liễu (Liễu ven sông)"để làm đề. Huyền Cơ trầm tư giây lát, bèn cất bút viết thành bài thơ Ngũ Ngôn Luật Thi như sau :

                 翠色連荒岸,    Thúy sắc liên hoang ngạn,
                 烟姿入遠樓。    Yên tư nhập viễn lâu.
                 影鋪秋水面,    Ảnh phô thu thủy diện,
                 花落釣人頭。    Hoa lạc điếu nhân đầu.
                 根老藏魚窟,    Căn lão tàng ngư quật,
                 枝低繫客舟。    Chi đê hệ khách chu.
                 蕭蕭風雨夜,    Tiêu tiêu phong vũ dạ,
                 驚夢復添愁。    Kinh mộng phục thiêm sầu !
  Có nghĩa :

                 Inline image

                     Nối liền sắc biếc bờ hoang ,
                     Dáng như sương khói bàng hoàng lầu xa.
                     Bóng soi gợn sóng thu ba,
                     Trên đầu ngư phủ la đà hoa rơi.
                     Rễ sâu hang cá chơi vơi,
                     Cành mềm rũ xuống buộc lơi con thuyền.
                     Sạt sào mưa gió trong đêm,
                     Giật mình thức giấc gợi thêm mối sầu !

         Bài thơ qúa hay ! Tả về hàng LIỄU bên bờ SÔNG, nhưng không có sử dụng từ LIỄU từ SÔNG nào cả. Ta đọc bài thơ trên bằng văn xuôi như sau sẽ rõ :"Một màu xanh biếc liền nhau bên bờ hoang vắng như sương như khói chạy dài cho đến tận các lâu đài xa xa. Bóng thì soi đầy trên mặt nước thu trong xanh, còn hoa trắng thì bay lả tả trên đầu người ngồi câu cá. Rễ thì ăn sâu đến tận hang của cá ở, còn cành thì vươn dài ra rũ thấp xuống như muốn buộc chặc lấy thuyền khách. Những đêm mưa gió lại sao sát sạt sào làm cho ai đó giật mình thức giấc và càng gợi thêm nỗi sầu". Qúa tuyệt vời ! Đầy một bụng thơ văn như Ôn Đình Quân cũng phải chịu là "Con bé tài thơ quá giỏi !". Từ cảm mến và cảm phục nhau qua thi thơ, mối tình "Chú Cháu" nảy sinh theo thời gian...

       Năm Đại Trung thứ 12 (858) Ngư Huyền Cơ đã là một tiểu mỹ nhân 14 tuổi, xinh đẹp vô cùng. Một lần Ôn Đình Quân từ Hồ Bắc trở về Trường An, cũng nhằm lúc các tân khoa Tiến sĩ mở hội đề thơ để ăn mừng. Ôn đưa Cơ cùng đến dự, sau khi các tân Tiến sĩ đã đề thơ xong, Ngư Huyền Cơ cũng lưu lại một bài thơ cảm tác "Du Sùng Chơn Quán Nam Lâu Đổ Tân Cập Đệ Đề Danh Xứ 游崇真觀南樓睹新及第题名處" (Dạo Đạo quán Sùng Chơn, nhìn nơi các tân khoa đề tên) như sau :

              雲峰满目放春晴,     Vân phong mãn mục phóng xuân tình,
              歷歷银钩指下生。     Lịch lịch ngân câu chỉ hạ sinh.
              自恨羅衣掩詩句,     Tự hận la y yễm thi cú,
              舉頭空慕榜中名。     Cử đầu không mộ bảng trung danh.
  Có nghĩa :
                    Núi mây trước mắt nắng chan hòa,
                    Móc bạc rành rành bút nở hoa.
                    Chỉ hận quần thoa thơ mất lối,
                    Đành thôi hâm mộ chẳng kêu ca !

                  Inline image
                        Du Sùng Chơn Quán Nam Lâu Đổ Tân Cập Đệ Đề Danh Xứ

       Bài thơ tỏ rõ chí khí cao ngạo và bất phàm của Ngư Huyền Cơ, chỉ hận là phận quần thoa không thể tham gia thi cử, nên đành hâm mộ suông mà thôi; Nếu cũng được dự thi thì trên bảng vàng bảng bạc đó, chắc cũng có tên của ta mà thôi ! Bài thơ của Ngu Huyền Cơ đã đánh động lòng của Tiến sĩ Trạng Nguyên năm đó là Lý Ức 李億. Rồi nhờ vào sự mai mối và kết hợp của Ôn Đình Quân, Lý đã cưới Ngư Huyền Cơ về làm thứ thiếp, vì Lý đã có vợ lớn ở nhà. Đây là khoảng thời gian trăng mật hạnh phúc nhất trong đời của Ngư Huyền Cơ, Lý đã đưa nàng cùng đến trấn nhậm ở đất Tấn Thủy thuộc Sơn Tây. Nơi đây non xanh nước biếc, cảnh trí hữu tình, rất thích hợp cho tài tử giai nhân cùng ngâm nga xướng họa. Nhưng...
             
       Hồng nhan bạc mệnh, người vợ cả của Lý Ức không thể chịu được cảnh tình chàng ý thiếp ân ân ái ái của Lý và Huyền Cơ, nên tìm hết cách để đày ải dày dò nàng đủ mọi điều, không có được ngày nào yên thân. Cuối cùng, Lý đành phải an bày cho nàng vào ở trong một đạo am là Hàm Nghi Quán 咸宜觀 gần đó. Lúc bấy giờ Ngư Huyền Cơ chỉ mới có 16 tuổi, nàng đã viết những câu thơ thương nhớ chồng rất thắm thiết như sau :

                     楓葉千枝復萬枝,    Phong diệp thiên chi phục vạn chi
                     江橋掩映暮帆遲。    Giang kiều yễm ánh mộ phàm trì.
                     憶君心似西江水,    Ức quân tâm tự Tây giang thủy,
                     日夜東流無歇時。    Nhựt dạ đông lưu vô yết thì !
    Có nghĩa :
                         Inline image

                      Ngàn vạn cành phong vạn nhánh non,
                      Bên sông cầu vắng cánh buồm con.
                      Nhớ chàng lòng thiếp như sông nước,
                      Chảy mãi về đông chẳng mõi mòn.
     hay như...
                      朝朝送别泣花鈿,    Triêu triêu tống biệt khấp hoa điền,
                      折盡春風楊柳烟。    Chiết tận xuân phong dương liễu yên.
                      愿得西山無樹木,    Nguyện đắc tây sơn vô thọ mộc,
                      免教人作泪懸懸。    Miễn giao nhân tác lệ huyền huyền.
    Có nghĩa :
                      Ngày ngày đưa tiễn biếng cài trâm,
                      Bẻ hết liễu dương xuân biệt tăm.
                      Ước được núi tây không cản lối,
                      Để người khỏi phải lệ đầm khăn !

       Tình cảm nhớ thương tha thiết là thế, ươt át khắc khoải da diết là thế, nhưng những cánh thư đi cứ mãi biệt tăm. Suốt ba năm không một lần được hồi âm. Hỏi ra thì mới biết Lý Ức đã cùng gia đình thuyên chuyển đến Dương Châu ngoài ngàn dặm xa xôi để làm quan mất rồi. Thất vọng và đau khổ dày dò khơi dậy lòng căm phẫn bất cần đời của người con gái tài hoa. Nàng quyết định buông thả sống cuộc sống phóng túng và thụ hưởng để... thỏa mãn cuộc đời.

                         Inline image
                                         Nữ đạo sĩ Ngư Huyền Cơ

       Trước đạo quán của mình, nàng treo một tấm bảng với hàng chữ "Ngư Huyền Cơ thi văn hậu giáo 魚玄機詩文候教" Có nghĩa : "Ngư Huyền Cơ đang đợi chỉ giáo về thơ văn". Tấm bảng vừa treo lên, thì tất cả những văn nhân thi sĩ lũ lượt kéo đến chật cả đạo quán. Ban ngày thì họ cùng uống trà đàm đạo, xướng họa văn thơ với người đẹp; Ban đêm thì bày tiệc tùng cùng nâng chén ngâm nga, làm thi làm phú với giai nhân đạo cô quốc sắc đa tài. Ai may mắn lọt vào mắt xanh thì được Huyền Cơ giữ lại qua đêm để cùng vui vầy cá nước. Cuộc sống buông thả trác táng trụy lạc đó cứ kéo dài mãi, đôi khi sau lúc trà dư tửu hậu, tàn tiệc người tan, nàng cũng tự thấy cảm thương mình :

                  自叹多情是足愁,     Tự thán đa tình thị túc sầu,
                  况当风月满庭秋。     Huống đương phong nguyệt mãn đình thu.
                  洞房偏与更声近,     Động phòng biến dữ canh thanh cận,
                  夜夜灯前欲白头。     Dạ dạ đăng tiền dục bạch đầu.
  Có nghĩa :
                  Than kiếp đa tình khéo lắm sầu,
                  Huống chi trăng gió lạnh màu thu.
                  Động phòng canh đã tàn hương sắc.
                  Đối bóng đêm đêm khiến bạc đầu !

  Hay như hai câu...
                             殷勤不得语,   Ân cần bất đắc ngữ,
                             红泪一双流。   Hồng lệ nhất song lưu.
  Có nghĩa :
                            Ân cần không nói nên lời,
                     Lệ rơi thành máu song đôi chảy dài ...

       Cho đến một hôm...
     
       Ngư Huyền Cơ gặp lại thần tượng thi ca của mình lúc mới lớn Ôn Đình Quân 温庭筠. Mối "tình chú cháu" lại bùng phát mãnh liệt nhờ vào văn thơ. Ngư Huyền Cơ thương ông chú nầy vì Ôn là nhà thơ nhà từ kiệt xuất của buổi tàn Đường. Luận về dung mạo thì Ôn Đình Quân xấu đến không có người đàn ông nào xấu hơn được. Ôn có ngoại hiệu là Ôn Chung Quì 溫鍾夔 (Chung Quì là ông thần bắt ma qủi, có dung mạo rất xấu xí dữ dằn); còn luận về tuổi tác thì Ôn lớn hơn cơ đến hơn 30 tuổi. Thế mà người đẹp vừa trẻ trung vừa giỏi văn thơ lại đi yêu ông già vừa xấu vừa già là bởi vì đâu ? Truy nguyên thì cũng bởi do thơ văn mà ra; Thế mới biết sức hấp dẫn và quyến rủ của thi ca mãnh liệt biết là bao nhiêu ! Ta hãy đọc bài thơ KÝ PHI KHANH 寄飛卿 (Phi Khanh là tên tự của Ôn Đình Quân) sau đây để thấy Ngư Huyền Cơ yêu thương và mến phục Ôn Đình Quân như thế nào :
 
                  Inline image

              階砌亂蛩鳴,     Giai thế loạn cùng minh,
              庭柯烟露清。     Đình kha yên lộ thanh.
              月中鄰樂響,     Nguyệt trung lân nhạc hưởng,
              樓上遠山明。     Lâu thượng viễn sơn minh.
              珍簟凉風著,     Trân điệm lương phong trứ,
              瑶琴寄恨生。     Dao cầm ký hận sanh.
              稽君懒書札,     Kê quân lãn thư trát,
              底物慰秋情。     Đễ vật ủy thu tình ?!
  Có nghĩa :               
                 Trước thêm rỉ rỉ dế than,
                 Trong sân cây lá sương bàng bạc rơi.
                 Trong trăng tiếng nhạc lưng trời,
                 Lầu cao tỏ rõ núi đồi xa xa.
                 Chiếu chăn lạnh gió thu qua,
                 Dao cầm gởi hận quyện hòa đêm thâu.
                 Chàng Kê biếng nhác gởi thư,
                 Lấy gì giải tỏa tình thu canh chầy ?!
     
        Rõ khéo nói nịnh với "ông chú" vừa già vừa xấu, lại ví ông ta với Kê Khang là người đứng đầu trong Trúc Lâm Thất Hiền đời Tấn rất đẹp trai và rất giỏi về đàn; người đã được cụ Nguyễn Du khen là :

                    KÊ KHANG nầy khúc Quảng Lăng,
                 Một rằng lưu thuỷ hai rằng hành vân.

                   Inline image
                            Ôn Đình Quân                            Ngư Huyền Cơ

Nếu không yêu thương và kính phục Ôn Đình Quân hết mực, thì không thể so sánh một cách thiên lệch mĩa mai như thế. Hai người cùng đến với nhau trong thi ca, qua thi ca họ quên hết tuổi tác xấu đẹp cùng hòa lòng vào nhau để thăng hoa cuộc sống thơ văn. Ôn Đình Quân đã để lại những bài thơ bất hủ như Thương Sơn Tảo Hành 商山早行 với các câu :

                   晨起動征鐸,    Thần khởi động chinh đạc,
                   客行悲故鄉。    Khách hành bi cố hương.
                   雞聲茅店月,    Kê thanh mao điếm nguyệt,
                   人迹板橋霜。    Nhân tích bản kiều sương...
  Có nghĩa :
                   Sớm mai lạc ngựa vang vang,
                   Lên đường lữ khách lòng càng nhớ quê.
                   Trăng tàn gà gáy não nề,
                   Cầu sương điếm cỏ người về nơi đâu !...

       Hai câu sau của bài thơ đã được cụ Nguyễn Du mươn để tả lúc Thúy Kiều trốn khỏi Quâm Âm Các của Hoạn Thư với cảnh trí và tâm trạng :

                   Mịt mù dặm cát đồi cây,
             TIẾNG GÀ ĐIẾM NGUYỆT, DẤU GIÀY CẦU SƯƠNG.
                  Canh khuya thân gái dặm trường,
                Phần e đường xá, phần thương dãi dầu!

                 Inline image

       Còn Ngư Huyền Cơ thì để đời với 2 câu thơ gần như là cách ngôn trong bài thơ Tặng Lân Nữ 贈鄰女 (Tặng cô hàng xóm) là :

                   易求無價寶,   Dị cầu vô giá bảo,
                   難得有情郎。   Nan đắc hữu tình lang.
   Có nghĩa :
                     Dễ cầu vô gía ngàn vàng,
               Khó tìm được đấng tình lang chung tình !

       Cho thấy sự bạc tình của giới mày râu từ xưa đến nay vẫn thế ! "Vô giá bảo dễ cầu, Hữu tình lang khó được !". Ngư Huyền Cơ kết thúc cuộc đời mình khi chỉ mới có 27 tuổi, vì lở tay đánh chết một nữ tì thân cận tên Lục Kiều trong cơn ghen tức, lại bị quan Kinh Triệu là Ôn Chương, người đã từng một thời đeo đuổi theo Huyền Cơ mà không được nàng đáp lại, xử tử hình.

                          Inline image
                                              Lục Kiều

       Thế là kết thúc một cuộc đời tài hoa của một giai nhân bạc mệnh !

       Hẹn bài viết tới, Nữ Trung Thi Hào 女中詩豪: LÝ DÃ 李冶.

                                        杜紹德
                                          ĐÕ CHIÊU ĐỨC

                 
     
                   
                           


Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

CHÙM THƠ CA DAO

 


                



ĐOẢN KHÚC THU


1.Thu về nhẹ chiếc áo xanh
Rách bươm sợi khói mỏng manh giọt trầm
Mảng chiều ngã ngớn vào râm
Tơ vàng trên nhánh cúc nằm nghiêng khô.
      
2.Vàng thu áo mỏng loang màu
Trăng nghiêng đồng vọng bến Ngâu mờ mờ
Nhánh thu gầy guộc dáng thơ
Sương đêm gõ nhịp ơ hờ gọi ai.                     

3.Trăng khuya rơi chín giấc nồng
Hanh hao ninh chín khoảnh không thu về
Bờ đêm nụ chín hương mê
Sầu đong chín bặt lối về xưa sau.


THỀM THU NHỚ

 Thu về
    gieo chút buồn lay
    gieo sầu gieo nhớ
    gieo ngày bâng khuâng       

 Thu về
    gieo những ngại ngần
    gieo thưa hạt nắng
    bên sân lá mềm

 Thu về
    rớt giọt mưa êm
    rớt đôi sợi khói
    rớt mềm tóc mai

 Thu về
    rớt lá trên vai
    rớt buồn lên mắt
    ngày dài hanh hao

 Thu về
    vắng tiếng ngọt ngào
    vắng lời ru nhẹ
    chênh chao tiếng lòng

 Thu về
    vắng cả nụ hồng
    vắng đôi tay ấm
    vắng nồng song thưa

Thu về
thôi nhé cơn mưa...!

NHẶT NẮNG

Nhặt nắng
Làm sợi buộc tình sót lại
Chút hương chiều
Lặng lẽ  giục mùa đi.

Nhặt nắng
Buộc hồn hoa,
gói sóng thiên di
Theo giọt sáng
Gởi mầm ngâu tháng bảy.

Nhặt nắng
Làm dây buộc niềm vui xưa ấy
Thả trôi theo lồng lộng tơ trời.

Xin sợi nắng
Gói giùm ngày sóng sánh khơi vơi
Gởi nụ ấm đã vời xa biền biệt

Ngày nhặt nắng...
Buộc hồn hoa
tha thiết...





 

THẦM THÌ VỚI BIỂN

 

Bờ trăng đợi niềm vui từ sóng
Vọng trùng dương xao xuyến, dại khờ
Kìa bến mộng
biển ơi
vàng trăng lồng bóng
 Nghìn trùng xa lạc dấu bơ vơ?
Biển thở nhẹ theo sợi tóc tơ
 Đừng hỏi nhé sao trăng lặng lẽ
Tim đau thắt, gối đêm vào lệ
 Biết rồi nụ ấm nở bình yên?
Bờ biển xanh ngát sóng dịu hiền
Có chan chứa miền trăng tĩnh lặng?
Lòng biển lúc tịnh hồ yên ắng,
Có dư âm theo tiếng ru hời?
Nôn nao lòng 
Dòng trăng khơi vơi
Ngày gọi nhớ
Đêm giăng sầu bến mộng
Bờ trăng khẽ khúc ca đồng vọng
Gửi nụ hồng theo sóng biển lênh đênh....
 

MỘT CHÚT  VỚI CHIỀU XƯA ...

Một chút say. Sợi nắng lả vàng êm
Chiều dậy sóng say nghiêng làn khói biếc
Một chút men. Bóng đơn và trăng chiếc
Chút bâng khuâng lắng nhẹ. Khép hương lòng
 
Có phải xa rồi lối mộng đợi trông?
Hun hút ngõ. Vọng tiếng cồng ngày hội
Chiều xa ơi, xanh xao vòm lá đợi
Cuối hạ rồi. Ve vỡ nhánh râm ran!

                                 CADAO