CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

NHƯ NGHÌN NĂM TRƯỚC VẪN CÒN HƠI - THƠ TRƯƠNG THỊ THANH TÂM


Truong Thi Thanh Tam
29 thg 3 (2 ngày trước)
tới tôi


Được gửi từ Yahoo Mail trên Android

Vào Th 5, 29 thg 3, 2018 lúc 8:43 SA, Truong Thi Thanh Tam
<tinhnho1053@yahoo.com.vn> đã viết:









NHƯ NGHÌN NĂM TRƯỚC VẪN CÒN HƠI

                 ***
Bất chợt anh về thăm lại tôi 
Một loài hoa dại...trốn phồn hoa 
Ẩn mình trong lúc tuổi hoàng hôn 
Chẳng dám khoe hương dáng mặn mà 

Anh về sắc thắm trên đôi má 
Mộng ước tình xuân tô điểm thêm 
Môi hồng trìu mến, trao vào lẫn...
Ân tình trao gọi, chút tình riêng 

Anh về sáng rực trời mơ ước 
Nước mắt rơi dòng dạ xuyến xao 
Nửa ngày cũng đủ đâu còn ảo 
Bổng nhiên mãn nguyện chốn liêu phòng 

Rồi tiễn anh đi mắt lệ mờ 
Khuất nẽo đường xa, xa qúa xa 
Một ngày quay lại còn chưa hẹn 
Tay trong tay dường như quen qúa 
                      ***
Như nghìn năm trước vẫn còn hơi...

                TRƯƠNG THỊ THANH TÂM 
                               Mytho 

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

THẮNG CẢNH HẢI VÂN QUA ĐƯỜNG THI NHÀ THƠ THẠCH CHÂU - CHÂU THẠCH


van tran
Tệp đính kèm05:47 (2 giờ trước)
tới tôi




Ảnh Châu Thạch 



THẮNG CẢNH HẢI VÂN 
QUA ĐƯỜNG THI NHÀ THƠ THẠCH CHÂU
                            Bài viết: Châu Thạch


Đèo Hải Vân còn có tên Ả i Vân, là một phần của dãy Trường Sơn cắt ngang dãy núi Bạch Mã chạy sát ra biển, nằm giữa ranh giới của tỉnh Thừa Thiên và thành
phố Đà Nẵng. Đây là một con đèo ngoạn mục, cảnh sắc thiên nhiên vừa nên thơ vừa hùng vĩ. Đường lên đèo khúc khuỷu, nước biển xanh bao quanh chân đèo, mây bay lưng chừng dưới mắt du khách. Qua Hải Vân còn gợi lại lòng ta đến lịch sử xa xưa của hai dân tộc Chiêm và Việt với chiến trận, với cuộc tình tay ba của nàng công chúa với tướng Việt, với vua Chiêm đã trở nên huyền sử.
Thơ đề vịnh về Hải Vân thì nhiều lắm. song đáng chú ý là bài thơ “Vãn Quá Hải Vân Quan” của Trần Quý Cáp mà cặp trạng “Sầu ngập mắt trông ngàn dặm biển/Giận tung quyền phá bốn trời mây” nói lên tấm lòng và chí khí của một người yêu nước. 
Ngày nay, theo phong trào Đường thi, có hàng ngàn bài thơ viết về Hải Vân, trong đó có hai bài thơ của nhà thơ Thạch Châu đã mô tả đèo Hải Vân vừa cảnh vừa tình được xem như đầy đủ mà người viết muốn giới thiệu cùng bạn đọc.

Trước hết ta hãy đi vào bài thơ tả cảnh:



THẮNG CẢNH HẢI VÂN
.

Hùng quan lịch sử tạc lưng trời
Chất ngất non ngàn hướng biển khơi
Sóng quyện chân đèo tung nước biếc
Gió luồn vách núi vọng âm ngời
Ru hồn lữ khách bao xao xuyến
Níu dạ văn nhân chút thảnh thơi
Tiên cảnh bồng lai sương dỡn sóng
Hải Vân thắng cảnh để lưu đời…

Thạch Châu


Vì sao gọi Hải Vân là “Hùng quan lịch sử tạc lưng trời”? 
Theo sử liệu, trước năm Bính Ngọ (1306) vùng đất có đèo Hải Vân thuộc châu Ô và châu Rí của vương quốc Cham Pa (còn gọi là Chiêm Thành). Sau đó vùng nầy được vua Champa cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân của nước Đại Việt ta. Từ đó ngọn đèo trở thành ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Ngày nay trên đỉnh đèo Hải vân còn có dấu vết một cửa ải. Cửa ải này được xây với tường dày kiên cố, cao 490 mét so với mực nước biển, bên dưới có vòm cổng lớn, bên trên là một tầng riêng có cửa sổ để quan sát, làm nhiệm vụ phòng thủ cho kinh thành xưa. Mặt chính của cổng hướng về tỉnh Thừa Thiên - Huế với tấm bảng khắc 3 chữ "Hải Vân Quan", còn mặt sau hướng về thành phố Đà Nẵng với 6 chữ "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Danh hiệu này tương truyền do vua Lê Thánh Tông phong tặng khi nhà vua dừng quân ở đây vào năm Canh Thìn (1470). Hùng là rạng rỡ, quan là cửa ải. Người xưa đã công nhận đây là một của ải đẹp nhất thiên hạ.


Tiếp theo vế mở, Thạch Châu vào vế trạng để tóm lược phong cảnh bằng hai bức tranh ước lệ: “Sóng gợn chân đèo tung nước biếc/Gió luồn vách núi vọng âm ngời”. Nếu du ngoạn đèo Hải Vân, xe sẽ đưa du khách chạy quanh các sườn núi mỗi lúc một lên cao. Du khách sẽ nhìn thấy một bên là núi chồng núi, một bên là biển nối biển. Ngồi trên cao, mắt nhìn từng làn sóng xanh biếc nối tiếp vổ vào vách chân đèo, tai nghe tiếng gió vi vu từ biển thì hai câu thơ của Thạch Châu đã gợi hình, gợi âm, miêu tả hầu như sinh động phong cảnh Hải Vân.
Câu luận của bài thơ phơi bày tâm trạng của khách khi qua đèo Hải Vân:


Ru hồn lữ khách bao xao xuyến
Níu dạ văn nhân chút thảnh thơi



Hai câu thơ nầy tuy phân biệt trạng thái khác nhau giữa lữ khách và văn nhân vì mục đích để làm chỉnh câu đối, nhưng thật ra nhà thơ muốn mô tả tâm trạng chung của mọi người khi qua đèo và cảm nhận của họ khi dừng chân ở lưng chừng đèo hay dừng chân tại đỉnh đèo để nhìn phong cảnh. 
Người qua đèo dầu bất cứ ở thời tiết nào cũng không thể không xao xuyến khi nhìn cảnh hùng vĩ của núi rừng và cảnh nên thơ của biển quanh co dưới chân mình. Bên vách núi những con suối nước trong ào ào chảy xuống như từng giãi lụa vắt trên vai rừng xanh. Đối diện, dưới vực sâu, biển xanh dờn. sóng vổ ì âm tung bọt nước. Trời nắng, mặt trời chiếu lung linh muôn màu sắc. Trời xấu, sương mù giăng khắp núi rừng, ta đi lên hay xuống đều tưởng như con đường dẫn vào cõi thiên thai. Đặc biệt , Hải Vân được gọi là “Ải Mây” rất đúng. Mây bay là đà bên vách núi, mây hòa trong khói sóng, mây tựa vào nhau lớp lớp, mây xây thành và biến hóa giữa không trung. Vào những đêm trăng, chị hằng vành vạnh cho ta thấy đến tận làn da, lung linh trên đầu non hay giữa không gian bao la trên vùng biển xanh bát ngát.
Xe dừng lại bất kỳ một nơi nào đó, khách đưa mắt nhìn bao quát, lòng cảm nhận vô cùng thảnh thơi trước phong cảnh hữu tình. Nhất là tại đỉnh đèo, tại đây ta đứng nhìn thung lũng tít mờ xa, nhìn cung đường uốn lượn, nhìn Hải Vân Quan rêu phong và uống một ly cà phê hay trà đậm ở quán bên đường, lòng ta thấy thảnh thơi, nhẹ nhàng đến cả chiếc áo ta đang mặc cũng dường như không có. 
Vế luận của bài thơ đọc tưởng bình thường như bao câu Đường thi khác, nhưng thật ra chữ “thảnh thơi” đi đôi với chữ “xao xuyến” đã có sự liên đới giữa “cảnh sinh tình” và “tình đối cảnh” trong nghệ thuật miêu tả mà Thạch Châu đã học được cụ Nguyễn Du ngày xưa là vị thầy của bao thế hệ.
Qua vế kết của bài thơ “Tiên cảnh bồng lai sương dỡn sóng/Hải Văn thắng cảnh để lưu đời” ta để ý đên cụm từ “sương dỡn sóng”. Sương là hình ảnh của sự mong manh, sóng là hình ảnh của sự hùng vĩ. Nhà thơ cố ý để hai hình ảnh nầy thành đôi bạn, mục đích kết hợp vẽ đẹp tuyệt vời của phôi pha trong trường cửu, của không trong có, của sự vô vi giữa trời đất mông lung, làm cho trong trí ta càng thêm rõ nét một vùng tiên giới Hải Vân.
Trên là bài thơ tả thắng cảnh Hải Vân. Dưới đây là bài thơ tả dấu tích tình yêu còn lưu lại trên ngọn núi Hải vân:



DẤU TÌNH
Chất ngất non ngàn đỉnh Hải Vân
Hùng quan dấu tích lệ Huyền Trân
Lòng nghe xao xuyến trong tình bạn
Dạ bổng bồi hồi với nghĩa nhân
Nước Việt muôn trùng mang nỗi nhớ
Non Chiêm ngàn dặm gởi niềm thân
Ngày xưa dâu bể vì sao tỏ
Sương lạnh phòng khuê kiếp bạc phần.
Thạch Châu


Đọc thơ ta biết ngay tác giả khóc cho mối tình bi lụy của công chúa Huyền Trân mà Hải Vân Quan coi như là dấu tích còn lưu lại cho đến ngày nay. Nhìn Hải Vân Quan không ai là không nhớ đến sự tích Huyền Trần công chúa. Huyền Trân công chúa là công chúa đời nhà Trần. Bà là con gái của vua Trần Nhân Tông, em gái của vua Trần Anh Tông. Năm 1306, Huyền Trân công chúa được gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Rí.. Bằng đường bộ, công chúa Huyền Trân sang Chiêm quốc, có Trần Khắc Chung đưa tiễn. Chắc chắn khi qua đỉnh đèo, Hải Vân Quan là nơi công chúa phải dừng lại để đoàn tùy tùng nghỉ ngơi, chuẩn bị cho hành trình xuống núi, cũng để nhìn phong cảnh ngoạn mục hai bên đèo. 


Kinh đô Đồ Bàn hân hoan tiếp đón giai nhân lẫy lừng cõi Việt, long trọng tổ chức hôn lễ. Huyền Trân trở thành hoàn hậu. Éo le thay, tháng 5 năm Đinh Mùi 1307, vua Chế Mân đột tử. Theo tục lệ Chiêm Thành, chúa chết thì bà hậu của chúa phải vào giàn thiêu để chết theo. Vua Trần Anh Tông biết thế, sai Trần Khắc Chung, mượn cớ sang viếng tang rồi dùng mưu cướp lấy công chúa đem về, đi đường biển loanh quanh chậm chạp, lâu ngày mới về đến kinh đô. Bập bềnh trên sóng biển Đông phía ngoài đèo Hải Vân, vụt gặp mưa bão, hải đoàn Đại Việt tấp vào để tránh thiên tai. Như thế cả chuyến đi và chuyến về, gót chân nàng công chúa dều đặt lên đất Hải Vân. 


Cũng theo hư truyền rằng trước khi sang làm dâu xứ Chiêm, Huyền Trân và Trần Khắc Chung đã có một mối tình sâu đậm, vì lợi ích quốc gia nên đành phải hy sinh mối tình đầy thơ mộng để đổi lấy hai châu Ô Mã và Ô Rí. Rồi khi Chế Mân mất, tình xưa của hai người được kết nối qua cuộc giải vây và hộ tống Huyền Trân về lại Đại Việt. Năm qua tháng lại, dòng đời tuôn mãi, câu chuyện ấy vẫn được các thế hệ truyền lưu. Đâu là sự thật thì chưa biết được nhưng mối tình của họ đã đi vào huyền sử, tồn tại giai thoại trong tâm hồn người Việt.


Bài Đường thi “Dấu Tình”của nhà thơ Thạch Châu cho ta quay lại ngàn năm trước với những thứ tình mà công chúa Huyền Trân mang trong lòng. Tình yêu, tình bạn, tình non sông mà công chúa đã có được và đã hy sinh như còn “chất ngất” di tích trên “non ngàn đỉnh Hải Vân”. Khi đứng trên đỉnh đèo, nơi hùng quan đệ nhất thiên hạ, chắc chắn lòng công chúa se thắt lại. Hải Vân Quan, nơi chứng kiến bao giọt lệ của nàng tuôn rơi còn sừng sửng đến ngày nay, trơ gan cùng tuế nguyệt. Bài thơ cũng đã tả lại tình cảm của nàng công chúa ly hương, mang nỗi nhớ muôn trùng của nước Việt, non Chiêm ngàn dặm. Đã thế kiếp dâu bể khiến nàng phải “sương lạnh phòng khuê” bạc phận một đời, ôm khối yêu, ôm nghĩa vợ chồng với nỗi cô đơn trống trải ở độ tuổi còn xuân.


Qua hai bài Đường thi đã đọc. nhà thơ Thạch Châu đã vẽ trọn cảnh Hải Vân và tình sử Hải Vân. Cảnh làm dấu tích cho tình tồn tại với thời gian và tình làm cho cảnh càng thêm ý nghĩa. Người viết đang ở thành Phố Đà Nẵng, không lạ gì với Hải Vận cũng không lạ gì với sự tích Huyền Trân công chúa. Tuy thế đọc thơ lòng vẫn cảm xúc, bởi hai bài thơ dựng lại cái bên ngoài và cái trong nội tâm, quay lại nối lòng của một thời xa xưa bằng tâm tình ta ngày nay, hảnh diện bới non sông cẩm tú, bởi văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể tồn tại giữa không gian và thời gian trên đất, trong lòng chúng ta và con cháu chúng ta, mãi mãi đến mai sau.
                                                      
CHÂU THẠCH

Ghi chú: Vì tính chất của bài, người viết có lấy tài liệu lịch sử trên sách vở không đặt vào ngoặc kép để bài được sinh động. Xin bạn đọc thông cảm./.





Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

CHÙM THƠ TÌNH- LÊ THIÊN MINH KHOA



Minh Khoa Lê Thiên <lethienminhkhoabr@gmail.com>
Tệp đính kèm27 thg 3 (2 ngày trước)
tới tôi 





Ảnh: Phải sang: Ca sĩ Ái Vân, Vợ chồng GS-TS Nguyễn Hữu Liêm- USA và Vc LTMK tại nhà tác giả ở TP Bà Rịa. (ảnh do tác giả gửi)



ĐỒNG ĐIỆU
        Thơ tặng vợ lần đầu  

 Chưa bao giờ anh làm thơ tặng em
 Nhưng  không một lẩn nghe lời hờn trách
 Vì  người đẹp  trong vần thơ anh viết
Có bóng hình thời con gái của em !...
                    Bà Rịa, 08.3.2018

VỀ  MỘT TÌNH YÊU

Có những điều chưa bằng lòng về nhau 
Những điều vẫn chưa hiểu được
Sao trên trời hôm nào chẳng mọc
Thoáng làn mây trong mắt
khuất vời


Có những điều còn chưa hiểu nhau
Những điều không thể nào nói được 
Đám mây chiều lững lờ phiêu bạt
Và sương khuya
                            từ chừng ấy dáng sông

Có những điều không cần có thời gian 
Và những điều đêm dài mới tỏ
Cớ những điều chỉ trái tim hiểu rõ
Và những điều trí tuệ thắp bừng lên

Hoa trên cành không hiểu nổi lá
Mây trôi hoài trăng không hiểu được
Nhưng bao giờ trong anh cũng mọc
Một vì sao
Lóng lánh
Là Em
        (*): NS Trần Quang Lộc phổ nhạc, Ái Vân ca


          LỐI XƯA
        Tặng Nguyễn Thị Bích Sơn-USA

Một mình anh trở về phố cũ
Hàng cây sao rũ nhớ bên đường
Nhánh tay gầy âm thầm nhắc nhở
Chuyện xa xưa ngỡ đã chết trong lòng

Chuyện xa xưa bật dậy trong lòng
Những bức tường rêu phủ màu rêu phủ
Bên cổng trường ngút ngàn lá cỏ
Hơn một lần em ngượng ngập đến thăm

Lối ta đi về bỗng hóa trẻ cơn
Sắc già nua nhuốm dần mái tóc
Chuyện cũ mười năm, những trang sách mới đọc

Những trang đời lật ngược vẫn xuôi
Những trang đời đã viết có em
Mà giờ đây một mình anh đọc lại
Nên trang thơ chiều nay viết vội
Chữ câu đi luống cuống đời người
       Vũng Tàu – ngày lễ các Thánh nam nữ, 01.11
        (*): NS Lê Nhật Linh phổ nhạc ;  Ái Vân ca  
 
      THẾ THÔI
            Tặng Lê Thị Tuyết, Tân Phú

Ta yêu nhau đâu phải chuyện vô tình
Mà nhau sao sao cờ đến thế 
Khi hiểu ra anh là người đến trễ 
Và ngày xưa đến sớm 
thế thôi!

Và ngày xưa đời thong thả trôi
Đâu biết được lòng ai e thẹn
Đâu biết được đời không hò hẹn
(muốn hẹn hò có dám nói ra đâu! )

Chuyện ngày xưa nhắc lại thêm đau
Rồi ngày mai  ngày sau vẫn thế!
Khách đến sớm còn tàu thì trễ
Tàu vào ga  khách đã bỏ đi rồi...

Để giờ đây giữa vắng vẻ ga đời
Tàu vẫn đợi người khách xưa trở lại


LẠC ĐIỆU

Rồi một lần choáng ngợp trước tình yêu
Phút quyến rũ bắt nguồn bao nỗi nhớ
Điều bình thường khi lòng để ngỏ
Ước vọng dẫn đi. Thực tại đưa về…

Ranh giới nào giới hạn nỗi cuồng si
Từ khoảnh khắc suy tư
Từ ước mơ sầu muộn
Từ sâu kín đáy lòng thanh thản
Hay từ em - một diễm phúc trắng trong

Những gì đã qua gọi là kỷ niệm
Em đi qua rồi  tình có qua đâu!
Để âm thầm chờ thời gian trang điểm
Rồi mỉm cười trên cuộc sống  lặng câm

Giữa bao điều hỗn tạp vây quanh
Mọi giá trị chưa nằm đúng chỗ
Giữa sông đời bên bồi bên lở
Thuyền tình anh biết đổ về đâu?...



YÊU NHAU DẠI KHỜ
       ( Cho những người từng yêu nhau)

Ngày xưa một thời anh rất yêu em
Ngày xưa một thời em rất yêu anh
Ngày xưa một thời đôi ta yêu nhau
Ngày xưa một thời mối tình thật đẹp

Ngày nay một lần đôi ta gặp nhau
Ngày nay một lần đôi ta trẻ lại
Ngày nay một lần đôi ta hóa dại
Ngày nay một lần như thuở ngày xưa

Ngày xưa một thời đôi ta yêu nhau
Ngày xưa một thời đôi ta bé dại
Ngày xưa một lần đôi ta rồ dại
Ngày xưa một lần đôi ta mất nhau

Ngày xưa bao lần đôi ta ước thệ
Ngày sau một đời vẫn còn nhớ nhau
            (*): NS Hồng Sơn phổ nhạc

              LÊ THIÊN MINH KHOA

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

NỤ TẦM XUÂN - TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN BÀNG

BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
26 thg 3 (2 ngày trước)
tới Thuong, Trác, Phu, tôi, Da, Giống, Trần, Xuân, Nguyễn, PV



Kết quả hình ảnh cho hoa tầm xuân




NỤ TẦM XUÂN
*
Mới tảng sáng đã nghe chuông điện thoại reo. Nhìn vào màn hình, tôi nhận ra ngay đây là cuộc gọi của anh Tiến, ông bạn già của tôi đang sống ở ngoài Bắc:
- Ngoài này suốt Giêng Hai vừa rồi gió Đông ẩm ướt mưa phùn nhưng hôm nay tạnh ráo và  trời  hửng rất đẹp ông ạ! Nụ tầm xuân nhà tôi bắt đầu nở rồi đấy.
*
Tôi và anh Tiến, thời trẻ đã có với nhau 10 năm chung trường chung lớp suốt từ Tiểu học đến hết Trung học thì mới phải chia tay nhau. Nói đúng hơn là cả hai chúng tôi đều phải chia tay với học đường vì kinh tế của cả hai gia đình đều èo uột không thể cõng nổi chúng tôi thêm mấy năm Đại học.
Ít lâu sau, anh Tiến xin được một chân làm ở Thư viện Nhân Dân thành phố. Một chân sai vặt, quét dọn các kho sách, diệt mối, tu chỉnh các bìa sách bị xé rách, đóng lại các trang sách bị bong chỉ và cả việc quét dọn hành lang, cắt xén cỏ, tưới hoa ngoài vườn...Bù lại với những tạp vụ không danh giá gì đó, anh Tiến có điều kiện mượn khá nhiều sách quý hiếm đem về nhà đọc; nhờ đó kiến thức của anh được mở mang mỗi ngày một dày một rộng, nói không ngoa còn hơn nhiều sinh viên Đại học chính quy. Anh bắt đầu viết văn, làm thơ, đặc biệt là viết các công trình khảo cứu về phố phường  anh ở gửi đăng trên một số báo ở  Hà Nội. Chưa thành danh nhưng cũng được nhiều người đọc mến mộ gửi thư khen ngợi.
Tôi thì xin được một chân cán bộ ngân hàng, suốt ngày cộng trừ nhân chia với các dãy số. Vì thế tôi và anh Tiến ít có dịp đến chơi với nhau.
Thế rồi, một buổi sáng chủ nhật, anh Tiến dẫn theo một cô gái đến thăm tôi. Anh cười cười bẽn lẽn nhưng xem chừng trong lòng rất vui sướng:
- Đây là Hiền Khanh, sinh viên năm thứ nhất Đại học Sư phạm, một độc giả tích cực của Thư viện thành phố.
- Chào chị! Tôi vừa bắt tay anh Tiến vừa gật đầu chào Hiền Khanh và có cảm giác đã gặp cô gái xinh đẹp này ở đâu đó lâu rồi. Mãi sau khi anh Tiến cùng Hiền Khanh ra về, tôi mới bật nhớ ra, đó là hình ảnh cô Mai trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân của nhà văn Khái Hưng mà tôi đã hình dung ra sau khi đọc xong cuốn truyện đã làm thổn thức trái tim hàng triệu người một thời: Một thiếu nữ mười tám, mặt trái xoan, nước da trắng, hai con mắt như hai ngôi sao lấp lánh sau làn mây mỏng. Một nhan sắc đoan trang dịu dàng. Tôi mừng cho anh Tiến, bạn tôi có được một người bạn gái như thế.
Năm sau, tôi phải điều lên Ngân hàng khu Tự trị Thái Mèo làm công tác tín dụng. Một công việc gian nan và cực nhọc: Vài anh chị em cùng nhau lội bộ khiêng, gánh những hòm tiền đến những vùng cao xa xôi nhất, hiểm trở nhất và cũng là nghèo nhất cho dân bản làng vay để tăng gia sản xuất, đi đâu cũng thấy núi và sỏi đá cùng gió hoang vu, có khi nửa ngày không nhìn thấy một nếp nhà nhỏ. Có hôm sương đêm chưa tan đã phải lên đường, có ngày mưa phủ kín núi rừng qua ngày qua đêm, phải bảo nhau cố tìm được một hang núi để trú ẩn vừa bảo vệ không cho hòm tiền bị ướt vừa tránh cho không bị sét đánh và vắt cắn. Công tác tín dụng miền núi thời ấy như thế nhưng có ông nhạc sĩ chỉ ngồi ở Hà Nội, nghe một nữ nhân viên làm tín dụng, người dân tộc Tày do một ông lãnh đạo cao cấp của ngân hàng chọn và giới thiệu đã viết nên một bài hát với những lời thật hay đẹp và lãng mạn. Bài ca đã được nhiều danh ca hát và được phát véo von trên loa đài công cộng nhiều năm liên tiếp.
Ơ ớ ơ này chim hãy hót lên đi cho tiếng lòng ta vui hát với
Bản làng luôn vẫn nói đến công ơn Đảng, ơn Chính phủ
Đã giúp ta xây dựng cuộc đời.
Một ngày đầu xuân, vừa lúc núi rừng Tây Bắc phủ sắc trắng muốt, tinh khôi của hoa Ban, tôi nhận được thư anh Tiến từ Hà Nội gửi lên. Anh khoe, Hiền Khanh vừa mới tặng anh bài thơ:
             THÁNG HAI RÉT NỤ
Em đợi anh, tháng Hai rét nụ
Cho lộc non giát ngọc trên cành
Cho cành bổng dịu thơm hương bưởi
Cho cành la mướt nụ cà xanh.
Nụ tầm xuân nghìn đời xanh biếc
Xin anh đừng để tiếc cho nhau
Em chỉ có một Tình Yêu Duy Nhất
Không Tình Đầu và cũng chẳng Tình Sau!
Tôi lại mừng cho bạn tôi có một người yêu đẹp như một viên ngọc quý và cầu mong cho họ sẽ được trăm năm hạnh phúc bên nhau.
Ai ngờ, mùa xuân năm sau, thư của anh Tiến từ Hà Nội lên miền núi cho tôi đặc nhừng dòng chữ rất buồn báo cho tôi biết, anh và Hiền Khanh đã phải chia tay nhau vì  không vượt qua nổi một rào cản. Anh viết, Hiền Khanh đã khóc trên vai anh và nói:
- Em đã để tiếc cho anh rồi. Ông Thủ trưởng của bố em đã nói trắng ra rằng, nếu bố em chịu gả em cho con trai ông ấy thì bố em sẽ không phải điều động đi xa và khi em ra trường, ông ấy sẽ xin cho em về một trường cấp 3 lớn của Thành phố. Mà anh biết đấy, bố em là công chức lưu dung trong lòng lúc nào cũng như con chim đã phải cung nên rất sợ làn cây cong, mẹ em thì có bệnh tim, 4 chị em em vẫn còn đang đi học nên cả nhà em không biết làm gì hơn trước sự sắp đặt của định mệnh. Em chỉ còn biết lỗi hẹn với anh, xin anh tha thứ và hãy quên em đi.
Mùa Hè năm đó, Hiền Khanh thi ra trường thì ngay đầu Thu, khi thiên hạ bị quyến rũ bởi màu cốm xanh ngọc thanh tao và sắc đỏ rực rỡ của những trái hồng mọng ngọt thì nàng cũng bị đẩy lên xe hoa về nhà chồng. Anh Tiến đã gửi thư cho tôi và bảo, anh không đến dự đám cưới của Hiền Khanh mặc dù nàng không quên gửi thiếp mời cho anh. Anh nói, anh không muốn phải nhìn cảnh cô dâu gượng cười trong pháo hoa và anh cũng không muốn sẽ phải đau xót tự hỏi lòng mình: “Xe hoa đó em đi về với ai?”.
Cuối thư, anh Tiến nói thêm, anh đã quyết định xin thôi làm ở Thư viện và sẽ đi đến một thành phố khác để kiếm sống. Anh bảo:
- Không phải là tôi bỏ trốn một mối tình lỡ hẹn mà chỉ vì, tôi không muốn sẽ còn phải gặp lại Hiền Khanh mặc dù ngày đêm tôi vẫn tưởng nhớ nàng đến đau thắt trái tim. Tôi muốn nàng dần dà sẽ được yên bề gia thất và gia đình nàng được sống bình an. Vì thế, nếu còn ở Hà Nội, tôi sợ, tôi sẽ như chàng trai trong ca dao “trèo lên cây bưởi hái hoa/ bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân” để được gặp nàng khiến nàng phải thổn thức với những lời khổ đau nuối tiếc “Giờ đây em đã có chồng/ Như chim vào lồng như cá cắn câu...”. Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, đẹp, rất đẹp nhưng duyên phận mình không thể hái được thì chọn cách ra đi như tôi là tốt nhất. Lại thêm điều này nữa, nếu không bao giờ còn gặp lại Hiền Khanh, tôi sẽ giữ được mãi mãi trong lòng mình hình ảnh một thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp đoan trang của nàng.
Ba năm sau, tôi thôi làm cán bộ tín dụng ngân hàng ở miền núi. Trở lại miền xuôi, theo địa chỉ  anh Tiến ghi trong thư, tôi đáp xe lửa xuống thành phố biển để tìm gặp bạn.
Bây giờ anh Tiến đang làm biên tập viên cho tờ báo của thành phố. Anh đã lấy vợ, một cô thợ nhà in của báo không mấy xinh đẹp nhưng nom rất có duyên và họ đã có đứa con gái đầu lòng gần một tuổi. Vợ chồng anh biết bảo nhau ăn tiêu dành dụm nên đã mua được một căn nhà nhỏ, mái lợp giấy dầu ở một làng ven thành cách toà báo chừng 3 cây số cũng tiện cho việc ăn ở và đạp xe đi làm hàng ngày.
Sau khi cạn chén trà nóng pha nước đầu, anh Tiến bỗng hỏi tôi:
- Anh nhìn xem giậu tầm xuân của tôi có đẹp không?
Theo tay anh chỉ về phía cổng, tôi nhận ra giậu tầm xuân ở bên cánh phải mà lúc vào nhà tôi không kịp để ý. Những nhánh tầm xuân đua nhau leo bám trên một hàng rào dựng bằng những dóng trúc thẳng vàng óng, nhánh nào nhánh ấy đều một màu nâu xanh nom rất khoẻ với những chùm lá xanh tươi mướt mắt.
- Đẹp lắm! – Tôi khen thật lòng và thoáng hiểu vì sao anh Tiến lại trồng bụi tầm xuân ấy.
- Vào dịp nụ tầm xuân nở còn đẹp gấp bội anh ạ! – Anh Tiến nói thêm.
Chị vợ anh Tiến đang cho con ăn bột bên ngoài mái hiên, nghe chúng tôi nói với nhau như thế cũng chen vọng lời vào
- Các nhà hàng xóm xung quanh người ta toàn trồng các loài hoa quý như mẫu đơn, hải đường, hoàng mai, tịnh lan hay là các loại hồng đẹp từ hồng nhung đến hồng vàng và cả hồng đen rất hiếm. Riêng nhà em, anh ấy lại chỉ trồng mỗi cái cây tầm xuân mà dân làng gọi là hồng leo hay hồng dại, cành cây đầy gai góc, có gì đâu mà nhà em và bác cứ nức nở khen là đẹp? Mà lại rất lạ, khi nụ nở, rõ ràng là  những cánh hoa hồng dại có màu hồng nhạt nhưng nhà em cứ nhất định bảo nó là màu xanh biếc, bác ạ! Anh ấy lại còn bảo, em thấy nó màu hồng nhạt thì em cứ bảo là hồng nhạt theo con mắt nhìn của em, còn anh thấy nó xanh biếc thì anh cứ bảo là xanh biếc theo cảm nhận của anh. Em nghe mà tức anh ách nhưng không dám đôi co với ông gàn bát sách cho nó êm cửa êm nhà.
Nghe chị vợ anh Tiến nói, tôi biết trong tim anh vẫn dấu một bóng hình của Hiền Khanh và chắc anh chưa bao giờ kể về nàng với vợ. Tôi lựa lời nói để vợ anh vui lòng:
- Chị nói rất đúng, hoa tầm xuân chỉ là một nhánh của loài hoa mọc hoang dại trong họ hoa hồng, hoa thường có màu trắng hay hồng, hương sắc khiêm nhường hơn nhiều với các loài hoa mà chị vừa kể. Nhưng ở Trung Quốc, người ta gọi Tầm Xuân bằng cả chục tên khác nhau trong đó có những cái tên rất đẹp như: ngưu cúc, thập tỉ muội, thất tỉ muội, dã tường vi. Chị là vợ anh Tiến, chị thừa biết anh ấy hay làm thơ nên anh ấy bảo màu nó "xanh biếc" là nói theo bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa trong đó có câu:
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay
diễn tả thật cảm động tâm trạng của trai gái làng quê xưa trong bi kịch tình yêu: "Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!". Một nỗi buồn của những mối tình lỡ hẹn trong cuộc đời. Cô gái được nhắc đến trong bài ca dao thật đáng thương và đáng trọng.
Chị vợ anh Tiến bày tỏ thắc mắc:
- Em cũng biết bài ca dao ấy và em cũng rất thương cảm cho cô gái ấy. Nhưng không hiểu sao dân gian cũng cứ xưng xưng nói Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc làm vậy, chả nhẽ các cụ ta đã nói sai?
Không biết nói sao cho đúng, tôi đành chống chế:
- Có thể vì tác giả bài ca dao đã túng vận nên chỉ nói cho suôn sẻ, xanh biếc cho hợp với vần "iếc" trong hai tiếng “anh tiếc" của câu sau.
Khi chị vợ anh Tiến đã bế con ra ngoài cổng dỗ cho nó ăn nốt mấy thìa bột, tôi mới nhìn thẳng vào mặt anh và nói trêu anh:
- Tôi định nói với vợ anh rằng: Nụ tầm xuân không chỉ nở ra xanh biếc như câu ca dao đâu mà còn nghìn đời xanh biếc như câu thơ Hiền Khanh, người yêu đầu đời của chồng chị đấý!
Anh Tiến gãi đầu cười xuề xoà:
- Nhà tôi nói năng bộc tuệch kiểu dân thợ thuyền vậy thôi nhưng cô ấy rất chiều chồng và yêu con, ông ạ. Còn tại sao tôi cứ cãi bằng được với cô ấy rằng Nụ tầm xuân màu xanh biếc là vì mỗi dịp nụ tầm xuân trên giậu hoa nhà mình nở, thoạt đầu nhìn thì đúng là cánh hoa màu hồng nhạt thật. Nhưng rồi câu thơ của Hiền Khanh năm xưa lại thổn thức ngân lên: Nụ tầm xuân ngàn đời xanh biếc thì không hiểu sao, trong  mắt tôi bỗng biến mất cái màu hồng thực của nó mà chỉ còn thấy cái màu xanh biếc ảo giác ấy thôi.
*
Bây giờ trong buổi mai trời hửng ở ngoài Bắc, anh Tiến lại khoe qua sóng điện thoại với tôi Nụ tầm xuân nhà anh lại bắt đầu nở rồi. Đã thành thông lệ, nghe anh khoe như thế, tôi vui vẻ hỏi anh vẫn là câu hỏi cũ từ năm ngoái và các năm xưa:
- Vẫn xanh biếc chứ?
Và tôi biết, anh Tiến sẽ đáp lại bằng hai tiếng khẳng định chắc nịch:
- Xanh biếc!
Rồi hai đứa cùng cười, chúc sức khoẻ nhau trong điện thoại là xong cuộc gọi.
Nhưng năm nay, khi đáp xong hai tiếng “xanh biếc”, anh Tiến bỗng trầm giọng nói tiếp luôn:
- Ông ạ! Giờ chúng mình đã thành hai ông lão tám mươi cả rồi. Hiền Khanh của tôi ngày xưa kém tôi 6 tuổi, giờ chắc cũng đã thành bà già bẩy mấy rồi, ông nhỉ? Nhưng may sao, ngần ấy mấy chục năm, tôi đã không phải một lần gặp lại nàng nên trong tôi không hề có một hình bóng bà già Hiền Khanh mà vẫn chỉ có hình ảnh một nàng Hiền Khanh mười tám đôi mươi, mặt trái xoan, nước da trắng, hai con mắt như hai ngôi sao lấp lánh sau làn mây mỏng. Một nhan sắc đoan trang dịu dàng mà anh nói như cô Mai trong tiểu thuyết Nửa chững Xuân của Khái Hưng. Tôi sẽ giữ trong lòng tôi cái hình ảnh ấy của nàng, không dám nói được nghìn đời như câu thơ nàng viết Nụ tầm xuân nghìn đời xanh biếc nhưng chắc chắn sẽ là trọn một đời người của tôi!...
*
Sài Gòn, ngày 10.02 Mậu Tuất (2018)
NGUYỄN BÀNG
Địa chỉ: Thành phố Sài Gòn

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

ĐỌC “NHƯ HẠT BỤI ĐAM MÊ” TẬP THƠ THỤY SƠN - CHÂU THẠCH


van tran
Tệp đính kèm24 thg 3 (3 ngày trước)
tới ledangmanh, tôi





                                                      Ảnh Tâm Nhiên & Thụy Sơn





ĐỌC “NHƯ HẠT BỤI ĐAM MÊ” TẬP THƠ THỤY SƠN
                                                      Châu Thạch
Tôi và nhà thơ nữ Thụy Sơn chắc cũng hữu duyên nhưng không năng tương ngộ vì chỉ gặp nhau một lần trong dịp thầy Kim Tâm Thích Hạnh Niệm mời họp mặt ra mắt tập Đường thi xướng họa “Giao Khúc Mừng Xuân” tại chùa Pháp Bảo Hội An. Tập thơ “Như Hạt Bụi Đam mê” được trao từ tay Thụy Sơn qua Tâm Nhiên rồi từ tay Tâm Nhiên trao lại cho tôi. Tập thơ được trao dưới mái hiên, bên sân chùa, cạnh những luống hoa cao tới ngực có nhiều màu rực rỡ. Nhìn người phụ nữ duyên dáng với chiếc váy dài bên anh chàng thi nhân bụi đời tóc dài, mũ rộng, áo thùng thình tôi thấy lạ thay, trong cái đối nghịch ấy lại thấy một sự hòa hợp diệu kỳ. Về nhà đọc thơ của Thụy Sơn tôi mới phát hiện họ đều là con Phật. Nếu thơ của Tâm Nhiên khẩu khí ngút trời, âm ba đồng vọng như tiếng trống chùa dộng mạnh, lay động cả không trung thì ngược lại, thơ của Thụy Sơn như tiếng chuông êm đềm len qua ngàn cây cỏ. Nếu có ai đem hòa nhập tiếng thơ họ lại thì sẽ làm tâm hồn ta dồn dập một nguồn vui an tịnh. 

Với tôi cụm chữ “hạt bụi đam mê” của Thụy Sơn không phải là thứ hạt bụi “hóa kiếp thân tôi” để rồi một mai than thở “ôi cát bụi phận này/vết mực nào xóa bỏ không hay” của Trịnh Công Sơn. Hạt bụi của Thụy Sơn là hạt “bụi đam mê”, là cái nhân của niềm tin. Từ cái hạt bụi Đam mê của Thụy Sơn cho tôi nhớ đến một câu trong Kinh Thánh: “nếu đức tin bằng hạt cải thì các ngươi có thể dời non lấp biển”. “Hạt cải đức tin” trong Kinh Thánh và “hạt bụi đam mê” trong thơ Thụy Sơn đều có một ý nghĩa giống nhau. Nó là sức mạnh của tinh thần. Sức mạnh ấy có thể diệt khổ trong tâm hồn ta và dời nỗi đau lớn như núi, rộng như biển của ta. Hạt bụi ây cũng có thể giác ngộ được cả cho tha nhân nếu họ nghe ta, kiến tánh được niềm tin ấy. Thế nhưng khi hạt bụi đam mê đó chưa đạt sự tinh tuyền thì cửa thiên đường còn đóng lại, linh hồn sẽ trôi nổi mãi:

Sang sông … lở rớt lời kinh sám
Gợi giấc…mơ qua sỏi đá mềm
Hạt bụi đam mê vàng sợi nắng
Thiên đường cổng khép một lần thêm
( Hạt Bụi Đam Mê)

“Sang sông” là xuống bến mê qua bài giác ngộ. “Rớt lời kinh sám” là làm mất niềm tin chân lý, quên đi sám hối tội lỗi mình. “Gợi giấc” là một phút yếu lòng. “Mơ…qua sỏi đá mềm” là ước vọng những điều phù phiếm của trần gian. Tất cả điều ấy sẽ làm cho “hạt bụi đam mê vàng sợi nắng” nghĩa là làm cho yếu đuối đức tin và kết quả là thiên đường khép cổng thêm một lần nữa trong vạn kiếp luân hồi. Chỉ qua bốn câu trong tám câu Đường thi mở đầu tập sách, ta cũng thấy được ở thơ của Thụy Sơn, sâu đậm những suy nghiệm về triết lý Phật giáo và qua những suy nghiệm đó, hình ảnh sống động của đời, lung linh của đạo được chăm chuốt nở ra những đóa hoa đẹp trong vườn thơ tịnh độ.
Thơ của Thụy Sơn diễn đạt định luật vô thường, sắc sắc không không trong Phật giáo một cách thanh thoát, nhẹ nhàng:

Sương trăng về đậu trắng sông
Đò ai không ngủ ngược dòng tịnh bơi
Nước trôi cầu nhẹ nhàng trôi
Bến bờ cố xứ không tôi… không đò…
( Đêm)

Đêm trên sông cũng là đêm của đời người. Hình ảnh đò bơi ngược dòng, hình ảnh nước trôi làm cầu đứng yên mà cũng như trôi, chứng cho ta hiểu được khi tâm hồn động thì ảnh và ảo ảnh lẩn trong nhau, đồng một thể. Con người bị mê hoặc trong cái nhìn vào hiện thực, quên đi tất cả những gì trong quá khứ, không còn tôi mà cũng không còn con đò năm xưa nữa. Bài thơ chất chứa sự hài hòa trong cõi vô vi của lão giáo, gởi vào đó ý nghĩa sâu xa tỉnh và động trong triết lý nhà Phật, cọng thêm hình ảnh đẹp của không gian mà tác giả tả bằng dòng chữ của mình, cho người đọc thưởng thức phong cách thơ lãng mạn pha thêm một chút thiền vị ấy, nó hóa ra thi vị là thế nào!

Nói về nghiệp duyên trong đạo Phật, qua lời thơ của Thụy Sơn, ta không tưởng được nó diễn đạt một điều sâu xa mà ý vị đến thế:

Hồ Trường cạn một chung đầy
Uống xong chén tạc ngây ngây chén thù
Bên trời muộn bóng vân du
Sương khuê vẫn đợi nắng từ uyên nguyên

Hồng hoang lạc xuống trần duyên
Đi tìm một nửa sông thiền lội qua
Đò ai cuối bến giang hà
Trăm năm đứng đợi bóng tà huy trôi
( Nghiệp Duyên)


Bài thơ đề cập đến một vấn đề mà cho chí những vị thiền sư cũng phải dùng Hán tự để giảng luận lâu dài. Ở đây Thụy Sơn chỉ dùng hình ảnh vạn vật hiện lên trong cơn say cho ta ngộ ngay được sợi dây khắn khít của nghiệp duyên như sương đợi nắng, như con đò trăm năm đứng đợi một bóng tà huy ở cuối một bến sông nào đó. Những chung rượu của thụy Sơn thật là tuyệt vời, nó không lôi con người vào cõi đam mê trần tục mà nó thăng hoa con người vào tiền kiếp của mình khi nói “bên trời muộn bóng vân du”, để từ đó thấy cả được trần duyên của mình từ thuở hồng hoang.Ta tưởng tượng bóng vân du là bóng của linh hồn ta lang thang từ muôn kiếp trước. Thơ có thể truyền tâm ấn, thơ có thể trực chỉ nhân tâm là ở chổ nầy đây! 

Thụy Sơn cũng rất tài tình khi viết về niềm vui của đạo pháp:

Chút nắng vàng hanh của cuối ngày
Vô tình để lại giọt nồng bay
Ta trong vô thức ngàn xưa dậy
Mở trái tim hoang ngập gió đầy…
(Gió)

Khổ thơ không nói gì về giáo lý, nhưng đọc thơ ta liên tưởng ngay thứ gió mà đạo pháp mang lại cho con người, nó làm thức tỉnh vô thức tự ngàn xưa, nó làm tràn ngập niềm hoan lạc trong trái tim ta. 

Trong “hạt bụi đam mê”, ngoài những bài thơ sâu xa về đạo, còn có nhưng bài thơ cho đời, Thụy Sơn thường viết ngắn gọn nhưng chất chứa, tiềm ẩn, gói gọn một thứ tình trong vắt của một tâm hồn đa cảm.
Để nhớ về kỷ niệm một thời, tác giả viết:

Xưa một thời mơ mộng
Đuổi bắt áng mây xa
Nay từng giây tỉnh thức
Nắng ấm trước hiên nhà…
(Nắng Ấm)

Để nói về những điều đọng lại trong ký ức, tác giả viết:

Trời còn nhớ đất lệ tràn mưa
Trăng nhớ hàn giang thức trắng mùa
Cỏ nhuộm tương tư vàng vỏ úa
Lạnh lùng đá cũng nhớ rêu xưa…
(Rêu Xưa)

Để nói về một cuộc tình của tuổi học trò tan vỡ tác giả viết:

Đêm nay mây nước hữu tình
Sao trăng khuya vẫn một mình đi hoang
Hạ vàng sao vội sang ngang
Có con bướm trắng để tang cuộc tình
(hạ Vàng)

Chỉ đơn cử một vài khổ thơ viết về đời ta cũng thấy được tiếng thơ viết cho đời của Thụy Sơn cũng mẫu mực, điềm đạm, lung linh từ trong những câu ngắn gọn một thứ ánh sáng tỏa ra cho ta liên tưởng và hình dung được ý nghĩa tổng thể mà nhà thơ gởi tâm tình mình vào đó. Hình ảnh khi “Đuổi bắt áng mây xa” thì “nắng ấm trước hiên nhà’’ cho ta trọn vẹn sự ấm áp lúc tâm hồn nhớ nhung về quá khứ. Hình ảnh “lạnh lùng đá cũng nhớ rêu xưa” cho ta trọn vẹn sự thê thiết trong lòng bởi những quá khứ không vui. Và bức tranh “Trăng khuya vẫn một mình đi hoang” cho con “bướm trắng để tang cuộc tình” chiếu trọn vẹn bước chân lang thang và niềm đau lặng lẽ trong lòng kẽ thất tình. 

Đọc trọn vẹn tập thơ “như hạt bui đam mê’ của Thụy Sơn thú thật tôi không tìm được một bài để chê. Thơ chị cho tôi có cảm tưởng lúc thì đi vào một vườn hoa thanh tịnh bên một sân chùa, khi thì lại thấy mình như đứng nơi một thạch động nghe tiếng âm vang từ xa xôi dội lại, khi thì lại thấy trăng, thấy nước, thấy con thuyền lửng lờ trôi trên một dòng sông yên tịnh. Thơ Thụy Sơn không có sự cao siêu của thơ thiền, cũng không có sự ôm đồm giáo lý để dạy đời của thơ đạo, mà chính hiệu nó là nguồn trong trẻo của thơ, thoảng hương thơm của đạo và tiềm ấn một chút lạc vị của vô vi, khiến cho càng đọc ta còn bình tịnh tâm hồn, làm cho ta yêu mọi cái quanh ta.

Tôi cũng vài lần viết cảm nhận thơ của các vị sư. Tôi hình dung các vị cười một nụ cười hiền hòa, tha thứ cho sự múa riều trước mắt thợ của mình. Tuy thế tôi cũng có nhận được lời khen khích lệ làm cho tôi vui mừng, an tâm múa tiếp. Hy vọng lần nầy tôi cũng nhận được nụ cười ấy từ tác giả và từ bạn đọc am tường giáo lý và đạo pháp. Kính cảm ơn ./.
                 
CHÂU THẠCH

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

TIM ĐAU - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
05:56 (15 giờ trước)
tới PV, tôi, Da, Trác, Phu, Giống, Trần, Xuân, Nguyễn, Vu






TIM ĐAU
 .
Chẳng biết nữa
Con tim đã bao lần chắp vá
Thêm một lần đau nữa
Có sao đâu.
 .
Hắt hiu chiều
Xao xác gió vu vơ
Lời hẹn ước ném chềnh hềnh đầu ngõ.
 .
Ta dẫu biết trăng lúc mờ lúc tỏ
Vẫn không quen lời yêu chóng hao gầy
Ta sẽ cố để không ai thấy
Héo hắt chiều
Sưng tấy trái tim yêu.
*.
Hà Nội, chiều 03 tháng 05 năm 2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN 

HƯ ẢO TÔI - TUYỂN TẬP THƠ CUẢ NHIỀU TÁC GIẢ


NM chân thành cảm ơn Tôn Nữ Thu Dung đã gửi tặng sách HƯ ẢO TÔI .Sách do Tương Tri ấn hành là tập thơ gồm 200bài của 108 tác giả ở VN và hải ngoại ,trong đó có một số tác giả quá cố.
HƯ ẢO TÔI là một món quà văn nghệ vô cùng quý báu , một tuyển tập thơ mà người chủ trương TƯƠNG TRI với chân tình yêu văn nghệ, rất trân quý những tác giả cộng tác , Thu Dung đã bỏ công sức và tài chánh để xuất bản, sách in mỹ thuật ,đặc biệt có lưu chữ ký của từng tác giả . 







HƯ ẢO TÔI: Mục Lục

Trong ” 6 Năm Tình Nghĩa Đôi Lời” nhà phê bình Trần Trung Tá đã viết:
…tập thơ Hư Ảo Tôi, phải nói rằng đây là món quà không chỉ là món quà văn nghệ mà hơn thế nữa, nó là món-quà-văn-hóa. Tôi tin khi cuốn Hư Ảo Tôi đến tay bạn đọc, bạn có một lúc hai món quà; Một là Tập Thơ…đúng là Tập Thơ,
Hai là thấy cái nằm trên tay bạn là Trái Tim của một người Vì Thơ Mà Có,
Bởi Thơ Mà Làm, Cho Thơ Tất Cả!…
Và là một tập thơ nặng kí cả nghĩa đen lẫn bóng…



MỤC LỤC:

NGUYÊN SA/2/Hư Ảo Trăng
TRẦN TRUNG TÁ/5/Đôi Lời Thắm Thiết
ÂU THỊ PHỤC AN/9/Phố/Tìm Suối Nguồn
BÙI DIỆP/12/Người Hẹn Trăm Năm/Những Ngày Xưa Thật
Là Xưa
CAO VĂN TAM/15/Chia Tay/Tiễn Đưa
CHIÊU ANH NGUYỄN/18/Những Ngày Không Trở Lại/Giấc

CHIM HẢI/21/Mời/Trả Lời
CHU THỤY NGUYÊN/24/Lúc Tôi Rót Nắng Vào Ly/Đêm
Violin Xanh
DAO LAM/27/Thả Nắng/Rờn Rợn Khóe Cười
DU LÊ HUÊ/30/Huế Say/Ngày Thứ Tám
DU NGÃ/34/Thơ Ngày Cũ/Tìm Nhau
DŨNG KQD/37/Đừng Hỏi Nữa Con Ơi!/Buổi Sáng Đà Lạt
ĐẶNG KIM CÔN/40/Lốc Đời/Những Hàng Ghế Trống
ĐẶNG PHÚ PHONG/43/Đồi Lạc Gió/Đồi Tây Hay Đồi Đông
ĐỖ TẤN ĐẠT/47/Trả/Nợ
H. HIẾU/49/Căn Phần/Trưa Nắng
HẠ QUỐC HUY/54/Lệ Trong Mắt Phượng/Xa Rồi Trăng Lay
Tóc Rối
HẠC THÀNH HOA/59/Điệp Khúc Buồn Trong Quán Cà Phê
Màu Vàng/Ngồi Dưới Trăng Tan
HIỀN MÂY/63/Về Cùng Em/Ngủ Đi
HỒ CHÍ BỬU/66/Lặng Lẽ Mùa Đông…/ Người Sắp Về Chưa?
HỒ VIỆT KHUÊ/69/Sương Khói Đa Mi/Quán Chân Núi
HOA NGUYỄN/72/Lời Tình Vừa Lỗi/Hạt Tai Ương
HOÀI KHANH/76/Sẽ Là Gì Trong Một Kiếp Xa Xôi
HOÀNG CHẨM/79/Lạ Thường/Còn Một Chỗ Trống
HUỲNH DUY LỘC/82/Không Tan Kỷ Niệm
HƯ VÔ/84/Thu Nguyên Màu Bao Dung/Ngày Cũ
HUY TƯỞNG/87/Chim Mùa Xuân Bay Về Lối Thu
Không/Người Yêu
KHA LY CHÀM/91/Tháng Sáu và Kỷ Niệm/Ẩn Dụ Đêm
KHA TIỆM LY/94/Nhỏ Bạn Ngày Xưa/Tình Nhạt
KIM VÔ VỌNG/97/Cau Cay
LÂM HẢO DŨNG/99/Cảm khái khi về núi/Sương Lạnh Miền
Cao Gọi Nhớ Rừng
LÊ HÁT SƠN/103/Chiều Serenade/Riêng Em Ngày Chở Nắng
LÊ PHÚ HẢI/107/Về Phương Nam/Điệu Buồn Tráng Sĩ
LÊ SA/111/Chiều Phan Rang Nhớ Khói Ba Vì/Nhớ Nhớ Quên
Quên
LÊ TRUNG TÍN/114/Sau Cơn Say/Về
LÊ VĂN HIẾU/113/Tinh Khôi
LÊ VĨNH TÀI/119/Không Đề Sáu Chữ/Thơ Bây Giờ Của Con
LINH PHƯƠNG/122/Như Bóng Mây Bay Cuối Trời Thương
Nhớ/Đêm Ngủ Tôi Mơ
LƯU XÔNG PHA/125/Đừng Treo Tim Lên Cành Cây Thương
Nhớ/Ta Ném Hết Đời Thơ Vào Ngọn Lửa
MAI THANH VINH/128/Phía Buồn/Chiều
MAI VIỆT/131/Vô Dinh 1 Nghe Tiếng Lăn Trầm/Gởi Lại Phan

MỘC MIÊN THẢO/135/Vọng/Hỏi
MƯỜNG MÁN/139/Về Bên Cổ Thành/Qua Mấy Ngõ Hoa
NGÔ TỊNH YÊN/143/Những Ngón Tay Ký Ức/Đừng Khóc Tôi
Ơi
NGÔ YÊN THÁI/146/Trăng Rơi Cuối Bãi/Bất Tận
NGUYÊN VI/149/Cõi Xưa/Đà Lạt
NGUYỄN AN BÌNH/152/Tháng Năm Hoa Tím Lại Về/Hạt
NGUYỄN BÁ TRẠC/155/Thoại Châu, Tôi Biết Trời Chưa
Sáng/Quê Mẹ
NGUYỄN BẮC SƠN/159/Một Ngày Nhàn Rổi/Nhắc Đến Ma
Lâm
NGUYỄN ĐĂNG TRÌNH/163/Cuối Năm Chia Tay Huế/Sợ
Một Ngày Mưa
NGUYỄN ĐÌNH BỔN/166/Biền Biệt/Vết Cắt
NGUYỄN ĐỨC BẠT NGÀN/169/Cùng chút Bụi Bên
Đường/Hương Cau
NGUYỄN HẢI THẢO/172/Như Khói Sương Bay/Như Lá
Ngậm Ngùi
NGUYỄN HÀN CHUNG/176/Biết/Gió Mồ Côi
NGUYỄN LÃM THẮNG/179/Một Ngày/Sông Trăng
NGUYỄN LIÊN CHÂU/183/Long Đong Y Bát/Trương Chi Dị
Khúc
NGUYỄN MINH PHÚC/186/Bóng Tàn Phai/Bóng Tối Không
Lời
NGUYỄN NGỌC NGHĨA/190/Thu Nào Xưa Hở Em/Mưa
Lập Đông
NGUYỄN NHƯ MÂY/193/Không Đề/Bước Xuân
NGUYỄN QUANG TẤN/196/Dạo Khúc 27/Dạo Khúc 50
NGUYỄN TAM PHÙ SA/199/Hai Nửa Huế/Bài Thơ Thứ Nhất
NGUYỄN TẤN CỨ/202/Niệm/Chia Đời Nhau Nhé
NGUYỄN THÁI BÌNH/205/Mùa Thu/Lục Bát Rơi
NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH/210/Đêm/Ngày
NGUYỄN VÂN THIÊN/214/Huế Mười Năm Xa/Tương Tư
Kinh
NHÃ MY/217/Mười Năm/Biển Đêm
NP PHAN/217/Chưa Phai Bờ Áo Nguyệt/Biệt Khúc
PHÙ DU/225/Buổi Phai Sương/Bên Này Bên Kia
PHẠM HỒNG ÂN/228/Dọn Chỗ Cho Phiên Khúc Gãy/Tháng
ba, ký ức Sài Gòn
PHẠM KHÁNH VŨ/232/Tôi Sẽ Là Tôi?/Tôi Nói Với Chiêm
Bao
PHẠM NGỌC LƯ/235/Huế Ngày Về/Thuyền Quyên
PHẠM NGŨ YÊN/239/Viết Cho Tháng Mười Hai Sắp Hết/Tạ
Ơn Một Tình Yêu
PHẠM QUANG TRUNG/244/Trầm/Ghé Thăm
PHAN ANH DŨNG/248/Tiếng Xuân/Quán Không
PHƯƠNG TẤN/251/Ở Huế Nhớ Phương/Chờ Đến Thiên Thu
Một Bóng Người
PHƯƠNG UY/255/Phong Linh Trắng/Thất Lạc Trăng
QUAN DƯƠNG/258/Đêm Trở Nhớ/Chiếc Xương Lá
RÊU/261/Chọn/Chiều Nay Xuống Phố
SƯƠNG NGUYỄN/264/U Uất/Tôi Muốn
TẠ CHÍ THÂN/267/Giang Hồ/Đừng
TẠ VĂN SỸ/269/Gọi
TÂM NHIÊN/271/Nước Chảy Mây Trôi/Mây Trắng Ca
TẦN HOÀI DẠ VŨ/274/Hẹn Về Với Huế/Đêm Giáng Sinh
TÔN NỮ THU DUNG/277/Vọng Âm Buồn/Khúc Tặng Doanh
Doanh
TÔN NỮ THU NGA/280/Ngọc Lan Hương/Niệm Khúc
TÔN PHONG/283/Từ Chối/Không Có Gì
TRÂN SA/286/Dặn Bàn Tay/Nghĩ Tới
TRẦN ANH/289/Nát Mùa Trăng Hung Bạo/Bên Mùa Ve
Năm Cũ
TRẦN BÁ NGHĨA/292/Tà Hoa
TRẦN DZẠ LỮ/294/Qua Đèo Hải/Cà Phê Ở Tôn Nữ Viên
TRẦN HỒ DŨNG/297/Em Và Tôi/Ngủ Bên Chân Mẹ
TRẦN HOÀI THƯ/300/Xa Lạ/Cuối Năm Bên Dòng Sông
Hudson
TRẦN HUY SAO/303/Diều Giạt Gió Đưa/Dẫu Một Đời Phiêu
Bạt
TRẦN HUYỀN THOẠI/307/Lang Thang Khói/Thắp Sáng
Cánh Rừng Thơ
TRẦN NGỌC HƯỞNG/310/Sương Khói Lặng Thầm/Giạt
TRẦN THIÊN THỊ/313/Ngày Thu Cuối Cùng, Chén Rượu Cuối
Cùng/Gởi Cho Thu Thảo
TRẦN THOẠI NGUYÊN/317/Cõi Tàn Phai/Đà Lạt, Hoa
Phượng Tím
TRẦN TRUNG ĐẠO/320/Đêm Ngồi Nghe Tiếng Chim Trên
Biển/Xuân Đất Khách
TRẦN TUẤN/323/Nơi Tôi Ở/Nếu…
TRẦN VĂN NGHĨA/326/Tôi Ngồi Ở Đó/Tháng Chạp, Đà Lạt
Và Em
TRẦN VẤN LỆ/329/Nửa Đêm Về Sáng/Ngủ Đi Chàng Lính
Xưa
TRẦN VIẾT DŨNG/332/Cỏ Xanh/Gái Bình Định
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG/335/Hoa Cẩm Chướng Trên
Bàn/Lục Bát
TRƯƠNG ĐÌNH TUẤN/339/Phố Núi Hoài Mây Bay/Câu Thơ
Phượng
TƯƠNG GIANG/342/Ngược Nguồn Nhớ Quên
VĂN CÔNG MỸ/344/Tắm Trăng/Hóa Thân vào ”Tình Nghệ
Sĩ”
VÕ DUY CHUNG/347/Mùa Trăng Sáng/Những Đoạn Rời
VŨ ĐÌNH HUY/350/Doanh Doanh/Đoản Khúc
VŨ NGỌC GIAO/353/Phố Và Trăng/Đâu Đó Một Làn Hương
VŨ TRỌNG QUANG/356/Maria Nguyễn/Cuối Đường
YÊN HỒNG/359/Mật Ngôn/Thấu Cảm

Nguồn : TƯƠNG TRI


*TÁC GIẢ TÔN NỮ THU DUNG , nguời đã thành danh khi còn ở ghế học đường , đã có nhiều tác phẩm được tủ sánh TUỔI HOA in trước năm 1975 và được tái bản nhiều lần sau này , hiện là chủ biên tạp chí Tương Tri ở California , cũng là  nguời điều hành nhà xuất bản Tương Tri đã in nhiều tác phẩm giá trị .NM chân thành cảm ơn Thu Dung đã gửi tặng 2 quyển sách quý :







BÀI THÁNG GIÊNG_TÔN NỮ THU DUNG

 

Tháng giêng về trên lá cỏ
áo vàng lụa óng như tơ
mẹ cười: ô hay cô nhỏ
điệu vừa vừa đó nghe chưa!
Tháng giêng hồng lên đôi má
tưởng như nắng cũng theo về
có người khen sao xinh quá
ngượng ngùng em lấy tay che
Tháng giêng nồng nàn hoa thắm
chân chim về rộn vườn nhà
hiên ngoài có đôi mắt ngắm
nhưng mà tuổi bướm còn xa
Tháng giêng mượt mà áo mới
tóc dài em ngát hương chanh
ước mơ nào xa vời vợi
và dễ thương như trời xanh
Tháng giêng chim về hái trái
em về áo lụa mong manh
gió mênh mang mùi cỏ dại
ánh nhìn ai đó long lanh
Tháng giêng mùa hoa vàng đến
gởi lên mái tóc em dài
tháng giêng mùa dâu vừa chín
môi hồng em có ngây say
Tháng giêng ngàn hoa mở hội
mời em từng bước dịu dàng
chân chim cành gai bối rối
ơi em công chúa hoa vàng
Tháng giêng như dòng sông nhỏ
êm đềm tóc xõa ngang vai
em về nương theo cánh gió
gửi mây những nỗi sầu dài
Tháng giêng ngọt ngào tiếng hát
ru em ngủ những giấc nồng
sớm mai nắng vào thức dậy
bốn mùa hãy vẫn là xuân
Tháng giêng tháng giêng rực rỡ
thầm xin một đời yên vui
thời gian âm thầm bước nhỏ
êm đềm qua mãi không thôi.

 

TÔN NỮ THU DUNG
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 232, ra ngày 1-3-1975)


 


                       THÁNG TƯ - TÔN NỮ THU DUNG