CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

STARBUCKS COFFEE ĐÊM TUYẾT ĐỔ - THƠ NGUYÊN LẠC


Steven Nguyen
Tệp đính kèm
04:44, Th 2, 29 thg 4 (1 ngày trước)
tới tôi

Xin gởi đến NM/SL thêm 1 bài thơ (và ảnh). Chúc sức khỏe.NL 4/29/2019

.....................





STARBUCKS COFFEE ĐÊM TUYẾT ĐỔ

.
*
" Rã rời tôi dọc theo đường khổ
Đại lộ buồn những giấc mơ tan 
Cười đêm nay mai sẽ lệ tràn
Khi thấy mộng thanh xuân vụn vỡ " [*]

*
Quán đêm
Góc vắng
Đèn vàng
Ly càphê đắng
Bàng hoàng mắt trông!
Kính ngoài
Tuyết trắng trổ bông
Tôi trong
Thinh lặng
Thấy hồn vỡ theo!
.
Quán 
Người
thủ thỉ tình trao
Góc 
Tôi cô độc!
Đắng theo giọt sầu!
.
Có gì đâu? 
Biệt ly nhau!
Tiếng buồn nức nở
khúc đau mộng tàn
"Con đường vỡ mộng thanh xuân" [*]
.
Yêu thương thời đó...
đã từng thiết tha
Ơn ai 
dâng hiến đêm mưa!
Oán đời dâu bể 
đuổi xua ta. người!
.
Đêm đông
Quán vắng 
Góc ngồi
Ngoài kia tuyết trắng 
Trong tôi một thời!
Vẫn tôi. một thuở yêu người
Dù màu tóc khổ. đổi dời xuân thu
.
Trách ai gây cảnh ngục tù!
Phân chia giai cấp hận thù giết nhau!
Tháng Tư
Vùi xác ba đào!
Sinh ly
Tử biệt! 
Kiếp nào tình chung?!
.
Tuyết rơi  
đêm trắng muôn trùng!
Người ơi! 
Nhan sắc! 
Trùng phùng kiếp sau?!
.
Nguyên Lạc  
...................
[*] Thơ kết hợp theo lời nhạc: Boulevard of Broken Dreams - Diana Krall
I walk along the street of sorrow 
The boulevard of broken dream
You laugh to night and cry tomorrow
When you behold your shattered dream 

Góc Đường Thi : ĐẠI BI BẠCH ĐẦU ÔNG - LƯU HI DI ,ĐỖ CHIÊU ĐỨC DỊCH


Chieu Duc
23:22, CN, 3 thg 11


Góc Đường Thi :

                           ĐẠI BI BẠCH ĐẦU ÔNG

                      Inline image

          Lưu Hi Di 劉希夷 (651-679) tự là Diên Chi, người đất Nhữ Châu tỉnh Hà Nam. Tánh tình hào phóng, thích uống rượu ngâm thơ, lại giỏi âm nhạc. Lúc nhỏ đã mất cha, nên theo mẹ về ở nhà ngoại tổ. Cùng trang lứa với cậu là Tống Chi Vấn, hai cậu cháu cùng đỗ Tiến sĩ năm thứ hai Đường Thượng Nguyên (675). Lưu không thích làm quan, nên tự mình đi vào đất Ba Thục, du ngoạn Tam Giáp rồi xuống Dương Châu, thưởng ngoạn hết cảnh đẹp rượu ngon của thiên hạ. Ông nổi tiếng với bài thơ thất ngôn trường thiên ĐẠI BI BẠCH ĐẦU ÔNG sau đây :

       Inline image

 代悲白頭翁           ĐẠI BI BẠCH ĐẦU ÔNG
              劉希夷                              Lưu Hi Di
洛陽城東桃李花,      Lạc Dương thành đông đào lý hoa,
飛來飛去落誰家?     Phi lai phi khứ lạc thùy gia?
洛陽女兒惜顏色,     Lạc Dương nữ nhi tích nhan sắc,
行逢落花長歎息.     Hành phùng lạc hoa trường thán tức.

今年花落顏色改,     Kim niên hoa lạc nhan sắc cải,
明年花開復誰在?     Minh niên hoa khai phục thùy tại?.
已見松柏摧為薪,     Dĩ kiến tùng bách thôi vi tân,
更聞桑田變成海.     Cánh văn tang điền biến thương hải .

古人無復洛城東,     Cổ nhân vô phục Lạc thành đông,
今人還對落花風.     Kim nhân hoàn đối lạc hoa phong .
年年歲歲花相似,     Niên niên tuế tuế hoa tương tự,
歲歲年年人不同.     Tuế tuế niên niên nhân bất đồng.

寄言全盛紅顏子,     Ký ngôn toàn thịnh hồng nhan tử
應憐半死白頭翁.     Ưng lân bán tử bạch đầu ông.
此翁白頭真可憐,     Thử ông bạch đầu chon khả lân,
伊昔紅顏美少年.     Y tích hồng nhan mỹ thiếu niên.

公子王孫芳樹下,     Công tử vương tôn phương thọ hạ
清歌妙舞落花前.     Thanh ca diệu vũ lạc hoa tiền,
光祿池台開錦繡,     Quang lộc trì đài khai cẩm tú,
將軍樓閣畫神仙.     Tướng quân lâu các họa thần tiên.

一朝臥病無相識,     Nhất triêu ngọa bệnh vô tương thức,
三春行樂在誰邊.     Tam xuân hành lạc tại thùy biên
宛轉娥眉能幾時,     Uyển chuyển nga mi năng kỷ thì?
須臾鶴發亂如絲.     Tu du hạc phát loạn như ty !
                 
但看古來歌舞地,   Đản khán cổ lai ca vũ địa,
唯有黃昏鳥雀悲。   Duy hữu hoàng hôn điểu tước bi.

   Inline image

CHÚ THÍCH :

 * Bài thơ cổ Nhạc phủ nầy còn có các tựa khác như sau :
       - 白頭吟 Bạch Đầu Ngâm.
       - 代白頭吟 Đại Bạch Đầu Ngâm.
       - 白頭翁詠 Bạch Đầu Ông Vịnh.
 * HÀNH PHÙNG 行逢 của câu 4, còn có dị bản là TỌA KIẾN 坐見. ("Đi dạo trong vườn gặp với Ngồi trong vườn mà ngắm" ý nghĩa cũng tương tự nhau mà thôi).
 * TANG ĐIỀN BIẾN THÀNH HẢI 桑田變成海: Theo sách "Thần Tiên Truyện" thì Ma Cô Tiên nói với Vương Phương Bình rằng: Từ ngày đắc đạo đến nay, ta đã 3 lần thấy biển Đông biến thành ruộng dâu nên thành ngữ "Thương Hải Tang Điền 滄海桑田" dùng để chỉ sự biến đổi to lớn, vô chừng và không thể ngờ trước được. Trong tiếng Việt thì ta nói gọn thành "Dâu bể" hoặc "Bể dâu" với cùng một ý nghĩa như trên.
 * QUANG LỘC TRÌ ĐÀI 光祿池臺 : Lấy tích của Mã Phòng, con của danh tướng Mã Viện, được phong làm Quang Lộc Huân, vô cùng hiển hách và đời sống cũng vô cùng xa xỉ, dùng cả gấm vóc để bọc các bờ ao trong phủ lại để thưởng ngoạn.
 * TƯỚNG QUÂN LÂU CÁC 將軍樓閣 : Lầu gác của Tướng quân, lấy tích từ Tướng quân Lương Ký của đời Đông Hán. Khi vinh hiển đã cho khởi công xây cất lâu đài rộng lớn để hưởng lạc.
 * UYỂN CHUYỂN NGA MY 宛轉蛾眉: Vốn để chỉ gương mặt đẹp của các giai nhân, ở đây dùng để chỉ chung nét thanh xuân của tuổi trẻ.
 * TU DU 須臾 : Chỉ trong một thoáng.

DỊCH NGHĨA:
                      Buồn Thay Cho Ông Già Đầu Bạc
     Hoa đào ở phía đông thành Lạc Dương đã nở rộ, những đóa hoa bay phất nhơ theo gió biết sẽ rụng vào nhà ai đây? Nàng thiếu nữ thâm khuê đi ngắm hoa bay mà không khỏi thở dài thương tiếc (thương tiếc cho hoa mà cũng thương tiếc cho nhan sắc của mình sợ sẽ phải chóng tàn phai nữa!)
    Năm nay hoa rụng nhan sắc ta cũng đã thay đổi rồi; năm tới hoa lại nở thì có còn ai ở đây để quan tâm đên ta chăng? Ta đã trông thấy tòng bá xanh tươi mãi trong mùa đông cũng không tránh khỏi số kiếp bị đốn xuống để làm củi; lại cũng nghe rằng biển cả có lúc còn biến thành nương dâu theo như cuộc đời "dâu bễ".
     Những người xưa ở phía đông thành Lạc Dương đã không còn nữa, người hôm nay chỉ còn đối diện với các ngọn gió thổi cho hoa rụng mà thôi. Năm nầy qua năm khác hoa vẫn nở giống như nhau, nhưng năm nọ sang năm kia thì người không còn đựơc như trước nữa!
     Nhắn với hết các hồng nhan còn son trẻ, hãy biết xót thương cho cái ông già đầu bạc sống dở chết dở nầy; Ông lão nầy thật đáng thương, khi xưa ông ta cũng từng là một trang thiếu niên tuấn tú đẹp trai, và...
    Cũng đã từng với các vương tôn công tử tụ tập dưới các bóng hoa thơm ngát nhảy múa vui ca bên ao Quang Lộc bọc gấm xa xỉ và trong các lâu đài tráng lệ tựa thần tiên.
     Nhưng, đến một hôm ngã bệnh trên giường lại không có người quen nào tới hỏi thăm, các bạn bè cùng vui chơi suốt ba mùa xuân nay đi đâu hết cả rồi. Dung nhan tươi trẻ còn chịu đựng được bao lăm, trong phút chốc da đã chùn tóc đã bạc như tơ rối bời!
    Chỉ thấy nơi ca múa vui đùa khi xưa, giờ chỉ còn lại các con chim sẻ chích chiu buồn thảm trong buổi hoàng hôn mà thôi!

              Inline image

     Tương truyền, khi Lưu Hi Di làm bài thơ "Đại Bi Bạch Đầu Ông", trong đó có hai câu:

                 年年歲歲花相似,   Niên niên tuế tuế hoa tương tự
                 歲歲年年人不同.    Tuế tuế niên niên nhân bất đồng.
Có nghĩa :
                   Năm hết năm qua hoa vẫn thế,
                   Năm nầy năm nữa dáng người thay.
Lục bát :           
                  Năm năm hoa nở như xưa,
                  Năm năm người cũ già nua mất rồi !

      Hết năm nầy qua năm khác, khi xuân đến thì hoa vẫn nở đẹp như những năm nào; nhưng hết năm nọ đến năm sau, thì tuổi xuân của con người đã không còn nữa, dáng đã đổi thay, người đà già cỗi. Điệp từ "Niên niên tuế tuế, Tuế tuế niên niên" chỉ thời gian qua đi một cách dồn dập, âm thầm lặng lẽ, nhưng lại rất tích cực và chẳng buông tha cho một ai cả!
     Lưu Hi Di rất đắc ý về bài thơ mới làm, nên mới đem khoe với cậu mình là Tống Chi Vấn. Không ngờ khi Tống xem xong cũng rất thích hai câu thơ trên, nên mới đề nghị với Lưu nhường hai câu thơ đó lại cho mình. Bị cậu ép quá, Lưu đành phải hứa chịu nhường, nhưng sau đó lại không chịu nhường nữa mà còn đem công bố bài thơ với các bạn hữu. Thấy thằng cháu nuốt lời, Tống giận căm gan, nên trong một đêm tối trời đã cho gia nhân lấy bao đất đè Lưu cho đến chết. Tội nghiêp cho Lưu Hi Di lúc đó còn chưa đầy 30 tuổi và chỉ mới sau một năm làm nên bài thơ oan nghiệt đó.

     Chỉ vì 2 câu thơ không thật xuất sắc lắm, chỉ cảm khái cho thời gian qua mau đối với cuộc sống của nhân sinh mà làm mất mạng một thi sĩ tài hoa đương độ xuân thì!
 
              Inline image
DIỄN NÔM :

            BUỒN THAY ÔNG ĐẦU BẠC,

           Đông Lạc Dương lý đào đang nở,
           Gió lay hoa rơi ở nhà ai ?
           Lạc Dương thiếu nữ ai hoài,
           Dạo nhìn hoa rụng thở dài tiếc thương.

    Thấy hoa rơi vấn vương hồn mộng,
    Biết năm sau hoa rụng ai thương ?
    Kìa xem tòng bá tai ương,
    Chẻ thành củi nấu tang thương bao lần.

           Người xưa ở đông lân đâu tá ?
           Người hôm nay chỉ thấy gió đưa,
           Năm năm hoa nở như xưa,
           Năm năm người cũ già nua mất rồi !

    Xin được nhắn nhủ người tuổi trẻ,
    Phải biết thương những kẻ bạc đầu,
    Buồn thay ông bạc đầu râu,
    Khi xưa tuấn tú phong lưu một thời.

           Cùng vương tôn chào mời thù tạc,
           Đón xuân thơm múa hát vui cười,
           Gấm che Quang Lộc ao chơi,
           Tướng Quân lâu các vui đời thần tiên !

    Đến một hôm ngã liền già bệnh,
    Bạn bè xưa lơ đễnh không ai,
    Trẻ qua già cỗi tàn phai,
    Da mồi tóc bạc rối bời như tơ.

           Ngoảnh nhìn chốn cũ ngâm thơ,
          Chít chiu chim sẻ hững hờ chiều rơi!

                ĐỖ CHIÊU ĐỨC



Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG : BỐN BỒ CHỮ TẠ LINH VẬN và CAO BÁ QUÁT - ĐỖ CHIÊU ĐỨC


Chieu Duc
13:11, CN, 21 thg 4 (7 ngày trước)


GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG : 
                                                BỐN BỒ CHỮ

                                    TẠ LINH VẬN và CAO BÁ  QUÁT


 
                                    Inline image Inline image 

TẠ LINH VẬN     謝靈運 (385-433)   


                                   Dã khoáng sa ngạn tịnh,        野旷沙岸净,
                                   Thiên cao thu nguyệt minh.   天高秋月明.
Có nghĩa :
                  Đồng không bãi cát mênh mông,
             Trời thu cao vút trăng lồng bóng gương.

      Đó là một trong những câu thơ tả cảnh nổi tiếng của Tạ Linh Vận 謝靈運 (385-433), người đời Đông Tấn ở đất Cối Kê, thuộc tỉnh Chiết Giang ngày nay. Ông nguyên là cháu nội của danh tướng Tạ Huyền 謝玄, tiểu tự là Khách, nên người đời gọi là Tạ Khách, lại được hưởng tước Khang Lạc Công, nên còn được gọi là Tạ Khang Lạc. Ông là nhà thơ khai sáng ra phái Sơn Thủy Thi 山水詩, chủ yếu sáng tác thơ tả về núi non sông nước của đời Lưu Tống vào thời Nam Bắc Triều. Sơn Thủy Thi là một trường phái lớn của văn học sử thi ca Trung Quốc, có ảnh hưởng lớn đến đời Đường sau nầy với các thi nhân lớn như Lý Bạch, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên... Chúa nhà Tống lúc bấy giờ là Lưu Dụ, nên gọi thời nầy là Lưu Tống, bề ngoài thì như xem trọng nhà họ Tạ, nhưng thực tế thì dần dần cắt bớt quyền hành đi, nên Tạ Linh Vận không còn được trọng vọng như trước. Thất ý trên trường chính trị, nên Tạ gởi gắm tâm sự vào tư tưởng Lão Trang qua thơ sông núi. Do bất đắc chí vì tài hoa xuất chúng, nên Tạ luôn tỏ ra khinh thế ngạo vật, cho mình là tài giỏi hơn cả thiên hạ. Tạ đã từng nói là : "Nếu như tất cả tài hoa trong thiên hạ là một thạch (gồm có 10 đấu), thì Tào Tử Kiện (tức Tào Thực, con trai thứ của Tào Tháo, rất giỏi về văn thơ) giữ hết 8 đấu rồi, ta giữ một đấu, còn một đấu là của tất cả những người trong thiên hạ". Câu nói nầy nghe ra có vẻ như là tôn sùng Tào Thực, thực ra là đang xem thường thiên hạ, vì cho là cả thiên hạ cộng lại mới bằng được mình ! Do tánh khí và thái độ cao ngạo, nên Tạ Linh Vận làm mất lòng hết các đồng liêu và quyền thần lúc bấy giờ. Cuối cùng, bị biếm đến Quảng châu và chết ở nơi đó khi mới có 49 tuổi mà thôi.
     Vì câu nói của Tạ Linh Vận, nên hình thành một thành ngữ thông dụng trong tiếng Hoa là : TÀI CAO BÁT ĐẤU 才高八斗 hay BÁT ĐẤU CHI TÀI 八斗之才 để chỉ những người tài hoa xuất chúng, vượt trôi hơn hẵn những người khác. Thi Tiên Lý Bạch trong bài tự Đào Lý Viên cũng phải hạ câu :

                    Ngô nhân vịnh ca, độc tàm Khang Lạc.  吾人詠歌,獨慚康樂.
Có nghĩa :
         Chúng ta ngâm vịnh ngày hôm nay, chỉ thẹn riêng với ông Khang Lạc mà thôi. (Khang Lạc tức Khang Lạc Công chỉ Tạ Linh Vận đó).


                  Inline imageInline image
                      Tào Thực 8 đấu, Tạ Linh Vận 1 đấu, Thiên hạ 1 đấu.
     
     Trong văn học sử của ta cũng có một người Tài Cao Bát Đấu nhưng không gặp thời giống như là Tạ Linh Vận vậy, đó chính là ...

     CAO BÁ QUÁT 高伯适 (1809 – 1855) : Tự là Chu Thần (周臣), hiệu là Mẫn Hiên (敏軒), lại có hiệu là Cúc Đường (菊堂), là quân sư trong cuộc nổi dậy ở Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
     Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Năm Tân Tỵ (1821), ông thi khảo hạch ở trường thi tỉnh Bắc Ninh lúc đó mới 13 tuổi, nhưng thi Hương (lần đầu) không đỗ. Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi Hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, bị Bộ Lễ kiếm cớ xếp xuống cuối bảng xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ cử nhân. Năm Nhâm Thìn (1832), Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội nhưng không đỗ. Sau đó, ông vào kinh dự thi mấy lần nữa, nhưng lần nào cũng hỏng.
    Năm 1841 đời vua Thiệu Trị, được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, Cao Bá Quát được triệu vào kinh đô Huế bổ làm Hành tẩu ở bộ Lễ. Tháng 8 (âm lịch) năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên. Thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ lấy son hòa với muội đèn chữa lại. Việc bị phát giác, ông bị bắt giam vào ngục Trấn Phủ (ngày 7 tháng 9 âm lịch), rồi chuyển đến ngục Thừa Thiên (21 tháng 1 âm lịch năm Nhâm Dần, 1842). Suốt thời gian dài bị giam cầm, ông thường bị nhục hình tra tấn. Nhưng khi án đưa lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ tội "trảm quyết" xuống tội "giảo giam hậu", tức được giam lại đợi lệnh.
    Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào Huế (1847) làm ở Viện Hàm Lâm, lo việc sưu tầm và sắp xếp văn thơ. Do không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát đã bị đầy đi làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây cũ).Khoảng cuối năm Canh Tuất (1850) đời vua Tự Đức, Cao Bá Quát lấy cớ về quê chịu tang cha và sau đó xin ở lại nuôi mẹ già rồi xin thôi chức Giáo thụ ở phủ Quốc Oai.
    Khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch năm Giáp Dần 1854, nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người nhân dân hết sức cực khổ; Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước, các thổ hào ở các vùng Quốc Oai, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn... cùng nhau tôn Lê Duy Cự làm minh chủ chống lại nhà Nguyễn. Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình đương thời.
     Chính sử là thế, cuộc đời lắm gian truân chìm nổi, bất đắc chí như Cao Bá Quát đã than vản trong bài Tài Tử Đa Cùng Phú rằng :

                  Lều nho nhỏ kéo tấm tranh lướt thướt, ngày thê lương hạt nặng giọt mưa sa;
                  Đèn cỏn con ron chiếc chiếu lôi thôi, đêm tịch mịch soi chung vầng trăng tỏ.
                  Áo Trọng Do bạc phếch, giãi xuân thu cho đượm sắc cần lao;
                  Cơm Phiếu Mẫu hẩm sì, đòi tuế nguyệt phải ngậm mùi tân khổ.
                  Gió trăng rơi rụng, để cái quyên gầy;
                  Sương tuyết hắt hiu, làm con nhạn võ. ...

       Vì tài giỏi, nên theo truyền thuyết dân gian Cao Bá Quát rất cao ngạo, ông từng nói :

                  Trong thiên hạ có 4 bồ chữ.
                  Một mình  tôi giữ hết 2 bồ.
                  Anh tôi Bá Đạt và bạn tôi Nguyễn văn Siêu giữ một bồ.
                  Còn một bồ phân phát cho thiên hạ !

                     Inline image

       Tương truyền, vì tánh khí cao ngạo nên mọi người đều xa lánh. Một hôm Vua Tự Đức- Ông vua rất giỏi về văn chương - làm được môt đôi câu thơ vừa Hán vừa Nôm rất ngộ nghĩnh đặc biệt, mới đọc khoe với quần thần là :
                  Viên trung oanh chuyển "khề khà" ngữ,
                  Dã ngoại đào hoa "lấm tấm" khai.

       Quần thần đều trầm trồ khen là độc đáo khác lạ, chỉ có Cao Bá Quát thản nhiên tâu: "Tâu bệ hạ, tưởng gì chứ hai câu ấy thì từ hồi còn để chỏm đi học, thần đã được nghe rồi ạ! Thần được nghe cả tám câu kia, nếu bệ hạ cho phép, thần xin đọc lại tất cả.
      Vua Tự Đức đang hí hửng về hai câu thơ dở Hán dở Nôm độc đáo của mình, không dè lại bị Quát dội một gáo nước lạnh thì tức lắm, vì rõ ràng hai câu thơ đó chính ông ta đã nghĩ ra. Tuy nhiên, nhà vua vẫn cố trấn tĩnh bảo Quát đọc cho nghe cả bài thơ, với thâm ý nếu không đọc được thì sẽ trị cái tội khi quân  cho hả giận.
     Cao Bá Quát bình thản suy nghĩ một lát như để nhớ lại một bài thơ lâu ngày không nhìn đến, rồi cất giọng sang sảng ngâm rằng:

                        Bảo mã tây phương "huếch hoác" lai,
                        "Huênh hoang" nhân tự thác đề hồi.
                        Viên trung oanh chuyển "khề khà" ngữ,
                        Dã ngoại đào hoa "lấm tấm" khai.
                        Xuân nhật bất văn sương "lộp bộp",
                        Thu thiên chỉ kiến vũ "bài nhài".
                        "Khù khờ" thi tứ đa nhân thức,
                        "Khệnh khạng" tương lai vấn tú tài.

      Bài thơ vừa đọc dứt, cả đình thần hoang mang nhìn nhau, còn vua Tự Đức thì biết đích là Cao Bá Quát chơi xỏ mình, nhưng cũng rất sửng sốt và hết sức thán phục về tài thi tứ rất nhanh nhẹn và sắc sảo của Quát, nhưng trong bụng cũng không vui...

      Ta thấy, Tạ Linh Vận và Cao Bá Quát đều là những nhân tài hiếm thấy và rất có tài đặc biệt trên đời, nhưng vì hoàn cảnh khốn cùng bức bách, sinh bất phùng thời hình thành tính cách cao ngạo với cuộc đời, thậm chí đến nước làm phản để đến nổi thân bại danh liệt, bị tru di tam tộc như Cao Bá Quát thì thật cũng đáng thông cảm lắm thay !

                                                ĐỖ CHIÊU ĐỨC
                                                         sưu tập
                                                    (nguồn internet)


BUỒN NHƯ - THƠ TẠ KÝ - NHẠC NGUYỄN HỮU TÂN






BUỒN NHƯ
THƠ: TẠ KÝ
NHẠC , HÒA ÂM , TRÌNH BÀY: NGUYỄN HỮU TÂN
VIDEO CLIP: HUỲNH TÂM HOÀI

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

BỒ KẾT 1 - 2 - THƠ LÊ KIM THƯỢNG


Sinh Lê
Tệp đính kèm
19:26, Th 4, 24 thg 4 (3 ngày trước)
tới tôi



                                                                   
                             



BỒ   KẾT   1 - 2



1.  



Người đi góc biển, chân trời
Lòng thương quê cũ, một đời nhớ nhung
Ngóng về phương ấy mịt mùng
Người xa, bến vắng lạnh lùng đò đưa
Thời gian trầm tích dấu xưa
Quê hương ngày cũ nắng mưa hiền hòa...
Gió lùa qua mái hiên nhà
Bên song tiếng dế, tiếng gà vọng kêu
Sân nhà vàng bóng nắng thêu
Một hàng cau lão lêu khêu bên hè
Gàu Mo, mẹ múc nước ghè
Gội đầu Bồ Kết, hương nhè nhẹ lan
Ráng chiều nhuộm đỏ cuối làng
Hoa bầu, hoa bí nở vàng chen nhau
Tắc Kè kêu động vườn sau
Gió lay mái lá, hoa cau trắng trời
Ao sen đọng cánh hoa rơi
Rượu quê, lều cỏ xa đời lãng du
Buồn trông bóng núi Vọng Phu
Vẫn lòng chung thủy thiên thu nguyền thề...


2. 



Lòng người viễn xứ nhớ quê
Bước chân vô định, nhiêu khê phong trần
Vườn quê nở nụ Tầm Xuân
Hoa Lưu Ly tím bâng khuâng đợi người
Lời ru vẫn gọi... à ơi...
Người xa quê ấy vẫn đời bôn ba
Những ngày gió táp, mưa sa
Gió qua biển hẹn, mưa qua sông chờ...
Tri âm đến giữa đêm mơ
Khúc buồn chát đắng, dây trơ phím đàn
Rã rời lỡ nhịp song lang
Tiếng ca xưa cũ, võ vàng về đâu...
Hoa trôi, nước chảy qua cầu
Trăm năm còn đó bóng sầu liêu xiêu
Nhạt nhòa màu nhớ hương yêu
Một mình, một bóng cô liêu đêm trầm
Đâu đây tiếng Hải Triều Âm
Ôm trăng đánh giấc âm thầm đơn côi
Mỗi ngày như mọi ngày thôi
Đêm rồi sẽ hết, ngày rồi sẽ qua...
“Dù xa cũng nhớ Quê Cha
Dù xa cũng nhớ cây đa, bến đò...”





          Nha Trang, tháng 04. 2019

            LÊ KIM THƯỢNG




“...” Ca dao




Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

ĐẮP MỘ CUỘC TÌNH - THƠ TRƯƠNG THỊ THANH TÂM


Truong Thi Thanh Tam
22:33, Th 3, 23 thg 4 (3 ngày trước)
tới tôi


Được gửi từ Yahoo Mail trên Android

Vào Th 4, 24 thg 4, 2019 lúc 12:25 CH, Truong Thi Thanh Tam
<tinhnho1053@yahoo.com.vn> đã viết:







ĐẮP MỘ CUỘC TÌNH 

            ***
Tôi với anh đã bao mùa thắm thiết
Nhưng giờ đây có lẽ đã tàn phai
Một lần yêu đã trôi dài năm tháng
Bởi cuộc tình quá trăm đắng ngàn cay

Sao anh để tình ta chôn đáy mộ
Giọt lệ nào tôi từng khóc bên anh
Giờ tan biến theo thời gian xa cách
Tôi không muốn, cũng đành thôi anh ạ

Cuộc tình nầy chắc chỉ có bao nhiêu
Bao lời thơ anh gởi gắm ai nhiều
Lòng đau đớn, tôi vay từ kiếp trước
Những muộn phiền giờ xin trả anh yêu

Không mơ mộng cũng chẳng chờ chẳng đợi
Chôn cuộc tình vào ngõ tối mênh mông
Có còn chăng chỉ tiếng nói trong lòng
Một lần nói yêu tôi...giờ quên lãng!


                TRƯƠNG THỊ THANH TÂM
                           Mytho

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

ĐIỂN TÍCH VĂN HỌC : ÁO - ĐỖ CHIÊU ĐỨC


Chieu Duc
06:04, Th 3, 23 thg 4 (2 ngày trước)


ĐIỂN TÍCH VĂN HỌC : 
                                                          ÁO
                                 

         Áo, chữ Nho là Y 衣, phần mặc để che chắn phía trên của thân người, nhưng ngày xưa Y là phần khoát bên ngoài dài từ trên xuống dưới, nên nói đến Y là nói đến vẻ phục sức bề ngoài của con người. Vì vậy mà hễ nói đến chữ Y, thì người ta cũng nghĩ ngay đến câu thành ngữ Y CẨM HOÀN HƯƠNG 衣錦還鄉, mà ta nói là ÁO GẤM VỀ LÀNG.       
       Trong văn học cổ của ta còn gọi là ÁO GẤM MẶC VỀ khi nói đến ý nguyện của Phan Tất Chánh (tức Phan Sinh) trong truyện thơ Nôm khuyết danh PHAN TRẦN là :

                         Cũng đừng áy náy lòng quê,
                     Khi nào Áo Gấm Mặc Về mới cam !

      "Áo Gấm Mặc Về" là phải mặc ban ngày, cho mọi người đều thấy để trầm trồ cho sự thành đạt rực rỡ của kẻ sĩ ngày xưa khi thi đậu làm quan, nên còn được gọi là GẤM NGÀY, như trong Hoa Tiên Ký của Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Thiện dùng để phô trương sự giàu sang phú quý :

                        Vẻ vang rỡ rỡ Gấm Ngày,
                  Ai ai chẳng muốn bạn bầy với tiên ?

      Theo Hán Sử, Sở Bá Vương Hạng Vũ nói là :"Phú qúy bất quy cố hương, như y cẩm dạ hành, thùy tri chi giả! 富贵不归故乡,如衣锦夜行,谁知之者!". Có nghĩa : Giàu sang mà không trở về quê cũ, thì cũng như mặc áo gấm mà đi đêm vậy, ai biết cho đây !?". Ý nói giàu sang vinh hiển mà không được người ta biết tới. Nên ta lại có thành ngữ Y CẨM DẠ HÀNH 衣锦夜行, nôm na là "Mặc áo gấm đi đêm" không ai biết đến cả !


  Inline image Inline image
                        Y Cẩm Hoàn Hương là Áo Gấm Về Làng, là Vinh Quy Bái Tổ

        Ngoài Áo Gấm ra, ta còn có ÁO GIỚI LÂN. GIỚI 介 là Vỏ cứng của ngao sò ốc hến. LÂN 鱗 là Vẩy cá Vẩy rồng. Nên Áo Giới Lân là chỉ Áo giáp làm bằng các loại vỏ vẩy cứng để che thân của các vỏ quan và binh lính ngày xưa. Trong bài "Tài Tử Đa Cùng Phú" của Cao Bá Quát chỉ những thân phận thấp hèn của các lính trận và phó tướng, ông đã viết :

                           Quản bao người mang cái giàm danh,
                           Áo Giới Lân trùm dưới cơ phu, mỏi gối quỳ mòn sân tướng phủ.

      Ta còn thấy thêm một loại ÁO trong bài phú rất hay nầy của Cao Bá Quát nữa là ÁO TRỌNG DO. Trọng Do 仲由 tức Tử Lộ 子路, học trò của Khổng Tử. Khổng Phu Tử từng nói: "Ý tệ uẩn bào, dữ ý hồ lạc giả lập, nhi bất sỉ dã, kỳ Do dã dư 衣敝縕袍, 與衣狐貉者立, 而不恥者, 其由也與" Có nghĩa : Mặc áo vải gai rách, cùng đứng với người mặc áo lông cừu, mà không thấy hổ thẹn, chẳng là trò Do đó sao ?). Ý chỉ Tử Lộ tuy nghèo, mặc áo bằng cỏ gai, nhưng lại là con chí hiếu đội gạo đường xa nuôi cha mẹ, thì đứng chung với người giàu sang quyền qúy cũng không thấy hỗ thẹn chút nào cả ! Cao Bá Quát muốn mượn ý nói mình tuy nghèo nhưng tự hào sống bằng sức lao động của mình, chớ không chịu lòn cúi người khác :

                       Áo Trọng Do bạc phếch, giãi xuân thu cho đượm sắc cần lao;
                      Cơm Phiếu Mẫu hẩm sì, đòi tuế nguyệt phải ngậm mùi tân khổ

   Inline image  Inline image
                           Áo Giới Lân ...                        Áo Trọng Do ...

       ÁO LAI, là Áo của Lão Lai Tử 老萊子, một trong Nhị Thập Tứ Hiếu 二十四孝. Theo tích sau đây :

       Lão Lai Tử , người nước Sở, sanh vào thời Xuân Thu, thờ cha mẹ rất hiếu thảo. Lúc ông được 70 tuổi mà cha mẹ vẫn còn sống thọ. Ông sợ cha mẹ buồn khi thấy mình già nên ông thường mặc quần áo sặc sỡ rồi múa hát trước mặt cha mẹ để làm vui; lại có khi bưng nước giả bộ trợt té rồi khóc oa oa như con nít làm cha mẹ phải bật cười. Nhớ bài học hồi lớp Đệ Thất ngày xưa như sau :

               Lão Lai Tử đời Châu cao sĩ,
               Thờ hai thân chẳng trễ ngọt bùi.
               Tuổi già đã đúng bảy mươi,
               Nói năng chẳng chút hở môi rằng già.
               Khi thong thả mẹ cha ngồi trước,
               Nhảy lăn vào bắt chước trẻ thơ.
               Thấp cao điệu múa nhởn nhơ,
               Xênh xang màu áo bạc phơ mái đầu.
               Chốn đường thượng khi hầu bưng nước,
               Giả làm điều ngã trước thềm hoa.
               Khóc lên mấy tiếng oa oa,
               Tưởng chừng lên bảy lên ba thuở nào.
               Trên tuổi tác trông vào vui vẻ,
               Án đình vi gió thụy mưa xuân.
               Cho hay nhân tử sự thân,
               Trong trăm năm đặng mấy lần ngày vui.

    Inline image Inline image
                    Lão Lai Tử làm vui lòng cha mẹ già

       Nên Áo Lai là chỉ người con có hiếu với cha mẹ già, như trong truyện Nôm Quan Âm Thị Kính có câu :

                        Áo Lai chưa múa sân nầy,
                    Thời đem kinh bố mà thay gọi là.

       Trong Truyện Kiều tả lúc Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích nhớ về cha mẹ, cụ Nguyễn Du cũng đã viết :

                        Sân Lai cách mấy nắng mưa,
                      Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

       ÁO TRẮNG MUÔNG ĐEN : là Tà áo màu trắng và Con thú màu đen, chỉ hai vật tương phản nhau, với dụng ý nói sự vật trên đời thay đổi nhanh chóng như đám mây nổi trên trời vừa có hình dạng như tà áo trắng, phút chốc đã biến thành con thú màu đen, đúng ra là con chó màu xanh theo như 2 câu thơ của Đỗ Phủ trong bài Khả Thán Thi là :

               天上浮雲如白衣, Thiên thượng phù vân như bạch y,
               斯須改變如蒼狗.  Tư tu cải biến như thương cẩu.
Có nghĩa :
               Mây nổi trên trời như áo trắng,
               Phút giây biến tựa chó xanh lơ.



     Inline image  Inline image

                  Bức tranh Vân Cẩu vẽ người tang thương.   
     
       Như lời nói của con chuột bach trong truyện Nôm Trinh Thử là :

                            Thiếp nay ở mé đông lân,
                   Vì cơ Thương Cẩu lang quân tếch ngàn.

       Trong Cung Oán Ngâm Khúc thì Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã cho nàng cung nữ tài hoa suy luận chuyện đời bằng câu :

                           Lò cừ nung nấu sự đời,
                Bức tranh Vân Cẩu vẽ người tang thương.

       Còn trong truyện thơ Quan Âm Thị Kính thì ta đọc được câu :

                           Phù vân một đóa bay đi,
                  Khi thì Áo Trắng, khi thì Muông Đen !


       Xin được kết thúc các điển tích về ÁO tại đây, mời đọc bài viết tới !...


                                               ĐỖ CHIÊU ĐỨC                                         

         


Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

THÁNG TƯ VĨNH BIỆT MỘT THỜI! - THƠ NGUYÊN LẠC


Steven Nguyen
04:11, Th 3, 23 thg 4 (1 ngày trước)
tới tôi

Gởi NM bài thơ THÁNG TƯ / Chúc sức khỏe NL 4/23/2019



............................................................................................................



THÁNG TƯ VĨNH BIỆT MỘT THỜI!

*
Tháng tư. hè ấy một thời
Áo dài. phượng đỏ. son môi
Dao cau mắt người cứa ngọt
Hồn tên lãng tử. tiêu đời!
.
Tháng tư. ngày ấy một thời
Phố quen. mưa nặng hạt rơi
Lối về. mưa giăng. ngăn lối
Hương trầm. ngon ngọt môi người
.
Tháng tư. đêm ấy một thời
Mưa ngoài. tí tách reo vui
Tình trong. nồng nàn dâng hiến
Ngất ngây. run điếng thân người
.
Tháng Tư. ngày đó lâu rồi 
Trời bày cuộc thế. trêu ngươi
Rưng rưng quy hàng. tháo giáp
Nhìn nhau. ngơ ngác. than trời!
.
*
Mười năm từ đó. một đời
Nhục nhằn. thống hận. ai ơi!
Người từ "trại" sâu rừng thẳm
Tìm về phố cũ. một thời...
.
Chỉ tôi. đường xưa. mưa rơi?
Chỉ tôi. chốn. ngọt môi người?
Ngất ngây. hai thân run điếng
Tình kia nhớ mãi. trọn đời!
.
Tháng Tư. thay đổi lòng người!
Đường xưa. lạ lẫm. xa xôi!
Phố xưa. giờ sao hụt hẫng
Quen xưa. héo úa nụ cười!
.
Tháng Tư. mất dấu người rồi!
Phuơng nao tìm kiếm. người ơi?!
Trường xưa. phượng già trơ dạng
Còng lưng. héo hắt hoa rơi!
.
*
Tháng Tư. oan nghiệt một thời!
Một thời. thù hận lên ngôi
Một thời. phân chia ta địch
Tháng Tư. đánh mất con người!
.
Tháng Tư. vĩnh biệt một thời!
Một thời. mộng ước lên ngôi
Một thời. môi hồng. mắt biếc
Thanh xuân. thắm thiết tình người
.
Tháng Tư vĩnh biệt một thời!
Một thời. rạng rỡ môi cười
.
Tháng Tư. vĩnh biệt một thời!
Tháng Tư. vĩnh biệt tình tôi!
.
NGUYÊN LẠC 


Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

TIỄN NGƯỜI NỬA KHUYA ! - THƠ TỊNH ĐÀM


Đàm Nguyễn Tài
Tệp đính kèm
04:11, CN, 21 thg 4 (2 ngày trước)
tới tôi




Kết quả hình ảnh cho ảnh cây nhang




TIỄN NGƯỜI NỬAKHUYA !

( Để nhớ người bạn thơ vừa mất , bác GT.Điệp ngày 10-04-2019 )

Thức cùng tôi
Đêm võ vàng !
Trong đôi mắt khép
Bàng hoàng...
Nghĩ suy !

Buồn dâng
Giây phút phân kỳ.
Không lời từ biệt
Người đi ...
Sao đành ?!

Lặng thầm tôi ,
Bước độc hành !
Đèn khuya hắt bóng...
Thấy hanh hao đời !

Nỗi lòng này ...
Với đêm vơi !
Tiễn người
Về chốn xa vời ...
Xót nhau !

TỊNH ĐÀM
( TP.HCM . VN )


Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

CÁNH DIỀU NGÀY XƯA - THƠ TRƯƠNG THỊ THANH TÂM


Truong Thi Thanh Tam
18:22, 21 thg 4, 2019 (2 ngày trước)
tới tôi



Được gửi từ Yahoo Mail trên Android

Vào Th 2, 22 thg 4, 2019 lúc 8:16 SA, Truong Thi Thanh Tam
<tinhnho1053@yahoo.com.vn> đã viết:







CÁNH DIỀU NGÀY XƯA 

           ***
Chờ anh với nỗi buồn dài
Thôi thì nhắm mắt buông tay cho rồi
Trái tim trở lại đơn côi
Mà nghe tiếng nấc khóc đời bi ai

Cà phê đắng sao lại say
Hay ly cà phê đó, tràn đầy nỗi đau
Người đi con nước dâng cao
Cho thuyền lướt sóng, rời mau bỏ bờ

Tình còn rớt những câu thơ
Nào ai có biết đêm chờ đêm mong
Nào ai thấu hiểu nỗi lòng
Bao năm tôi đợi bên dòng sông xưa

Cánh diều ngày trước gió đưa
Đứt dây bay bỗng khi chưa mặn nồng
Còn gì đâu nữa mà mong
Khung trời ngày ấy nhớ thương xa dần

               TRƯƠNG THỊ THANH TÂM
                           Mytho

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

ĐIỂN TÍCH VĂN HỌC : Ả - ĐỖ CHIÊU ĐỨC


Chieu Duc
16:59, Th 3, 16 thg 4 (5 ngày trước)


  ĐIỂN TÍCH VĂN HỌC :
                                     Ả                                      
           
                                     Inline image

 
     Ả vừa là Danh Từ, vừa là Phiếm chỉ Đại từ để chỉ phái yếu, như những câu thơ mà Nguyễn Trãi đã bỡn cợt khi gặp Thị Lộ :
                       Ả ở đâu mà bán chiếu gon,
                       Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn,
                       Xuân xanh phỏng độ chừng bao tuổi,
                       Đã có chồng chưa được mấy con ?
                                                                           
    Đôi khi Ả được dùng để chỉ sự xem thường, như "Mấy ả bạn hàng", hay tỏ vẻ khinh miệt như "Những Ả gái điếm"... Nhưng trong đàm thoại bình thường thì Ả là từ dùng để chỉ Các Bà, Các Cô, như :

                      Tại anh tại Ả, tại cả hai đàng.

    Trong Văn học Cổ thì sau từ Ả thường có thêm những Bổ túc từ như : Ả Chức, Ả Hằng, Ả Lý, Ả Tạ ... Ta sẽ lần lược tìm hiểu các Ả sau đây :

    * Ả CHỨC : Hay đi với Chàng Ngưu, nên Ả Chức tức là Chưa Nữ đó. CHỨC NỮ 織女 vốn là tên một ngôi sao nằm ở phía bắc sông Ngân Hà, đối diện với sao KHIÊN NGƯU 牽牛 ( dắt trâu ). Chức Nữ và Khiên Ngưu (còn gọi là Ngưu Lang) lại là tên của hai nhân vật thần thoại theo điển tích sau đây :
   
     Theo "Kinh Sở Tuế Thời Ký 荊楚歲時記" : Chức Nữ là cháu của Ngọc Đế, rất giỏi nghề dệt vải. Trốn xuống trần kết duyên cùng Ngưu Lang, Sanh được một trai một gái. Tây Vương Mẫu giận, xuống trần bắt Chức Nữ về trời, Ngưu Lang dắt con đuổi theo. Tây Vương Mẫu rút trâm vạch thành dải Ngân Hà ngăn cách hai người, mỗi năm phải nhờ chim ô thước (Qụa đen, Chim khách) bắt cầu mới gặp mặt được một lần. Đó chính là đêm mùng 7 tháng 7 Âm lịch, nên còn gọi là đêm Thất Tịch 七夕. Vợ chồng gặp nhau, vui mừng than khóc, nước mắt đổ xuống trần gian thành mưa. Nhân gian gọi đó là "Mưa Ngâu tháng bảy" hay " Tháng bảy mưa Ngâu" cũng thế.


   Inline image  Inline image
                                                Ngưu Lang Chức Nữ

     Trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu có câu :

                              Chữ đồng lấy đấy làm ghi,
                       Mượn điều Thất Tịch mà thề bách niên.

     Trong Lục Vân Tiên của Nguyễ Đình Chiểu cũng có câu :

                              Hữu tình chi bấy Ngưu lang,
                      Tấm lòng Chức Nữ vì chàng mà nghiêng.         
   
      Trong Chinh Phụ Ngâm Khúc khi tả tâm sự của của ngàng chinh phụ thương nhớ chồng, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cũng đã hạ câu :

                   Khác gì ả Chức, chị Hằng,
             Bến Ngân sùi sụt, cung trăng chốc mòng.

      Chị Hằng ở trong câu thơ trên, còn được gọi là ...

 * Ả HẰNG tức là Hằng Nga 姮娥, hay Thường Nga 嫦娥, có tích như sau :
               
      Theo sách Hoài Nam Tử 淮南子, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ, rất đẹp nhưng có tật đảng trí. Nghệ xin được thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga trộm thuốc uống vào, cơ thể bèn nhẹ nhõm bay tuốt lên cung trăng, ở trong cung Quảng Hàn một mình lạnh lẽo, như hai câu thơ của Lý Thương Ẩn 李商隱 đã viết trong bài Thất ngôn Tứ tuyệt có tên là Thường Nga :

                         Thường Nga ưng hối thâu linh dược,    嫦娥應悔偷靈藥,
                         Bích hải thanh thiên dạ dạ tâm.          碧海青天夜夜心.
Có nghĩa :
                        Hằng Nga chừng cũng tiếc hoài,
                    Trót đà trộm thuốc ai hoài đêm đêm !



              Inline imageInline image Inline image
                     Thường Nga ưng hối thâu linh dược

     Trong truyện thơ Nôm khuyết danh của ta ở thế kỷ thứ 18 là Phạm Tải Ngọc Hoa 范載玉花 cũng mượn hình ảnh Hằng Nga để chỉ Mặt Trăng, như :

                       Có đêm lặng ngắm Hằng Nga,
                 Tưởng người quân tử dật dờ phương nao !

     Hay mượn hình ảnh Hằng Nga để chỉ người đàn bà đẹp, như trong truyện Lâm Tuyền Kỳ Ngộ 林泉奇遇 (Bạch Viên Tôn Các) có câu :

                      Từ về qua tới chốn thạch tuyền,
                      Xảy gặp Hằng Nga mới kết duyên.

     Trong truyện Nôm lục bát khuyết danh là Phan Trần Truyện 藩陳傳 cũng có câu :

                          Bây giờ e lệ chưa tường,
                   Lâu lâu lại lắp lánh gương Ả Hằng.

  * Ả LÝ : là nàng Lý Ký 李寄 trong truyền thuyết Sưu Thần Ký 搜神记 đời Đông Tấn như sau :
        Nước Đông Việt ở vùng Mân nam (Quảng Đông, Phúc Kiến hiện nay) có nàng Lý Ký là con gái út thứ sau của gia đình. Nhà nghèo không có con trai, trong nước lại có nạn yêu rắn hoành hành, mỗi năm đều phải tế một cô gái trẻ cho rắn ăn thịt. Lý Ký bèn quyết định bán thân mình cho rắn ăn thịt, lấy tiền để nuôi cha mẹ và các chị. Mặc dù cha mẹ can ngăn, Lý Ký cũng lén đi, nàng yêu cầu nhà vua cấp cho mình một thanh bảo kiếm và một con chó săn, rồi đi thẳng đến động rắn. Sau một đêm chiến đấu quyết liệt với sự hỗ trợ của con chó săn thiện nghệ, nàng đã chém chết con yêu rắn. Quốc vương nước Đông Việt cảm phục trước sự dũng cảm của nàng , nên đã cưới nàng về làm hoàng hậu.
      Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã cho cô Kiều cân nhắc trước khi quyết định bán mình chuộc tôi cho cha là :
                              Dâng thơ đã thẹn nàng Oanh,
                            Lại thua Ả Lý bán mình hay sao ?!


    Inline image Inline image
                                                        Lý Ký chém rắn
   
       * Ả TẠ : là TẠ ĐẠO UẨN 謝道韞, con của tướng quân Tạ Diệc, cháu của thừa tướng Tạ An, là vợ của Vương Ngưng Chi con trai thứ của nhà thư Pháp nổi tiếng đời Đông Tấn là Vương Hi Chi.
        Tạ Đạo Uẩn rất giỏi về văn thơ, ngay từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, sắc sảo. Khi Tạ An hỏi các cháu lúc đang ngắm cảnh tuyết rơi là : Có thể lấy gì để ví với tuyết rơi ? Một cháu trai là Tạ Lãng trả lời rằng : Sái viêm không trung sai khả nghỉ 撒盐空中差可拟 (Có thể nói là như rắc muối giữa không trung). Tạ Đạo Uẩn nói rằng : Vị nhược liễu nhứ nhân phong khởi 未若柳絮因风起 !(Chẳng bằng nói là hoa liễu bay đầy trời khi có gió thổi lên). Tạ An khen hay, Tạ Đạo Uẩn nổi tiếng từ đấy.

     Trong tác phẩm Sãi Vãi của cụ Nguyễn Cư Trinh, khi cho bà Vãi luận về tài trí của phái nữ có câu :

                   Gái như Tạ Đạo Uẩn, gái mà hay vịnh tuyết thành thơ,
                   Gái như Thái Văn Cơ, gái mà biết phân cầm nên khúc...

     Trong Lục Vân Tiên, cụ Nguyễn Đình Chiểu đã khen tài làm văn thơ của Kiều Nguyệt Nga bằng câu :

                        Đã mau mà lại thêm hay,
                  Chẳng phen Tạ  Nữ cũng tài Từ Phi.

     Còn trong Truyện Kiều thì cụ Nguyễn Du đã cho Kim Trọng khen tài làm thơ của Thúy Kiều là :

                        Khen tài nhả ngọc phun châu,
                     Nàng Ban Ả Tạ cũng đâu thế nầy !

     Inline image  Inline image
                                   Tạ Đạo Uẩn  謝道韞

     Cũng trong Tuyện Kiều của cụ Nguyễn Du ta lại được gặp thêm một "Ả" nữa, đó là ...

  * Ả TỐ NGA : Tố Nga 素娥 tức là Thường Nga 嫦娥, là Hằng Nga 姮娥 mà ta đã biết ở phần trên, thường dùng để chỉ Mặt Trăng hay Gái Đẹp. Vì mặt trăng có màu trắng (TỐ 素) nên mới gọi là Tố Nga 素娥, theo như lời chú giải của Lý Chu Hàn cho bài Nguyệt Phú của Tạ Trang đời Tống là : Thường Nga thiết dược bôn nguyệt, nguyệt sắc bạch, cố vân TỐ NGA 嫦娥竊藥奔月,月色白,故云素娥. Có nghĩa : Thường Nga trộm thuốc bay lên cung trăng, trăng lại có màu trắng, nên còn gọi là TỐ NGA.

     Khi tả hai chị em Thúy Kiều Thúy Vân đều là "người đẹp", cụ Nguyễn Du đã hạ câu :

                             Đầu lòng hai Ả TỐ NGA,
                      Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

          Xin được kết thúc bài viết với từ "Ả ĐÀO 妸陶" hay Cô Đào 姑姚 hoặc Đào Nương 陶娘, còn được gọi là Ca Nương 歌娘, là thuật ngữ của Việt Nam ta thường dùng để gọi một dạng kỹ nữ 妓女 trong thời đại cổ. Theo Từ điển tiếng Việt, Cô Đầu là một danh từ thuộc loại từ cũ, khẩu ngữ để chỉ các Ả đào. Ả ĐÀO còn chỉ thể Hát Nói mà các Đào Nương hay hát, ở Hà Nội khi xưa hay gọi là "đi hát Ả Đào".

       Inline image

                 Hẹn gặp lại trong bài viết tới.

                       ĐỖ CHIÊU ĐỨC