CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

''CHẠM VỪA THÁNG TƯ ''THƠ VÕ MIÊN TRƯỜNG - CHẠM VÀO TIM THƠ. - CHÂU THẠCH

van tran

Tệp đính kèm20:54, Th 3, 26 thg 4 (4 ngày trước)
tới 

            

                   Ảnh Võ Miên Trường


CHẠM VỪA THÁNG TƯ” THƠ 

VÕ MIÊN TRƯỜNG - CHẠM VÀO TIM THƠ
                               Châu Thạch



Chạm Vừa Tháng Tư…
              --00--
Với tay chạm nắng lưng trời 
Màu buồn đổ sóng xuống đời an nhiên
Mùa đang son những ngọt mềm 
Tháng tư vừa chạm đã nghiêng phía chiều…
                   Võ Miên Trường

Lời Bình: Châu Thạch

    Chữ chạm là một động từ có nhiều nghĩa: Khắc đục lên vật cứng, gặp nhau một cách bất ngờ, gây tổn thương tinh thần hay vật chất cho người khác. Trong bài thơ “Chạm Vừa Tháng Tư” của Võ Miên Trường, có lẽ ta phải hiểu theo nghĩa Chạm chỉ là đụng nhẹ vào mà thôi. Tác giả dùng chữ “Chạm” như để bày tỏ sự trân trọng một tháng tư mà mình quý mến. Nhà thơ đã chạm vào tháng tư nhưng chỉ “chạm vừa” là một cử chỉ mang nhiều trân trọng, e dè, nâng niu, yêu thương và ngại ngùng.

     Bài thơ chỉ có 4 câu, câu thơ đầu tiên đã đưa người đọc bay bổng như một cánh diều lên cao dưới bầu trời quang đãng: “Với tay chạm nắng lưng trời”.

     Đọc câu thơ nầy, ai có một chút đồng cảm với thi nhân sẽ hình dung, tưởng tượng được nơi Võ Miên Trường đang đứng để viết câu thơ. Chắc chắn nếu nhà thơ không đứng trên núi cao thì cũng đứng ven bờ biển, ven con sông, hoặc giữa một cánh đồng rộng mênh mông. Bởi vì Võ Miên Trường không phải là Tề Thiên Đại Thánh biến hóa được mình cao lên đến mây để có thể “Chạm vừa ánh nắng lưng trời”. Lưng trời là lưng chừng trời, “chạm vừa ánh nắng lưng trời” là chạm vào ánh nắng trên cao. 

     Nhìn ảnh đại diện trên trang facebook, ta thấy Võ Miên Trường là một phụ nữa đẹp. Đọc câu thơ nhập đề ta tưởng tượng ngay hình tượng một mỹ nhân đứng giữa trời đất bao la, với tay hứng ánh nắng trên cao rọi xuống. Tất nhiên bàn tay nàng chỉ chứa ánh nắng từ trên cao chiếu xuống, nhưng tâm hồn nàng hóa thân trong tưởng tượng để chạm được thứ ánh nắng ấm áp, tinh khôi, thứ ánh nấng giữa lưng chừng trời, Đây là một câu thơ không chỉ lảng mạn, mà còn thầm lặng miêu tả bức tranh đẹp tuyệt vời cho những ai có sự liên tưởng để cảm nhận rõ nét bức tranh đó, hay cảm nhận mơ hồ hình ảnh tuyệt đẹp ẩn chứa trong câu thơ. 

     Qua câu thơ thứ hai, Võ Miên Trường tặng người đoc một câu thơ mang hơi gió se lạnh, đem hương vị hạnh phúc cho giây phút bình an giữa đất trời: “Màu buồn đổ sóng xuống đời an nhiên”.

    Đọc câu thơ, ta tưởng ánh nắng như vạn ngàn tia sáng tràn xuống thế gian. Nhà thơ đứng tắm mình trong những con sóng đó, tâm thiền bình tịnh an nhiên. Trước cảnh bao la cô tịnh, nhà thơ tất nhiên không thể có niềm vui như ở chổ đông người, mà ngược lại, nhà thơ chiêm nghiệm một màu buồn nhẹ do thiên nhiên đem đến.
Màu buồn đó chính là màu dịu dàng của nắng, màu vô biên quyến luyến của phong cảnh nơi thi nhân đang đứng, tất cả là không khí trầm lắng trong bầu trời cao rộng dưới ánh nắng thơm. Màu buồn đó chính là màu niềm vui không thái quá lan tỏa trong không gian, trong vạn vật, thấm đượm trong tâm hồn mà chỉ có thi sĩ bằng sự nhạy cảm đã thấy được sắc màu của nó.

     Thế rồi câu thơ thứ ba: “Mùa đang son những ngọt mềm

     Vì sao tác giả nói mùa đang son? Nên nhớ tựa đề bài thơ là “Chạm Vừa Tháng Tư”. Tháng tư là tháng cuối mùa xuân và đầu mùa hè. Ta nhớ đến khổ đầu bài thơ “Mua Xuân Chín” của Hàn Mạc Tử như sau:

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. 

   Hàn Mạc Tử đặt tên cho bài thơ là Mua Xuân Chín để nói về cảnh sắc thiên nhiên của mùa xuân đang ở thời kỳ tươi đẹp nhất.
Võ Miên Trường đã dùng chữ “Son” để nói thay chữ “Chín” và dũng câu thơ “Mùa đang son những ngọt mền” để tả trọn vẽ đẹp của Mùa Xuân Chín, diễn tả bằng câu thơ gọn nhẹ nhưng không khác chi những câu thơ của nhà thơ có bút danh chữ đầu là Hàn. Thay vì chữ chín, tác dùng chữ son làm cho tháng tư đầu hè tươi thắm như mùa xuân đầy hoa, chữ “ngọt mềm” làm cho tháng tư vẫn còn đây trái chín thơm ngon. Võ Miên Trường viết một câu thơ, chứa cả mùa bông trái xanh tươi vào đó!

      Ở câu thơ cuối, khác với Hàn Mạc Tử tả mùa xuân chín ở buổi bình minh mà không biết ở tháng nào, nhà thơ Võ Miên Trường tả mùa xuân chín trong khung cảnh buổi chiều tháng tư tuyệt đẹp: “Tháng tư vừa chạm đã nghiêng phia chiều…”

     “Vừa chạm “ đây có thể để chỉ đầu tháng tư, “Vừa chạm” đây cũng có thể là tác giả vừa cảm nhận tháng tư của vũ trụ, “vừa chạm” đây cũng có thể tác giả nhớ về một tháng tư nào đó của năm xưa. “Nắng chiều” cũng vậy. có thể thiên nhiên chổ đứng đã về chiều, có thể tác giả cảm nhận thời gian qua mau, cũng có thể tác giả chưa vui hết trước cảnh đẹp thiên nhiên thì lại nhớ một tháng tư đau lòng nào đó của quá khứ xa xưa. “Tháng tư vừa chạm đã nghiêng nắng chiều…” là môt câu thơ than thở, một câu thơ trách móc, một câu thơ se buồn với nhiều ý nghĩa hàm chứa trong thơ cho mỗi tâm hồn con người tùy nghi hiểu về nó.

     Kết luận: “Chạm Vừa Tháng Tư” là một bài thơ ngắn nhưng mỗi chữ trong thơ đều được chọn lọc tinh vi, mỗi câu thơ cô đọng sâu xa nhiều ý nghĩa. Đọc “Chạm Vừa Tháng Tư” cho ta một hình tượng nghệ thuật người đẹp đứng giữa thiên nhiên, cho ta cảm xúc về một mùa xuân chín trong tháng đầu hè, cho ta se buồn về một sự nghiêng của ngày tươi đẹp như sự nghiêng của cuộc đời hay thế sự.
Bởi thế bài thơ “Chàm Vừa Tháng Tư” của Võ Miên Trường đã chạm vào tim thơ của tôi và chắc chắn của nhiều người!


                                       CHÂU THẠCH

 

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

ĐỘC ẨM THÁNG TƯ, THÁNG TƯ NGƯỜI LÍNH CŨ - THƠ NGUYÊN LẠC

 


     



ĐỘC ẨM THÁNG TƯ
.
1. Độc Ẩm
.
Chiều nhòa mắt rượu vời trông
Tà dương rụng đỏ người không thấy hình!
"Sống. không cạn chén trọn tình
Chết. ai tri kỷ rượu nghiêng rưới mồ?" *
.
2. Chiều Nghiêng Chén
.
I.
Chiều ngất lạnh thấu hồn luân lạc
Nâng chén sầu ta lại mời ta!
Chén tha hương, chén hờn chén tủi
Chén tháng tư khóc hận can qua!
.
Ước có bạn cùng nhau đối ẩm
Rượu ly tràn đủ ấm đời nhau!
Bốn mươi năm mây tan mất dấu!
Nghiêng chén này oán cuộc bể dâu!
.
Rượu sầu
rưới mộ khóc nhau!
Chén nầy đập vỡ
Vỡ sầu tháng Tư?!
.
II.
Rượu đây tôi lại mời tôi
Chiều hôm nắng quái đổ dài bóng say!
Chén nghiêng rượu rưới chiều này
Khóc người tri kỷ trời bày  cuộc đau 
Lệ rơi cùng rượu trộn màu
Thấm lòng đất lạnh sầu sao vẫn còn?!

..................
* Mượn ý "Sinh tiền bất tận tôn trung tửu/ Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi" (Đối tửu -Nguyễn Du)
 


THÁNG TƯ NGƯỜI LÍNH CŨ
.
1.
"Khách uống cà phê toàn lính lão
thản nhiên như chẳng thấy thời gian
khui bao thuốc lá ra ngồi đốt
rồi búng lung tung những cái tàn" *
.
Tháng tư có một người lính cũ
Đáy cốc cà phê đắng nỗi niềm
Khói thuốc ngày xưa vương cay mắt
Buồn búng lung tung những mảnh hồn
.
Khách uống cà phê người lính lão
Góc vắng mông lung nhớ bóng hình
Sương khói thời gian pha màu tóc
Quá khứ buồn không lính lão mình?
.
Tháng tư có một người lính cũ
Góc khuất cà phê cúi gục đầu
Tháng tư thống thiết lòng cố sử
Thôi nhé còn chi cuộc bể dâu!
.
2.
"Đã rồi một trận máu tanh
Hồn xưa lính cũ tan thành quách xưa
Bạn ơi! Gió lạnh mưa thưa
Bao năm hồn cũ bây giờ còn đâu?" **
.
Lính ơi! đâu có gì đâu?
Mà lòng trầm thống mà rầu xuân thu
"Bức tranh vân cẩu" tháng Tư
Hợp tan. tan hợp bay vù thời không
Kim Cang vạn pháp vô thường
"Như mộng, như huyễn, bọt sương, chớp lòe”
.
3.
Chiều tháng tư lưu vong người lính cũ
Bận lòng chi. đáy cốc bóng hình?
Lặng nhìn chi. khói thuốc lung linh?
Để quay quắt thống trầm lòng lính cũ?
.
Người lính cũ búng bay tàn thuốc vỡ
Búng bay không từng mảnh vỡ hồn sầu?
Búng bay không hằn những vết sẹo đau?
Tha hương. xứ lạ. vọng cố nhân...
Buồn không người lính cũ?


NGUYÊN LẠC
.........
* Thơ Trần Vấn Lệ
** Thơ Trần Phù Thế

.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2022

NHỚ NGƯỜI - THƠ CHU TẤT TIẾN

 



NHỚ NGƯỜI.
 
Nhớ người chỉ muốn xin săm
Nhưng rồi lại ngại lá sâm lỡ làng
Nghe rồi, đầu óc bàng hoàng
Nửa mê, nửa tỉnh, nhỡ nhàng đời tôi
 
Nhớ người leo núi, lên đồi
Tìm nơi vắng vẻ, ta ngồi ngắm mây
Nhưng rồi sợ biến thành cây
Tay chân thành lá, mọc dây quấn chằng
 
Nhớ người ra biển ngắm trăng
Gió đâu vụt thổi thẳng băng một lèo
Khiến cho cơn sóng bay vèo
Chút nữa thì cuốn ta vèo ra khơi
 
Nhớ người vừa khóc vừa cười
Lấy đàn ra gẩy, hát lời mê si
Người ơi! Người ở! Đừng đi!
Kẻo ta chết đứng, cây si rụng rời
 
Nhớ người, nhớ lắm, người ơi!



 
 NHỚ NGƯỜI THEO PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI.
 
Nhớ người ôm gốc cây sung
Chờ sung rụng chín, mà mừng nhẩy nai
Tưởng rằng người đã đoái hoài
Hôn gió một nụ cho dài môi thêm
 
Nhớ người đi ăn cà rem
Hình dung hồi đó, tay em ngọt mời
Nâng ly kem lạnh đã đời
Vừa ăn, vừa liếc đôi môi thơm nồng
 
Nhớ người, nhai ngọn cỏ bồng
Tưởng như làn tóc bềnh bồng hơn mây
Hồi xưa còn sát bên vai
Tóc người buông thả bờ vai ấm tròn
 
Nhớ người thương cả mùa Đông
Nệm chăn ấm áp mình lồng vào nhau
Da nàng mịn như chim câu
Ái ân nước chẩy chân cầu đã tay
 
Nhớ người đi lựa nhành mai
Để thương kỷ niệm chân dài khi xưa
Áo dài người mặc thật vừa
Nhìn xa vẫn thấy đòng đưa gợi tình.
 
Nhớ người chợt giận thình lình
Ngực tròn người vẫn cho mình ta thôi
Giờ đây, ta mất người rồi
Người cho ai hưởng, còn tôi… ngậm ngùi….
 
CHU TẤT TIẾN
 
 

TRƯỚC BẢNG ĐEN - THƠ TRẦN NGỌC HƯỞNG

 





TRƯỚC BẢNG ĐEN

Phơi phới lòng non trang giấy trắng
Bốn mươi đôi mắt ngước nhìn lên
Lần theo tiếng trống tôi vào lớp
Soi mắt mình trong mắt các em.

Ôi chao vời vợi từng đôi mắt
Phấp phỏng trào dâng một ánh nhìn
Chờ đợi bao điều thầy sắp ngỏ
Từng lời phát khởi một lòng tin.

Tôi đứng mỗi ngày trên bục giảng
Mỗi giờ lên lớp quá thân quen
Bao lời tôi nói từ rung cảm
Làn mắt giao hoà… vẫn ánh lên.

Đâu dễ chi tôi ngăn xúc động
Ngược về ngày ấy tuổi vô lo
Bao bài học mới đang chờ đợi
Lấp lánh ngời lên mắt học trò.

Ôi phút giây nào trước bảng đen!
Bình thường sao bỗng hoá thiêng liêng
Cho tôi nhìn thẳng từng đôi mắt
Để trưởng thành lên với các em…!

TRẦN NGỌC HƯỞNG

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

NHỚ HÀ NỘI - THƠ NGUYỄN KHÔI

 



NHỚ HÀ NỘI
(Đi giữa Thủ đô mà nhớ Thủ đô)

 

 
Xa để nhớ không đâu bằng Hà Nội
Đường bàn cờ những mái phố cổ xưa
Những khuôn mặt tươi hồng rạng rỡ
Mắt bồ câu tiếng nói nhẹ như mơ…
 
Xa để nhớ những thường ngày chẳng nhớ
Những cái hôn… tay ấm trong tay
Bát phở nóng sớm mùa đông bốc khói
Ly cà phê sóng sánh nước Hồ Tây
 
Xa để nhớ ai người quên đấy nhỉ
Thời khó khăn mua bán xếp hàng dài
Xếp cả những đêm dài đi gánh nước
Mà thấy lòng thư thái lệ trào rơi…
 
Xa để nhớ một thời bom đạn giặc
“Thăng Long phi chiến địa” vút cánh Rồng
Khách sạn Hin tơn đi vào lịch sử
Trận Điện Biên lừng lẫy trên không
 
Xa để nhớ những điều em thường nói
Em chỉ yêu chàng công tử hào hoa
Chiếc đàn ghi ta câu thơ bổi hổi
Vết thương lòng từ ấy hai ta…
 
Xa để nhớ đượm đà tình xứ sở
Mặt trời sông Hồng chói lọi thân thương
Thật hạnh phúc ngày trở về Hà Nội
Thấy lòng mình tĩnh lặng giữa Hồ Gươm.

 

 
                                 Hà Nội, 10-10-2002
                                      NGUYỄN KHÔI


Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

DUNG THỊ VÂN ,BÀI THƠ KHÔNG ĐỀ VÀ NỖI ĐAU PHÙ VÂN - CHÂU THẠCH

               

van tran

Tệp đính kèm20:21, Th 6, 22 thg 4 (2 ngày trước)

Tới 




                            

                                  Ảnh Dung Thị Vân



    

             DUNG THỊ VÂN BÀI THƠ KHÔNG ĐỀ

VÀ NỖI ĐAU PHÙ VÂN

 

Chiều vạn dặm côn trùng còn biết khóc  

Huống chi ta tâm huyết đoạn thế nhân  

Tình nhân ơi có nghe mùi hương tóc  

Đâu ngọc ngà hay chỉ thoáng phù vân  

               DUNG THỊ VÂN 

 

Lời bình: Châu Thạch 

   

      Dung Thị Vân, một nhà thơ đã xuất bản nhiều tác phẩm được bạn đọc mến mộ và giới văn học khen ngợi đã nhiều, Viết về bốn câu thơ có  lẽ tác giả ứng tác ngay cho một tấm hình đăng trên facebook của mình, tôi nghĩ dư thừa. Thế nhưng, thật tình tôi không viết vì Dung Thị Vân mà tôi viết vì tôi, để thổ lộ những cảm xúc xảy ra trong lòng tôi bởi bốn câu thơ mang vẽ đẹp của nỗi buồn trầm kha mà khó có nhà thơ nào đem vào được trong thơ mình như Dung Thị Vân. 

 

   Đọc câu thơ đầu tiên “Chiều vạn dăm côn trùng còn biết khóc” đã cho tôi thấy cả một buổi chiều ảm đạm hơn cả vạn buổi chiều ảm đạm tại khắp mọi nơi trên mặt đất. Dung Thị Vân không gởi tâm trạng mình vào tiếng kêu của côn trùng như nhiều nhà thơ khác đã làm, mà Dung Thị Vân đã nhân cách côn trùng thành người, cho côn trùng có linh hồn nên mới biết khóc, và tiếng khóc đó ta hãy tưởng tương nó đồng vọng đầy không gian trong một buổi chiều ảm đạm thì nó buồn thảm đến dường nào! Nhà thơ cho biết con trùng vô tri còn biết khóc để mà chi? Để nhà thơ thổ lộ tâm trạng thê lương của riêng mình do tiếng khóc của côn trùng đánh động, khơi lên, truyền cảm tâm huyết vào nỗi buồn đứt đoạn thế nhân của tác giả. 

 

     Câu thơ thứ hai rõ ý hơn về việc nhà thơ không dùng côn trùng để gởi mình vào đó, mà ngược lại, nhà thơ dùng mình mang tâm trạng của loài côn trùng vì tiếng khóc của nó: “Huống chi ta tâm huyết đoạn thế nhân”. Côn trùng vô tri còn biết khóc huống chi ta con người có tâm huyết lại không khóc vì cuộc chia ly với thế nhân: Câu thơ bình dị và chơn chất nhưng mang cả một đạo lý làm Người viết hoa.  

 

    Thế nhân đây có thể là một người, thế nhân đây có thể nhiều người, cũng có thể là tha nhân, cũng có thể là toàn nhân loại. Từ đó ta biết nhà thơ “đoạn thế nhân” có thể hiểu là chia ly với ai đó, có thể hiểu là chía ly với nhiều người, cũng có thể hiểu là tách biệt xã hội để trầm cảm, để  quay về  nội tâm của mình. Câu thơ “Huống chi ta tâm huyết đoạn thế nhân” đem nỗi sầu nhẹ hay nặng, hay như ngọn thái sơn tùy theo người đọc nó có tâm sự nhiều hay ít, có con tim vô tư hay đa sầu đa cảm. Với người viết bài này, câu thơ truyền cảm xúc để tưởng nhớ những ngày thất tình ở tuổi thanh xuân, để tưởng nhớ những năm tháng tù tội, thời gian cô đơn, lăn lộn với đắng cay, lòng luôn luôn nghĩ mình sinh nhầm thế kỷ hay thế kỷ đã sinh nhầm mình vì khi đó  mình bị “Thế gian ruồng bỏ giống nòi khinh”. 

 

   Thế rồi qua câu thơ thứ ba Dung Thị Vân gọi đến người tình. Tiếng kêu của nhà thơ vừa âu yếm, vừa muốn hỏi một lời, vừa muốn  gợi cho người yêu tưởng nhớ hương vị nồng nàn của tình. Câu thơ như một cung đàn bật lên những âm thanh du dương, truyền cảm, ve vuốt như bàn tay êm ái trên làn da cảm xúc của người yêu: “Tình nhân ơi có nghe mùi hương tóc”.  Chữ “Mùi hương tóc” ở đây đại diện cho hương vị tình yêu, cho tuổi trẻ, cho sức sống, cho tất cả vàng son của một thời mà nhà thơ chưa “đoạn thế nhân”  để khóc cùng giun cùng dế cùng côn trùng. 

 

   Với câu thơ thứ ba, qua tiếng kêu “Tình nhân ơi”, nhà thơ Dung Thị Vân dựng lên một khôi tình tuyệt mỹ, đầy âm thanh ngọt ngào như lời mây nước, để qua câu thơ thứ tư, Dung Thi Vân biến thứ tình ngọc ngà ấy thành tan tóc,  biến đổi như áng phù vân: “Đâu ngọc ngà hay chỉ thoáng phu vân”. Phù vân là đám mây thoáng nổi lên rồi tan ngay, thường dùng để ví cái không lâu bền, có được rồi lại mất ngay. Vậy hai câu thơ “Tình nhân ơi có nghe mùi hương tóc/ Đâu ngọc ngà hay chỉ thoáng phù vân” tá khách vào nhau để nói lên hiện tượng phủ phàng của tình yêu, của thân thể con người hay của toàn kiếp sống. Hai câu thơ như đốm lửa bùng lên, rơi vửa và tắt ngấm trong bóng đêm trừ tịch. Sự thê thiết của câu thơ cuối gây sự hụt hẫng, bất ngờ, khiến nổi đau len vào con tim và nằm vĩnh viễn nơi đó. 

 

  Tóm lại, bốn câu thơ không đề của Dung Thị Vân là một bài thơ cô đọng, như thu cả buổi chiều vạn dăm xa ảm đạm vào bầu hồ lô nhỏ bé là con tim u hoài cho sự phù vân của trần thế. Mỗi câu thơ như một tiếng chuông ngân dài trong buổi hoàng hôn, mang đầy âm hưởng của nỗi buồn phân ly, nỗi sầu đứt đoạn, nỗi đau phù vân. Tiếng chuông ấy của thơ, đồng vọng vào hồn người, có tiếng khóc côn trùng, có gió lạnh cô đơn,  có lời tình êm ái và có những đám mây biến đổi, tan ra, mất tích  trong tâm hồn thi nhân mênh mông, vô biên và khô dòng nước mắt! 

                                              

CHÂU THẠCH

 

  


NGÀY XƯA HOÀNG THỊ ,THƠ PHẠM THIÊN THƯ , NHẠC NGUYỄN HỮU TÂN





NGÀY XƯA HOÀNG THỊ 
THƠ PHẠM THIÊN THƯ (nguyên tác)
NHAC & TRÌNH BÀY NGUYỄN HỮU TÂN
VIDEOCLIP HUỲNH TÂM HOÀI


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2022

MỘT THOÁNG HƯƠNG TRÀM - THƠ NGUYỄN AN BÌNH

 



MỘT THOÁNG HƯƠNG TRÀM
*Tặng anh Trịnh Bửu Hoài và anh Đỗ Phu
trong một lần ghé rừng tràm Trà Sư.*

Đi bên em dưới hàng cây thốt lốt
Đường Trà Sư Tây rực rỡ nắng vàng
Hoa mùa nầy nở những chùm trắng muốt
Tỏa hương bay ngan ngát suốt rừng tràm.
Vạt bèo tấm kết thảm nhung xanh mướt
Anh ngỡ mình lạc xứ sở thần tiên
Em gái ơi nhẹ tay chèo khua nước
Để hương rừng đọng mãi ở trong tim.
Tiếng cá quẩy ngỡ nhịp rừng đang thở
Cho bông tràm neo sợi tóc em thơm
“Con đường nước” trong xanh mùa nước nổi
Dòng sông bèo chợt mát lạnh tay thon.
Phút tĩnh lặng nhìn hoàng hôn đổ xuống
Một màu chiều đợi giây phút bình yên
Vạt rừng vắng cò bay về rợp bóng
Phải nơi nầy thánh địa các loài chim?
Người ta nói đất lành chim về đậu
Trà Sư xanh ngan ngát cỏi biên thùy
Em đến một lần tình anh ở lại
Để hương tràm vương vấn bước người đi.

22/03/2017
NGUYỄN AN BÌNH