CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

QUÊ HƯƠNG MÙA BÃO LŨ - THƠ MẶC PHƯƠNG TỬ

 

tong minh

06:09 (1 giờ trước)

tới tôi, Dao







QUÊ HƯƠNG MÙA BÃO LŨ


 

Bên thềm nặng hạt mưa rơi

Giọt rơi trên lá, giọt trôi vào lòng

Ngoài kia mưa vẫn mênh mông

Phải đâu đất khách muôn trùng xa xôi. 


Chiều nay bên quán trọ đời

Nghe mưa tê tái về nơi quê nhà

Não nùng từng hạt mưa xa

Tang thương trút xuống quê ta ngậm ngùi. 


Chạnh miền đất mẹ xa xôi

Gió điên cuồn gió nát lời nước mây

Ai đâu cảm hết  đau nầy 

Xẻ chia một tấm lòng, đây nghĩa tình.!


Đêm tàn rồi để bình minh

Khổ đau sẽ hết, đến bình an thôi! 

Quê cha, đất tổ bao đời

Nhớ từ muôn thuở ngọt lời quê hương.


“Nhiễu điều giữ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng” 

Chiều nay mưa gió não nùng 

Chạnh lòng lữ khách tình chung quê nhà. 



                    South Dakota 20/10/2020

                         MẶC PHƯƠNG TỬ.


Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Tạp Ghi và Phiếm Luận : Chữ LÒNG trong Truyện KIỀU (1) - ĐỖ CHIÊU ĐỨC

 


Chieu Duc

06:12 (1 giờ trước)


Tạp Ghi và Phiếm Luận : 


                                Chữ LÒNG trong Truyện KIỀU  (1)


                                      


                                      Đầu LÒNG hai ả tố nga,

                            Thuý Kiều là chị, em là Thúy Vân.


           Đó là hai câu thơ trong phần mở đầu của Truyện Kiều giới thiệu về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. "Sanh đôi ?" Vì "đầu lòng" mà đến "hai ả tố nga" lận ! Về tuổi tác thì "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê".  Tuổi "cập kê 及笄" là tuổi cài trâm, là tuổi mười lăm, tuổi thành niên của các cô gái ngày xưa đã có thể xuất gía (lấy chồng) hợp pháp; nói theo tâm lý tình cảm, là tuổi đã biết rung động, biết yêu. Cho nên khi nghe Vương Quan kể về ca nhi Đạm Tiên, rồi kết luận là :


                                         Trải bao thỏ lặn ác tà,

                                   Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm ! 

thì Thúy Kiều đã ...

                                         LÒNG đâu sẵn mối thương tâm,

                                    Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa .


          Chữ LÒNG trong ĐẦU LÒNG là chữ PHÚC 腹, là cái Bụng; còn chữ LÒNG trong câu thơ trên là chữ TÂM 心, là trái tim, là tấm lòng. Đến khi Đạm Tiên hiển linh cho xem thì Thúy Kiều lại :


                                         LÒNG THƠ lai láng bồi hồi,

                                      Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.


          LÒNG THƠ ở đây là cái HỒN THƠ của Thúy Kiều. Kịp đến khi về lại nhà "Một mình lặng ngắm bóng nga", nhớ đến Đạm Tiên, nhớ đến Kim Trọng, nên chi ...


                                      Ngổn ngang trăm mối bên LÒNG,


          LÒNG nầy là LÒNG DẠ, là tâm sự, còn lời của Đạm Tiên nói với Kiều trong mơ là :


                                          Đã LÒNG HẠ CỐ đến nhau,

                                     Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng.


          LÒNG HẠ CỐ là chỉ cái BỤNG DẠ tốt của Thúy Kiều đã chiếu cố đến Đạm Tiên. 

Ta thấy : 

          Cũng cùng một chữ LÒNG, nhưng có rất nhiều nghĩa tùy theo cách dùng và ngữ cảnh ...  LÒNG là cái bụng, là trái tim, là lòng dạ, là tấm lòng, là cái hồn (thơ) ... Vì thế, chữ LÒNG đã được cụ Nguyễn Du sử dụng đến hơn 130 lần trong hơn 130 câu thơ khác nhau. Nếu điểm hết hơn 130 câu thơ nầy cùng những câu thơ đi kèm, thì ít nhất ta cũng thuộc được hơn 500 câu Kiều từ đầu cho đến cuối truyện. Bạn có muốn học thuộc Truyện Kiều bằng cách điểm những câu thơ có chữ LÒNG nầy với tôi không ? Nào, bây giờ thì ta bắt đầu nhé !...


                             Inline image


          Trong bốn câu thơ mở đầu của Truyện Kiều, sau khi đưa ra thuyết "Tài Mệnh Tương Đố" là " Chữ TÀI chữ MỆNH khéo là ghét nhau" xong, cụ Nguyễn Du đã cảm khái rằng :


                                           Trải qua một cuộc bể dâu,

                                  Những điều trông thấy mà đau đớn LÒNG.


         Qua 5 chữ LÒNG giáo đầu ở phần trên , đây là chữ LÒNG thứ 6. Chữ LÒNG thứ 7 là sau khi gặp người đẹp ở hội Đạp Thanh, thì ...


                                            Chàng Kim từ lại thư song,

                                   Nỗi nàng canh cánh bên LÒNG biếng khuây. 

... và suốt ngày cứ ...

                                    Mặt mơ tưởng mặt LÒNG khao khát LÒNG.(8)


... đến khi "canh me" nhặt được kim thoa của Thúy Kiều trên cành đào, rồi lại đánh tiếng :"Thoa nầy bắt được hư không, biết đâu Hợp Phố mà mong châu về ?!" Để cô Kiều phải lên tiếng năn nỉ :


                                ... Ơn LÒNG quân Tử xá gì của rơi,(9)

                                       Chiếc thoa là của mấy mươi,

                                 Mà LÒNG trượng nghĩa khinh tài xiết bao !(10)


       Kim Trọng lại có dịp tâng bốc người đẹp và bày tỏ nỗi lòng tưởng nhớ của mình :


                                     Được rày nhờ chút thơm rơi,

                             Kể đà thiểu não LÒNG người bấy nay!(11)


      Còn Thúy Kiều thì "Tình trong như đã", nhưng "mặt ngoài còn e" làm ra vẻ chính chuyên "ngây thơ...mụ" :

                                     Dù khi lá thắm chỉ hồng,

                            Nên chăng thì cũng tại LÒNG mẹ cha.(12)

                                    Nặng LÒNG xót liễu vì hoa,(13)

                                Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa ?

  

                          Inline image


      "Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa ?" Nói xong câu nầy, chắc Thúy Kiều cũng giật mình. Lỡ Kim Trọng...bỏ đi luôn thì sao ?! Nên vội níu lại bằng câu :


                         ... Nể LÒNG có lẻ cầm lòng cho đang.(14)

                                   Đã LÒNG quân tử đa mang,(15)

                             Một lời vâng tạc đá vàng thủy chung !

  

       Thế là Cá đã cắn câu, buổi tỏ tình được viên mãn, Kim Trọng đã...


                                  Được lời như cởi tấm LÒNG,(16)

                               Giở kim thoa với khăn hồng trao tay.


       Nhưng, vẫn "Sông Tương một dải nông sờ, Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia." Kịp đến khi "Ngày vừa sinh nhật ngoại gia, Trên hai đường dưới nữa là hai em." cùng "Tưng bừng sắm sửa áo xiêm, Biện dâng một lễ xa đem tấc thành." Thúy Kiều ở nhà có một mình, nên mới liều lĩnh đi gặp Kim Trọng, lại bị chàng lẫy hờn :

                             Trách LÒNG hờ hững với LÒNG,(17)

                          Lửa hương chốc để lạnh lùng bấy lâu.


       Thúy Kiều lại phải phân bua để an ủi người yêu :


                              Vắng nhà được buổi hôm nay,

                         Lấy LÒNG gọi chút ra đây tạ LÒNG !(18)


       Rồi cùng nhau "Sánh vai về chốn thư hiên, Góp lời phong nguyệt nặng nguyền non sông." với :


                                Đủ điều trung khúc ân cần,

                     LÒNG xuân phơi phới chén xuân tàng tàng.(19)

         

       Khi gặp lại trong đêm, lại cùng nhau thề nguyền hẹn ước "Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai mặt một lời song song.":


                               Tóc tơ căn vặn tấc LÒNG,(20)

                       Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.


       Thề nguyền xong rồi, Kim Trọng được nước lại tỏ lời ước ao đòi hỏi :


                              Sinh rằng: Gió mát trăng trong,

                        Bấy lâu nay một chút LÒNG chưa cam.(21)


                  Inline image


       Khi được Thúy Kiều ngỏ ý "Đừng điều nguyệt nọ hoa kia. Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai." Kim Trọng mới tỏ ý "Rằng: Nghe nổi tiếng cầm đài, Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ." Sau khi được Thúy Kiều đồng ý thì "Hiên sau treo sẵn cầm trăng, Vội vàng sinh đã tay nâng ngang mày." Thúy Kiều mới khiêm tốn :


                             Nàng rằng: Nghề mọn riêng tay,

                       Làm chi cho nhọc LÒNG này lắm thân !(22)


    ... và sau khi nghe Thúy Kiều đàn xong, Kim Trọng đã nhận xét góp ý rất chân thành là :


                              Rằng: Hay thì thật là hay,

                       Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!

                              Lựa chi những khúc tiêu tao,

                    Dột LÒNG mình cũng nao nao LÒNG người ?(23)


       Vừa thề nguyền hẹn ước xong với Thúy Kiều thì Kim Trọng cũng vừa nhận được tin "...thúc phụ từ đường, Bơ vơ lữ thấn tha hương đề huề", nên phải lên đường đi Liêu Dương để hộ tang chú . Chàng Kim tìm gặp Thúy Kiều để chia tay và hứa hẹn :


                                   Trăng thề còn đó trơ trơ,

                            Dám xa xôi mặt mà thưa thớt LÒNG.(24)


     ... và cũng để nhắn nhủ :


                               Gìn vàng giữ ngọc cho hay, 

                        Cho đành LÒNG kẻ chân mây cuối trời."(25)


      Thúy Kiều đã trấn an Kim Trọng rằng :


                               Cùng nhau trót đã nặng lời,

                          Dẫu thay mái tóc dám dời LÒNG tơ !(26)

               

                             Inline image

   

       Ta hãy tìm hiểu câu thơ lý thú nầy để thấy được thêm cái hay ho của tiếng Việt ta. "Dẫu thay mái tóc dám dời lòng tơ", chữ "dám" trong câu còn có nghĩa là "chẳng dám". Nên câu thơ trên có nghĩa :


      - DÁM : Dẫu cho thay mái tóc (từ đen ra trắng), thì mới DÁM dời cái lòng tơ.

      - CHẲNG DÁM : Dẫu cho đến già cũng CHẲNG DÁM dời cái lòng tơ nầy.


      Khi ta nói "Hôm nay, trời chắc mưa" Chữ CHẮC ở đây KHÔNG CHẮC chút nào cả ! Vì câu trên có nghĩa "Hôm nay, trời CÓ THỂ mưa". Chữ DÁM thứ (24) trong câu thơ "Dám xa xôi mặt mà thưa thớt LÒNG" ở trên cũng hàm ý như thế. Còn...


      Cái "LÒNG TƠ" là cái Lòng gì ? TƠ ở trong lòng người ta là TƠ TÌNH, khác với TƠ của con nhện và con tằm là "Tơ hữu hình", còn TƠ TÌNH là sợi "Tơ vô hình", nó vướng vít và quấn lấy con người chặc hơn là tơ hữu hình mà người ta còn gọi là TƠ LÒNG vương vấn. Cái gì trong lòng có tơ ? Cái ngó sen, khi ta ngắt đôi thì trong lòng của hai bên ngó sen còn vương vít mấy sợi tơ như cụ Nguyễn Du đã tả khi Từ Hải "Quyết lời dứt áo ra đi", Thúy Kiều ở lại một mình đã nhớ về Kim Trọng như sau :


                             Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,

                       Dẫu lìa NGÓ Ý còn vương TƠ LÒNG !(27)


              Inline image

                      Tơ lòng                  Tơ nhện                     Tơ tằm


      Ta gặp lại từ "LÒNG TƠ" khi Vương Viên Ngoại bị thằng bán tơ vu oan, đến nỗi Thúy Kiều phải nhờ người may mối đánh tiếng bán mình "Sự LÒNG ngỏ với băng nhân"(28) và Mã Giám Sinh đã mua Thúy Kiều với "... vàng ngoài bốn trăm" . Nên khi hay tin Thúy Kiều đã bán mình, Vương ông đã vật vã đau đớn đến muốn quyên sinh : 


                           Một lần sau trước cũng là,

                   Thôi thì mặt khuất chẳng thà LÒNG đau !(29)


    Thúy Kiều đã phải "Nhỏ to nàng mới tìm lời khuyên can" và phân tích nặng nhẹ cho Vương Viên Ngoại nghe :

                              

                        LÒNG TƠ dù chẳng dứt tình,(30)

                     Gió mưa âu hẳn tan tành nưóc non.

                         Thà rằng liều một thân con,

                      Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây.  


      Chuyện Kiều bán mình chuộc cha làm cho cụ Nguyễn Du cũng cảm khái cho cái nhân tình thế thái mà lẫy rằng :


                          Trong tay đã sẵn đồng tiền,

                    Dầu LÒNG đổi trắng thay đen khó gì!(31)

                            Họ Chung ra sức giúp vì,

                      Lễ tâm đã đặt, tụng kỳ cũng xong.

       

     Sau khi "Việc nhà đã tạm thong dong" thì Thúy Kiều tủi thân vò võ "Một mình nàng ngọn đèn khuya" than cho số phận :


                                  Phận dầu, dầu vậy cũng dầu,

                            Xót LÒNG đeo đẳng bấy lâu một lời!(32)


    ...Với "Nỗi riêng riêng những bàng hoàng, Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn" làm kinh động đến "Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân, Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han" Thúy Kiều đã phải e ngại tỏ bày :


                                 Rằng: LÒNG đương thổn thức đầy,(33)

                            Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong.

                                   Hở môi ra cũng thẹn thùng,

                              Để LÒNG thì phụ tấm LÒNG với ai.(34)

       

                                  Inline image

      Và xót xa tủi phận với :


                                  Dù em nên vợ nên chồng,

                        Xót người mệnh bạc, ắt LÒNG chẳng quên.(35)


      Đến lúc rồi cũng phải chia tay vì đã bán mình theo Mã Giám Sinh :


                                   Đau LÒNG kẻ ở người đi,(36)

                                  Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm.


     Đi theo một người mà "Ghế trên ngồi tót sổ sàng", giờ lại phải ở chung một phòng, khiến cho Thúy Kiều :


                                     Ngại ngùng thẹn lục e hồng,

                              Nghĩ LÒNG lại xót xa LÒNG đòi phen.(37)

                                       Phẩm tiên rơi đến tay hèn,

                                  Tiếc công nắng giữ mưa gìn với ai.


      Thúy Kiều đâm ra hối tiếc ngẩn ngơ cho sự gìn giữ trong trắng của mình với người yêu Kim Trọng :


                                        Biết thân đến bước lạc loài,

                                   Nhị đào thà bẻ cho người tình chung.

                                           Vì ai ngăn đón gió đông,

                                   Thiệt LÒNG khi ở đau LÒNG khi đi.(38)


      Nỗi lòng chỉ còn biết tâm sự xẻ chia với mẹ khi chia tay lúc "Một nhà huyên với một Kiều ở trong" mà thôi :


                                      Nhìn càng lã chã giọt hồng,

                               Rỉ tai nàng mới giãi LÒNG thấp cao.(39)


      Nhưng rồi cũng phải chấp nhận cho hoàn cảnh trái ngang trước mắt :


                                       Lỡ làng nước đục bụi trong,

                                Trăm năm để một tấm LÒNG từ đây.(40)


      Chỉ tội nghiệp cho Vương Viên Ngoại :


                                      Xót con LÒNG nặng trì trì,(41)

                                   Trước yên ông đã nằn nì thấp cao.


      Còn Thúy Kiều chia tay trong cảnh trời thu ảm đạm "Đùng đùng gió giục mây vần, Một xe trong cõi hồng trần như bay" và trong cảnh "Vi lô san sát hơi may, Một trời thu để riêng ai một người", ngoài việc "Thấy trăng mà thẹn những lời non sông" với Kim Trọng ra, thì cô lại nhớ đến mẹ cha khi :


                                          Rừng thu từng biếc chen hồng,

                                  Nghe chim như nhắc TẤM LÒNG THẦN HÔN.(42)


                                 Inline image


      THẦN 晨 là buổi sáng, HÔN 昏 là buổi chiều; TẤM LÒNG THẦN HÔN phát xuất từ thành ngữ THẦN HÔN ĐỊNH TĨNH 晨昏定省 là Tấm lòng của con cái Sớm Chiều thăm hỏi chăm nom lo lắng cho hai đấng sanh thành là Cha và Mẹ theo như trong sách Lễ Ký, chương Khúc Lễ Thượng《禮記·曲禮上》là :“Phàm vi nhân tử chi lễ, đông ôn nhi hạ thanh, hôn định nhi thần tỉnh 凡為人子之禮,冬温而夏清,昏定而晨省。Có nghĩa : Phàm cái lễ của bổn phận làm con là, mùa đông phải giúp cha mẹ làm ấm, mùa hè thì làm mát, buổi chiều thăm hỏi, buổi sáng phải vấn an”. Tức là : Bổn phận làm con phải sáng thăm tối viếng, quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ lúc tuổi già. 

       

      Trở lại với Thúy Kiều, sau khi đến Lâm Truy, bị Tú Bà đánh cho một trận dằn mặt, cô đã rút dao ra tự sát "Sợ gan nát ngọc liều hoa, Mụ còn trông mặt nàng đà quá tay", nên Tú Bà phải "Kề tai mấy nỗi nằn nì", hứa là sẽ "Tìm nơi xứng đáng là con cái nhà" để gả Thúy Kiều Cho đàng hoàng :


                                      Mụ rằng: Con hãy thong dong,

                                Phải điều LÒNG lại dối LÒNG mà chơi!(43)

                                        Mai sau ở chẳng như lời,

                                 Trên đầu có bóng mặt trời rạng soi.


       Trước lời hứa hẹn thề thốt của Tú Bà, Thúy Kiều cũng tạm yên lòng :


                                         Thấy lời quyết đoán hẳn hoi,

                               Đành LÒNG, nàng cũng sẽ nguôi nguôi dần.(44)


   ... Và Tú Bà đã cho Thúy Kiều vào ở lầu Ngưng Bích để chờ ngày xuất giá theo chồng. Thúy Kiều đã ở nơi đây với một tâm trạng phập phòng không yên :


                                          Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

                                  Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm LÒNG.(45)


  ... nhìn quanh thì chỉ thấy...

       

                                          Chung quanh những nước non người,

                                         Đau LÒNG lưu lạc, nên vài bốn câu.(46)


      Chính vì cái "...vài bốn câu" đó mà anh chàng Sở Khanh mới có cớ để họa vần làm quen, ra vẻ ta đây là người thương hương tiếc ngọc, cứu khổn phò nguy :


                                            Tức gan riêng giận trời già,

                                       LÒNG này ai tỏ cho ta, hỡi LÒNG ?(47)


  ... và Thúy Kiều đã mắc bẫy của Sở Khanh, khi trăn trở :


                                           Nghĩ người thôi lại nghĩ mình,

                                   Cám LÒNG chua xót, nhạt tình chơ vơ.(48)


      Nên khi xuống lầu theo Sở Khanh bỏ trốn, Thúy Kiều cũng đã thấp thỏm không yên :


                                            Lối mòn cỏ nhạt mùi sương,

                                   LÒNG quê đi một bước đường, một đau.(49)


                             Inline image


      Bị Tú Bà bắt lại "Hung hăng chẳng hỏi chẳng tra, Đang tay giập liễu, vùi hoa tơi bời". Đến đổi Thúy Kiều phải "Hết lời thú phục, khẩn cầu, Uốn lưng thịt đổ, giập đầu máu sa" và phải thốt ra một câu đau lòng là :


                                          Thân lươn bao quản lấm đầu,

                                   Chút LÒNG trinh bạch từ sau xin chừa !(50)


      Vì lở dại "bỏ...lầu theo trai" nên không dám xưng là mình "trinh bạch" nữa, thật đáng thương thay !



                  Mời đọc tiếp phần 2.


                                                                                杜紹德

                                                                       ĐỖ CHIÊU ĐỨC                            

                                 



THU BUỒN - THƠ NHẬT HỒNG NTV & THI HỮU

 Van Nguyen

17:54, Th 3, 27 thg 10 




Kính mời đọc chơi, nếu có nhã hứng xin hoạ lại. Cám ơn.


                 THU   BUỒN


Giờ thu buồn đến cố nhân ơi,
Ngõ trúc đào hoa quạnh quẽ rồi
.
Ta đứng lặng nhìn trăng diệu viễn…
Hờn mây tan tác lạnh lùng trôi !

 

Em ở trời xưa có nhớ ta ?
Thu tàn hiu hắt ánh trăng tà.
Bài thơ ta gởi hồn theo gió,
Em hỡi còn không lệ thiết tha !

 

Nơi đây ta nhớ mùi hương cũ,
Ngọt thắm bờ môi mọng diễm kiều.
Vầng tóc nào thơm mầu quyến rũ,
Em cười rạng rỡ một trời yêu !

 

Ôi một trời yêu… vàng võ lạnh,
Còn chăng giấc mộng cố nhân sầu !
Nhiều đêm ta thấy mờ nhân ảnh,

Mái tóc hoàng hôn đã bạc mầu !

 

Thôi thì nét liễu đài trang cũ,
Nguyệt khuất mây mờ bến nước xưa.
Ta ở đây hoài trăng cổ độ,
Mộng cố nhân sầu xưa tiễn đưa !


    NHẬT HỒNG Nguyễn Thanh Vân



BÀI HỌA

NGẬM NGÙI


Thu sầu man mác hỡi người ơi!

Một mảnh trăng non đã khuất rồi

Vài chiếc lá vàng rơi lả chả

Theo dòng nước chảy lững lờ trôi...


Đêm buồn hiu hắt một mình ta

Ngắm ánh trăng khuya đã xế tà

Ngẵm lại đời người như chiếc lá...?

Phù du cõi tạm...hãy buông tha...


Từng bước âm thầm trên lối cũ

Đâu đây tìm lại bóng thu Kiều 

Hoa rơi trước gió, cây sầu rũ

Đã vắng xa rồi thuở dấu yêu...


Cơn gió vô tình như thấm lạnh

Hồn ôi! lay đọng chút vương sầu

Trăng xưa cảnh cũ còn trơ đó

Mái tóc ngày xanh đã đổi màu


Mong tìm lại chút dư âm cũ

Dẫu đã mất rồi bóng dáng xưa

Buồn lắm...lỡ mai về cát bụi...

Chỉ mình hiu quạnh...có ai đưa...???


Bạc Liêu/29/10/2020

HỒNG VÂN


VẮNG NGƯỜI YÊU DẤU.

Vắng người yêu dấu cảnh buồn ơi,

Lối ngõ rào hoa tẻ nhạt rồi.

Nguyệt khuyết sao mờ sương lạnh lẽo,

Vô tình mây bạc hững hờ trôi.


Em có bao giờ nghĩ đến ta,

Mồ côi chiếc bóng những chiều tà.

Nhớ thương vô hạn bờ vai ấy,

Mái tóc đen huyền phủ thướt tha.


Nhớ quá ngày nao trên lối cũ,

Con đê cao dẫn đến cầu kiều.

Có vòm lá liễu tàn buông rũ,

Sóng bước vui đùa thủa mới yêu.


Đôi bờ lau lách giờ khô lạnh,

Soi bóng buồn thiu dưới ngọn sầu.

Phảng phất trên sông vài ảo ảnh,

Tóc bay, mấy sợi đã phai màu.


Thu về mơ mộng ngày vui cũ,

Gọi cố nhân về lại chốn xưa.

Những giọt ngâu buồn như lệ đổ,

Lá vàng từng cánh gió may đưa.

MỸ NGỌC.

Oct.28/2020.


HOÀI THU


Màn đêm buồn lắm chị Hằng ơi!
Chị rọi trần ai ngủ hết rồi.
Nhìn suốt không gian trăng diệu vợi
Mà hồi tưởng lại quá trình trôi.


Nơi đây luôn nghĩ thuở quê ta
Thấy lá vàng bay giỡn nguyệt tà
Trì giữ trong tâm nơi viễn xứ
Bao nhiêu phiền luỵ gởi mây tha


Mường tượng lối mòn vương xóm cũ
Tay trong tay áp, tới đầu kiều
Cùng nhìn trăng tỏ bầu thơ mộng
Tàng lá bên đường khuất dáng yêu


Song hành lối nhỏ ta đâu lạnh. 
Hiện tại là thơ, kỷ niệm sầu
Hình bóng thân thương tô đậm nét
Hoạ đồ non nước nhạt tranh màu


Đành thôi! rời rả câu thơ cũ 
Cách mấy núi đồi khuất lối xưa
Biền biệt chân mây, bao lá đổ
Thu xa, kẻ đón với người đưa.

ĐẶNG XUÂN LINH

30-10-2020



Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

LỜI EM NÓI - (THƠ DỊCH) - MAI LỘC & THI HỮU

 


Sáng nay tôi nhận được một bài thơ ngắn tiếng Anh từ người bạn, thấy hay hay vui vui xin chuyển tiếp đến VTT đọc chơi vui một chút nhân cuối tuần.

                                                  Thân kính 

                                                       ML 

              Tương truyền nói bài thơ nầy là của nhà văn nhà viết kịch vĩ đại của nước Anh , đó là 

William Shakespeare, nguồn tin khác cho là của Bob Marley, lại có người bảo của nha thơ Thổ Nhĩ Kỳ tên làQyazzirah Syeikh Ariffin, bài thơ như sau:


You say that you love rain,

But you open your umbrella when it rains.

You say that you love the sun,

But you find a shadow spot when the sun shines.


You say that you love the wind,

But you close your windows when wind blows.

This is why I am afraid,

You say that you love  me too.


Dịch :

Em nói em yêu mưa

Nhưng em lại mở ô khi trời mưa

Em nới em yêu mặt trời 

Nhưng em lại đi tìm bóng râm khi mặt trời tỏa nắng.


Em nói em yêu gió

Nhưng em đóng cửa sổ khi gió lùa

Đó là lý do tôi sợ

Em nói em cũng yêu tôi.

  


Dịch Thơ :


     LỜI EM NÓI


Em thường nói em yêu mưa lắm!

Lại giương dù khi lấm tấm mưa.

Nói yêu giọt nắng ban trưa

Lại tìm bóng núp khi vừa nắng lên.


Em hay nói em thèm tiếng gió

Nhưng buông rèm khi gió hôn môi.

Lòng tôi nơm nớp em ơi!

Khi em cũng nói yêu tôi thật nhiều .

     MAI LỘC  phỏng dịch 

     Oct -24-2020


* Đỗ Chiêu Đức cũng góp dịch cho vui ... Vườn Thơ Thẩn !


             THẤP THỎM


Bậu rằng bậu rất CHỊU mưa,

Mưa vừa nhỏ giọt... bậu vừa giương ô,

Bậu rằng  bậu THÍCH nắng khô,

Trời vừa hé nắng... bậu vô mái nhà.

Bậu rằng bậu MẾN gió qua,

Gió vừa thoang thoảng... rèm đà buông xuôi,

        Bây giờ bậu nói YÊU tui,

   Lòng tui thấp thỏm rối nùi ... hỏng yên !


                                   ĐỖ CHIÊU ĐỨC

                                         10-25-2020


* Kính bạn già 

Đúng là một bài thơ tình ý nghĩa rất hay đáng khâm phục

Qua bản cảm tác dịch của bạn già cũng quá tuyệt vời và trên cả tuyệt vời nữa do đó mà muốn làm một bài phụ họa với bạn cho vui nhưng thật khó khăn vì bạn đã lấy trọn ý và chữ rồi phải không ?

SQ cũng liều viết theo ý nhưng lại đôi khi ...xa đề của tạc giả cũng chỉ mong góp mua vui cuối tuần mà thôi vậy,chớ nằm nhà buồn...chán chết


             KHÔNG ĐỀ


Thấy mưa em nói rằng yêu

Mà sao lại chạy vào liều tránh mưa ?

Bảo rằng yêu nắng buổi trưa!

Mà tìm bóng mát khi vừa chói chang 

Nói rằng yêu gió nồng nàn!

Thì em lại đóng cánh màn ,rèm buông

Cho nên nghe tiếng yêu thương...

của em....tôi sợ,vấn vương rất nhiều


SONG QUANG 


Được gửi từ iPad của tôi


* Vào CN, 25 thg 10, 2020 vào lúc 11:20 Đức Huỳnh hữu <namvat@yahoo.com> đã viết:

Quên Đi cũng xin góp vui:

              

     NGHI NGẠI


        Nghe rằng em nói thích mưa

    Sao dù lại mở ngăn ngừa giọt rơi

        Em rằng cũng thích mặt trời

  Cớ sao tìm chỗ tránh nơi nắng hồng

          Em còn nói thích gió lồng

Sao rèm lay mạnh khép song vội vàng

         Giờ em cất tiếng yêu chàng

    Chợt anh cảm thấy bất an dạ này.

                                   QUÊN ĐI

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

ÔI MIỀN TRUNG! - XƯỚNG HỌA QUÊN ĐI & THI HỮU





 Bão số 7 vừa dứt, bão số 8 sắp sửa ập vào miền Trung, cơn bão số 9 hình thành phía đông Philippins. Bão nối tiếp bão. Thật đau xót cho Miền Trung, Quên Đi xin gởi đến Vườn Thơ Thẩn nồi trăn trở của mình:


         ÔI MIỀN TRUNG!

 

Bao người khắp chốn xót xa lòng     

Khúc ruột miền trung giữa bão giông 

Mưa lũ cuốn trôi đi tất cả        

Ruộng vườn úng ngập chẳng còn mong                

Tai trời ập đến làm sao tránh

Ách nước kèm theo khó thể phòng 

Khổ nhọc suốt năm giờ tuyệt vọng      

Dân nghèo tiếp nối cảnh long đong.

               QUÊN ĐI


HỌA VẬN :


         ÔI MIỀN TRUNG



Thế giới nơi nơi thảy chạnh lòng,

Miền Trung chìm ngập lắm cơn giông.

Trăm, ngàn, vạn hộ,  đau thôi xót...

Bảy, tám, chín cơn, khổ hết mong !

Cơn lụt trời hành đành phải chịu...

Thiên tai nhân họa biết sao phòng  ?

Lá lành đùm rách trong cơn dịch...

Tiếp giúp đồng bào chút... gạo đong !...


                   ĐỖ CHIÊU ĐỨC

                    10-25-2020


On Monday, October 26, 2020, 12:27:44 AM CDT, QUANG NGUYEN <thanhnhansq.75sq@gmail.com> wrote:


SQ góp họa cùng bạn QĐ qua bài thơ


THIÊN TAI MIỀN TRUNG

( họa hoán vận)


Miền trung gặp cảnh bão mưa giông

Ách nước ,người dân quá não lòng

Ngập úng ruộng vườn khôn dự đoán 

Trôi phăng nhà cửa khó đề phòng 

Quanh năm bận rộn lo làm lụng

Suốt kiếp nhọc nhằn nghĩ đếm đong

Ập xuống thiên tai đành hứng chịu 

Lạy trời mau hết chỉ cầu mong


SONG QUANG

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

CHIỀU SÔNG CÔN - THƠ NGUYỄN AN BÌNH

 





CHIỀU SÔNG CÔN


Chiều sông Côn một dòng trôi êm ả

Đứng bên nầy triền cát trắng mênh mông

Con sông dài oằn mình bao mùa lũ

Vẫn hiền hòa xuôi dòng chảy biển Đông.


Vốc ngụm nước ngọt dòng sông cổ tích

Ngọn Tháp Chàm soi bóng suốt ngàn năm

Thành quách đền đài đã đi vào quá khứ

Lịch sử sang trang bao thế cuộc thăng trầm.


Chiều sông Côn ta ngồi chờ nước lớn

Sóng trào dâng vang trống trận hành binh

Nhớ áo vải cờ đào trăm năm trước

Đàn voi gầm tung ngược vó trường chinh.


Tôi nhớ gốc me trải qua bao thế kỷ

Giếng nước trong xanh chẳng đổi thay dòng

Lấp lánh soi hình Tây Sơn tam kiệt

Chén rượu ăn thề say cả một khúc sông.


Chiều sông Côn ngược dòng về An Thái

Tháp Cánh Tiên làm ta nhớ Huyền Trân

Nợ nước trên vai sánh ngang nhật nguyệt

Màu thời gian ai nhen lại lại tro tàn?


Bạn có về miền Tây Sơn thượng đạo

Nhớ  chăng “Cây Me cũ, bến Trầu xưa”

Dòng sông Côn muôn đời in bóng núi

Bến Trường Thi đò đợi một ngày mưa.



NGUYỄN AN BÌNH

Quy Nhơn, 13/10/2020




Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 7) . - NGUYÊN LẠC





.

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 7)

.


DỤNG CỤ UỐNG TRÀ

.

Như đã biết ở phần trên: Đoàn trà là bánh trà được bỏ thẳng vào bình nước nóng đang sôi, rồi rót nước trà ra chén uống. Mạt trà là bột trà để trong chén rồi rót nước được đun sôi vào. Đoàn trà tức là lối của Lục Vũ đời nhà Đường, chúng ta không theo. Chúng ta hiện nay không uống theo lối Mạt trà từ đời nhà Tống như người Nhật Bản – đây là cách uống trà trong Trà Đạo của Nhật. Cả hai cách uống trà này không cần ấm trà hay trà hồ. Ngày nay chúng ta uống trà là theo lối uống trà của đời nhà Minh, khoảng thế kỷ thứ 16 : Đó là uống theo lối trà ngâm, Tiễn trà hay Yêm trà – tức là bỏ trà khô vào ấm trà, rồi chế nước sôi lên, sau đó rót ra chén mà uống. Chính cách uống trà ngâm này như trên đã nói, làm phát triển ngành gốm sứ phục vụ việc uống trà – trà cụ. Quyết định dùng tiễn trà là động cơ thôi thúc các nghệ nhân lò Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây và lò Yixing, tỉnh Giang Tô vẽ ra nhiều kiểu ấm và chén tinh xảo cho cách thức uống trà mới.

Dụng cụ uống trà hay là Trà cụ gồm những vật gì? Ta lần lượt thử xét xem. Nên biết, ngoài trà cụ, có 2 vật ta phải cần có: Bếp lò hay trà táo và ấm đun nước.


Trà táo

Món đầu tiên cần nói là bếp lò đun nước pha trà (trà táo).Làm hỏa lò cũng là một nghệ thuật, sao cho lửa vừa đủ để nước sôi và ít cần thêm than mới vào. Hỏa lò phải được tính toán cẩn thận: ít lỗ thì lửa không bốc đủ, nhiều lỗ thì than mau tàn.


       Ấm đun nước

Thứ đến là ấm đun nước: ấm của người Trung Hoa thường làm bằng đồng, của Nhật làm bằng gang. Người Trung Hoa thích dùng ấm đồng vì đó là yếu tố ‘kim’ trong Ngũ Hành của thú uống trà. Ấm đun phải có kim hỏa dưới đáy mới mau sôi. Nhà văn Nguyễn Tuân đã có nói phần trên.


     Bếp đun nước.2


                                   (Hình bếp lò và ấm đun nước)


.

Trà cụ – Bộ đồ trà

Một bộ trà thường gồm có:

– Một cái dầm, đĩa dầm để ngâm ấm trà cho nóng, gọi là trà tẩm hay trà thuyền: Bộ trà nào cũng có một cái đĩa dầm vừa tầm với cái ấm, để ngâm ấm mà không ngập đến miệng vòi, vì trà cần được nóng từ bên trong đến bên ngoài, và dùng nước trong dầm đê ̉rửa chén trà cho ấm.

– Một cái ấm trà gọi là trà hồ (Sẽ bàn kỹ ở phần dưới)

– Một cái khay hay là trà bàn

– Một chén tống và vài chén quân (Sẽ bàn kỹ ở phần dưới)


. Về cái khay:  Tùy từng hoàn cảnh, có những cái khay mà người ta có thể súc chén đổ ngay xuống, nhưng có loại khay phải cần thêm một cái lon hoặc bình để đổ các thứ nước thừa thãi, bã trà … Tuy không đụng chạm trực tiếp gì đến trà nhưng khay trà góp một phần trong thú chơi trà. Có khay làm bằng gỗ, cũng có khay làm bằng sành sứ, chạm khắc hoa văn tùy theo sở thích người dùng. Một số loại khay trà nổi danh cũng có tên riêng như: Chân quỳ xoi chỉ, Bàn toán, Chân quỳ dạ cá, Thành lựu…

. Về chén trà: Chén trà Phương Tây có đĩa riêng cho từng chén, chén trà Á Đông đúng nghĩa thì không có; thay vào đó là khay trà để đựng chén tống, chén quân và còn có tách dụng tránh nước trà rây ra chỗ ngồi.

Đĩa dầm cũng có nhiều loại như đĩa vị thủy, đĩa siêu tương, đĩa tùng lộc, đĩa thạch lan, đĩa thạch trúc, đĩa con voi.

Ngoài ra còn có một số món linh tinh khác như: Cóng xúc trà hay trà tắc – là thanh nhỏ cuốn cong để xúc trà trong hộp cho vào ấm pha, tăm thông vòi, cái kẹp chén (để kẹp chén tráng nước sôi), trà kỷ (bàn nhỏ để uống trà)… và đúng cách hơn còn phải có lư hương đốt trầm khi thưởng trà.

Ấm trà hay trà hồ và chén trà được chú ý đến nhiều nhất, nhắc đến nhiều nhất nên sẽ bàn kỹ hơn phần tiếp theo.

.


Chén Tống



                                     (Hình bộ đồ trà)


.

CÁC LOẠI ẤM TRÀ DANH TIẾNG

1. Truyền thuyết và lịch sử

— Chúng ta thường nghe nói đến cái tên Nghi Hưng, ấm trà Tử sa Nghi Hưng mà các cụ mua ấm ngày xưa cũng đòi cho được loại ấm này. Vậy Tử sa là gì, Nghi Hưng ở đâu, tại sao lại đòi phải cho được ấm từ Nghi Hưng? Xin được nói sơ qua chút về truyền thuyết và lịch sử liên quan đến chúng.

. Đọc sử thời Xuân Thu Chiến Quốc Trung Hoa, ai cũng biết câu chuyện Phạm Lãi với nàng Tây Thi. Ông là người đã giúp Việt Vương Câu Tiễn trong việc trả được mối hận đối với Ngô Vương Hạp Lư. Khuyên Việt Vương dùng Mỹ nhân kế – là nàng Tây Thi, làm cho Ngô Vương mải vui với người đẹp mà quên mất chính sự mà bị diệt.

Sau khi chiến thắng, ông thực hành đúng câu nói của cổ nhân là “công thành, thân thoái” (thành công rồi thì rút lui). Sự thực thì tại ông biết xem tướng người: Thấy Việt Vương Câu Tiễn là người có cái cổ dài và cái miệng giống mỏ chim – người như thế với tướng đàn ông thì là thứ người chỉ có thể ở với nhau lúc hoạn nạn, nhưng không thể cùng chung sống khi giàu sang, vinh hiển; nên ông đã xin từ chức, mặc dầu Câu Tiễn dọa dẫm đòi bắt vợ con ông, nhưng vẫn nhất quyết ra đi. Sử ghi ông đã bơi thuyền nhỏ đến Ngũ Hồ, sau khi đã vượt khỏi Tam Giang. Có sách ghi ông sang Tề làm đến Thượng Khanh đổi tên là Lục Di Từ Bi, sau đó mới bỏ Tề sang Thái Hồ ở tại Nghi Hưng, đổi tên họ thành Đào Chu Công và làm nghề đào khí, tức là đồ gốm. Ban đầu người trong làng bắt chước ông làm đồ gốm chỉ để dùng trong vùng, sau đó tiếng tăm càng ngày càng nổi, cả nước biết tiếng.

………..

Nhận xét của tác giả bài viết:

Theo Sử ký của Tư Mã Thiên: Phạm Lãi (525 TCN – 455 TCN) là người đã giúp Việt Vương Câu Tiễn đánh phục hận với Ngô vương Phù Sai. Khi diệt được Ngô, đại sự thành công, Phạm Lãi cho rằng vua Việt có tướng cổ cao, môi dài mỏ quạ, là người nhẫn tâm mà ghét kẻ có công, cùng ở lúc hoạn nạn thì được chứ lúc an lạc thì không; nên ông không ở lại làm quan, mà bí mật trốn đi ở ẩn.

Phạm Lãi trốn đến đến nước Tề, cha con cùng tự cày cấy làm ăn. Nước Tề sai sứ mang ấn tướng quốc đến mời ông vào triều, nhưng ông từ chối. Ông cùng gia quyến lại trốn đến đất Đào (nay là tây bắc Định Đào, Sơn Đông), đổi tên thành Đào Chu công rồi khởi nghiệp kinh doanh và trở thành một thương gia giàu có lúc bấy giờ.

Trong suốt quãng đời ẩn danh, mưu sinh bằng nghề buôn, ông đã đúc kết cho mình và cho thiên hạ được 18 nguyên tắc kinh doanh hết sức quý giá truyền lại cho đến nay. Sách cổ Trung Hoa sau này ghi lại với tựa là “Đào Chu Công kinh thương thập bát tắc”, còn được gọi “Đào Chu công thương huấn” hay “Đào Chu công thương kinh”. Người Trung Hoa gọi ông là “Thương thánh”.

Cuốn Sử ký, mục Việt vương Câu Tiễn thế gia, phần cuối được Tư Mã Thiên nhận định: “Phạm Lãi ba lần đổi chỗ ở mà thành danh trong thiên hạ. Không phải ông ta chỉ bỏ đi một cách dễ dàng và thế là hết. Ông ta ở đâu, là nổi danh ở đấy”.

Sử đâu có ghi ông làm nghề đồ gốm ở Nghi Hưng đâu? Và thời ông, Xuân Thu Chiến Quốc chưa làm ấm trà, mãi đến đời nhà Minh, gần 2000 năm sau, với sự phổ biến cách dùng trà ngâm- Tiễn trà, ấm trà mới được làm ra.


— Nghi Hưng – Yixing, trước tên là Dương Tiện, nằm trên đất tỉnh Giang Tô, Vô Tích, phía tây Thái Hồ, Trung Quốc. Nó là một huyện kế cận thành phố Thượng Hải, cách khoảng 120 cây số về hướng Tây-Bắc; bên cạnh dòng Trường Giang. Tại Nghi Hưng có một loại đất sét đặc biệt, chứa nhiều thạch anh, mica, sắt, dùng để nung tạo các ấm trà không tráng men (Unglazed), gọi chung là ấm tử sa (Purple sand). Ấm Nghi Hưng là nói chung về ấm đất không tráng men (unglazed).

.


Giang Tô Trung Quốc




(Bản đồ Giang Tô, Trung Quốc- Màu đỏ)

.


Đất ở Nghi Hưng thường có ba màu: tía đỏ, vàng sậm và nâu đen. Tử sa có nghĩa là cát tím.

Như đã nói ở trên, hình như tất cả những gì có người Trung Hoa tham gia vào đều có bên cạnh một vài huyền thoại; đất Nghi Hưng cũng không ngoại lệ. Đất này đã được người Trung Hoa thêu dệt nên huyền thoại như sau:


. “Xưa thôn Nghi Hưng nghèo khó có một ông sư hình dung cổ quái đi rao: “Mại phú quý thổ, mại phú quý thổ!” (Bán đất giàu sang đây). Ai dững dưng, . Ông sư thấy mọi người dững dưng, không ai phản ứng gì, càng ra sức rao “Quý bất dục mãi, mãi phú như hà ?” (Không muốn mua quý, thì làm sao giàu được). Mọi người cho ông là điên khùng, trừ một ông lão nhà nghèo. Nhà sư dẫn ông lão đến nơi mà ông gọi là “Phú quý thổ”, nằm trong hai ngọn núi Thanh Long và Hoàng Long (trấn Đinh Thục), dậm chân xuống đất rồi biến mất. Ông lão bèn đào sâu xuống tìm “phú quý” thấy lớp đất sét có 5 màu: đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam và tím. Đó chính là tử sa”, dùng chế tạo gốm rất tốt”


.

Đất sét làm gốm sứ đây có đặc biệt gồm ba loại: đất sét tử sa có màu nâu sậm; chu nê có màu nâu đỏ, và đoàn nê có nhiều màu khác nhau từ màu lam, lục đến màu đen.

Đất tử sa không nhất thiết phải là màu tím đỏ mà có ba màu chính là màu vàng sậm (ta gọi là màu gan gà), màu đỏ sậm (ta gọi là màu da chu) và màu nâu thẫm ngả màu đen (tử sa). Tuy nhiên, trong ba loại màu đó đều có nhiều sắc độ (tùy theo lượng sắt trong đất sét nhiều hay ít), lại còn tùy theo thợ trộn các loại đất và pha chế thêm khoáng chất (nhưng tuyệt đối không dùng màu nhân tạo để nhuộm) nên các loại ấm tử sa có thể có từ màu ngà đến màu đen.


.

2. Ấm trà Nghi Hưng hay Tử sa Nghi Hưng (Nghi Hưng Tử Sa Hồ)


Ấm trà nặn từ đất sét tử sa Nghi Hưng được gọi là Ấm Nghi Hưng. Ấm Nghi Hưng ra đời theo loại trà ngâm từ đời nhà Minh, theo truyền thuyết Trung Hoa kể lại do Vũ Kỳ Sinh sáng tạo ra. Nhưng ấm Nghi Hưng thực sự lên đến đỉnh cao là đời nhà Thanh với những nghệ nhân làm ấm trà lừng danh như Huỳnh Mẫn Chương, Trần Minh Quang, … Sự nổi tiếng của ấm Nghi Hưng ngoài việc nó được làm bằng tay nên mỗi chiếc như một tác phẩm nghệ thuật (như ấm có tên Bách nhi đồ chạm nổi hình 100 đứa trẻ), mà còn vì loại đất sét ở đây rất đặc biệt, hiếm thấy nơi khác. Một số tác phẩm còn để lại tuyệt bút của một số nhà thư pháp nổi tiếng đương thời (có ấm viết trọn bài kinh Bát Nhã Tâm Kinh trên thành ấm).

Ấm trà Nghi Hưng hay Tử sa Nghi Hưng (Nghi Hưng Tử Sa Hồ)đã nổi danh trên thế giới: Chúng là những tuyệt tác phẩm nghệ thuật của Trung Hoa với đủ loại kiểu cách, dung lượng dùng để độc ẩm, song ẩm hay quần ẩm, chứng tỏ sự khéo tay và óc sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân nghệ sĩ.


Giá trị của ấm Nghi Hưng ở chỗ không có tráng men, nên hấp thụ nước trà khiến càng lâu ngày trà càng có hương vị thơm hơn (cũng chính vì vậy ấm đất Nghi Hưng không được dùng chất tẩy rửa để làm vệ sinh, thường ấm dùng xong người ta chỉ tráng nước nóng rồi úp cho ráo).

Hình thức bên ngoài ấm Nghi Hưng cũng rất đa dạng, có thể vuông, lục giác, tròn, thậm chí hình trái phật thủ, sừng tê giác, … Hiện Trung Quốc xem nghệ thuật làm ấm đất tử sa một trong bốn quốc bảo cần bảo tồn, ba thứ còn là kinh kịch, tranh thủy mạc, và lụa Tô Châu. Do vậy, trên trường quốc tế khi nói đến ấm pha trà thiên hạ nghĩ ngay đến ấm Nghi Hưng.


Ấm tử sa không phải chỉ là một trà cụ mà còn là một tác phẩm nghệ thuật. Ấm nặn to nhỏ tùy theo dùng cho một (độc ẩm), hai (song ẩm) hay nhiều người (quần ẩm). Ấm quần ẩm có thể dùng cho ba, bốn hay nhiều người nên có cái chỉ bằng nắm tay nhưng cũng có cái to bằng cái ấm trà thường.


Người xưa đã tổng kết 5 ưu điểm của ấm Tử sa:

1. Dùng để pha trà không mất đi nguyên vị của trà, ”Sắc,hương,vị giai uẩn” (giai uẩn có nghĩa là tiềm tàng). Văn Chấn Hanh đời Minh bình luận trong tập Trường vật chí : “Ấm Tử sa dùng pha trà tốt nhất, đậy nắp vẫn ngữi thấy mùi thơm, giữ nóng lâu”.

2. Thành ấm có nhiều lỗ thông khí kép nhỏ li ti (còn gọi là khí khổng), dùng lâu ngày có thể hấp thu mùi vị trà, chỉ cần chế nước sôi vào là có hương vị trà.

3. Nước trà pha trong ấm để quên mấy ngày không bị thiu, mốc hay biến chất.

4. Ấm sử dụng càng lâu càng phát màu, Ngô Kiến đời Thanh nói: “Ấm Tử sa dùng hàng ngày, năng lau chùi sẽ sáng bóng như gương”.

5. Ấm Tử sa có đặc điểm chịu được sự biến động nhiệt độ nóng lạnh tức thời mà không bị rạn nứt, lại truyền nhiệt chậm, lỡ tay cầm vào ấm không bị phỏng.



Ấm Tử Sa




                                    (Hình các loại ấm trà Tử sa)


.

– Về hình dáng, ấm tử sa chia làm ba loại:

. Ấm theo hình kỷ hà cân đối, nghĩa là tròn trĩnh, vuông vức, lục giác, bát giác hay nhiều múi. Đó là những ấm có thể dùng khuôn làm chuẩn, chỉ điểm xuyết bằng tay. Ấm có thể hình trái đào, trái thị, trái hồng hay hoa sen, hoa thủy tiên nhưng chủ yếu là cân đối. Người thợ có thể thêm thắt nặn vung ấm, vòi ấm hay quai ấm khác đi và có thể trang trí trên thân ấm những hoa quả, con thằn lằn, con chuột … hoặc đề chữ, đề thơ để tăng giá trị.


. Ấm theo hình tự nhiên, nghĩa là do sáng kiến của người nặn mô phỏng một vật thường thấy. Hình dáng có thể là cái thùng gạo, cái bị, cây thông, quả vải, búp hoa hồng, bó trúc .. Đây là những nghệ phẩm cao chứng tỏ óc thẩm mỹ và tài khéo léo của người nghệ sĩ. Thường là hình ảnh có mang một ý nghĩa tốt đẹp nào đó. Con chuột tượng trưng cho sự trù phú, lấy ý là con chuột kêu chít chít đồng âm với chữ túc là đầy đủ, bông sen tượng trưng cho sự thanh cao, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Một cái ấm cổ có hình một con ngựa, một bên có con khỉ đứng nhìn một tổ ong. Người Tàu gọi là mã thượng phong hầu (con ngựa ở trên con ong và con khỉ) nhưng đọc lên hai chữ phong hầu đồng âm với được phong tước hầu. Thành thử cái ấm mang một lời chúc thăng quan tiến chức. Lối biểu tượng đó rất thịnh hành ở Trung Quốc.

. Ấm tổng hợp cả hai đặc tính trên, vừa cân đối, vừa nghệ thuật chẳng hạn như một quả bí ngô (pumpkin), có những dây cuốn thành vòi, thành quai hay một cái ấm nặn hình một bầy cá, có cái nắp là một lá sen trên là một con nhái nhỏ.


Cở ấm thường có 3 cỡ: Lớn, trung và nhỏ. Tùy từng lúc, với một người nghiện nặng, trong nhà bao giờ cũng có mấy cỡ ấm: lúc một mình độc ẩm, cần ấm riêng cho một người; song ẩm, để uống với tri kỷ; và quần ẩm, lúc có trên ba người.

.

– Đặc điểm ấm Nghi Hưng:


. Đất sét Nghi Hưng nung lên rất rắn chắc bền bỉ, không bị nứt dù thay đổi nhiệt độ bất thường khi đổ nước sôi vào. Đất còn có những khí khổng rất nhỏ (pores) phải soi kính hiển vi điện tử mới thấy được. Những khí khổng vi ti đó có tác dụng cách nhiệt, vừa bảo tồn hương vị, vừa không làm cho bên ngoài quá nóng. Một đặc tính khác là khi được nung, ấm không bị co lại hay biến dạng nên nghệ nhân dễ dàng làm nắp ấm được vừa vặn, khít khao.

Khi trong dạng thiên nhiên, đất sét Nghi Hưng mềm, có màu vàng, nâu đen hay xanh nhạt. Sau khi nung, đất màu vàng đổi sang màu da chu, màu đen thành màu tử sa, còn màu xanh lại biến thành màu gan gà. Màu sắc khác nhau tùy theo lượng hoá chất trong đất, nhất là chất sắt.

Đất sét được đào lên từ lòng đất sâu, phơi khô thành từng tảng. Những tảng đất đó được tán thành bột rồi được rây bằng những rây tre để lọc đi tất cả sỏi đá và các chất khác lẫn trong đất sét. Bột đất sét sau đó được đổ vào những bể nước hình chữ nhật cao khoảng thước rưỡi rồi tháo nước trong vào. Ba ngày sau, dung dịch đất và nước đó lại được gạn qua một bể khác và để nước bốc hơi đi cho keo lại. Đất sét được cắt ra thành từng bánh bán cho thợ làm đồ gốm.


. Người thợ khéo thường hay viết tên hiệu, có khi ngày tháng chế tạo, niên đại hoặc đóng dấu vào đáy ấm khi tác phẩm hoàn tất. Triện thường hình vuông, hình tròn hay bầu dục khắc nổi. Những chiếc ấm đắt tiền có khi có thêm một cái triện nhỏ bên trong nắp ấm, hoặc một con dấu khác dưới tay cầm. Ngoài con dấu có khi còn có vài chữ Hán. Chữ đề thường là chữ thảo do một người giỏi thư pháp (phép viết chữ) đề bằng bút tre nhọn, khắc hẳn vào thân ấm. Có thể chỉ là vài chữ chúc tụng nhưng có khi là hẳn một bài thơ, một đôi câu đối.

Có một câu “Hồi Văn Thi” rất được nổi tiếng đọc ngược xuôi gì cũng được, đó là câu “Khả dĩ thanh tâm dã” có thể đọc thành “dã khả dĩ thanh tâm”, ”thanh tâm dã khả dĩ”, hoặc “Tâm dã khả dĩ thanh”… Ý nghĩa thì mọi người đã hiểu: “Uống trà trong cái ấm nầy thì có thể làm cho cái tâm người được trong sáng”.


Trước đời nhà Minh người ta uống trà trong những cái ấm lớn mà nổi tiếng nhất là ấm của Chu Cao Khởi. Sang đến niên hiệu Chính Đức, Thái Hồ có một ngôi chùa nhỏ mang tên là Kim Sa tự; trong chùa này có vị sư hiệu là Vô Danh, một nhà sư cũng rất thiện trà. Một hôm ông suy nghĩ: Uống trà trong cái ấm lớn không gọn gàng, vừa tốn trà vừa tốn nước, lại không đủ hương vị. Nhân quen với những đệ tử làm nghề đào khí, ông bèn chọn thứ đất tốt rồi tự tay nắn lấy cho mình một cái ấm nhỏ, hình như quả trứng có nắp đậy, trên nắp có lỗ để cho thông khí. Mang vào lò nung xong, về chùa tự pha trà uống thì đúng như ý muốn. Chỉ cần một nắm trà, không phải đun nhiều nước, uống chén nào ra chén nấy, hội đủ hương vị sắc, lại không phải uống nhiều đến nổi mất ngủ. Vô Danh Hồ xuất hiện từ đó.

Vô Danh Hồ, nắn bằng tay chứ không nắn bằng bàn đạp. Màu đất của ấm là màu đỏ đồng, hình quả trứng, đáy ấm có ấn dấu tay; khi đổ nước sôi vào thì ấm tự sủi lên, từ ở ấm phát ra một âm hưởng nhè nhẹ, không ngừng cho đến khi nước nguội dần.



3. Tìm hiểu ba hiệu ấm trà: Thế Đức, Lưu Bội và Mạnh Thần

Không biết có phải vì cái bóng của nhà văn Nguyễn Tuân quá lớn không, khi nói đến ấm pha trà người Việt hiện thời nhớ ngay câu: “Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần”. Nhưng hỏi ngược lại, ấm Thế Đức gan gà, ấm Lưu Bội, ấm Mạnh Thần như thế nào? nhiều người ấp úng. Ngay cả Nguyễn Tuân cũng chẳng giải thích gì thêm. Chẳng biết có phải ông chỉ nghe nói thế và kể lại hay không?

Ta thử tìm hiểu 3 loại ấm này.

Đầu tiên cần xác định, đây không phải là thành ngữ điển tích của người Trung Hoa, mà là câu thiệu bằng thơ lục bát cho dễ nhớ của các cụ ta (VN) ngày xưa, vì vậy “vai vế” thứ nhất, thứ nhì, thứ ba trong câu chỉ là tượng trưng, xếp theo vần điệu cho dễ nhớ, chứ không phải thứ hạng.

Thật ra ba loại này là ba chủng loại của ấm Tử sa Nghi Hưng, thích hợp dùng cho những loại trà đã oxy-hóa nhiều như trà Ô long, hồng trà; không nên dùng cho trà xanh hay trà trắng. Khi các cụ thời xưa ca tụng ba loại ấm này hẳn là giới trung lưu quen dùng trà tàu. Trong Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Đình Hổ cũng lưu ý “trà Ô-long thường được pha trong bình chu sa gan gà”.

Nói chung, ba tên này là ba hiệu ấm thông dụng nhất nhập cảng vào nước ta hồi thế kỷ XVIII, XIX.



Ấm-Tử-Sa-Mạnh-Thần




                               (Hình ấm trà Tử sa Mạnh Thần)


.

. Ấm Mạnh Thần

Trong 3 hiệu Thế Đức, Lưu Bội và Mạnh Thần, ấm Mạnh Thần có niên đại lâu đời nhất, tác giả là Huệ Mạnh Thần ở Kinh Khê, Nghi Hưng, Giang Tô không rõ năm sinh năm mất. Đại khái thời của ông là vào buổi cuối Minh đầu Thanh. . Những chiếc ấm do chính tay Huệ Mạnh Thần làm ra thường đề: “Kinh Khê Huệ Mạnh Thần chế”, “Văn Hạnh quán Mạnh Thần chế”, “Huệ Mạnh Thần chế” hoặc “Mạnh Thần chế”



Ấm-Tử-Sa-hiệu-Lưu-Bội




                                         (Hình ấm trà Tử sa Lưu Bội -Zhuni)


. Ấm Lưu Bội

Thiệu Cảnh Nam (1796-1874) hiệu Lưu Bội chủ nhân – là một danh gia chế tác ấm Tử Sa dưới triều Đạo Quang, ông nổi tiếng làm ra chiếc ấm nhỏ gọi là Zhuni (Chu nê – bùn đỏ).

Trên thân ấm Zhuni , tác giả dùng dao tre khắc hai câu thơ “Hồ trung nhật nguyệt trường/ Sơn dung vô y dạng”, ý nói “Việc thưởng trà có thể quên cả thời gian”, bên cạnh ký Lưu Bội, dưới đáy ấm có khắc dấu “Thiệu Cảnh Nam ấn” bằng thể chữ Lệ thư.


am-tich-bao3



                                      (Hình ấm trà Tử sa Thế Đức- Tích Bao)



. Ấm Thế Đức

Ấm Thế Đức còn gọi là ấm Tích Bao, là loại ấm trà xuất hiện vào những năm Gia Khánh và Đạo Quang đời Thanh (1796-1850), do những danh gia chế tạo ấm, sau đó được các văn nhân vẽ tranh, viết thư pháp, đề thơ. Ấm làm bằng đất Tử sa, thân bọc thiếc. Núm nắp, quai, vòi được tô điểm bằng cách khảm ngọc, chạm trỗ tinh vi, rất được giới văn nhân tao nhã yêu thích.

Ấm Tích Bao (chữ “tích” nghĩa tiếng Việt là “thiếc”)

Ấm Tích Bao do Chu Kiên (1772-1830) – tự Thạch Mai, hiệu Thạch My, quê ở Thiệu Hưng, Chiết Giang- làm cho “Thế Đức Đường” vào những năm Đạo Quang nhà Thanh.

Ấm Thế Đức màu gan gà (là màu gan gà luộc chín, tức nâu pha vàng) dưới đáy có ghi 2 chữ Thế Đức. Màu gan gà là màu nâu sậm, ẩn màu tím của lá gan con gà còn tươi khi mới mổ. Màu này cũng chính là màu tía theo nguyên thủy chữ Hán trong “tử sa”. Nếu như thế, ấm gan gà là ấm tử sa màu nâu sậm là màu khá thông dụng cho các loại ấm đất, chỉ sau loại màu đỏ gạch.


Ấm “Thế Ðức gan gà” mà các cụ ta nhắc đến không phải là ấm số một trong các loại ấm Nghi Hưng. Dưới thời Minh Thanh (và cả sau này thời Dân Quốc), người Trung Hoa có một mạng lưới thương mại rất rộng, hầu như khắp nơi trên thế giới. Ðồ sứ, đồ đất nung là những món hàng được ưa chuộng. Riêng các quốc gia Ðông Nam Á, ấm đất được chở sang gồm nhiều hiệu khác nhau nhưng Thế Ðức Ðường là loại nổi tiếng nhất, kế đó là ấm nhỏ hình quả lê theo hai kiểu Lưu Bội, Mạnh Thần. Khi chọn ấm, phân biệt Thế Ðức, Lưu Bội, Mạnh Thần là nhãn hiệu ở đáy ấm, thường là chữ viết hay con dấu. Thế Ðức Ðường là tên một hãng sản xuất, Lưu Bội và Mạnh Thần trái lại là tên của hai danh sư chuyên nặn ấm đời Minh. Về sau, một số kiểu ấm của hai vị này được hình danh, gắn liền với tên trở thành hai cái tên ấm – ấm Lưu Bội, ấm Mạnh Thần.

.

(Còn tiếp nhiều kỳ)

.

NGUYÊN LẠC