CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

VĨNH BIỆT NHÀ VĂN VÕ HỒNG





            Chân dung Nhà văn VÕ HỒNG



 TQH nhận được bài thơ  TIỄN BIỆT NHÀ VĂN VÕ HỒNG của nhà thơ Nhã My (Washington- USA) với một bức thư: 
"Thân gửi MINH KHOA
NM có chút giao tình với Thầy Võ Hồng. Thầy là một nhà văn nhà giáo đáng kính mà năm 1973 NM ra Nha Trang có đến thăm.  Năm đó, NM học ĐHSPCT có làm một luận án thuyết trình về hai tác phẩm Hoa bươm bướmNhư cánh chim bay của Thầy , đây là bộ trường thiên tiểu thuyết kể lại từa tựa cuộc đời thật của nhà văn nhưng còn một quyển cuối là Ngày Về vì có nhiều việc dính liếu tới chính quyên Ngô Đình Diệm nên không được xuất bản  Hay tin Thầy bị bịnh đã lâu nay được tin người đã qua đời nên NM có đôi dòng ai điếu
Chúc MK vui khỏe và TC TQH ngày càng vững mạnh nhé.

Thân Quí
 Nhã My (Washington- USA)







NHÃ MY
 TIỄN BIỆT NHÀ VĂN VÕ HỒNG

Đời Như  (một) cánh chim bay
Hoa bươm bướm rụng đầy lối xưa
Hương thơm sách vỡ bao mùa
Công thầy nặng nhọc nắng mưa chẳng sờn
Vùng trời thơ ấu  đạn bom
Vết hằn năm tháng  cô đơn cuối đời
Vườn văn nay mất một người
Nén nhang thành kính ... Ngậm ngùi tiễn đưa
NHÃ MY KÍNH ĐIẾU

* chữ in đậm là tên các tác phẩm của nhà văn
          ( Bài gửi đăng trên TC TIẾNG QUÊ HƯƠNG)






VĨNH BIỆT NHÀ VĂN VÕ HỒNG

                Bài viết của Suonglam-Nhã My

***Tiểu sử Nhà Văn VÕ HỒNG

Nhà văn lớn Võ Hồng , do tuổi cao sức yếu và trọng bệnh, đã thanh thản ra đi vào lúc 14g chiều ngày 31.3.2013, nhằm 20.2 năm Quý Tỵ, tại nhà riêng ở đường Hồng Bàng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, thọ 93 tuổi. 
   
   Võ Hồng (tên thật cũng là bút danh) sinh ngày 05.05.1921 tại làng Ngân Sơn, An Thạch, Tuy An, Phú Yên. Thuở nhỏ hoc trường làng Ngân Sơn, trường phủ Tuy An, trường huyện Sông Cầu, rồi học trường trung học Qui Nhơn. 1940 học ban tú tài ở Hà Nội. Dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim, Võ Hồng từng làm bí thư toà Tổng Ðốc 4 tỉnh miền Nam Trung Việt đóng tại Ðà Lạt. Trong thời kháng chiến, ông làm Trưởng Ty Bình dân tộc vụ tỉnh Phú Yên (1949). Ông cùng vợ dạy học ở trung học Lương Văn Chánh (Phú Yên) sau ông làm hiệu trưởng trường này. Năm 1954, ông đưa vợ con về quê vợ ở Đà Lạt. Năm 1956, ông chuyển xuống Nha Trang và sinh sống bằng nghề dạy học ở các trường tư thục. Đến 1957, vợ ông qua đời, Võ Hồng một mình nuôi 3 con nhỏ, vừa dạy học vừa sáng tác văn chương. Sau 1975, ông  làm Hiệu trưởng trường PTCS Tân Lập, Nha Trang đến 1978, nghỉ hưu. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1977.
  Võ Hồng cầm bút khá sớm, truyện ngắn đầu tay "Mùa gặt" được đăng trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy (Hà Nội, 1939) với bút hiệu Ngân Sơn, khi ông còn là học sinh đệ tam. Mãi đến 1959 Võ Hồng mới thật sự gia nhập làng văn qua tác phẩm đầu tay "Hoài cố nhân". Võ Hồng đã xuất bản hơn 8 tiểu thuyết, truyện dài, trên 70 truyện ngắn, nhiều tập tùy bút, bút ký, các tập truyện viết cho thiếu nhi, hơn 40 bài viết, bài khảo cứu, phê bình. Sự nghiệp văn học của ông sống qua mọi thời đại vì nó luôn gắn chặt với quê hương, với người dân quê mộc mạc Phú Yên.
  
    Là nhà văn xuất thân nhà giáo, ông có văn phong giản dị, súc tích, giàu tính giáo dục và thẩm mỹ
   Sau 1975 Võ Hồng thường viết về đề tài giáo dục và tuổi thơ, sống ẩn dật. Thời gian này ông còn ký 2 bút hiệu khác: Võ An Thạch và Võ Tri Thủy.
   Sinh tiền, ông cư ngụ tại địa chỉ 53 Hồng Bàng, TP Nha Trang. Cả cuộc đời ông vẫn là một nhà giáo và một nhà văn. Với ông, viết và được viết vẫn là điều thú vị.

Tác phẩm


Truyện ngắn:
   - Hoài cố nhân
   - Lá vẫn xanh
   - Vết hằn năm tháng
   - Con suối mùa xuân
   - Khoảng mát
   - Bên kia đường
   - Những giọt đắng
   - Trầm mặc cây rừng
   - Trong vùng rêu im lặng

Truyện dài:
   - Bộ tiểu thuyết liên hoàn: Hoa bươm bướm và  Như cánh chim bay.

 
 - Người về đầu non
   - Gió cuốn
   - Nhánh rong phiêu bạt
   - Thiên đường ở trên cao

Tuyển tập
:
   - Áo em cài hoa trắng
   - Trận đòn hoà giải
   - Xuất hành năm mới
   - Mái chùa xưa
   - Chia tay người bạn nhỏ
   - Hồn nhiên tuổi ngọc
         ( Phần tài liệu tiểu sử trích từ bài đăng trên TC TIẾNG QUÊ HƯƠNG)

     ......
Ông đã ra đi nhưng văn chương của ông đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc về tình người ,về những dư vị của quê hương của một thời quá khứ tưởng đã lảng quên, về chiến tranh và thân phận con người…Theo một số nhà phê bình văn học đã viết  về ông thì Tác giả Võ Hồng rất thành công qua các truyện ngắn in trong nhiều tập truyện Có thể nói truyện ngắn của ông đều là những truyện đặc sắc có một sức thu hút lôi cuốn  đối với nhiều tầng lớp độc giả ,và ông được kể xếp  như là một nhà văn lớn  cũa thời cận đại  Bằng một giọng văn chân chất và giản dị nhưng từng chữ, từng câu, từng hình ảnh trong truyện đã gây nhiều xúc động cho người đọc Ai đã đọc truyện của ông rồi cũng tìm đọc thêm nữa Vốn sinh ra và sống một thời tuổi nhỏ ở vùng quê nên hầu hết nhửng truyện trong các tác phẩm hồi ông mới viết sách đều in đậm những hình ảnh quê hương Ẩn hiện trong nhiều truyện, nhiều tác phẩm  thì quang cảnh ngôi trường làng nằm bên sườn núi ,sinh hoạt của lớp học nhà quê ,hay cái tết  của thuở xa xưa với tiếng pháo tre ,với lũ trẻ đi chợ về tay ôm con gà cồ bằng đất ,con chút chit, tiếng guốc rộn ràng trên đường trong những ngày đầu năm, chợ tết với những cây đèn chai sáng rực cả bờ sông…Những hình ảnh quá khứ xa xưa đó như sống dậy đương nhiên là gây xúc động cho những người lớn tuổi đã từng sống qua nhưng cũng gợi sự tò mò thích thú cho lớp trẻ mới lớn ,gợi lên một niềm hoài cổ êm đềm, ao ước được sống( thử) trong khung cảnh và tình cảm trìu mến ngọt ngào mộc mạc chân tình ( mà mình không biết được)… Cũng như Bình Nguyên Lộc nặng tình với quê hương miền nam ,Võ Hồng cũng vô cùng thiết tha với quê hương miền trung ,nhất là vùng đất Tuy Hòa Ông đã đem hình ảnh thật (và nhiều nhân vật thật) vào văn chương ,dùng các từ ngữ địa phương  như ''mưa cầm chỉnh mà đổ nước ngập phả vườn'', '' na con'', '' rò cải '' ...''mùa gặt rộ quá …'',Với một bút pháp nhẹ nhàng,từ ngữ độc đáo mà không màu mè tô vẻ , văn chương của ông như tuôn chảy tự nhiên ,như tâm hồn bao la nhân ái hồn hậu ,là điểm tựa tâm linh ,là lưu giữ một nếp sống ,một nét văn hóa đẹp của làng mạc miền trung( đã chìm trong quá khứ), của nỗi nhớ thương , tình hoài cựu…Có một câu truyện kể là thư viện Springvale ở Úc có một độc giả tới mượn cuốn Trầm Mặc Cây Rừng của nhà văn VõHồng đọc xong thì xé mất mấy chục trang truyện Chuyến Về Tuy Hòa vì …nhớ quê hương quá!(chuyện này nghe kể lại cũng thường xảy ra tương tự trong các thư viện ở Mỹ khi một độc giả ái mộ một Tg và nhớ quê hương thường hay .''.ăn cắp'' văn thơ từ sách đem về lưu giữ!!) Ngoài ra ông cũng thành công khi kể những truyện tình  với giọng văn truyền cảm đặc biệt như những chuyện tình  trong thời gian loạn lạc ,gặp rồi chia xa, những con người thiếu may mắn dỡ dang tình cảm trong hoàn cảnh  ngang trái,gặp và không thành trong sự éo le của định mệnh… hay những truyện tình bâng khuâng chỉ thoáng qua trong ký ức kỷ niệm,buồn man mác ,nhớ bâng quơ …cũng là những mẫu truyện tình của thời đại đó của những kẻ chỉ yêu nhau bằng tâm hồn thuần túy rất đẹp  đã để lại những cảm xúc (cũng đẹp) và thâm trầm lưu luyến cho người đọc như là bắt gặp đâu đó ở trong chính những kỷ niệm đẹp của chuyện tình lảng mạn mơ hồ xảy ra trong đời sống của chính mình Ngoài ra ông còn viết nhiều truyện mang tính cách giáo dục,tình cảm cha con, truyện  thiếu nhi...                            
       Với mảng đề tài chiến tranh đặc biệt trong bộ trường thiên tiểu thuyết Hoa Bươm Bướm và Như Cánh Chim Bay đã mô tả và ghi lại những biến chuyển lịch sử thời cận đại từ chính quyền Nhựt Pháp tới Cách mạng Kháng chiến những chi tiết hoạt động của nhiều tầng lớp xã hội  , sinh hoạt của nhiều vùng địa phương ,thành phố và sinh hoạt người dân …(lồng trong truyện tình của các nhân vật chính) Năm 1972 tôi đang theo học ở trường ĐHSP Cần Thơ có đăng ký lấy thêm tín chỉ cho bằng CNVănKhoa, một GS trẻ của trường là GS Nguyễn Quyết Thắng đã đưa hai tp Hoa Bươm Bướm và Như Cánh Chim Bay vào chương trình học trong các tín chỉ văn chương do thầy phụ trách giảng dạy Lúc đó tp NCCB sau một thời gian bị trục trặc ở cục xuất bản vừa mới được in cũng gây dư luận trong văn giới và báo giới và được rất nhiều người tìm đọc Theo Thầy Thắng thì bộ trường thiên tiểu thuyết này giống từa tựa như cuộc đời thật của tác giả và còn một quyển nửa là Ngày Về vì kể lại các biến cố giai đoạn sau có dính líu nhiều sự việc chính trị khác nên chưa xuất bản.Cuối năm 72 tôi có làm luận án thuyết trình cho môn học về hai tp này .Lúc đó nhiều nhà phê bình cho là VõHồng không thành công trong truyện dài vì các chi tiết kể truyện vụn và không liên tục ,nhân vật nhiều,các nhân vật chính không có nội tâm và lập trường….và coi như bộ truyện này như những truyện ngắn (vốn là sở trường của TG) kết nối lại…(tôi cũng có nhận xét là hơi thừa khi TG kéo dài truyện tình trong quá khứ của hai nhân vật Luân và Phượng theo kiểu kể lể '' hồi đó anh ,hồi đó em…'' Vì hiện thời tôi không có sách trong tay để đọc lại và vì khuôn khổ giới hạn của bài viết nên không đi sâu vào chi tiết của bộ truyện này)
Năm 73 trong một chuyến ra Nha Trang tôi được hân hạnh gặp Thầy (vì lúc đó nhà văn đang dạy học) trong một căn nhà hơi xa thành phố Thầy là một người có tư cách lớn,đáng được quí trọng ,vừa là nhà văn được nhiều độc giả quí chuộng  ,lại là một người thầy được nhiều thế hệ học sinh kính trọng ,một người cha gương mẫu đạo đức, hi sinh lo lắng và yêu quí các con (Thầy vẫn sống độc thân suốt một thời gian dài không tục huyền trong cảnh gà trống nuôi con từ khi vợ mất)Sau này vì hoàn cảnh tôi có trở lại NhaTrang nhiều lần nhưng lại không ghé thăm thầy,tôi vẫn thường hỏi thăm và được biết thầy vẫn sống cô đơn lặng lẽ trong căn nhà cũ (khi các người con đã qua Pháp định cư )cho đến cuối đời, bị bịnh một thời gian dài trước khi nhắm mắt lìa trần.
Rất nhiều thế hệ học sinh ngay cả những người không phải là học trò thầy và các độc giả khắp nơi vẫn thường xuyên ghé thăm và tỏ lòng kính mến thầy Ông là người luôn nuôi dưỡng những thân tình ,một tấm biển nhỏ đề hàng chữ '' kéo dây gọi Võ Hồng ''sợi dây thép gắn với ba chiếc lon sửa bò làm tín hiệu ,thầy sẽ ra mở cổng và rất vui mừng khi tiếp chuyện với mọi người ,có người gọi ông bằng bác, chú, anh , nhà văn hay thầy( theo lời Khuê Việt Trường ,một nhà văn, ký giả ở NhaTrang), điều đó chứng tỏ hàng vạn con tim vẫn còn thiết tha với ông ,với các tp đã làm rung động biết bao nhiêu độc giả của một thời
Thời gian sau này ,một số tác phẩm cũ của ông đã được tái bản hay một số tp mới của ông cũng được in để góp thêm vào gia tài quí báu đáng gìn giữ của nền văn học VN
Rất nhiều tác giả, nhà phê bình văn học đã viết vông ,nhiều bài đã đăng trên các báo văn học trước và sau 75 ,ở trong nước cũng như ở hải ngoại
Gần đây tiến sĩ ngữ văn Nguyễn thị Thu Trang  khi làm luận án cũng đã chọn đề tài ''Võ Hồng nhà văn và tác phẩm ''
    Dù ông có mất đi nhưng gia tài văn chương đồ sộ của ông vẫn còn đó ,để cho hậu thế chiêm nghiệm và học hỏi ,để ghi dấu một tấm lòng thiết tha với văn chương ,với lý tưởng làm đẹp cho đời sống
Hôm nay tôi ngồi viết những dòng này với niềm ân hận là đã có lỗi khi đã không ghé thăm thầy trong khoảng thời gian cuối đời (đa số các chuyến đi NhaTrang sau này là tôi đi theo đoàn du lịch ,gặp bạn bè thì nói nhiều chuyện ,tiệc tùng rồi đến tối nên không dám tới làm phiền thầy)
         Xin nhận nơi đây lòng thành kính thắp một nén hương tiễn biệt một người Thầy ,một nhà văn ,một nhân cách lớn mà tôi kính  trọng.

25 nhận xét:

Trần đình Hoàng nói...

Hôm qua là cụ Võ Hồng,
hôm nay là cụ Hồ Kiểng,
mai là ai đây ?
à, mà "dính líu" đấy !
Chúc vui.

NHAMY nói...

Vâng ạ các tiền bối đều lần lượt ra đi để lại cho chúng ta nhiều thương tiếc

Hoa sen vàng nói...

Kính cẩn thắp một nén nhang cho người đã khuất. Lần lượt những tên tuổi lớn ra đi, biết làm sao được!

NHAMY nói...

Thế hệ Hoa huynh chắc cũng hay đọc truyện ngắn của nhà văn kỳ cựu này hiiii anh có thích những truyện tình bâng quơ của cô học trò đối với thầy giáo (đã có vợ) ở chung nhà trong lúc tản cư không?

HAT CAT DIẸUEI SINH nói...

Những ngôi sao sáng , những tâm hồn mộng mơ đau đáu và đích thực sống bằng ngòi bút và tâm huyết dần khuất núi.
Chúng mình cùng tường nhớ ông, NM nhé!

TUANPHAM nói...

NM nhớ dai thế Những năm đó tôi đang ở trong quân ngũ cũng nhận được nhiều lá thư tình của các em gái hậu phương và đúng như Nm nói tình yêu thời đó trong sáng tôn trọng giá trị tâm hồn

Bâng Khuâng nói...

Mình mượn thơ bạn đăng trên blogtiengviet và trên blog YuMe của mình nhé! Cám ơn nhiều !:-h

Bâng Khuâng nói...

À! NẾU BLOG YAHOO HAY DẤU BÀI THÌ BLOGSPOT HAY DẤU CÒM, DO KHÁCH VÀO ĐĂNG CÒM KHÔNG ĐÚNG QUY CÁCH HAY SAO ĐÓ!
KHÔNG CHỈ NHỮNG BLOG CÓ CÀI ĐẶT TRONG CÒM PHẦN CHÉP HÌNH HOẶC VIDEO CLIP ... MÀ CẢ NHỮNG BLOG KHÁC CŨNG VẪN BỊ DẤU CÒM. BLOG MÌNH CŨNG BỊ DẤU CÒM, ĐỘT NHIÊN MÌNH XÓA BỚT 1; 2 CÒM HOẶC KHÁCH MỚI ĐĂNG THÊM CÒM , TỰ NHIÊN TOÀN BỘ CÒM CŨ BỖNG HIỆN RA ĐẦY ĐỦ.
MÌNH ĐÃ THỬ PHỤC HỒI NGUYÊN TRẠNG BLOG CỦA BẠN, NHƯNG NHƯ VẬY THÌ GIAO DIỆN HIỆN NAY CŨNG BỊ PHỤC HỒI NHƯ BAN ĐẦU ( LÚC MỚI TẠO BLOG).
THÔI ĐÀNH CHỜ THỬ XEM MỘT THỜI GIAN NHÉ!

HƯƠNG DƯƠNG nói...

Xin chia buồn cùng gia đình nhà văn Võ Hồng.
Sáng nay em đọc báo lại hay tin nghệ sĩ Hồ Kiểng qua đời.
Các cây đại thụ trong làng Văn nghệ lần lượt đi xa cả. Thật tiếc, chị ạ

NHAMY nói...

Đành chịu thôi NM cũng thấy như bạn nói vì có mấy lần mình vào viết còm cho blog của một người bạn hoàn toàn không có cài đặt chép hình hay video clip mà còm thấy hiện rồi sau đó lại bị mất Gần đây lại có một cái còm của khách viết cho blog khác lại lọt vô Gmail của mình...như vậy là lỗi ở hệ thống G ai cũng bị nên chỉ mong ở sự thông cảm của bạn bè thôi vì đây là một sự cố ngoài ý muốn Cảm ơn bạn nhiều

NHAMY nói...

Vâng ạ bài thơ này NM đã gửi đăng trên TCTQH trước khi đem về blog mình vì NM bận việc chưa viết bài nhận định kịp Vậy để nguồn từ TCTQH nhé

Unknown nói...

Ai rồi cũng phải ra đi thôi, thành thật chia buồn Nhã My đã mất đi một người thầy tài hoa,chúng ta mất đi một cây đại thụ trong làng VH

NHAMY nói...

hiiii...em đọc các tp của nhà văn VH rất nhiều vì hồi đó phải rõ để nắm vững khi làm đề luận về tg VH anh ạ Năm đó em còn rất là trẻ em cũng không mặn mà với 2 tp HBB và NCCB vì thấy các nhân vật sống (thả trôi) theo hoàn cảnh (kể cà tình yêu và hôn nhân) lại thấy bố cục và dàn truyện không hay (chuyện tình cũ giữa Luân và Phượng ) nhưng cũng đưa ra vài nhận xét để chống chế cho nhân vật nữ (hơi thừa) này là tg muốn vạch ra một hoàn cảnh hôn nhân lỗi nhịp giữa 2 con người không cùng một văn hóa (Phượng và Huỳnh Bộ)
Sau này khi được sống thực tế hơn và chứng kiến xã hội lúc giao thời nếu như bây giờ viết lại thì có lẽ nhận định sẽ khác hơn...

NHAMY nói...

Vâng đúng vậy chị ạ vì các tiền bối này đã góp công sức và tâm huyết của mình trên con đường phục vụ văn chương nghệ thuật...

Unknown nói...

Trời Âu vọng nén tâm nhang
Người về với cõi Niết Bàn thảnh thơi.

Hoa sen vàng nói...

Cuốn Hoa bươm bướm và Như cánh chim bay ông viết về vùng Nam Trung Bộ, trong đó có PR. Sau này ông có đi dạy giáo lý ở trường Phật học Nha Trang. Văn của ông nhẹ nhàng, sâu lắng như con người và cuộc sống của ông. Vâng, chuyện rất đời thường, chân thực và chỉ như là tình người.

NHAMY nói...

Cảm ơn anh ạ Chuc vui khỏe và sáng tác hay nhé

NHAMY nói...

Cảm ơn chị ạ

NHAMY nói...

Sinh lão bịnh tử là đều không ai tránh khỏi Đã hơn 40 năm rồi nhớ lại hôi đó gặp Thầy là lúc thầy còn trẻ hơn chị bây giơ nữa ...

NHAMY nói...

Dạ bộ truyện lấy bối cảnh Đà lạt và lần lượt nhiều TP khác từ Phan thiết trở ra tới Tuy hòa NM nhớ hồi đó nghe kể chuyện trồng khoai lang bồ bọn sv bắt chước ra phía sau lưu trú xá khoanh đất và ăn cắp phân trồng dưa hoàng kim bồ hiiiii hên là được hai quả bé xíu buổi chiều đi học về thì cái bồ bị phá dây dưa bị nhổ bỏ còn may chút nữa là bị phạt hiiii...

TP nói...

NM à TP Hoa Bươm Bướm có bán ở bên này NM vào dặt mua nhé

HuyTHanh nói...

Đúng ca cung cách , tài năng của một nhà van lớn rất đáng ngưỡng mộ . Đọc Entry nầy tôi chẵng những thán phục nhà văn Võ Hồng mà còn thán phục tác giã Nhã My đã viết một bài viết xuất thần lý luận sâu sắc và hồi tưỡng tuyệt vời . Người ta thường nói Tre tàn măng mọc nhưng thế hệ như những nhà văn như Võ Hồng đã tàn rồi mà chưa thấy mục măng nào mọc cả thật là đáng buồn. Chúc Nhã My vui cuối tuần. Thân.

NHAMY nói...

cảm ơn anh đã chia xẻ Chúc anh thật vui và công việc nhiều thuận lợi

thanhthuoczvolen nói...

Xin vĩnh biệt một nhà giáo nhà văn, nhà thơ. Cầu mong cho cụ yên giấc ngàn thu!

NHAMY nói...

VÂNG Ạ CẦU NGUYỆN CHO LINH HỒN CỤ YÊN GIẤC NGÀN THU