CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

MƯA









THƠ NHÃ MY


 MƯA

Một mình bến vắng chiều mưa
Hạt khoan.Hạt nhặt.Hạt thưa.Hạt dày
Tóc mây ướt chẳng buồn bay
Nón che quá mỏng mưa đầy mắt xanh
Ai đời xuân sắc mong manh
Trốn đâu cho khỏi lòng giăng mối sầu
Mưa.Sông chở nước về đâu
Ước chi mình dệt làm cầu đón đưa
Sang sông bến vắng chiều mưa
Thuyền không nhẹ lái sông xưa nhớ người
Sang ngang người hiểu gì chưa
Tình tha thiết mấy cũng vừa chiêm bao
         (1976)


KỶ NIỆM VỀ MỘT BÀI THƠ CŨ

Năm 75 tôi đang làm quản thủ thư viện  một trường TH ở SàiGòn  và cũng là sv   đang học 2 chứng chỉ cuối của ban CN ngành Tâm Lý Xã Hội Thực Nghiệm  khóa đầu tiên của trường ĐH VănKhoa SG (sau này là trường ĐH Tổng Hợp TPHCM).
Đang chuẩn bị lấy bằng CN (khoảng cuối tháng 5/75 thi) thì tiếp quản đến. Các Thầy một số bỏ ra nước ngoài ,trường bị đình chỉ hoạt động .Ban tiếp quản ThànhPhố của ChínhPhủ CHXHCN Miền Nam VN(lúc đó còn là cờ phía dưới có màu xanh và chưa Hiệp Thương Thống Nhứt) sau một thời gian kêu gọi và tập hợp các sv của trường ĐH(ngoại trừ SV đang học CC dự bị không được trở lại trường) học tập khóa chính trị và sau đó tham gia vào các chiến dịch như X1,X2,X3....tựu trung các công tác kiểm tra dân số,đánh tư sản, đổi tiền...Tôi trở lại trường sau một thời gian ngắn thì gia đình tôi gặp một biến cố quan trọng .Mẹ tôi lúc đó đang là giáo viên tiểu học ở một xã thuộc tỉnh BếnTre, dạy học từ năm19 49 chương trình Pháp sau đổi sang chương trình Việt và phục vụ trong ngành GD hơn 30 năm tính tới ngày tiếp quản vì buồn  và bị khủng hoảng tinh thần đã tự tìm cái chết lúc mới 49 tuổi!! Tôi phải về quê thu xếp gia đình (nhà ở quê rất lớn và không có người ở).Vốn hoàn cảnh lúc đó kinh tế vô cùng khó khăn tôi không xin việc được, chợ quê buôn bán ế ẩm không kiếm ra tiền. May nhờ có chút năng khiếu thêu thùa tôi ra tỉnh lỵ mở một lớp dạy thêu với một cửa hàng nhỏ buôn bán kim chỉ và lảnh đồ thêu cho các tiệm may .Thời đó vải sồ hiếm, toàn là hàng trơn nên các mẫu thêu hàng thủ công trang trí làm đẹp cho các kiểu áo và đồ cưới rất được ưa chuộng. Lớp học càng lúc càng đông tôi thuê tầng lầu của một cửa tiệm ở con đường mé sông vốn là nơi buôn bán sầm uất nhứt trong chợ BếnTre để mở tiệm và lớp dạy học trò.
Tôi có một người cô bà con nhà ở bên kia sông BT nếu muốn qua bên đó một là đi ra khỏi chợ qua một cây cầu rồi dọc theo con lộ nhỏ trở ngược lại khá xa mới tới nhà ,hai là xuống ngay bến đò trong chợ đi một chuyến đò ngang qua sông sẽ tới ngay nhà vì nhà ở sát bến đò .Thường tôi vẫn ngủ tại tiệm và có khi thức suốt đêm để thêu đồ .Nhưng lúc đó dượng tôi bị bịnh nặng phải đưa lên Thành Phố chửa trị cô tôi đi theo nuôi, nhà chỉ còn hai đứa trẻ đang học trung học nên mỗi tối tôi phải về để ngủ chung trông nhà với hai em. Nhà bên vườn không có đèn điện tôi phải nán ở lại chợ để làm thêm buổi tối cho đến khi chuyến đò cuối cùng trở về nhà .Trong chợ có một số bạn hàng buôn bán có nhà bên kia sông và họ cũng thu xếp cùng trở về chung chuyến với tôi. Hôm nào chủ đò về sớm thường cho thằng con lên tiệm gọi tôi về để có thêm mấy đồng tiền đò .Sống ở quê tuy nghèo nhưng tình cảm rất đậm đà hôm nào có trái cây (bán ế) bạn hàng bỏ lại chủ đò thường để dành "tặng cho cô giáo''( và lâu lâu tôi cũng tặng lại cho thằng bé tiền).
Con sông tuy không rộng nhưng trời tối mù , chỉ có ánh đèn điện từ phía chợ không đủ sáng cho cả khoảng sông và chuyến đò cuối thật là lặng lẽ buồn. Ra giữa dòng chỉ thấy nhấp nháy mấy ánh đèn dầu lẻ loi của các chiếc ghe đậu trên dòng sông và nghe tiếng chèo khuấy nước mệt mỏi khi chiếc đò nhỏ cứ thế ''lội'' qua sông, trước mũi cũng chỉ có đóm đèn dầu nhỏ le lét bập bềnh theo sóng nước.
Rồi một hôm trời đổ cơn mưa lớn đò không qua sông được (bạn hàng cũng tạm ngủ ngoài chợ chờ sáng) tôi đứng trên lầu nhìn màn mưa trắng xóa phủ bến sông u buồn và làm bài thơ này. Cũng từ đó dòng sông ký ức thấp thoáng ẩn hiện trong những bài thơ khác và theo tôi suốt cả cuộc đời.
Lúc đó hoàn cảnh sinh hoạt văn nghệ báo chí khó khăn bài thơ được viết ra rồi bỏ quên cho tới năm 83 một người quen đọc được và đem gửi cho tờ báo tỉnh nhưng vì không hợp chủ trương văn hóa báo chí nên báo không đăng.
Thời gian thay đổi gia đình tôi còn gặp thêm nhiều chuyện không hay khác và theo dòng lưu lạc làm ăn sinh sống tôi lại phải bỏ quê trở lại SG.
Có thể nói bài thơ Mưa là bài thơ(không hiểu sao) tôi lại nhớ rất dai, từng chữ, từng câu trong khi lúc đó để giết thời gian tôi có làm và dịch rất nhiều bài khác mà tôi đã quên mất.
Năm 2011 khi mở trang blog cá nhân bài đầu tiên tôi  đã posted lên là bài thơ này. Hồi đó blog mới mở ít người vào đọc mãi cho tới lúc sau khi tôi nghỉ blog,bài thơ lục bát này đem gửi đăng ở trang khác của các blog bạn thì mới được nhiều người đọc và yêu thích.

  Tôi vốn dĩ không thích gửi bài đi nhiều nơi trừ những người quen thân có yêu cầu nhưng khi tuyển bài thì tòa soạn báo  Diễn Đàn Văn Nghệ VN đã chọn bài Mưa(cùng với 2 bài khác trong tập thơ Khung Kỷ Niệm là bài Nhớ Miền Nam và Đường Xưa) và bài  Mưa cũng đã đăng trong Thơ Hay Ba Miền vừa mới xuất bản.
  Hôm nay tôi cũng được hân hạnh khi nghệ sĩ Kim Phụng diễn ngâm xuất sắc bài Mưa và đã làm sống lại cái hồn của một bài thơ cũ đã bó quên gần 40 năm.
Xin chân thành cảm ơn Kim Phụng.

NM

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

SÔNG TIÊU TƯƠNG

SÔNG TIÊU TƯƠNG - Nguyễn Khôi




Nhà văn Nguyễn Khôi - Hội Viên Hội Nhà Văn Hà Nội - quê gốc làng Cổ Pháp, sau đổi là Đình Bảng, đất phát tích Vương triều Lý; từ năm 2002 đã dành thời gian và tâm huyết viết Bộ Sử Làng "Cổ Pháp Cố Sự" 4 tập, dày 970 trang.
Tập 1+ 2+ 3 đã xuất bản, vừa được Giải Thưởng Văn Học Nghệ Thuật Thủ Đô 2008 (cùng đợt với tập" Thơ Trần Dần"). Tập 4 đã viết xong (Chuyện làng Đình Bảng từ 1945 đến nay) sẽ xuất bản trong dịp tới. Xin giới thiệu một bài viết của ông trong Bộ Sử Làng "Cổ Pháp Cố Sự" nói trên, về một con sông có thực ở Việt Nam vẫn đang còn tồn tại ( đang bị lấp bồi dần chỉ còn thành con ngòi nhỏ) nên không có tên trên bản đồ VN, dù là con sông đã đi vào huyền thoại với chuyện tình Trương Chi - Mỵ Nương : SÔNG TIÊU TƯƠNG



          

       Thủy đình, Đền Đô, Bắc Ninh ngày nay tương truyền được xây dựng trên dấu vết dòng Tiêu Tương. Ảnh: nguồn internet


        SÔNG TIÊU TƯƠNG


          Đó là dòng sông cổ tích, dòng sông huyền thoại của :


                      Ngày xưa có anh Trương Chi

                      Người thì thậm xấu, hát thì thậm hay

                      Cô Mỵ Nương ở Lầu Tây

                      Con quan Thừa Tướng ngày ngày cấm cung

                      Trương Chi chở đò ngoài sông

                      Cất lên tiếng hát động lòng Mỵ Nương...


Lầu Tây ở trên đồi Hồng Vân (Lim). Để tưởng nhớ mối tình "tiếng hát trái tim" này, hàng năm cứ đến ngày 13 tháng giêng trai gái trong vùng trẩy hội về đây hát giao duyên Quan họ. Với cảm hứng "ai về Kinh Bắc" - nhạc sỹ Văn Cao đã sáng tác bài "Trương Chi" réo rắt bổng trầm bất hủ.Thông Đạt thì cất cao tiếng hát "ai có về bên bến sông Tương, nhắn người em gái tôi thương...".           Với năm tháng thời gian cứ kéo dài như không bao giờ hết...Đến nay còn xao xuyến bao lòng người con Kinh Bắc. Làng Cổ Pháp xưa nằm ngay bên bờ sông Tiêu Tương. Vua Lý từ Thăng Long về bằng thuyền rồng qua nẻo cửa sông Đuống (chỗ Gia Quất - Gia Lâm) rồi vào các con ngòi nhỏ qua vùng Cói, Yên Thường tới Cổ Pháp... Sông Đuống xưa còn nhỏ cỡ con ngòi (sau này được Nguyễn Công Trứ một lần và Nguyễn Tư Giản một lần- là Doanh Điền Sứ đã cho đào to, mở rộng như ngày nay) theo ý một vài vị cố lão thì địa lý cổ sông Đuống là Minh Đường của mộ tổ nhà Lý" bát diệp liên hoa" (tám cánh hoa sen) ở trong rừng Báng. Tương truyền xưa vua Lý Thánh Tông thường đi thuyền rồng từ quê theo sông Tiêu Tương lên chùa trên núi Phật Tích (Tiên Du) nghỉ mát và đọc kinh vào mùa hè. Những địa danh núi Tiêu, xã Vân Tương, những khúc sông ở Đình Bảng, Nuốn, Phù Lưu sang tới Yên Phong, Quế Dương đổ vào sông Cầu (Nguyệt Đức) là dấu vết của sông Tiêu Tương thơ mộng ngàn xưa. Ngày nay, với ý định khơi lại sông Tiêu Tương từ đầm Phù Lưu qua Đền Đô (Đình Bảng) ra tới Trịnh Xá đổ vào sông Ngũ Huyện Khê... nếu thành hiện thực là ta đã khơi dậy sự trở lại với cội nguồn: lối xưa Vua Lý đi về... để câu Quan họ xanh dòng Tiêu Tương. Từ hồi còn đi học, tôi rất thích chùm thơ"Tiêu Tương bát cảnh" truyền đời của Tiến sỹ Nguyễn Xung Ý người làng Kim Đôi (Quế Võ) một trong nhị thập bát tú "Hội tao đàn" của Vua Lê Thánh Tông (1442-1497) tuy là mượn thể thơ Tàu, nhưng đó là thơ Quốc Âm, rất Việt Nam: ..Pha khói chim về cây điểm phấn

                        Quáng dòng cá hớp nước tuôn la

                        Có người đợi nguyệt trèo khoang gác

                        Nước Thương Lang một tiếng ca

                                (Bóng chiều rọi thôn chài)


            Lại nhớ câu Kiều:

Mành Tương phân phất gió đàn

                        Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình


          Thì lại thấy: thời xưa ấy Nguyễn Du đã bao lần lội qua sông Tiêu Tương về thăm quê mẹ ở làng Hoa Thiều (Từ Sơn).

          Với chàng Phạm Thái (thời Lê mạt) thì Tiêu Sơn cổ tự soi bóng xuống dòng Tiêu Tương đã cho thi sỹ cất cánh hồn thơ viết những cẫu thơ tình đầu tiên của Việt Nam:


                        Trăng soi vằng vặc vóc non mờ

Lan thoảng hương đưa

                        Cúc thoảng hương đưa

                        Trời in một sắc nước xanh lơ

                        Oanh nói u ơ

                        Yến nói u ơ

                        Cánh buồn chở nguyệt gió lay sơ

                        Lốm đốm sau thưa

                        Phấp phới sương thưa

                        Chinh nhân thổi địch (sáo) ơ hờ

                        Thiều nhạc không xa

... Thấp thoáng oanh thoi dệt liễu

                        Thung thăng phấn bướm dồi mai

                        ... Mai ủ hình thơ

                        Trúc ủ hình thơ...


          Với tôi, sông Tiêu Tương ở ngoài cổng sông Vớt (xóm Bà La- Đình Bảng) vớt xác Trương Chi hay vớt hồn ai là cả tuổi thơ đầy chất quê mơ mộng, diệu huyền. Đó là những chiều hè, tôi cùng lũ bạn nhỏ chăn trâu bơi lội trên sông. Đó là những đêm Trung thu ngồi trên thành cống cổng sông Vớt lắng nghe tiếng sáo diều vi vu lưng trời thả hồn người tới dặm cao xanh. Đó là những đêm chống hạn, tát nước cùng người bạn gái "múc ánh trăng vàng đổ đi..."

         Nơi ấy có những con cò lặn lội, những cánh cò bồng bế nhau đi, những đàn chim ngói chở heo may về, những đám lục bình trôi nổi với những chùm hoa tím ngát. Sông là lòng quê, tình quê chở đầy ắp hồn làng... Để ai đó có xa nhau thì có lúc bất chợt nảy trong đầu cái câu:


                     Sông Tương một dải nông sờ

                     Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia

                     Như một lời hẹn ước xa mờ...

                                                                                                                                                                                                                       NGUYỄN KHÔI


Nguồn:  http://tuvienhuequang.com/thu-vien/tu-sach/2712-co-phap-co-su-ve-coi-nguon-nha-ly.html?start=3

  Từ email của La Thụy gửi lam ngoc theo yêu cầu của Nhã My muốn đăng lại bài nầy để bổ túc cho tài liệu về sông Tương(Tiêu Tương) ở VN nhân  bài viết của TG Huy Thanh Khói sông Tương trong thơ lục bát Nhã My

NM chân thành cảm ơn nhà văn Nguyễn Khôi và bạn La Thụy


**Ghi chú Nội dung các emails trao đổi giữa nhà văn Nguyễn Khội La Thụy và Nhã My về bài viết  của Huy Thanh và các còm có liên quan tới sông Tiêu Tương ở VN


----- Thư đã chuyển tiếp ----

Từ: Phu Doan <phudoan223@yahoo.com.vn>

Tới: "khoidinhbang@gmail.com" <khoidinhbang@gmail.com>

Đã gửi 19:38 Thứ Ba, 23 tháng 7 2013

Chủ đề: HỒI ÂM NHẬN THƯ QUA BƯU ĐIỆN CHUYỂN



Thật bất ngờ và thật vui khi bác Khôi gửi thư. Cũng đã lâu rồi, mình không liên lạc với nhau bác Khôi nhỉ! Ít ra cũng gần 3 năm rồi. Bác vẫn khoẻ và sáng tác đều chứ!


Tôi đang đọc dần thơ của bác và  những bài bình thơ của bác đây. Nếu bác không phiền thì gửi  chúng qua email dưới dạng tập tin (attach), và cho phép tôi đăng trên các trang blog của tôi được không?


Bác đã nhắc đến Nhã My và Huy Thanh nhân vào đọc entry "SÔNG TIÊU TƯƠNG" ở blog Huy Thanh. Sông Tiêu Tương ở miền Bắc quê bác, nơi phát xuất chuyện tình TRƯƠNG CHI - MỴ NƯƠNG là con sông có thật ở VN, rất tiếc lại không có trên bản đồ VN ( hình như nó chỉ còn là con sông lấp, con ngòi nhỏ thôi thì phải), vì vậy HUY THANH trong entry trên trả lời làm tôi chưa thoả mãn lắm. Huy Thanh vẫn đang còn nhầm lẫn SÔNG TƯƠNG của Trung Quốc và SÔNG TIÊU TƯƠNG của Việt Nam. 


Tôi chưa có đ/c email của Huy Thanh,  nhưng có đ/c email của Nhã My. Nhã My chắc chắn có đ/c email của Huy Thanh .



Gửi bác đ/c email của Nhã My nhé:


 Nhamy <lamngoc201278@yahoo.com>



Bác đã ghé thăm trang blog BÂNG KHUÂNG của tôi, bác có ý kiến gì không nhỉ! 


Hiện tôi đang tranh luận khá sôi nổi với bạn bè về thơ, văn. Mời bác đọc và tham gia ý kiến nhé:



Jul 27, 2013 NK


Thân gửi : Ngọc Lam, 


Quê mẹ Nguyễn Du ở làng Hoa Thiều, hồi niên thiếu đi từ Thăng Long về quê mẹ thì bắt buộc phải "lội" qua sông Tiêu Tương (Từ sơn-Kinh Bắc )đó cũng là 1 ý, còn ý 2 là Nguyễn Du từng đi Sứ sang Trung Hoa (Bắc Kinh) thì chắc là không qua sông Tiêu Tương ở bên Tàu vì 2 tuyến xa nhau lắm...nhưng Thi hào lại trên cơ sở 4 câu thơ "Quân tại Tương Giang đầu/ thiếp tại Tương giang vĩ/ Tương cố bất tương kiến/đồng ẩm Tương Giang Thủy = sông Tương một dải nông sờ/bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia.


Chúc em có nhiều thơ hay- NK


**SAU KHI NHẬN ĐƯỢC EMAIL VÀ TÀI LIỆU VỀ SÔNG TIÊU TƯƠNG Ở VN HUY THANH ĐÃ BỔ TÚC THÊM VÀO PHẦN ĐIỂN TÍCH CỦA BÀI VIẾT  CẢM ƠN NHÀ VĂN NK ĐÃ ĐỌC BÀI VIẾT CỦA HT VÀ CHIA XẺ



MỜI TRUY CẬP ENTRY ĐẦY ĐỦ CỦA TG HT


http://huythanhts.blogspot.com/2013_07_01_archive.html



Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

THƠ HOÀNG YÊN LINH







Có thể nào 
tôi không nhớ em...

Có thể nào tình tôi không nhớ em
Ơi quán nước quen , những lối đi về
Ghế đá công viên bao lời ước thệ
Ánh mắt bồi hồi tay nắm bàn tay .

Có thể nào nỗi nhớ đã phôi phai
Trang giấy tin yêu ước vọng ươm đầy
Nét chữ bâng khuâng ngỏ lời yêu mến
Nên có bao giờ tôi phai nhạt tình em .

Năm tháng đi qua cuộc đời dẫu khác
Kẽ cuối truông sâu người đầu góc biển
Có biết bao điều đớn đau thầm lặng
Vẫn giữ bên đời ánh mắt vương mang .

Nên chẳng bao giờ tôi lại quên em
Đêm dõi trăng sao ngày dài nỗi nhớ
Tủi nhục vui buồn giấc đời trăn trở
Em vẫn đi về trong mỗi giấc mơ .

Nên có thể nào tôi không nhớ em
Dẫu đời chông chênh nhọc nhằn dâu bể
Em vẫn riêng em một khối tình trọn vẹn
Như thuở nào thơ viết chỉ tình em .


HOÀNG YÊN LYNH

Nguồn từ email của tác giả gửi lam ngọc
NM cảm ơn nhà thơ HYL và xin trân trọng giới thiệu đến các độc giả của blog NM

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

KHÓI SÓNG SÔNG TƯƠNG TRONG THƠ LỤC BÁT CỦA NHÃ MY

BÀI CỦA HUY THANH

nguồn    THƠ - VĂN - NHẠC - TRUYỆN DỊCH - VĂN HỌC - THAM LUẬN: ĐỌC THƠ LỤC BÁT NHÃ MY LIÊN TƯỞNG KHÓI...









Trong văn học nói chung và thơ văn cổ điển nói riêng ,người ta thường dùng các điển cố , tên địa phương,hay tên nhân vật để nói lên , bày tỏ, ẩn dụ một hình ảnh nào đó mà người viết muốn người đọc nhận diện trong tác phẩm của mình . Lý do dùng Điển Cố (1) vì những khuôn sáo của luật Thơ cổ điển quá chật hẹp , gò bó , nên người viết không thể giải bày hết những hình ảnh mình muốn nói trong từng sự kiện, từng nhân vật qua tác phẩm nên mượn một sự kiện xưa để nói , để ẩn dụ một sự kiện nay trong tác phẩm của mình .Trong văn chương bác học ngày nay, người ta đã giải phóng Thơ ra khỏi cái vòng lẩn quẩn đó, sự không hạn định niêm luật của thơ tự do đã làm người viết thoải mái hơn trong câu từ , diễn đạt ý thơ rộng hơn ,gần với người đọc hơn, khác với loại thơ cổ điển là cần người đọc có một ít kiến thức nào đó về thơ cổ để hiểu hết những điển cố trong một bài thơ cổ thi . Trong phạm vi bài nhận định có tính cách tham luận nầy , tôi muốn nói lên giữa hai loại thơ cổ và tân mà ta tưởng chừng như không thể hòa hợp được , có những bài thơ đã rất khéo léo, tương tác giữa mới và cũ, xưa và nay trong tứ thơ đương đại .

Tôi muốn nói đến một số bài thơ lục bát của Nhã My , một nhà thơ tuy tài tử nhưng rất có nhiệt tâm với nền văn thơ Việt Nam . Những bài thơ của Nhã My chủ đề là những giọt nước mắt , nỗi buồn ly tan , niềm tương tư cách trở , ẩn chứa một hình ảnh cổ điển quen thuộc nơi chốn chia tay là con sôngTương mà tinh tế lắm ta mới thấy bàng bạc, ẩn hiện trong Thơ của cô.


1-SÔNG TƯƠNG TRONG VĂN HỌC :
nghĩa rộng hơn : "BếnTiêu Tương" .




"Hàm Dương thụ cách Tiêu Tương giang
"Tương cố bất tương kiến
"Thanh thanh mạch thượng tang
" Mạch thượng tang , mạch thượng tang
"Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường "

Dịch nôm Đoàn thị Điểm

" Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
"Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
"Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
"Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng

Trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng trần Côn bản dịch Đoàn thị Điểm , sông Tương đồng nghĩa với địa danh nơi sự chia tay đầy lưu luyến của chinh phu và chinh phụ :

Hán văn của Đặng trần Côn:

" Lang cố thiếp hề Hàm Dương
"Thiếp cố lang hề Tiêu Tương
"Tiêu Tương yên cách Hàm Dương Thụ
Sông Tương hay Tương Giang ( tiếng Hoa gọi là Hsia-Shui ) là một nhánh của sông Trường Giang , sông bắt ngưồn từ huyện Lâm Quý tỉnh Hồ Nam bên Trung Quốc , dài 856 km . Sau khi được nối vào những nhánh sông khác như Từ Thủy, Tiêu Thủy ,Ứng Thủy , Lộc Thủy , Vị Thủy khi chảy đến Hàn Giang Khẩu ,sông Tương chia làm hai nhánh đổ vào hồ Động Đình với sóng to , lưu lượng lớn
 .
Trong thi ca , người ta thường lấy sông Tương làm địa danh biểu tượng cho những nơi chia tay đầy nước mắt.Từ đó dòng sông Tương cũng đồng nghĩa là một nỗi nhớ thương vô bờ , là sự ám ảnh đau đớn trong lòng kẻ ở ,người đi .Nó không còn là hình ảnh một một con sông với địa danh riêng tư, mà biến thể, biểu tượng thành niềm đau ly biệt chung, những giọt nước mắt chung tràn ngập trong nổi nhớ suốt đời , cao như sóng to ,đầy như nước sông , dài như ngày tháng đợi chờ với một từ hiểu với một từ hiểu nghĩa rộng hơn : "BếnTiêu Tương" .

Trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng trần Côn bản dịch Đoàn thị Điểm , sông Tương đồng nghĩa với địa danh nơi sự chia tay đầy lưu luyến của chinh phu và chinh phụ :

Hán văn của Đặng trần Côn:

" Lang cố thiếp hề Hàm Dương
"Thiếp cố lang hề Tiêu Tương
"Tiêu Tương yên cách Hàm Dương Thụ
"Hàm Dương thụ cách Tiêu Tương giang

"Tương cố bất tương kiến
"Thanh thanh mạch thượng tang
" Mạch thượng tang , mạch thượng tang
"Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường "

Dịch nôm Đoàn thị Điểm

" Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
"Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
"Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
"Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
" Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
"Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
"Ngàn dâu xanh ngắt một mầu
"Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ? "

Trong bài nhạc Tiền Chiến " Ai về Sông Tương " viết năm 1949 của nhạc sĩ Thông Đạt tức Văn Giảng ( ông sinh năm 1924 vừa mới mất ngày 09/ 05/ năm 2013 tại Victoria Úc mà tôi có Thông Báo đăng tin chia buồn trên Blog nầy ) ,sông Tương là sự tương tư , là nỗi nhớ người yêu , là nỗi trăn trở trong những tháng ngày hiu quạnh :
" Ai có về bên bến sông Tương
"Nhắn người duyên dáng tôi thương
" Bao ngày ôm mối tơ vương
"Tháng với ngày mờ nhuốm đau thương
" Tâm hồn mơ bóng em luôn
"Mong vài lời em ngập hương ..

Và trong bài hát " Hòn Vọng Phu " của nhạc sĩ Lê Thương , những ca từ nói về cuộc chia tay của chinh phu và chinh phụ rất tuyệt vời với một hình ảnh bến Tiêu Tương :
" Bên Man Khê còn tung vó bụi mịt mù
" Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nơi nghìn trùng
"Người đi ngoài vạn lý quan san"
Người đứng chờ trong bóng cô đơn

Trong một bài thơ chữ Hán tựa đề là " Thần sông Tương " có 4 câu nói vê sự chia tay và nỗi nhớ như sau :
Thần sông Tương
" Tương thủy lưu , Tương thủy lưu
"Cửu Nghi văn vật chí kim sầu
"Quân vấn nhị phi hà xứ sở"
"Linh lăng hương thảo lộ trung thu

Dịch ( phanlang )
" Sông Tương trôi, sông Tương trôi
Cửu Nghi mây núi đến nay buồn
"Anh hỏi hai phi nơi chốn ở
" Linh lăng thơm sương cỏ mùa thu

Trong lịch sử văn học , sông Tương hay bến Tiêu Tương vừa là chứng nhân, vừa là biểu tượng cho những cuộc chia tay và nỗi nhớ tương tư . Như vậy ta thấy sông Tương không còn là hình ảnh con sông nữa mà hóa thân biểu tương cho những nỗi đau ly biệt , nỗi nhớ nhung cần thiết cho một trường khúc nhớ thương ngậm ngùi . Nó bàng bạc trong lòng người tuy mong manh mà nặng trĩu , là một thứ sương khói tĩnh lặng luôn lãng đãng thuộc về ký ức trong nỗi buồn tinh anh , nỗi đau ngút ngàn từ quá khứ .


2- VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ NHÃ MY : 

Nhã My Sương Lam tên thật là Lâm thị Ngọc Sương quê quán tại Kiến Hòa Bến Tre . Trước và sau năm 1975 , cô viết văn , làm Thơ ký dưới nhiều bút hiệu và tên thật đăng trên các tạp chí văn học như Nghệ Thuật , Gia Đình , Khởi Hành,Thời Tập , Tư Tưởng ,Tuổi trẻ Chủ Nhật .
 Sau một thời gian dài ngưng viết , đến nay cô đã viết lại và đăng Thơ trong Thư Quán Bản Thảo , Blog Tiếng Thơ Tình Người , tạp chí Tiếng Quê Hương,Diễn Đàn Văn Nghệ Việt Nam  ( 2) và Blog cá nhân Sương Lam Nhã My .
Nhã My viết không những riêng thể loại Thơ mà còn rất nhiều những thể loại khác như Bình Luận , Khảo Luận Văn Học , Phóng Sự , nhất là Dịch Thuật . Cô đã dịch nhiều bài Thơ bằng chữ Hán nổi tiếng của các nhà thơTrung Quốc như Trương Húc , Lý Bạch, Tô đông Pha , Vương xương Linh ,Thôi Hộ . Trước năm 1975 cô là giáo viên và làm quản thư một Thư Viện tại Sài Gòn  . Tháng 12 năm 2012 ,cô và bạn hữu trên Blog cùng chủ biên , in ấn tuyển tập thơ " KHUNG KỶ NIỆM " gồm nhiều bài Thơ chọn lọc của các tác giả trên Blog cá nhân và đã được sự ủng hộ nồng nhiệt của các độc giả bốn phương , nhiều người còn yêu cầu tái bản , sách do nhà xuất bản Văn Học ấn hành quý IV năm 2012
Hiện nay cô đang chuẩn bị in tập Thơ cá nhân và những bài Thơ bạn hữu ưu ái tặng cho cô để giới thiệu cùng bạn đọc.

Nhã My hiện nay sinh sống và cư ngụ tại WASHINGTON  Hoa Kỳ .


2-SÔNG TƯƠNG TRONG THƠ LỤC BÁT NHÃ MY :

1-CHIỀU XA
Chiều xa người đã đi rồi
Lòng tôi con nước cuối đời vẫn trôi
Em giờ bờ vắng đơn côi
Tình trăm năm có đắp bồi đủ không?
Thương mây số kiếp bềnh bồng
Ngàn năm còn trắng mấy lòng bể dâu
Nếu như có tiếc tình đầu
Thì xin tóc bạc đổi màu thanh xuân

2-CUỐI MÙA
Lạnh trong mây tiếng vạc buồn
Gió đưa con nước ru hồn cỏ lau
Bên trời lặng lẽ vì sao
Hồn khuya chạm xuống nỗi đau cuối mùa

3-HẸN HÒ
Người dưng nên chẳng hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò nhớ ai
Ru tình yên ngủ trên mây
Trăm năm lạc khỏi vòng vây cuộc đời
Sao em chẳng hẹn hò tôi
Để cho con nước giòng trôi hững hờ
Cây buồn rụng trái sầu rơi
Tôi buồn rụng xuống cuộc đời cô liêu.

4-NỬA
Nửa câu thơ nửa lời mời
Nửa hoa nửa nguyệt nửa đời nửa mơ
Nửa anh hẹn với đợi chờ
Nửa em về với ngây thơ ngọc ngà
Nửa thương giấc mộng đã xa
Nửa neo bến đợi giang hà nước trôi
Nửa chừng mới biết xa xôi
Mới nghe trống vắng bên trời nhớ nhau

5-NHỚ
 Nhớ ai vàng phố tím người
Nhớ ai sợi nắng cuối trời buồn hiu
Nhớ ai thả mái tóc chiều
Bay trong gió lạnh ít nhiều luyến lưu
Nhớ ai cuối nẻo sương mù
Bóng theo ảo ảnh phù du cuộc tình
Nhớ ai ai có nhớ mình
Nụ hồng còn đó nguyên trinh khép hồn
Gió về thổi lạnh hoàng hôn
Thổi không bay nỗi bồn chồn tương tư

6-GỌI
Gĩa từ bến cũ hoang liêu
Bâng khuâng để nhớ một chiều nước mây
Mù sương mấy dặm đường dài
Nghe tâm tư đọng khói bay mơ màng
Khúc chiều ai khảy nhịp đàn
Hoàng hôn bóng chạm sầu mang dặm trường
Đan thanh khép đóa hải đường
Bước chân hoang dại hồn vương mây tần
Rồi phen giũ áo phong trần
Bởi nghe nơi cũ tình thân gọi về

7-CỐ LÝ
 Bên trời viễn xứ loay hoay
Mù xa cố lý trắng mây nghìn trùng
Trông vời một cõi mông lung
Biển xanh thuyền nhỏ chập chùng sóng đưa
Nghe từ trong giấc mơ xưa
Tiếng ru của mẹ giữa trưa giọng buồn

8-NỖI ĐAU
Vầng trăng quê cũ chưa lìa
Mà sương đã ướt đầm đìa nỗi đau
Đêm đêm lặng ngắm trời cao
Tóc chưa điểm bạc tình vào hư không

9-KHÓC
Chỉ là tiếng khóc vô thinh
Buồn sao đọng xuống tâm linh nghìn trùng
Mai về ép gió mây chung
Ép đôi tim nhịp mộng cùng xót xa

10-BUỒN
Mây bay qua núi âm thầm
Lòng như lá cỏ ướt đằm giọt sương
Nao nao tiếng gió đêm buồn
Trên ao bèo giạt tình suông vẫn chờ?
Nước trôi sao mãi lững lờ
Sông chia nhánh chảy tình hờ... dặm xa
Mưa trời nặng giọt buồn sa
Chiều tan tác xuống bóng tà đìu hiu


Những sự nuối tiếc , hoài cảm đang nấp bóng thời gian bỗng vượt không gian trổi dậy, réo gọi , bật lên thành những tứ thơ , nó đồng điệu , giao cảm thật mượt mà với người đọc . Trong những bài thơ nầy , Nhã My đã làm được điều đó một cách tuyệt vời .
Trong văn thơ , hình ảnh nỗi nhớ từ những cuộc chia tay , người ta vẫn thuờng dùng điạ danh, nơi chốn, điển tích ,để biểu hiện cái thâm sâu của tức cảnh sinh tình ,cái quan hoài trĩu nặng trong lòng người đi, kẻ ở , như Hàm Dương, Tiêu Tương ,sông Tương.
Một ngẫu nhiên là trong giai điệu thơ, ba từ Hàm Dương, Tiêu Tương , sông Tương cũng cùng một âm, một vần ,rất dễ gieo nối vần , rất dễ mô tả , nên nó trở thành thuật ngữ chung biểu hiện sự chia tay và nỗi nhớ muôn trùng của từng nhân vật Một ngẫu nhiên là trong giai điệu thơ, ba từ Hàm Dương, Tiêu Tương , sông Tương cũng cùng một âm, một vần ,rất dễ gieo nối vần , rất dễ mô tả , nên nó trở thành thuật ngữ chung biểu hiện sự chia tay và nỗi nhớ muôn trùng của từng nhân vật nghĩa đen cũng như nghĩa bóng
Trong Thơ Nhã My, hình tượng con sông Tương không hiện diện đích danh , suốt mười bài thơ không có từ sông Tương nào trong đó ,nhưng nó vẫn âm ỉ chãy âm thầm từ tâm cảm con người hiểu thơ .Hình bóng con sông Tương vẫn bàng bạc, vô hình, mà rất gần gũi chảy trong Thơ , từng nét vần , ẩn dụ tứ thơ một cách nhẹ nhàng ,thanh thoát .

Những kỷ niệm chia tay từ ký ức mà không gian , thời gian đều mang tính chất ngậm ngùi, Nhã My đã phác họa giòng sông Tương với những nét ảm đạm , tinh tế, một bức tranh ảo ảnh xám mầu ly biệt :

Chiều xa người đã đi rồi
Lòng tôi con nước cuối đời vẫn trôi
( Chiều Xa )
Một sự dỗi hờn mênh mông , một dòng sông Tương lạnh lẽo bơ thờ , lẫn khuất đâu đó trong từng chứng tích một thời xa xưa :

Người dưng nên chẳng hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò nhớ ai
(Hẹn hò )
hay
Sao em chẳng hẹn hò tôi
Để cho con nước giòng trôi hững hờ
(Hẹn Hò )

Những nỗi muộn phiền gần như than trách thân phận chính mình, mà không gian thời gian dường như lạnh lùng , không chia sẻ , vô cảm trong khi giòng nước sông Tương vẫn lạnh lùng mang nỗi nhớ trầm kha qua đôi bờ quá khứ và hiện tại : Trong truyền thuyết sông Tương, có hai nỗi nhớ đậm đặc về mối tương tư của cuộc tình dang dở trong ly biệt , đó là sự chia tay trong bài Thơ "Trường Tương Tư " của nàng Lương Ý thời Hậu Chu với chàng Lý Sinh và sự phân ly của Vua Thuấn với hai nàng Nga Hòang và Nữ Anh để nước mắt của họ làm thấm ướt bờ Sông Tương ngăn cách . Trong bài thơ " Trường Tương Tư "có hai câu hàm xúc một nỗi cách xa diệu vợi :

" Quân tại Tương Giang đầu "
" Thiếp tại Tương Giang vĩ "

dịch
" Chàng ở đầu sông Tương "

Nửa thương giấc mộng đã xa
Nửa neo bến đợi giang hà nước trôi
( Nửa )
" Thiếp ở cuối sông Tương "
Trong bài Thơ nầy , tác giả đã khéo mượn chiều dài của con sông Tương để ẩn dụ những tháng ngày dài cách ngăn, nỗi nhớ bao la không bờ bến , sự đau xót tương tư ngút ngàn .
Cùng một xu hướng nầy , Nhã My cũng rất khéo léo dàn trải nỗi nhớ của mình mênh mông như sương mù , nó theo suốt cuộc đời mình như một cái bóng ảo ảnh suốt đời không thể quên :

Nhớ ai cuối nẻo sương mù
Bóng theo ảo ảnh phù du cuộc tình
Nhớ ai ai có nhớ mình
Nụ hồng còn đó nguyên trinh khép hồn
Gió về thổi lạnh hoàng hôn
Thổi không bay nỗi bồn chồn tương tư
( Nhớ )

 Tuy nhiên , nỗi nhớ trong bài thơ " Trường Tương Tư " dù sao cũng mang ít nhiều tính chất Nho Giáo vị kỷ , một thứ cảm xúc kín đáo mang bản chất phong kiến cung đình được đóng khung trong bản ngã tình yêu trai gái với " tam tùng tứ đức " . Cũng cùng một khái niệm đó , Nhã My đã khéo léo mang niềm đau ra hiện thực đương đại , mở rộng ,dàn trải những nỗi nhớ vượt ra khỏi khuôn thước của tình ái theo bản ngã nhân sinh. Cô đã dành thêm nỗi ngậm ngùi , nỗi nhớ không chỉ dành cho tình yêu mà còn cho đất nước, quê hương trong những ngày xa cách .
Là một Việt Kiều sống tại Mỹ lâu đời ,Nhã My đã trải nghiệm nhiều nỗi nhớ , ngoài tình yêu đôi lứa như một tiểu ngã rất nhân bản , còn một nỗi nhớ đậm đặc về quê hương như một đại ngã rộng lớn, bàng bạc trong những bài Thơ ký tên Nhã My đăng trên các tạp chí, tập thơ , blog cá nhân .Tôi vẫn bắt gặp đâu đó một giòng sông Tương chảy êm ả , trầm mặc, trong từng đoạn thơ , nét chữ , câu vần , mà mỗi nỗi nhớ là một nội tâm biểu cảm sự tương tư rất thuần khiết và tráng lệ :

Gĩa từ bến cũ hoang liêu
Bâng khuâng để nhớ một chiều nước mây
Bên trời viễn xứ loay hoay
Mù xa cố lý trắng mây nghìn trùng
Trông vời một cõi mông lung
Biển xanh thuyền nhỏ chập chùng sóng đưa
( Gọi )

Ta hãy xem Nhã My hòa quyện nỗi nhớ trong tình yêu và quê hương một cách tuyệt vời trên cùng một tọa độ nỗi đau trăn trở cùng bên cạnh cái bóng thời gian :

Vầng trăng quê cũ chưa lìa
Mà sương đã ướt đầm đìa nỗi đau
Đêm đêm lặng ngắm trời cao
Tóc chưa điểm bạc tình vào hư không
( Nỗi đau )

Và đây giòng sông Tương vẫn âm ỉ chảy trong nỗi nhớ , trong hoài niệm và hoài vọng ngút ngàn , nó lãng đãng như sương mù , như khói mây tuy cách xa mà thật gần gũi

 Gĩa từ bến cũ hoang liêu
Bâng khuâng để nhớ một chiều nước mây
Mù sương mấy dặm đường dài
Nghe tâm tư đọng khói bay mơ màng
( Gọi )

Bài thơ "Buồn" như một dấu chấm than với lời đúc kết cô đọng than thở cho một thân phận con người Giòng sông Tương vẫn còn chảy thì nỗi nhớ càng tràn đầy, nhưng sông có bao giờ vắng nước được đâu :

Nước trôi sao mãi lững lờ
Sông chia nhánh chảy tình hờ... dặm xa
Mưa trời nặng giọt buồn sa
Chiều tan tác xuống bóng tà đìu hiu
( Buồn )


KẾT LUẬN :

Thơ lục bát Nhã My là thế , từ con sông Tương với nỗi buồn trăn trở và nỗi tương tư cổ điển mang đầy tính ước lệ thời phong kiến ,cô đã mang nó về lại với thời đại của chúng ta bằng những thuật ngữ Thơ rất ấn tượng bằng những phong cách trừu tượng, ẩn dụ . Trong văn thơ đương đại nhiều lúc ta cũng không cần nêu sự kiện một cách rõ rệt như văn học thời xưa bằng những điển cố , mà chỉ nêu vài nét châm phá trong câu vần, nét chữ của một bức tranh tâm hồn với vài nét phác họa thì người đọc sẽ thấy gần gũi hơn , ấn tượng hơn , có thể trở thành tuyệt bút .

Nhã My đã từng tâm sự với tôi trong tập Thơ cô chuẩn bị in có khoảng 100 bài thơ thì Thơ Lục Bát đã hơn phân nửa , điều nầy chứng tỏ Nhã My đã trân trọng thể loại Thơ Lục Bát như một phương tiện giao cảm cần thiết với người đọc.

Thơ Lục Bát Nhã My làm tuy ngắn nhưng thể hiện được cái tình dài , ảnh tượng trong thơ là sự suy cảm cần thiết để độc giả tìm đến trong sự đồng cảm , như một bản hòa tấu giao hưởng mà người viết cũng như người đọc đều cảm thấy thỏa lòng Một ý tưởng khác , là Nhã My muốn cách tân loại Thơ Lục Bát , muốn nó ngắn gọn trong khuôn sáo bốn , sáu , hay tám  số câu , số chữ , số vần , niêm đối như thơ Đường Luật , một ý tưởng táo bạo rất đáng trân trọng . Tôi hoàn toàn ủng hộ Nhã My trong cuộc Cách Mạng văn học mới nầy .

HUY THANH

(1) ĐIỂN CỐ : là những sự kiện, địa danh , nhân vật từ cổ xưa rất nổi tiếng mà ai cũng biết .Dần dần các danh từ riêng đó trong văn học biến thành ý nghĩa của danh từ chung để so sánh sự giống nhau của nhân vật , sự kiện đương đại với nhân vật sự kiện cổ xưa đó .
Thí dụ một vài Điển Cố thường dùng trong văn thơ cổ như s1-Da ngựa : lấy từ chữ Mã Cách  ( Mã là ngựa, Cách là da ) là câu nói của Mã Viện đời nhà Hán ý nói làm trai phải chết nơi sa trường lấy da ngựa bọc thây mới là anh hùng .
2-Man Khê : một địa danh Phục Ba tướng quân Mã Viện đánh giặc rợ ,ý nói nơi sa trường hiểm trở .
3-Hàm Dương : tên đất Tây Kinh của nhà Tần , một kinh thành tráng lệ , ý nói địa danh một chỗ xuất quân đông người
4-Quan San : Quan là ải, san là núi ý nói là đường đi cách trở xa xôi
5-Trác văn Quân : giai nhân đời Hán , góa chồng , nghe Tư Mã Tương Như đàn Khúc "Phương cầu Kỳ Hoàng" hay quá nên bỏ ý định thủau : tiết , nửa đêm trốn về làm vợ Tư Mã , ý nói người đàn bà đẹp nhưng lãng mạn  .
6-Tô Phụ : tên vợ Tô Tần , một thuyết khách giỏi , vì muốn cho chồng lập nghiệp nên lúc còn nghèo  khi Tô Tần về nhà , bà cứ ngồi trên khung cửi không thèm đứng dậy chào ý khuyên chồng nên lập công danh với đời.
7-Phan An : tên một người con trai đẹp đời nhà Tấn  tên Phan An Nhân mỗi khi ra đường bị con gái chọc  ghẹo , ý nói một người đẹp trai thời bây giờ .
8-Sâm Thương : Sao Hôm ( Sâm ) sở bên Tây ,  sao Mai ( Thương ) , hai sao nầy , một sao hiện ra thì sao kia tắt , ý nói là ly biệt mà không bao giờ thấy nhau .
9-Sở Khanh :  tên một nhân vật lừa gạt Thúy Kiều trong Đoạn trường Tân Than, ý nói là những chàng trai ba hoa chuyên lừa gạt đàn bà con gái thời bấy giờ .
10- Hoạn Thư : tên một nhân vật trong truyện Thúy Kiều ghen tuông tàn độc, dữ dằn , ý nói là những người đàn bà luôn ghen tuông chồng một cách vô lối .
11- Mây lồng : Đời nhà Đường Địch nhân Kiệt đi đánh giặc xa nhà , lên núi cao trông nhìn mây trắng xa xa nói với quân sĩ : " Cha mẹ ta ở dưới đám mây
trắng ấy " , ý nói là sự nhớ thương quê nhà .

(2) Phụ bản một bài Thơ Nhã My  đăng trên Diễn Đàn Văn Nghệ Việt Nam số 218 tháng 03 năm 2013 tòa soạn số 51 Trần Hưng Đạo Hà Nội
Bài thơ cũng mang hình ảnh con sông Tương

MƯA
một mình bến vắng chiều mưa
hạt khoan. hạt nhặt .hạt thưa.hạt dày
tóc mưa ướt chẳng buồn bay
nón che quá mỏng mưa đầy mắt xanh
ai đời xuân sắc mong manh
trốn đâu cho khỏi lòng giăng mối sầu
mưa.sông chở nước về đâu
ước chi mình dệt làm cầu đón đưa
sang sông bến vắng chiều mưa
thuyền không nhẹ lái sông xưa nhớ người
sang ngang người hiểu gì chưa
tình tha thiết mấy cũng vừa chiêm bao
NHÃ MY

***MỘT SỐ NHẬN XÉT
NM  chân thành cảm ơn các thân hữu đã viết còm trao đổi về bài viết này cũng như các câu trả lời của anh HT  (có tất cả 47 comments )nhưng vì  là bài copy lại nên NM không đem đầy đủ tất cả comments chỉ xin ghi lại vài còm chính mà thôi mong các bạn thông cảm nhé.

Nam Chung Nguyễn09:16 02/07/2013

từ dòng sông của địa lý trở thành một dòng sông còn lưu lại những dấu vết lịch sử như một sự vô tình , để rồi biến thành một sông Tương trong văn học .những Giọt nước mắt chảy ra từ những cuộc chia ly bên sông Tương đã trở thành những "Giọt tương" trong văn học cổ điển Trung hoa . những giọt tương ấy đã hội tụ thành dòng và đã chảy vào thi ca hiện đại ; mà thơ Nhã Mi là một ví dụ . Ôi những "giọt nước mắt buồn ly tán "cuả Nhã My có phải chăng cũng được khởi nguồn từ bến Tiêu Tương . tóm lại thơ Nhã My và những bài thơ CỔ bên sông Tương cùng có chung tiếng nói :LÊN ÁN CHIẾN TRANH . mà người nghe thấy và phát hiện ra tiếng nói chung ấy là sự liên tưởng tuyệt vời của nhà văn HUY THANH .
Khuc Thuy Du11:27 02/07/2013

Thơ chị Nha My khi đọc luôn cho tôi một trăn trở , một nỗi buồn da diết nhưng tích cực và cho tôi cảm thấy tâm hồn thêm đẹp , thêm sâu lắng bởi nỗi buồn ấy !





Một entry hay!

Mình chỉ xin góp ý một chút cho địa danh SÔNG TƯƠNG và sông TIÊU TƯƠNG:

-"Tương Giang hay Tương Thuỷ hay sông Tương (tiếng Trung: 湘江 hay "湘水", pinyin: Xiāng Jiāng, Xiāng Shǔi; Wade-Giles: "hsiāng chiāng" hay "hsiāng shuǐ"), là một con sông, chi lưu chính của sông Trường Giang, chảy qua tỉnh Hồ Nam, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Sông này có diện tích lưu vực 94.600 km², tổng chiều dài 856 . Tương Giang bắt nguồn từ huyện Lâm Quý của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc và chảy vào Hồ Nam."

- Sông Tương ở Việt Nam hay sông Tiêu Tương từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho bao truyền thuyết như truyện tình Trương Chi, bến sông chia li, tương tư nhung nhớ.

Nhưng sự thật về con sông này giống như một bức màn sương lúc mờ lúc tỏ. Theo một số văn kiện còn lưu lại thì: Tiêu Tương không chỉ là một huyết mạch giao thông quan trọng của vua An Dương Vương mà còn là một hào luỹ thiên nhiên che chắn, bảo vệ kinh đô Cổ Loa non trẻ của quốc gia Âu Lạc. Hơn thế, dòng chảy của Tiêu Tương còn chở mạch nguồn văn hoá của người Việt từ kinh đô đến khắp các làng quê
Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “sông Tiêu Lương cũ ở địa giới phủ Từ Sơn, phát nguyên từ cái đầm lớn xã Phù Lưu huyện Đông Ngàn, chảy từ phía tây sang đông bắc qua xã Tiêu Sơn huyện Yên Phong, chuyển sang địa phận hai huyện Tiên Du và Quế Dương vào sông Thiên Đức". Sách Địa chí Hà Bắc ghi rằng: “Sông Tiêu Lương, còn gọi là sông Tiêu Tương, ở địa giới huyện Tiên Sơn phát nguyên từ hồ Lãng Bạc chảy từ phía tây sang đông bắc qua xxã Tương Giang, Vân Tương, qua các làng quan họ nổi tiếng như Lim, Bưởi, Ó, Se, Bò... rồi chảy vào sông Cầu”... gười Việt từ kinh đô đến khắp các làng quê

Một trong những câu chuyện được nhiều người kể và cho tới nay vẫn còn lưu lại khá đậm nét trong tâm thức dân gian, đó là chuyện tình chàng Trương Chi. Chuyện kể rằng: “Ngày xưa, có một chàng đánh cá nghèo tên là Trương Chi sống trên sông Tiêu Tương, trong một chiếc thuyền chài nhỏ. Hằng ngày, chàng vừa tung chài, kéo lưới, vừa ca hát say sưa. Gần khúc sông nơi chàng thường đánh cá có lâu đài của quan Thừa tướng. Nàng Mỵ Nương con gái quan Thừa tướng hằng ngày nghe tiếng hát của chàng mà đem lòng yêu say đắm. Cho đến một ngày, chàng Trương Chi chuyển tới đánh cá ở một khúc sông khác. Mỵ Nương vì nhớ mong tiếng hát của chàng mà sinh ốm tương tư. Thừa tướng cho mời biết bao thầy thuốc tài giỏi trong vùng tới cứu chữa cho con gái yêu, thế nhưng chẳng thầy thuốc nào chữa khỏi được bệnh cho nàng. Biết được uẩn khúc trong lòng Mỵ Nương, quan Thừa tướng cho người tìm Trương Chi đưa về dinh của mình. Hằng ngày, Thừa tướng giao cho chàng nhiệm vụ sắc thuốc và hát cho Mỵ Nương nghe. Gặp mặt chàng đánh cá xấu xí và nghèo khổ, Mỵ Nương thất vọng và từ đó khỏi bệnh. Chàng Trương Chi lại trở về với dòng Tiêu Tương thơ mộng. Từ đó, đến lượt chàng thầm yêu trộm nhớ nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Ôm mối tình vô vọng, giận cho duyên phận hẩm hiu, chàng nhảy xuống sông tự vẫn. Hồn chàng sau khi chết nhập vào cây bạch đàn.
Quan Thừa tướng vô tình mua cây bạch đàn về, sai người tiện một bộ ấm chén uống trà rất đẹp. Lạ kỳ thay, mỗi khi rót nước vào chén, người ta lại thấy thấp thoáng hình bóng chàng đánh cá xấu xí trong lòng chén nước. Mỵ Nương cầm chiếc chén trên tay, cảm động vì chuyện xưa, giọt nước mắt của nàng nhỏ vào trong chén. Và, chiếc chén bỗng tan ra thành nước"


Sông Tương hay Tiêu Tương đều chỉ là địa danh cả. Có cần thiết để biết nó ở đâu hay không?

Theo tôi thì không cần thiết. Thật sự thì ngay của tác giả cũng chưa bao giờ ngồi ở đó, hoặc đã đến đó mà mơ mộng, mà tuôn tràn thi hứng.

Bến Sông Tương trong văn học nó đơn tuần là một bến sông buồn. Một sự chia biệt, xa cách. Một hoài niệm tiếc nuối xa xăm. Nó mang những khắc khoải mênh mang và nhiều điều day dứt khiến người ta muốn thổ lộ. Là "tương kiến thời nan, biệt diệc nan" cứ thế để mà nhớ mà yêu.

Tương tư là như thế, là sự chờ đợi đến vô vọng có đôi khi đến nghiệt ngã, nhưng lại cũng có đôi lúc trào dâng niềm thương cảm mênh mông.

Cho đến bây giờ khi nhắc đến cụm từ Sông Tương hay Tiêu Tương, người đọc có thể liên tương ngay đến những chuyện tình chưa trọn vẹn...Sông Tương hay Tiêu Tương có mặt khắp nơi trong thi ca, trong âm nhạc. Nó là một con sông chở những nỗi buồn xuyên "lục địa", trôi dạt biết bao nhiêu xúc cảm từ nơi này cho đến nơi khác. Vậy biết nó chính xác để làm gì? Có cần vậy không khi thơ ca diễn đạt nó gần như trọn vẹn rồi.?

Có những thứ thật sự cần làm rõ ra để người ta thấu hiểu. Nhưng cũng có những thứ không cần thiết nêu lên mà cứ để nó mặc nhiên đến rồi đi theo từng xúc cảm của mỗi cá nhân. Sông Tương hay Tiêu Tương nó thuộc về vế thứ hai. Cái mà không cần phải nêu lên cho thật rõ ràng.


Nhã My với lục bát mềm, giản dị mà đầy tình. Trong niềm đau âm thầm không rên rĩ, ủy mị. Bởi điều thể hiện ấy là cái thực trong nội tâm, được toát ra bằng câu vần nhịp điệu quê hương!

 ****NM chân thành cảm ơn anh Huy Thanh đã bỏ thời gian để viết entry rất công phu này đồng thời cũng là giới thiệu dòng thơ lục bát của NM NM cũng cảm ơn các bạn đọc đã đọc bài và góp ý.



Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

ÁO THU

THƠ NHÃ MY







ÁO THU
Xưa em phơi áo giữa thu phong
Lá vàng cài trên lụa rực hồng
Nay áo đã cuốn về thiên cổ
Lá vàng bay lạnh nỗi niềm không.

(Áo thu, Phạm Thiên Thư)


ÁO THU

Thu phong rơi nhẹ lá vàng
Phủ lên màu áo ngập tràn sắc thơ
Áo bay lụa mỏng tình cờ
''Ngày xưa Hoàng Thị''  ơ hờ  nhớ thương
Áo nay lạc chốn vô thường
Chìm trong hư ảo hai đường  sắc không
Áo xa hương lạc giữa dòng
Nghe hơi thu lạnh mênh mông người về
Lá thu rơi nhẹ bên lề
Tiếng thu đồng vọng đam mê khúc tình…


***NM chân thành xin lỗi vì bận đi xa nên trả lời còm cho các anh chị và các bạn muộn và chưa ghé thăm nhà các thân hữu được. Cảm ơn tất cả quí khách đã ghé thăm và chia xẻ .Chúc mọi sự tốt lành Thân quí

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

THƠ HOÀNG YÊN LINH

18/3GẶP  LẠI  ĐIỆP  Ở  BẠC LIÊU .
* Hai mươi năm gặp lại PH TH NG ĐIỆP..



Ảnh do tac giả gửi


Tình tang ...  Tôi nghe như tình lang
Đàn trổi cung rồi khúc Hoài Lang
Đất Bạc Liêu một thời xuôi ngược
Trăng Gành Hào vàng soi con nước
Lời em ca ngọt ngào mơ ước ...
Đời xa quê lạc bước xứ người
Áo bạc sương đêm rượu đẫm men đời .

Đàn buông giây tình ngất ngây
Tôi say tôi tỉnh trăng đầy tóc em ...
Hát nữa em kẽo tàn đêm
Chia em một nửa muộn phiền đời tôi
Tình lang thang ... Tình mồ côi
Biết bao giờ được nói lời .... Yêu em .

Gặp lại nhau đã cuối đời
Dáng xưa còn thắm môi cười Bạc Liêu .
Trăng đêm vàng xuống bên thềm
Cố nhân đọng lại nỗi niềm cố nhân.

Để ngày về nghiêng chén rượu Bạc Liêu
Nhớ ánh mắt bờ vai ngày đưa tiễn
Cạn ly sao chẳng cạn lời
Trăng nghiêng bóng xuống vai người hanh hao .
Hai mươi năm gập ghềnh xa ngái
Vẫn hương tràm hương biển thuở chia tay
Hai mươi năm chạnh lòng người gặp lại
Một thuở Gành Hào
Ánh mắt người xưa
Tiếng đàn nôn nao ...
Ngậm ngùi khúc Dạ Cổ Hoài Lang .


HOÀNG YÊN LYNH

Nguồn :Email của Tác Giả gửi Lam Ngọc 18/7/2013

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

CHÚC MỪNG

NHÃ MY HÂN HOAN CHÚC MỪNG
ANH NGUYỄN HẢI ĐĂNG VÀ HƯỚNG DƯƠNG (hai tác giả góp thơ trong tuyển tập Khung Kỷ Niệm) VỪA ĐOẠT GIẢI THƯỞNG VĂN CHƯƠNG
Anh HẢI ĐĂNG với bài thơ KHÓI CHIỀU VIẾNG MẸ đã đoạt giải khuyến khích trong cuộc thi thơ quốc gia Hương Thơ Đất Việt năm 2012-2013
Ngày 12-7-2013 tại thủ đô Hà Nội  Hội Đồng Giải Thưởng Thơ Quốc Gia Hương Thơ Đất Việt  đã công bố  và trao giải thưởng cuộc thi thơ với hơn 1500 tác giả gửi 8000 bài thơ tham gia có 35 tác giả với 35 tác phẩm đã đoạt giải gồm 7 giải nhì (không có giải nhứt) 15 giải ba ,13 giải khuyến khích



Tác Giả HƯỚNG DƯƠNG  tham gia cuộc thi Viết Về Gia Đình Tôi  đã nhận giải thưởng khuyến khích cho bài dự thi VIẾT CHO BA do đài Phát Thanh Truyền Hình BÀ RỊA VŨNG TÀU tổ chức





Hình ảnh: Mẹ và Hướng Dương
            Hướng Dương và mẹ

KHÓI CHIỀU VIẾNG MẸ



Khói chiều lan tỏa ven sông
Làng quê êm ả sắc hồng mờ sương
Con đi biết mấy dặm đường
Trở về thăm mẹ quê hương đợi chờ
Đường về như tỉnh như mơ
Lòng con lại nhớ mẹ chờ năm nao
Con đi kháng chiến gian lao
Mẹ ngồi tựa cửa biết bao tháng ngày
Ngoài sân hạt nắng mưa bay
Mưa bao nhiêu hạt đếm ngày con đi
Đồng quê vẫn lúa xanh rì
Khói lam vẫn tỏa chiều ni đơm đầy
Dáng chiều bóng mẹ hao gầy
Sớm hôm tần tảo cấy cày thổi cơm
Mẹ ngồi đun bếp rơm thơm
Qua làn khói mỏng thương thầm nhớ con
Con đi lòng dạ sắt son
Giặc tan con lại về bên mẹ hiền
Để nghe mẹ kể cô tiên
Bước ra quả thị ,dịu hiền ,nấu cơm
Ngày xưa bếp rạ bếp rơm
Ngày nay bếp điện nấu cơm thay rồi
Con về trong dạ bồi hồi
Những ngày mong Mẹ ,Mẹ ơi ! không còn
Đường quê xe chạy bon bon
Còn đâu bùn đất màu son,mưa lành
Ngày xưa mái rạ mái gianh
Ngày nay ngói đỏ,ngói xanh, cao tường
Điện đèn sáng cả quê hương
Làng ta đổi mới nhiều đường hơn xưa
Khói lam phảng phất chiều mưa
Con như thấy có gió mưa bên lòng
Dâng lên Mẹ nén nhang vòng
Khói chiều viếng Mẹ ở trong vĩnh hằng

  HẢI ĐĂNG 25-4-2011
(Trích từ tập thơ LaGi Biển Nhớ của Hải đăng ,nhà XB Văn Học ,2013)

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

ĐÀN

THƠ NHÃ MY





ĐÀN

Đôi tay rung nhẹ phím đàn
Xôn xao tiếng gió mơ màng chân mây
Phải chi tha thiết bao ngày

 Nâng niu em giữ trong tay ân tình
Phải chi duyên phận đôi mình
Trăm năm không phải cuộc tình thoáng qua
Đôi tay em trắng ngọc ngà
Màu trăng năm cũ đậm đà nhớ nhung ?
Đàn buông tiếng nhạc tơ chùng
Ôi ngày nay nhắc tương phùng ngàn sau ?
Tiếng thương sao vọng cung sầu
Để cho tình khóc biển dâu bên đời ?

NHÃMY

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

CHỢT ,TÌNH






THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN


CHỢT, TÌNH 


Cứ ngỡ tim mình hóa đá
Lăn qua những nhánh tình buồn
Lăn qua phố đời vội vã
Về nằm lạc giữa cô đơn


Chiều thả lòng theo tiếng hát
Tim mềm như giấc mơ đêm
Vạt nắng ngủ trên bờ mộng
Xuyến xao một phút êm đềm


Tiếng sóng vỗ bờ ru ngọt
Gió đang tình tự chờ mong
Bất ngờ áo em lồng lộng
Chợt nghe tình chảy cuộn dòng


          NHÃ MY

CÁC BÀI ĐỒNG CẢM



CHỢT,TÌNH



CHỢT, TÌNH quàng nhẹ qua vai
CHỢT, TÌNH ủ đắp hình hài vào mơ
CHỢT, TÌNH rớt xuống trang thơ
Nữa đêm tỉnh giất thẩn thờ tình xa...

CHỢT, TÌNH thoảng nhẹ hương qua
CHỢT, TÌNH lướt khướt hương trà rượu cay
CHỢT, TÌNH mềm đọng môi say
Bàng hoàng ngoảnh lại sắc phai chiều rồi

CHỢT, TÌNH xót nhớ dòng trôi
CHỢT, TÌNH xa quá mấp môi đời trần
CHỢT, TÌNH đau nhớ bần thần
Thôi gom ký ức xa gần vào tim

CHỢT, TÌNH nhắm mắt lim dim
CHỢT, TÌNH lắng xuống cuối tìm bóng yêu
CHỢT, TÌNH nhìn thấy liêu xiêu
Cố nhân ơi hởi dáng kiều xa xa..

                THÚY NGUYỄN(CHIỀU BUỒN)


TƯỞNG
Cứ ngỡ tim mình hóa đá
Lăn qua những nhánh tình buồn
     (Nhã My)

Tưởng ngỡ lòng mình trống trơn
Không vui không buồn lảng đảng
Không mơ với vầng trăng sáng
Không khóc khi mỗi đêm về

Tưởng lòng đã qua câu thề
Trái tim đã thành héo lạnh
Mắt buồn nhìn đời cô quạnh
Ơ hờ với áng mây trôi

Tưởng rằng vị chát trên môi
Vẫn còn trong ta mãi mãi
Tưởng không bao giờ nhớ lại
Những kỷ niệm đẹp mùa hè
......
Nhưng không tim vẫn tràn về
Một tình yêu thương da diết
Một nụ hương nồng vương vít
Còn đọng mãi trên môi hồng

Tình yêu vẫn nở trong lòng
Lại những câu hò rộn rã
Lại những dòng sông êm ả
Làn mây vương vấn mây trời

Lại vẫn ánh mắt rạng ngời
Lại vẫn nụ cười lóng lánh
Và cơn mưa lòng đã tạnh
Trái tim rộn rã bình minh

          PHÙ SA 07/2013


Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

KHÓI SƯƠNG

THƠ NHÃ MY VÀ THÚY NGUYỄN








KHÓI SƯƠNG


 trên sông khói sóng bềnh bồng
sương  sa phủ cả một dòng trường giang
ta về phố cũ  ngày tàn
lối quen lạ bước chân lang thang buồn

thuyền côi rộng bóng hoàng hôn
bao hoài niệm cứ bồn chồn mặt sông
trách chi một cánh chim hồng
trời xa chưa mỏi gọi lòng bình minh

mây trôi thì cứ vô tình
núi kia đứng đợi lặng thinh tháng ngày
thương ta tình cũ ngóng ai
mắt hoen lệ đổ  đường dài dài thêm

đông về bạc tóc hàng đêm
xôn xao lòng ngỡ giấc mềm mộng lay
buồn chi  gió cũng thở dài
để ta sấp ngửa còn say chén thề

soi gương tìm đếm cơn mê
ra sông nhìn bóng bốn bề mà thương
cái tình ngẫm cũng vô thường
dài bao năm ấy vẫn dường chiêm bao

hạt mưa bay nhớ ngày nào
 vầng trăng mùa cũ nôn nao đường về
bình xưa rượu có  đầy vơi
người xưa ai biết lời thề ở đây

người cuối biển kẻ chân mây
nhớ chăng áo trắng còn bay cuối đường
dẫu còn một chút khói sương
chia nhau cũng đủ tình vương mắt buồn

           NHÃ MY


 BÀI ĐỒNG CẢM


KHÓI SƯƠNG
(tặng chị SL)


KHÓI SƯƠNG nhòa phủ chiều trôi
KHÓI SƯƠNG vương đọng bồi hồi tím thương
KHÓI SƯƠNG mây trắng tha phương
KHÓI SƯƠNG quyện đọng ven đường trần gian

Người xa nhòa mộng trăng vàng
Tình xa xăm quá cơ hàn nỗi đau
Đời xa luyến nhớ nhịp cầu
Tri âm luyến nhớ bể dâu ân tình

KHÓI SƯƠNG rồi cũng ru mình
LAM chiều ẩn hiện chén quỳnh tàn canh
KHÓI SƯƠNG mờ ảo mong manh
Bình minh hé sáng tan nhanh sắc màu

KHÓI SƯƠNG giờ đọng nơi nao
Chênh chao nỗi nhớ bạc màu dòng thơ
Vọng nghe ai nói câu chờ
Mà rưng rức quá bến bờ quanh hiu

Đành thôi tiếng vạc kêu chiều
Đành thôi khép lại mộng yêu xa mờ
Đành thôi một bóng trăng mơ
KHÓI SƯƠNG nhân thế bơ vơ kiếp trần


             THÚY NGUYỄN (CHIỀU BUỒN)



Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

BẾN CHIỀU

THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN





Ảnh của Lê Đăng Mành




BẾN CHIỀU

Mưa rơi phủ bến sông chiều
Khuấy tan đáy nước, đìu hiu dòng buồn
Giọt thương giọt nhớ hòa tuôn
Gió xao xác thổi tình buông lỡ làng
Tiếc người lỡ bước sang ngang
Hoa cau còn đó hương mang ngày nào
Chiều mưa dội nước xôn xao
Gối đầu chiếc lá, vội chào khép mi
Bến chiều mưa vẫn thầm thì…


            NHÃ MY


BÀI ĐỒNG CẢM


BẾN CHIỀU

Bến chiều ai bước sang sông
Nước không có sóng nên không gọi đò
Mười hai bến có bến mơ?
Sao không thêm bến cho vừa lòng nhau
Dây trầu không tới buồng cau
Nên người cũng vội qua cầu đắng cay
Bến chiều nắng sớm mưa mai
Mười năm có tiếng vọng ai ru hời

             HUY THANH
              ( Tặng NM)


BẾN CHIỀU

Bến chiều nhớ đến trời mơ
Bến chiều nhớ đến duyên tơ xuân thì
Bến chiều ngoảnh kiếm cố tri
Xa xăm dòng chảy Nhã My tự tình

Bến Chiều soi bóng in hình
Lung linh nhân ảnh chao mình vào thơ
Bến Chiều lục bát ngẩn ngơ
Em sang lạc lối bơ vơ Bến Chiều

Đò trôi xa bến chị yêu
Máy chèo khua đọng xanh rêu dòng đời
Bến Chiều chìm khuất sương rơi
Mênh mang con nước đầy vơi...Bến Chiều

      THÚY NGUYỄN (CHIỀU BUỒN)


***NM xin lỗi vì blog của NM vừa gặp sự cố (sau khi đăng bài Mười Năm) nên liên tiếp mấy hôm nay có một số còm đã bị mất. Hiện mạng cũng còn trục trặc nên yêu cầu các anh chị và các bạn đến chơi đừng post hình nhé .Chân thành cảm ơn.


Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

NHỚ

THƠ NHÃ MY VÀ HUY THANH




TRANH ĐINH TUYẾN LUYỆN 



NHỚ



Em gót hài sen khuất cuối đường
Chiều thu mây tím nhẹ buồn vương
Lá rơi ngừng ngập chân em bước
Có âm thanh nào tiếng nhớ thương?


Từ buổi chia trời mây cách núi
Sầu tôi mưa lạnh phủ màn đêm
Ví dù tình có chìm trong mắt
Thì cũng xin đừng ngăn cách thêm


Em đã ngược dòng sông hiu quạnh
Sầu tôi như nước thẩn thờ trôi
Ví dù nắng tắt hoàng hôn lạnh
Xin giữ lời xưa trên cánh  môi


Từ vỡ lành trăng xao bóng nước
Em mùa nguyệt bạch chốn xa xôi
Hồn tôi ôm cả hồn trăng bước
Vẫn nhớ về em dẫu cuối trời…

      NHAMY

BÀI ĐỒNG CẢM

HuyTHanh16:16 Ngày 10 tháng 07 năm 2013

TÌNH VIỄN XỨ


Viễn xứ tình xưa lại nhớ về
Dặm ngàn sương kín ngã đường quê
Người đi xa ấy bao hờn tủi
Trăng có về không chuyện ước thề ?

Ta vốc niềm đau uống cạn sầu
Nghe đời nông nổi mấy chiêm bao
Ly bôi nửa chén men còn đậm
Sao nở lạt lòng trách cứ nhau ?

Bèo nước tương phùng giữa khói mây
Sóng dạt về đâu những tháng ngày ?
Nhớ nhau xin gởi hương hoài niệm
Xin gởi hồn chiều với cỏ cây

HUYTHANH
Tặng SLNM


Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

CHÂN NHƯ

THƠ NHÃ MY






















CHÂN NHƯ
Mê trong cái giấc hữu tình
Yêu thương ghét giận linh tinh tháng ngày
Loay hoay chẳng thoát ra ngoài
Muôn năm sao cứ u hoài xót xa
Mê trong sân hận tà ma
Muôn năm chẳng hiểu đâu là chân như…


VẼ


Vẽ ai vẽ suốt tháng ngày
Bàn tay nắn nót hình hài phù du
Tấm lòng tha thiết trang thư
Vẽ trong ảo vọng ấp yêu duyên ngầm
Môi cười trao chuốt mắt chăm
Gửi bao thương nhớ lặng thầm vô thinh
Vẽ ai vẽ được tấm hình
Làm sao vẽ được cái tình trước sau…


Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

MƯỜI NĂM

THƠ NHÃ MY







MƯỜI NĂM

(Tặng anh TT)

Ta về như bóng mây qua ải
Lặng lẽ trời buồn vắng trăng sao
Về đâu muôn dặm đời hoang hoải
Lá chết ngập ngừng mấy nỗi đau
Vĩnh biệt đâu là người đã mất
Mà đời không được bước cùng nhau
Mười năm lặng lẽ em giờ đã
Tình chết ngậm ngùi bóng vó câu
Ta về sợi tóc màu sương điểm
Nghe nặng thời gian nước qua cầu
Bóng ai  thăm thẳm ngoài cõi vắng
Trong chốn hoang đường trắng nẽo xa
Lời thề buổi ấy còn mang nặng
Nhưng đủ buộc đời ta nhớ ta
Người đi hoa bưởi hoa xuân rụng
Sỏi đá buồn theo bước ngập ngừng
Em đã chết lòng theo xác pháo
Áo hoa thờ thẩn nắng cài song
Mười năm đâu kể là dâu bể
Một giấc mộng thôi quá não lòng
Cho dẫu tình đôi ta vẫn đợi
Chắc gì đã được tỏ mà mong
Mười năm chẳng thể dài hơn nữa
Mà ngắn bao nhiêu ước mộng đầu
Ta gói thời gian trong lớp bụi
Đã màu rêu úa lạnh đời nhau…


Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

THI CẢM - NHÃ MY VÀ THI HỮU

THƠ ĐƯỜNG XƯỚNG HỌA

***Đây là một bài thơ cũ NM làm trong thời gian nghỉ blog và gửi đăng bên blog Tiếng Thơ Tình Người(ngày 17/6/2012) và là một trong những bài có số lượng người đọc truy cập rất nhiều(2787 lượt đọc ở TTTN).Sau đó mang về blogspot của NM(19/1/2013 với số lượt truy cập là 536 lượt)Bài thơ đã được một số thi hữu họa .
Hôm nay NM đăng lại nhân có bài họa mới của TG Huy Thanh  và bạn Lý Đức Quỳnh và xin mời các anh chị cùng các bạn yêu thơ họa tiếp.






            THI CẢM
Thơ thẩn làm chi phải chớm sầu
Mộng lòng khó được bởi vì đâu
Người đi một nửa hồn hoang dại
Kẻ ở nguyên đời dạ khắc sâu
Có biết trời xa mây vạn lý
Mà hay biển vắng sóng giao đầu
Sông Tương nước chảy sâu hay cạn
Lặng lẽ bên thềm trăng cổ lâu

        NHAMY (SUONGLAM)


CÁC BÀI HỌA


          *** CHỜ THƠ VỀ
Thơ chưa về được ! Dạ rưng sầu
Cảm hứng cạn khô lẽ bởi đâu
Ngó ý vấn vương - nào khép kín
Tơ lòng man mác - chửa vùi sâu
Nhành dâu có đợi - còn xanh lá ?
Thỏi kén chờ ươm - lại bạc đầu !
Ừ nhỉ ! Kiếp tằm khắc khoải mãi
Nối vần xướng hoạ biết dài lâu ?

                            LA THUỴ


          ***     THƠ SẼ VỀ
Khuyên ai chớ đượm nỗi thi sầu ! 
Cảm hứng tuôn dòng chẳng dễ đâu .
Gặp được tâm giao - tươi dạ thắm
Tìm ra tri kỷ - đẹp tình sâu
Dường như kén dệt xinh nhành ý !
Được thế tằm ươm óng mộng đầu !
Bạn hỡi. Tại sao còn lưỡng lự ?
Cười đi! Xướng họa mãi còn lâu …

                           ĐIEU GIAN DI
                      ( Ngày 25/6/2012)


             *** ĐỜI NGƯỜI
Một kiếp nhân gian vạn cổ sầu
Yêu thương từ biệt bởi vì đâu
Nghĩa nhân khó kiếm nên tình cạn
Tri kỷ năng tìm uổng giấc sâu
Dâu bể trăm năm chìm bóng sắc
Sinh nhai thoáng chốc tới sương đầu 
Hào quang danh vọng rồi vô nghĩa
 Tồn tại  đời người có được lâu? ! ! ! 

                                      NHÃ MY


            ***VU VƠ SẦU
Ngược sóng thuyền ai cặp bến sầu
Ngỗn ngang lòng dạ mãi nơi đâu
Ngắm trăng chênh chếch treo đầu núi
Nghe đá khẽ khàng rớt vực sâu
Lắc rắc giọt sương đầm trước áo
Hanh heo ngọn gió táp ngang đầu
Én nam nhạn bắc chùng đôi cánh
Mây gió mịt mù chốn vọng lâu

HẠT CÁT


          ***THI SĨ
Thi sĩ sinh ra phải khổ sầu
Nghiệp đời nào né tránh vào đâu
Tình thơ trau chuốt lời không cạn
Nghĩa chữ mượt mà ý thấm sâu
Cuối Hạ nghe tình Thu chớm đến
Tàn Đông còn tiếc giấc Xuân đầu
Thương vay khóc mướn người thiên cổ
Chấp bút ngậm ngùi vọng nguyệt  lâu

       HUY THANH



           ***VAY  THƠ
Với thơ hôm sớm cũng ngơi sầu
Lóng ngóng mãi đời có được đâu
Biển cả hải hồ tàn mộng sớm
Non ngàn sơn thủy lụi mơ sâu
Thôi đành, mượn chữ cho tình cuối
Vậy nhé, vay lời gửi nguyện đầu
Dập gió nát lòng chi nuối bến
Loáng câu bóng thoáng có chờ lâu!
                                 
      QUỲNH LÝ ĐỨC



CẢM XÚC THƠ
Thơ thẩn khi vui lúc lại sầu  
Cảnh buồn người hẳn có tươi đâu.  
Nhìn ngang duyên phận lòng đau mãi  
Thấy thắng thao trường ý đẹp sâu.  
Thi nhãn tinh tường soi góc ngọn  
Tâm hồn nhạy bén luận đuôi đầu.  
Nâng niu cảm xúc nên bài viết 
Mỗi bút danh xây một biệt lầu .

TRẦN NHƯ TÙNG