CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

KHÓI SÓNG SÔNG TƯƠNG TRONG THƠ LỤC BÁT CỦA NHÃ MY

BÀI CỦA HUY THANH

nguồn    THƠ - VĂN - NHẠC - TRUYỆN DỊCH - VĂN HỌC - THAM LUẬN: ĐỌC THƠ LỤC BÁT NHÃ MY LIÊN TƯỞNG KHÓI...









Trong văn học nói chung và thơ văn cổ điển nói riêng ,người ta thường dùng các điển cố , tên địa phương,hay tên nhân vật để nói lên , bày tỏ, ẩn dụ một hình ảnh nào đó mà người viết muốn người đọc nhận diện trong tác phẩm của mình . Lý do dùng Điển Cố (1) vì những khuôn sáo của luật Thơ cổ điển quá chật hẹp , gò bó , nên người viết không thể giải bày hết những hình ảnh mình muốn nói trong từng sự kiện, từng nhân vật qua tác phẩm nên mượn một sự kiện xưa để nói , để ẩn dụ một sự kiện nay trong tác phẩm của mình .Trong văn chương bác học ngày nay, người ta đã giải phóng Thơ ra khỏi cái vòng lẩn quẩn đó, sự không hạn định niêm luật của thơ tự do đã làm người viết thoải mái hơn trong câu từ , diễn đạt ý thơ rộng hơn ,gần với người đọc hơn, khác với loại thơ cổ điển là cần người đọc có một ít kiến thức nào đó về thơ cổ để hiểu hết những điển cố trong một bài thơ cổ thi . Trong phạm vi bài nhận định có tính cách tham luận nầy , tôi muốn nói lên giữa hai loại thơ cổ và tân mà ta tưởng chừng như không thể hòa hợp được , có những bài thơ đã rất khéo léo, tương tác giữa mới và cũ, xưa và nay trong tứ thơ đương đại .

Tôi muốn nói đến một số bài thơ lục bát của Nhã My , một nhà thơ tuy tài tử nhưng rất có nhiệt tâm với nền văn thơ Việt Nam . Những bài thơ của Nhã My chủ đề là những giọt nước mắt , nỗi buồn ly tan , niềm tương tư cách trở , ẩn chứa một hình ảnh cổ điển quen thuộc nơi chốn chia tay là con sôngTương mà tinh tế lắm ta mới thấy bàng bạc, ẩn hiện trong Thơ của cô.


1-SÔNG TƯƠNG TRONG VĂN HỌC :
nghĩa rộng hơn : "BếnTiêu Tương" .




"Hàm Dương thụ cách Tiêu Tương giang
"Tương cố bất tương kiến
"Thanh thanh mạch thượng tang
" Mạch thượng tang , mạch thượng tang
"Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường "

Dịch nôm Đoàn thị Điểm

" Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
"Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
"Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
"Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng

Trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng trần Côn bản dịch Đoàn thị Điểm , sông Tương đồng nghĩa với địa danh nơi sự chia tay đầy lưu luyến của chinh phu và chinh phụ :

Hán văn của Đặng trần Côn:

" Lang cố thiếp hề Hàm Dương
"Thiếp cố lang hề Tiêu Tương
"Tiêu Tương yên cách Hàm Dương Thụ
Sông Tương hay Tương Giang ( tiếng Hoa gọi là Hsia-Shui ) là một nhánh của sông Trường Giang , sông bắt ngưồn từ huyện Lâm Quý tỉnh Hồ Nam bên Trung Quốc , dài 856 km . Sau khi được nối vào những nhánh sông khác như Từ Thủy, Tiêu Thủy ,Ứng Thủy , Lộc Thủy , Vị Thủy khi chảy đến Hàn Giang Khẩu ,sông Tương chia làm hai nhánh đổ vào hồ Động Đình với sóng to , lưu lượng lớn
 .
Trong thi ca , người ta thường lấy sông Tương làm địa danh biểu tượng cho những nơi chia tay đầy nước mắt.Từ đó dòng sông Tương cũng đồng nghĩa là một nỗi nhớ thương vô bờ , là sự ám ảnh đau đớn trong lòng kẻ ở ,người đi .Nó không còn là hình ảnh một một con sông với địa danh riêng tư, mà biến thể, biểu tượng thành niềm đau ly biệt chung, những giọt nước mắt chung tràn ngập trong nổi nhớ suốt đời , cao như sóng to ,đầy như nước sông , dài như ngày tháng đợi chờ với một từ hiểu với một từ hiểu nghĩa rộng hơn : "BếnTiêu Tương" .

Trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng trần Côn bản dịch Đoàn thị Điểm , sông Tương đồng nghĩa với địa danh nơi sự chia tay đầy lưu luyến của chinh phu và chinh phụ :

Hán văn của Đặng trần Côn:

" Lang cố thiếp hề Hàm Dương
"Thiếp cố lang hề Tiêu Tương
"Tiêu Tương yên cách Hàm Dương Thụ
"Hàm Dương thụ cách Tiêu Tương giang

"Tương cố bất tương kiến
"Thanh thanh mạch thượng tang
" Mạch thượng tang , mạch thượng tang
"Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường "

Dịch nôm Đoàn thị Điểm

" Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
"Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
"Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
"Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
" Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
"Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
"Ngàn dâu xanh ngắt một mầu
"Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ? "

Trong bài nhạc Tiền Chiến " Ai về Sông Tương " viết năm 1949 của nhạc sĩ Thông Đạt tức Văn Giảng ( ông sinh năm 1924 vừa mới mất ngày 09/ 05/ năm 2013 tại Victoria Úc mà tôi có Thông Báo đăng tin chia buồn trên Blog nầy ) ,sông Tương là sự tương tư , là nỗi nhớ người yêu , là nỗi trăn trở trong những tháng ngày hiu quạnh :
" Ai có về bên bến sông Tương
"Nhắn người duyên dáng tôi thương
" Bao ngày ôm mối tơ vương
"Tháng với ngày mờ nhuốm đau thương
" Tâm hồn mơ bóng em luôn
"Mong vài lời em ngập hương ..

Và trong bài hát " Hòn Vọng Phu " của nhạc sĩ Lê Thương , những ca từ nói về cuộc chia tay của chinh phu và chinh phụ rất tuyệt vời với một hình ảnh bến Tiêu Tương :
" Bên Man Khê còn tung vó bụi mịt mù
" Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nơi nghìn trùng
"Người đi ngoài vạn lý quan san"
Người đứng chờ trong bóng cô đơn

Trong một bài thơ chữ Hán tựa đề là " Thần sông Tương " có 4 câu nói vê sự chia tay và nỗi nhớ như sau :
Thần sông Tương
" Tương thủy lưu , Tương thủy lưu
"Cửu Nghi văn vật chí kim sầu
"Quân vấn nhị phi hà xứ sở"
"Linh lăng hương thảo lộ trung thu

Dịch ( phanlang )
" Sông Tương trôi, sông Tương trôi
Cửu Nghi mây núi đến nay buồn
"Anh hỏi hai phi nơi chốn ở
" Linh lăng thơm sương cỏ mùa thu

Trong lịch sử văn học , sông Tương hay bến Tiêu Tương vừa là chứng nhân, vừa là biểu tượng cho những cuộc chia tay và nỗi nhớ tương tư . Như vậy ta thấy sông Tương không còn là hình ảnh con sông nữa mà hóa thân biểu tương cho những nỗi đau ly biệt , nỗi nhớ nhung cần thiết cho một trường khúc nhớ thương ngậm ngùi . Nó bàng bạc trong lòng người tuy mong manh mà nặng trĩu , là một thứ sương khói tĩnh lặng luôn lãng đãng thuộc về ký ức trong nỗi buồn tinh anh , nỗi đau ngút ngàn từ quá khứ .


2- VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ NHÃ MY : 

Nhã My Sương Lam tên thật là Lâm thị Ngọc Sương quê quán tại Kiến Hòa Bến Tre . Trước và sau năm 1975 , cô viết văn , làm Thơ ký dưới nhiều bút hiệu và tên thật đăng trên các tạp chí văn học như Nghệ Thuật , Gia Đình , Khởi Hành,Thời Tập , Tư Tưởng ,Tuổi trẻ Chủ Nhật .
 Sau một thời gian dài ngưng viết , đến nay cô đã viết lại và đăng Thơ trong Thư Quán Bản Thảo , Blog Tiếng Thơ Tình Người , tạp chí Tiếng Quê Hương,Diễn Đàn Văn Nghệ Việt Nam  ( 2) và Blog cá nhân Sương Lam Nhã My .
Nhã My viết không những riêng thể loại Thơ mà còn rất nhiều những thể loại khác như Bình Luận , Khảo Luận Văn Học , Phóng Sự , nhất là Dịch Thuật . Cô đã dịch nhiều bài Thơ bằng chữ Hán nổi tiếng của các nhà thơTrung Quốc như Trương Húc , Lý Bạch, Tô đông Pha , Vương xương Linh ,Thôi Hộ . Trước năm 1975 cô là giáo viên và làm quản thư một Thư Viện tại Sài Gòn  . Tháng 12 năm 2012 ,cô và bạn hữu trên Blog cùng chủ biên , in ấn tuyển tập thơ " KHUNG KỶ NIỆM " gồm nhiều bài Thơ chọn lọc của các tác giả trên Blog cá nhân và đã được sự ủng hộ nồng nhiệt của các độc giả bốn phương , nhiều người còn yêu cầu tái bản , sách do nhà xuất bản Văn Học ấn hành quý IV năm 2012
Hiện nay cô đang chuẩn bị in tập Thơ cá nhân và những bài Thơ bạn hữu ưu ái tặng cho cô để giới thiệu cùng bạn đọc.

Nhã My hiện nay sinh sống và cư ngụ tại WASHINGTON  Hoa Kỳ .


2-SÔNG TƯƠNG TRONG THƠ LỤC BÁT NHÃ MY :

1-CHIỀU XA
Chiều xa người đã đi rồi
Lòng tôi con nước cuối đời vẫn trôi
Em giờ bờ vắng đơn côi
Tình trăm năm có đắp bồi đủ không?
Thương mây số kiếp bềnh bồng
Ngàn năm còn trắng mấy lòng bể dâu
Nếu như có tiếc tình đầu
Thì xin tóc bạc đổi màu thanh xuân

2-CUỐI MÙA
Lạnh trong mây tiếng vạc buồn
Gió đưa con nước ru hồn cỏ lau
Bên trời lặng lẽ vì sao
Hồn khuya chạm xuống nỗi đau cuối mùa

3-HẸN HÒ
Người dưng nên chẳng hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò nhớ ai
Ru tình yên ngủ trên mây
Trăm năm lạc khỏi vòng vây cuộc đời
Sao em chẳng hẹn hò tôi
Để cho con nước giòng trôi hững hờ
Cây buồn rụng trái sầu rơi
Tôi buồn rụng xuống cuộc đời cô liêu.

4-NỬA
Nửa câu thơ nửa lời mời
Nửa hoa nửa nguyệt nửa đời nửa mơ
Nửa anh hẹn với đợi chờ
Nửa em về với ngây thơ ngọc ngà
Nửa thương giấc mộng đã xa
Nửa neo bến đợi giang hà nước trôi
Nửa chừng mới biết xa xôi
Mới nghe trống vắng bên trời nhớ nhau

5-NHỚ
 Nhớ ai vàng phố tím người
Nhớ ai sợi nắng cuối trời buồn hiu
Nhớ ai thả mái tóc chiều
Bay trong gió lạnh ít nhiều luyến lưu
Nhớ ai cuối nẻo sương mù
Bóng theo ảo ảnh phù du cuộc tình
Nhớ ai ai có nhớ mình
Nụ hồng còn đó nguyên trinh khép hồn
Gió về thổi lạnh hoàng hôn
Thổi không bay nỗi bồn chồn tương tư

6-GỌI
Gĩa từ bến cũ hoang liêu
Bâng khuâng để nhớ một chiều nước mây
Mù sương mấy dặm đường dài
Nghe tâm tư đọng khói bay mơ màng
Khúc chiều ai khảy nhịp đàn
Hoàng hôn bóng chạm sầu mang dặm trường
Đan thanh khép đóa hải đường
Bước chân hoang dại hồn vương mây tần
Rồi phen giũ áo phong trần
Bởi nghe nơi cũ tình thân gọi về

7-CỐ LÝ
 Bên trời viễn xứ loay hoay
Mù xa cố lý trắng mây nghìn trùng
Trông vời một cõi mông lung
Biển xanh thuyền nhỏ chập chùng sóng đưa
Nghe từ trong giấc mơ xưa
Tiếng ru của mẹ giữa trưa giọng buồn

8-NỖI ĐAU
Vầng trăng quê cũ chưa lìa
Mà sương đã ướt đầm đìa nỗi đau
Đêm đêm lặng ngắm trời cao
Tóc chưa điểm bạc tình vào hư không

9-KHÓC
Chỉ là tiếng khóc vô thinh
Buồn sao đọng xuống tâm linh nghìn trùng
Mai về ép gió mây chung
Ép đôi tim nhịp mộng cùng xót xa

10-BUỒN
Mây bay qua núi âm thầm
Lòng như lá cỏ ướt đằm giọt sương
Nao nao tiếng gió đêm buồn
Trên ao bèo giạt tình suông vẫn chờ?
Nước trôi sao mãi lững lờ
Sông chia nhánh chảy tình hờ... dặm xa
Mưa trời nặng giọt buồn sa
Chiều tan tác xuống bóng tà đìu hiu


Những sự nuối tiếc , hoài cảm đang nấp bóng thời gian bỗng vượt không gian trổi dậy, réo gọi , bật lên thành những tứ thơ , nó đồng điệu , giao cảm thật mượt mà với người đọc . Trong những bài thơ nầy , Nhã My đã làm được điều đó một cách tuyệt vời .
Trong văn thơ , hình ảnh nỗi nhớ từ những cuộc chia tay , người ta vẫn thuờng dùng điạ danh, nơi chốn, điển tích ,để biểu hiện cái thâm sâu của tức cảnh sinh tình ,cái quan hoài trĩu nặng trong lòng người đi, kẻ ở , như Hàm Dương, Tiêu Tương ,sông Tương.
Một ngẫu nhiên là trong giai điệu thơ, ba từ Hàm Dương, Tiêu Tương , sông Tương cũng cùng một âm, một vần ,rất dễ gieo nối vần , rất dễ mô tả , nên nó trở thành thuật ngữ chung biểu hiện sự chia tay và nỗi nhớ muôn trùng của từng nhân vật Một ngẫu nhiên là trong giai điệu thơ, ba từ Hàm Dương, Tiêu Tương , sông Tương cũng cùng một âm, một vần ,rất dễ gieo nối vần , rất dễ mô tả , nên nó trở thành thuật ngữ chung biểu hiện sự chia tay và nỗi nhớ muôn trùng của từng nhân vật nghĩa đen cũng như nghĩa bóng
Trong Thơ Nhã My, hình tượng con sông Tương không hiện diện đích danh , suốt mười bài thơ không có từ sông Tương nào trong đó ,nhưng nó vẫn âm ỉ chãy âm thầm từ tâm cảm con người hiểu thơ .Hình bóng con sông Tương vẫn bàng bạc, vô hình, mà rất gần gũi chảy trong Thơ , từng nét vần , ẩn dụ tứ thơ một cách nhẹ nhàng ,thanh thoát .

Những kỷ niệm chia tay từ ký ức mà không gian , thời gian đều mang tính chất ngậm ngùi, Nhã My đã phác họa giòng sông Tương với những nét ảm đạm , tinh tế, một bức tranh ảo ảnh xám mầu ly biệt :

Chiều xa người đã đi rồi
Lòng tôi con nước cuối đời vẫn trôi
( Chiều Xa )
Một sự dỗi hờn mênh mông , một dòng sông Tương lạnh lẽo bơ thờ , lẫn khuất đâu đó trong từng chứng tích một thời xa xưa :

Người dưng nên chẳng hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò nhớ ai
(Hẹn hò )
hay
Sao em chẳng hẹn hò tôi
Để cho con nước giòng trôi hững hờ
(Hẹn Hò )

Những nỗi muộn phiền gần như than trách thân phận chính mình, mà không gian thời gian dường như lạnh lùng , không chia sẻ , vô cảm trong khi giòng nước sông Tương vẫn lạnh lùng mang nỗi nhớ trầm kha qua đôi bờ quá khứ và hiện tại : Trong truyền thuyết sông Tương, có hai nỗi nhớ đậm đặc về mối tương tư của cuộc tình dang dở trong ly biệt , đó là sự chia tay trong bài Thơ "Trường Tương Tư " của nàng Lương Ý thời Hậu Chu với chàng Lý Sinh và sự phân ly của Vua Thuấn với hai nàng Nga Hòang và Nữ Anh để nước mắt của họ làm thấm ướt bờ Sông Tương ngăn cách . Trong bài thơ " Trường Tương Tư "có hai câu hàm xúc một nỗi cách xa diệu vợi :

" Quân tại Tương Giang đầu "
" Thiếp tại Tương Giang vĩ "

dịch
" Chàng ở đầu sông Tương "

Nửa thương giấc mộng đã xa
Nửa neo bến đợi giang hà nước trôi
( Nửa )
" Thiếp ở cuối sông Tương "
Trong bài Thơ nầy , tác giả đã khéo mượn chiều dài của con sông Tương để ẩn dụ những tháng ngày dài cách ngăn, nỗi nhớ bao la không bờ bến , sự đau xót tương tư ngút ngàn .
Cùng một xu hướng nầy , Nhã My cũng rất khéo léo dàn trải nỗi nhớ của mình mênh mông như sương mù , nó theo suốt cuộc đời mình như một cái bóng ảo ảnh suốt đời không thể quên :

Nhớ ai cuối nẻo sương mù
Bóng theo ảo ảnh phù du cuộc tình
Nhớ ai ai có nhớ mình
Nụ hồng còn đó nguyên trinh khép hồn
Gió về thổi lạnh hoàng hôn
Thổi không bay nỗi bồn chồn tương tư
( Nhớ )

 Tuy nhiên , nỗi nhớ trong bài thơ " Trường Tương Tư " dù sao cũng mang ít nhiều tính chất Nho Giáo vị kỷ , một thứ cảm xúc kín đáo mang bản chất phong kiến cung đình được đóng khung trong bản ngã tình yêu trai gái với " tam tùng tứ đức " . Cũng cùng một khái niệm đó , Nhã My đã khéo léo mang niềm đau ra hiện thực đương đại , mở rộng ,dàn trải những nỗi nhớ vượt ra khỏi khuôn thước của tình ái theo bản ngã nhân sinh. Cô đã dành thêm nỗi ngậm ngùi , nỗi nhớ không chỉ dành cho tình yêu mà còn cho đất nước, quê hương trong những ngày xa cách .
Là một Việt Kiều sống tại Mỹ lâu đời ,Nhã My đã trải nghiệm nhiều nỗi nhớ , ngoài tình yêu đôi lứa như một tiểu ngã rất nhân bản , còn một nỗi nhớ đậm đặc về quê hương như một đại ngã rộng lớn, bàng bạc trong những bài Thơ ký tên Nhã My đăng trên các tạp chí, tập thơ , blog cá nhân .Tôi vẫn bắt gặp đâu đó một giòng sông Tương chảy êm ả , trầm mặc, trong từng đoạn thơ , nét chữ , câu vần , mà mỗi nỗi nhớ là một nội tâm biểu cảm sự tương tư rất thuần khiết và tráng lệ :

Gĩa từ bến cũ hoang liêu
Bâng khuâng để nhớ một chiều nước mây
Bên trời viễn xứ loay hoay
Mù xa cố lý trắng mây nghìn trùng
Trông vời một cõi mông lung
Biển xanh thuyền nhỏ chập chùng sóng đưa
( Gọi )

Ta hãy xem Nhã My hòa quyện nỗi nhớ trong tình yêu và quê hương một cách tuyệt vời trên cùng một tọa độ nỗi đau trăn trở cùng bên cạnh cái bóng thời gian :

Vầng trăng quê cũ chưa lìa
Mà sương đã ướt đầm đìa nỗi đau
Đêm đêm lặng ngắm trời cao
Tóc chưa điểm bạc tình vào hư không
( Nỗi đau )

Và đây giòng sông Tương vẫn âm ỉ chảy trong nỗi nhớ , trong hoài niệm và hoài vọng ngút ngàn , nó lãng đãng như sương mù , như khói mây tuy cách xa mà thật gần gũi

 Gĩa từ bến cũ hoang liêu
Bâng khuâng để nhớ một chiều nước mây
Mù sương mấy dặm đường dài
Nghe tâm tư đọng khói bay mơ màng
( Gọi )

Bài thơ "Buồn" như một dấu chấm than với lời đúc kết cô đọng than thở cho một thân phận con người Giòng sông Tương vẫn còn chảy thì nỗi nhớ càng tràn đầy, nhưng sông có bao giờ vắng nước được đâu :

Nước trôi sao mãi lững lờ
Sông chia nhánh chảy tình hờ... dặm xa
Mưa trời nặng giọt buồn sa
Chiều tan tác xuống bóng tà đìu hiu
( Buồn )


KẾT LUẬN :

Thơ lục bát Nhã My là thế , từ con sông Tương với nỗi buồn trăn trở và nỗi tương tư cổ điển mang đầy tính ước lệ thời phong kiến ,cô đã mang nó về lại với thời đại của chúng ta bằng những thuật ngữ Thơ rất ấn tượng bằng những phong cách trừu tượng, ẩn dụ . Trong văn thơ đương đại nhiều lúc ta cũng không cần nêu sự kiện một cách rõ rệt như văn học thời xưa bằng những điển cố , mà chỉ nêu vài nét châm phá trong câu vần, nét chữ của một bức tranh tâm hồn với vài nét phác họa thì người đọc sẽ thấy gần gũi hơn , ấn tượng hơn , có thể trở thành tuyệt bút .

Nhã My đã từng tâm sự với tôi trong tập Thơ cô chuẩn bị in có khoảng 100 bài thơ thì Thơ Lục Bát đã hơn phân nửa , điều nầy chứng tỏ Nhã My đã trân trọng thể loại Thơ Lục Bát như một phương tiện giao cảm cần thiết với người đọc.

Thơ Lục Bát Nhã My làm tuy ngắn nhưng thể hiện được cái tình dài , ảnh tượng trong thơ là sự suy cảm cần thiết để độc giả tìm đến trong sự đồng cảm , như một bản hòa tấu giao hưởng mà người viết cũng như người đọc đều cảm thấy thỏa lòng Một ý tưởng khác , là Nhã My muốn cách tân loại Thơ Lục Bát , muốn nó ngắn gọn trong khuôn sáo bốn , sáu , hay tám  số câu , số chữ , số vần , niêm đối như thơ Đường Luật , một ý tưởng táo bạo rất đáng trân trọng . Tôi hoàn toàn ủng hộ Nhã My trong cuộc Cách Mạng văn học mới nầy .

HUY THANH

(1) ĐIỂN CỐ : là những sự kiện, địa danh , nhân vật từ cổ xưa rất nổi tiếng mà ai cũng biết .Dần dần các danh từ riêng đó trong văn học biến thành ý nghĩa của danh từ chung để so sánh sự giống nhau của nhân vật , sự kiện đương đại với nhân vật sự kiện cổ xưa đó .
Thí dụ một vài Điển Cố thường dùng trong văn thơ cổ như s1-Da ngựa : lấy từ chữ Mã Cách  ( Mã là ngựa, Cách là da ) là câu nói của Mã Viện đời nhà Hán ý nói làm trai phải chết nơi sa trường lấy da ngựa bọc thây mới là anh hùng .
2-Man Khê : một địa danh Phục Ba tướng quân Mã Viện đánh giặc rợ ,ý nói nơi sa trường hiểm trở .
3-Hàm Dương : tên đất Tây Kinh của nhà Tần , một kinh thành tráng lệ , ý nói địa danh một chỗ xuất quân đông người
4-Quan San : Quan là ải, san là núi ý nói là đường đi cách trở xa xôi
5-Trác văn Quân : giai nhân đời Hán , góa chồng , nghe Tư Mã Tương Như đàn Khúc "Phương cầu Kỳ Hoàng" hay quá nên bỏ ý định thủau : tiết , nửa đêm trốn về làm vợ Tư Mã , ý nói người đàn bà đẹp nhưng lãng mạn  .
6-Tô Phụ : tên vợ Tô Tần , một thuyết khách giỏi , vì muốn cho chồng lập nghiệp nên lúc còn nghèo  khi Tô Tần về nhà , bà cứ ngồi trên khung cửi không thèm đứng dậy chào ý khuyên chồng nên lập công danh với đời.
7-Phan An : tên một người con trai đẹp đời nhà Tấn  tên Phan An Nhân mỗi khi ra đường bị con gái chọc  ghẹo , ý nói một người đẹp trai thời bây giờ .
8-Sâm Thương : Sao Hôm ( Sâm ) sở bên Tây ,  sao Mai ( Thương ) , hai sao nầy , một sao hiện ra thì sao kia tắt , ý nói là ly biệt mà không bao giờ thấy nhau .
9-Sở Khanh :  tên một nhân vật lừa gạt Thúy Kiều trong Đoạn trường Tân Than, ý nói là những chàng trai ba hoa chuyên lừa gạt đàn bà con gái thời bấy giờ .
10- Hoạn Thư : tên một nhân vật trong truyện Thúy Kiều ghen tuông tàn độc, dữ dằn , ý nói là những người đàn bà luôn ghen tuông chồng một cách vô lối .
11- Mây lồng : Đời nhà Đường Địch nhân Kiệt đi đánh giặc xa nhà , lên núi cao trông nhìn mây trắng xa xa nói với quân sĩ : " Cha mẹ ta ở dưới đám mây
trắng ấy " , ý nói là sự nhớ thương quê nhà .

(2) Phụ bản một bài Thơ Nhã My  đăng trên Diễn Đàn Văn Nghệ Việt Nam số 218 tháng 03 năm 2013 tòa soạn số 51 Trần Hưng Đạo Hà Nội
Bài thơ cũng mang hình ảnh con sông Tương

MƯA
một mình bến vắng chiều mưa
hạt khoan. hạt nhặt .hạt thưa.hạt dày
tóc mưa ướt chẳng buồn bay
nón che quá mỏng mưa đầy mắt xanh
ai đời xuân sắc mong manh
trốn đâu cho khỏi lòng giăng mối sầu
mưa.sông chở nước về đâu
ước chi mình dệt làm cầu đón đưa
sang sông bến vắng chiều mưa
thuyền không nhẹ lái sông xưa nhớ người
sang ngang người hiểu gì chưa
tình tha thiết mấy cũng vừa chiêm bao
NHÃ MY

***MỘT SỐ NHẬN XÉT
NM  chân thành cảm ơn các thân hữu đã viết còm trao đổi về bài viết này cũng như các câu trả lời của anh HT  (có tất cả 47 comments )nhưng vì  là bài copy lại nên NM không đem đầy đủ tất cả comments chỉ xin ghi lại vài còm chính mà thôi mong các bạn thông cảm nhé.

Nam Chung Nguyễn09:16 02/07/2013

từ dòng sông của địa lý trở thành một dòng sông còn lưu lại những dấu vết lịch sử như một sự vô tình , để rồi biến thành một sông Tương trong văn học .những Giọt nước mắt chảy ra từ những cuộc chia ly bên sông Tương đã trở thành những "Giọt tương" trong văn học cổ điển Trung hoa . những giọt tương ấy đã hội tụ thành dòng và đã chảy vào thi ca hiện đại ; mà thơ Nhã Mi là một ví dụ . Ôi những "giọt nước mắt buồn ly tán "cuả Nhã My có phải chăng cũng được khởi nguồn từ bến Tiêu Tương . tóm lại thơ Nhã My và những bài thơ CỔ bên sông Tương cùng có chung tiếng nói :LÊN ÁN CHIẾN TRANH . mà người nghe thấy và phát hiện ra tiếng nói chung ấy là sự liên tưởng tuyệt vời của nhà văn HUY THANH .
Khuc Thuy Du11:27 02/07/2013

Thơ chị Nha My khi đọc luôn cho tôi một trăn trở , một nỗi buồn da diết nhưng tích cực và cho tôi cảm thấy tâm hồn thêm đẹp , thêm sâu lắng bởi nỗi buồn ấy !





Một entry hay!

Mình chỉ xin góp ý một chút cho địa danh SÔNG TƯƠNG và sông TIÊU TƯƠNG:

-"Tương Giang hay Tương Thuỷ hay sông Tương (tiếng Trung: 湘江 hay "湘水", pinyin: Xiāng Jiāng, Xiāng Shǔi; Wade-Giles: "hsiāng chiāng" hay "hsiāng shuǐ"), là một con sông, chi lưu chính của sông Trường Giang, chảy qua tỉnh Hồ Nam, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Sông này có diện tích lưu vực 94.600 km², tổng chiều dài 856 . Tương Giang bắt nguồn từ huyện Lâm Quý của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc và chảy vào Hồ Nam."

- Sông Tương ở Việt Nam hay sông Tiêu Tương từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho bao truyền thuyết như truyện tình Trương Chi, bến sông chia li, tương tư nhung nhớ.

Nhưng sự thật về con sông này giống như một bức màn sương lúc mờ lúc tỏ. Theo một số văn kiện còn lưu lại thì: Tiêu Tương không chỉ là một huyết mạch giao thông quan trọng của vua An Dương Vương mà còn là một hào luỹ thiên nhiên che chắn, bảo vệ kinh đô Cổ Loa non trẻ của quốc gia Âu Lạc. Hơn thế, dòng chảy của Tiêu Tương còn chở mạch nguồn văn hoá của người Việt từ kinh đô đến khắp các làng quê
Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “sông Tiêu Lương cũ ở địa giới phủ Từ Sơn, phát nguyên từ cái đầm lớn xã Phù Lưu huyện Đông Ngàn, chảy từ phía tây sang đông bắc qua xã Tiêu Sơn huyện Yên Phong, chuyển sang địa phận hai huyện Tiên Du và Quế Dương vào sông Thiên Đức". Sách Địa chí Hà Bắc ghi rằng: “Sông Tiêu Lương, còn gọi là sông Tiêu Tương, ở địa giới huyện Tiên Sơn phát nguyên từ hồ Lãng Bạc chảy từ phía tây sang đông bắc qua xxã Tương Giang, Vân Tương, qua các làng quan họ nổi tiếng như Lim, Bưởi, Ó, Se, Bò... rồi chảy vào sông Cầu”... gười Việt từ kinh đô đến khắp các làng quê

Một trong những câu chuyện được nhiều người kể và cho tới nay vẫn còn lưu lại khá đậm nét trong tâm thức dân gian, đó là chuyện tình chàng Trương Chi. Chuyện kể rằng: “Ngày xưa, có một chàng đánh cá nghèo tên là Trương Chi sống trên sông Tiêu Tương, trong một chiếc thuyền chài nhỏ. Hằng ngày, chàng vừa tung chài, kéo lưới, vừa ca hát say sưa. Gần khúc sông nơi chàng thường đánh cá có lâu đài của quan Thừa tướng. Nàng Mỵ Nương con gái quan Thừa tướng hằng ngày nghe tiếng hát của chàng mà đem lòng yêu say đắm. Cho đến một ngày, chàng Trương Chi chuyển tới đánh cá ở một khúc sông khác. Mỵ Nương vì nhớ mong tiếng hát của chàng mà sinh ốm tương tư. Thừa tướng cho mời biết bao thầy thuốc tài giỏi trong vùng tới cứu chữa cho con gái yêu, thế nhưng chẳng thầy thuốc nào chữa khỏi được bệnh cho nàng. Biết được uẩn khúc trong lòng Mỵ Nương, quan Thừa tướng cho người tìm Trương Chi đưa về dinh của mình. Hằng ngày, Thừa tướng giao cho chàng nhiệm vụ sắc thuốc và hát cho Mỵ Nương nghe. Gặp mặt chàng đánh cá xấu xí và nghèo khổ, Mỵ Nương thất vọng và từ đó khỏi bệnh. Chàng Trương Chi lại trở về với dòng Tiêu Tương thơ mộng. Từ đó, đến lượt chàng thầm yêu trộm nhớ nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Ôm mối tình vô vọng, giận cho duyên phận hẩm hiu, chàng nhảy xuống sông tự vẫn. Hồn chàng sau khi chết nhập vào cây bạch đàn.
Quan Thừa tướng vô tình mua cây bạch đàn về, sai người tiện một bộ ấm chén uống trà rất đẹp. Lạ kỳ thay, mỗi khi rót nước vào chén, người ta lại thấy thấp thoáng hình bóng chàng đánh cá xấu xí trong lòng chén nước. Mỵ Nương cầm chiếc chén trên tay, cảm động vì chuyện xưa, giọt nước mắt của nàng nhỏ vào trong chén. Và, chiếc chén bỗng tan ra thành nước"


Sông Tương hay Tiêu Tương đều chỉ là địa danh cả. Có cần thiết để biết nó ở đâu hay không?

Theo tôi thì không cần thiết. Thật sự thì ngay của tác giả cũng chưa bao giờ ngồi ở đó, hoặc đã đến đó mà mơ mộng, mà tuôn tràn thi hứng.

Bến Sông Tương trong văn học nó đơn tuần là một bến sông buồn. Một sự chia biệt, xa cách. Một hoài niệm tiếc nuối xa xăm. Nó mang những khắc khoải mênh mang và nhiều điều day dứt khiến người ta muốn thổ lộ. Là "tương kiến thời nan, biệt diệc nan" cứ thế để mà nhớ mà yêu.

Tương tư là như thế, là sự chờ đợi đến vô vọng có đôi khi đến nghiệt ngã, nhưng lại cũng có đôi lúc trào dâng niềm thương cảm mênh mông.

Cho đến bây giờ khi nhắc đến cụm từ Sông Tương hay Tiêu Tương, người đọc có thể liên tương ngay đến những chuyện tình chưa trọn vẹn...Sông Tương hay Tiêu Tương có mặt khắp nơi trong thi ca, trong âm nhạc. Nó là một con sông chở những nỗi buồn xuyên "lục địa", trôi dạt biết bao nhiêu xúc cảm từ nơi này cho đến nơi khác. Vậy biết nó chính xác để làm gì? Có cần vậy không khi thơ ca diễn đạt nó gần như trọn vẹn rồi.?

Có những thứ thật sự cần làm rõ ra để người ta thấu hiểu. Nhưng cũng có những thứ không cần thiết nêu lên mà cứ để nó mặc nhiên đến rồi đi theo từng xúc cảm của mỗi cá nhân. Sông Tương hay Tiêu Tương nó thuộc về vế thứ hai. Cái mà không cần phải nêu lên cho thật rõ ràng.


Nhã My với lục bát mềm, giản dị mà đầy tình. Trong niềm đau âm thầm không rên rĩ, ủy mị. Bởi điều thể hiện ấy là cái thực trong nội tâm, được toát ra bằng câu vần nhịp điệu quê hương!

 ****NM chân thành cảm ơn anh Huy Thanh đã bỏ thời gian để viết entry rất công phu này đồng thời cũng là giới thiệu dòng thơ lục bát của NM NM cũng cảm ơn các bạn đọc đã đọc bài và góp ý.



8 nhận xét:

Mộng Bình nói...

XÍ TEM !
Em sang thăm chị iu nè !
Chúc chị luôn vui khỏe, sáng tác nhiều thơ hay chị nhé !

vu song thu nói...

Ôi Nhã My, nõi nhớ buồn trong thơ em làm cho người ta cảm động. Đọc thơ em vừa hoài cổ vừa cách tân. Bây giờ chị mới hiểu tại sao vậy. Cám ơn nhà văn HUY THANH đã am hiểu mà giới thiệu ! Chờ tác phẩm mới của em!

Unknown nói...

[img] http://anh.24h.com.vn/upload/3-2012/images/2012-08-11/1344672591-tiec-tra-an-lac--2-.jpg [/img]
Chúc chị ngày mới an vui

PHUSA nói...

Ngưỡng mộ chị Nhã My quá.....

NHAMY nói...

VÂNG TEM VÀNG CHO EM GÁI THÂN YÊU CHÚC EM MỌI SỰ TỐT LÀNH

NHAMY nói...

EM CẢM ƠN CHỊ Ạ

NHAMY nói...

THÍCH QUÁ CẢM ƠN MC NHIỀU NHIỀU

NHAMY nói...

HIIII...CẢM ƠN PS NHÉ CHÚC TUẦN MỚI TỐT LÀNH