Nam Kha ký thuật của Lý Công Tá đời Đường kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy chàng đến nước Hòe An,Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết.Thấy Thuần tướng mạo khôi ngô nên gả con gái cho ,phong làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan thái thú, cai trị cả một vùng to lớn.Đương lúc vợ chồng Thuần sống một cuộc sống vương giả cực kỳ sung sướng thì bổng giặc đến vây quận Nam Kha.Thuần đem quân chống cự nhưng thế giặc quá mạnh Thuần thua chạy. Giặc vây thành đánh phá ,công chúa vợ Thuần chết trong đám loạn quân.Thuần Vu Phần đem tàn quân về kinh đô tâu lại vua cha .Nhà vua nghi kỵ Thuần đầu hang giặc nên tước hết phẩm hàm đuổi làm thường dân.Thuần oan ức tủi nhục khóc bi thương.Vừa lúc ấy thì Thuần thấy mình tỉnh dậy nằm dưới góc hòe ,trên đầu một cành cây hòe chỉa về hướng Nam,bên cạnh có một ổ kiến lớn ,bầy kiến leo lên hàng lũ trên cây hòe. Giấc mộng nam kha hay giấc hòe là điển tích được dùng nhiều trong văn chương cổ hàm ý chỉ rằng sự vinh hoa ,phú quí ở trên đời chẳng khác nào như một giấc mộng. Mộng ,mơ,hay chiêm bao ai cũng biết rằng là chuyện không có thực, không thể nào xảy ra được trong thực tế đời sống của con người Có những giấc mộng vô cùng đẹp đẻ,rất vui,rất hạnh phúc mà khi tỉnh lại đã khiến ta nuối tiếc muốn...tiếp tục ...nằm mộng nữa (nhưng mộng đã không trở lại giống y như cũ) .Cũng có những cơn ác mộng khiến ta sau khi tỉnh lại phải sợ hải, kinh khiếp và mong muốn nó đừng bao giờ xảy ra trong đời thật (hoặc thấy trở lại dù trong mộng). Giấc mộng của Thuần Vu Phần xét theo kiểu ...tiếu lâm là một giấc mộng tiền kiết hậu hung ,có đẹp ,có xấu ,có hân hoan,có tủi nhục là một giấc mộng tổng hợp có thể xảy ra (giống như)trong cuộc sống..’’ lên voi xuống chó” của một đời người.Nó kết cục có hậu ,khác với những giấc mộng “nửa vời” thường là kết thúc lúc đang đẹp để có nhiều luyến tiếc mà ...kể lại. Quả cũng ... may cho họ Thuần vì khi (chắc bị kiến cắn) tỉnh dậy ...dụi mắt nhìn đời hoảng hồn nhớ lại giấc mơ rồi đưa tay sờ lên cổ mà (mừng rỡ )kêu rằng ...không làm phò mã cũng được miển là chưa bị chết chém!
Ngày nay không những ở trong mộng mới gặp chuyện “bừng con mắt dậy thấy mình tay không” mà trong cuộc đời thực cũng đã có biết bao hoàn cảnh đau đớn,trái ngang mang đến nhiều khổ đau ,mất mát. Do “thiên tai” như động đất, sóng thần, núi lửa, đất chuồi, bão lụt... hay do “nhân tai” như chiến tranh, bom đạn, khủng bố, trả thù, tai nạn tàu bè,xe cộ, hay do tệ nạn xã hội khác xì ke ma túy, cờ bạc phá sản,bịnh aids... Mộng thì không thể ... làm ra cũng không thể thay đổi được vì nó là ảo là ... mơ màng, nhưng vẫn có thể cầu mong "ngủ đi em mộng bình thường” hoặc cho dù phải đau đớn, khoắc khoải vật vã nhưng vẫn phải muốn từ bỏ để trở về cuộc sống thực tế dù có cay đắng, phũ phàng “làm sao giết được người trong mộng".Vì đúng vậy người ta ... ngủ mơ với mộng nhưng lại phải (bị) sống với cuộc đời thực ,rất thực, rất ... tầm thường đói (phải) ăn, khát uống, phải đi học, phải làm việc (lao động), phải... có vợ có chồng, sinh con đẻ cháu, phải, phải ... nghĩa lã theo qui luật sinh , lão, bịnh, tử của một kiếp người. Ai đó kêu rằng sẽ biến những giấc mơ thành sự thực hoặc sẽ không làm nên ... việc lớn nếu không biết mơ mộng. Cũng được đấy nếu những giấc mơ đó nằm trong tầm tay của con người, nghĩa là nó sẽ thực hiện được cùng với sự cố gắng ,niềm đam mê, khắc phục khó khăn nghịch cảnh,cùng với những hoài bão, lý tưởng, niềm tin, hi vọng, ý chí, định hướng của con người. Được (thành công) như vậy thì quá tốt,cuộc đời còn đẹp huy hoàng hơn là mộng.Còn nếu như mơ làm... mỹ nhân ngư để bơi lội (cùng với cá) vẫy vùng trong biển cả hay mơ ‘’... làm cây thông đứng giữa trời mà reo” thì chắc nếu có kiếp sau mới có thể được. Nhưng mà vẫn cứ mơ để cho đời thêm đẹp, thêm vui, thêm hi vọng. Vì những giấc mộng bao giờ cũng đẹp, mang đến sự lạc quan, yêu đời thì cũng thật là cần thiết đối với con người, để đóng góp thêm những sắc màu cho cuộc sống thực tế vốn được cho là buồn tẻ, chán ngắt này. Những giấc mộng cũng vô cùng cần thiết để văn chương, thi phú, âm nhạc thêm sắc màu phong phú, để xua đi những phút giây phiền muộn của một kiếp người.
Mộng và thực. Đã là con người thì ai cũng phải có.
SƯƠNG LAM
**************************************************
TRANG CHU MỘNG HỒ ĐIỆP
Mộng hồ điệp hay Trang Chu mộng hồ điệp là tên người ta đặt cho một đoạn văn trong sách Trang Tử của Trung Quốc. Đoạn văn này rất nổi tiếng nó đã trở thành một điển tích thường dung trong văn chương cổ của TQ và VN.
Nguyên văn(Hán Việt) như sau:
Tích giả Trang Chu mộng vi hồ điệp, hủ hủ nhiên hồ điệp dã.Nga thiên giác tắc cừ cừ nhiên Chu dã.Bất tri Chu chi mộng vi hồ điệp dư ?Hồ điệp chi mộng vi Chu dư ( Chu dữ hồ điệp tắc hữu phân hỉ) Thử chi vi vật hóa.
Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê:
Có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn mà không biết mình là Chu nữa rồi bỗng tỉnh dậy thấy mình là Chu. Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa Chu. Trang Chu với bướm tất có chỗ khác nhau. Cái đó gọi là vật hóa.
Điển tích này dùng trong văn chương Trung Quốc Bài Cầm Sắc của Lý Thường Ẩn
Trang Chu hữu mộng mê hồ điệp
Thục Đế xuân tâm thác Đỗ Quyên
(Trang Chu một sớm mê hồ điệp
Thục đế giữa lòng xuân gởi hồn chim quyên )
Dùng trong truyện Kiều của Nguyễn Du
Khúc đâu đầm ấm dương hòa
Ấy là Hồ điệp hay là Trang sinh
Khúc đâu êm ái xuân tình
Ấy hồn Thục đế hay mình Đỗ quyên
Dùng trong triết học: Giấc mơ thành bướm của Trang Tử gợi ra nhiều câu hỏi trong các lảnh vực triết học tâm thức, triết học ngôn ngữ và nhận thức luận. Không những chỉ là một thành ngữ chỉ gặp trong tiếng Trung Mộng hồ điệp còn lan sang tất cả các ngôn ngữ phương Tây. Nó được dung làm minh họa trong bài luận nổi tiếng A new Refulation the time (Một phủ định mới về thời gian) của Jorge Luis Borges và đã gợi cảm hứng cho truyện ngắn 1918 Polaris của H .P. Lovecraft.
Tài liệu từ Kipedia Foundation, Inc
A note from SL:
Thế gian ù ù cạc cạc (mù mù tạc tạc) trắng đen lẫn lộn, mộng thực khó phân.
Sự thật ít khi tinh khiết và không bao giờ đơn giản (truth is revely pure and never simple)
SƯƠNG LAM