Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long; miền nam VN, cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km đi bằng quốc lộ 53 qua tỉnh Vĩnh Long,( khoảng cách rút ngắn chỉ còn 130 km nếu đi bằng quốc lộ 60 qua tỉnh Bến Tre) ,cách thành phố Cần Thơ 95 km. Được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu với 2 cửa Cung Hầu và Định An nên giao thông đường thủy có điều kiện phát triển. Phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Vĩnh Long, phía Nam giáp Sóc Trăng, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre, có 65 km bờ biển.
Thành phố Trà Vinh có quyết định thành lập trên cơ sở thị xã Trà Vinh từ tháng 3 năm 2010.
Từ thành phố Bến Tre , chúng tôi theo lộ 60 qua cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên , đi tiếp khoảng
27 cây số là tới Trà Vinh.
Thành phố nhỏ , không có những công trình xây cất lớn mới , phong cảnh thanh bình , có nhiều cây xanh . Trà Vinh là nơi định cư của số đông sắc tộc Khmer nên có nhiều kiến trúc cổ đặc trung văn hóa Khemer .Toàn tỉnh có hơn 150 ngôi chùa Miên trong đó có nhiều chùa nổi tiếng như : chùa Ông Mẹt, chùa Âng, chùa Phnô Đung, chùa Ấp Sóc, chùa Hang,chùa Bào Môn, ....
và có nhiều điểm du lịch như ao Bà Om, bãi biển Ba Động...
Nhìn chung ngành du lịch chưa mấy phát triển nên không thấy nhiều du khách như ở Sóc Trăng , nhưng các chùa Khemer ở đây khá cổ và cũng đẹp.
BẢO TÀNG VĂN HÓA DÂN TỘC KHEMER
CHÙA ÂNG (ANGKORAJABOREV)
Chùa Âng (tên Khmer là Angkorajaborey) là một ngôi chùa cổ trong hệ thống chùa Khmer của tỉnh Trà Vinh; hiện tọa lạc bcn quốc lộ 53, thuộc khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. Chùa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km, nằm trong khuôn viên thắng cảnh Ao Bà Om, và đối diện với Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer của tỉnh.
Đây là một trong những ngôi chùa tiêu biểu trong hệ thống 141 ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh Theo Bảng Di tích lịch sử chùa Âng, thì chùa có từ năm 990... Đến năm 1695, ngôi chính điện được xây dựng lại bằng tre lá. Năm 1842, chùa được xây dựng lại bằng gỗ quý (rui, mè và 60 cây cột), lợp ngói và tường xây. Sau đó, chùa còn được trùng tu vài lần nữa .
Chùa nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 4 ha, có hào nước sâu bao bọc, và được xây dựng theo lối kiến trúc-trang trí chùa Khmer Nam Bộ.
Cổng chùa được xây dựng với ba ngọn tháp ở trên, có đắp hình chằn. Hai bên trụ cổng là hình vũ nữ Kẽn naarr và tượng người đầu chim (Krũd).
Chánh điện quay về hướng Đông, tọa lạc nên một nền cao 2 m Mái của chính điện được cấu tạo gồm ba cấp, hai mái trên cùng thì dốc và cao hơn mái còn lại. Các gò mái có thần rắn Naga, đuôi cong vút, tượng trưng cho sự dũng mãnh vĩnh cửu. Ở các đầu cột là những tượng vũ nữ Kẽn naarr và tượng người đầu chim (Krũd) với hai tay chống đỡ mái. Quanh chính điện có trụ cột, hàng rào với đầu thần Bayon bốn mặt. Ngoài ra ở đây còn có tượng chằn Yeak mặc áo giáp với khuôn mặt dữ dằn…
Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có các hạng mục công trình khác như: trai đường, giảng đường, các Tăng xá và các tháp chứa di cốt...
Như bao ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer khác, bên trong chính điện chùa Âng cũng chỉ thờ duy nhất là Phật Thích Ca. Bệ thờ Phật rộng gần 30 m² gồm bốn bậc. Tượng Phật chính cao 2,1 m. Xung quanh có khoảng 50 tượng Phật khác nhỏ hơn. Ba phía vách chính điện có các bức tranh vẽ kể lại cuộc đời đức Phật Thích Ca. Trần chính điện được trang trí bốn bức bích họa lớn theo chủ đề: Phật Thích Ca đản sinh, xuất gia, đắc đạo và nhập niết bàn.
Một trong số bức tranh tường vẽ về cuộc đời Phật Thích Ca trong chính điện
Và cũng như nhiều ngôi chùa Khmer khác, chùa Angkorajaborey không chỉ là nơi tu hành của các vị sư, là nơi thanh niên Khmer đến tu học, mà còn là một trung tâm văn hóa. Hàng năm, lễ hội Ok Om Bok (rằm tháng 10 âm lịch) là lễ hội lớn nhất của chùa.
Ngày 25 tháng 8 năm 1994, chùa Âng đã được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
ẢNH CUA NHÃ MY -SƯƠNG LAM.
CẦU CỔ CHIÊN
HOA SALA