CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

CAMPUCHIA DU KÝ KỲ CUỐI

KÝ SỰ DU LỊCH CAMPUCHIA
 Ảnh và bài của SL
 Bến tàu
 

 Cửa hàng nổi trên sông 
 
 

 BIỂN HỒ
 Nói là có hai ngày hai đêm ở tại thành phố Siemreap nhưng thật ra đoàn du lịch chúng tôi chỉ có một ngày để đi tham quan Angkor vì qua hôm sau là ngày cuối cùng thì xe chạy từ Siem reap trở về TPHCM hết cả ngày rồi.Sau khi tham quan các đền trở về thành phố đoàn ăn trưa xong thì chia làm hai toán một số trở về khách sạn nghĩ ngơi ,số còn lại khoảng phân nữa đoàn đi Biển Hồ nhưng gần như tất cả người trong đoàn dù không đi cũng đóng góp tiền để mua quà tặng cho trẻ em VN ngoài đó .Biển Hồ cách Siemreap khoảng 12km xe chạy trên một con đường nhỏ song song với con sông Siemreap để tới bến tàu Hai bên đường đi có nhiều ngôi nhà sàn có những nhà gỗ khá đẹp là nhà hàng cũng như những nhà sàn ọp ẹp khác Đoàn ghé một tiệm tạp hóa để mua mì gói ,bánh kẹo và còn dư lại một số tiền mặt.Mì gói và bánh kẹo cũng nhập từ VN chỉ đóng thùng (thùng lớn 50 gói) đề chữ Miên mà thôi !Chúng tôi sẽ đến một ngôi trường VN ngoài Biển Hồ và khi trở về ghé một nhà hàng nổi cũng là nơi bán hàng bách hóa Ở đó sẽ được đải thức uống và ăn con tép sông loại nhỏ (tép rong), giá tiền của chuyến đi là 18 đôla một người.
   
 Nhà nổi trên sông
 
 
 
 Cửa hàng bách hóa và cũng là nhà hàng nổi
 Tuy gọi là biển nhưng thật ra là một hồ nước ngọt( lớn nhứt đông nam á) tên tiếng Miên là Tonle Sap ( sông lớn nước ngọt) Hồ này có tác dụng điều tiết lủ lụt cho đồng bằng sông Cửu long .Vào mùa mưa lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong sẽ chảy ngược vào hồ làm ngập lụt các cánh đồng và những khu rừng ở xung quanh Lúc đó hồ sẽ có một diện tích rất lớn (khoảng trên 24000km2) và khá sâu (khoảng 9m) Qua mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau),nước tứ hồ sẽ chảy xuôi dòng ra biển ,lúc đó diện tích hố bị thu nhỏ chỉ còn khoảng 1/10 và sâu chừng 2m ,có chỗ 1m.Biển hồ là nơi sinh sôi nảy nở nhiều loại cá số lượng cá thiên nhiên này làm thực phẩm nuôi sống phần lớn dân số Campuchia .Còn nhớ lúc nhỏ vào mùa nước,ở VN cá linh từ nguồn xuống vớt được bán đầy chợ, miệt gần biên giới cá linh nhiều còn làm mắm ,có thêm cá duồng thịt béo ăn rất ngon.(bây giờ cá linh được nuôi ở các nhà hàng ở SG ăn lúc nào cũng có!) Chúng tôi đi vào mùa nước cạn nên lòng hồ nhỏ Xe xuống bến tàu và đoàn người xuống một chiếc ghe có ghế ngồi giống như những chiếc ghe chở khách du lịch trên sông ở VN Lái tàu (ghe) là một thanh niên người Miên nước da đen đủi khộng biết nói tiếng Việt.Sau một hồi chạy trên nhánh sông có nước màu đỏ đục phù sa ,tàu ra tới ngoài biển hồ . Phong cảnh hai bên sông vắng vẻ chỉ có rừng cây .Cô hướng dẫn nói đây là một loại cây chịu nước ngập tên là cây bồ quân(?) nhưng không phải cây bồ quân của VN (tôi không nhớ tên Miên) Cây to như những cây me cành lá xum xuê Vào mùa nước rừng cây bị ngập tới ngọn, chỉ còn thấy những lùm lá .Cá vào làm ổ đẻ trong các lùm lá cây nầy nên có câu (ví) “ cá đẻ ngọn cây”(là có thật ) Bây giờ nước rút vẫn còn nhìn thấy rất nhiều rác là các thứ bao ni long treo lủng lẳng trên cành cây! Lại thấy một nghĩa địa ở ven bờ đất thấp là nghĩa địa của người VN sinh sống trên biển hồ ,tới mùa nước thì nghĩa địa này cũng bị ngập chìm trong nước lũ (ai đó nói đùa những ngưởi sống ở đây yêu nước vì sống trên mặt nước mà chết cũng còn ngâm trong nước câu nói đùa mà nghe ngậm ngùi làm sao chợt nghĩ mà thương cho những số kiếp lênh đênh !)Tàu chạy qua mấy ngôi nhà nổi trên sông nước, có những bè lớn bán xăng dầu ,tạp hóa cũng có những chiếc ghe dùng che tạm làm nhà mà trên đó có rất nhiều người sinh sống.Chúng tôi chỉ mới ra một phần ngoài hồ mà đã thấy ngợp vì bốn bề nước mênh mông nhìn không thấy chân trời ,ghe và nhà nổi trên hồ lúp xúp ,cảnh vật như tách rời giữa vùng riêng biệt chỉ có sóng nước bao la. 
 
 Nghĩa địa của người VN sống trên Biển hồ
 NGƯỜI VIỆT Ở BIỂN HỒ
Theo tài liệu lịch sử cũ thì đoàn người Việt đầu tiên đến sống ở Miên có lẽ là đoàn tùy tùng của công chúa Ngọc Vạn ,con của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên khi công chúa được gã cho vua Chân Lạp hey ChettaII vaò năm 1620.Từ đó về sau dân VN liên tục tới đất Miên sinh sống Họ ra đi có khi vì sự bạc đải của chính quyền trong nước như vụ cấm đạo Thiên chúa thời vua Tự Đức ,những biến cố chính trị thời Ngô Đình Diệm cũng như họ đến Miên để tìm kế sinh nhai làm ăn buôn bán hay trốn nợ nần ở VN Người VN chịu khó sống ở đâu cũng siêng năng chăm chỉ củng có người thành công giàu có nhưng cũng có người không được như vậy (nghe đồn là vàng ở Miên kiếm dễ nhưng đã bị “ếm” nên khi đem ra khỏi đất Miên thì gặp xui xẻo thất bại hết tiền phải trở lại Miên nữa!!) Người VN sinh sống ở Miên không phải lúc nào cũng được ưu đãi mà có khi cũng chịu kỳ thị. Cụ thể là vào thời Lonnol đã xãy ra nạn “cáp duồn’’ đầy kinh hoàng Nhiều người VN bị giết chết bị cấm làm ăn nhiều nghề nên một số phải hồi cư hoặc tạm sống ở các vùng đất bên này biên giới VN .Ghe thương hồ thì cũng chạy về nước đậu đầy nghẹt trên sông Tân thuận lúc đó.Thời PonPol người VN cũng bị giết rất nhiều Riêng số người VN đến biển hồ sinh sống khá đông Họ đến đây làm nghề “ biển’’ tức làm cá Họ đi ghe, cào cá ,lưới cá ,làm khô ,làm mắm nói chung cũng rất là cực nhọc.Bây giờ biển hồ cũng bớt cá và ở biển hồ chỉ được lưới cá một mùa Vào mùa cá đẻ chính phủ Miên cấm mọi hoạt động bắt lưới cá để bảo dưỡng cá con (chính quyền Miên có ý thức bảo vệ nguồn tài sản thiên nhiên hay hơn VN đánh bắt ăn tận bắt tiệt !)Dân nghèo tay làm hàm nhai nên không có tài sản tích lũy tới mùa cấm bắt cá không có cái ăn nhiều gia đình đông con lâm vào cảnh khổ Do đó khi tới biển hồ thường thấy có cảnh nhiều ghe VN chèo tới ăn xin và cũng đã có rất nhiều đoàn cứu trợ trong và ngoài nước tới đây để giúp đỡ người nghèo 

 

 
 

 
Trường và lớp học
 Đoàn chúng tôi hôm nay ngoài việc đi chơi hồ cũng ghé vào một ngôi trường VN để làm từ thiện .Chúng tôi đến một ngôi trường trên sông nước Trường này do quan khu bảy và quân đội nhân dân VN cất tặng có lẽ là một nơi khang trang và đầy đũ tiện nghi nhứt để nuôi dạy trẻ em VN nghèo Khi đoàn đến thì có hai lớp đang học do một cô giáo và một thầy giáo trẻ đảm nhiệm . Một lớp đươc điều qua phòng sinh hoạt để nhận quà Điều hành trường là ông Trần văn Tư sinh năm 1937 người gốc Tây Ninh Trước kia ông đến biển hồ thấy hoàn cảnh trẻ con VN ở đây không biết chữ nên tình nguyện ở lại dạy học Sau đó vợ và một con trai cùng qua Ngoài việc dạy chữ trẻ em ở đây còn được nuôi ăn ,chúng tôi thấy trong phòng có một nồi cơm và nồi canh rất to(đã hết sạch) một cô bảo cha mẹ bọn chúng đi làm suốt ngày giao con có người chăm nuôi ăn uống được như vậy là quí lắm rồi Trẻ con trong lớp học rất là ngoan và lễ phép Nhìn những đôi mắt sáng vui mừng và những bàn tay bé nhỏ rụt rè đưa ra nhận bánh kẹo mà ai nấy động lòng thương .Số tiền mặt còn lại và mấy thùng mì được gởi lại cho trường (một người trong đoàn lúc ghe cặp bến đã không cầm lòng trước đoàn ghe ăn xin nên đã phát hết hai thùng gồm 100 gói mì) Sau một hồi trao đổi câu chuyện đoàn chúng tôi từ giã ra về Những ánh mắt ngây thơ trông theo và cùng nói câu cảm ơn Ai nấy cũng thấy cảm phục thầy Tư, phải là một người có tâm đạo thì mới từ giả cuộc sống an lành sung túc ở quê nhà để đến vùng sông nước xa xôi nghèo khổ nảy mà làm việc thiện được Ra về mà trong đoàn ai nấy cũng sụt sùi ,có người không cầm được nước mắt khi tận mắt chứng kiến cảnh đói nghèo của đồng bào ruột thịt nơi xứ người ! Khi đoàn ra ngoài ghe thì một đoàn người chèo ghe nhỏ tới bao vây xin tiền nữa ,điều đau lòng là họ điều là người VN! Nghe những tiếng than van kêu xin ai mà không khỏi động lòng nhưng đây cũng là một vấn đề tế nhị (giúp thì biết bao nhiêu cho đủ và biết đâu có người lợi dụng xem việc xin ăn như một cái nghề không chịu lao đông sinh sống!!) Riêng tôi chỉ biết nhìn mà ngao ngán và thương cảm mà thôi (chúng tôi khi đến xứ người cũng hai bàn tay trắng nhờ cực lực vất vả làm việc mới có tương lai nhưng có lẽ dù sao chúng tôi cũng may mắn hơn họ vì có được cơ hội tốt !)
 

 Học sinh đến nhận quà Người đứng bên trái là thầy giáo phụ trách lớp học
 

 Ông Trần Văn Tư (77 tuổi ) người chăn dắt đàn học sinh nghèo trên sông nước
 Buổi tối ngày thứ hai ở Siemreap đoàn cũng được đưa vào một nhà hàng buffet lớn khác để ăn tối Nhà hàng rất là lớn có trên một trăm món ăn và hơn một ngàn chỗ ngồi nhưng chật nghẹt nên đoàn phải đặt chỗ trước Kỳ này chúng tôi được ngồi gần sân khấu .Cũng những điệu múa Apsara cũ nhưng đoàn vũ công khác Tôi muốn ăn thử món Thái (xem có ngon như ở Thái Lan không) nên phải chờ làm món mắm đu đủ .Sau đó di kiếm đồ ăn Tàu .Vì là đêm cuối cùng trên đất bạn nên thời gian rất thong thả mọi người ăn uống chuyện trò rất lâu và vui vẻ Sau khi về khách sạn rồi thì có nhiều người lại trở ra khu chợ đêm để được …bóp chân sau một ngày đi bộ và leo trèo ! Nhiều người theo lời giới thiệu của cô hướng dẫn đi mua những món đặc sản Miên như các loại khô ,mắm ,lạp xưỡng, rượu thuốc… Riêng tôi ngán ngẩm phải kéo vali đi bộ qua biên giới lần nữa nên không mua gì hết ! Sáng sớm hôm sau đoàn du lịch sau khi ăn sáng ở khách sạn thì giã từ đất Miên để trở về TPHCM.Một ngày tham quan Angkor quá ngắn thời gian chỉ là “cởi ngựa xem hoa” nhưng cũng để lại trong tôi nhiều ấn tượng và suy nghĩ Tôi không ngờ và nghỉ ra là một đất nước đã có một nền văn minh rực rỡ, giàu sang trong quá khứ đã kiến tạo nên kỳ công Angkor như thế mà bây giờ lại quá nghèo và lạc hậu,phải nhờ người ngoại quốc giúp đỡ (viện trợ của Nhật Thụy sĩ và các nước khác cho Campuchia rất nhiều…)Đúng là tang thương dời đổi không riêng ở một nơi nào ! Chúng tôi giả từ đất nước Cam puchia trong quyến luyến Người dân Cam hiếu khách,thức ăn tương đối ngon, phong cảnh thanh bình hiền hòa, chùa chiền xinh đẹp,đền đài Angkor hung vĩ , rừng núi hoang sơ ,Hoàng cung rực rỡ,nhửng điệu múa apsara với các vũ công quyến rũ …Tất cả để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho một chuyến du lịch nhiều thú vị đáng nhớ…Chuyến xe trở lại quê nhà phải vượt qua con đường rất dài trên 500cay số và đoàn được thưởng thức thêm món đặc sãn của Miên có mắm bò hóc khác là món khá cầu kỳ và cũng rất ngon tại một nhà hàng Miên nhìn ra sông Trên xe cô hướng dẫn tiếp tục kể chuyện xen lẫn với vài mẩu chuyện vui của khách Chúng tôi vượt qua nhiều thành phố như Kompong Thom , Kongpong Cham cuối cùng về tới Prey Veng rồi tới cữa khẩu Bavet Hướng dận vien của công ty du lịch từ SG lên đón đoàn đưa lại giấy tờ và đổi xe về thanh phố Chúng tôi chia tay cô hướng dẫn người Miên chân tình và dễ thương và nói lời cảm ơn ...kết thúc một chuyến đi chơi có nhiều điều đáng nhớ...nhiều người trong đoàn hẹn ngày trở lại đất nước láng giềng thêm (nhiều ) lần nữa...
 SL

4 nhận xét:

Lê Xuân Hoa nói...

CamPuChia cũng có nhiều điều thú vị chị nhỉ? e cũng đi chuyến hè vừa rồi, một ngày bình an...

bỏ chuỗi mã đăng nhập đi chị ơi, e đăng mấy lần rồi mà vẫn rất rối quá nè!

NHAMY nói...

hi em gái em chưa đăng bài ư Chị vào nhà em ko thấy gì hết Ngày mới thật vui em nhé

Unknown nói...

Qua 6 chuyến đi của bạn, những gì bạn thấy,bạn nghe,...những gì bạn nghiên cứu thêm cùng với những hình ảnh mà bạn đăng trong blog này; có thể viết thành một tập sách rất hữu ích cho những ai có ý định và sắp có một chuyến du lịch dài ngày vào xứ Chùa Tháp. Một đất nước liền kề với Việt Nam, rất nhiều du khách VN đã từng sang thăm Campuchia, nhưng sẽ thật thiếu sót, nếu như trước khi đi mà ta chưa được đọc qua những kiến thức về Campuchia như bạn đã viết.
Đọc những điều bạn viết về đất nước này, tôi có cảm tưởng như bạn là một chuyên gia về lịch sử, về văn hoá...và du lịch về Campuchia vậy !
Chúc bạn luôn có những chuyến du lịch thật vui và những ký sự rất bổ ích cho mọi người bạn nhé !

NHAMY nói...

Cảm ơn nhận xét của bạn Nếu có dịp bạn cũng đi du lịch Campuchia một lần để tận mắt chiêm ngưỡng kỳ quan angkor nhé Thật là kỳ thú và đáng tham quan để biết về một nền văn minh cổ với những kiến trúc vĩ đại bằng đá