THĂM TIÊU SƠN TỰ
Đến thị xã Từ Sơn (phủ Từ)sau khi đi thăm chùa Dận (nơi sinh Thái tổ Lý Công Uẩn), đền Đô (thờ 8 vua nhà Lý) mà chưa lên Tiêu Sơn Tự (chùa Tiêu) thì coi như chưa đến huyện Đông Ngàn , châu Cổ Pháp xưa
Đó là ''chùa Thiên Tâm'' nơi Vạn Hạnh thiền sư trụ trì , người được tương truyền là cha đẻ , có công nuôi dạy và tạo dựng Lý Công Uẩn Chùa được xây dựng bên sườn núi Tiêu , xã Tương Giang nhìn xuống dòng Tiêu Tương uốn lượn gắn với câu chuyện tình Trương Chi -Mỵ Nương đã đi vào huyền thoại Sử cũ ghi: Tiêu Sơn Cổ Tự được coi như một thiền viện (đời Đinh -Lê -Lý) nơi đào tạo các vị cao tăng và cung cấp kinh sách cho nhiều chùa trong nước Dấu tích xưa còn lưu giữ tại nơi đây như: tượng Lý Vạn Hạnh bằng đồng được thờ trong nhà thờ tổ có bài vị ghi rõ '' Lý triều nhập nội, tể tướng Lý Vạn Hạnh thiền sư thần vị'' Trong nhà bia của chùa có tấm bia đá mặt trước khắc 4 chữ Hán '' Lý gia linh thạch'' , mặt sau còn khắc nhiều chữ nhỏ , đây là hòn đá thiêng ghi dòng họ Lý Ngoài ra, trong chùa còn nhiều hoành phi,câu đối, chuông đồng từ xưa còn lại Các công trình được xây dựng từ trước thời nhà Lý Các đòi sau trùng tu tôn tạo thành một quần thể khá đẹp đẽ hữu tình Tượng Vạn Hạnh thiền sư to lớn, ngồi thiền trên đỉnh núi trông về hướng tây phương cực lạc Trên đường nhiều bậc từ chùa lên đỉnh núi nơi có nhiều tượng thiền sư có bia khắc bài thơ nổi tiếng ''Thị đệ tử'' của Vạn Hạnh:
Đó là ''chùa Thiên Tâm'' nơi Vạn Hạnh thiền sư trụ trì , người được tương truyền là cha đẻ , có công nuôi dạy và tạo dựng Lý Công Uẩn Chùa được xây dựng bên sườn núi Tiêu , xã Tương Giang nhìn xuống dòng Tiêu Tương uốn lượn gắn với câu chuyện tình Trương Chi -Mỵ Nương đã đi vào huyền thoại Sử cũ ghi: Tiêu Sơn Cổ Tự được coi như một thiền viện (đời Đinh -Lê -Lý) nơi đào tạo các vị cao tăng và cung cấp kinh sách cho nhiều chùa trong nước Dấu tích xưa còn lưu giữ tại nơi đây như: tượng Lý Vạn Hạnh bằng đồng được thờ trong nhà thờ tổ có bài vị ghi rõ '' Lý triều nhập nội, tể tướng Lý Vạn Hạnh thiền sư thần vị'' Trong nhà bia của chùa có tấm bia đá mặt trước khắc 4 chữ Hán '' Lý gia linh thạch'' , mặt sau còn khắc nhiều chữ nhỏ , đây là hòn đá thiêng ghi dòng họ Lý Ngoài ra, trong chùa còn nhiều hoành phi,câu đối, chuông đồng từ xưa còn lại Các công trình được xây dựng từ trước thời nhà Lý Các đòi sau trùng tu tôn tạo thành một quần thể khá đẹp đẽ hữu tình Tượng Vạn Hạnh thiền sư to lớn, ngồi thiền trên đỉnh núi trông về hướng tây phương cực lạc Trên đường nhiều bậc từ chùa lên đỉnh núi nơi có nhiều tượng thiền sư có bia khắc bài thơ nổi tiếng ''Thị đệ tử'' của Vạn Hạnh:
THỊ ĐỆ TỬ
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô
Dịch thơ:
BẢO (dặn ) HỌC TRÒ
Thân như ánh chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi, thu héo cong
Hiểu vận thịnh suy không sợ hãi
Như trên đầu cỏ hạt sương trong
LÝ THANH (dịch)*
Dịch thơ:
BẢO (dặn ) HỌC TRÒ
Thân như ánh chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi, thu héo cong
Hiểu vận thịnh suy không sợ hãi
Như trên đầu cỏ hạt sương trong
LÝ THANH (dịch)*
Bài thơ thị tịch này , thiền sư làm ở tuổi 95, lúc sắp '' tịch'' Đây là bài thơ nổi tiếng nhứt của thơ thiền Đại Việt , chỉ với 28 chữ đúc trong 4 câu hàm xúc mà chứa đủ cả triết cả thơ nắm hết được sự huyền diệu của tạo hóa , hiểu được lẽ đời - nói theo hôm nay là nó có tư tưởng khai sáng , chỉ đạo mở ra một thời đại mới của dân tộc (nước Đại Việt ta)Đã là danh lam cổ tự ,điều đặc biệt nữa là: vào đầu năm Giáp Thân (2004) tại chùa Tiêu lại phát hiện được " nhục thân bồ tác Như Trí'' với tư thế ngồi thiền đã đạt '' tượng táng'' (Trung Quốc gọi là '' giáp trữ tất'' ) tới nay đã gần 300 năm (vào thời vua Lê Dụ Tông , niên hiệu Bảo Thái khoảng năm 1723?)
Qua nghiên cứu của các nhà khoa học thì thiền sư Như Trí , cao khoảng 1,65m, ngài tịch ở độ 45-50 Pho tượng gốc nặng 34kg, chiều cao ngồi 78,5 cm được đặt trong nhà thờ tổ trong một khám sơn son thếp vàng (nay để trong họp kín dày 10milimet chứa đầy khí ni tơ để bảo quản lâu dài Nhục thân thiền sư Như Trí là pho tượng thứ tư theo kiểu tượng táng được tìm thấy ở nước ta Chùa Tiêu cách trung tâm thị xã Từ Sơn hơn 2 cây số (từ Hà Nội về 20cs bên trái QL1A quảng hơn 1km về phía bắc ) Hàng năm cứ đến ngày 15-5 âm lịch là bà con các làng quanh vùng quê hương nhà Lý như Đính Bảng, Dương Lôi,Tam Tảo cùng dân xã Tương Giang quần tụ về Tiêu Sơn Tự làm lễ , dâng hương tưởng niệm Lý Quốc Sư Vạn Hạnh Nghìn năm theo cánh rồng bay, đến Tiêu Sơn Tự , thi nhân nào mà chả ''tức sự'' :
(NK)
Qua nghiên cứu của các nhà khoa học thì thiền sư Như Trí , cao khoảng 1,65m, ngài tịch ở độ 45-50 Pho tượng gốc nặng 34kg, chiều cao ngồi 78,5 cm được đặt trong nhà thờ tổ trong một khám sơn son thếp vàng (nay để trong họp kín dày 10milimet chứa đầy khí ni tơ để bảo quản lâu dài Nhục thân thiền sư Như Trí là pho tượng thứ tư theo kiểu tượng táng được tìm thấy ở nước ta Chùa Tiêu cách trung tâm thị xã Từ Sơn hơn 2 cây số (từ Hà Nội về 20cs bên trái QL1A quảng hơn 1km về phía bắc ) Hàng năm cứ đến ngày 15-5 âm lịch là bà con các làng quanh vùng quê hương nhà Lý như Đính Bảng, Dương Lôi,Tam Tảo cùng dân xã Tương Giang quần tụ về Tiêu Sơn Tự làm lễ , dâng hương tưởng niệm Lý Quốc Sư Vạn Hạnh Nghìn năm theo cánh rồng bay, đến Tiêu Sơn Tự , thi nhân nào mà chả ''tức sự'' :
VÃNG CẢNH CHÙA
Sắc không nào bước vướng chân
Bồ đề xòe bóng hồng trần nước mây
Thiền sư đã tịch nơi đây
Còn vang câu kệ , sân rày cành mai
Đến Tiêu Sơn Tự , ai đó mê tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn chắc còn nhớ '' Tiêu Sơn tráng sĩ'' của Khái Hưng chính là đây , nơi chàng Phạm Thái yêu Trương Quỳnh Như (thời Lê Mạt) thất tình bạc mệnh đã về tu , múa gươm tráng sĩ cất tiếng bi ai :
'' Ha ha ! chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một hồ rượu
Ha ha ! chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy hai con mắt mỹ nhân ''
Tiêu Sơn Tự quả là một danh thắng đầy sự tích của xứ Kinh Bắc nghìn năm văn hiến
NGUYỄN KHÔI
Nguồn: Cổ Pháp Cố Sự (tập 4)
*Lý Thanh là một bút danh khác của TG Nguyễn Khôi (NM chú thích)
'' Ha ha ! chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một hồ rượu
Ha ha ! chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy hai con mắt mỹ nhân ''
Tiêu Sơn Tự quả là một danh thắng đầy sự tích của xứ Kinh Bắc nghìn năm văn hiến
NGUYỄN KHÔI
Nguồn: Cổ Pháp Cố Sự (tập 4)
*Lý Thanh là một bút danh khác của TG Nguyễn Khôi (NM chú thích)
6 nhận xét:
http://ypjane.y.p.pic.centerblog.net/adc43921.jpg
Em chúc chị thật vui ạ!
Bài thơ Phạm Thái tặng Trương Quỳnh Như câu nào cũng có từ "Trắng !" :
Thức trắng đêm qua viết trắng lòng
Gửi người áo trắng cách bên sông
Đường về bên ấy qua cầu trắng
Sông trắng thuyền trôi nước trắng trong
Nhà nàng có một vườn hoa trắng
Bướm trắng thi nhau đến vẽ vòng
Em gái từng cô lòng vẹn trắng
Tóc xanh da trắng mắt ngời trong
Chị đã đến vãn cảnh chùa Tiêu nhiều lần, đã được ăn bánh đúc của nhà chùa do sư cụ cho. Một lần đến đúng vào ngày các sư tăng mọi nơi đến rất đông để làm lễ xin dỡ cây hương để lấy nhục thân của vị sư đó ra. Chùa Tiêu rất yên tĩnh và đẹp đáng để thăm vãn cảnh.
Ghé sang thăm chị chúc chị luôn xinh tươi và nhiều niềm vui nhé!
http://img.tamtay.vn/files/2008/12/14/20_11_1990/photos/328515/49490238_o_930.jpg
Chị cũng đã đến chùa Tiêu, nay mới thấm thơ của Vạn Hạnh. Cám ơn nhà thơ NK và NM nha!
Cám ơn bác Nguyễn Khôi và NHAMY vì ST bị say xe chẳng dám đi du lịch bao giờ. Nay đọc được bài này cũng coi như được vãn du vùng kinh Bắc, thăm TIÊU SƠN TỰ và dòng Tiêu Tương vậy
Đăng nhận xét