CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

CHÂU ĐỐC - NÚI CẤM





                                    Cáp treo Núi CẤM  và phong cảnh bên dưới(ảnh của NMSL)




Núi Cấm (Cấm Sơn) còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm sơn, Thiên Cẩm Sơn (1); tên Khmer: Pnom ta piel hay Pnom po piêl; là một ngọn núi tại địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Núi Cấm có độ cao 705 m, chiếm chu vi 28.600 m,(2) là một ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn và cao nhất tỉnh. Núi nằm trên địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, và cách thành phố Châu Đốc không xa.
  
  *Đường lên núi Cấm

Núi Cấm tức Cấm Sơn là tên gọi chính thức bằng văn tự đầu tiên xuất hiện trong Đại Nam nhất thống chí được biên soạn vào cuối thế kỷ 19. Sách đã miêu tả: ...thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt, là một trong Bảy Núi. Vì núi cao nên ít người lên đến chót.
Còn trước đó, theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, ngọn núi này được gọi là núi Đoài Tốn. Và tác giả cho biết núi cao 50 trượng, chu vi 20 dặm dư hình như cai đài cao, nghiễm nhiên ở về cung Thìn Tỵ nên gọi là núi Đài Tốn...Núi cao đột ngột, sinh sản các loài trầm hương, tốc hương, súc sa, cây sao, giáng hương, thông tre. Cây cối tốt tươi có đường cong queo thông trong núi sâu, dấu người qua lại, gần nơi đồng ruộng, xa có bến nước, kẻ cày cấy, người đánh cá chia từng loại ở nơi chân núi…(3)

 *Có nhiều giả thuyết về cái tên núi Cấm:

Theo GS. Nguyễn Văn Hầu (4), giả thuyết đáng tin cậy hơn cả là Đoàn Minh Huyên (tức Phật Thầy Tây An) đã cấm các tín đồ của mình lên đó cất nhà lập am, bởi sợ sẽ ô uế chốn núi thiêng.

Một giả thuyết khác, Nguyễn Phúc Ánh khi bị quân Tây Sơn truy nã, có lúc phải vào núi này nương thân. Muốn tông tích được giấu kín, các cận thần phao tin có ác thú, yêu quái, để cấm dân chúng vào núi.

Cũng có người cho rằng tướng cướp Đơn Hùng Tín (biệt danh của Lê Văn Tín, quê Cao Lãnh) có lúc dùng nơi này làm sào huyệt. Sợ lộ, Tín cấm dân lên núi. Bàn về chuyện này, Nguyễn Văn Hầu viết: Có người lại nói rằng sở dĩ tên núi Cấm được đặt ra là vì vùng núi này cao nhất, cây cối mọc tràn lan dày bịt, đá nằm ngang dọc gồ ghề, khi trước không thấy khoảng trống, chẳng có đường mòn, khó cho nhà chức trách đến mà khám xét được. Cảnh hoang vu tịch mịch đó rất thuận tiện cho những tay "Lương Sơn Bạc" tụ tập để gây rối cho xóm làng và các vùng phụ cận. Muốn giữ sự yên tịnh cho dân tình, nhà chức trách ở tỉnh đương thời mới đem ra lịnh cấm họ ở trong vùng này. Còn cái thuyết nói tướng cướp Đơn Hùng Tín - bị Sở Mật Thám Mỹ Tho hạ sát năm 1926 - cấm dân gian bén mảng đến vùng núi này, nơi hùng cứ của y, chắc là không đúng. (5)

*Năm Vồ


Vồ ở đây là từ dùng để chỉ một chỏm cao trên dãy núi. Theo GS. Nguyễn Văn Hầu, năm non trên núi Cấm bao gồm:

Vồ Bồ Hong: cao 705 m, cao nhất. Tương truyền, vì khi xưa có nhiều côn trùng gọilà bồ hong đến đây sinh sống nên có tên này. Ở trên vồ, có tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, được nhiều người đến tham quan và lễ bái.
Vồ Đầu: đỉnh cao đầu tiên của Núi Cấm tính từ phía Bắc, cao 584 m.
Vồ Bà: cao 579 m, có điện thờ Bà Chúa Xứ.
Vồ Ông Bướm: (hay Ông Voi) cao 480 m tương truyền xưa kia có hai người Khmer lưu lạc tên ông Bướm và ông Vôi đến cư trú, nên mới có tên như thế.
Vồ Thiên Tuế: cao 541 m, nơi đây trước kia là rừng cây thiên tuế.
Thực tế, núi Cấm còn có nhiều vồ hơn nữa, như Vồ Chư Thần, Vồ Cây Quế, Vồ Mồ Côi, Vồ Đá Dựng, Vồ Pháo Binh v.v... Nhưng người ta thường chỉ nói năm non, bảy núi. Những con số bất dịch này, chắc do sự tác động của những quan niệm thần bí, siêu nhiên trong dân gian...

 *Danh thắng

Từ trên đỉnh núi Cấm nhìn xuống khu vực hồ Thủy Liêm
Núi Cấm nơi du lịch nổi tiếng ở Châu Đốc, vì núi có dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối luôn xanh tươi. Trên núi có các danh lam và danh thắng, như: Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm, v.v...

Ngoài ra, dọc theo những lối mòn từ chân lên tới đỉnh núi có nhiều điểm tham quan như: suối Thanh Long  ( 6), suối Tiên, điện Cây Quế, điện Mười Ba, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác Vật Lang, động Thủy Liêm. Dưới chân núi Cấm, về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên, với diện tích khoảng 100 ha, có cảnh quan đẹp, có đường tráng bê tông khá rộng lên đến đỉnh.

 
Bên cạnh các nguồn lợi từ du lịch, hành hương, cây trái... núi Cấm còn có các nguồn lợi khác từ tài nguyên, như đá xây dựng, cát núi, đất sét cao-lanh và nước khoáng thiên nhiên..
.
( Nguồn Wikipedia)


Chú Thích
1- Với nghĩa núi đẹp như gấm lụa
2-Theo Địa chí An Giang (tập I), Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ấn hành, 2003, tr.107. Độ cao này, các nguồn ghi không thống nhất, có người cho rằng từ chân núi lên tới vồ Bồ Hông, nơi được mệnh danh là nóc nhà của đồng bằng sông Cửu Long, cao 716 mét hoặc 710 mét.
3- Theo Huỳnh Ngọc Trảng
4.-Nguyễn Văn Hầu, Nữa tháng trong miền Thất Sơn, NXB Trẻ, 1996.
5- Chép theo [1].
6-Suối Thanh Long (còn gọi là suối An Hảo) dài 4,25 km. Theo sách Kỷ lục An Giang 2009, thì đây chính là "dòng suối dài nhất của tỉnh" (nhà xuất bản Thông Tấn, 2010, tr. 30).
7- Tượng Di Lặc chiều cao tính từ dưới chân đế đến đỉnh đầu. Tất cả nặng gần 1.700 tấn bê tông, cốt thép. Thời gian thi công từ tháng 2 năm 2004 đến tháng 12 năm 2005. Hiện các hạng mục ở bên trong pho tượng vẫn còn đang được tiếp tục. Ở thời điểm năm 2013, thì đây là "tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất Việt Nam và Châu Á" (nguồn: Kỷ lục An Giang, Nxb Thông Tấn, 2010, tr. 99, và [2]).
8- Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao 26,5 m bằng bê tông, cốt thép, tọa lạc tại ấp Thiên Tuế, trên đỉnh núi Cấm vừa hoàn thành giai đoạn I vào giữa năm 2013. Nguồn: Đài phát thanh và truyền hình An Giang, truy cập ngày 14/09/2013



         (Ảnh  trên net)

 
            Không quá đông người cúng kiếng , lễ bái như ở Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, khu du lịch núi Cấm yên tĩnh và quang đảng, sạch sẽ Khi chúng tôi đến thì hệ thống cáp treo mới đưa vào hoạt động khoảng 10 ngày còn thưa thớt khách sử dụng có lẻ vì giá cả đắt  và ít khách tham quan ( nghe một người bạn ở địa phương nói giá cáp treo đắc gấp 3 lần so với di chuyển bằng đường xe lên núi nên một số khách vẫn đi đường xe)Tuy núi Cấm là một ngọn núi cao nhưng đường cáp có độ lài rất êm (không dựt thẳng đứng như cáp lên núi Tà Cú Phan Thiết) , nhìn xuống phía dưới núi khu vực dân cư sinh sống trồng tỉa khá nhiều , phong cảnh cây cối tốt tươi, đường xá đầy đủ Càng lên cao không khí mát mẻ và trong lành , các công trình xây dựng đang còn tiếp diễn nhưng trên núi có tượng Phật Di Lặc rất lớn , chùa  Phật Lớn, chùaVạn Linh uy nghi  to lớn Núi Cấm là địa điểm du lịch lý tưởng còn là vùng đất tín ngưỡng ,tâm linh .Tiếng chuông thong thả giữa cảnh chiều trong không khí yên lành , thanh tịnh khiến du khách cảm thấy tâm hồn thanh thản như lâng lâng thoát tục…



ẢNH CỦA NM







                                                                  Hồ Thủy Liêm trong bóng chiều

                                                       
                                                          Tượng Phật Di Lặc trên Núi Cấm    
                                           

                                                   Dưới chân tượng Phật Di Lặc

                                                                     CHÙA VẠN LINH
       



ẢNH CHỤP NĂM 2016 KHI TRỞ LẠI NÚI CẤM
(Cảm ơn bạn Mai Trang Huỳnh đã hướng dẫn NM và 2 cháu bằng đường xe lên đỉnh núi )







Trường học trên núi

Nhà hàng  trên núi



Hoa Phát Tài trên núi

Đường trên núi

Từ trên vồ Bồ Hong( cao  nhứt núi Cấm ), phía xa là đất Campuchia




Hồ Thủy Liêm chụp từ Vồ Bồ Hong


khu resort ở núi Cấm





4 nhận xét:

Lý Viễn Giao nói...

Qua bài viết và ảnh chụp được biết thêm nhiều điều về Cấm Sơn . Cảm ơn NHAMY !

Unknown nói...

Ảnh em chụp đẹp quá cả người lẫn cảnh, chị đến Châu Đốc nhưng nghỉ lại một tối nên chỉ vào lễ miếu Bà Chúa Xứ thôi.

Có Khi Nào... nói...

em chưa đi núi Cấm bao giờ, nhưng có dịp đến núi Tà Cú rồi. Qua bài chị My giới thiệu, coi như đuoc75 đi du lịch ké rùi. hì hì
Ảnh chụp đẹp lắm chị iu ui !

Unknown nói...

Sang đọc lai lịch núi Cấm
Bức tượng phật DI LẠC to đẹp linh thiêng
chúc luôn vui khỏe nhiều