CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

DUYÊN TÌNH - (HÁT NÓI ) NHÃ MY

NM thử làm một bài Hát Nói đáp lại huynh Lê Đăng Mành (theo bảng luật BT từ Lê huynh gửi)










DUYÊN TÌNH

(Mưỡu đầu)
Ông Tơ sao lại trèo leo
Nõ trao duyên cận lại đèo duyên xa...



Hỏi làm chi xe tơ nguyệt lão
Sợi tơ hồng sao cứ  buộc ở  xa xăm
Người  gần bên chẳng  hẹn trăm năm
 Lại  chốn lạ mà tìm trao duyên cầm sắt
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng

Đã là yêu  dẫu có nghìn trùng
Bao trắc trở  chi mà ngăn cách được
 Tấm lòng thành vẫn trước sau như một
Nghĩa tào khang trói buộc đã an bày
Duyên tình ai  khéo tìm ai...

NHÃ MY



*******


DUYÊN NỢ

                “Hát nói” (Đủ khổ mưỡu đầu)
Nhân đã gieo giữa hư không
Đủ duyên là nảy tơ hồng cái chi

Nguyệt lão cứ đành hanh kết chỉ
Ở xa xăm mà buộc sợi tào khang
Để bây chừ xức bức xang bang
Cái hạnh phúc chen khổ đau thêm bải hoải
Đó phận thuyền quyên dòng yểu điệu
Đây tông chánh khí giống ngang tàng
Can chi mà buộc phải đa mang
Làm  cho lủ thị phi xô tọc mạch
Cứ tam tòng gánh tứ đức ỳ ạch
Buồn hắt hiu chinh cổ cũng bâng khuâng
Ai không duyên nợ chàng ràng



LÊ ĐĂNG MÀNH

                   


15 nhận xét:

Có Khi Nào... nói...

em đọc mấy bài liên tiếp của chị My về dạng hát nói này. em không hiểu lắm, chỉ cảm nhận cách đối đáp thủ thỉ cùng nhau, cảm nhận cái tình cái nghĩa trong mỗi câu thật gần gụi vô cùng.
Không biết nó có na ná giống hò đối đáp nhau như ở miền Tây k chị My hén ?

Hoàng Anh 79 nói...

http://cdn.quancafe.vn/z_680x310/album/2013/1/19/quancafe-5029b87343952d0eb422db31-7cda1b2b-f753-499f-9237-975ceac384c3.jpg

Em đọc thấy hay, còn luật thì thua. mời chị cafe ạ!

Mẫn nói...

ở miền tây ngày xưa có hát đối, những người thợ cấy vừa cấy lúa vừa hò đối đáp rất hay nhưng bây giờ thì không thấy nửa. sang thăm chị mới đọc được những câu hát đối nầy, rất hay, cám ơn chị và chúc chị buổi chiều an vui.

Lãm Nguyệt Hiên nói...

Hay lắm Nhã My ạ!
Hãy viết thêm nhé,đây là dòng văn học đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là di sản văn hóa thế giới ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam
Mong thay,chúc an lạc!

Lý Viễn Giao nói...

Người ơi sênh phách hay mưa gió ?

NHAMY nói...

‘’Hát nói’’ còn được gọi là ‘’hát ả đầu’’ (cô đầu) hay ‘’ ca trù’’ là một thể loại ‘’ thi nhạc giao duyên’’ có nguồn gốc từ thế kỷ 15 là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở miền Bắc VN kết hợp cùng một số nhạc cụ dân tộc Bài thơ thuộc thể Hát Nói được các nghệ sĩ sáng tác cũng theo một số qui luật riêng NM ko biết chương trình học môn Việt văn sau này nhưng lúc NM còn học ở trung học thì sách giáo khoa trong phần “cổ văn’’ có học và phân tích thể thơ này qua các sáng tác của Nguyễn Công Trứ , Cao Bá Quát và bài ‘’ Gặp cô đầu cũ ‘’ của Dương Khuê mà dường như ai náy đều thuộc “ Hồng Hồng Tuyết Tuyết / Mới ngày nào còn chẳng biết chi chi…”
Còn hò đối đáp (hò trên sông hay hò cấy lúa) ở miền Tây là do các nghệ sĩ nhân gian ngẫu hứng hò bằng các câu ca dao theo dạng truyền khẩu mà ko cần nhạc đệm Sau này các khu du lịch miền Nam có chương trình “ đàn ca tài tử’’ hát các điệu ca vọng cổ cũng là một hình thức nghệ thuật có bài bản
Hiện nay ‘’Ca Trù’’ được cơ quan Unesco xếp vào di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại cần phát huy và bảo tồn

NHAMY nói...

‘’Hát nói’’ còn được gọi là ‘’hát ả đầu’’ (cô đầu) hay ‘’ ca trù’’ là một thể loại ‘’ thi nhạc giao duyên’’ có nguồn gốc từ thế kỷ 15 là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở miền Bắc VN kết hợp cùng một số nhạc cụ dân tộc Bài thơ thuộc thể Hát Nói được các nghệ sĩ sáng tác cũng theo một số qui luật riêng NM ko biết chương trình học môn Việt văn sau này nhưng lúc NM còn học ở trung học thì sách giáo khoa trong phần “cổ văn’’ có học và phân tích thể thơ này qua các sáng tác của Nguyễn Công Trứ , Cao Bá Quát và bài ‘’ Gặp cô đầu cũ ‘’ của Dương Khuê mà dường như ai náy đều thuộc “ Hồng Hồng Tuyết Tuyết / Mới ngày nào còn chẳng biết chi chi…”
Còn hò đối đáp (hò trên sông hay hò cấy lúa) ở miền Tây là do các nghệ sĩ nhân gian ngẫu hứng hò bằng các câu ca dao theo dạng truyền khẩu mà ko cần nhạc đệm Sau này các khu du lịch miền Nam có chương trình “ đàn ca tài tử’’ hát các điệu ca vọng cổ cũng là một hình thức nghệ thuật có bài bản
Hiện nay ‘’Ca Trù’’ được cơ quan Unesco xếp vào di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại cần phát huy và bảo tồn
Cảm ơn Tám Thùy thân yêu

NHAMY nói...

nhớ những tài tử ngày xưa...

NHAMY nói...

chỉ là mới thử thôi huynh ạ cảm ơn Lê huynh khuyến khích và ủng hộ NM nhé

NHAMY nói...

hiiii...đối với các người sáng tác trẻ sau này thì các loại cổ văn xưa (lạc hậu) NM chỉ là mua vui với Lê huynh thôi HA ạ

Bâng Khuâng nói...

VIDEO CLIP HÁT NÓI "HỒNG HỒNG TUYẾT" - THƠ: DƯƠNG KHUÊ, TRÌNH BÀY: NGHỆ NHÂN QUÁCH THỊ HỒ

http://www.youtube.com/watch?v=eZl8EEJJyF0

Bâng Khuâng nói...

VIDEO CLIP HÁT NÓI "HỒNG HỒNG TUYẾT" - THƠ: DƯƠNG KHUÊ, TRÌNH BÀY: NGHỆ NHÂN QUÁCH THỊ HỒ

http://www.youtube.com/watch?v=eZl8EEJJyF0

NHAMY nói...

cảm ơn bạn đã gửi bổ sung clip hát nói nổi tiếng với bài thơ nổi tiếng của TG Dương Khuê và giọng ca nổi tiếng của nghệ nhân Quách Thị Hồ

NHAMY nói...

Đây là một video clip Hát Nói (Ca Trù) tuy là một phong cách nghệ thuật cổ không được thịnh hành so với thị hiếu âm nhạc đương thời nhưng đã có lượt người nghe (xem) rất nhiều , hơn 201 ngàn lượt xem trong vòng 4 năm (posted vào năm 2011) , . và một CD khác ở kênh nhạc của tui cùng tựa cũng đã có số lượt truy cập đáng kể Cảm ơn LT

khatiemly nói...

Bữa nào rảnh chị dạy em cách làm Hát Nói ví nhe