ẢNH NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÌNH THI
QUA ĐƯỜNG NGUYỄN ĐÌNH THI
-Cảm tác(Tặng : Nhà văn Nguyễn Đình Chính)
-----
Lời
dẫn : Tp Hà Nội vừa đặt tên "đường Nguyễn Đình Thi", dài 2330 mét từ
ngã 3 đường Thanh Niên (Cổ Ngư xưa) bên cạnh vườn hoa Lý Tự Trọng đến
ngã 3 giao cắt phố Trích Sài , quận Tây Hồ. NK hứng khởi lên chơi hạ bút
:
Từ "Cổ Ngư" xưa sang "Nguyễn Đình Thi"
Đây hồ Tây
đường của anh bờ xanh liễu rủ
ngát hương sen
thơm những lứa đôi hẹn hò, tình tự .
Đây lắng hồn sông núi
trắng ngàn mây...
Ơi Nhà văn,
chừng anh mới qua đây
"con Nai đen" lạc về làng Vũ Thạch
Tiếng chuông ngân phía chùa Trấn Quốc
chắc anh vào gặp " Nguyễn Trãi ở Đông Quan" ?...
Chao, 70 năm Thủ Đô
mới
đẹp đến ngỡ ngàng
để nhớ thuở "ra đi đầu không ngoảnh lại"
"Diệt phát xít"
đến Điện Biên vĩ đại ,
lại ra trận cùng Trường Sơn "lá đỏ"
Tiếng thơ anh vang dọc chiến hào...
Tiếng thơ anh vang dọc chiến hào...
Ôi sáng nay
"Sáng mát trong như sáng năm xưa"
Tôi hồ hởi trên "Nguyễn Đình Thi"- con đường nhỏ
Tôi hồ hởi trên "Nguyễn Đình Thi"- con đường nhỏ
nhưng là Thơ
là mộng vui reo
một góc hồ Tây
để mà sướng
mà yêu.
*
Hà Nội 9-7-2015
NGUYỄN KHÔINguồn :Từ email của nhà thơ Nguyễn Khôi gửi lamngoc
NM cảm ơn anh Nguyễn Khôi thường xuyên chia xẻ những bài hay.
Tiểu sử nhà thơ NGUYỄN ĐÌNH THI
Ông sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 ở Luông Pra Băng (Lào). Tuy nhiên, nguyên quán của ông là ở làng Vũ Thạch, hiện nay là phố Bà Triệu thuộc địa phận phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cha ông là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương, từng sang làm việc ở Lào.
Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945 ông tham dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào, sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 1. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.
Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.
Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.
Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 2003 tại Hà Nội.
Tác phẩm
Truyện
Xung kích (1951)
Bên bờ sông Lô (tập truyện ngắn, 1957)
Vào lửa (1966)
Mặt trận trên cao (1967)
Vỡ bờ (tập I năm 1962, tập II năm 1970)
Tiểu luận
Mấy vấn đề văn học (1956)
Công việc của người viết tiểu thuyết (1964)
Thơ
Người chiến sỹ (1958)
Bài thơ Hắc Hải (1958)
Dòng sông trong xanh (1974)
Tia nắng (1985)
Đất nước (1948 - 1955). (Đã được nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc phổ thành bản Giao Hưởng - Hợp xướng cùng tên "Đất nước" Biểu diễn lần đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà nội ngày 1 tháng 9/2009, Do chính Đặng Hữu Phúc chỉ huy Dàn nhạc - Hợp xướng Nhà hát Nhạc vũ kịch VN[1])
Kịch
Con nai đen
Hoa và Ngần
Giấc mơ
Rừng trúc
Nguyễn Trãi ở Đông Quan
Tiếng sóng
Nhạc
Người Hà Nội (1947)
Diệt phát xít
(Ghi chú của NM từ nguồn WIKIPEDIA )
Truyện
Xung kích (1951)
Bên bờ sông Lô (tập truyện ngắn, 1957)
Vào lửa (1966)
Mặt trận trên cao (1967)
Vỡ bờ (tập I năm 1962, tập II năm 1970)
Tiểu luận
Mấy vấn đề văn học (1956)
Công việc của người viết tiểu thuyết (1964)
Thơ
Người chiến sỹ (1958)
Bài thơ Hắc Hải (1958)
Dòng sông trong xanh (1974)
Tia nắng (1985)
Đất nước (1948 - 1955). (Đã được nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc phổ thành bản Giao Hưởng - Hợp xướng cùng tên "Đất nước" Biểu diễn lần đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà nội ngày 1 tháng 9/2009, Do chính Đặng Hữu Phúc chỉ huy Dàn nhạc - Hợp xướng Nhà hát Nhạc vũ kịch VN[1])
Kịch
Con nai đen
Hoa và Ngần
Giấc mơ
Rừng trúc
Nguyễn Trãi ở Đông Quan
Tiếng sóng
Nhạc
Người Hà Nội (1947)
Diệt phát xít
(Ghi chú của NM từ nguồn WIKIPEDIA )
2 nhận xét:
http://img4.hostingpics.net/pics/320454zcw3oq7b.gif
Cám ơn chị, mời chị cafe ạ!
CẢM ƠN NM NHÉ
CHÚC AN VUI.MẾN
http://trathainguyen.com/wp-content/uploads/2014/09/su-tinh-te-trong-thuong-tra-cua-nguoi-ha-thanh-xua-1.jpg
Đăng nhận xét