Tượng thờ Phan Thanh Giản ở Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
UỐNG RƯỢU VỚI PHAN THANH GIẢN
Về Vĩnh Long con đến thăm ngài,
Bụng muốn sắm thịt thà, hoa quả, đèn nhang làm một mâm lễ đủ.
Ngặt màng túi viêm kinh niên nên chỉ có tiền mua rượu.
Ngài nhân từ, đâu chấp thằng bận áo vá vai.
Áo vá vai mà lòng con lành trơn, không vá,
Nên mới dám mời ngài, bậc đại khoa thương nước yêu nòi.
Uống cùng ngài, bởi kính ngài vì dân một dạ,
Đâu phải để... chụp hình đem lên mạng khoe chơi!
Ngài giao ba thành đâu phải là hành vi bán nước,
Bởi trong lòng còn bao uất hận, đau thương.
Ngài chết một thân, ngài nào có tiếc
Đổi lại Nam kỳ bá tánh khỏi tai ương!
Khi mất đảo biển con buồn lắm lắm,
Nghĩ lại bi giờ mới thảnh thơi ra.
Bởi ba tỉnh miền Tây đất vuông nghìn dậm,
Thì nhằm nhò gì một nhúm đảo Hoàng Sa!
Nhìn non nước từ từ rơi vào quân cướp,
Ngài là cực phẩm đại thần mà còn chịu bó tay!
Chén thuốc độc, e một mình ngài quá hớp,
Vậy xin ngài cho con được cưa hai!
KHA TIỆM LY
Một số ảnh chụp ở Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
Ảnh của NM
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
Cặp đối trước cổng chính
Tấm bia bằng cẩm thạch trắng Long Hồ Văn Thánh do Phan Thanh Giản biên soạn
Tụy Văn Lầu (Văn Xương Các )
Bên trong Tuỵ Văn Lầu nơi thờ cụ Phan Thanh Giản và các vị tiền hiền .
Bộ bàn ghế nơi quan Kinh Lược Sứ Phan Thanh Giản tiếp khách.
Ảnh và câu đối trong đền thờ
Bài vị thờ Phan Thanh Giản và Võ Trường Toản
Chiếc dọc tẩu cuả ngài hút thuốc
Người dân phụng cúng
GHI CHÚ CỦA NHÃ MY
GHI CHÚ CỦA NHÃ MY
Văn Thánh Miếu ở Vĩnh Long được khởi công xây dựng vào ngày 10 tháng 10 năm Giáp Tý năm 1864 và hoàn thành cuối năm Bính Dần năm 1866, đặt tên chính thức là Khổng Thánh Văn Miếu. Miếu Văn Thánh hay Văn Thánh Miếu là các cụm từ thường gọi từ cụm từ "Khổng Thánh Văn Miếu", do người dân địa phương nói trại qua, trại lại từ cụm từ gốc.
Văn Xương Các tại Vĩnh Long là nhà đài dùng làm nơi thờ các vị Văn Xương và Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản trong phạm vi Văn Miếu ở Vĩnh Long, đồng thời làm nơi dạy học, hội họp, đàm luận văn chương, đọc sách. Văn Xương các và Thánh Miếu là hai bộ phận kiến trúc chính trong Văn Thánh Miếu. Ngoài hai bộ phận này còn có nhiều phần phụ kiến trúc khác. Văn Xương các này cũng là một Thơ Lầu.
Năm 2011 tôi (NM ) có đến viếng Văn Thánh Miếu nhưng hôm đó Tụy Văn Lầu (Văn Xương Các ) không mở cửa và hình ảnh cũ lưu trong máy vi tính của tôi bị virus nên đã bị xóa mất.
Đầu năm 2017 cùng với nhà văn Kha Tiệm Ly , chúng tôi đã trở lại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, sau đó gọi một người bạn ở địa phương là bạn thơ Mai Ngân Khúc Thụy Du ra chơi.
May mắn tôi gặp được ông từ giữ Văn Thánh Miếu và xin ông mở cửa Tụy Văn Lầu để được tham quan bên trong đền thờ.(Bạn tôi Khúc Thuỵ Du cũng rất vui khi nói cô là người địa phương đã đến đây nhiều lần nhưng chưa vào được bên trong điện thờ.!)
Chúng tôi ghi lại một số hình ảnh bên trong điện thờ . Điện thờ nhỏ , nền lót gạch tàu (coi có vẻ mới làm ),phía trước có để một bộ ghế salon gỗ cũ , một bộ bàn dài với mấy ghế đai ,nghe nói là nơi để ngài kinh lược sứ tiếp khách , bên trong là các bàn thờ có để bài vị thờ các vị tiền nhân, quan kinh lược sứ Phan Thanh Giản , ngài Võ Trường Toản , Ông chủ đất và các vị tiền hiền với nhiều hoành phi và câu đối do các sĩ phu và người dân phụng cúng.Lầu văn là căn gác gỗ có cầu thang bắc lên bằng gỗ , khi tôi yêu cầu được lên lầu thì ông Từ nói trên đó không có gì vì sách vỡ cũ đã bị đem đi hết !.Sau đó chúng tôi được ông Từ hướng dẫn tham quan các di tích trong khuôn viên Văn Thánh Miếu, kể lại lịch sử , và nói về giai đoạn từ sau năm 75 cho tới khi Văn Thánh Miếu được mở cửa trở lại ..(Theo lời ông Từ thì sau năm 75 vì sợ các bài vị thờ cúng trong Văn Xương Các bị lấy đi nên người dân địa phương lén đem về nhà cất giữ , sau khi Văn Thánh Miếu được phép mở cửa trở lại người dân mang vào trả lại và thắp hương thờ cúng .Thế mới biết tấm lòng của dân chúng địa phương rất tôn kính các ngài .)
Ông Từ ở tuổi trung niên với gương mặt khắc khổ mà hiền lành đã chăm sóc nơi này một cách chu đáo , tận tình .Nhìn qua thì thấy gia đình ông Từ rất nghèo ,nơi trú ngụ chỉ giống như căn trại nhỏ , phía trước là một gian hàng nhỏ của vợ ông bán ít nước giải khát , bên trong nhà trống trơn không có vách chỉ để hai giường ngủ , một ít vật dụng và nhà bếp !
Sau khi nhận được bài thơ của tác giả Kha Tiệm Ly ,tôi xin đăng thêm vài hình ảnh đã ghi lại bên trong đền thờ như một sự trân kính và chân thành cảm ơn tấm lòng quý báu của ông Từ .
Văn Xương Các tại Vĩnh Long là nhà đài dùng làm nơi thờ các vị Văn Xương và Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản trong phạm vi Văn Miếu ở Vĩnh Long, đồng thời làm nơi dạy học, hội họp, đàm luận văn chương, đọc sách. Văn Xương các và Thánh Miếu là hai bộ phận kiến trúc chính trong Văn Thánh Miếu. Ngoài hai bộ phận này còn có nhiều phần phụ kiến trúc khác. Văn Xương các này cũng là một Thơ Lầu.
Năm 2011 tôi (NM ) có đến viếng Văn Thánh Miếu nhưng hôm đó Tụy Văn Lầu (Văn Xương Các ) không mở cửa và hình ảnh cũ lưu trong máy vi tính của tôi bị virus nên đã bị xóa mất.
Đầu năm 2017 cùng với nhà văn Kha Tiệm Ly , chúng tôi đã trở lại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, sau đó gọi một người bạn ở địa phương là bạn thơ Mai Ngân Khúc Thụy Du ra chơi.
May mắn tôi gặp được ông từ giữ Văn Thánh Miếu và xin ông mở cửa Tụy Văn Lầu để được tham quan bên trong đền thờ.(Bạn tôi Khúc Thuỵ Du cũng rất vui khi nói cô là người địa phương đã đến đây nhiều lần nhưng chưa vào được bên trong điện thờ.!)
Chúng tôi ghi lại một số hình ảnh bên trong điện thờ . Điện thờ nhỏ , nền lót gạch tàu (coi có vẻ mới làm ),phía trước có để một bộ ghế salon gỗ cũ , một bộ bàn dài với mấy ghế đai ,nghe nói là nơi để ngài kinh lược sứ tiếp khách , bên trong là các bàn thờ có để bài vị thờ các vị tiền nhân, quan kinh lược sứ Phan Thanh Giản , ngài Võ Trường Toản , Ông chủ đất và các vị tiền hiền với nhiều hoành phi và câu đối do các sĩ phu và người dân phụng cúng.Lầu văn là căn gác gỗ có cầu thang bắc lên bằng gỗ , khi tôi yêu cầu được lên lầu thì ông Từ nói trên đó không có gì vì sách vỡ cũ đã bị đem đi hết !.Sau đó chúng tôi được ông Từ hướng dẫn tham quan các di tích trong khuôn viên Văn Thánh Miếu, kể lại lịch sử , và nói về giai đoạn từ sau năm 75 cho tới khi Văn Thánh Miếu được mở cửa trở lại ..(Theo lời ông Từ thì sau năm 75 vì sợ các bài vị thờ cúng trong Văn Xương Các bị lấy đi nên người dân địa phương lén đem về nhà cất giữ , sau khi Văn Thánh Miếu được phép mở cửa trở lại người dân mang vào trả lại và thắp hương thờ cúng .Thế mới biết tấm lòng của dân chúng địa phương rất tôn kính các ngài .)
Ông Từ ở tuổi trung niên với gương mặt khắc khổ mà hiền lành đã chăm sóc nơi này một cách chu đáo , tận tình .Nhìn qua thì thấy gia đình ông Từ rất nghèo ,nơi trú ngụ chỉ giống như căn trại nhỏ , phía trước là một gian hàng nhỏ của vợ ông bán ít nước giải khát , bên trong nhà trống trơn không có vách chỉ để hai giường ngủ , một ít vật dụng và nhà bếp !
Sau khi nhận được bài thơ của tác giả Kha Tiệm Ly ,tôi xin đăng thêm vài hình ảnh đã ghi lại bên trong đền thờ như một sự trân kính và chân thành cảm ơn tấm lòng quý báu của ông Từ .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét