CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

CHÙM TỨ TUYỆT -THÁNG 9-2018 - THƠ NGUYỄN KHÔI


Khôi Nguyễn
15:04, Th 5, 27 thg 9 (3 ngày trước)
tới Nguyen, tôi, Saimon, Son, THU, Thư, Thủy








       CHÙM TỨ TUYỆT -THÁNG 9-2018
                        --------
*1-
 Chiến tranh Thương mại nổ tung...
Trung Cộng than " Mỹ đem dao kề cổ" !
Nợ công trên ba trăm phần trăm : nguy cơ vỡ nợ
Xem chừng Bành Trướng sắp thay Vua ?
                            *
*2
-Nhân (sự kiện) Tướng Quang - Chủ tịch Nước từ trần
Ngẫm ra : Tướng Giáp (người đầu tiên) phát kiến :
- Mai Dịch không thiêng ...
                                 Xin về quê mai táng .
                             *
*3-
 Xưa Vua Chúa xây Lăng to để hù dọa dân đen
Nay Bọn trên Tiền xây mộ to để tự tôn vinh, ngạo cùng hậu thế ;
Là cát bụi mà nhiêu khê dâu bể
Facebook nào bịt được miệng Thế gian ?
                              *
*4-
Tạ ơn Trời các Siêu Bão kinh hoàng không vào nước Việt !
Bến Việt Nam hội tụ các con tàu
Cầu Bạch Đằng cho Việt Nam cất cánh
Xây dựng các Tập Đoàn cùng bè bạn Mỹ Âu.
                              *
*5-
 Cách mạng 4.0...Thủ Tướng quyết ra tay
Cây lúa, con Tôm  vào Quy trình Kỹ thuật
Trẻ đua học theo Tây,  xăng xái vào Hội nhập
Cho một ngày thành Hổ mọc cánh bay...

                          -------
              Hà Nội  26- 28/9/2018
              NGUYỄN KHÔI

CHÍN CHIỀU 1 - 2 - THƠ LÊ KIM THƯỢNG


Sinh Lê
Tệp đính kèm
20:08, Th 3, 25 thg 9 (4 ngày trước)
tới tôi

GỬI NHÃ MY BÀI THƠ LỤC BÁT 2018
CHÚC VUI KHỎE
NHA TRANG, 26-9-2018 - LÊ KIM THƯỢNG







Ảnh Nguyên Hà





 
CHÍN   CHIỀU  1 - 2



1.



Xa quê từ thuở thiếu thời
Cho tôi mắc nợ biển trời quê hương
Một mai... dừng bước phong sương
Lui về vui với bình thường chân quê
Người xa viễn xứ sơn khê
Đếm từng kỷ niệm bộn bề trong mơ
Một trời xanh, một màu thơ
Làng xưa, xóm cũ đợi chờ thương yêu...
Nhớ quê... nhớ tiếng ru chiều
“Cầu tre lắt lẻo...” cánh diều đong đưa
Đồng vàng mây trắng lưa thưa
Gió lùa qua mấy rặng dừa mơn man
Cò về, cánh trắng đồi hoang
Chiều lên, nắng xế bàng hoàng liêu xiêu
Xa xa Tu Hú kêu chiều
Vườn em hoa bưởi hắt hiu hương thừa...
Nhớ quê... nhớ lắm chiều xưa
Chín chiều tháng chín, chiều mưa chín chiều
Mưa qua mái cũ thềm rêu
Hương quê, hương đất, hương yêu... chập chùng
Phên tre, mưa gõ rung rung
Đầy trời mưa bụi, mông lung trắng trời
Bạn quê cạn chén đầy vơi
Rượu quê, lều cỏ... quên đời, mù say...



2.



Nhớ em... ngày ấy chia tay
Mắt nhìn trong mắt, màu mây mắt buồn
Bờ mi đọng giọt mưa tuôn
Mưa qua sông lạnh, mưa nguồn xót xa
Theo sông, thuyền tới ngã ba
Rẽ theo hướng khác, thế là... biệt ly
Vẫy tay từ tạ ra đi
Người xa mang mấy sầu bi cho vừa...
Thế rồi Nhật Nguyệt thoi đưa
Bốn mươi năm lẻ, người chưa  quay về
Một đời ròng rã xa quê
Đêm mơ Cố Quận, sơn khê dặm trường
Bao năm, xứ lạ tha phương
Hao mòn nỗi nhớ, bạc sương mái đầu
Tiếng đàn thánh thót đêm thâu
Tri âm, một khúc “Phượng Cầu...” rức ray
Ngó mình tóc bạc màu mây
Trăng - Thơ thuyền khẳm, lòng đầy chiêm bao
Cuối đời... chỉ một ước ao
Túi Thơ, bầu Rượu, gốc Đào... ngủ say
Ngàn năm mây trắng còn bay
Ôm trăng lẻ bóng, canh chầy đơn côi
Nhớ quê... nỗi nhớ riêng tôi
Nhớ quê chỉ có thế thôi... gọi là...




                        Nha Trang, tháng 9. 2018

                           LÊ KIM THƯỢNG





“...” Ca dao

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

CHÙM THƠ LÂM NGUYÊN


hatkiemlam9
23:25, Th 3, 25 thg 9 (3 ngày trước)
tới tôi







THUYỀN TRĂNG
                       (Tặng Chúc Đổng Thi)

    Mái dầm lục bát êm khua
Con thuyền trăng rụng, gió đưa dật dờ
    Lá thu vàng rộm sông thơ

Ru ta về cõi mơ hồ, mộng du


              LÂM NGUYÊN
                (Sài gòn)
              (11.9.18 đầu hợi)


NHỚ THU

                              (Tặng Tịnh Đàm)
   
     Nỗi buồn vàng úa lá bay
Nhớ thu nơi mắt ngây nai thẫn thờ
    Trăng gầy còm cõi trông chờ
Gió đêm ve vuốt đôi bờ liễu xanh
             
                               LÂM NGUYÊN
                                     Sài gòn

                             Giữa thân 08.9.18



TA VỀ

                     (Tặng Hạt Cát bà bà)
    Ta về ru lại cuộc tình
Bờ môi au đỏ, bình minh lóe cười
    Ta về gởi gió xa khơi
Quyện theo nhung nhớ tới người phương xa

             LÂM NGUYÊN 
                Sài gòn 
            (Đầu hợi 30.8.18)

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

TRÁI TÌNH YÊU CỨ NHƯ THẾ XA DẦN - THƠ TRƯƠNG THỊ THANH TÂM


Truong Thi Thanh Tam
10:16, Th 3, 25 thg 9 (2 ngày trước)
tới tôi



Được gửi từ Yahoo Mail trên Android

Vào Th 4, 26 thg 9, 2018 lúc 12:15 SA, Truong Thi Thanh Tam
<tinhnho1053@yahoo.com.vn> đã viết:






TRÁI TÌNH  YÊU CỨ NHƯ THẾ XA DẦN

                  ***
Ta trôi giạt giữa một chiều bão tố
Trái tim yêu biết đau ngắn hay dài
Lời thơ buồn dào dạt nhớ người đi
Xa thăm thẳm mà sao như gần thế

Đời trôi nổi nên tình yêu đến muộn
Hay tơ duyên chưa đến lúc chín muồi
Thôi thì để mặc tình quên hay nhớ
Trái sầu đâu còn đắng lúc mềm môi

Ngày yêu nhau do lời thơ kết trái
Mộng mơ nhiều những tưởng được bền lâu
Có ngờ đâu, duyên trái mùa nên lỡ
Đếm giọt sầu chìm lắng những hương yêu

Từ dạo đó ta nghe sầu lên mắt
Những bủa vây, qua những áng thơ buồn
Làm sao giữ khi đời nhiều hương lạ!
Trái tình yêu cứ như thế xa dần


            TRƯƠNG THỊ THANH TÂM
                      Mytho

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

ĐÔI ĐIỀU MỚI BIẾT VỀ TỪ "SẾN" VÀ "NHẠC SẾN" - LÊ THIÊN MINH KHOA



Minh Khoa Lê Thiên
Tệp đính kèm
04:20, Th 3, 25 thg 9 (1 ngày trước)
tới phuoc, BÔNG, tôi, BAOTHANG_XUANXUYEN


C:\Users\TTC\Pictures\CA KHÚC (In) copy (1).jpg

 Phác thảo bìa sách “9 thập kỷ ca khúc tân nhạc Việt Nam”.


  ĐÔI ĐIỀU MỚI BIẾT VỀ TỪ
“SẾN” và “NHẠC SẾN” 
                                             LÊ THIÊN MINH KHOA 


      Khi nhạc vàng cũ hồi sinh, người ta hay bàn cãi về nhạc sến như một thời sự âm nhạc: nhạc sến là gì, có hay không một loại nhạc gọi là nhạc sến, từ sến trong nhạc sến do đâu mà có…? Nên bài viết nầy để đề cập đến một khía cạnh của ca khúc Việt Nam mà công chúng đang quan tâm.


Image result for nhạc sến


          Không như hai nhạc sĩ khá nổi tiếng ở TP HCM từng  phát biểu, rõ ràng thực tế âm nhạc Việt ở nhiều thời điểm có tồn tại một loại nhạc sến. Một nhạc sĩ khi trả lời phỏng vấn, đã nói: “Không có nhạc sến, chỉ có nhạc hay và nhạc dở”. Nhạc sĩ nầy chỉ đúng một nửa: Có nhạc hay nhạc dở nhưng cũng có nhạc sến như nhiều nguời thường dùng để  gọi  một loại nhạc trong dòng nhạc trữ tình  bình dân. Và những khái niệm này có quan hệ với nhau: Đã đành rằng nhạc sến và nhạc dở đối lập với nhạc hay rồi, nhưng chúng lại giao nhau, có khi bao hàm nhau, thuộc về nhau nữa. Một nhạc sĩ khác: “Không có nhạc sến chỉ có ca sĩ sến”. Cũng vậy, không đúng hoàn toàn, vì đúng là có ca sĩ sến là những giọng hát luôn sướt mướt, sến sẩm, uỷ mị, quằn quại, khổ đau, bi sầu, rên rỉ…, thậm chí khi đang thể hiện ca khúc thuộc dòng nhạc sang (nhạc tiền chiến, tình khúc, tình ca cách mạng…) không có và không cần đến sắc thái biểu cảm như thế, nhưng thực tiễn ca nhạc vẫn tồn tại một loại nhạc sến, còn được gọi là nhạc fontain, nhạc máy nước, có người “ác khẩu” gọi là nhạc “bò leo rào” khi nhại từ bolero (hơi giống nhạc “mì ăn liền” trong ca khúc thị trường bị thương mại hóa hiện nay). Đó là loại nhạc thường viết theo các điệu nhạc: boléro, rhumba, ballade…, phổ biến là bolero chậm buồn; còn ca từ thì dễ dãi, đơn giản, thường dùng khẩu ngữ tự nhiên, sáo rỗng, lặp lại, hơi bị ... “cải lương” và ước lệ có sẵn, cứ thế ráp vào. Chẳng hạn, nhạc viết về mùa thu, thì cảnh vật là: Gió heo may thổi, trời se se lạnh, mây mù giăng giăng, lá vàng rơi rụng… còn tâm trạng thì: cô đơn không cùng, nhớ nhung xa vắng, nỗi buồn khôn nguôi… Nhạc viết về người đẹp thì: Mắt em màu xanh, tà áo dài tha thướt, tóc thề ngang vai… Nhưng sến hay không sến không phải do điệu nhạc mà ngoài ca từ  dễ dãi, đơn giản như trên, còn do giai điệu, nhịp điệu mà nhạc sĩ thể hiện vào bài hát trong  nhạc điệu đó, thường  đơn điệu, quen thuộc, mòn sáo, lặp lại mình, lặp lại người khác (nhái).


Image result for nhạc sến


            Giới am hiểu âm nhạc ở Miền Nam trước 1975, không những phân biệt nhạc vàng và nhạc sang mà còn phân định  nhạc vàng và  nhạc sến đang hiện hữu đương thời. Nhạc vàng và nhạc sang là phân định theo chất lưọng nhạc và giai tầng người tiếp thụ: nhạc sang (tình khúc, nhạc tiền chiến, nhạc phản chiến, du ca…) được giới có học: sinh viên, trí thức…  yêu thích  và nhạc vàng (còn gọi là nhạc trữ tình bình dân) được giới bình dân như: nông dân, thợ thuyền, lính, người làm thuê… mê say.
     
Cùng trong một dòng nhạc trữ tình bình dân nói chung, nhưng lại phân chia thành nhạc vàng và nhạc sến có tiêu chí khá rõ ràng. Điểm khác biệt chính giữa "nhạc vàng" và "nhạc sến" là "nhạc vàng" thường theo nhiều thể điệu Slow, Slow Rock, Ballade, bolero… chịu ảnh hưởng của Thánh ca Công giáo, chậm buồn, đều đều và mang phong cách thính phòng, hát bằng giọng Bắc chuẩn, còn "nhạc sến"  thường chỉ theo điệu  bolero, âm hưởng dân ca, hát bằng giọng Bắc pha hay giọng địa phương (tùy theo điệu dân ca, nhưng chủ yếu của Nam Bộ), về sau thường hay được hát bằng giọng Nam, hợp hơn với tầng lớp bình dân ở Nam bộ. "Nhạc vàng" thường phối nhạc phương Tây sang trọng hơn, có thể nói đến chia ly, cô đơn, nhưng cách thể hiện không sướt mướt, sến sẩm, uỷ mị, quằn quại, khổ đau, bi lụy, sầu thương, rên rỉ…, ca từ cũng dung dị, dễ hiểu, mà không dễ dãi,  ước lệ, sáo rỗng… và nội dung không nói về đồng quê, nghèo khó, hay kể một câu chuyện… như "nhạc sến”. Hoặc một dòng nhạc được  giới chuyên môn tách ra thành nhánh nhạc quê hương, do chủ đề rộng về quê hương đất nước hoặc về làng quê, đậm chất dân ca cả ba miền, không có chất sến, hát theo giọng địa phương, như nhạc của Hoàng Thi Thơ, Thanh Sơn…, nhưng thường được thể hiện bởi các giọng hát “nhạc vàng”, "nhạc sến" nên  được gộp chung vào nhạc vàng, có khi là nhạc sến.

          Nhân nhắc đến, nói thêm về điệu bolero và nhạc vàng.  Thể điệu bolero trong tân nhạc VN có nhịp rất chậm, khác bolero của Tây Ban Nha hay Nam Mỹ có nhịp nhanh hơn, gần như rhumba. Vì thế, người ta vẫn quen gọi ca khúc bolero VN là nhạc vàng, tức âm nhạc trữ tình hay lãng mạn, bởi giai điệu chậm buồn của nó...  Bolero rất hợp dân ca Nam bộ và giới bình dân Nam bộ- những người hát dân ca Nam bộ từ nhỏ và thể loại nhạc này hợp với trình độ của họ, nên họ là những người chuộng nhạc vàng hơn cả. Ba đề tài chủ yếu  phổ biến của nhạc vàng là: Tình - Lính và Quê hương. Nhưng, nhạc bolero xưa ở miền Nam có nhịp điệu chậm buồn, sắc thái tình cảm thường là yêu thương, tiếc nuối, da diết…  chứ không phải quá sướt mướt, sến sẩm, uỷ mị, quằn quại, khổ đau, bi sầu, rên rỉ… mới ra chất bolero như các ca sĩ ngày nay thể hiện, khi bị khai thác “quá đà” và “biến dạng” thảm hại trên truyền hình, nhạc hội, sàn diễn và băng đĩa của các nhà sản xuất. Năm 1952, Lam Phương viết Chiều thu ấy lúc mới 15 tuổi, Lê Trọng Nguyễn viết Nắng chiều, hai nhạc phẩm điệu bolero đầu tiên  ra đời cùng năm và trở thành bất hủ. Giai điệu cả hai ca khúc mở màn cho 2 giai điệu nầy của nhạc Việt đều đơn giản nhẹ nhàng mà sang trọng, giai điệu và ca từ trau chuốt, hình ảnh đẹp như tranh, có giá trị nghệ thuật- nhân văn cao như dòng nhạc tiền chiến, được coi là khai mở  cho dòng nhạc  vàng sau nầy.

        Ở Nam bộ, cũng như từ “dỏm” là từ xã hội (tiếng lóng) chỉ đồ giả với sắc thái biểu cảm âm tính (coi thường), “sến” là tiếng lóng để chỉ chất luợng thấp kém, sáo rỗng, không giống ai, không phù hợp, cũng với sắc thái biểu cảm âm tính đó. Đây là một từ tố đa nghĩa với nhiều nghĩa phái sinh trong 1 loạt từ xuất hiện cùng thời: chơi sến, mặt sến, tóc sến, mặc sến, thơ sến, truyện sến, tranh sến, v.v… Nhưng về từ nguyên, do đâu mà có từ tố “sến” trong từ nhạc sến với hàm nghĩa như thế? Ðã có rất nhiều tranh cãi và nhiều giả thuyết về cái từ khó hiểu này. Xin nêu và và bổ sung thêm: có đến 6  ý kiến, như là 6 giả thuyết, trong đó có giả thuyết chưa từng được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng:

Image result for nhạc sến


        Giả thuyết thứ nhất: có nguồn gốc là “con sen”.

        Nhiều người trong giới nghiên cứu, học giả, trong đó có giáo sư ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo, dịch giả Nhật Chiêu…  cho rằng: gốc của từ "sến" phải bắt đầu từ tiếng  "sen" trong  con sen nghĩa là đứa ở, con ở, ở đợ, người giúp việc nhà. Từ "sen" đọc trại thành "sến", và do tầng lớp thấp, không học hành, hiểu biết  không cao của chị “sến” nên  tiếng “sến” được dùng để chỉ  sự coi thường, chất lượng thấp, văn hóa kém và đẻ ra hàng loạt từ mới theo phương thức cấu tạo từ dựa vào biện pháp ẩn dụ từ vựng (gọi tên sự vật nầy bằng tên  sự vật khác dựa trên sự liên tưởng tương đồng, giống nhau giữa 2 đối tượng con sen (sến) và nhạc sến= chất lượng thấp, văn hóa kém) như trên: chơi sến, mặt sến, tóc sến, mặc sến, thơ sến, truyện sến, tranh sến, v.v… , trong đó có từ nhạc sến, ám chỉ loại nhạc có “khẩu vị”  thấp, ít có giá trị nghệ thuật.

        Giả thuyết thứ hai: cũng có nguồn gốc là “con sen”.

         Phổ biến hơn là ý kiến đồng tình với lý giải từ tố “sến” trong từ “nhạc sến” bắt nguồn bởi từ tố “sen” trong từ “con sen” đọc trại, nhưng không phải bằng phương thức cấu tạo từ theo biện pháp ẩn dụ từ vựng  như trên, mà là bằng phương thức cấu tạo từ theo biện pháp hoán dụ từ vựng (gọi tên sự vật nầy bằng tên  sự vật khác dựa trên sự liên tưởng tiếp cận, gần nhau  giữa 2 đối tượng con sen (sến) và nhạc sến = tầng lớp hay hát loại nhạc nầy). Theo đó, do giúp việc cho chủ Tây hoặc trong các gia đình theo Tây học,  các “con sen” (gọi người giúp việc gái, nhỏ tuổi theo cách người Bắc bộ) cũng “học làm sang” theo các Mari bà đầm, nên được các nhà văn, nhà báo có óc hài hước thêm cho cái tên "Marie" phía trước để trở thành Mari- Sến. Sau năm 1954, Mari- Sến theo chủ di cư vào Nam. Ở Sài Gòn thưở ấy, nước máy chưa được đưa tới từng nhà, chiều chiều các Mari- Sến lại tụ tập quanh cái máy nước (fontaine) để hứng nước gánh về nhà, từ đó lại đẻ thêm cái tên Tây hơn, “sang” hơn là Ma-ri Đờ La Phông-ten (Maria De La Fontaine). Trong khi đứng chờ đầy gánh nước, các cô thường vui miệng hát với nhau những câu đại loại như: "Em ơi nếu mộng không thành thì sao? Non cao, biển rộng biết đâu mà tìm…" (Duyên kiếp- Lam Phương), hoặc: "Chiều nay có phải anh ra miền Trung, Về thăm quê mẹ cho em về cùng... Dù sương gió gây bao phũ phàng, Đã có em đây sẵn sàng…" (Quen nhau trên đường về- Thăng Long)… Thế là, hễ loại nhạc nào mà các chị gánh nước mướn, các anh đạp xích lô, thợ thuyền (gọi chung là giới bình dân) khoái hát thì... đó là “nhạc sến”, “nhạc phông-ten”! Theo phương thức hoán dụ nầy, thì từ tố “sến” trong nhạc sến không đồng đẳng của tứ tố “sến” trong loạt từ cùng thời: chơi sến, mặt sến, tóc sến, mặc sến, thơ sến, truyện sến, tranh sến… như cách cấu tạo từ theo phương thức ẩn dụ kể trên, mà nó là nghĩa gốc (thấp kém, coi thường…) cho nghĩa phái sinh của các từ kể trên, ra đời sau nó. Cũng như nghĩa gốc của "cánh" trong từ  "cánh chim": (i) có một mặt phẳng hoặc 2 mặt phẳng đối xứng nhau qua 1 trục; (ii) di động đươc; (iii) di động quanh 1 trục... trở thành nghĩa phái sinh cho từ tố "cánh" (đa nghĩa) trong 1 loạt từ  ra đời sau đó: cánh cửa, cánh quạt, cánh quân, cánh đồng, cánh gà (sân khấu), phe cánh... Cách giải thích nầy cũng thuyết phục bởi được hỗ trợ bằng một thực tế: hồi đó, người ta còn gọi loại nhạc bình dân nầy là nhạc fontain, nhạc nước máy.


Image result for nhạc sến


     Giả thuyết thứ  ba: có nguồn gốc là “Maria Schell”.
       Lý giải nầy dựa vào chuyện gọi nhại theo tên của minh tinh màn bạc nổi tiếng người Áo là Maria Schell (1926-2005). Lý do của việc nhại theo này là kết quả của sự châm biếm của nhà báo Tuấn Huy, viết cho tạp chí Kịch Ảnh trong một số vào năm 1963. Cô Schell trở thành hiện tượng ở các đô thị miền Nam đầu những năm 1960, sau khi thành công vai một vũ nữ hộp đêm trong phim Anh em nhà Karamazov- do Hollywood dựng năm 1958 theo nguyên tác cùng tên của đại văn hào Nga Dostoievsky, được chiếu loanh quanh các rạp Sài Gòn, cả tháng chưa hết người xem.


Image result for diễn viên maria schell


       Sài Gòn những năm 1950 và 1960, nhiều thanh niên thiếu nữ từ thôn quê lên thành thị mưu sinh, bao gồm làm lái xe, người ở, bán báo, chạy bàn... Ðó cũng là thời sính Tây, không ít anh chị tự đặt tên cho mình như Bưởi Clark Gable, Chanh Claudia Cardinale... Những chủ nhật, lớp người trẻ này hẹn hò nhau và cùng thảo luận về những cuốn phim diễm tình đầy nước mắt của nữ diễn viên Maria Schell, người từng được báo chí Ðức xem là nữ diễn viên xuất sắc thế hệ trước chiến tranh, lừng danh với lối diễn xuất "cười vui mà như lòng nhỏ lệ". Những cuốn phim này lúc đó cũng làm thổn thức nhiều trái tim nam nữ. Cười vào một lớp người học đòi và hay trải lòng chuyện yêu đương của mình một cách dễ dãi và cũng hay tự bi kịch hóa hoàn cảnh của mình, tác giả Tuấn Huy, đã là người đầu tiên chuyển chữ Maria Schell này để gọi các cô là "Mari Sến". Và chữ "sến" này dần dần được chỉ đến các bài hát rất ảo não thời đó về chuyện tình đôi lứa.

        Giả thuyết thứ tư:  cũng có nguồn gốc là “Maria Schell”.


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200MariaSchell.jpg


         Cũng có nguồn gốc từ ngôi sao Maria Schell (biến âm là Mari Sến) và cũng dựa vào  phương thức cấu tạo từ theo biện pháp ẩn dụ từ vựng  như giả thuyết thứ ba, nhưng cơ sở tương đồng giữa Maria Schell và nhạc sến để tạo từ mới lại không những không phải là chuyện diễm tình,  sầu bi… và  còn vào  một trung gian nữa là lối sống, sinh hoạt của những fan của Maria Schell.

         Trong phim  trên, Maria Schell vừa múa vừa hát bài Mambo Italiano- với y phục nghèo nàn, thân hình bốc lửa, tóc tai xõa xượi, gào thét và rên rỉ, quằn quại và khiêu khích... Lúc này bắt đầu xuất hiện những fan của Maria Schell. Trẻ em đường phố tập tành nhún nhảy bài Mambo Italiano. Các cô gái đợt sóng mới lăng-xê kiểu tóc xõa xượi, mắt xanh Bel, phô trương thân hình... Trên sân khấu phòng trà, mọc lên những ngôi   sao ca nhạc gào thét, quằn quại như con thanh xà, bạch xà.  Và từ Mari Sến lúc  nầy được dùng để chỉ dạng biến thái này trong sinh hoạt của giới trẻ.  Rồi dùng để chỉ một hoạt động cụ thể:  chơi sến, mặt sến, tóc sến…, trong đó có nhạc sến.
      Nhiều nhà văn, nhà báo ở miền Nam hồi ấy nghiêng về 2 giả thuyết nầy, cho rằng từ nguyên nhạc sến từ Mari Sến là những giả thuyết hợp lý và đủ các chứng cứ nhất.

      Giả thuyết thứ năm: có nguồn gốc là “cây đàn sến”.


http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQsFhAn9CAPF8C5STgWrl47IVxIhZHcHMvheahUvZhzxCgDaPrVx5gopg


Cây đàn sến Nam bộ 2 dây. 

       Giả thuyết nầy cho là “sến” trong nhạc có từ nguyên bắt nguồn từ một nhạc cụ cổ truyền ở Nam bộ là  Cây đàn sến. Thạc sĩ Mai Văn Nghĩa, bạn tôi, người sành sõi về cả âm nhạc cổ truyền lẫn Tây phương, khi gia đình 3 đời chơi nhạc tài tử Nam Bộ và anh chơi classic rất nhuyễn, là nguồn cung cấp  tư liệu quý giá nầy. Giả thuyết nầy rất thú vị, hợp lý hơn mà chắc chắn rất hiếm người được nghe đến.

       Theo đó,  dàn  hòa âm nhạc tài tử chính thống trước đây  có  2 bộ chính  thống:

          1.Tứ Tuyệt:

       Gồm 4 cây đàn dân tộc: đàn kìm (2 dây); đàn cò (2 dây), đàn tranh (16 dây);  đàn bầu (độc huyền cầm- 1 dây) . Trong đó, đàn kìm là nhạc cụ chính , người chơi đàn kìm là người đứng đầu dàn hợp xướng, kiêm nhịp song la.

         2.  Ngũ Tuyệt:

http://i1016.photobucket.com/albums/af285/lelannhi/ACluong.jpg



Nhạc khí tài tử Nam bộ đầu TK 20: 5 cây đàn:
 sến, kìm, cò, tranh, ghi ta phím lõm.           
 
           Cũng gồm 4 cây đàn dân tộc như trên,  nhưng thêm 1 ống sáo. Trong đó,  đàn kìm cũng vẫn  là nhạc cụ chính , người chơi đàn kìm là người đứng đầu dàn hợp xướng, kiêm nhịp song la như tứ tuyệt.

          Rồi khoảng 2 thế kỷ trước, người Nam Bộ du nhập cây đàn sến từ  một quốc đảo ở biển Đông và đưa thêm vào bộ Tứ Tuyệt hoặc Ngũ Tuyệt.

          Nhưng cây đàn sến thùng đặc không khoét lỗ, âm  thanh không ngân vang được, không hay, nên nó lẻ loi, lạc lõng, rền rĩ, đơn điệu… khó  được chấp nhận vì không hoà hợp với  hoà âm mới của ngũ tuyệt hoặc tứ tuyệt mà đàn sến tham gia. Từ đó, công chúng âm nhạc gọi 2 bộ hoà âm  mới nầy (có thêm cây đàn sến) là bộ nhạc sến. Và do  qui lụât tiết kiệm cuả ngôn ngữ cũng như biện pháp ẩn dụ từ vựng (gọi tên sự vật nầy bằng tên  sự vật khác dựa trên sự liên tưởng tương đồng, giống nhau giữa 2 đối tượng bộ nhạc sến và nhạc sến= chất lượng thấp, rền rĩ…),  người ta gọi luôn những bài hát Tân nhạc bình dân ở Nam bộ mà có chất lượng thâp, rền rĩ... từ nhạc điệu đến ca từ nầy là nhạc sến.

        Theo cách giải thích nầy, thì từ tố “sến” trong nhạc sến cũng dựa vào phương thức ẩn dụ từ vựng, tương tự như cách đầu tiên, nhưng  nó  là nghĩa gốc (thấp kém, coi thường…) cho nghĩa phái sinh của loạt từ, ra đời sau nó: chơi sến, mặt sến, tóc sến, mặc sến, thơ sến, truyện sến, tranh sến…  như cách thứ hai.

        Giả thuyết thứ sáu: cũng có nguồn gốc là “cây đàn sến”.

        Cũng bắt nguồn từ cây đàn sến, nhưng  khác nhau về nguồn gốc của cây đàn, cùng  sắc thái biểu cảm của từ tố sến và điều thú vị là dựa vào phương thức cấu  tạo từ bằng cả 2 biện pháp hoán dụ rồi ẩn dụ. Theo đó, cây đàn sến phổ biến 2 dây của người Việt được cải tiến từ cây đàn

http://i1016.photobucket.com/albums/af285/lelannhi/Tutuyet.jpg

 Dàn nhạc tài tử Nam bộ.
                   
Tần cầm 3 dây, còn gọi là đàn Mai Hoa (Meihuaqin [梅花琴]) của Trung Hoa du nhập vào miền Tây Nam Bộ do người Triều Châu ở tỉnh Quảng Đông di cư sang. Tiếng Hoa phát âm Tần Cầm là Xỉn Xỉn (Qin Qin), vì vậy âm sến là biến âm của người cây đàn Xỉn Xỉn 3 dây. Đàn nầy được dùng trong 2 bộ đàn tứ tuyệt và ngũ tuyệt của dàn nhạc đờn ca tài tử và sân khấu tuồng truyền thống. Nhưng vào đầu thế kỷ XX,  khi đàn ghi- ta vào miền Tây được biến cải thành ghi ta phím lõm, bản vọng cổ ra đời rồi được tăng nhịp, đàn ca tài tử được cải tiến và nghệ thuật sân khấu cải lương hình thành rồi phát triển nhanh, thì cùng với ghi- ta phím lõm, với âm sắc trong trẻo, tươi sáng, đàn sến trở thành cây đàn chủ lực trong các dàn nhạc nầy. Khi nghe một ban nhạc trong đó có đàn sến chủ công, chơi một bản đàn tài tử cải lương thật hay, người nghe khen là “sến", theo hoán dụ từ vựng: lấy cái tiêu biểu gọi tên cho tổng thể. “Sến” đã trở thành tính từ đồng nghĩa với mùi mẫn, truyền cảm, đi vào lòng người. Sau này, theo ẩn dụ từ vựng, người ta dùng từ “nhạc sến” để chỉ dòng nhạc trữ tình bình dân mùi mẫn, truyền cảm, rất đi vào lòng người bình dân vậy.

       Hai cách giải thích cuối cũng có cái lý vững chắc: lấy tên một cây đàn, một bộ nhạc, dàn nhạc của dân gian có chất lượng thấp được phát sinh  ở Nam bộ để gọi tên mới cho một dòng nhạc cũng bình dân (như nhạc dân gian) mà chất lượng thấp cũng được sinh ra ở Nam bộ. Trong khi hai cách giải thích đầu đều dựa vào từ nguyên là con sen, mà ở Nam bộ, nơi khai sinh  của dòng nhạc cũng như từ ngữ “nhạc sến” và cũng là môi trường cho chúng tồn tại, không ai gọi người giúp việc gái là con sen cả,  họ gọi người giúp việc là con ở, đứa ở, ở đợ…, mà chỉ ở Bắc bộ mới gọi người giúp việc gái là con sen thôi!

        Như thế, trong 6 giả thuyết trên có chia làm 3 cặp. Hai cặp đầu dựa vào từ nguyên là con sen, hai cặp giữa có gốc gác là Maria Schell, hai cặp cuối  lấy cơ sở là cây đàn sến. Tất cả đều bằng phương thức ghép từ tố bằng biện pháp ẩn dụ hoặc hoán dụ. Đáng lưu ý là trong 5 cách giải thích đầu, từ tố sến đều có sắc thái tình cảm âm tính: coi thường, xem nhẹ…, chỉ có cách giải thích cuối cùng là từ  tố sến có sắc thái biểu cảm dương tính: coi trọng, xem hay... mà thôi.


        Vì không thể không nhắc đến một tồn tại khách quan trong thực tiễn âm nhạc VN, nên không thể không nói rành rẽ, thấu đáo, đúng bản chất của loại nhạc mà người viết chỉ quen/ thích gọi là nhạc bình dân hơn. Như đã nói ở trên, nhạc nào cũng có giá trị của nó và có một tầng lớp công chúng riêng vì loại nhạc đó thể hiện được tâm tư, tình cảm, khát vọng của họ, đáp ứng đúng thị hiếu âm nhạc của họ, và vừa tầm khả năng thẩm mỹ của họ. Và dòng nhạc bình dân này cũng có nhiều ca khúc giá trị, được nhiều giới yêu thích, trong đó có những “tuyệt tác” mà chưa chắc các nhạc sĩ dòng nhạc "hàn lâm" đã sáng tác được, như: Khúc ca ngày mùa (Lam Phương), Đường xưa lối cũ (Hoàng Thi Thơ), Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ & Hồ Đình Phương), Nắng lên xóm nghèo (Phạm Thế Mỹ), v.v... Cũng có bài nhạc bình dân nhưng có những câu rất hay, rất triết lý, rất thơ, chẳng hạn: "Tôi xin người cứ gian dối nhưng xin người đừng lìa xa tôi…" (Kiếp đam mê- Duy Quang)... Hay có những câu rất ý vị,  nhân văn và xao động lòng người, chẳng hạn: “Nếu anh có về khi tàn chinh chiến.  Xin em cúi mặt dấu lệ mừng nghe em…” (Tạ từ trong đêm- Trần Thiện Thanh).


Image result for nhạc Phạm Thế  Mỹ,

NS Phạm Thế Mỹ


       Một điều thú vị: Hai dòng nhạc trữ tình- tình khúc và nhạc vàng, “đối cực” về thính giả, nhưng có khi “đồng nhất” về tác giả. Một số NS chuyên sáng tác nhạc vàng nhưng cũng có những ca khúc của họ được xếp vào tình khúc, như một số bài hát của các NS Hoàng Thi Thơ, Y Vân, Nguyễn Văn Đông, Phạm Thế Mỹ, Song  Ngọc, Lam Phương, Anh Bằng,... Ngược lại, một số NS trước đã nổi tiếng với tình khúc lại thành công trong nhiều bản nhạc vàng. Như Phạm Mạnh Cương của tình ca Thu ca (1953) bất hủ, sau nầy viết nhiều bản nhạc vàng được yêu thích: Tình mùa phượng thắm (1961), Tháng bảy mưa ngâu (1964)… Hoặc Trần Trịnh của tình khúc Lệ đá nổi tiếng đã viết nhạc vàng cùng Nhật Ngân trong bút hiệu chung Trịnh Lâm Ngân được phổ biến rộng rãi: Mùa xuân của mẹ, Xuân này con không về…     


NS Trần Trịnh và NS Nhật Ngân thời trẻ.

Hai NS Trần Trịnh và Nhật Ngân thời trẻ, cùng với Lâm Đệ, lấy bút hiệu chung Trịnh Lâm Ngân.


         Xin kể chuyện nầy: bạn thân tôi, anh Nguyễn Hữu Liêm, là một học giả, tiến sĩ Luật khoa,  tiến sĩ Triết học, từng là Phó chưởng lý Califonia, Trợ lý của Ngoại trưởng Mỹ James Baker trong cuộc gặp với Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tại Wasington năm 1990, nguyên chủ nhiệm Tập San Triết (Hoa Kỳ), nguyên Chủ tịch Vietnam Help (Chương trình Sức khỏe- Văn hóa- Giáo dục), đang là giáo sư Triết học tại San Jose City College, California, tác giả của nhiều tác phẩm triết học xuất bản ở Mỹ, trong đó có cuốn  "Thời tính, Hữu thể và Ý chí" vừa được NXB Đà Nẵng ra mắt vào đầu năm nay (2018) và trở thành tác phẩm đầu tiên về đề tài siêu hình học  trong mọi thời ở VN.  Là trí thức nhưng lại thích hát nhạc bình dân, trong một cuộc đối ẩm ở quán bình dân trên vỉa hè Bà Rịa trong “nước mắt quê hương” (rượu đế), anh  nói vui: "Lũ chúng ta sinh ra từ sến (giới bình dân) nên phải hát nhạc sến mới sướng..."


Image result for ts Nguyễn Hữu Liêm


       Như đã nói, năng lực, thị hiếu thẩm mỹ của mỗi ngừơi tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: văn hoá- giáo dục, năng khiếu, truyền thống, tự học tập rèn luyện…, trong đó quan trọng nhất là thành tố văn hoá- giáo dục. Nếu ta có may mắn được tiếp xúc một môi trường giáo dục tốt và hình thành được năng lực, thị hiếu thẩm mỹ cao, lành mạnh, đúng đắn thì ta  cũng phải có quan niệm "đa hệ" và có thái độ "rộng lượng", cảm thông  với những người không được may mắn như ta: cứ để cho họ có chỗ  chơi trên "sân chơi" của họ… Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và… trong  hưởng thụ âm nhạc!
                                           

                        LÊ THIÊN MINH KHOA
  (Trích trong cuốn  sách “9 THẬP KỶ CA KHÚC TÂN NHẠC VIỆT NAM”- nghiên cứu, nhận định- Lê Thiên Minh Khoa-  Phần TÁI BÚT: Nói thêm về từ “sến” và “nhạc sến”, trang 193- 202, sắp xuất bản, 2018).
     
     - Nguồn ảnh: Internet và các nhạc sĩ, thân hữu cung cấp.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

CHUÔNG VỌNG TÌNH SẦU - THƠ NHẬT QUANG


nhat quang
Tệp đính kèm
16:18, Th 2, 24 thg 9 (2 ngày trước)
tới tôi









CHUÔNG VỌNG TÌNH SẦU

Nắng vàng rải nhẹ dòng sông
Hoàng hôn ngả bóng mênh mông lặng tàn
Giáo đường chuông vọng mênh mang
Phất phơ áo trắng, chiều tan lễ về

Ngày đi ấp ủ…câu thề
Chiều nay ta trở về quê, mộng thầm…
Đường xưa níu bước tần ngần
Tìm đâu áo trắng, bao lần đón đưa

Những chiều tan lễ dưới mưa
Sánh đôi thầm ước…ước mơ nguyện cầu
Chúa ơi! Thương mối tình đầu
Kết duyên mộng thắm, bạc đầu trăm năm

Bỗng chiều mưa đẫm xa xăm
Tan hồi chuông đổ, lạnh căm cõi lòng
Người xưa đã bước theo chồng
Chúa ơi! Tan nát tình nồng xót xa

                 NHẬT QUANG
                   (Sài Gòn)

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

TRANG THƠ TÔI , MỘT PHẦN ĐỜI .,TÌM - THƠ TỊNH ĐÀM


Đàm Nguyễn Tài
01:16 (21 giờ trước)
tới tôi





*TRANG THƠ TÔI , MỘT PHẦN ĐỜI .

Trang thơ tôi, chút tự tình
Mở ra , cùng nỗi riêng mình chưa quên !
Hồn như cánh sóng không tên ,
Hát ru một cõi sầu...bên mộng người !

Trang thơ tôi , một phận đời
Gởi vào đây với những lời yêu thương .
Trần gian là chốn vô thường ,
Phải duyên gặp gỡ...
Vấn vương ý tình .

*TÌM ...
Về đây ,
Ngồi lại bên đời
Nghe mưa khát gió ,
Giọt rơi...rơi buồn !
Nghe hồn ,
Như có lệ tuôn !
Người xưa lạc dấu...qua muôn nẻo tìm !

Về đây...
Giữ lại trong tim ,
Bao yêu thương...
Ngỡ đã chìm vào mơ !
Vòng tay ,
Sớm biết đợi chờ .
Mùa yêu ...
Kết nụ trên bờ môi em .

TỊNH ĐÀM
(TP.HCM . VN )

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

MƠ QUÊ TRONG “XÓM CỎ” CỦA NGUYỄN KHÔI - ĐẶNG XUÂN XUYẾN


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
18:16, CN, 23 thg 9 (13 giờ trước)
tới tôi

MƠ QUÊ TRONG “XÓM CỎ”

CỦA NGUYỄN KHÔI



*

                         Ảnh tác giả Nguyễn Khôi            Đặng Xuân Xuyến



 XÓM CỎ

"Khóm tre già đợi gió đứng bên ao"

- Anh Thơ

(Tặng: Đặng Xuân Xuyến)

-------------------------

Mơ... được bỏ Cao Tầng về Xóm Cỏ
Ngồi bờ đê hít thở với sông dài
Ngắm dáng con đò trước cầu cao ngạo nghễ
Bãi ngô non thấp thoáng bóng ai...
.
.

Ta là kẻ lạc loài chán chê Phố Thị
Chàng Nhà Quê mê kéo vó đêm
Thả hồn thơ cùng chị Hằng "tăm" cá
Cánh tay trần "cất" cả ánh trăng lên...

.
Ta muốn quên cái thời đang biến động
Chỉ vài hôm đã sạch lũy tre làng!
Cánh đồng xanh đã thành Đô Thị Mới
Ở giữa quê như chẳng có Quê Hương?!
.
Còn chút hẻo lẻ loi chòi Xóm Cỏ
Ta ra đây ngụ với Bác cu Bần
Nuôi vịt, trồng rau...xuống sông kéo vó
No cái mùi Hoa Cỏ nức hương xuân...

*

Bắc Ninh, 12 tháng 03.2016

NGUYỄN KHÔI


LỜI BÌNH:

Lẽ thường, người ta mơ "từ quê" được "ra tỉnh", để được sống không khí náo nhiệt, sầm uất nơi phố xá, thị thành, thì nhà thơ Nguyễn Khôi lại mơ bỏ phố về làng, ngược với lẽ thường của nhân thế:

Mơ… được bỏ Cao Tầng về Xóm Cỏ
Ngồi bờ đê hít thở với sông dài
Ngắm dáng con đò trước cầu cao ngạo nghễ
Bãi ngô non thấp thoáng bóng ai...

Nhà thơ tự nhận mình "là kẻ lạc loài chán chê Phố Thị" nên mới mơ khác lẽ thường ở đời: "bỏ Cao Tầng về Xóm Cỏ", để được là:

Chàng Nhà Quê mê kéo vó đêm
Thả hồn thơ cùng chị Hằng "tăm" cá
Cánh tay trần "cất" cả ánh trăng lên...

Những câu thơ đẹp, hàm súc và tươi tắn chất thôn quê.

Những hình ảnh lãng mạn mà khỏe khoắn, phóng khoáng mà dung dị đời thường của “Chàng Nhà Quê” đượm hồn quê trong giấc mơ quê. 

Tôi ngẩn ngơ với câu: “Cánh tay trần “cất” cả ánh trăng lên...”.

Nét tài hoa của nhà thơ Nguyễn Khôi ở những câu thơ này là sử dụng câu chữ rất "đắc địa", đặt đúng vị trí, đúng hoàn cảnh, đúng ngữ cảnh, không thể xáo trộn, thay đổi. Ví như câu: "Cánh tay trần "cất" cả ánh trăng lên..." nếu bỏ hoặc thay chữ "trần" bằng một chữ khác thì hình ảnh "cánh tay trần" rất đẹp, gợi nét vạm vỡ, phong trần và đậm đặc chất đàn ông sẽ không còn nữa, câu thơ sẽ thiếu “lửa”, nhạt đi và kém hay. Hoặc nếu thay từ "cất" bằng một từ khác thì câu thơ: “Cánh tay trần “cất” cả ánh trăng lên...” vốn hút hồn người đọc bởi hình ảnh thơ mộng, đẹp phóng khoáng kiểu Chử Đồng Tử an nhiên tự tại giữa bãi Tự Nhiên: “cất” cả ánh trăng lên...” sẽ không còn nữa, câu thơ cũng vì thế mà mất hay, hết duyên.

Ta đọc tiếp khổ thơ thứ 3 xem nhà thơ nói gì:

Ta muốn quên cái thời đang biến động
Chỉ vài hôm đã sạch lũy tre làng!
Cánh đồng xanh đã thành Đô Thị Mới
Ở giữa quê như chẳng có Quê Hương?!

Ồ. Thì ra nhà thơ mơ bỏ Phố Thị về Xóm Cỏ là xót xa vì sự đô thị hóa "lũy tre làng" nhanh quá, khủng khiếp quá, còn hơn cả tằm "ăn rỗi": “Chỉ vài hôm đã sạch lũy tre làng”. “Mái rạ, bờ tre”, nét đặc trưng bao đời của làng quê Việt chỉ trong "chốc lát" đã biến mất. Câu “tắt lửa tối đèn có nhau” sâu nặng tình làng nghĩa xóm "ngoảnh đi ngoảnh lại" chắc cũng chẳng còn ý nghĩa. Nhà thơ xót xa, "muốn quên cái thời đang biến động" nhưng làm không được, khiến nhà thơ rưng lệ, ngậm ngùi: "Ở giữa quê như chẳng có Quê Hương?!"

Chẳng có đau xót nào lớn hơn khi "Ở giữa quê" mà "như chẳng có Quê Hương?!". Một dấu hỏi, một dấu chấm than đặt ở cuối câu như mũi khoan xoáy vào thẳm sâu nỗi xót xa khi nhà thơ phải chứng kiến sự đổi thay đang tàn phá chất quê, hồn quê của “cái thời đang biến động”.

Nhà thơ dồn liên tục, liên tục tâm trạng xót xa của kẻ cô đơn, lạc lõng bằng một loạt tính từ: "chút", "hẻo", "lẻ loi"... đặt liền nhau, đứng trong cùng một câu thơ, để sự cô đơn, nỗi bi thương, tuyệt vọng của kẻ vô gia cư ngay trên chính quê hương mình thẩm sâu vào trái tim người đọc. Ôi, đã "còn chút hẻo", nhà thơ lại bồi thêm hình ảnh "lẻ loi" của "chòi Xóm Cỏ" trong cùng một câu: “Còn chút hẻo lẻ loi chòi Xóm Cỏ”, rồi nhấn nhá thêm bằng giọng ngạo nghễ, bông đùa: “Ta ra đây ngụ với Bác cu Bần.”. Khiến người đọc se lòng với những quặn thắt: Có ai thất thế ra nhập nhóm người vô gia cư lại thản nhiên như vậy? Có ai sa cơ "nhập hội" mấy "bác thằng bần” lại bỡn cợt như thế? Không. Đấy là nhà thơ đang cố mượn giọng bông đùa để bỡn cợt, giấu đi nỗi đau đang bóp nghẹt trái tim. 

Ở 2 câu cuối, ở khổ thơ khép lại bài thơ, nhà thơ lại vẽ tiếp một giấc mơ quê, một giấc mơ không thể đơn giản hơn nữa, không thể nhỏ bé hơn nữa bởi những hình ảnh trong ước mơ rất đời thường, đời thường đến lam lũ mà đau đáu những khát khao trong trẻo của hồn quê, chất quê:

Nuôi vịt, trồng rau...xuống sông kéo vó
No cái mùi Hoa Cỏ nức hương xuân...

Ôi, giấc mơ giữ lại chút hồn quê, chất quê của nhà thơ Nguyễn Khôi, hay đúng hơn là nhà thơ cất tiếng nói thay ước mơ giữ lại được chút hồn quê, chất quê trên mảnh đất thôn quê, của những người dân lam lũ mà nặng lòng da diết với quê hương, ở “cái thời đang biến động" này sao mà lệ mặn ngược vào tim?!

Bởi, là mơ đấy, là khao khát chỉ “tầm thường” thế đấy mà cũng e khó thành!

Ôi! Những giấc mơ quê trong thời đại kim tiền!

*

Hà Nội, chiều 23 tháng 09 năm 2018

ĐẶNG XUÂN XUYẾN


Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

TA CÒN NHAU ĐẾN BÂY GIỜ ,GỞI VỀ EM - THƠ TỊNH ĐÀM


Đàm Nguyễn Tài
20:41, Th 5, 20 thg 9 (2 ngày trước)
tới tôi
















*TA CÒN NHAU ĐẾN BÂY GIỜ .

( Cho người bạn đời trăm năm )

Ta còn nhau ở kiếp này ,
Chắt chiu hạnh phúc theo ngày tháng qua .
Ân tình em vẫn thiết tha ,
Như sông chở nước phù sa đắp bồi .

Ta còn nhau giữa nổi trôi ,
Sóng đời trăm nỗi chưa thôi dạt dào .
Hồn thơ mở lối chiêm bao ,
Anh cùng em nhé bước vào cõi mơ .

Ta còn nhau đến bây giờ ,
Dẫu màu xuân cũ đã mờ hương phai !
Thương em , giấu tiếng thở dài
Khi nhìn bóng nắng rớt ngoài hiên thưa !

*GỞI VỀ EM .
( Gửi đến KIM CHI , GÒ CÔNG để nhớ một thời )

Gởi về em những ước mơ ,
Mà tôi còn giữ đến giờ chưa quên !
Người xa xôi ...Ngỡ gần bên ,
Vẫn nghe thương mến gọi tên ngọt ngào .

Gởi về em nỗi khát khao ,
Khi xưa tôi đã gởi trao tặng người .
Tình yêu rót mật cho đời ,
Để môi thơm ngọt những lời dấu yêu .

Gởi về em mộng dáng kiều ,
Bao năm ấp ủ với nhiều nhớ thương .
Một hôm nhìn lại trong gương ,
Thấy tôi , ánh mắt buồn vương tím hồn !

TỊNH ĐÀM
(TP.HCM . VN )

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

THOÁT KIẾP - THƠ TRƯƠNG THỊ THANH TÂM

Truong Thi Thanh Tam
16:53, Th 5, 20 thg 9 (1 ngày trước)
tới tôi



Được gửi từ Yahoo Mail trên Android

Vào Th 5, 13 thg 9, 2018 lúc 7:11 SA, Truong Thi Thanh Tam
<tinhnho1053@yahoo.com.vn> đã viết:















THOÁT  KIẾP 


           ***
Ta thoát kiếp được sinh làm phụ nữ 
Nhan sắc không xinh, vừa đủ được khen 
Mà vẫn chịu câu hồng nhan bạc phận 
Yêu rất nhiều, nhưng chẳng được người yêu!

Số hẩm hiu nên về chiều đơn độc 
Sống một mình trong gác nhỏ quạnh hiu 
Những đêm khuya giật mình ta lại khóc 
Trời đổ mưa, ta cũng lệ đổ ngắn dài 

Bạn bè, ta chỉ có vài dăm bạn 
Tuy thật gần mà lòng vẫn cách xa 
Ta không sống trong môi trường hạnh phúc 
Cuộc sống buồn với vạn nẽo niềm đau 

Không bôn ba, ta ngước nhìn trời cao 
Luôn mơ ước một điều, tin không thể...!
Khi dòng đời ngấp nghé tuổi bảy mươi 
Còn gì đâu? Khi đã sắp cận kề 

Ba tấc đất hay một vùng lửa đỏ 
Được thoát thai tìm về chốn phiêu bồng 
Linh hồn ta lãng đãng theo con gió 
Bay muôn phương không trú một nơi nào 

               TRƯƠNG THỊ THANH TÂM
                          Mytho 

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

TÔI THẤY... - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
02:12 (17 giờ trước)
tới tôi








TÔI THẤY...

- Tặng cháu Ngô Văn Linh -

.

Văn bản Đặc khu
Đánh đu câu chữ
“Nước láng giềng chung biên giới Quảng Ninh”
Chẳng yếu tố Bắc Kinh?
Chẳng liên quan Trung Quốc?
Chẳng thách thức lòng dân yêu Tổ Quốc?
Bốn nghìn năm lịch sử
Hơn nghìn năm chinh chiến chống Tàu
Dòng dõi Vua Hùng
Con cháu Quang Trung
Trước kẻ thù
Trước giặc Tàu
Chưa một lần khiếp sợ!

.

Giờ...
Chệt (*) ra vào Việt Nam như đi chợ
Chúng gom đất, gom nhà
Chúng lọc lừa bán buôn ép giá
Chúng phá rừng
Chúng cướp biển Đông
Chúng biến Việt Nam thành kho thuốc nổ
Ai “rước voi giày mồ”?
Ai khiến triệu triệu trái tim Việt Nam nghẹt thở?
Trường Sa
Hoàng Sa
Bauxite, Formosa...
Bao thảm họa...
Kẻ nào rước về đổ lên đầu dân Việt?

.

Nên nhớ:

Ông cha ta chưa 1 lần coi giặc Tàu là bạn
Kẻ thù truyền đời không thể gọi anh em
Hào khí nước Nam lẫm liệt oai hùng
Đâu chịu cúi mình trước bá quyền phương Bắc!

--------

(*): Tiếng lóng gọi người Trung Quốc

*.

Hà Nội, ngày 05.09.2018

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

NHẠC TIỀN CHIẾN 1930-1945. LÊ THIÊN MINH KHOA Kỳ 2: NHẠC HÙNG và NHẠC ĐỎ TIỀN CHIẾN.




Minh Khoa Lê Thiên
Tệp đính kèm
23:48, Th 2, 17 thg 9 (2 ngày trước)
tới phuoc, BÔNG, tôi

NHẠC TIỀN CHIẾN 1930-1945.

LÊ THIÊN MINH KHOA  
Kỳ 2:
NHẠC HÙNG và NHẠC ĐỎ TIỀN CHIẾN.



C:\Users\TTC\Pictures\CA KHÚC (In) copy (1).jpg

Phác thảo bìa sách “9 thập kỷ ca khúc tân nhạc Việt Nam”.


NHẠC HÙNG TIỀN CHIẾN 1930-1945.
 


http://image.sggp.org.vn/w560/Uploaded/2018/nkdkswkqoc/original/2008/12/images273952_cn3g.jpg


Nhóm Hoàng Mai Lưu (trái sang): Huỳnh   
Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ



        Thực ra, giới nghiên cứu có nói đến thể loại hành khúc xuất hiện trong giai đoạn nầy, mà ít đề cập đến dòng nhạc hùng 1930-1945. Nhưng thực tế đã tồn tại một dòng nhạc hùng tiền     chiến với nội dung kêu gọi lòng  yêu nước,  lòng tự hào dân tộc, yêu lịch sử vẻ vang dân tộc. Giai điệu là hành khúc với nhịp đi hùng tráng, phù hợp với nhịp đi tập thể, bài hát cộng đồng.   
       Trong giai đoạn nầy, dòng nhạc hùng gần gũi với dòng nhạc đỏ (nhạc cách mạng) và giao hòa với nhau vào cuối giai đoạn.                                                         
       Dòng nhạc hùng được đẩy lên cao trào bởi các nhóm nhạc gồm các nhạc sĩ tài hoa có xu hướng dân tộc: Đồng Vọng, Tổng Hội Sinh Viên, nhất là khi nhóm Hoàng Mai Lưu được thành lập (1941).
                                                                                                                                                                                 Image result for nhạc sÄ© canh thân Nhóm Đồng Vọng được Hoàng Quý thành lập vào năm 1939, với các nhạc sĩ tên tuổi:, Phạm Ngữ, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Canh Thân, Tô Vũ, trong 3 năm: 1943-1945 đã sáng tác và phát hành hành 12 tập nhạc, mỗi tập có từ 8 đến 12 bài với khoảng 70 nhạc phẩm, trong đó có nhiều tình ca, nhưng chủ yếu là nhạc hùng có nội dung ca ngợi đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng của dân tộc. Trong đó, riêng Hoàng Quý viết một loạt ca khúc: Trên sông Bạch Đằng, Nước non Lam Sơn, Tiếng chim gọi đàn, Bóng cờ lau, Gọi bạn lên đường, Lời vọng ngàn xưa, Xuân về, Đêm trong rừng …

     So với Đồng Vọng thì nhóm Tổng Hội Sinh viên và nhóm Hoàng Mai Lưu mang tính chính trị nhiều hơn. Nhóm Tổng Hội Sinh Viên được thành lập bởi nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, khởi đầu là nhóm sinh viên có khả năng văn nghệ ở Hà Nội trong đó nhiều sinh viên miền Nam, nên sau đó ca khúc của nhóm lan tỏa ra khắp nơi. Trong một bài viết, nhạc sĩ Lê Thương cho rằng: "...Từ 1943 đến 1945  thì Tổng Hội Sinh Viên đã chế ngự phong trào Tân nhạc và gây những ảnh hưởng sâu đậm chưa từng có”. Nhóm Tổng Hội Sinh Viên chú trọng đặc biệt đến việc dùng Tân nhạc trong việc đấu tranh chính trị chống Pháp và Nhật. Lưu Hữu Phước cùng với các sinh viên trong Tổng Hội đã tung ra nhiều ca khúc giá trị khơi dậy lòng yêu nước trong dân chúng, đặc biệt là trong giới học sinh, sinh viên. Những ca khúc đó thường lấy đề tài lịch sử ca ngợi những chiến công, những anh hùng dân tộc, đặc biệt phải kể đến những bản nhạc của Lưu Hữu Phước. Nhiều ca khúc như Tiếng gọi sinh viên, Hồn tử sĩ, Hờn sông Gianh... của ông đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử tân nhạc Việt Nam.
     Góp công lớn trong nhạc hùng tiền chiến là nhóm văn nghệ yêu nước Hoàng Mai Lưu gồm 15 người đủ các bộ môn nghệ thuật: thi ca, nhạc, kịch họa mà mũi nhọn và có tiếng vang nhất là âm nhạc, nên ngày nay nhắc đến Hoàng Mai Lưu công chúng thường nghĩ đến ca khúc của nhóm nầy. Hoàng Mai Lưu là họ của ba  sáng lập viên: Huỳnh (Hoàng) Văn Tiếng, Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước, gợi lên hình tượng bông mai vàng bay tỏa hương thơm, ra đời vào mùa hè 1941 tại Sài Gòn. Trong giai đoạn nầy, nhiều ca khúc yêu nước và cách mạng của nhóm được sáng tác, phát hành và lưu diễn khắp nơi. Có thể kể thêm các ca khúc của họ, ngoài những nhạc phẩm nêu trên: Bạch Đằng giang(1941),  Ải Chi Lăng (1942), Bài hát của thiếu nữ Việt  Nam 1942), Việt nữ gọi đàn (Bài hát của phụ nữ Việt Nam- 1942) của Lưu Hữu Phước với lời của Mai Văn



Nhạc Sĩ Nguyễn Mỹ Ca


NS Nguyễn Mỹ Ca           

Bộ; Bài hát suối Lồ Ồ (1943), Bài hát của đoàn hùng (1943-1945), Bài hát suối Lồ Ồ (1943), Bài hát của đoàn hùng (1943-1945), Xếp bút nghiên (1944) của Lưu Hữu Phước với ca từ của Huỳnh Văn Tiếng; và những ca khúc khác với nhạc của Lưu Hữu Phước và lời của cả nhóm: Hội nghị Diên Hồng (1942),  u ca Việt Nam (1944), Hờn sông Gianh (1944)… (Năm sáng tác và             tên của đồng tác giả với Lưu Hữu Phước trong các ca khúc trên dẫn từ cuốn “Hoàng Mai Lưu & Các ca khúc trong phong trào âm nhạc cách mạng” của Huỳnh Văn Tiếng & Bùi Đức Thịnh- NXB Trẻ, 2002). Như vậy, Lưu Hữu Phước là thành viên chủ chốt của cả 3 nhóm nhạc yêu nước  kể trên và là sáng lập viên của 2 nhóm nhạc: Tổng Hội Sinh viên, Hoàng Mai Lưu, là người có đóng góp lớn lao trong việc hình thành phát triển dòng nhạc hùng Việt Nam.
        Gắn bó cùng hai nhóm Tổng hội và Hoàng Mai Lưu, ở Nam bộ có Nguyễn Mỹ Ca, cháu nội của Nguyễn Tri Phương, người được xếp hạng thứ 953 trong Danh sách Nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới, ngoài tình ca nổi tiếng Dạ khúc,  đã sáng tác nhiều hùng ca yêu nước như: Đến trường, Vui đi học, Chiêu hồn nước..., trong đó thành công và có tiếng vang nhất là Chiêu hồn nước.
        Nhạc sĩ Phạm Duy góp vào dòng nhạc hùng bài Gươm tráng sĩ (1944), La Hối với Gió thiêng liêng, Võ Đức Thu với Quyết tiến, Một ngày đã qua…
       Đỗ Nhuận cũng đóng góp cho dòng nhạc nầy với Trưng Vương (1939- ca khúc đầu tay lúc tuổi 17) và liên ca khúc: Chim than, Lời cha già, Đường lên ải Bắc của vở ca cảnh Nguyễn Trãi- Nguyễn Phi Khanh được ông viết trong 2 năm 1940, 1941.


NHẠC ĐỎ TIỀN CHIẾN 1930-1945.
NHẠC ĐỎ (NHẠC CÁCH MẠNG) 
     


http://vanhien.vn/uploads/news/2015/06/phan-huynh-dieu.jpg
  
 NS Phan Huỳnh Điểu



Ca khúc cách mạng hình thành và phát triển từ khi có phong trào yêu nước do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Theo nhiều tư liệu, trên văn bản “khai sinh”, ca khúc cách mạng được hình thành từ năm 1930, với bài Cùng nhau đi hồng binh viết theo điệu March của tác giả Đinh Nhu, khi bị tù ở Côn Đảo. Do biểu tượng của cách mạng trong quang phổ chính trị là màu đỏ, nên người ta gọi nhạc cách mạng là nhạc đỏ.


http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTFeThaxFwMO_SdrYDXPSFmdaB_GsxELnVPLXlzXFDjn1KUgJqyIQ
                                                                         
        NS Tô Hải (phải)


          Các ca khúc “nhạc đỏ” thường động viên tinh thần chiến đấu của quân dân, phục vụ kháng chiến, khích lệ tình yêu lý tưởng dân tộc chủ nghỉa và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đồng thời  có những ca khúc trữ tình cách mạng, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động  cống hiến, tinh thần lạc quan, yêu đời và có tính cộng đồng. Các ca khúc nhạc đỏ thường mang tính lý tưởng hóa và lãng mạn hóa cao, nhưng khác với dòng nhạc tiền chiến có tính lãng mạn tách rời đời sống, thường không có không gian hoặc thời gian cụ thể, nhạc đỏ đặt tính lãng mạn, lý tưởng hóa gắn với cuộc sống xã hội, có không gian và thời gian cụ thể, và thực tế hóa.
        Từng bước đi của ca khúc cách mạng là sự phản ánh trung thực những thành tựu của lịch sử cách mạng Việt Nam. Nhạc đỏ (nhạc kháng chiến, nhạc cách mạng  Việt Nam) đã tồn tại và phát
triển qua 5 giai đoạn- thời đoạn của Tân nhạc VN : Tiền chiến (1930-1945); Kháng chiến chống Pháp (1946- 1954); Kháng chiến chống Mỹ (1854-1975); Hậu chiến (1975- 1985); Đương thời (1986- đến nay).                                                   

NHẠC ĐỎ TIỀN CHIẾN. 

         Hình tượng người chiến sĩ cách mạng Việt Nam được phản ánh rõ nét nhất trong các ca khúc cách mạng giai đoạn này. Họ sẵn sàng chiến đấu, hy sinh cho độc lập của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân.
       Qua những hình tượng ấy, có thể thấy cách thức lựa chọn thể hành khúc của những nhạc sĩ- chiến sĩ là hoàn  toàn phù hợp và đúng đắn. Bởi vì, hành khúc là phương tiện nghệ thuật hữu hiệu nhất để tuyên truyền cổ động cho cách mạng. Do đó, thể hành khúc chiếm vị trí chủ đạo trong dòng ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn nầy.
   

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/05/06/15/20110506154147_Anh%20NS%20DO%20NHUAN%202.JPG

       NS Đỗ Nhuận.

                             
           Sáng tác âm nhạc dạng hành khúc có xuất xứ từ châu  u, nhưng khi vào Việt Nam, hành khúc đã nhanh chóng hòa nhập và trở nên quen thuộc trong hoạt động văn hóa nghệ thuật của người dân Việt Nam. Có được điều đó là do những người cộng sản làm văn nghệ đã ý thức được bản sắc văn hóa và sức mạnh tiềm tàng của dân tộc, vậy nên trong tác phẩm, họ biết kết hợp những âm điệu gần gũi, quen thuộc trong âm nhạc cổ truyền với những âm điệu mới hùng tráng.
     Ca khúc cách mạng đã thể hiện đúng bản chất văn hóa hai chiều của con người Việt Nam: một chiều tiếp thụ từ văn hóa truyền thống, một chiều tiếp nhận từ văn hóa âm nhạc nước ngoài.

 

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQq4oEOes_7Tk0NgFani0cM_3h5BYIYP9LAnSNhQJ9ImVhFnHhR

       NS Nguyễn Văn Tý.


       
        Trong giai đoạn 1930-1945, những biến cố của lịch sử- xã hội đất nước luôn là động lực thúc đẩy các nhạc sĩ viết nên những ca khúc cách mạng. Khi Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập (19.5. 1941), nhiều nhạc sĩ, nhóm nhạc đã gia nhập Mặt trận, hoặc chịu ảnh hưởng của Mặt trận đã sáng tác nhiều ca khúc cách mạng và yêu nước như: như: Không khuất phục, Cờ Việt Minh, Hò la, Côn Lôn  (Vương Gia Khương); Tam bình  (Trần Văn Út), Phất cờ Nam tiến (Hoàng Văn Thái); Thăng Long hành khúc ca,  Tiến quân ca (1944- Văn Cao); Tiếng gọi thanh niên (Lưu Hữu Phước, lời: Hoàng Mai Lưu); Lên đàng (Lưu Hữu Phước- Huỳnh Văn Tiểng); Hát giang trường hận (sau đổi tên là Hồn tử sĩ) của Lưu Hữu Phước; Diệt phát xít (Nguyễn Đình Thi); Mười chín tháng tám (Xuân Oanh); Sa trường hành khúc, Cảm tử quân (1944- Hoàng Quý); Việt Nam phục quốc (Thẩm Oánh)… Trong đó, có những ca khúc trở thành quốc ca, hội ca, đoàn thể ca, nghi lễ ca. Như Tiến quân ca  trở thành quốc ca của nước Việt Nam; Tiếng gọi thanh niên  trở thành Thanh niên hành khúc, bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong, sau này trở thành Tiếng gọi công dân, quốc ca  của Việt Nam Cộng hòa



XuanOanh.jpg

       NS Xuân Oanh


với lời được sửa lại; Lên đàng trở thành bài hát chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Hồn tử sĩ  được dùng trong các lễ tang theo nghi thức nhà nước của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và cũng được Quân lực Việt Nam Cộng hòa sử dụng trong các nghi thức lễ tang quân đội.
      Trừ Cùng nhau đi hồng binh (1930- Đinh Nhu),  các ca khúc đỏ trên đều được sáng tác sau ngày 19 tháng 5 năm 1941, ngày Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập đến khi Cách mạng tháng Tám thành công. Điểm chót của cao trào ở Bắc bộ là ca khúc Mười chín tháng tám (19.8.1945) của Xuân Oanh và ở Nam bộ là Tám mươi năm (Bài hát của nông dân- lời: Huỳnh Văn Tiếng) của Lưu Hữu Phước do một nhóm 3 người vừa đi vừa hát đã lôi cuốn hàng ngàn người đi giành chính quyền trong ngày 25.8.45, ngày Tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn.
      Từ năm 1943, trong gian trong bị tù ở nhà lao Hải Dương, rồi đưa lên Hỏa Lò và sau bị đày lên Sơn La, Đỗ Nhuận đã viết nhiều bài hát cách mạng như: Chiều tù, Côn Đảo, Hận Sơn La, Tiếng gọi tù nhân, Viếng mồ tử sĩ, Du kích ca... và sau khi được trả tự do, ông tiếp tục tiếp tục hoạt động cách mạng và sáng tác nhiều bài hát và được phổ biến khá rộng biến khá rộng rãi thời bấy giờ: Quảng Châu công xã, Nhớ chiến khu (1945)…
      Những ca khúc đỏ nầy không những phản ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ, mà còn khẳng định dấu son trên đường phát triển của dòng ca khúc cách mạng VN.



PHÂ N CỰC VÀ  GIAO THOA GIỮA CÁC DÒNG NHẠC TIỀN CHIẾN.

 

Image result for nhạc sĩ  (La Hối

NS La Hối.   


       Trong quá trình hình thành, phát triển của 9 thập kỷ ca khúc tân nhạc Việt Nam, tùy theo giai đoạn, các dòng nhạc, các xu hướng trào lưu âm nhạc có khi cùng song song tồn tại, có khi đối lập nhau, có khi vừa phân cực vừa giao thoa với nhau, bổ sung hỗ trợ lẫn nhau, có khi hòa nhập vào nhau, hợp lưu lại với nhau…  Trước hết là sự phân cực và giao thoa giữa 3 dòng nhạc Việt trong giai đoạn tiền chiến 1930- 1945:
       Do sự khác biệt về nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình, nội dung phản ánh  và cả giai điệu của ca khúc mà phân định thành ba dòng nhạc: nhạc hùng, nhạc đỏ, nhạc tiền chiến. Nhưng ba dòng nhạc khác nhau nầy trong quá trình hình thành, đồng hành tồn tại và phát triển thường giao thoa với nhau. Rõ rệt nhất là sự gần gũi nhau giữa dòng nhạc đỏ (cách mạng) và dòng nhạc hùng (yêu nước). Hai dòng nhạc nầy về giai điệu chủ yếu là hành khúc, về nội dung ca khúc, chúng gặp nhau ở 2 điểm là dân tộc và đấu tranh, nhất là vào cuối giai đoạn, khi Mặt trận Viêt Minh ra đời (1941), nhiều nhạc sĩ nhạc hùng tham gia vào phong trào Việt Minh và trở thành chiến sĩ Cách mạng hoặc chịu ảnh hưởng của Mặt trận. Khi đó, dòng nhạc hùng gần như hòa nhập vào dòng nhạc đỏ (Nên phải xác định chính xác thời điểm bản nhạc được viết, mới xếp loại đúng dòng nhạc của nó, mà có rất nhiều ca khúc, các nhà nghiên cứu âm nhạc không thống nhất về


Image result for Tô Vũ


năm sáng tác!). Vì lúc nầy 2 dòng nhạc hòa vào nhau nên có nhiều ca khúc xếp vào dòng nhạc nào trong 2 dòng nhạc đó, nhạc hùng và nhạc đỏ, cũng được, như các bản nhạc của Lưu Hữu Phước và nhóm Hoàng Mai Lưu: Tiếng gọi sinh viên, Hồn tử sĩ, Bạch Đằng giang, Ải Chi Lăng, Hội nghị Diên Hồng, Hờn Sông Gianh... Còn nhạc hùng và nhạc tiền chiến dù khác nhau về giai điệu (một bên là trữ tình, nhẹ nhàng và một bên là hành khúc) và nhân vật trữ tình (một bên là cái ta- công dân và một bên là cái tôi- cá nhân), nhưng trong đối tượng trữ tình có một nội dung giống nhau là đề tài quê hương. Trước 1946, có những nhạc sĩ sáng tác cả 3 dòng nhạc: Tô Vũ (Hoàng Phủ), Văn Cao, Hoàng Quý… Còn viết cả 2 dòng nhạc thì nhiều. Nhạc tiền chiến và nhạc hùng có: Thẩm Oánh, Phạm Duy, Canh Thân, Phạm Ngữ, Nguyễn Mỹ Ca, La Hối…; nhạc hùng và nhạc đỏ là có: Lưu Hữu Phước và nhóm Hoàng Mai Lưu… Đặc biệt là Đỗ Nhuận có “bước chuyển” sáng tác 2 dòng nhạc nầy trong hai thời đoạn khác nhau của cuộc đời mình (trước và trong- sau khi bị tù, 1943).
                LÊ THIÊN MINH KHOA
  (Trích trong cuốn  sách “9 THẬP KỶ CA KHÚC T N NHẠC VIỆT NAM”- nghiên cứu, nhận định- Lê Thiên Minh Khoa-  trang 16-21 và 175-176, sắp xuất bản, 2018).
-----------------
Nguồn ảnh: Internet.