TÁC GIẢ PHÙNG QUÂN
Ảnh sông Tương ( từ Wikipedia)
Kể từ
khi Kim Trọng trao trả Thúy Kiều chiếc kim thoa cài tóc và hai bên trao đổi kỷ vật
kèm theo những lời thề nguyền gắn bó keo sơn, chàng Kim trở về nơi thư viện, còn nàng Kiều về lại chốn lầu trang. Từ phen gặp lại ấy, hai bên quen biết nhau thêm, như đá biết vàng. Cách nhau chỉ một bức tường
hoa, ngày ngày tay đợi mắt chờ, hai bên cùng nóng lòng mong nhớ mà hai đằng
không thấy được mặt nhau. Đểdiễn tả nỗi nhớ nhung khắc khoải trong lòng Kim Trọng và Thúy Kiều khi ấy, thi hào Nguyễn Du đã gói ghém tình ý trong hai câu thơ:
Sông Tương một giải nông sờ
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia
Theo Tản Đà Nguyễn
Khắc Hiếu (Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện), cũng như tác giả Vân Hạc (Truyện Kiều chú giải), thì hai câu thơ lục bát trên được lấy ý từbốn câu cổ thi của Trung Quốc:
君在湘江頭
妾 在 湘 江 尾
相 思 不 相 見
同 飲 相 江 水
Quân tại Tương
Giang đầu
Thiếp tại Tương
Giang vĩ
Tương tư bất tương
kiến
Đồng ẩm Tương
Giang thủy
(Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau không thấy mặt
Cùng uống nước sông Tương)
Còn theo Bùi Kỷvà
Trần Trọng Kim (Truyện Thúy Kiều)thì bốn câu thơ chữ Hán trên lấy ý từ Tình Sử Trung Quốc.
Tương Giang là con sông bắt
nguồn từ rặng núi Duyên Hải, huyện Hưng An tỉnh Quảng Tây, chảy qua Hồ Nam
thuộc Trường An, đổ vào hồ ĐộngĐình dài hơn hai ngàn dăm. Mùa thu nước từ hồ Động
Đình thường dâng lên to, nước từ hồ có thể chảy ngược về phía nam, sóng rất dữ khiến cá phải lặn ẩn sâu xuống đáy nước. Còn bốn câu cổ thi trên đây chính là phần trích đoạn khúc Trường Tương Tư của nàng
Lương Ý,đời Hậu Chu thời Ngũ Quí, mong gửi gấm nguồn tâm sự cho Lý Sinh, sau khi đau khổ phải
xa cách người yêu. Nguyên văn bài thơ như
sau:
Nhân đạo Tương
Giang thâm
Vị để tương
tưbán
Giang thâm chung hữu để
Tương tư vô
biên ngạn
Quân tại Tương
Giang đầu
Thiếp tại Tương
Giang vĩ
Tương tư bất tương
kiến
Đồng ẩm Tương
Giang thủy
Mộng hồn
phi bấtđáo
Sở khiếm
duy nhất tử
Nhập ngã tương
tư môn
Tri ngã tương tưkhổ
(Người ta bảo sông Tương rất sâu
Nhưng chưa bằng nguồn tương tư
Sông sâu còn có đáy
Tương tư không bờ bến
Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Tương tư không gặp mặt
Cùng uống nước sông Tương
Hồn mơ bay chẳng tới
Chỉ thiếu một điều chết
Ta vào cửa tương tư
Mới biết tương tư là đau khổ)
Trong Tình SửTrung
Quốc, con sông Tương xưa kia cũng đã chứng kiến cuộc vĩnh biệt thời vua Thuấn với Nga Hoàng và Nữ Anh, nước mắt hai bà đã thấm ướt bờ sông Tương nên trong văn chương cổ điển vẫn
thường mượn hình ảnh sông Tương để nói lên sự ly biệt, ở cách xa mà lòng nhớ mong nhau. Trong kho tàng đồ sộ văn
học sử Trung Quốc có quá nhiều điển cố mà hình như mỗi khi một điển tích nào đó được nhắc lại, cũng có thể ứng đối với một tình huống, thích nghi với một hoàn cảnh, làm phong phú thêm đời sống
tinh thần và thi ca nói riêng. Nếu giả sử
lúc này có một ai nhắc đến dòng sông Dịch chắc hẳn sẽ làm ta liên tưởng ngay đến một làn nước sông mông mênh rờn rợn sóng, gió rít từng hồi thê lương buốt lạnh cắt da, u uất tấm hào khí của một Kinh Kha sang Tần, làm đậm nét buổi tiễn biệt người tráng sĩ và con trủy thủ với mối
thù tóc hờn dựng ngược, để một lần đi và không bao giờ trở lại,
thì dòng Tương Giang kia cũng đã từng làm chứng
nhân cho những cuộc chia ly tình ái thơ mộng
và mang mang tính chất lịch sử. Cổ nhân đã biến dòng Tương Giang thành một biểu tượng bất tử, một chất men xúc tác cho thi hứng của
bao nguồn tâm sự, thương nhớ ngút ngàn. Qua thi ca con sông Tương đã vượt
thác khỏi giới hạn không gian của địa dư thuần túy để lãng đãng bay bổng thấm nhuần vào lòng người. Tương Giang con sông của những
khối tình lận đận,
không trọn vẹn hay những khát vọng không nguôi ngoai. Hãy thử trích đoạn một
bài thơ khác bằng chữ Hán nhan đề Biện Giả (辯賈), trong Bắc
Hành Thi Tập của Nguyễn Du:
不涉湖南道
安知湘水深
不讀懷沙賦
安識屈原心
屈原心湘江水
千秋萬秋清見底
AC
Bất thiệp Hồ Nam đạo
An tri Tương thủy
thâm
Bất độc
Hoài Sa phú
An thức Khuất
Nguyên tâm
Khuất Nguyên tâm, Tương
Giang thủy
Thiên thu vạn
thu thanh kiến để
(Không đi qua Hồ Nam
Sao biết sông Tương sâu
Không đọc bài phú Hoài Sa
Sao biết được lòng Khuất Nguyên sầu
Lòng Khuất Nguyên và nước sông Tương
Nghìn sau vẫn còn trong suốt đáy)