TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
Tác giả là một từ tương đối rộng để chỉ chung những người
cầm bút ,sử dụng văn chương ,chữ nghĩa để tạo ra (sáng tác) những tác phẩm văn
học. Tùy theo thể loại văn chương được sử dụng ,người ta thường phân biệt người
viết như nhà văn(văn sĩ), nhà thơ (thi si ),viết nhạc (nhạc sĩ) ,biên kịch
(kịch tác gia),viết báo (ký giả , phóng viên), viết lý luận phê bình (văn học,
triết học,tôn giáo,chính trị) thì gọi là
phê bình gia, học giả ,viết lịch sử (nhà sử học ,sử gia)…Tác giả cũng
chỉ chung người viết (còn gọi khiêm nhường là ngòi bút) dù có sáng tác được ra
thành sách hay chỉ là những bài
văn ngắn ,những bài viết xuất hiện trên các tạp chí ,báo ,đài phát thanh ,phát
hình chưa được (hay không được )in ra và
lưu truyền . Người viết văn,làm thơ không biết ở các nước khác thì sao chứ ở
nước ta thì trước kia dường như không có trường để đào tạo viết văn,làm thơ.Chỉ
có các văn đàn ,thi nhóm để các người đam mê văn chương ,thi phú tụ hợp,trao
dồi ,trao đổi những sáng tác .Đến thời báo chí xuất hiện và phát triển thì những bài văn chương được đăng báo , người viết truyện ngắn ,tiểu
thuyết,làm thơ các sáng tác cũng dồi dào ,phong phú hơn nhiều.Điển hình là nhóm
Tự Lực văn đoàn cũng là các tác giả đầu
tiên xuất hiện trên báo (Phong Hóa Ngày nay) và còn rất nhiều tác giả kỳ cựu
nồi tiếng khác.(một số nhà thơ mới được giải thưởng của TLVĐ và các nhà văn nổi
tiếng khác sau này cũng xuất hiện đầu tiên trên báo hay các tạp chí văn học) .Có
thể nói các tác giả hồi đó viết văn ,làm thơ là do năng khiếu, có văn tài hơn
là qua đào tạo như sau này(các trường học ở miền nam mãi tới về sau vẫn không
có khoa dạy viết văn ,làm thơ,học trò và cả sinh viên ĐH VK vẫn phải học chỉ là
phân tích,tìm hiểu văn chương chứ không học viết văn) .Nhưng thật ra nều phải phân
biệt một cách rõ ràng triệt để để đặt
tên cho người viết thì cái ranh giới
trong văn chương chữ nghĩa cũng khó được
chính xác.Có nhiều tác giả vừa viết văn vừa làm báo(và ngược lại) ,đa số
thi sĩ cũng viết truyện tiểu thuyết và nhà văn cũng có xuất bản thơ , sau này còn có thêm‘’cuộc hôn phối ‘’ rất thành
công gắn bó giữa thi sĩ và nhạc sĩ , nhà văn và nhà làm phim (đạo diển ) .Ngoại
ra cũng có một số người chỉ chuyên viết lý luận ,phê bình, khảo cứu, biên soạn
từ điển, không sáng tác văn chương (nhưng ít được gọi là tác giả mà là học giả
như Hoàng Xuân Hãn, Thanh Nghị ,Đao Duy Anh ,Dương Quảng Hàm,Nguyễn Hiến Lê… hay Trần Trọng Kim viết VN
sử lược chẳng han).Tác giả cũng không hẳn là những người chỉ sống bằng nghề viết
văn ,làm thơ mà có khi nghề nghiệp và ngành học của họ lại hoàn toàn không dính
dấp gì tới văn chương như bác sĩ,kỷ sư, luật sư ,phi công (Toàn Phong, Saint Exupery) mà các sáng tác của họ lại rất
hay được truyền tụng.Cũng có trường hợp các’’ tác giả giả’’ là những người nổi
tiếng trong giới nào đó và có tiền họ
chỉ đưa ra các sự kiện có liên quan tới họ và mướn người khác viết lại thành
hồi ký,tự truyện và đề tên cuả họ (còn người viết thật thì gọi là ‘’cây bút ma’’)Và
còn những tác giả vô danh (không biết rõ tên họ ,do ai làm ra) ở trong kho tàng
văn chương bình dân truyền khẩu ca dao ,tục ngữ
rất hay và vô cùng phong phú nữa…Như vậy từ ‘’tác giả’’ xem ra khá rộng
bởi vì người viết thì quá nhiều.
Tác phẩm (văn chương hay văn học ) nói chung là những sáng
tác (công trình suy nghĩ ,tim óc) của
người viết và trong sự hạn hẹp là đã
được (xuất bản) in ra thành sách(có tác giả giữ bản quyền đàng hoàng) Xét về
các thể loại đề tài thì tác phẩm cũng vô
cùng phong phú như thơ ,tiểu thuyết(tâm lý xã hội ) truyện giả tưởng ,kịch nói,
kịch thơ,truyện trinh thám ,phiêu lưu,kiếm hiệp,truyện ngắn, ngụ ngôn,tiếu lâm
,nhi đồng… đương nhiên là phải kể thêm những công trình biên khảo đồ sộ ,giá
trị nữa. Người ta thường nói tác phẩm là
‘’đứa con tinh thần’’ của tác giả, nó cũng đã được hoài thai,cưu mang, và sinh
ra như một đứa con thật và là’’ đứa con
bất tử’’ để đời chứ không già chết đi như con thật bằng xương bằng thịt .Nó
cũng không cần thiết phải ‘’mang nặng đẻ
đau” chin tháng mười ngày vì có khi ra
đời sớm(trong trường hợp được viết vội ) cũng có khi phải chờ tới mấy năm hay
lâu hơn thì tác phẩm mới hoàn tất (trường hợp những tác phẩm lớn ,công trình
biên soạn công phu) Tác phẩm cũng có đủ hạng ,đủ hình thức giống như những đứa
con khác nhau (mập ,gầy,trắng ,đen,xấu ,đẹp ,đài các ,lam lũ…) nói chung đã tạo
thành một thế giới văn chương với đủ sắc màu kỳ bí ,rực rỡ và hấp dẫn.Là ‘’con
‘’ nên cũng có người …đẻ sai, cũng có người …hiếm muộn ,có nhiều tác giả viết
và in rất nhiều tác phẩm cũng có người chỉ xuất bản một hai cuốn sách.Lại còn
có những’’ quái thai’’ hay đứa con bị dị tật nữa!Lại có chuyện “bắt cóc” con
của người khác về khai sanh làm con của mình, có nhiều tác giả khai sanh cho
con bởi những người cha (me)có nhiều tên khác nhau (trường hợp người viết dùng nhiều
bút hiệu ) cũng có khi một đứa con có
cùng nhiều người đứng tên khai sanh (trường hợp các công trình nghiên cứu ,biên
soạn chung của nhiều tác giả)Cũng có khi nhiều người cùng viết về một đề tài
(như phê bình một tác giả ,một tác phẩm văn học , triết học, các bình luận về
kinh tế,chính trị,tôn giáo,xã hội …)Đương nhiên trong trường hợp này mỗi người
viết một cách khác nhau nhưng cũng có khi ý kiến cũng ‘’dẫm chân ‘’ lên nhau mà
nói theo …ngôn ngữ đời thường là đạo văn ,đạo ý tưởng hay nói theo …ngôn ngữ
văn hoa là những tư tưởng lớn gặp nhau!
Cũng có những tác phẩm không do người viết ‘’mang nặng đẻ đau’’ đó là truyện
phóng tác, dịch thuật .Cũng có nhiều khi ‘’đứa con’’ vì xuất hiện quá lâu ,quá xưa cũ mà nổi tiếng
nên bị khai sanh nhầm tên tác giả (trường hợp bản dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm
khúc có thời được tranh cải là của Đoàn thị Điểm hay Phan huy Ích)…Cũng có
trường hợp nhiều tác phẩm quá hay ,đã
được truyền tụng qua nhiều thế hệ độc giả mà (vô tình) tác giả …bị quên
tên,người đọc thường nhớ tên sách (tác phẩm ) hơn là nhớ tên tác giả !
Nhân loại xuất hiện lâu đời,văn chương nghệ thuật cũng tồn
tại lâu đời ,tác giả và tác phẩm cũng hằng hà sa số như muôn vàn tinh tú trên
bầu trời.Phải nói là không có ai dám chắc là cả đời mình đọc hết sách vở ,hiểu
hết mọi lý lẽ ở trên đời .
SƯƠNG LAM
22 nhận xét:
Em Ninh'blog sang thăm chị. Mến chúc chị ngày thứ ba vui vẻ, may mắn ạ!
Em gái ghé thăm chị chúc chị một buổi chiều tràn đầy niềm vui!
Chị sang thăm em thôi. những gì về văn chương chị chỉ cảm nhận thôi... không biết nói và viết gì cả . Em thật giỏi ...
Chị Nhã My là người của văn chương và trí tuệ . MN mến phục và ngưỡng mộ chị lắm. Thân mến.
Em sang thăm chị! Tối ấm áp và ngon giấc chị nhé!
Thăm bạn . Chúc đêm ngon lành !
Chị ơi ngày mới tràn ngập niềm vui ạ!
Chị vẫn thắc mắc em ở đâu. Nay biết em mới về SG, có sách gửi cho chị với nhé! ( qua chị Hạt Cát cũng được em à) . Cám ơn em!
SL bạn hỡi ! Ủa lại dìa Sài Gòn rồi hả bạn hiền ?
Làm sang thăm tưởng có ở nhà !
[img]http://img1.sendscraps.com/se/057/007.gif [/img]
Đi tìm bạn cũ gặp chị và ghé thăm.ngày mới vui chị nhé.
Em sang Thăm chị nè. CHúc chị Ngày cuối tuần nhiều niềm vui và ơn lành của Chúa.
[img]http://4.bp.blogspot.com/-XDV0yA2Blxk/T74hxLiERqI/AAAAAAAAaHA/B_8TRJmVlM8/s400/0001.gif[/img]
SL xin lỗi thầy giáo vì máy bị mất dấu nên trả lời chậm và ko viết còm cho Ninh's blog được Chúc cả nhà vui vẻ và nhiều hạnh phúc tốt đẹp
Rất vui khi gặp lại GG Mỗi ngày thêm nhiều niềm vui bạn nhé
Hiii...chị lại trêu em rồi Trời rét nhớ giữ ấm chị nhé
hiiii...MN đã quá khen rồi chỉ là viết mua vui thôi mà ...
Cảm ơn em gái MK Chúc em và gia đình vui vẻ an lành trong hồng ân Thiên Chúa
Cảm ơn bạn ghé thăm SL nhé Chúc nhiều niềm vui và tốt đẹp
Cảm ơn nhà báo nhiều
vâng ạ em sẽ gửi cho chị qua chị CÁT ạ Cảm ơn chị lúc nào cụng ưu ái với những sáng tác của em Trời rét nhiều nhớ giữ ấm chị nhé
trời nóng quá LR ơi...
rất vui khi bạn ghé nhà Chúc bạn nhiều niềm vui và hạnh phúc tốt đẹp Mời ghé nhà mình thường xuyên nhé
Cảm ơn em gái nhiều và xin lỗi vì máy bị mất dấu nên trả lời muộn và ko viết còm cho em được
Đăng nhận xét