VĂN CHƯƠNG VÀ NGÔN NGỮ ĐỜI THƯỜNG
Ngôn ngữ theo định nghĩa một cách đơn giản và dễ hiểu là lời nói.Tùy theo chủng tộc ,mỗi giống dân có một ngôn ngữ khác nhau.Lời nói thì bình thường là dùng để “đối thoại” ,để nói chuyện giữa người này và người khác.Nó là một “thông điệp trực tiếp” được sử dụng có đối tượng,, có mục tiêu ,có câu chuyện ,có thời điểm một cách rõ ràng ,chính xác, không bâng quơ,không khó hiểu.Chẳng hạn như khi ta gọi con cái “về ăn cơm”, mời một cuộc họp (hay đám tiệc) vào ngày ,tháng đã được xác định trước,mời những ai,người nào hay những trao đổi trong một vụ mua bán (bao nhiêu tiền,mua cái gì , bán cái gì)hay khi loan một thông báo(về việc gì) hoặc những câu chuyện cho dù là tán gẩu(tám?) lúc trà dư tửu hậu (đều có đề tài rõ ràng về ai đó ,chuyện ,tin tức gì) giữa một đám đông hay những câu chuyện “thầm kín” thì cũng được nói giữa hai người…
Còn văn chương cũng là một cách nói nhưng nó văn hoa ,bóng bẩy hơn, gián tiếp và mơ hồ hơn vì có lúc không cần biết người đối diện là ai, cũng không cần thiết phải xác định thời gian nào, ở đâu,nói cũng không cần …chính xác,nói vu vơ về những đề tài có khi cũng không có thật ,những chuyện cổ tích hoang đường, chuyện giả tưởng, những nhân vật không cần có thật.Văn chương bình dân hay truyền miệng là những câu ca dao ,tục ngữ ,câu ví ,câu vè ,câu hò đối đáp hay những chuyện cười,chuyện thần thoại được truyền tụng lâu đời trong dân gian không qua ghi chép chính thức.Văn chương bác học là những áng văn,bài thơ ,những tác phẩm văn học ,nghệ thuật ,biên khảo ,ký sự…được lưu lại bằng chữ viết có tác giả (giữ bản quyền)hẳn hòi. Người xưa chủ trương “văn dỉ tải đạo” là trách nhiệm của văn chương để “tuyên truyền đạo lý”(nói nôm na là dạy đời,dạy học làm người) như những tác phẩm của Khổng Tử,Lão tử,những câu chuyện ,câu nói được xếp vào loại “danh ngôn” của các danh nhân thế giới ,một số tác phẩm cổ của văn học VN như Lục Vân Tiên(của cụ Đồ Chiểu ) Nữ nhi tùng phận …(ngày nay chắc có thêm loại” văn dĩ tải…đạn” nổ như pháo cho vui hay như đạn thiệt cho …chết người mà có lẽ cũng đáng báo động để một số đông diễn đàn,cơ sở truyền thông ,báo chí phải ra tôn chỉ không được nói tục,không dùng văn chương để gây rối để mạ lỵ,chửi bới người khác!).Ngoài một số tác phẩm có tính cách và đòi hỏi phải viết đúng sự thật như lịch sử,khoa học,biên khảo ,ký sự ,phóng sự thì đa số văn chương ,thi phú đều thuộc “diện hư cấu” (từ fiction trong tiếng anh có nghĩa là hư cấu cũng có nghĩa là tiểu thuyết,truyện).Những nhân vật trong truyện kể (cho dù có vay mượn hình ảnh thật đi nữa thì cũng được thêm thắt cho văn vẻ ,hấp dẫn hơn),thời gian ,không gian đều là tượng trưng.Câu chuyện càng éo le ,gay cấn, lôi cuốn thì càng …giả tạo.Chúng ta chắc cũng ít ai ngây thơ để hỏi rằng những Thúy Kiều .Kim Trọng , Hoạn Thư,Từ Hải..(trong Truyên Kiều ),Dũng ,Loan,(trong Đoạn tuyệt) hay Thị Nở,Chí Phèo (của Nam Cao)là ai, hay gần đây hơn những Nương,Sương,ông Võ (trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn ngọc Tư) là có phải người có thật không…và cuộc đời của họ …có thật không .Cũng chắc không ai cần hỏi hôm ấy, ngày xưa ,bây giờ là thời gian nào,hay Khách sạn Hào hoa ở nơi đâu, hay những nhân danh và địa danh trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Tàu(điển hình là của tác giả Kim Dung) có đúng không.Chúng ta cũng ngầm hiểu rằng cho dù những bóng hồng đầy rẩy trong trong thơ văn và ca nhạc cũng …chưa chắc là người thật (mà dù có thật có là NVBDhay NVDA của TCS thì cũng không còn là “sở hữu” của riêng tác giả nữa vì nó đã được” văn chương hóa” để trở thành những nhân vật của đại chúng ai cũng có thể …yêu được,mơ được!)
Như trên đã nói khi ngôn ngữ thường dùng được trau chuốt, sử dụng những thủ thuật mỹ từ pháp (còn gọi là tu từ học) thì trở thành …văn chương. Do đó văn chương khác với lời nói thông thường ở chức năng thẫm mỹ (mỹ hoc).Nó còn khác với lời nói thông thường ở chức năng tồn tại .Lời nói khi xong rồi là thôi ,là đủ ít ai nhắc lại và giữ lại làm gì (nếu cứ nhắc đi nhắc lại hoài thì chắc là sẽ bị cho là lẩn, nhảm ,nói dai .) .Còn văn chương thì được lưu giữ lại càng lưu truyền lâu đời càng hay càng có giá trị ,và càng được …khen tặng .
SƯƠNG LAM
12 nhận xét:
Ghé thăm chị và đựoc tem cho bài viết này, chúc buổi sắng tốt lành!
Chị ơi , là em Mai nhi đây ạ . Em định không viết Blog nữa , nhưng mấy người bạn cứ bảo " thấy MN cứ vắng vắng thế nào ấy ! .." Nên hôm nay em sang diện kiến chị đây này !
Bài viết hay.Tuy nhiên, bạn chú ý các lỗi về Word như space (ngắt khoảng), dấu phẩy, dấu chấm ... để nó toàn diện hơn.
Thăm nhà và chúc chị ngày mới nhiều may mắn
hiiii tem vàng cho em gái đây Mỗi ngày thêm một niềm vui em nhé
Rất vui khi MN trở lại làng blog với bạn bè Chúc thật vui sáng tác nhiều và hay nhé
hic hic ...đây là những bài viết lúc SL mới mở blog nẹn còn nhiều lỗi kỹ thuật anh ạ ( bài do copy lại từ blog yahoo cũ) Cảm ơn anh đã đọc và góp ý
Cảm ơn Pet nhé Chúc ngày mới vui vẻ an lành
NM giỏi thật! Thơ cũng hay, văn chương cũng súc tích, bái phục (cười), viết cũng khỏe.
Đây là loạt bài mà SL đã viết lúc mới mở blog bây giờ đăng lại Hoa huynh ạ Cảm ơn anh đã đọc và góp ý Ngày mới nhiều niềm vui nhé
Theo anh ngôn ngữ chính là nguồn gốc của văn chương đã được mỹ hoá theo ý thức xã hội . Đó là hai mặt của vấn đề truyền thông và truyền đạt của con người ở cấp thấp ( ngôn ngữ ) và cấp cao ( văn chương ) . Tuỳ theo chủ đích của vấn đề muốn nêu lên mà ta chọn lối truyền đạt kiểu nào đẻ có kết quả tốt nhất. Chúc em về VN vui . Thân
Dạ đúng ạ khi lời nói được mỹ hóa trở thành văn chương Trong nói chuyện (khẩu ngữ) nếu dùng theo (cấp cao) quá văn hoa bóng bẩy thì thường không được khen lại bị chê là ''lý sự '' còn khi viết văn nếu không đúng văn phạm ngữ pháp sẽ trở nên ngô nghê ,câu què ..
Đăng nhận xét