CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

SÓC TRĂNG- CHÙA DƠI


TỈNH SÓC TRĂNG

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam, nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km. Tỉnh Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, là nơi sông Hậu đổ vào biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề, với dân số và diện tích điều đứng thứ 6 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng là một vùng đất được người Việt đến khai khẩn trong khoảng hơn 200 năm nay. Vào thế kỷ XVII, Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc của Chân Lạp. Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Thuận cắt đất Ba Thắc dâng cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đặt Ba Thắc thuộc dinh Long Hồ và vận động người Việt vào khai hoang. Năm 1900, Pháp lập tỉnh Sóc Trăng. Năm 1956, tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Bạc Liêu thành tỉnh Ba Xuyên. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Ba Xuyên giải thể, địa bàn Sóc Trăng thuộc tỉnh Hậu Giang. Ngày 26 tháng 11 năm 1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập.

Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang)

Đại Nam nhất thống chí viết về sông Ba Xuyên thuộc địa bàn tỉnh An Giang nhà Nguyễn như sau: "... Sông Ba Xuyên ở phía Nam hạ lưu sông Hậu Giang, cách huyện Vĩnh Định 8 dặm về phía Bắc, trước là sông Ba Thắc, rộng 15 trượng sâu 8 thước, đi về phía Nam 15 dặm, đổ ra cửa biển Ba Xuyên, đi về phía Tây 60 dặm đến trường Tàu, tức là chỗ tàu biển đỗ. Ở đây người Trung Quốc và người Cao Miên ở lẫn lộn, chợ phố liên tiếp, lại 65 dặm đến ngã ba sông Nguyệt, tục gọi là Sóc Trăng,... Năm Kỷ Dậu (1789) hồi đầu thời trung hưng đặt bảo Trấn Di ở phía Bắc sông Ba Thắc, tức sông này."

               Địa lý hành chính của Sóc Trăng nhiều lần thay đổi theo sự biến thiên của lịch sử. Vào năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng trong (Nam bộ) và tiến hành xác lập địa giới hành chính vùng đất này, lập thành phủ Gia Định. Lấy đất Đồng Nai (Nông Nại) làm huyện Phước Long và đặt dinh Trấn Biên, lưu mộ dân từ Quảng Bình trở vào đến ở, chia đặt thôn, ấp. Năm 1732, chúa Nguyễn lập dinh Long Hồ tại Cái Bè (lúc đó là Cái Bè Dinh), năm 1780 được đặt tại vùng chợ Vĩnh Long và đổi tên là Vĩnh Trấn Dinh, sau đó đổi thành trấn Vĩnh Thanh. Lúc này Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc (nằm trong trấn Vĩnh Thanh, phủ Gia Định).
      Năm 1832, vua Minh Mạng chia Nam kỳ thành 06 tỉnh, 03 tỉnh miền Đông là: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường; 03 tỉnh miền Tây gồm: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Vùng đất Sóc Trăng thuộc tỉnh Vĩnh Long.
      Năm 1835 lại lấy đất Ba Thắc (tức vùng đất Sóc Trăng) nhập vào tỉnh An Giang, lập thêm phủ Ba Xuyên, gồm 03 huyện: Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định. Đây là điểm mốc có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng về địa danh hành chính tỉnh Sóc Trăng sau này.
       Năm 1867, thực dân Pháp chiếm 03 tỉnh miền Tây trong đó có Sóc Trăng, sau đó Pháp chia Nam kỳ lục tỉnh thành nhiều hạt. Đến năm 1876, thực dân Pháp chia toàn Nam kỳ thành 04 khu vực hành chính gồm: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Sắc (Bassac), mỗi khu vực hành chính lớn lại chia nhỏ thành nhiều tiểu khu, tiểu khu Sóc Trăng thuộc khu vực Bát Sắc. Năm 1882, Pháp tách 02 tổng của tiểu khu Sóc Trăng và 03 tổng của tiểu khu Rạch Giá thành lập thêm tiểu khu Bạc Liêu. Tiếp theo một vài thay đổi (tách, nhập, xóa bỏ), nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 27/12/1892 quy định Nam kỳ có 02 thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn và 20 khu xếp theo thứ tự A, B, C như sau: Bạc Liêu, Bà Rịa, Bến Tre, Biên Hòa, Cần Thơ, Châu Đốc, Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Hà Tiên, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Vĩnh Long. Đến tháng 5/1895, lập thêm thành phố Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Nghị định ngày 20/12/1899 của toàn quyền Đông Dương quy định: Kể từ ngày 01/01/1900, tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Đông Dương (trong đó có cả các khu ở Nam kỳ) đều thống nhất gọi là tỉnh (Province). Đứng đầu mỗi tỉnh ở Nam kỳ là một chủ tỉnh, cũng gọi là Chánh Tham biện (Administrateur de la). Cho đến cuối thời kỳ Pháp thuộc, 20 tỉnh vẫn giữ nguyên tên cũ. Tỉnh Sóc Trăng thuộc miền Tây Nam kỳ, gồm 03 quận: Châu Thành, Kế Sách, Bang Long (nay là Long Phú).
   Năm 1926 thực dân Pháp chia tỉnh Sóc Trăng thành 04 quận: Châu Thành, Kế Sách, Long Phú và Phú Lộc. Năm 1932, Thống đốc Nam kỳ quyết định giải tán một số quận trong các tỉnh Nam kỳ, nhưng đến năm 1941, Thống đốc Nam kỳ quyết định thành lập lại quận Phú Lộc.
     .
        Trong kỳ hợp lần thứ 10 (khóa VIII) Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, quyết định tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ. Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 4/1992 gồm các huyện: Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu và thị xã Sóc Trăng.
                   Ngày 11/01/2002, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 04/2002/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú và thành lập thêm huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Ngày 31/10/2003, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 127/2003/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thạnh Trị và thành lập thêm huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Ngày 08/2/2007, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định số 22/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng. Ngày 24/9/2008, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 02/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mỹ Tú và thành lập thêm huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Đến ngày 23/12/2009, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị quyết số 64/NQ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính hai huyện Mỹ Xuyên, Long Phú và thành lập thêm huyện Trần Đề, tỉnh SócTrăng.
                   Tính đến năm 2010, đơn vị hành chính của tỉnh có 10 huyện, 01 thành phố với 109 xã, phường, thị trấn
                  Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, Khu du lịch Song Phụng, Cù
Lao Dung... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái.
( NM tổng hợp từ tài liệu trên net)

CHÙA DƠI Ở SÓC TRĂNG

(Ảnh của NM SL)


                 . Sóc Trăng là vùng đất có trên 200 ngôi chùa lớn nhỏ của 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa (dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ gần 29% ). Vì thế không có gì lạ khi đặt chân đến Sóc Trăng, hầu như huyện, xã nào cũng có sự hiện diện những ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau, tạo nên quần thể kiến trúc đẹp mắt, linh thiêng và tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của vùng đất Sóc Trăng nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung
                    Chùa Dơi là một chùa nổi tiếng ở ngay trung tâm thành phố Sóc trăng và được nhiều du khách tham quan





CỔNG VÀO CHÙA VÀ XE ĐIỆN CHỞ DU KHÁCH THAM QUAN CHÙA DƠI





      Tương truyền, chùa Mahatup (còn gọi là chùa Mã Tộc) được xây dựng vào thế kỷ XVI. Cách trung tâm thành phố chưa đầy 2km, chùa Dơi là một ngôi chùa đẹp, xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, có những điểm hoa văn trang trí đặc sắc của người Khmer Nam bộ.

      Chùa gồm 3 công trình kiến trúc chính là chánh điện, sala và nhờ thờ cố lục cả Thạch Chia. Khuôn viên chùa rất rộng lớn
với nhiều cây cổ thụ là điểm trú ngụ của hàng ngàn con dơi như: dơi quạ, dơi ngựa lớn, dơi ngựa Thái Lan... có con nặng lên đến 01kg, sải cánh dài hơn 1,5m nên người dân địa phương quen gọi là chùa Dơi.

     Khi bóng chiều vừa xuống là lúc những đàn dơi buông cánh đi kiếm ăn, bay đi bốn phương tám hướng, tới sáng hôm sau mới về Chùa. Đến đây, du khách không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp tự nhiên có thể nói là một vùng đất kỳ bí “đất lành chim đậu”. Năm 1999 Chùa Mahatup được Bộ văn hóa – Thông tin (nay gọi là Bộ VHTTDL) công nhận là di tích kiến lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
  Chùa Dơi tọa lạc tại đường Văn Ngọc Chính phường 3 , thành phố Sóc Trăng






















   

   


8 nhận xét:

Unknown nói...

sang đọc bài viết CHÙA Ở SÓC TRĂNG
cảnh chù chiền rất đẹp
A DI DÀ PHẬT

vu song thu nói...

NM thích thật. Được thăm chùa dơi!!!

Lý Viễn Giao nói...

Bài viết kỳ công quá khiến người đọc như đang đi đứng trên mảnh đất này mà thưởng ngoạn ấy thôi ! Cảm ơn tác giả nhiều !

Unknown nói...

Chị cũng đã thăm chùa Dơi, kiến trúc cổ mang phong cách Khowme. Đẹp em ạ

Ngọc Liên nói...

Sang thăm bạn được xem Chùa ở Sóc Trăng thật tuyệt vời. Chúc bạn luôn vui khỏe, an lành và hạnh phúc bạn nhé. Thân mến
http://caphenguyenchat.vn/wp-content/uploads/2013/12/cafe-ban-me-thuot.jpg

Lý Lãng nói...

Tuy là bài viết"Chùa ở Sóc Trăng"nhưng lại chứa đựng một hàm lượng lớn về các dữ liệu của vùng đất Sóc Trăng qua các thời kỳ,như vẽ lên một bức tranh rất sống động.Thật công phu ! Chúc chị an vui!

Mẫn nói...

nhờ bài nầy em mới biết lịch sử Sóc Trăng rỏ và xa xưa như vậy, mặc dù quê nội ở đó. em cám ơn chị và chúc sức khỏe chị.

Hương Thềm Mây - GM.Nguyễn Đình Diệm nói...

Cảm ơn NM với bài viết
Chúc NM luôn an vui.Thân mến
http://www.vietnamnay.com/upload/default/07.2011/BanDo/Entervietnam-ChuaKhlean2.JPG