CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

ĐỐI DIỆN QUÂN THÙ - PHÚ KHA TIỆM LY , NHẠC NGUYỄN HỮU TÂN








ĐỐI DIỆN QUÂN THÙ 
PHÚ KHA TIỆM LY 
NHẠC & TRÌNH BÀY NGUYỄN HƯŨ TÂN
VIDEO CLIP PHÚ ĐOÀN

BA BÀI THƠ VỀ THỜI RẤT XA - THƠ NGUYÊN LẠC


Steven Nguyen
29 thg 10 (1 ngày trước)

tới tôi
Gởi đến Nhã My - Sương Lam vài bài thơ
Chúc sức khỏe
Tình thân
NL
10/29/2017





                
     
      BA BÀI THƠ VỀ THỜI RẤT XA


1. CHIỀU NGHIÊNG CHÉN

"Sinh tiền bất tận tôn trung tửu
Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi"
(đối tửu -  Nguyễn Du)

...

Chiều ngất lạnh. thấu hồn luân lạc
Nâng chén sầu ta lại mời ta!

Lạnh. buốt lạnh. động bao nỗi nhớ!
Tháng tư nào khóc hận can qua

Ước có bạn. cùng nhau đối ẩm
Rượu ly tràn. đủ ấm đời nhau!
Bốn mươi năm. mây tan mất dấu
Nghiêng chén này. hận cuộc bể dâu!

Rượu này đây. đổ. khóc nhau                                                               
Rượu này đây. đổ. hận đau kiếp người!


(*)
Sống không cạn chén cạn bầu
Chết ai dư rượu còn lâu rưới mồ (LQN thoát dịch)


2. BÀI TÌNH BUỒN THÁNG TƯ

Sao thiên thu không là trong nhau
Cho mắt kia không là mắt rầu
Chiều nay. mây trắng bay nhiều quá!
Chở hết.  chừa chi thất tiết sầu?

Tháng tư. muôn mảnh đời tan vỡ
Khóc hận tình nhau. cuộc bể dâu!

Cho nhau.  ừ nhé.  cho nhau nhé !
Tóc xõa.  ngực ngoan.  chăn chiếu nhầu

Biệt ly.  ừ đã.   còn đâu nữa !
Êm mượt bờ mông.  rợn điếng nhau

Chiều nay. mây trắng bay nhiều quá!
Nhớ mắt lệ rơi. thất tiết sầu!


3. QUỲNH Y CÙNG SỰ ĐỢI CHỜ

(Viết giùm cho người vũ nữ tên M.. thời xa xa lắm)

Hoa quỳnh  trắng. mộng thủy chung
Tỏa hương thơm ngát. dâng lòng tương tri
Đêm buồn rót nhạc. buông mi
Riêng  người  này mảnh quỳnh y. đợi chờ! (NL)
...

Sợi đèn vàng
 giăng sầu !
quỳnh y riêng người đây!
Người đâu?

Người đã đi?

Nhạc bập bùng                                         
tiếng ca vang
rượu ly tràn
môi  mềm                         
miệng cười 
lòng xốn xang!

Nụ quỳnh chờ
nở trọn cánh đêm
 riêng người!
Người đâu?!

Đêm sắp tàn!
Nhạc trầm. mi khép
"khóc lệ không rơi ngoài tim mình" *

Người đâu?
Nụ quỳnh úa tàn!

Đêm sắp tàn!
Nhòe điểm trang
hương đã phai
quỳnh y nát nhàu!

Người đã đi?!

Đêm đã tàn!
Đường về sao ngút ngàn?
sương sao lạnh mang mang?

Ôi người đi rồi!
Đời lạnh mang mang!

NGUYÊN LẠC       


(*)  Lệ đá xanh: những người khóc lệ không rơi ngoài tim mình / em biết không / lệ là những viên đá xanh / tim rũ rượi...(Thanh Tâm Tuyền)
Thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc thành bài hát Nửa hồn thương đau.


NM cảm ơn tác giả Nguyên Lạc đã chia xẻ những bài thơ hay .


Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

TIẾT TRÙNG CỬU , LỄ ÔNG BÀ NGÀY XƯA - ĐỖ CHIÊU ĐỨC



  
     
           

LỜI THƯA:
NM nhận được qua email một bài biên 
khảo cuả Thầy Đỗ Chiêu Đức , xin chân thành cảm ơn Thầy và xin được chia xẻ cùng bạn bè Blog của NM

.


                      TIẾT TRÙNG CỬU
                   Lễ Ông Bà ngày xưa của ta

         Sau Tết Trung Thu là Tết Trùng Cửu, chữ Tết do chữ Tiết đọc trại ra mà thành. TIẾT 節 là Thời Tiết 時節 chỉ Khí hậu có liên quan đến mùa màng. TIẾT cũng có nghiã là ngày Lễ Tết trong năm. Một năm có mấy cái Tết lớn. Nguyên Đán là cái Tết lớn nhất mở đầu cho một năm nằm trong tháng Giêng, Thanh Minh là Tết nằm trong tháng 3, Đoan Ngọ là Tết của tháng 5, Tháng 8 thì có Tết Trung Thu và Tháng 9 thì ta có Tết Trùng Cửu.
         Trùng Cửu, Trùng là Trùng lắp, là lặp lại. Cửu là số 9. Nên Trùng Cửu 重九 là 2 số 9 được lặp lại, tức là ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch. Theo Kinh Dịch thì số 9 thuộc Dương, nên Trùng Cửu còn được gọi là Trùng Dương 重陽. Đây là cái Lễ tiết cuối cùng sau mùa thu hoạch, rồi trời sẽ trở lạnh để vào đông cho đến Tiết Đông Chí về, sẽ lại chuẩn bị để đón mừng năm mới !


           



          Ngoài việc được gọi là Tiết Trùng Dương 重陽節 ra, Trùng Cửu còn được gọi là Tiết Đạp Thu 踏秋節, có nghĩa là Đạp lên lá vàng khô của mùa Thu, tức là Đi dạo chơi trong mùa Thu trước khi trời trở lạnh. Trong dân gian xưa còn gọi ngày này là Ngày Của Người Già : LÃO NHÂN TIẾT 老人節 hoặc KÍNH LÃO TIẾT 敬老節. Có thể là do sau khi mùa màng được thu hoạch vào mùa Thu, con cháu có nhiều món ngon vật quý để dâng hiến cho Ông Bà, hoặc đã có tiền để chăm lo săn sóc đến đời sống của Ông Bà hơn. Khi ông bà cha mẹ già đã quá cố, thì con cháu cũng nhân dịp Đạp Thu mà kéo nhau lên núi để Tảo Mộ  ( Ở những nơi có đồi núi thì người chết được chôn cất ở trên cao, vùng đồng bằng để trồng trọt canh tác. Cho nên ta thấy Cụ Nguyễn Du tả cảnh Tảo mộ của Tiết Thanh Minh là : " Ngổn ngang gò đống kéo lên, Thoi vàng hồ rắc tro tiền giấy bay, là thế ! ). Vì vậy, mà Tiết Trùng Cữu còn được gọi là Tiết ĐĂNG CAO 登高節. Ngoài ra, Tiết Trùng Cửu cón được gọi là Tiết THÙ DU 茱萸節, Tiết CÚC HOA 菊花節....


             alt  alt     
         Cây lá và trái Thù Du  ( trái cherry ở Mỹ? )

        THÙ DU là loại cây ăn trái được thu hoạch vào khoảng cuối tháng 6. Cây lá có tính sát trùng tiêu độc, ngừa phong đón gió, nên trong ngày Lễ Trùng Cữu dân gian hay bẻ một nhánh lá nhỏ giắt bên mình để " trừ tà ", để được bình an khoẻ mạnh nên ngày lễ nầy còn được gọi là Tiết Thù Du là vì thế. 

           Image result for 重陽節 Image result for 重陽節    
       Hoa Cúc và tục lệ uống rượu Cúc trong ngày Trùng Cửu

        Trong bài thơ " Bốn mùa ăn chơi " của người xưa thì câu thứ 3 là " Thu ẩm Hoàng Hoa tữu ". Hoàng Hoa tức là Hoa Cúc đó, loại hoa có màu vàng và nở vào mùa thu, nên được dùng để ủ rượu uống cho ấm vào những ngày cuối thu lạnh lẽo nầy, để ngừa cảm cúm, như ta chích " flu shot " vào mùa nầy ở Mỹ vậy ! Nên Tiết Trùng Cữu còn được gọi là Tiết Cúc Hoa là vì  thế !
         Theo truyền thuyết thì ...
         Vào thời Nam Bắc Triều, người của Nam Triều là Ngô Quân Chi thuộc nước Lương, ghi trong " Tục Tề Hài Ký " rằng :
 Đời Đông Hán, ở huyện Nhữ Nam có một người tên là Hoàn Cảnh, cha mẹ đều chết vì bệnh ôn dịch ở cuối thu, nên anh ta quyết định lên núi tầm sư học đạo để trừ ôn dịch ôn thần. Đạo nhân Phí Trường Phòng dạy cho phép tiên dưỡng sinh và y học. Một năm, sau Trung Thu, đạo nhân gọi Hoàn Cảnh đến mà bảo rằng : Mùng 9 tháng 9 năm nay, ôn thần lại đến gieo rắc bệnh dịch, con hãy về quê mà cứu nhân độ thế. Nói đoạn bèn trao cho anh ta một cây Thanh Long Kiếm, một bao lá Thù Du và một bình Rượu Cúc, căn dặn mọi người phải lên cao mà tránh nạn.
         Đến hôm mùng 9 tháng 9, Hoàn Cảnh gọi hết bà con lối xóm cùng đăng cao lên núi, giắt cho mỗi người một lá Thù Du và uống một ly rượu Cúc, rồi đơn thân độc mã đứng chặn ở sườn núi, chiến đấu và tiêu diệt ôn thần. Từ đó về sau không ai còn bị chết về bịnh dịch nữa, và cũng từ đó về sau mới có tục Đăng Cao, cài lá Thù Du lên áo và uống rượu Cúc trong ngày Tiết Trùng Cửu cho  đến hiện nay.

        Image result for 重陽節      Image result for 重陽節
            Trùng Cữu xưa              Trùng Cữu nay

     Trong văn học, nhất là trong Đường Thi, ngày Trùng Cửu luôn luôn được nhắc đến một cách thân thiết gần gũi qua các thi nhân nổi tiếng như Lưu Trường Khanh với ... 
 


      九日登李明府北樓 CỮU NHẬT ĐĂNG LÝ MINH PHỦ BẮC LÂU
          九月登高望,          Cữu nguyệt đăng cao vọng,
          蒼蒼遠樹低。          Thương thương viễn thọ đê.
          人煙湖草裡,          Nhân yên hồ thảo lý,
          山翠現樓西。          Sơn thuý hiện lầu tê. ( tây )
                       劉長卿                        Lưu Trường Khanh
Diễn nôm :
                  NGÀY CHÍN LÊN BẮC LÂU CỦA LÝ MINH PHỦ
                          Tháng chín lên cao ngắm,
                          Xanh xanh cây cỏ xa.
                          Hồ mờ sương người vắng,
                          Lầu tây núi biếc nhòa !
                                Đỗ Chiêu Đức diễn nôm


      Còn Thi tiên Lý Bạch với ...

         九月十日即事 
    CỮU NGUYỆT THẬP NHẬT TỨC SỰ
    昨日登高罷,     Tạc nhật đăng cao bãi
    今朝再舉觴。     Kim triêu tái cử trường.
    菊花何太苦,     Cúc hoa hà thái khổ,
     遭此兩重陽。    Tao thử lưỡng TrùngDương                                            
  李白                                       Lý Bạch

                                     

Chú Thích :
          Mùng 9 tháng 9 gọi là Tiết Trùng Dương, hái hoa cúc, uống rượu cúc, nhưng...
          Mùng 10 tháng 9 gọi là Tiểu Trùng Dương, lại hái hoa cúc, lại uống rượu cúc.
          Chỉ trong hai ngày, hoa cúc BỊ HÁI, BỊ VÙI DẬP đến 2 lần. Lý Bạch ví thân phận đi đày của mình giống như là hoa cúc liên tiếp bị vùi dập vậy, nên mới hạ 2 câu cuối là : " Cúc hoa hà thái khổ, Tao thử lưỡng Trùng Dương ". Có nghĩa : Hoa Cúc sao mà lại khổ thế, phải gặp cái nạn của 2 lễ Trùng Dương nầy !
          KHỔ 苦 là Khổ sở, Cực khổ. KHỔ cũng có nghĩa là ĐẮNG nữa ! Tân là Cay, nên Tân Khổ là Cay Đắng, Đắng Cay!
       Diễn nôm :
                      Chuyện của ngày mười tháng chín
                            Hôm qua sau leo núi,
                            Sáng nay lại nâng ly.
                            Hoa Cúc sao mà khổ,
                            Trùng Dương đến nhị kỳ !
                                Đỗ Chiêu Đức diễn nôm

        Nhưng nổi tiếng và tiêu biểu nhất cho lễ Trùng Cửu là bài thơ của Thi Phật Vương Duy....

     CỮU NGUYỆT CỬU NHẬT ỨC SƠN ĐÔNG HUYNH ĐỆ


           
《九月九日忆山东兄弟》


                Đôc tại dị hương vi dị khách,
           Mỗi phùng giai tiết bội tư thân.
           Diêu tri Huynh đệ đăng cao xứ,
           Thiên tháp thù du thiểu nhất nhân !
                             Vương Duy
Chú Thích :
        Khi làm bài thơ nầy Vương Duy chỉ mới 17 tuổi, đang xa nhà đến Trường An để mưu cầu công danh. Nhà ông ở Bồ Châu, phía đông của núi Hoa Sơn, nên mới đề tựa là " Ức Sơn Đông Huynh Đệ ". Bài thơ nổi tiếng với 2 câu đầu mà không có người du tử nào không trầm trồ với 2 từ " dị hương, dị khách ".

Nghĩa bài thơ :
               Mùng chín tháng chín nhớ anh em ở phía đông núi.
         Ta một mình ở nơi đất lạ làm người khách lạ, nên mỗĩ lần gặp Lễ Tết là lại nhớ người thân thêm bội phần. Ta biết rằng ở nơi xa xôi kia, anh em ta đang đăng cao trong ngày lễ nầy, và mỗi người đều có giắt một lá Thù Du lên áo, chỉ thiếu có một người không được giắt là ta mà thôi !

 Diễn nôm :
                   Xứ lạ quê người làm khách lạ,
                   Mỗi lần lễ tết nhớ khôn nguôi.
                   Anh em mùng chín đăng cao đó,
                   Đều giắt thù du thiếu một người !
   Lục bát  :
                   Đơn thân xứ lạ quê người,
                   Mỗi khi lễ tiết ngậm ngùi nhớ nhau.
                   Quê xa huynh đệ đăng cao,
                   Thù du giắt áo nghẹn ngào riêng ta !

         九月九日忆山东兄弟    王维雕像

 
九月九日忆山东兄弟王维雕像
                      

                 ĐỖ CHIÊU ĐỨC biên khảo.


Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

SAO BẰNG...- THƠ MẶC PHƯƠNG TỬ


tong minh
Tệp đính kèm26 thg 10 (2 ngày trước)

tới Lê, tôi, Kim, Dao












Ảnh của Nguyên Hà


SAO BẰNG...


Dù có bao nhiêu luỵ sóng thành
Sông còn sâu đó, núi còn xanh.
Đã qua giấc mộng sương tan nắng
Lại thấy niềm đau mây rũ mành.
Những nghĩ hoài mơ màu cẩm tú,
Mà sao chưa vẹn nét đan thanh.
Ô hay, mới biết đời trăm ngã,
Biết ngã nào đây giữa bại thành.!

Giữa bại thành, ta vẫn một trời
Sá chi phương ngoại nước mây trôi.
Sắc son những lúc nên thân ấy,
Cơm áo đôi khi nát chữ rồi.
Mộng tưởng đêm về trăng chếch bóng
Hư danh chiều xuống lệ rưng ngươi.
Sao bằng nghĩa cử Nhơn-Trung-Hiếu
Cho cả tình quê, cả cuộc đời.

South Dakota, tháng 10.2017.
MẶC PHƯƠNG TỬ.

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

MƯA TRONG MẮT MỘT NGƯỜI- THƠ TRÚC THANH TÂM

Thân gởi: nhà thơ Nhã My ( Mưa Trong Mắt Một Người - thơ Trúc Thanh Tâm ) 
Hộp thư đến


TrucThanhTam Truc
26 thg 10 (2 ngày trước)

tới tôi 

  thơ Trúc Thanh Tâm
   

 


 MƯA TRONG MẮT MỘT NGƯỜI

 Ta đem mùa hè phơi nắng
 Cho hồng từng cánh phượng rơi 
 Mai đi trả em phố cũ
 Và mưa trong mắt một người.

 Chiều nay qua sông Cái Lớn
 Mắt buồn em gởi xa xăm
 Áo bay còn hương năm cũ
 Nụ cười em của mười năm 

 Trải qua nhiều cơn biến động
 Em về trong giấc mơ tôi
 Hạnh phúc cuộc đời xé rách
 Khổ đau bạc tóc lâu rồi

 Tiếng mẹ ru còn hơi ấm
 Quê nhà góc nhớ mênh mông
 Tình người vẫn còn dậy sóng
 Buồn tôi một vết thương lòng

 Vẫn còn vết thương rỉ máu
 Kẻ thù mới tặng hôm qua
 Chưa đau bằng sự phản phúc
 Sau lưng từ phía phe nhà !



 TRÚC THANH TÂM
 ( Châu Đốc )

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

HỒN NƯỚC MUÔN ĐỜI - XƯỚNG HỌA NHƯ THỊ , MẶC PHƯƠNG TỬ



tong minh
Tệp đính kèm07:49 (1 ngày trước)

tới Lê, tôi, Dao, Kim
Đáp hoạ bài "DÂN CA" của NHƯ THỊ.

Ngọc Sương <nhamyngocsuong@gmail.com>
08:27 (23 giờ trước)

tới Lê 
kính Lê huynh
NM có nhận được bài họa của thầy MPT họa bài Dân Ca của huynh nhưng kho có bài xướng .Vậy cảm phiền huynh gởi cho NM bài xướng để NM đăng vào blog. Cảm ơn huynh

Lê Đăng Mành
17:24 (14 giờ trước)

tới tôi
Đây NM


HỒN NƯỚC MUÔN ĐỜI.
Câu hò, điệu lý của quê tôi
Từ thuở ngàn năm đã thế rồi !
Áo mẹ bao mùa sầu lệ đọng
Công cha mấy cuộc đắng lòng hôi.
Kiếm cung phương Bắc đìu hiu giặc
Vó ngựa trời Nam rạng rỡ cười.
Hồn nước muôn đời nung khí tiết,
Sông còn sâu, núi vẫn cao vời.

South Dakota, tháng 10.2017.
MẶC PHƯƠNG TỬ.













Ảnh cuả Lê Đăng Mành


DÂN CA

Xin về tắm lại nước sông tôi*
Cắt rốn chôn đây đã hiểu rồi
Cày cấy tờ mờ sa nước mắt
Gieo trồng đứng bóng cạn mồ hôi
Mà còn nhóm bạn chia câu hát
Nên cứ tìm nhau hợp tiếng cười
Đạm bạc càng sâu tình bản quán
Dân ca trầm lắng rót xa vời


NHƯ THỊ
*“Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
                                                          Heraclitus


(Đây là bài mình họa thơ của Phan Tự Trị có lẽ Thầy thích nên họa bài này)





CHÙM THƠ KIẾM KHÁCH








TRĂNG CỔ TỰ TÌNH

Trăng như dãy lụa vẫn chờ
Bao hồn tử sĩ dựa hờ nước non
Tìm trong gương vỡ vẫn còn
Dật sờ di ảnh lối mòn bâng khuâng
Tự tình trăng cổ thu xuân
Cầm- thuyền neo bến lưu luân say mèm.















XUÂN XƯA


Trời mưa trong nắng tơ mành
Xuân xưa em vẫn mộng lành ngày xuân
Giờ đây trong tiết thu phân
Giơ tay anh chạm phong trần lêu bêu
Mưa ngâu thấm cả tranh thêu
Trãi dòng cô tịch mảng rêu đã dày.

KIẾM KHÁCH

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

LỠ - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
24 thg 10 (1 ngày trước)

tới Tran, Thuong, Da, tôi, Trần, Giống, PV, Xuân, Nguyễn, Tongocthachhp





LỠ

Tôi đắm hồn tôi nơi bến vắng
Lướt khướt trăng vàng rớt đáy sông
Thầm thĩ với người từng vun mộng
Trăng kia bến cũ có thay dòng?
Mỗi độ chiều tàn, đêm rủ xuống
Môi kề môi ấy có lạ không?
.
Và đã khi nào mỏi mòn trông
Héo hắt than hoa lạc cuối dòng?
Có còn đứng đợi chờ trăng xuống
Mơ dạo cùng ai cõi phiêu bồng...?
.
Tôi biết, nhưng thôi, chỉ rầu lòng
Ái tình cố níu cũng bằng không
Lòng người còn thẳm hơn sông rộng
Chỉ lỡ nhịp chèo đã qua sông.
*.
Hà Nội, chiều mưa 19.08.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

CHÙM THƠ ĐƯỜNG LUẬT - LÊ KIM THƯỢNG


Sinh Lê
Tệp đính kèm23 thg 10 (2 ngày trước)

tới tôi 
GỬI NHÃ MY CHÙM THƠ ĐƯỜNG LUẬT 2017

NHA TRANG, 24/10/2017 - LÊ KIM THƯỢNG


                                                          











CHÙM THƠ  ĐƯỜNG LUẬT  2017   


1.   LIÊU  TRAI  

Cà phê tán lá đọng sương mai
Ngơ ngác em nhìn ánh mắt nai
Áo lụa gió đùa tươi bóng nắng
Tay tiên trà điểm đượm hương lài
Ngọt ngào lời nói xiêu lòng khách
Chúm chím nụ cười mát bụng ai
Trời chớm thu sang chìm lặng lẽ
Hồn thơ lãng đãng mộng liêu trai


2.  BÓNG  MÂY  
         

Xin em  đứng sát lại gần đây
Nắng xế  che cùng một bóng mây
Từ độ quên đi mùi má phấn
Bao lần nhớ lại ấm vòng tay
Tơ duyên chẳng trọn  buồn thăm thẳm
Phận số không thành  sống lất lây
Chí lớn  xa quê làm tráng sĩ
Gươm mòn  nặng một túi thơ say
3. TÌNH     CỜ

Tình cờ gặp lại giữa sân ga
Em của tôi xưa đã chớm già
Ánh mắt mơ buồn màu năm cũ
Nụ cười héo úa bóng ngày qua
Hẹn thề thuở ấy còn vương vấn
Luyến nhớ bây giờ vẫn thiết tha
Tàu đến rồi đi người cũng thế
Bồi hồi tiễn biệt khói mờ xa


    Nha Trang, tháng 10. 2017
        LÊ  KIM  THƯỢNG

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

THU LẠNH - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
21 thg 10 (3 ngày trước)

tới tôi












THU LẠNH

.
Người đã đi rồi, đi quá xa
Bỏ ta ở lại với quê nhà
Hôm nay về lại thăm làng Đá
Ngơ ngẩn chiều tà ta với ta…
.
Giếng nước còn trong, bậc đã rêu
Chênh chao chiều vọng tiếng cu gù
Tháng chín thôi mà... sao đã lạnh
Thu vàng vồi vội rải nắng hanh.
.
Ừ, trách gì đâu, chỉ nhớ thôi
Người đi thì cũng đã đi rồi
Nào ai biết được duyên mà đợi
Mây tím lưng trời, thôi, cũng thôi.
*
Hà Nội, chiều 20 tháng 10.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
.

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

THU - THỜI GIAN - THƠ XƯỚNG HỌA MẶC PHƯƠNG TỬ , CA DAO


tong minh
Tệp đính kèm19 thg 10 (3 ngày trước)

tới Kim, Lê, tôi, Dao, aocuoitruonghue, lycongtruong, Van





THU - THỜI GIAN 


Vạt nắng nghiêng nghiêng vàng rót xuống
Rừng thu man mác chốn cô liêu
Phải chăng lá rụng mùa hiu hắt 
Là để cành ươm lộc diễm kiều.
Gió quạnh bờ sương chừng lắm nỗi
Đời hoang lối mộng biết bao nhiêu.
Ta dừng chân giữa hồn hoa cỏ
Lòng đếm thời gian... nhớ một chiều.

          South Dakota, tháng 10.2017.
               MẶC PHƯƠNG TỬ.

HỌA:

CHÌM NGÕ NGÀN XA


Phiến sương cổ tích nhẹ rơi xuống,
Gởi lá đỏ về chốn tịch liêu
Liếp gió khói đùa thu chín ửng
Hiên chuông hoa rụng nét yêu kiều
Đã tìm miền cũ nhiều cho lắm
Rồi xót duyên ngà cũng bấy nhiêu
Giã biệt vàng xưa vùng huyễn mộng
Nghiêng theo hoa trắng rụng bên chiều.


CA DAO


Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

NGHIÊNG DÁNG CHIỀU THU - THƠ NHẬT QUANG

nhat quang
Tệp đính kèm19 thg 10 (3 ngày trước)

tới tôi
Kính gởi Nhà thơ Nhã My!






NGHIÊNG DÁNG CHIỀU THU


Nghiêng rơi giọt nắng Thu vàng
Bướm, hoa chấp chới mơ màng… hương say
Em nghiêng mềm vạt tóc bay
Lụa là thơm mỏng, vai gầy thanh tao

Em nghiêng má lúm hồng đào
Chơi vơi Thu đắm ngả vào mộng yêu
Nghiêng về lối ấy… tôi xiêu
Hoàng hôn tím cả trời chiều ngẩn ngơ

Nghiêng đêm chăn, gối chơ vơ
Chiêm bao… đẫm ướt lệ mờ dáng em
Nghiêng thềm sầu trút mưa đêm
Vấn vương thấm cả gối mềm tương tư

Em nghiêng chút nắng vàng Thu
Hong lên tình ái lời ru… đong đầy
Em nghiêng ấm áp vòng tay
Bờ môi đắm đuối… nồng say đợi chờ

Em che nghiêng nón bài thơ
Hồn anh nghiêng cả bến bờ yêu đương.


       NHẬT QUANG
                       
        (Sài Gòn)

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

MƠ ĐÊM - NỖI NIỀM XÓT XA CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN! - BÙI ĐỒNG


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
Tệp đính kèm17 thg 10 (3 ngày trước)

tới Trần, Giống, Da, Trác, tôi, PV

MƠ ĐÊM - NỖI  NIỀM XÓT XA CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN !



*
Ảnh tác giả Bùi Đồng từ email của ĐXX gửi




MƠ ĐÊM
.
Đêm!
Trở mình
Cuống cuồng vòng tay ghì hơi ấm
Giật mình 
Ánh mắt nửa đêm
Hun hút đại ngàn gió hú...
.
Thèm trận cuồng lũ
Dào dào ngấu ải chờ mưa...
Khát...
.
Cong đêm...
Yên ả.
*.
Hà Nội, đêm 28 tháng 12.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


LỜI BÌNH:
Không còn là giấc mơ đêm nữa mà là sự khát khao của chính tác giả về một điều hoàn toàn bình thường trong cuộc sống nhưng được Đặng Xuân Xuyến gói kín trong thi từ, thức cảnh. 
Từ một cái “trở mình” trằn trọc đơn lẻ trong đêm, một vòng tay cuống cuồng cố gắng “ghì hơi ấm” của tàng thức và tất nhiên là sự hẫng hụt, bừng tỉnh khi hiểu ra cảnh ngộ! 
Lạ lắm, lúc nửa đêm về sáng con người ta thường trở về với mình một cách mộc mạc đến trần trụi. Xót xa lắm một cái “ghì” không khí, ghì dĩ vãng, ghì kỷ niệm trong đêm. Nói ghì vậy thôi chứ, ghì cái hư vô không hình tướng thì chả bao giờ thật được. Cái “hơi ấm” của ai đây cũng vậy, cứ Liêu Trai bảng lảng, gặm nhấm một tâm thức mất lý trí trong cơn nửa mơ nửa thực. Trong trạng thái đó một: ánh mắt nửa đêm - Hun hút đại ngàn gió hú! 
Ai có trải qua trạng thái tương tự mới cảm hết được câu thơ rất thật mà cũng đắt này. Ánh mắt người thương nó vời vợi lắm, như gọi mời cũng lại vừa ngăn cản, vừa trách móc, vừa yêu thương nên: hun hút đại ngàn gió hú là câu vừa đúng vừa hay mà cũng nói lên cả sự đa đoan, cắc cớ của một khối tình mang xuống tuyền đài không tan.
Cái ánh mắt ấy thật gần mà cũng rất xa xăm. Thổn thức trong đêm, thảng thốt với trạng thái, ắt như góp gió thành bão, tức nước vỡ bờ: 
Thèm trận cuồng lũ 
Dào dào ngấu ải chờ mưa…
Cái ruộng muốn cải tạo đất thì người nông dân phải cày vỡ lên, cho ải (khô) đi để chờ nước chảy hay mưa về. Đất này “ngấu ải” có nghĩa đã đủ lắm rồi, thời gian chờ đợi và khát khao đến tận cùng cứ thiêu đốt nỗi niềm riêng tư, sức chịu đựng của con người .
Đất chính là người, chính là nỗi khát khao tiềm ẩn thường trực trong tác giả. Nó đeo bám khắc khoải bên trong cái vẻ bất cần đời, đằng sau cái miệng cười một nửa của Đặng Xuân Xuyến. 
Tất cả dù chỉ là giấc mơ đêm đã đủ sức bẻ cong tác giả, đủ sức phá nát một đêm vốn tưởng chừng yên ả! Một cái đêm tĩnh lặng bên ngoài nhưng thực ra là: hun hút đại ngàn gió hú. 
Bây giờ nhiều người làm thơ lắm nhưng để súc tích, ý nằm ngoài thơ thì ít lắm. Đa phần tả cảnh, dùng mỹ từ, điển tích, thơ dài thườn thượt.... nhưng bài này có phần khác, tác giả cứ như bình tĩnh móc thi tứ ra từ tâm thức và nhẹ nhàng sắp lên giấy một cách nhàn hạ. Chính vì vậy ai cũng giật mình tưởng tác giả lôi lòng kéo ruột mình ra cho thiên hạ tỏ tường. 
Buông bài thơ xuống nhưng lòng lại nhập vào cái bất an của tác giả và thấy mình cũng thổn thức, hồn hển theo. 
Và, cũng ngấu lắm cơn khát của đất trời.
*.
Thành Nam, 17 tháng 10.2017
BÙI ĐỒNG
Địa chỉ: 3/176 Phan Đình Phùng, t/p Nam Định.
Email: hatbuinhangian.db@gmail.com
Điện thoại: 090.219.18.04
.
.




Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

MUÀ & HƯƠNG - THƠ MẶC PHƯƠNG TỬ


tong minh
Tệp đính kèm15 thg 10 (4 ngày trước)

tới Lê, tôi, Dao, aocuoitruonghue, lycongtruong 



Kết quả hình ảnh cho ẢNH CHIM SẺ VÀ CÀNH HOA



MÙA & HƯƠNG

  (Trích)



CÓ MÙA NÀO
Sắc hương ngàn dịu vợi
Xuân, Hạ, Thu, Đông... rồi!
Chỉ ngoài kia gió mới
Thinh lặng vầng mây trôi.

CÓ XUÂ N NÀO
Không mai vàng trước ngõ
Không câu đối giao mùa
Tỉnh thức...
Xuân từ đó,
Giọt sương trong - Phật Thừa. !

CÓ HẠ NÀO
Không ửng trời lựu đỏ
Không gió rát bên thềm
Nhặt chút tình hoa cỏ
Tan nỗi sầu cô miên.

CÓ THU NÀO
Không cánh chim vời vợi
Không mây trắng qua thềm
Tình sen thu khẻ gọi
Vầng trăng MẸ diệu huyền.

CÓ ĐÔNG NÀO
Khi đất trời trở dạ
Không giá buốt đêm thâu
Mắt đời rưng lệ đá
Giọt tinh sương nhiệm mầu.


CÓ HƯƠNG NÀO
Dù mãi ngàn năm nữa
Dâng đời bao ý thơm.
Từng giọt cam lồ, sữa
Tịnh hoá một tâm hồn.

KHÔNG GIAN NÀO
Cây trong vườn chim hót
Hoa bên trời đưa hương
Tiếng sáo diều thảnh thót
Rót vầng thơ mười phương.

HỘI TỤ
Đất trời hương muôn thuở
Xanh, mắt xanh núi rừng
Kẽ đá cành hoa nở
DIỆU PHÁP HOA thơm lừng.

TÌNH MƯỜI PHƯƠNG
Tiếng chim sâu buổi sáng
Lay động trời mù sương
Tinh khôi cơn gió thoảng
Hoa cỏ về dâng hương
Thanh âm đời một thoáng
Mây trắng tình mười phương.

 BÌNH MINH
Trên nhánh cây đương lộc
Tiếng chim gọi bình minh
Lung linh hạt sương ngọc
Nghe lá thức quanh mình
Thoảng hương trà tĩnh lặng
Giữa trời đất nguyên lành.


 CỔ THỤ
Ngàn năm xanh bóng cổ
Hương trời đất một phen
Mười phương mây TỊNH ĐỘ 
Cánh chim về bình yên.

 NGÀY LÊN
Đêm vầng trăng Viên Giác
Hương đất trời Tâm Kinh
Ngày đại nhật Viên lạc
Giữa muôn trùng Tử - Sinh.

. Ý MẦU
Hương trà thơm trong sương
Mây tụ thềm hoa cỏ
Ba ngàn thế giới hương
Tụ ý mầu Không Có 


MẶC PHƯƠNG TỬ                                    .



Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

NỮ SĨ NGÂN GIANG VỚI TRƯNG NỮ VƯƠNG, MỘT HÙNG TÀI VĂN HỌC BỊ LÃNG QUÊN - LANG TRƯƠNG




Chào mừng ngày PNVN 20/10



NỮ SĨ NGÂN GIANG VỚI TRƯNG NỮ VƯƠNG, MỘT HÙNG TÀI VĂN HỌC BỊ LÃNG QUÊN


Văn học Việt Nam qua mỗi thời kỳ đều xuất hiện những bậc nữ sĩ kỳ tài. Những người mà tác phẩm của họ là những nét son cho nền văn học nước nhà, trở thành kinh điển của văn chương Việt Nam. Có thể kể những bậc nữ sĩ tài hoa như Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương...
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, sự va đập mạnh mẽ giữa hai nền văn hoá Đông _Tây đã làm bùng nổ một thế hệ văn chương đầy tài năng. Tinh hoa của dân tộc đang thời kỳ phát tiết mạnh mẽ nhất. . Trong số những vì tinh tú đang rực sáng trên bầu trời văn học nước nhà, có một ngôi sao nữ, đó là nữ sĩ Ngân Giang, một nữ sĩ tài hoa với áng hùng thi nổi tiếng, gây chấn động văn đàn một thời :
TRƯNG NỮ VƯƠNG
Thù hận đôi lần chau khoé hạnh 
Một trời loáng thoáng bóng sao rơi 
Dồn sương vó ngựa xa non thẳm 
Gạt gió chim Bằng vượt dặm khơi
Ngang dọc non sông đường kiếm mã
Huy hoàng cung điện nếp cân đai 
Bốn phương gió bão dồn chân ngựa 
Tám nẻo mưa ngàn táp đóa mai
Máu đỏ cốt xong thù vạn cổ 
Ngai vàng đâu tính chuyện tương lai 
Hồn người chín suối cười an ủi 
Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi
Lạc tướng quên đâu lời tuyết hận 
Non hồng quét sạch bụi trần ai
Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận 
Gót ngọc gieo thoa ngát mấy trời
Ải bắc quân thù kinh vó ngựa 
Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi 
Chàng ơi điện ngọc bơ vơ quá 
Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ loi. *
NGÂN GIANG _1939.
Nữ sĩ Ngân Giang tên thật là Đỗ thị Quế. Bà sinh năm 1916, trong một gia đình danh gia vọng tộc ở cố đô ngàn năm văn hiến. Tài năng của bà phát lộ rất sớm. Cho dù gần như suốt cả đời bị ghen ghét, vùi dập tả tơi, bị chụp mũ “ uỷ mị”, “ tiêu cực”, “ tiểu tư sản “, nữ sĩ Ngân Giang cũng kịp để lại cho đời hơn 4000 bài thơ, một sự nghiệp đồ sộ. Thơ của bà là đỉnh cao của nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, là dấu son của nền văn học nước nhà. Trong số đó, Trưng Nữ Vương là tác phẩm nổi tiếng nhất, đưa tên tuổi nữ sĩ Ngân Giang trở thành một trong những nhà thơ lớn nhất, tài hoa nhất thời bấy giờ. Bà được người đương thời xưng tụng là “ Nữ Hoàng Đường Thi Việt Nam “
Bài thơ Trưng Nữ Vương được nữ sĩ Ngân Giang viết năm 1939, khi bà còn rất trẻ, 23 tuổi. Bài thơ là gạch nối giữa cổ thể và hiện đại với lớp vỏ ngoài là thể thơ tự do nhưng tinh hoa bên trong lại là một bài Đường Luật biến thể. 
Toàn bộ bài thơ có 20 câu chia làm 5 khổ, có bố cục, niêm luật chặc chẽ. Hai câu đầu và hai câu cuối là Đề và Kết. 16 câu còn lại là 8 cặp đối Thực, Luận. Nữ sĩ Ngân Giang đã sử dụng ngôn ngữ điêu luyện tài hoa đến độ rất ít người nhận ra 16 câu thơ mượt mà ấy lại là 8 cặp đối ! 
Bài thơ viết về một người phụ nữ tôn quý nhất của dân tộc Việt Nam: Trưng Vương. Bài thơ mở đầu bằng đôi câu đề của thể thơ Đường Luật :
Thù hận đôi lần chau khoé hạnh 
Một trời loáng thoáng bóng sao rơi 
Khác với người phương Tây, xem hoa hồng là nữ chúa của muôn hoa ; người phương Đông quan niệm rằng ngôi vị ấy là của hoa hạnh. Trong Hồng Lâu Mộng ( Một trong tứ thư của nho gia xưa), giữa rừng hoa thắm sắc đa tài nhà họ Giả, chỉ một người được ví với hoa hạnh; người mà nhan sắc, tài năng và đức hạnh khiến cả quản gia phủ Vinh Quốc Công, “kẻ đanh đá “ Phượng Thư cũng phải kiêng nể. Người đó là Thám Xuân. 
Trưng Trắc, con gái Lạc Hầu, tiểu thư khuê các, đoá hạnh của muôn hoa, . Kẻ thù vừa giết mất hôn phu của bà: con trai Lạc Tướng Chu Diên, Thi Sách :
Một trời loáng thoáng bóng sao rơi. 
Đau khổ không làm người con gái anh hùng ấy gục ngã. Bà đã kìm nén nỗi đau riêng, để rồi dồn hết tâm sức cho một mục đích lớn hơn: quét sạch kẻ thù, giành lại giang san, xây nền độc lập cho dân tộc. 
Chỉ với câu mở đầu, nữ sĩ Ngân Giang đã khắc hoạ hình ảnh rất kiêu hùng của một nữ anh thư, người đã vượt lên mọi lề thói nhi nữ thường tình. Với Trưng Trắc, “ Thù hận “ là tình riêng, chỉ làm bà “ đôi lần chau khoé hạnh “. Nợ nước mới là mục tiêu cao cả nhất mà người phụ nữ kiệt xuất này hướng tới.
Cặp đối đầu tiên trong khổ thơ đầu tiên là một cặp thực _luận: Một câu Thực, một câu Luận :
Câu thực vẽ nên hình ảnh rất đẹp về đoàn chiến binh trên lưng ngựa , rời căn cứ khởi nghĩa, dũng mãnh lao đi trong màn sương sớm. Những hạt sương ban mai bị vó ngựa cuốn lên, dồn lại như một tấm thảm. Đoàn chiến mã tung vó trên tấm thảm ấy, như bay lên, lao vút về đồng bằng. 
Dồn sương vó ngựa xa non thẳm 
Gạt gió chim Bằng vượt dặm khơi 
Câu luận sự vận dụng điển tích thường thấy trong thơ Đường. Trưng Trắc, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa, đoá hoa Hạnh ngày nào bỗng chốc vươn mình trút bỏ vẻ yểu điệu thục nữ, hoá thành cánh chim Bằng, loài chim của huyền thoại, chúa tể của bầu trời. Cánh chim Bằng mang hình hài con gái đã gánh cả sơn hà trên lưng, “ Gạt gió “ lao vút đi, không gì cản nổi. Cánh chim Bằng ấy còn mang trong mình một “ bóng sao rơi “, hôn phu của bà, linh hồn cuộc khởi nghĩa, Lạc Tướng Thi Sách. 
Người xưa thường ví những bậc chính nhân quân tử, tài cao, chí lớn với chim hồng, chim hộc, loài chim bay cao và bay xa. Chỉ những ai có chân mạng thiên tử, một mình có thể xoay chuyển cả Càn Khôn mới được ví với chim Bằng. Trưng Trắc là một người như vậy.
Khổ thơ thứ hai nêu bật sự nghiệp anh hùng, hiển hách của Trưng Vương. Bà giành lấy giang san từ tay kẻ thù, qua những trận chiến :
Ngang dọc non sông đường kiếm mã 
Huy hoàng cung điện nếp cân đai. 
Trong lịch sử quân sự thế giới, có lẽ chưa từng có một đạo quân nào mà thủ lĩnh của họ, các tướng lĩnh chỉ huy đều là nữ giới. Dưới trướng Trưng Vương, những chiến tướng oai hùng nhất, tài ba nhất, khiến quân thù khiếp sợ, đều là phụ nữ. Hàng chục nữ tướng anh hùng xông pha giữa hòn tên mũi đạn, khiến quân thù vừa trông thấy hiệu cờ đã khiếp vía vỡ tan. Đó là các nữ tướng Phật Nguyệt, Lệ Chân, Thánh Thiên, Bát Nàn công chúa.....Chỉ trong một tháng, Trưng Vương san phẳng 65 thành trì, 9 quận, thu hồi lãnh thổ cha ông, nước Văn Lang của Quốc Tổ Hùng Vương thuở trước, đến tận Động Đình Hồ, bờ nam sông Dương Tử. Trưng Vương là vị anh hùng dân tộc duy nhất làm được điều này. Góp phần làm nên chiến công oanh liệt đó là các nữ tướng dưới quyền bà. 
Nữ sĩ Ngân Giang rất tài hoa khi viết một cặp Luận rất hay, về các nữ tướng thời Trưng Vương :
Bốn phương gió bão dồn chân ngựa 
Tám nẻo mưa ngàn táp đóa mai. 
Những “ đoá hoa mai “ anh hùng mang dòng máu Lạc Việt, trên lưng chiến mã, băng băng trong “ gió bão “, “ mưa ngàn “, tung hoành trên chiến địa. Có bao giờ văn học nước nhà xây dựng được một hình ảnh đẹp mà kiêu hùng đến thế chưa? 
Khổ thơ thứ ba là lời tâm tình của vị Nữ Vương với vị hôn phu. Bà đã trả xong mối “ thù vạn cổ “, mối thù truyền kiếp của dân tộc, không phải mối thù của riêng mình. Nhưng cũng rất đau xót, trên ngôi cao chín bệ, Trưng Vương không có người kế vị:
Máu đỏ cốt xong thù vạn cổ 
Ngai vàng đâu tính chuyện tương lai. 
Chỉ những người phụ nữ mới có những cảm nhận rất tinh tế ấy. Nữ sĩ Ngân Giang là một phụ nữ. Tận trong sâu thắm trái tim nhạy cảm của mình, Bà biết vị Nữ Vương dũng mãnh, đầy quyền uy, trước chỉ “ đôi lần chau khoé hạnh “; giờ đây đang lặng lẽ khóc đêm đêm :
Hồn người chín suối cười an ủi 
Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi. 
Những giọt “lệ nến” chảy dài trong đêm ấy không làm Nữ Vương yếu đuối. Là người đứng đầu quốc gia, nắm giữ vận mệnh dân tộc, Trưng Vương giấu đi nỗi đau của riêng mình, thống lãnh ba quân, sẵn sàng cho những cuộc chiến sắp tới, còn khốc liệt hơn :
Lạc Tướng quên đâu lời tuyết hận 
Non hồng quét sạch bụi trần ai 
Và " thù hận " trong lòng vị Nữ Vương đã bị kìm nén bấy lâu, giờ là lúc lên tiếng :
Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận 
Gót ngọc gieo thoa ngát mấy trời. 
Khổ thơ thứ năm, khổ thơ cuối cùng bắt đầu bằng cặp đối, một câu Thực, một câu Luận, giống khổ thơ đầu tiên :
Ải bắc quân thù kinh vó ngựa 
Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi 
Trưng Vương đã thống lãnh một đạo quân vô cùng thiện chiến và thần tốc. Chỉ hơn một tháng, Bà quét sạch quân thù, thu hồi 65 thành, 9 quận. Tiếng trống đồng vang lên là kẻ thù kinh tâm tán đởm ; tiếng vó ngựa vọng về đủ khiến quân giặc vỡ mật, nát gan. 
Cái uy dũng của bà Trưng đã ám ảnh kẻ thù phương Bắc. 200 năm sau, gặp bà Triệu, người Ngô đã phải khiếp sợ thốt lên :
Hoành qua đương hổ dị 
Đối diện Bà Vương nan. 
( Vung giáo chống hổ dễ 
Đối diện vua bà khó) 
Đạo quân của Trưng Vương vừa trả nợ nước, vừa trả thù nhà. Đạo quân này dùng cờ tang làm hiệu lệnh. Thủ lĩnh của họ là một phụ nữ, mặc giáp vàng quấn khăn tang, cưỡi đầu voi xông trận. Không có hình ảnh nào uy nghi mà lẫm liệt hơn thế. Tấm khăn tang mang hơi lạnh từ trong cõi lòng người goá phụ lan sang, buốt lạnh đầu thớt voi chiến. Không là phụ nữ, sẽ không thấu hiểu nỗi lòng goá phụ Trưng Vương. 
Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi. 
Câu thơ như cứa vào tim người đọc. Phía sau bóng dáng can trường, lẫm liệt của một đấng quân vương, là một người con gái, tuổi xuân phơi phới, chưa kịp nghinh hôn đã trở thành goá phụ, chưa vu quy và cũng chưa mãn tang chồng ! 
Cặp câu kết mới là đỉnh cao của nghệ thuật và tư tưởng. Không là phụ nữ, cho dù văn tài như đại thi hào Nguyễn Du cũng không viết được như nữ sĩ Ngân Giang ::
Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá 
Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ loi. 
Có đến hàng trăm nhà thơ viết về sự nghiệp anh hùng vũ dũng của Trưng Nữ Vương; nhưng chưa một ai Nhìn bà bà dưới hình hài một goá phụ trẻ tuổi như nữ sĩ Ngân Giang. Chỉ những người phụ nữ mới cảm nhận được nối cô đơn, đau khổ thầm kín của người đồng giới với mình. Câu thơ lay động tâm can người đọc. Dưới này, giữa điện ngọc huy hoàng, Trưng Vương một “ bóng lẻ loi”; trên cao kia, Hằng Nga đơn côi ngự giữa ngôi trời. Sự cô đơn bao trùm vũ trụ. Từ “ chếch “ gợi lên một cảm giác chông chênh, hụt hẫng. Một từ rất khó dùng và nữ sĩ Ngân Giang đã dùng rất đắc. 
Bài thơ Trưng Nữ Vương của nữ sĩ Ngân Giang gắn liền với một giai thoại văn học rất đặc biệt. Đó là vào năm 1969 khi mà tác giả áng hùng thi nổi tiếng đang bị hắt hủi, vùi dập ở miền bắc, ngày ngày phải ra bờ sông Hồng quét lá khô đổi gạo nuôi đàn con thơ dại; thì ở miền nam, giữa giảng đường Đại Học Văn Khoa, nhà giáo, nhà thơ Đông Hồ sang sảng ngâm vang Trưng Nữ Vương, giảng dạy cho các sinh viên yêu văn học. Đến câu kết, nỗi xúc động trào dâng, trái tim nhạy cảm của nhà thơ Đông Hồ không chịu nổi khiến ông bật ngã giữa giảng đường, qua đời ngay sau đó. Ngày 25/03/1969 đã ghi dấu một giai thoại đẹp, rất bi hùng giữa các thi nhân Việt Nam, là dấu ấn khôn phai trong lòng người yêu văn học nước nhà. 
Bài thơ Trưng Nữ Vương của nữ sĩ Ngân Giang là một tuyệt phẩm văn học, xứng đáng có mặt trong giáo khoa văn. Nếu chọn một nhà thơ nữ, sau các nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, thì người thứ tư xứng đáng góp mặt trong giáo khoa phải là nữ sĩ Ngân Giang. Xét về nữ tính, Sóng của Xuân Quỳnh chỉ như một cô bé con lần đầu nghịch thỏi son môi của mẹ ; trong khi Trưng Nữ Vương của nữ sĩ Ngân Giang đã là một tiểu thư khuê các, lộng lẫy và kiêu sa. Có lẽ người ta chọn Xuân Quỳnh vì những lý do ngoài văn học. 
Nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam 20 tháng 10, tôi viết bài này như một nén tâm nhang kính cẩn dâng lên hai người phụ nữ tôn quý: Một vị anh hùng dân tộc: Trưng Nữ Vương và một bậc nữ sĩ tài hoa của văn học thời hiện đại: nữ sĩ Ngân Giang. 
Từ trên tiên giới xa xôi ấy, nữ sĩ Ngân Giang chắc sẽ vui khi biết rằng hậu thế vẫn không quên bà, vẫn luôn nhớ đến bà, bậc nữ sĩ tài hoa với lòng ngưỡng mộ và kính trọng.
LANG TRƯƠNG,
 một ngày cuối thu 20/10/2017. 
• Có người cho rằng câu kết là :
Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ SOI.

Nguồn:từ tác giả Lang Trương chuyển qua facebook cuả SL. Cảm ơn Lang Trương đã chia xẻ một bài viết hay.


Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

SÔNG TRONG PHỐ - THƠ TRÚC THANH TÂM

Thân gởi: nhà thơ Nhã My ( Sông Trong Phố - thơ Trúc Thanh Tâm ) 
Hộp thư đến


TrucThanhTam Truc
19:59 (23 giờ trước)

tới tôi 
thơ Trúc Thanh Tâm
  





SÔNG TRONG PHỐ

 Tôi đi trong chiều nắng nhạt
 Cố hương xa cuối con đường 
 Cám ơn chiếc cầu tre nhỏ
 Chiếc cầu mang nặng đau thương

 Quê hương có đường bươm bướm
 Tan trường áo trắng bay bay
 Lâu rồi tôi không được thấy
 Tóc dài em thả nghiêng vai

 Bình minh đâu đây chim hót
 Như mừng sinh nhật đời ta
 Trăm hoa nở trên nhánh khổ
 Thời gian như cũng chợt già

 Hãy cứ yêu người để sống
 Thiên đường địa ngục trong ta
 Tìm đâu cho thêm phí sức
 Lạc vào địa võng thiên la

 Nói chung quê mình rất đẹp 
 Tình yêu tươi sắc hoa hồng
 Đau buồn, cho tôi nói thật
 Mưa dầm phố lại có sông !


 TRÚC THANH TÂM
 ( Châu Đốc )


MỘT CHÚT TÂM TÌNH KHI ĐỌC BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG CỦA NGUYÊN LẠC- NHÃ MY






Ảnh TG Nguyên Lạc                         
 NHÃ MY





MỘT  CHÚT  TÂM TÌNH  KHI ĐỌC  BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG  CỦA  NGUYÊN LẠC

Trên các trang văn học mạng, mấy ngày nay , có đăng  một bài thơ mới viết về chủ đề Quê Hương của tác giả Nguyên Lạc . Bài thơ khá dài ,gồm 5 khổ thơ thể 6 chữ , nguyên bản như sau:

QUÊ HƯƠNG

Ôi lịch sử những dòng đời cay nghiệt,
Những tự hào hoá giải với oan khiên.
                          (Trần Kiêm Đoàn)

Quê hương có gì để nhớ
Mà sao nước mắt lưng tròng?

                    ***
1.
Quê hương. chiếc đò nho nhỏ
Qua sông. kham khổ từng ngày
Thân mẹ vai gầy. gánh khổ
Thương con. chịu nổi đắng cay

Quê hương còn đầy thương nhớ
Ngoại nhai tóm tém trầu cay
Mẹ mày. thằng cháu mất dạy
Rong chơi lêu lổng suốt ngày

Quê hương làm sao không nhớ?
Cầu tre lắt lẻo sáng mai
Đường vui. trống trường réo gọi
Cây cao. chim hót từng bầy

Chia nhau từng viên đạn nhỏ
Bịt mắt. kiếm  tìm. Ai đây?
Chia nhau nỗi lo thầy gọi
Nhói đau. thước khẽ bàn tay
Chia nhau trái me keo ngọt (+)
Chia nhau từng tiếng cười đầy

Quê hương làm sao không nhớ?
Dòng sông tuổi trẻ mênh mang
Bần de. phóng đùng. nước mát
Lặn tìm. chân bắt. la vang
Bờ sông. chị khàn tiếng gọi
Vết roi cha đánh. tím bầm!

2.
Quê hương đỏ màu phượng vĩ
Hè sang. ve sầu khóc vang!
Tạ từ. lời ca ly biệt
Buồn trao lưu bút. lệ tràn!
Biết rồi mùa sau gặp lại?
Hay rồi đôi ngả ly tan!

Quê hương.buồn vui gác trọ
Thả hồn. giọng Khánh Ly khàn
Chia nhau. chút đầu thuốc vụn
Khói bay. theo khúc tình tan

3.
Bao năm đời này vẫn nhớ
Xuân nao. thay đổi phận người!
Bể dâu. biệt ly. mong đợi!
Khổ đau thay thế nụ cười!

Bao năm chém tre đẵn gỗ
Bạn bè. chết không nấm mồ!
Mẹ già vượt đồi núi khổ
Thăm con. lệ cạn mắt khô!

Con ơi. vợ con Kiều đó
Bán thân. lo giúp cho chồng!
Chữ Trinh. thôi đành phụ bạc!
Đoạn trường. con biết hay không?!

4.
Bao năm đời này vẫn nhớ
Đêm thâu. xuôi mái theo dòng
Người đi. không lời từ biệt
Buồn ơi. tím biếc dòng sông!

Quê hương ta ơi. thôi nhé!
Buồn ơi. nước mắt lưng tròng!
Rặng cây quê hương mờ bóng
Có còn gặp lại được không?

5.
Quê hương hoài mong thương nhớ
Cô thân. lưu lạc phương người
Chiều nay. nhớ dòng sông ấy
Lục bình hoa tím hoài trôi!
Quê hương ta ơi... đừng nhớ!
Muộn phiền. cay đắng mà thôi!

Cố quên. sao lòng vẫn nhớ!
Quê hương nhớ lắm... người ơi!

Quê hương còn gì để nhớ
Buồn ơi. nước mắt lưng tròng!

Quê hương sẽ còn để nhớ?
Quê hương đáng nhớ không người ?!
NGUYÊN LẠC


        Nhà phê bình Châu Thạch ,nhạy bén và với bút lực dồi dào đã nhanh chóng viết một bài nhận xét , so sánh  bài thơ này của tác giả Nguyên Lạc với bài thơ  cuả tác giả Đỗ Trung Quân cùng chủ đề  có tựa '' Bài học đầu cho con'' , một bài thơ nổi tiếng và đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc tựa đề Quê Hương.
Bài viết của tác giả Châu Thạch rất hay,  nhận định rõ ràng , lời văn trôi chảy, người đọc dễ dàng nắm bắt được những điểm chính giữa hai bài thơ cùng một chủ đề này , cũng như '' hai tâm tình '' của hai tác giả.*
         Tôi không viết phê bình , không ''ăn theo'' một bài thơ hay mà vì đồng cảm và xúc động  khi đọc qua bài thơ của tác giả Nguyên Lạc nên xin được gởi gấm mấy dòng tâm tình này .
          Với lồi viết trần tình , ngôn ngữ chân phương giản dị , bài thơ cuả tác giả Nguyên Lạc ,đã dẫn dắt người đọc qua từng giai đoạn đời người, dễ dàng '' thẩm thấu'' vào tâm hồn người đọc và nó trở nên một bài thơ hay và thật như nhận định của nhiều người.
         Tác giả mở đầu bằng một câu tưởng như phủ định '' quê hương có gì để nhớ " , để rồi ở đoạn 1 ,vẽ ra những hình ảnh '' ở nhà quê'' với bà mẹ '' vai gầy , gánh khổ, ngày ngày kham khổ qua sông kiếm sống vì thương đàn con (đang thiếu đói). Rồi hình ảnh đầy thương nhớ của bà '' nhai trầu tóm tém'' , mắng yêu thằng cháu ''mất dạy'' nghịch phá , lêu lỏng , rong chơi '' mẹ mầy ''  (...cha mầy ) . Càng gợi nhớ hơn nữa với những kỷ niệm đẹp , ngọt ngào của những ngày còn bé'' dòng sông mênh mang, những nhánh bần de, bọn trẻ '' phóng đùng'' xuống dòng '' nước mát'' rồi lặn , rồi tìm , bắt chân , la lối đầy nghịch ngợm , thích thú ham vui  đến nỗi chị phải réo gọi đến khàn tiếng và cha đánh đòn bầm tím vết roi ! Hay niềm vui theo từng tiếng trống trường , trên đường đi học có tiếng chim hót trên cao , cùng đám bạn chia nhau những trò chơi , chia nhau từng tiếng cười , và lo sợ khi nghe thầy gọi( trả bài)  , để rồi có khi (làm bài sai , không thuộc bài , nói chuyện  hay lơ đểnh trong lớp học ..gì đó ...) cũng bị thầy ban cho vài thước kẻ vào bàn tay !
Ở đoạn 2 , lớn lên chút nữa, tuổi mộng mơ đã biết '' trao lưu bút'' mỗi dịp hè về, đã  phân vân sau mùa chia tay , từ biệt không biết còn gặp lại bạn bè hay không .Rồi '' buồn vui gác trọ '' '' hút thuốc'' '' nghe nhạc'' khi lớn hơn chút nữa.
Đoạn 3: '' mùa  định mệnh '', đã làm thay đổi bao số phận con người, bể dâu với những nghiệt ngã , đoạn trường ! ''Bể dâu. biệt ly. mong đợi!/Khổ đau thay thế nụ cười!'' ''Bao năm chém tre đẵn gỗ/Bạn bè. chết không nấm mồ!''. ''Mẹ già vượt đồi núi khổ/thăm con. lệ cạn mắt khô!'' ''Con ơi. vợ con Kiều đó/bán thân. lo giúp cho chồng!''
Đoạn 4: '' con đường từ biệt '' với bao nổi buồn chua xót "nước mắt lưng tròng " ''Rặng cây quê hương mờ bóng/Có còn gặp lại được không?''
Đoạn 5 là nỗi niềm của người tha hương lưu lạc  '' Quê hương hoài mong thương nhớ/Cô thân. Lưu lạc phương người /Chiều nay. nhớ dòng sông ấy/Lục bình hoa tím hoài trôi! ", với những trở trăn , dằn xé giữa hai thái cực '' nhớ hay quên ".
Bài thơ khép lại với hai câu kết đầy trăn trở " Quê hương sẽ còn để nhớ?/Quê hương đáng nhớ không người ?!''

Theo lời cả TG Nguyên Lạc , bài đăng trong báo Thế Giới Mới( Hoa Kỳ )là được trích dẫn từ đường link cuả blog NM . Xin cảm ơn quí báo .



ĐÔI DÒNG TÂM CẢM :

Quê hương là dòng sửa mẹ. '' Quê hương mỗi người chỉ một / Như là một mẹ mà thôi !" (Đỗ Trung Quân ). Có lẽ trong chúng ta ai mà không  nghĩ và mong muốn như vậy , bởi mẹ  là nguời duy nhứt , cưu mang nặng nhọc , sinh dưỡng khổ công , mẹ là hình ảnh mà xưa nay ai cũng trân trọng , quý yêu . Thế nhưng , vì hoàn cảnh nào đó , có những đứa con phải chia lìa cốt nhục, cắt đứt tình cảm thiêng liêng mà bỏ ra đi , rồi đến một chân trời xa lạ nào khác , xa cách , có khi là tạm thời mà cũng có khi là vĩnh viễn thì thử hỏi có đau lòng không ?  Rồi , vì cuộc sống mới , những đứa con lưu lạc này phải nhận thêm một quê hương thứ hai khác , như là một bà mẹ nuôi , không sinh mà có dưỡng, bên hiếu , bên tình, bên thương , bên nhớ, canh cánh bên lòng những nỗi xốn xao ! Người bên mẹ , tâm tình cố định , kẻ ra đi sóng gió dập duềnh . ''Ngựa Hồ gầm gió Bắc , Chim Việt đậu cành Nam'', con vật còn có tánh linh, huống hồ chi con người vốn đa mang nhiều tình cảm !
Có một câu nói mà người tha hương vẫn hay nghe nhắc đến " chúng ta ra đi mang theo quê hương'' Có người hỏi '' quê hương đâu phải cục đất , cái lu, cái hủ hay đứa con nít mà mang theo được ? '' Đúng ! Quê hương không đơn giản chỉ là vật chất là đất là núi là sông là đền đài , nhà cửa , chợ búa ... mà còn ẩn chứa phần hồn , là những thứ thiêng liêng đã ăn sâu vào tâm khảm của con người . Một câu hò , một giọng nói , một gương mặt , một làn gió  , một món ăn...tất cả tinh hoa chắc lọc thành kỷ niệm , tạo nên hồn dân tộc , hòa quyện với nhau trong ký ức mỗi khi chợt nhớ về nơi chốn mà mình đã sinh ra , đã lớn lên ,và (chua xót hơn ) đã phải bỏ ra đi ! Cho dù trong thực tế , cùng với sự  phát triển và lớn lên của lớp trẻ  tài giỏi , thành công nơi đất khách thì một '' cộng đồng vật chất '' cũng nẩy sinh và phát triển do lớp người cũ xa quê cố gắng tạo nên .  Những vườn rau , cây chuối , giàn bí , giàn bầu , trái thanh long, nhãn , chôm chôm ... trồng trên đất nguời  xum xuê tươi tốt .Cơ sở bán buôn mang tên và viết bằng chữ bản xứ , ngay cả cái chợ chồm hổm có các mẹ , các bà đội nón lá cũng dần dần được bà mẹ nuôi vốn tánh tình hào phóng, bao dung  chấp thuận  để cho những đứa con lưu lạc tạo ra một '' quê hương nhỏ theo bản gốc '' lồng  trong quê hương mới cho đỡ nhớ thương. Nhưng rồi ,thì sao ?  Ký ức cũ , kỷ niệm xưa có thể nào phai nhạt hoặc vĩnh viễn quên đi ? Bao nhiêu khúc nhạc , bài thơ   về quê hương , cố quốc  đã nói lên điều đó !  Phải đối diện với ký ức và thực tại , dẳn vật bởi nỗi nhớ , điều muốn quên thì chắc có mấy ai vui , nếu không muốn nói là khổ sở! Tác giả Nguyên Lạc chắc cũng đã có nhiều đêm trằn trọc , muốn xua đuổi những bóng dáng , những hình ảnh cũ , muốn xóa nó đi trong ký ức đau buồn , nên đã thốt lên :
''Quê hương ta ơi... đừng nhớ!
Muộn phiền. Cay đắng mà thôi!

Cố quên. Sao lòng vẫn nhớ!
Quê hương nhớ lắm... người ơi!''
        Đọc bài thơ ,tôi cảm thấy quá thấm thía với tâm tình của tác giả , chia xẻ từng niềm vui , nỗi khổ mà ''buồn vui nước mắt lưng tròng ".  Và còn thấm thìa hơn với 2 câu kết :
''Quê hương sẽ còn để nhớ?
Quê hương đáng nhớ không người ?!''
Quê hương còn đó không mất , nhưng biết đâu sẽ mai một  , quên đi và mất đi trong ký ức ,  sẽ không được thành hình trong lớp trẻ thế hệ thứ hai , thứ ba sinh ra và lớn lên nơi đất khác ! Cũng có thể suy luận như tác giả Châu Thạch đã viết :" có lẽ người có thể quên quê hương là những người đang ở trên quê hương , người có thể phá quê hương là những người đang ở trên quê hương . Bởi những người đi xa , không có quê hương nên mới nhớ , không thể không nhớ được . Họ không cầm vận mệnh quê hương trên tay nên cũng không  làm sao phá  được bằng những người trực tiếp với quê hương''.**
         Nếu bảo bài thơ  Quê Hương của Giang Nam là một bức tranh đẹp nhưng buồn vì nó được lồng vào một  cuộc tình đẹp mà đoạn kết bi thương , bài thơ  ấm lên thơm nồng  cùng mùi đất và trở nên thiêng liêng bất tử'' yêu quê hương vì trong từng nắm đất / Có một phần xương thịt của em tôi '',  bài cuả Đỗ Trung Quân  một viên ngọc toàn  bích không tỳ vết ,  một bức tranh đẹp mà bà mẹ đã in vào đầu óc non nớt cuả đứa trẻ vì yêu con , bức tranh naỳ quá đẹp và vì lý tưởng quá nên không chứa thêm nhiều nét khác , thì bức tranh quê hương mới của Lạc Nguyễn là bức tranh đầy đủ  những gam màu ,nét chấm phá  cuả một người'' đã lớn được làm người'' , trãi qua kinh nghiệm , tình cảm , trải qua giai đoạn  của lịch sử đau buồn mới .Đây là một bức tranh đẹp và thật , một bài thơ chứa đựng tâm tình không riêng cuả tác giả mà như là cũng của một số người tha hương chung hoàn cảnh  khi nhớ về cố quốc. Tác giả Nguyên Lạc hỏi mà  cũng là đã trả lời '' nhớ lắm mà còn thương lắm, quý lắm nữa'' , nếu không thương , không cần nhớ thì cần chi gởi gắm tâm tình vừa tha thiết lại ngậm ngùi  như vậy !
         
NHÃ MY- SƯƠNGLAM

*&** Mời tham khảo bài viết của tác giả Châu Thạch http://nhamyngocsuong.blogspot.com/2017/10/hai-bai-tho-que-huong-hai-tam-tinh-khac.html

HỒI ĐÁP CUẢ TÁC GIẢ NGUYÊN LẠC:

Lac Nguyen đã thêm 3 ảnh mới — với Suong Lam.
6 giờ · 
NHỮNG LỜI TÂM TÌNH
.
(Trả lời bài viết của Nhã My - Sương Lam và Châu Thạch -Trạn Trương Văn)
.
Nhân đọc Nhã My - Sương Lam: MỘT CHÚT TÂM TÌNH
Thành thật cảm ơn NM-SL đã đồng cảm và viết lời Tâm Tình về bài thơ QUẾ HUONG của một tác giả mà NM - SL chưa bao giờ quen biết. Điều này tránh được sự không chân thật qua việc xen tình cảm riêng tư vào. Tôi rất trân trong tâm tình này, quý hóa thay!.
Để đáp trả, tôi xin góp chút tâm sự riêng tư của mình về bài thơ đến NM -SL
Bài thơ này là cảm xúc thật sự của lòng tôi; nó chứa bao nhiêu tâm tư trăn trở của cả một cuộc đời, từ nhỏ đến trưởng thành, rồi già đi chờ ngày về với vô biên. Nó tổng hợp cuộc đời thật của mình và bạn bè, của làng quê thân yêu, rồi thành phố mến thương trên quê hương đau thương yêu dấu. Những kỷ niệm về một dòng sông đầy thương nhớ vẫn mãi hoài không lúc nào quên. Chính dòng sông buồn thảm này, tôi đã viết ra các bài:"Chuyện Hai Dòng Sông", "Chuyện Tình Vùng U Minh", "Về Một Dòng Sông".v.v. đã đăng trên báo giấy và các Web.
Bài thơ nầy viết chỉ trong một đêm hanh lạnh, không ngủ vì nhớ quê nhà. Tôi viết nó một mạch trong lúc như đang "lên đồng". Những từ giản dị, chất phát như tiếng nói làng quê tôi cứ mãi tuôn trào,
Sáng hôm sau, tôi chỉ cần chỉnh sửa, sắp xếp lại vị trí một số chữ, bỏ một số câu, rồi chỉnh lại vần điệu là được bài thơ mà các bạn đang đọc. Đây là cảm xúc thật sự của lòng, không có sự giả dối ở đây. Nỗi niềm trăn trở trong mấy chục năm qua trên đất tạm dung, coi như quê hương thứ hai
Tôi biết nó có nhiều khuyết điểm, nhưng sẽ không bao giờ tôi chỉnh sửa lại. Hãy để nó như là nó.
Khi đưa cho ông bạn, một nhà Bình thơ xem, ông bạn tôi nói: Bài có nhiều câu hay, nhung dài như "cọng rau muống dài thòng", sao không tu từ, chỉnh sửa lại.
Tôi xin mạn phép đưa ra đây một đoạn văn nói về điều này trong bài viết: TỰ BÌNH THƠ của tôi. Xin lỗi thời gian của các bạn trước.
.
[...Giờ đây tôi tự BÌNH thơ tôi!
Về bài thơ QUÊ HƯƠNG, bạn tui PĐN và tui BÌNH như thế này: Bài thơ này như "cọng rau muống dài thòng".
Quá đúng, nó là bài thơ dài và sẽ là bài thơ dài duy nhất của tui. Không thêm nữa.
Ông bạn quí PĐN còn "phán" thêm : Sao không dùng DAO chặt khúc, chọn lọc lại, làm DƯA?
Cái này thì tui nhất định từ chối, nhất định không theo ý ông thần BÌNH THƠ này.
Tại sao? Tui sẽ giải thich:
"Cọng rau muống" này là cảm xúc thật sự cuộc đời của riêng tác giả về cuộc "dâu bể" của quê hương, không có sự gian dối trong này. "Cọng rau muống" (cảm xúc, CÁI TÔI ĐÍCH THỰC) càng bò dài càng tốt, phải đưa hết cảm xúc riêng mình ra. Chẳng thà nó bò dài, đâm nhiều ngọn con, cho người bình thường ngắt đem nấu canh chua, bóp dấm chanh ...nhậu với "nước mắt quê hương" (rượu đế); "cọng rau muống" vẫn còn sống. Còn hơn là dùng DAO (thủ pháp thơ, thuật ngữ, tu từ.v.v...nói chung là CÁI TÔI LÝ TRÍ) để chặt khúc, chọn lọc (Đưa lên tầm cao: high class) bỏ vào keo, thêm hương vị, chất đổi màu (để trông đẹp hơn) thành DƯA, rồi dán nhãn đem bán hoặc biếu cho thiểu số đặc quyền nhậu với Champagne, XO. Tui không muốn như vậy. Lại nữa khi bị chặt, cọng rau muống sẽ chết.
Bài thơ này là cảm xúc thật sự, nó chỉ cần sự đồng cảm của người bình thường, không cần cấp bậc gì cả. Cái DANH không có ở đây! Đây là một bài thơ duy nhất tôi đi ngược với nguyên tắc của mình: THƠ NÉN mà tui đã có nói đến trong bài SHOW, DO NOT TELL*. Nó càng dài càng tốt, phải nói hết những tâm sự chất chứa trong lòng mấy chục năm qua.
Xin nói thêm điều này với bạn quí của tui: Không thấy trong truyện TIẾU NGẠO GIANG HỒ (KIM DUNG) đôi khi VÔ CHIÊU thẳng HỮU CHIÊU đó sao?
Thôi bữa nào tui dẫn ông ra Starbucks đãi ông một chầu. Đãi đây là xin ông đừng nói đến chuyện chặt "cọng rau muống" nữa, chứ không phải HỐI LỘ ông phải BẺ CÔNG NGÒI BÚT để khen thơ tui. Tui biết cái chuyện này ông đã và sẽ không bao giờ làm. Phải không "ông thần nước mặn"?]
.
Trên là những tâm sự riêng tư mà tôi muốn đáp trả đến NM - SL
Những kinh nghiệm đau thương thật sự trong các câu thơ tôi đã giải thích rõ trong bài: "Nhân đọc Châu Thạch “Hai BÀI THƠ “Quê HƯƠNG”. Trên T VẤN.NET (http://t-van.net/?p=33083)
Nếu các bạn thích có thể vào xem.
Xin thành thật cảm ơn Nhã My - Sương Lam và nhà binh thơ Châu Thạch. Chúc sức khỏe đến hai người và an lạc cho gia đình.
Nguyên Lạc

NM chân thành cảm ơn anh Nguyên Lạc đã góp ý, quý bạn đọc ở trang facebook SuongLam đã đọc bài và ghi nhận xét cùng quý trang bạn đã đăng bài .

Nhã My Sương Lam – MỘT CHÚT TÂM TÌNH (khi đọc bài thơ Quê Hương của Nguyên Lạc)
https://khoahocnet.com/2017/10/19/nha-my-suong-lam-mot-chut-tam-tinh-khi-doc-bai-tho-que-huong-cua-nguyen-lac/

http://huongnguyenhoang.blogspot.com/2017/10/mot-chut-tam-tinh-khi-bai-tho-que-huong.html#more


https://nghiathuc.wordpress.com/2017/10/17/nha-my-suong-lam-mot-chut-tam-tinh-khi-doc-bai-tho-que-huong-cua-nguyen-lac/


Phú Đoàn MỜI XEM:

https://vannghequangtri.blogspot.com/.../mot-chut-tam...

Trang Đặng Xuân Xuyến

dangxuanxuyen.blogspot.com/

MỘT CHÚT TÂM TÌNH KHI ĐỌC BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG CỦA NGUYÊN LẠC - Tác giả: Nhã My (Hoa Kỳ) .....

NM 12- Một Chút Tâm Tình Khi Đọc Bài Thơ "Quê Hương " Của ...


https://www.thuy-dien-thivanviet.de/.../nm-một-chút-tâm-tình-khi-đọc-bài-thơ-quê-h...