CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

TIẾNG KHÈN - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
26 thg 11 (3 ngày trước)


Kết quả hình ảnh cho ẢNH NGƯỜI THỔI KHÈN

.
TIẾNG KHÈN
- tặng Vũ Thị Hương Mai -
.
Nhởn nhơ
Mặc cha giục sang bản bên cho người ta bắt làm vợ
Mặc sương trắng là đà giăng ngõ
Mặc mây chiều quẩn váy lửng lơ
Mặc khèn ai bỏng rộp phồng đêm
Cứ tủm tỉm
Cứ bơi theo dòng suối
Cứ men theo hương lài
Cứ nồng nàn dựa một bờ vai...
.
Đông
Ừ, đông
Cây bàng trút lá
Vọng chuông chùa xa
Ơ này những là gió
Ơ này là những giấc mơ
Ơ này là mằn mặn tuổi thơ
Kìa! Nửa đêm chụm tay khều lửa
Kìa! Tiếng khèn réo rắt chiều mưa
Kìa!...
.
Vi vút gió...
Tiếng khèn rơi.

*
Hà Nội, sáng 25 tháng 10.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

GIẤC MƠ HOA- THƠ TRƯƠNG THỊ THANH TÂM


Truong Thi Thanh Tam
26 thg 11 (2 ngày trước)

tới tôi 
Được gửi từ Yahoo Mail trên Android

Vào CN, 26 thg 11, 2017 lúc 9:03 CH, Truong Thi Thanh Tam
<tinhnho1053@yahoo.com.vn> đã viết:
















GIẤC MƠ HOA

                ***
Anh giết đời tôi, trong đêm cùng ...
nguyệt tận
Tôi giết đời anh, trong một phút...
sa chân
Trăng đã lặn, tình ta còn non nớt
Chút díu dan, kết tụ những đêm vàng

Anh ngơ ngẩn, tôi thẩn thờ...
thương nhớ
Một mảnh tình, chút xíu đã vội tan
Sao anh, cứ dùng văn từ hoa mỹ
Cho đời tôi, lấm tấm giọt sương đêm

Sao anh lại để rơi... từng chữ cuối
Cho tôi yêu,
chẳng thèm ngoảnh lại...tìm người
Anh đã chọn, sao trái tim còn,
ngờ vực
Bướm ong, sao cứ tụ lại...
những hương hoa

Cơn gió đến, cho tôi oằn nỗi nhớ
Để một chiều...
tan tác giấc mơ hoa!

             TRƯƠNG THỊ THANH TÂM
                          Mytho

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

CHÙM TỨ TUYỆT - THƠ NGUYỄN KHÔI


Khôi Nguyễn
10:59 (18 giờ trước)

tới  Thuong, Thư, Đình, BAOTHANG_XUANX., Phu, tôi








CHÙM TỨ TUYỆT  NGUYỄN KHÔI
           24 NĂM XƯA
                 -----
*1- ĐỌC DI CẢO THƠ CHẾ LAN VIÊN
Anh tự cho anh là "Thi sĩ thiên tài" không mấy ai hiểu nổi ?
Anh tự lừa anh, tưởng huyễn hoặc được nhiều người
Ngắm trăng mãi nhưng hiểu nào được "Cuội"
Còn một "Thời xa vắng" nhức lòng ai.
                 Sài Gòn 5-10-1993

*2-CHUYẾN XE
Chẳng còn chuyến xe nào để chở anh đâu
Xe vẫn chạy theo mạch đời sôi động
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từng nhọc nhằn khi sống
Còn anh thì "Sám hối" để kiêu đau ?
                  Sài gòn 5-10=1993

*3-SI BÊ MON
Ở xứ mưa, mưa suốt ngày tầm tã
Anh mưa nguồn chớp bể nhớ em xa
Anh tung nắm "si bê mon" lên trời thu óng ả
"Si" rơi rơi trong nắng quái chiều tà.

*4- CON NAI
Con Nai vàng đẹp nhất xứ Ban Mê
Sớm mai đẹp nó đi vào lò sấy
Ở Hà Nội thịt Nai khô bán chạy
Giòn giã cười hô hố mở lon bia.
          Ban Mê Thuột 7-10-1993

*5- HÀ NỘI ...VÁY
Em ơi, hè này "Hà Nội...váy"
Qua một thời ống túm, quần côn
Chẳng còn sợ Công An rạch quần, xén tóc
Hà Nội ơi mát mẻ, sướng cái ... hôn.
           Hà Nội 10-10-1993

*6- VIÊNG CHĂN
Viêng Chăn cổ ở những nơi chùa cổ
Viêng Chăn Tây : những biệt thự tân kỳ
Xe Nhật xịn, hàng Thái đầy phường phố
Mừng là còn chiếc Váy chửa bay đi.
                Lào 1993

*7- GỬI NẬM BẠC
Nàng về Nậm Bạc cùng ai
Để trăng để gió để ngoài bãi sông
Nhớ thương như chiếc thuyền bồng
Loi thoi vượt lũ Mê Kông tìm nàng
                 Lào 1993

*8-NHỚ BẠN THƠ
Người thơ nằm lại ở Mường La
Đêm đêm độc ẩm với trăng tà
Chao ôi, thi tứ hồn vương vấn
Sương khói bên đèo ngấn lệ sa
                 Sơn La 1986

*9- VÃNG CẢNH KHIÊM LĂNG
Cá vẫn tung tăng, Liễu rủ bờ
Vua ở trong lăng vẫn ngủ...hờ
Năm, sáu đời Vua xoay Đế nghiệp
Dân tình ngụp lặn mãi trong mơ.
          
   *10- PHỐ CŨ
Từ buổi ra đi biệt tháng ngày
Ngày về phố cũ đỉnh đèo mây
Đường yêu như thể đầy gai góc
Mỗi bước chân vấp một dấu giầy.
             Sơn La 1993

NGUYỄN KHÔI


Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

THƠ NHÃ MY - THƯ PHÁP HUỲNH LIÊN
















NM CHÂN THÀNH CẢM ƠN NHÀ THƯ PHÁP HUỲNH LIÊN ĐÃ TẶNG CHỮ VÀ CA DAO- HAI BỜ GIẤY ĐÃ CHUYỂN GIAO.

GIẤC MƠ MÙA ĐÔNG - THƠ NHẬT QUANG


nhat quang
Tệp đính kèm23 thg 11 (2 ngày trước)

tới tôi 
Kính gởi nhà thơ Nhã My!











GIẤC MƠ MÙA ĐÔNG

Giấc mơ...lãng đãng phiêu bồng
Sa chân lạc giữa mùa Đông lạnh sầu
Gọi em chạm tới canh thâu
Ngàn sao rụng vỡ , đêm sâu lặng tàn

Mong em lay vạt nắng vàng
Hong mùa Xuân ấm, rộn ràng hương hoa
Ngỡ ngàng giấc mộng bay xa
Giật mình, Xuân chợt vỡ òa trong mơ…

                          NHẬT  QUANG
                           (Sài Gòn)

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

THẠCH THẢO 1-2-3 - THƠ LÊ KIM THƯỢNG


Sinh Lê
Tệp đính kèm21 thg 11 (3 ngày trước)

tới tôi
GỬI NHÃ MY BÀI THƠ LỤC BÁT 2017 - CHÚC VUI KHỎE
NHA TRANG, 22/11/2017 - LÊ KIM THƯỢNG


  LÊ KIM THƯỢNG  gửi  “NHÃ MY - NGỌC SƯƠNG”                                       
                                               
THƠ  TÌNH    LỤC BÁT  2017 







THẠCH   THẢO   1 - 2 - 3


1.

Dẫu đi góc biển, chân trời
Người xa quê vẫn một đời nhớ quê
Hồn quê nặng trĩu tình quê
Nghìn trùng xa cách... sơn khê, giang hà...
Nhớ từng cây ớt, cây cà
Nhớ từng ngọn cỏ la đà ngậm sương
Thương người quay gót dặm trường
Hương đồng, hương đất... vấn vương, hiền hòa...
                 

2.

Mái trường thơ ấu nhạt nhòa
Sân trường đỏ thắm màu hoa học trò
Trời xanh chao nhẹ cánh cò
Bên sông có tiếng gọi đò vọng sang
Mùa vui trên cánh đồng làng
Mùi hương lúa chín nhẹ nhàng thoảng đưa
Ngày mưa rơi nhẹ sợi mưa
Nồng nàn hương đất gió đưa ngập lòng
Hàng tre ngả bóng lòng sông
Ngàn dâu trong nắng mênh mông xanh rì
Ráng chiều tắt ánh tà huy
Xóm làng yên ắng... chiều đi lặng lờ
Cố nhân... chén rượu, lời thơ
Nghe hồn lắng đọng trên bờ bình an
Nửa khuya gió Bấc, Đông tàn
Sẻ chia manh áo Ngự Hàn thiết tha
Canh khuya văng vẳng tiếng gà
Canh khuya vọng tiếng Vạc xa trên trời
Lập lòe đom đóm chơi vơi
Hương hoa Thạch Thảo đầy vơi tình đầu...


3. 

Câu thơ rơi rụng xuống cầu
Hóa thân thành những trái sầu nổi trôi
Lời ru bổi hổi, bồi hồi
Thương câu Sáu, Tám... xa xôi quê nghèo
Sông trôi, dõi mắt trông theo
Nỗi sầu xa xứ... sầu neo chân cầu
Mưa nguồn, sông đục thẩm màu
Bến thì vẫn đợi... thuyền đâu mịt mờ
Xa quê hồn cũng dại khờ
Bước đi thì nhớ... đứng chờ xót xa
Buồn như muôn sợi mưa sa
Hòa tan nước mắt chảy qua cuộc đời
Ngồi bên bến cũ đợi người
Tình cờ nhặt được nụ cười... chân quê
Ngồi chờ một tiếng gọi về
Bóng đời tắt nắng... lê thê bóng chiều
Bốn bề vượn hú, chim kêu
Một thương, một nhớ... trăm điều xót xa
Buồn riêng, riêng một mình ta
Tri âm chưa gặp để mà... buồn chung...


                    Nha Trang, tháng 11. 2017
                        LÊ  KIM  THƯỢNG

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

NHỚ MỘT LẦN XA - THƠ KHA TIỆM LY


Tiemly Kha
11:01 (23 giờ trước)

tới tôi






   Ảnh net


NHỚ MỘT LẦN XA

Khi bầy cá lội rung rinh nhành bông súng,
Lúc con nhái phơi mình trên chiếc lá sen.
Và cây mượn lá nhuộm cho thu vàng úa,
Ta mượn lục bình nhuộm tím áo em!
Khi con tim ngập ngừng lên tiếng,
Thương quá chèo ai khuấy nhẹ đám lục bình.
Thương phù sa ngọt vàng thêm bông điên điển,
Khi nước son về làm đỏ mắt cá linh.
Ngả ba kinh đường chia hai nẻo,
Cây dừa nghiêng mình soi bóng nước buồn tênh.
Vừa bước qua cây cầu tre lắt lẻo,
Ngoảnh lại cuộc tình bỗng hóa chông chênh!
Mượn rượu mượn thơ nơi quê người xứ lạ,
Cố quên đi mắt môi cũ, người ơi.
Cây sầu đông quen chướng về lạnh giá,
Ta, rượu đắng lòng - say miết cũng quen môi!

KHA TIỆM LY


Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

ĐỢI CHỜ AI - THƠ HOÀNH TRẦN

 

           


Trông ảnh đẹp quá nên mạo muội có đôi dòng vui nghe chị.Thân mến!


ĐỢI CHỜ AI 

Ai đứng trông vời để đợi ai!
Người đâu xinh đẹp áo len cài.
Tóc mây buông xỏa bờ vai nhỏ,
Áo thắm ôm nghiêng một dáng gầy!
Khiến liễu cũng buồn ngơ ngẫn nép,
Làm hoa bỗng thẹn láo lơ lay.
Khách xa vui bước quay nhìn lại,
Lòng cũng bâng khuâng chút đắm say!

HOÀNH TRẦN
22/11/17

NM chân thành cảm ơn huynh Hoành Trần đã tặng bài thơ hay.

ĐẾN VỚI BÀI THƠ CUỒNG YÊU MANG HỒN CỐT TỬ VI CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN-NGUYỄN THANH LÂM

BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
09:00 (6 giờ trước)

tới tôi
ĐẾN VỚI BÀI THƠ CUỒNG YÊU
MANG HỒN CỐT TỬ VI
CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN




*
CUỒNG  YÊU
- Chú giải: Bài thơ này Đặng Xuân Xuyến viết tặng một số bạn đọc có hôn nhân trắc trở, không phải là bài kệ, bài phú luận sao tình dục, vì thế bạn đọc yêu thích môn tử vi chỉ nên coi là những dòng cảm thán về một số trường hợp dễ đưa hôn nhân đến thất bại, vì bài thơ chỉ đưa ra những ý nghĩa nguyên thủy của một số sao, bộ sao, chưa chịu sự tác động, chi phối của Âm Dương Ngũ Hành, của Cách-Cục, và ảnh hưởng qua lại giữa các tinh đẩu… được biểu hiện cụ thể trên từng lá số.
.
Ta đầu hàng! Xin tạo hóa buông tha
Mệt mỏi lắm Kiếp cư Tài hãm địa
Nát Phu-Thê bởi chềnh hềnh Cô-Quả
Sao nỡ bồi hội Phá-Phục-Hình-Riêu?
.
Ta sợ rồi những phép thử tình yêu
Đã Tham hãm còn đặt Đào trực chiếu
Kiếp trai lơ nhiễu nhương tình dâm loạn
Hội Riêu-Đà thêm bi lụy chiếu chăn.
.
Cơ-Lương-Thìn gặp Tuần-Triệt cắt ngăn
Khiến Phu-Thê đảo chao bao trắc trở
Ngắm thiên hạ líu lo tình chồng vợ
Thêm mủi lòng cời bếp lửa trơ vơ.
.
Đêm vặn mình cạn kiệt những hoang mơ
Ngày lặng lặng gặm khối tình man dại
Xúi Tam Minh cúi đầu nghe vô lại
Ngạo nghễ cười Riêu nhập chủ dâm bôn.
.
Giữa hồng trần lẳng lặng chọn cô đơn
Sát Tý-Ngọ hội Kiếp-Riêu thành khốn
Gái dại giai rải tình trăm bến bãi
Trai trải lòng hoang hoải những bờ vai.
.
Vợ chồng mình nào khác vợ chồng ai
Cũng ái ân cũng ánh nhìn đằm đắm
Sao người ta nói cười vui vạn dặm
Còn mình thì lệ ngược chảy vào tim?
.
Có lẽ vì Mã-Lộc hội Phá-Tham?
Hay sát tinh gặp Âm Dương lạc hãm?
Ừ. Tham-Sát đồng cung nên thê thảm
Gái giang hồ, trai tứ chiếng đề tên?
.
Mệt lắm rồi! Xin tạo hóa lãng quên
Buông Mã-Lương đóng ở nơi Tỵ-Hợi
Đời mỉa mai: lũ loạn dâm, làm đĩ
Gột bao giờ mới hết được tiếng nhơ?
.
Đạo vợ chồng nào đâu dám thờ ơ
Nhưng Tử-Tham ở cùng nơi Mão-Dậu
Uẩn khúc đấy, tình trường này, cố giấu
Cửa thiền môn xin dựa bóng sớm chiều!
.
Biết phận mình khoác số kẻ cuồng yêu
Tình chồng vợ như trưa chiều đổi áo
Tuế-Kỵ-Cô hay Đồng-Riêu trở tráo
Cũng dâm ô, đắc kép tựa Mã-Đào
.
Số phận này oan nghiệt bởi trời cao
Ta phẫn uất. Hận bàn tay tạo hóa
Trời cao hỡi! Trời cao ơi! Đểu quá!
Cho đẹp rồi lại phá bởi cuồng yêu!
*
Hà Nội, chiều 10 tháng 11.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN



LỜI BÌNH:
Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến mới trình làng tập thơ đầu tay: CƯỠNG XUÂN - Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ; 2017. Từ lâu, anh viết cuốn TỬ VI KIẾN GIẢI (và cuốn TỬ VI VẤN ĐÁP), tái bản vài lần, bán rất chạy.
Thơ và tử vi hòa trong máu của Đặng Xuân Xuyến. Thơ là tiếng lòng anh. Tử vi là tự nghiên cứu và chiêm nghiệm, soi đời mình trong lá số, đặc biệt là soi sự đổ vỡ trong tình yêu của chính anh. Có lẽ vì thế, anh tung lên facebook bài thơ - CUỒNG YÊU. Cuồng yêu là bài thơ chỉ những người biết về tử vi mới hiểu, những người ngoại đạo chỉ cảm bằng thơ, nhưng hiểu sâu xa đến cội nguồn thì chỉ lơ mơ.
Bình bài thơ này tôi không bình về nghệ thuật thơ, mà chỉ chú giải các sao trong tử vi trong bài thơ để mọi người hiểu về bài thơ.
Mở đầu bài thơ nhà thơ viết:
Ta đầu hàng! Xin tạo hóa buông tha                 
Mệt mỏi lắm Kiếp cư Tài hãm địa
Nát Phu-Thê bởi chềnh hềnh Cô-Quả
Sao nỡ bồi hội Phá-Phục-Hình-Riêu?
''Kiếp'' là sao Địa Kiếp trong tử vi, được gọi là hung tinh, đóng ở đâu phá ở đấy, đặc biệt ở ''cung Tài - ''tiền tài'' hãm địa sẽ làm cho tiền bạc của con người gieo neo, khổ ải. Thậm chí vong gia bại sản, sự liều lĩnh của sao Địa Kiếp - Địa Không còn dẫn tới ngục tù.
Địa Kiếp đóng ở cung miếu địa lại rất tốt, đặc biệt những người sinh vào tháng tư, tháng mười lại được hưởng thế mạnh của hung tinh, chắc chắn trong đời sẽ một thời đại phát, tiền của ùa vào như sấm.
Dù miếu địa, nhưng Địa Kiếp - Địa Không độc thủ, tính chất khác hẳn khi đồng cung với các sao khác, sẽ mang đến những may, rủi khác nhau cho những người có năm sinh khác nhau.
Bàn về sao Địa Kiếp - Địa Không sẽ tràng giang đại hải, trong bài viết này tôi chỉ bàn khái quát, chủ yếu bàn Kiếp-Không đi với hai sao Đào Hoa và Hồng Loan
Về nguyên lí: Địa Kiếp- Địa Không đi với Đào-Hồng là tơ duyên trắc trở, éo le, oan trái. Nếu đi thêm với sao Thiên Hình thì oan nghiệt, thậm chí tự tử vì tình. Mức độ tàn phá của Địa Kiếp- Địa Không cho mỗi lá số khác nhau, có thể chia li chồng vợ, có thể bị cưỡng hiếp, có thể bị sát phu, hoặc sát thê, có thể phụ nữ phải làm nghề bằng vốn tự có... hoặc đi tu rồi lại vấn vương trở về cõi tục
''Nát Phu Thê bởi chềnh hềnh Cô - Quả'', Cô - Quả là hai sao Cô Thần và Quả Tú, chỉ cần một trong hai sao Cô Thần - Quả Tú đóng ở cung Phu-Thê sẽ dẫn tới cuộc sống vợ chồng luôn có một khoảng trống vắng trong tâm hồn khó hòa hợp, bởi Cô Thần và Quả Tú mang tính cô đơn, khó tính khó chiều. Nam kị Cô Thần nữ kị Quả Tú, vì hai sao Cô Thần và Quả Tú mà có những người phụ nữ xinh tươi lại vô duyên, do dự không thắng được lòng mình để quyết đến với tình yêu, và có người phải ở vậy đến già...
''Sao nỡ bồi Phá-Phục-Hình-Riêu''. Đời sống hôn nhân đã bị Cô Thần và Quả Tú làm lạnh lẽo rồi, lại thêm: ''Phá-Phục-Hình-Riêu'' nữa thì càng khổ hơn,
''RIÊU'' là sao Thiên Riêu, tượng là ''lông'', ý nhĩa là sao DÂM, Thiên Riêu đi cùng các sao khác sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Cho nên có người lông tóc mượt; có ngươi lông tóc khô, cứng; có người nhiều lông; có người ít lông; có người tuổi trẻ mà đã có tóc bạc. Tính của Thiên Riêu là dâm, do vậy khả năng tình dục của mỗi người cũng khác nhau. Có người to khỏe mà khả năng tình dục kém, có người bé nhỏ khả năng tình dục lại tràn đầy như nàng Phi Yến mảnh mai.
Lông ở mắt ''lông mày'' là mái nhà của đôi mắt cũng báo hiệu khả năng tình dục của người ấy.
Thiên Riêu cũng biểu hiện khả năng trực giác nhậy cảm. Cho nên có người lãnh cảm, có người thời gian ân ái lâu dài, có người chưa đi chợ đã hết tiền.
Nhưng Thiên Riêu đi với sao Thiên Y- Ân Quang, Thiên Quí, lại hợp với sao Thiên Cơ- Thiên Lương lại tốt và đức độ. lá số ấy biểu hiện là thầy thuốc, lại thêm sao Hồng Loan nữa là thầy thuốc mát tay, đi với Thiên Hình là bác sĩ phẫu thuật giỏi, hoặc thầy thuốc châm cứu giỏi.
Trở lại câu thơ: ''Nát Phu Thê bởi chềnh hềnh Cô-Quả'/ sao nỡ bồi Phá-Phục-Hình-Riêu'' tác giả muốn miêu tả sự cay đắng, cô đơn, héo hon trong tình yêu đến tột đỉnh.
“Phá” là sao 'Phá Toái' - gây sự và xóa bỏ. ''Phục'' là sao Phục Binh biểu hiện âm mưu và ngầm phục chờ cơ hội để tác họa. Ôi, trong tình yêu mà âm mưu thì đầy nguy hiểm. tình yêu mà lăm le xóa bỏ sẽ dẫn đến chia tay, lại thêm Cô Thần, Quả Tú -lạnh lùng với Thiên Riêu dâm đãng, ngầm chứa con dao - ''Thiên Hình'' chia cắt thì oan nghiệt cho tình yêu biết bao.
Ngôn ngữ - thuật ngữ của tử vi làm sâu sắc thêm cho thơ mà ngôn ngữ thường chưa đạt tới đỉnh:
Ta sợ rồi những phép thử tình yêu
Đã Tham hãm còn đặt Đào trực chiếu
Kiếp trai lơ nhiễu nhương tình dâm loạn
Hội Riêu-Đà thêm bi lụy chiếu chăn.
Tham là sao ''Tham Lang'' đệ nhị đào hoa tinh, ngôi sao lẳng lơ ngồi nơi ''hãm'' - trong bóng tối, nhìn Đào Hoa - ''gái đẹp'' khát thèm như người đàn ông nhìn phụ nữ bằng ánh mắt lột truồng người đẹp để thỏa mãn lòng dục ''tình dâm loạn'', ánh mắt nhìn ''trực chiếu'' như muốn nuốt chửng con mồi, và hội trong máu cả ''Phá-Riêu-Đà'' càng bi lụy, chung thân tân khổ trong việc ấy - chiếu chăn.
Phá - Đà là hai sao hung bạo, Riêu là sao dâm kết hợp với nhau là bạo dâm, đạo vợ chồng mà lại bạo dâm, mất hết tình cảm trở thành thô thiển và hoang thú, không có nhạc dạo, mà như ăn sống nuốt tươi mới buồn biết bao. Tác giả đã trải qua nỗi thống khổ ấy mới than, khóc như vậy
Cơ-Lương-Thìn gặp Tuần-Triệt cắt ngăn
Khiến Phu-Thê đảo chao bao trắc trở
Ngắm thiên hạ líu lo tình chồng vợ
Thêm mủi lòng cời bếp lửa trơ vơ.
''Cơ-Lương'' là hai sao Thiên Cơ và Thiên Lương, Thìn là cung Thìn. Cơ Lương là hai sao phúc tinh đóng ở cung Thìn rất tốt gọi là ''miếu địa'', đang ở nơi tốt lành an vui lại bị Tuần - Triệt ngăn cách. Tuần là tuần không, Triệt là triệt không, Tuần Triệt là hoàn cảnh khách quan ngăn trở
Về nguyên lí khi Tuần Triệt đóng ở cung Phu-Thê là vợ chồng phải xa nhau, có thể xa một năm hay nhiều năm tùy theo lá số của từng người. Xa nhau bằng bất cứ lý do gì. Có thể li thân, có thể vì làm ăn ở xa, đi nước ngoài, ...
Có lẽ Đặng Xuân Xuyến đã có thời phải li thân - xa vợ nên mới dùng tính chất của hai sao Tuần-Triệt để thể hiện trong thơ rất đắt. Anh đau đớn nhìn cảnh những lứa đôi líu lo với nhau như chim ca hát mà tủi phận mình: ''mủi lòng cời bếp lửa trơ vơ''...
Giữa hồng trần lẳng lặng chọn cô đơn
Sát Tý-Ngọ hội Kiếp-Riêu thành khốn
Gái dại giai rải tình trăm bến bãi
Trai trải lòng hoang hoải những bờ vai.
Sát là sao Thất Sát trong tử vi, đóng ở cung Tí hoặc cung Ngọ là đắc địa, nhưng hội nhập với sao Địa Kiếp và Thiên Riêu là hai sao hung tinh và sao dâm, cũng như người tử tế chơi với kẻ xấu bị ảnh hưởng, gần mực thì đen, thực tế ở đời có người chân thực - cương dũng bị kẻ xấu ''Địa Kiếp'' lôi kéo ám hãm vào sự dâm, như anh hùng khó thoát ải mĩ nhân cũng là chuyện thừờng
Nhưng ở văn bản thơ: ''Gái dại giai rải tình trăm bến bãi'' như tố cáo người phụ nữ - người vợ ngoại tình, mà tình trăm bến bãi càng thấy sự mê hoặc cám dỗ kinh khủng của sao hung tinh ''Địa Kiếp'' và sự quyến rũ mê hồn gợi dục của sao Thiên Riêu. Người con trai bị đòn của Kiếp - Riêu nhẹ hơn nhưng cũng ''trải lòng hoang hoải những bờ vai''. Ông ăn chả bà ăn nem âu cũng là chuyện đời không thiếu. Nhưng ở đây ta thấy người vợ tệ hơn, bờ bụi hơn.
Thất Sát là sao mạnh - biểu hiện khí chất mạnh - cương dũng nhưng bị cuốn vào vòng xoáy của Kiếp - Riêu cũng bị sa đà, ''hoang hoải'' và có trường hợp sợ phụ nữ hoặc căm ghét phụ nữ. Bờ vai là tượng trưng cho sự mạnh mẽ của đàn ông, mà những đàn ông này lại cần những bờ vai của đàn ông khác, là sao vậy? Là vì đó là mẫu người có thể là pede, có thể là ái nam ái nữ, có thể là người vì lý do nào đó mà căm ghét phụ nữ... Phải chăng vì thế mà Đặng Xuân Xuyến đã tế nhị viết: “Trai trải lòng hoang hoải những bờ vai”.
Có lẽ vì Mã-Lộc hội Phá-Tham?
Hay sát tinh gặp Âm Dương lạc hãm?
Ừ. Tham-Sát đồng cung nên thê thảm
Gái giang hồ, trai tứ chiếng đề tên?
Mã là sao Thiên Mã, Lộc là sao Hóa Lộc, Phá là sao Phá Quân, Tham là sao Tham Lang trong tử vi.
Có lẽ Đặng Xuân Xuyến chưa thấu hết cả chiều sâu và chiều rộng của bộ sao ''Mã - Lộc hội Phá - Tham''. Đây là bộ sao mạnh trong việc kiếm tiền - ''Tham Lang gặp Lộc kiếm tiền như trở bàn tay'', lại thêm Thiên Mã - sức chạy của ngựa trời chở tiền và cả ngôn ngữ siêu việt cả Thiên Mã - ''Mã ngộ Khốc - Khách'' - ngựa có nhạc rất hay. Có lẽ một thời nhà thơ kiếm được rất nhiều tiền, nhưng đời sống vợ chồng yêu nhau và đến với nhau vì tiền thì chưa phải là tình yêu đích thực, và tôi đồ rằng; tiền là một trong những nguyên nhân làm đổ vỡ tình cảm cuộc sống vợ chồng của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến.
''Sát tinh gặp Âm - Dương lạc hãm'', sát tinh là những sao hung trong tử vi, gặp Thái Dương - ''mặt trời'' và Thái Âm - ''mặt trăng'', đặc biệt là Kình Dương và Đà La rất tối kị trong tình yêu. HÃM là ở không đúng chỗ, như mặt trăng phải ở từ cung Dậu đến cung Sửu - tức là từ 6 giờ chiều đến 3 giờ sáng, mặt trời phải đóng ở cung Dần đến cung Ngọ - tức là từ 3-4 giờ sáng đến 12 giờ trưa thì mới hợp.
''Ừ. Tham - Sát đồng cung nên thê thảm/ Gái giang hồ trai tứ chiếng đề tên''
THAM là sao Tham Lang, SÁT là sao Thất Sát - là hai sao mạnh, phụ nữ có một trong hai sao này ở mệnh thì khí chất mạnh bạo không kém nam nhi, không hợp trong tình yêu, ở thế kỉ 21 phụ nữ mạnh bạo hơn xưa và cũng vì vậy sự tan vỡ trong tình yêu cũng tăng so với thế kỉ trước, vợ chồng ở với nhau cùng cương dũng sẽ bất ổn dễ dẫn tới đổ vỡ phải có độ cưng nhu mới tạo thế Âm - Dương cân bằng mới an bình.
Hai sao Tham Lang và Thất Sát trong tử vi không đồng cung mà chỉ hợp chiếu thôi nhà thơ Đặng Xuân Xuyến ạ.
Kết thúc bài thơ, Đặng Xuân Xuyến đã tự ngộ:
Biết phận mình khoác số kẻ cuồng yêu
Tình chồng vợ như trưa chiều đổi áo
Tuế-Kỵ-Cô hay Đồng-Riêu trở tráo
Cũng dâm ô, đắc kép tựa Mã-Đào
Cuồng yêu có nguyên nhân và nguyên chính là anh tự kìm nén, đã bao tháng năm kìm nén vì thương con mà không chịu tục huyền và chỉ cuồng yêu trong thơ. Soi tình yêu của đời mình qua lăng kính tử vi thấy ''Tuế-Kỵ-Cô hay Đồng-Riêu trở tráo/ Cũng dâm ô, đắc kép tựa Mã-Đào''
Toàn những sao lạnh lùng, cô đơn, dâm đãng và tráo trở dày vò trái tim cuồng yêu, anh đau đớn như người bệnh vô phương cứu chữa. Chờ ở số phận và trách số phận: ''Số phận này oan nghiệt bởi trời cao/ Ta phẫn uất hận bàn tay tạo hóa/ Trời cao hỡi. Trời cao ơi. Đểu quá''
Tôi đã xong việc chú giải các sao tử vi trong bài thơ CUỒNG YÊU của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến, hy vọng bạn đọc hiểu thêm về bài thơ.
Rất mong nhà thơ Đặng Xuân Xuyến chờ những giây phút tâm hồn tĩnh lặng soi tử vi vào cuộc đời mới thấu tỏ hơn, cứ cuồng yêu mà soi chỉ thấy cuồng yêu thôi, rất mờ ảo - chẳng thấy gì.
*
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2017
Nhà thơ, nhà ứng dụng Kinh Dịch
NGUYỄN THANH LÂM
Địa chỉ: Số 4, ngõ 179 Minh Khai
quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội
Email: thanhlam.tho@gmail.com
Điện thoại: 0984787426

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

NGHĨ VỀ NGÀY LỄ TẠ ƠN- THƠ MẶC PHƯƠNG TỬ



tong minh
Tệp đính kèm06:19 (26 phút trước)

tới Lê, tôi, Kim, Dao, aocuoitruonghue, lycongtruong 

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh thanksgiving


NGHĨ VỀ  NGÀY LỄ TẠ ƠN


Hằng năm vào tiết mùa đông
Tục rằng: phải nhớ ơn công đất trời
Ai hay cái lạnh nghiệt đời
Thuở ngày xưa ấy, bao người ấm no.!?

Ơn lành, biết mấy trời cho
Biết gieo, trồng, tỉa, biết lo cấy, cày
Biết làm ra lửa từ đây
Biết muôn việc… đến hôm nay được nhờ !

Ơn trời, ơn đất, bao giờ
Đem cho muôn loại đến bờ bình an
Bí, ngô, lúa, đậu... đầy tràn 
Kho trời thuở ấy muôn vàn niềm vui.

Tạ ơn, là để sống đời
Có Nhân, có Nghĩa, có lời Đạo tâm
Biết rằng trong cuộc trăm năm
Khổ-vui thoáng đã... lên mầm tử sinh.

Tạ ơn, là để tự mình
Sống đời hạnh phúc, ươm tình bao la
Dù cho người vật quanh ta
Biết yêu thương, để nở hoa dâng đời.

Vậy, lễ tạ ơn đất trời
Là thêm nghĩa sống muôn nơi thái hoà
Tự mình gần, thấy mình xa
Cho đời thêm khúc tình ca thanh bình.

   South Dakota, thanksgiving day, 11. 2017.
MẶC PHƯƠNG TỬ.




TÌNH VAY CHƯA KỊP TRẢ - THƠ TRÚC THANH TÂM


TrucThanhTam Truc
19 thg 11 (3 ngày trước)

tới tôi
thơ Trúc Thanh Tâm





TÌNH VAY CHƯA KỊP TRẢ

 Một chút gì còn lại
 Trên môi mắt một người
 Đời chia bao nhánh khổ
 Suốt đường trần chông gai.

 Bốn phương nào cũng nắng
 Tám hướng một vùng mưa
 Sóng lòng dâng thành bão
 Người trở thành... người xưa.

 Ta thấy trời cố quận
 Cây đa và mái đình
 Chiếc cầu tre thuở đó
 Ráng chiều vàng bờ kinh.

 Lòng người còn u ám
 Dưới hào quang từ bi
 Lời kinh không thể mở
 Cửa thiên đường ta đi.

 Thượng Đế luôn sòng phẳng
 Nếu còn nợ nần nhau
 Tình vay chưa kịp trả
 Nên đời còn kiếp sau!


 TRÚC THANH TÂM
 ( Châu Đốc )

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

LỜI VÀ LỖ - TRUYỆN NGẮN CUẢ THỦY ĐIỀN


Tran Van Mau
19 thg 11 (2 ngày trước)

tới tôi
Chào chị
Xin gởi bài nhé
Thủy Điền






LỜI  VÀ LỖ

      Thằng Quang nó nhỏ tuổi hơn mình, nhưng nó nói đúng. Tuy, nó chưa từng trải. Và, chắc có lẽ ngày nào nó cũng tới lui, gần gũi bên mình, nó đã nhìn thấy và rút ra được những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.

      Lĩnh sau những giờ làm việc về, chàng hay mượn những chai Bia để giải sầu. Chàng nghĩ, Thắm đả bỏ mình đi là gì mình quá già, già hơn nàng gần hai con giáp hay mình giờ không còn làm ra tiền như bao năm trước nữa, không đáp ứng cho mọi nhu cầu của nàng. Hai câu hỏi ấy cứ lẫn quẩn trong đầu chàng hơn bốn tháng nay mà không thoát ra khỏi bộ nảo khô cằn.

      Năm mới vừa qua Đức, tuổi trẻ bồng bột, ham vui chàng đã bỏ cô vợ đen đuá, mặn mà của chàng mang từ Việt nam sang để ôm trọn một cô đầm trắng phao như bông bưởi. Hai người sống với nhau gần ba mươi năm trời, ba mặt con, giờ chúng đã lớn, thành danh, mỗi đứa đều có một mái ấm và công việc ổn định như bao người khác.

      Hai năm nay, sau ngày nghỉ hưu, chàng rất nhiều thời gian và thường hay về Việt nam một mình du lịch. Trong khoảnh khắc vui nhộn, chàng đã quen được cô gái nhỏ tuổi hơn con gái mình. Lời trao, duyên gởi nàng chấp nhận làm vợ chàng (Không phân biệt tuổi tác) Đêm đêm bên gối chàng, chàng chỉ nghe nàng nói đến hai chữ “Tình Yêu “ Mà thôi. Chứ không như những cô gái khác hay than vãn những câu thuộc lòng như: Má em bệnh, cha em đau, em nhờ anh giúp đỡ. Chàng ngỡ thật và hứa sau khi trở về Đức sẽ làm đơn và lãnh nàng sang Đức để đoàn tụ gia đình.

      Muốn mang em sang thì chỉ còn cách về thương lượng với bà đầm là chúng mình không hợp nhau nữa, chúng ta sẽ ly dị để mọi người còn có cuộc sống riêng, tự do và tránh đi những phiền phức khi cuộc sống không còn hạnh phúc v…v. Chàng mở lời ra trước như thế, bà đầm già chỉ còn biết chấp nhận và gục đầu khóc cho cuộc tình chia ly, ngoài ra phải biết nói gì khi người ta muốn dứt khoát với mình. Tuy, đau đớn với mối tình vợ chồng ba mươi năm lắm, nhưng chàng nhất quyết trở về với nồi canh chua, cá kho mà trước đây ba mươi năm chàng thường thưởng thức. Những hình ảnh năm tháng ăn khoai lang tây nhàm chán, chàng dường như ớn tới tận cổ

      Khi cuộc ly dị hoàn thành. Mặc dù cũng gặp trắc trở ở những đứa con thân yêu, nhưng rồi ngày tháng đi qua, mọi chuyện cũng dần nguôi theo thời gian như con thuyền lướt sóng.

      Chàng trở về Việt nam gần ba tháng cùng nàng lo liệu những giấy tờ cần thiết và đúng một năm sau nàng có mặt tại Công Hòa Liên Bang Đức. Những ngày đầu chân ướt, chân ráo, chưa biết gì, nàng lúc nào cũng kề tay chàng với hai tiếng anh yêu nghe thật đậm đà và tha thiết. Có những lúc mê man trên chiếc giường ngủ, nàng quên mất tuổi gìa của chàng mà cứ ngỡ chàng vừa ba mươi có lẽ.

      Trong cuộc sống đương nhiên là người ta phải cần đến tiền. Vì tiền là một phương tiện thiết yếu đở hổ trợ một phần cho hạnh phúc gia đình. Chàng bây giờ già rồi, hưu trí chỉ lãnh được đồng hưu trí nhất định, ngoài ra chẳng còn một lợi tức nào khác. Hàng tháng chi trả mọi thứ và chỉ còn một ít mà thôi. Phía bên nhà nàng càng ngày càng hối thúc, nên nàng buộc phải đi làm, thì mới sinh ra được tiền để giải quyết những vấn đề trên.

      Nàng xin vào một nhà hàng Ý với công việc dọn rửa chén bát trong nhà bếp. Ngày ngày nàng cũng tìm được ít tiền vừa xây sở cho cá nhân mình và giúp được phía gia đình ở Việt nam không ít.

      Đi xa- đi xa. Tình cảm- tình cảm của những người trẻ dễ thông cảm và hợp nhau hơn giữa người gìa và người trẻ. Dần hồi nàng đã quên hẳn người chồng già và cuốn gói theo anh chàng Pizza biệt mất.

      Ngày qua ngày trông đợi mà chẳng thấy nàng về, thằng Quang hay lui tới chơi, an ủi. Chị không thương anh nữa, chị bỏ đi rồi có gì đâu mà buồn nữa anh. Đời là thế. Chị cũng giống anh thôi. Khi cuộc sống không còn phù hợp nữa thì người ta phải chia tay như anh đã nhiều lần nói với những người đàn bà khác. Theo em nghĩ, trong những cuộc tình nầy dù hôm nay anh mất đi người vợ trẻ thật. Nhưng anh vẫn còn lời chớ không có lỗ vì anh đã hai lần bỏ đàn bà và bây giờ anh chỉ mới bị đàn bà bỏ một lần. Thế thì anh chẳng có lý do gì buồn tủi nữa cả. Đúng không anh Lĩnh?
-Mầy nói đúng đó Quang.


THỦY ĐIỀN
         19-11-2017


Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

CA DAO LŨ - THƠ LÊ ĐĂNG MÀNH









CA DAO LŨ



Xối xả bao giận hờn
Sấm reo giục chớp bể
Trồng xuống cây mưa nguồn
Cho người đong ngấn lệ
Tấp vào ngõ vô cùng
Chia nhau dòng nước bạc
Sông đùn đẩy hãi hùng
Ngẩn ngơ bùn dáo dác
Trâu co ro lạnh lùng
Gà bay đeo xao xác
Em thèm ăn phờ phạc
Giữa biển trời mông lung
Bồi lở chia hai bờ
Lũ đòi sông hối hả
Lác lùng oằn trăn trở
Cá tôm chạy bơ phờ
Sóng đập nhịp chênh chao
Tao nôi móc nhánh lũ
Thiếu ăn còn mất ngủ
Nước tìm giọng ca dao

Nước đi hoa cỏ bạc màu
Cây đồng dao mọc giữa đau thương này.

NHƯ THỊ


ĐỒ CÙ LẦN - THƠ LANG TRƯƠNG



Kết quả hình ảnh cho ảnh cô gái và con gấu trúc

Ông Châu Thạch vừa mắng ta là đồ cù lần. He he. Ta thích Cù Lần, hiền lành, dễ thương. Đặc biệt từ tốn, thong thả hưởng thụ cuộc sống.



ĐỒ CÙ LẦN

Bởi cù lần nên ta yêu người đẹp
Yêu nụ cười, yêu ánh mắt giai nhân
Và yêu cả những gì không được phép
Của riêng em, sau dải lụa, trắng ngần.

Ta mê mải trong cõi đời mộng mị
Gót phiêu du nào biết bến hay bờ
Nhưng ta biết tình em là rất thật
Chẳng chút mơ hồ nên nhắm mắt đưa chân.

Đời gọi ta là gã cù lần
Chỉ biết yêu những gì đẹp nhất
Và yêu cả những điều không có thật
Thổn thức,  bồi hồi theo mỗi nhịp đập con tim.

Ta thấy trong em điều ta mãi kiếm tìm
Mà ta đã lỡ một lần đánh mất
Ta xin em, hãy một lần thành thật
Em dám yêu một gã cù lần,
  không còn gì để mất,
          như ta ?

LANG  TRƯƠNG 15/06/2017
_______

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

ĐƯỜNG MÂY - THƠ MẶC PHƯƠNG TỬ

tong minh
Tệp đính kèm16 thg 11 (2 ngày trước)

tới Lê, tôi, Dao, aocuoitruonghue





ĐƯỜNG M ÂY
(Trích)



BƯỚC  ĐI

Nguyên sơ hồn sỏi đá
Nghe trời đất thanh bình
Đường chim về muôn ngã
Hướng mặt trời tâm linh.

QUÁN TRỌ

Nghe đời trôi lữ thứ
Cuộc truy tìm nguyên sơ
Ngàn năm bên tượng đá

Ngàn năm bỏ đợi chờ.



BÓNG CHIỀU XA

Dặm đời chân đá sỏi
Gót sạm vết đường qua
Mắt trừng theo bước mỏi
Sầu rụng bóng chiều xa.

 KHẢN TIẾNG ĐỜI

Như ta đi bao cuộc
Sờn vai áo luân trầm
Dẫu qua bao gầy guộc
Khản tiếng đời trăm năm.

NẮNG THA PHƯƠNG

Như ta đi bao thuở
Qua điếm cỏ cầu sương
Mấy trời mây vụn vỡ
Đời đọng nắng tha phương.

DÂU BỂ

Trải bao mưa nguồn chớp bể
Người về mấy nẻo phong vân
Lối cũ nghiêng chiều diễm lệ
Đá còn tạc dấu trầm luân.

NHẪM THỜ I GIAN
Nắng xuống sân vườn  hiu hắt
Mây nghiêng thềm cũ hoa vàng
Mây đi , bóng còn ở lại
Cho đời tính nhẫm thời gian.


ĐỈNH SẦU
Giữa đời muôn trùng bận rộn
Miên man nhịp sóng lao xao
Từ thuở ngược xuôi bề bộn
Đỉnh sầu, cát bụi chiêm bao.


GỐI ĐẦU

Hạnh phúc, trăm năm chợt thoáng
Tình đời, trăm năm chưa khuây
Mắt xanh loạn màu dâu bể
Gối đầu lên cuộc tỉnh say.

RONG RÊU

Kết toà xanh vực núi
Ngàn năm cánh hạc bay
Đỉnh cô phong không tuổi
Hoá thân Phật từ đây.

THANH ÂM

Mười cõi mây tụ lại
Dìu vợi trời quang âm
Diệu tâm từ địa đại
Nghe mười phương thậm thâm.

TỪNG SÁT NA

Từ hằng sa pháp giới
Chở vô lượng hào quang
Vô lượng thời gian tới
Từng sát na Niết Bàn.


     MẶC PHƯƠNG TỬ.


Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

GIÁO DỤC và THIỆN ÁC - ĐỖ CHIÊU ĐỨC


NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 2017 , XIN MỜI ĐỌC BÀI BIÊN KHẢO CÔNG PHU CUẢ THẦY ĐỖ CHIÊU ĐỨC .NM CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY, NGƯỜI THẦY ĐÃ MỞ LỐI GIÚP NM ''ĐI VÀO KHU RỪNG CHỮ HOA CHẰNG CHỊT '' HỌC TẬP THÀNH CÔNG VÀ '' ĐỔI ĐỜI '' QUA  MỘT GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG .CẢM ƠN CƠ DUYÊN GẶP GỠ THẦY TRÒ , TRÂN TRỌNG ĐA TẠ TẤM LÒNG QUÝ BÁU CỦA THẦY TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC.
KÍNH CHÚC THẦY VÀ GIA QUYẾN VẠN AN .



GIÁO DỤC và THIỆN ÁC    

                      


           Giáo Dục luôn luôn là đề tài muôn thuở gắn liền với đời sống con người. Bất cứ nơi đâu trên trái đất, bất cứ màu da nào, dân tộc nào đều cũng có một nền giáo dục riêng biệt, đặc trưng của mình. Ngay cả trong mỗi gia đình đều có một nề nếp riêng của gia đình đó, mà người chủ gia đình là đầu tàu dẫn dắt theo cái hướng đi của gia đình mình và của cái xã hội mà gia đình mình đang hiện hữu. Nên từ ngàn xưa ông bà ta cũng đã cảnh báo là :" Dưỡng bất giáo, phụ chi quá. Giáo bất nghiêm, sư chi đọa " 養不教,父之過。教不嚴,師之惰。Có nghĩa : " Nuôi mà không dạy là lỗi của người cha. Dạy mà không nghiêm, là do sự biếng nhác của người Thầy." Vậy nên ...
           Muốn Giáo Dục có hiệu qủa tốt, thì cần phải kết hợp chặc chẽ giữa người dạy, người học và người theo dõi đôn đốc nữa ! Tức là phải kết hợp giữa Học Đường và Gia Đình, phải điều phối hợp lý chặc chẽ giữa Học Sinh, Thầy Cô Giáo và Phụ Huynh ! GIÁO DỤC luôn là vấn đề phức tạp, tế nhị và lâu dài, không phải trong một ngày một buổi mà đem lại hiệu qủa trông thấy được. 
           Bây giờ thì ta hãy thử Chiết Tự để tìm hiểu một cách thấu  đáo hơn về 2 chữ GIÁO DỤC nhé !

     * GIÁO 教 là chữ mượn Tượng Hình để Hội Ý, theo diễn tiến của chữ viết như sau :
         
   Giáp Cốt Văn    Kim Văn       Đại Triện          Tiểu Triện         Lệ Thư   

 http://xh.5156edu.com/hzimages/jgf/jgf27863b6147.gif http://xh.5156edu.com/hzimages/jf/jf12572ahc78543.gif   http://xh.5156edu.com/hzimages/dz/dz12572afc39778.gif http://xh.5156edu.com/hzimages/xz/xz12572agc95794.gif http://xh.5156edu.com/hzimages/ls/ls12572afc89054.gif


Ta thấy các chữ trên ...
        Bên Trái phía trên là 2 dấu chéo chỉ SỰ KIỆN, phía dưới là hình chữ Tử 子 là NGƯỜI, là Thằng Nhỏ. Bên Phải là hình của một Người hai tay dang ra, tay phía trên có cầm một cây Roi giơ cao như đang chỉ huy. HỘI Ý những hình trên lại : Trong xã hội nô lệ, thường thì chủ nô lệ phải cầm roi để chỉ huy, ra lệnh, dạy bảo đám người nô lệ. Nên ...
        GIÁO 教 đầu tiên có nghĩa là Chỉ Bảo, Ra Lệnh. Như :
    - GIÁO HUẤN 教訓 : là Dạy Dỗ, chỉ bảo, bắt buộc phải làm theo. Huấn còn có nghĩa là Huấn Tập, Huấn luyện cho thành thạo. Nghĩa phát sinh trong đàm thoại hiện nay thì Giáo Huấn còn có nghĩa là : Dạy cho một bài học cho nên thân !.
    - GIÁO ĐẠO 教導 : Chữ ĐẠO 導 nầy có bộ THỐN 寸 là Tấc ở dưới, Ý chỉ dò dẵm từng tấc đất một. Nên ĐẠO là Chỉ Dẫn để đi cho đúng Đường là Hướng Đạo đó. Nên GIÁO ĐẠO là Dạy dỗ và Hướng dẫn để đi cho đúng với con đường phải đi.
    - GIÁO DƯỠNG 教養 : Chữ DƯỠNG có bộ THỰC 食 bên dưới, nên Dưỡng là Cho Ăn, là NUÔI. Nên GIÁO DƯỠNG là Nuôi Dạy. 
Nuôi dạy là phạm vi của Gia đình, của Cha mẹ đối với Con cái. nhưng nghĩa rộng của Giáo Dưỡng là Giáo dục và Bồi Dưỡng. Có nghĩa dạy xong rồi, còn phải củng cố bồi dưỡng cho kiến thức được vững chắc lâu dài !
    - GIÁO HỌC 教學 : là DẠY và HỌC, nên Giáo Học là Dạy Học. Công Việc Giáo Học là Công việc truyền thụ kiến thức cho người khác, nhưng GIÁO HỌC cũng có nghĩa Dạy tức là Học đó. Càng DẠY thì lại càng HỌC được nhiều kiến thức hơn, càng Giỏi hơn ra.

      Đó là chung quanh các chữ GIÁO mà có liên quan đến DỤC. Vậy DỤC là gì ? Ta hãy xem nguồn gốc của chữ DỤC dưới đây :
  Đại Triện          Tiểu Triện            Lệ Thư
                     http://xh.5156edu.com/hzimages/dz/dz13871afc71224.gif     http://xh.5156edu.com/hzimages/xz/xz13871agc90161.gif http://xh.5156edu.com/hzimages/ls/ls13871afc82344.gif
                         
                           
Ta thấy : 
       Chữ DỤC cũng là một chữ mượn Tượng Hình để Hội Ý, như ...
    * Chữ Đại Triện : Có bộ MẪU 母 là Mẹ bên trái, bên phải là chữ Tử 子 là Con lật ngược đầu xuống, dưới cùng là chữ Tiểu 小 là Nhỏ. Ý chữ là : Bà mẹ đang sanh ra đứa con nhỏ, nên chữ Tử 子 mới để ngược đầu trở xuống. Và chữ DỤC 育 ở đây có nghĩa là SANH RA. Như : 
        - Sinh Dục 生育 nghĩa như Sinh Sản.
        - Tiết Dục 節育 là Hạn chế Sinh đẻ.
        - Đoạn Dục 斷育 là Làm cho Nghỉ đẻ luôn !

    * Chữ Tiểu Triện : Phần trên  là chữ TỬ 子 trở ngược đầu, phần dưới là bộ NHỤC 肉 là THỊT,( được viết cách điệu như chữ Nguyệt 月 là Trăng ). Ý chữ là : Đang đút cho đứa bé ăn thịt, nên DỤC 育 có nghĩa là NUÔI NẤNG. Như :
        - Dưỡng Dục 養育 : là từ kép của Nuôi, là Nuôi Nấng.
        - Đức Dục 德育 : Nuôi Nấng về mặt Đạo Đức.
        - Trí Dục 智育 : Nuôi Nấng về mặt Trí Thức.
        - Thể Dục 體育 : Nuôi Nấng cho cơ thể Khỏe Mạnh.
        - Mỹ Dục 美育 : Nuôi Nấng về khiếu Thẩm Mỹ.
           .... và cuối cùng là ...
        - GIÁO DỤC 教育 : Là Nuôi Nấng về mặt Dạy Dỗ. 

          Nhưng, Nuôi như thế nào ? Nuôi bằng cách rèn luyện cho người được nuôi có được Phẩm Chất Đạo Đức Tốt ( Đức Dục ). Nuôi bằng cách truyền thụ cho người được nuôi mở mang trí hóa với các kiến thức căn bản ( Trí Dục ). Nuôi cho người được nuôi có được một cơ thể cường tráng ( Thể Dục )  và có được cái năng khiếu về thẩm mỹ mỹ thuật, biết thưởng thức được những cái đẹp của cuộc sống chung quanh ta ( Mỹ Dục ). Còn ...

          DẠY thì phải ra sao ? Dạy  cho nắm bắt được kiến thức cơ bản của xã hội mà ta đang sống, có được một kỹ năng kiếm sống và biết sống cho đáng sống ( Giáo Huấn ). Dạy cho biết bồi dưỡng cập nhật và thích ứng với xã hội luôn luôn phát triển không ngừng ( Giáo Dưỡng ). Dạy cho biết phải đi đúng đường đúng hướng của đạo làm người trong tập thể mà ta đang sống ( Giáo Đạo ) và cuối cùng là Dạy cho ta biết phải luôn luôn học hỏi và không ngừng cầu tiến để thăng hoa hơn con người của bản thân ta ( Giáo Học ). Cho nên ...

          Giáo mà không Huấn sẽ không tinh, không giỏi được. Giáo mà không Dưỡng sẽ không lâu dài bền vững được. Giáo mà thiếu chỉ Đạo sẽ dễ bị chệch hướng, " Tẩu hỏa nhập ma ", lầm đường lạc lối,  còn Giáo mà không chịu trao dồi Học hỏi thêm sẽ bị lạc hậu ngay, như câu nói :
                       


            Học như nghịch thuỷ hành chu,    學如逆水行舟,
            Bất tiến tắc thoái dã !                  不進則退也!
Có nghĩa :
       - Chuyện học hành như là đang đi thuyền nước ngược vậy,
       - Nếu không cố gắng tiến lên, thì sẽ bị nước đẩy cho lùi trở xuống ! ( chớ không thể đứng một chỗ được !).

       Hai chữ GIÁO DỤC  thấy như đơn giản, nhưng lại bao hàm đầy đủ các mặt NUÔI DẠY cần thiết để đào tạo con người. Cho nên, Công Tác Giáo Dục cũng là Công Tác vô cùng phức tạp và hết sức thiêng liêng và Hiệu Qủa Giáo Dục thì không phải là chuyện một ngày một buổi mà có được. Ngạn ngữ Trung hoa xưa có câu :
                 Nhất niên thọ đạo,       一年樹稻,
                 Thập niên thọ mộc,      十年樹木,
                 Bách niên thọ nhơn.     百年樹人!
Có nghĩa :
        - Vì lợi ích trong một năm thì trồng lúa,
        - Vì lợi ích của mười năm thì trồng cây,
        - Vì lợi ích của trăm năm thì phải đào tạo con người !



  Image result for 百年樹人!Image result for 百年樹人!
       
                     
                  
                     
      Mong rằng những người làm Công Tác Giáo Dục phải biết cân nhắc, châm chước và trân trọng.

      Còn về phần quan niệm " Tính Bổn Thiện hoặc Tính Bổn Ác " của con người thì như ta đã biết ...
      Câu đầu tiên của Huấn Mông TAM TỰ KINH 訓蒙 三字經 là : " Nhân chi sơ, Tánh bản thiện 人之初、性本善 ". Ý muốn nói : " Con người lúc ban sơ khi mới được sanh ra, thì bản tính vốn hiền lành lương thiện ". Điều nầy gần như là hiển nhiên mà mọi người đều thấy rõ, đứa bé mới sinh vô tư hiền lành như tờ giấy trắng. Mọi khả năng, mọi tình huống, mọi biến chuyển về sau của đứa bé đều do một chữ THIỆN của lúc ban đầu nầy mà ra !

       Vậy, THIỆN là gì ? Lần theo từ nguyên ta sẽ thấy ...

  Kim Văn         Đại Triện         Tiểu Triện     Lệ Thư


              http://xh.5156edu.com/hzimages/jf/jf5790ahc41703.gif    http://xh.5156edu.com/hzimages/dz/dz5790afc85182.gif   http://xh.5156edu.com/hzimages/xz/xz5790agc81026.gifhttp://xh.5156edu.com/hzimages/ls/ls5790afc19552.gif
                 

                     
Ta thấy :
        Theo Kim Văn ( Chung đĩnh Văn) và Đại Triện, chữ THIỆN gồm có chữ DƯƠNG 羊 là Con Dê, là Điềm Lành ở giữa, hai bên là hai chữ NGÔN 言 là Lời Nói, đến Tiểu Triện thì hai chữ NGÔN 言 được nhập làm một, cho đến chữ LỆ, thì chữ NGÔN lại được rút ngắn lên như chữ viết hiện nay 善. Nên ...
       THIỆN 善 là Hiền, Lành, là trái với ÁC, như từ kép Thiện Lương 善良, ta nói là Lương Thiện, là Hiền Lành, Thiện Tâm Thiện Ý 善心善意 là Lòng Dạ hiền Lành. Ta hay nghe câu :
                     Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
                  Bình an dưới thế cho người THIỆN TÂ M.
       Ngoài nghĩa HIỀN ra, THIỆN còn có nghĩa là Thân Mật, như Thân Thiện 親善, Hòa Thiện 和善.
       THIỆN là Giỏi Giắn, Chuyên về việc gì đó là Thiện nghệ 善藝.
       THIỆN KỴ 善騎 : Giỏi về Cởi Ngựa.
       THIỆN XẠ 善射 : Giỏi về Bắn Cung, bắn Súng.
       THIỆN CHIẾN : Giỏi về Đánh Trận, Đánh Giặc.....
 THIỆN còn có nghĩa là TÔT, như :
       THIỆN HẬU 善後 : là Hậu Vận Tốt, Già có nơi nương tựa.
       THIỆN CHUNG 善終 : là Chết Tốt, là Chết An Lành.
       THIỆN ĐỨC 善德 : là Hiền Đức, nhưng nếu nói lái lại sẽ là ý của cụ Nguyễn Khuyến viết để chúc mừng cho một ông quan Thái Giám về hưu !
THIỆN còn có nghĩa là DỄ, như :
       THIỆN BIẾN 善變 : Dễ Thay đổi.
       THIỆN VONG 善忘 : Dễ Quên.
       ĐA SẦU THIỆN CẢM 多愁善感 : Ta nói là Đa Sầu Đa Cảm, có nghĩa là : Dễ buồn khổ Dễ xúc động !
Cuối cùng THIỆN là một trong Bách Gia Tính : Họ THIỆN.

       Kết Luận :....
       THIỆN là Dễ, Hiền, Lành, Tốt, Giỏi . Nên nói theo học thuyết của Manh Tử 孟子 ( 372-289 trước công nguyên ):"Nhân chi sơ, Tính bổn Thiện " là " Cái tính ban sơ của con người vốn Hiền Lành, nên Dễ Giỏi, Dễ trở nên Tốt Lành.  Và  " Cẩu bất giáo, Tính nãi thiên 苟不教,性乃遷 " Nếu không được dạy dỗ thì cái tánh đó sẽ bị thay đổi ( Xấu đi chẳng hạn !).
  
                 DCD_thienac.jpg 

                    Á Thánh : MẠNH TỬ

         Nói theo đạo Phật, con người sanh ra là đã có sẵn cái THIỆN DUYÊN 善緣 rồi, phải biết vun bồi và phát huy cái Thiện Duyên đó. Đó chính là cái THIỆN NGUYỆN 善願 để kết nên cái Thiện Duyên đã có sẵn trong mỗi con người. Tăng Quảng Hiền Văn của Nho Gia cũng nói rằng :
                 Nhân hữu THIỆN NGUYỆN,      人有善願,
                 Thiên Tất hựu chi.                      天必祐之。                
Có nghĩa :
         Người mà có cái Thiện Nguyện, thì Trời sẽ giúp đỡ phù hộ cho ( được toại nguyện !).

         Nhưng theo TUÂ N TỬ 荀子 ( 313 TCN - 238 TCN), cũng là một nhà tư tưởng của thời Chiến Quốc, thì " Nhân chi sơ, Tính bản ÁC 惡 " Con người mới sinh ra đã cất tiếng khóc la, cùn quằn với cuộc sống, đòi ăn đòi bú, quơ được tờ giấy thì muốn nhào nát hoặc xé rách nó đi ... Cái tính bản ÁC 惡 đó cần phải được uốn nắn dạy dỗ, giáo duc thì mới trở nên tốt lành được.

        Bây giờ thì ta truy nguyên tận nguồn gốc của chữ ÁC 惡 nầy nhé !
Kim Văn          Đại Triện         Tiểu Triện      Lệ Thư


                http://hvdic.thivien.net/pic/zg/N4Kn9moI4MdXeMCHFNM4-w.gif  http://xh.5156edu.com/hzimages/dz/dz13662afc27687.gif  http://xh.5156edu.com/hzimages/xz/xz13704agc30646.gifhttp://xh.5156edu.com/hzimages/ls/ls13662afc23197.gif
                 

                    
Ta thấy...
       ÁC 惡 là chữ thuộc dạng Hài Thanh, gồm chữ Á 亞 ở trên chỉ  M, và chữ T ÂM 心 ở dưới chỉ Ý. Nên, ÁC là một sự biểu hiện tình cảm ở trong lòng. Nếu cố giảng theo Hội Ý thì ...Á 亞 chỉ sự thua sút, kém cỏi ( như Á quân, Á Hậu, Á Thánh...), còn TÂ M 心 là Tâm lý, là Tình cảm trong lòng. Tình Cảm thì Một là TỐT, Hai là XẤU mà thôi. Nên Á ghép với TÂM là Tình Cảm hạng 2, là Tình Cảm Xấu. Vì vậy nghiã trước tiên của chữ ÁC là XẤU ! Như ...

       ÁC CẢM 惡感 : là Có Cảm giác Xấu về ai đó.
       ÁC DANH 惡名 : là Tiếng Xấu, Tiếng Không Tốt.
       ÁC TẬP 惡習 : là Tập quán Xấu, tức là chỉ Thói quen Xấu ... 
       ÁC ĐỨC 惡德 : là Cái Đức Xấu. Hành Vi Xấu Xa.

ÁC là HUNG DỮ, như :
       ÁC ĐỘC 惡毒 : Ta nói là Độc Ác !
       ÁC BÁ 惡霸 : là Người Hung Ác, Dữ Dằng.
       ÁC PHỤ 惡婦 : là Người Đàn bà Hung dữ. Tương tự, ta cũng
            có từ ÁC PHU 惡夫. Bạn bè thường hay nói chơi là :
           " Hiền Phụ đánh Ác Phu ": là Vợ Hiền đánh Chồng dữ !
       HUNG ÁC 兇惡 : là Hung Dữ và Tàn Ác.
       HIỄM ÁC 險惡 : la Hung Hiễm và Ác Độc.

ÁC là Động Từ thì đọc là Ố, có nghĩa là GHÉT, như :
       KHẢ Ố 可惡 : là Đáng Ghét !
       HỈ NỘ ÁI Ố 喜怒愛惡 : là Mừng Giận Yêu Ghét !

       Trong Tiểu thuyết võ hiệp Thiên Long Bát Bộ, Kim Dung đã đặt tên rất hay cho Tứ Ác Nhân của mình, bằng cách xem chữ ÁC nằm ở vị trí nào trong Ngoại Hiệu để biết được vai vế của người  đó trong Tứ Ác như sau :
     * Lão đại, Ác nhất, nên chữ ÁC đứng đầu, hiệu là ÁC QUÁN MÃN DOANH 惡貫滿盈 : là Tội ÁC đã đầy ăm ắp, hết chỗ chứa luôn ! Chính là Thái Tử Đoàn Diên Khánh.
     * Lão Nhị, Ác nhì, nên chữ ÁC đứng ở vị trí thứ 2 là : VÔ ÁC BẤT TÁC 無惡不作 : Có nghĩa là Không Có Cái ÁC Nào Mà Không làm, là Diệp Nhị Nương, mẹ của nhà sư Hư Trúc.
     * Lão Tam, Ác thứ 3, nên chữ ÁC cũng ở vị trí thứ 3 là : HUNG THẦN ÁC SÁT 兇神惡煞 : là Dữ dằng sát khí như một Hung Thần, chính là Nam Hải Ngạc Thần, tên học trò bất đắc dĩ của chàng thư sinh Vương Tử Đoàn Dự.
     * Lão Tứ, Ác thứ Tư, nên chữ ÁC ở vị trí cuối cùng là : CÙNG HUNG CỰC ÁC  窮兇極惡 : là Hung dữ vô cùng và Ác hết chỗ nói, đó chính là Vân Trung Hạc, người vừa ác vừa háo sắc.

        Kết luận ...
        ÁC là Xấu Xa, Dữ Dằng, Đáng Ghét ! Nên theo Tuân Tử thì vì con người " Tính bản Ác " nên cũng cần phải được chú trọng giáo dục đào tạo thì mởi trở nên người tốt được.

                   


               TUÂ N TỬ : Nhà tư tưởng, giáo dục sau Mạnh Tử.

    Ta thấy ...
       Dù cho con người tính bản THIỆN hay tính bản ÁC, dù là học thuyết của Mạnh Tử hay Tuân Tử gì ... đều phải chú trọng  đến giáo dục. " Ngọc bất trác, bất thành khí. Nhân bất học, bất tri lý " mà ! Tăng Quảng Hiền Văn cũng có câu :

              Sự tuy tiểu bất tác bất thành,     事雖小不作不成,
              Tử tuy hiền bất giáo bất minh.    子雖賢不教不明。
Có nghĩa :
     - Việc tuy nhỏ, nhưng không làm thì sẽ không xong,
     - Con tuy hiền, nhưng nếu không dạy thì sẽ không sáng suốt.

         Tuân Tử thì bảo rằng :" :君子曰:学不可以已。 青,取之于蓝而青于蓝;冰,水为之而寒于水。" Quân tử viết : Học bất khả dĩ dĩ. Thanh, thủ chi vu lam nhi thanh vu lam. Băng, thuỷ vi chi nhi hàn vu thuỷ ". Có nghĩa :
         " Người quân tử nói rằng : Sự HỌC không thể ngừng nghỉ được. Màu xanh được lấy từ cây chàm, nhưng lại xanh hơn chàm. Băng được đong lại bởi nước, nhưng lại lạnh hơn nước ". Nếu chịu khó học thì sóng sau sẽ dồn sóng trước, người càng về sau sẽ càng giỏi hơn người đi trước !

         Mạnh Tử thì cho là :" 學而不思則罔,思而不學則殆。Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi.". Có nghĩa :
        " Học mà không biết suy luận thì cũng uổng cho sư học. Biết suy luận mà không chịu học thì cũng như không ! ".

         Nói chung, là con người thì luôn luôn phải cầu học mới tiến bộ, mới hoàn thiện bản thân và mới giúp ích cho gia đình và cho xã hội nhân quần được. Tức là con người cần phải có giáo dục, phải chịu sự giáo dục như đã được đề cập ở phần trên.
               ĐỖ CHIÊU ĐỨC