CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN DÒNG NHẠC NHẸ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM - KỲ 2 - LÊ THIÊN MINH KHOA




Phác thảo bìa sách “9 thập kỷ ca khúc tân nhạc Việt Nam”
 (tác giả tự trình bày).


QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN    
DÒNG NHẠC NHẸ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
                                             
       Kỳ 2: Những bước nhập cuộc “không suôn sẻ” của  dòng nhạc nhẹ Việt đương thời- sau Đổi mới đến nay.                                                    
                                                  LÊ THIÊN MINH KHOA





      Chín thập kỷ ca khúc tân nhạc Việt, tính từ năm 1930, khi bản tân nhạc đầu tiên của Việt Nam “Cùng nhau đi Hồng binh” của Đinh Nhu ra đời, được tác giả chia thành nhiều giai đoạn. Theo đó, quá trình phát triển ca khúc tân nhạc Việt có 4 giai đoạn: GIAI ĐOẠN 1930-1945: GIAI ĐOẠN 1946-1954,   GIAI ĐOẠN 1954-1975 và   GIAI ĐOẠN ĐƯƠNG ĐẠI- từ 1975 đến nay.  Trong mỗi giai đoạn âm nhạc, lại tồn tại nhiều xu hướng, trào lưu âm nhạc được gọi là dòng nhạc như cách gọi phổ biến hiện nay.
    Riêng GIAI ĐOẠN CA KHÚC ĐƯƠNG ĐẠI- từ 1975 đến
nay, lấy mốc để phân ranh là năm 1986, năm bắt đầu thời Đổi mớ,i có hai thời đoạn: thời đoạn  hậu chiến- 10 năm sau Thống nhất 1975-1985; thời đoạn đương thời- sau Đổi mới 1986 đến nay và thực tế hiện hữu  2 dòng nhạc song song tồn tại: dòng nhạc nhẹ chính thống  và dòng nhạc thị trường bị thương mại hóa. Bài viết nầy đề cập đến quá trình hình thành, phát triển dòng nhạc nhẹ đương đại và chia  thành 2 kỳ.

       Kỳ 2: Những bước nhập cuộc “không suôn sẻ” của  dòng nhạc nhẹ Việt đương thời- sau Đổi mới đến nay.
 

Cha con nhạc sÄ© Hoàng Hà - Hoàng LÆ°Æ¡ng.                                           

 Bố con NS Hoàng Hà- Hoàng Lương.
   
       Từ năm 1986, sau Đại hội VI của đảng CS VN, với chủ trương “đổi mới”, đất nước VN có những biến đổi sâu rộng về cả mặt tinh thần, tư tưởng lẫn văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội. Cũng như  giới văn nghệ sĩ nói chung,  các nhạc sĩ được “cởi trói”, rồi dần dần đi đến “tự cởi trói”, “chuyển mình” theo thời cuộc mới và sáng tác ca khúc của họ đa dạng, phong phú hơn cả về nội dung, đề tài, thể loại, lẫn phong cách thể hiện.   
       Điều  ấn tượng và dễ thấy nhất là khi bắt đầu thời kỳ Đổi mới thì các loại nhạc: tiền chiến, tình khúc, rồi  nhạc vàng ... dần dần được chính quyền, chính xác là giới quản lý văn hóa- nghệ thuật, xét lại và cho phổ biến một cách hạn chế tuỳ theo tác giả và tác phẩm. Rồi sau đó, “mở cửa” thả giàn để các dòng nhạc nầy và dòng nhạc- thị- trường- mới được sáng tác, quảng bá và trình diễn công khai, gần như thả lỏng, không định hướng chặt chẽ, không kiểm soát, quản lý.
      Theo nhạc sĩ Nguyễn Thị Minh Châu, phó chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam trong chuyên đề “Âm nhạc thời kinh tế thị trường và thời hội nhập (phần 1)”  thì “yếu tố đầu tiên tác động đến đời sống âm nhạc là những thay đổi thuộc về ý thức”. Theo bà, sự dịch chuyển của đời sống âm nhạc lúc nầy “là cả quá trình diễn ra từ từ và không thực sự dễ dàng, suôn sẻ với chủ thể sáng tạo cũng như với giới quản lý văn hóa nghệ thuật”, khi từ quan điểm nghệ thuật vốn bị ràng buộc quá chặt, bị chi phối hoàn toàn bởinhững định kiến chính trị đã kéo dài trong 30 năm chiến tranh và “hơn chục năm thời hậu chiến (1975-1986) sang tinh thần chung là mở cửa, nhập cuộc và đổi mới”.



Âm nhạc và con cháu chúng ta

NS Nguyễn Thị Minh Châu.

       Cũng theo nhạc sĩ Nguyễn Thị  Minh Châu (tài liệu đã dẫn) trong quá trình  nầy  diễn ra các sự kiện âm nhạc tác động đến sự nhập cuộc của âm nhạc thời Đổi mới. Xin nêu lại và bổ sung thêm.
       Sự kiện khá đặc biệt trong đời sống âm nhạc khá phẳng lặng của những năm giữa thập niên 80 là những đêm tác giả của các nhạc sĩ “lão làng” như Văn Cao, Đỗ Nhuận, Huy Du. Điều được cho là “mới” ở các chương trình này là ngoài hành khúc, ca khúc thuộc diện bài hát truyền thống, lần đầu tiên lọt vào danh mục biểu diễn là những tình ca cũ trong dòng “nhạc tiền chiến” như Bến xuân, Suối mơ, Thiên thai, Trương Chi, Buồn tàn thu của Văn Cao; Chim than, Đường lên ải Bắc của Đỗ Nhuận;  Sóng nước Ngọc Tuyền, Ba Vì năm xưa, Sẽ về Thủ đô, Những gác chuông giáo đường của Huy Du.
       Sự kiện mở màn cho âm nhạc nhập cuộc là chương trình Trần trụi 87 của nhạc sĩ Trần Tiến  diễn ra như một hiện tượng bất thường vào lúc những chương trình ca nhạc tuyên truyền ngợi ca khô cứng giáo điều đã khiến người nghe mệt mỏi và dị ứng, và những  chương trình nhạc tiền chiến lãng mạn, trữ tình từng xoa dịu tâm lý căng thẳng thời hậu chiến cũng bớt đi sức thu hút ban đầu.Sự bất thường khiến các nhà quản lý thấy bất an, nhưng lại được công chúng hưởng ứng. Lần đầu tiên có một chương trình mang dáng dấp một tùy bút âm nhạc, một phóng sự âm nhạc mang đậm cái tôi. Với phong cách rock tác động trực diện vàhình thức biểu diễn gọn nhẹ- có lúc chỉ cần tác giả hát với cây đàn guitare thùng, với những lời ca táo bạo và xoáy vào tâm can (Ðồng hồ báo thức, Trắng đen, Ý nghĩ trong phòng hải quan, Ðóa hoa tôi tìm, Trần trụi 87…), chương trình đã lôi cuốn người



Nhac si Phu Quang: 'Thanh Lam qua dien, Minh Chuyen thuong thoi' hinh anh 2

NS Phú Quang và ca sĩ Minh Chuyên. Ảnh: Hải Bá.

nghe, nhất là giới trẻ vào câu chuyện tâm tình, suy tư về những nỗi đau rất đời thường mà trước đó luôn bị tránh chạm tới như một điều cấm kị. Dù bị phê phán dữ dội, thì Trần trụi 87 rút cục vẫn được nhìn nhận là sự hưởng ứng kịp thời cho tư duy đổi mới, là lời khẳng định cho khả năng nhập cuộc của giới nhạc.
       Cuối thập niên 80, mặc dù đã bước vào giai đoạn Đổi mới, nhưng quan niệm khắt khe cứng nhắc như một dư âm chiến tranh còn đè nặng trong quản lý âm nhạc. Sự kiện đáng nhớ trong thời điểm là những tình ca giá trị được tuổi trẻ yêu thích sau nầy trở nên nổi tiếng, chịu số phận lận đận, bị phê phán, thậm chí bị cấm đoán, tác giả  bị khiển trách, kể cả các nhạc sĩ có uy tín nhưHoàng Hiệp và Xuân Hồng từng là lãnh đạo Hội Âm nhạc TP HCM. Trong trường hợp này  có thể thấy người sáng tác “nhập cuộc” nhanh hơn người quản lý. Và sự nhập cuộc- theo nghĩa tác phẩm phản ánh được tâm trạng công chúng đương thời và được tiếp nhận trong đời sống xã hội không hẳn lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió.     
           Rồi, bốn đêm biểu diễn ca khúc tuyển chọn Nửa thế kỷ ca
khúc Việt Nam  vào năm 1994 như một cuộc tổng kết thành tựu

ns duong thu thu tien tac quyen am nhac o benh vien la duong nhien hinh 1
Nhạc sĩ Dương Thụ. - Ảnh:TTVH.

quá khứ, qua đó thấy được sự nhìn nhận lại giá trị của những bài hát lãng mạn thời đầu tân nhạc, cũng như sự khích lệ giới nhạc sĩ nhập cuộc vào đời sống âm nhạc đương đại.  Đó là thời điểm mà không khí “mở cửa” và “đổi mới” có phần thông thoáng hơn..
      Sự kiện âm nhạc được nhớ nữa là sự ra đời của nhóm Những người bạn từ sáng kiến của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm 1991, ngay vào lúc cơn sóng nhạc hải ngoại đang ở cao trào mạnh mẽ, và âm nhạc Việt nhiều năm khủng hoảng thiếu tình ca. Những



Girlband Việt đời đầu: 3A, 3 con mèo, tam ca Áo trắng nay ở đâu 3

Tam ca Ba Con Mèo (Phương Uyên- giữa)


người bạn gồm bảy nhạc sĩ TP HCM: Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Từ Huy, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Hiên, Thanh Tùng đã đem đến cho công chúng những món ăn tinh thần mới, những ca khúc trữ tình đầy sức sống không chỉ đi vào đời sống xã hội lúc đó, mà còn được yêu thích cho tới nay, như Sóng về đâu (Trịnh Công Sơn), Tình yêu mãi mãi (Tôn Thất Lập), Xin làm người hát rong  (Trần Long Ẩn)…



Image result for Phạm Đăng Khương
NS Phạm Đăng Khương.



     Có thể bổ sung thêm một sự kiện sau đó một năm trở thành một hiện tượng âm nhạc ấn tượng bậc nhất của nhạc trẻ TP. HCM, và có tiếng vang khắp cả nước,  khi ban nhạc gia đình Tam ca Ba Con Mèo, gồm ba chị em (Phương Uyên, Cẩm Tú và Ngọc Diệp, do Phương Uyên đứng đầu giành giải cao nhất tại liên hoan Pop-Rock 1992. Nhiều khán giả đến nay vẫn nhớ phong cách rock cuồng nhiệt cùng những bài hát đã trở thành “thương hiệu” 3 Con Mèo như Ngẫu hứng ngựa ô (Trần Tiến), Cô bé u sầu (Nguyễn Ngọc Thiện)… và đặc biệt bài hát có thể coinhư tác phẩm đầu tay của Phương Uyên, báo trước một tài năng sáng tác nổi bật, ca khúc Đến với tình yêu. Giữa những năm 1990, đúng vào cuộc thăng hoa của nhạc Việt, Phương Uyên nổi lên như một nhạc sĩ hàng đầu Việt Nam, cả về số lượng, chất lượng bài hát và sự phong phú đề tài.

Image result for NS Từ Huy


NS Từ Huy.


          Nhiều bài hát Phương Uyên viết cho Ba Con Mèo nhanh chóng trở thành những bài hit bậc nhất như: Mẹ yêu, Sài Gòn cô tiên năm 2000, Yêu yêu yêu, Bên nhau mùa đông, Tuổi mộng mơ… 




C:\Users\TTC\Pictures\NS Trong Vinh và LTMK.JPG
NS Trọng Vĩnh (ngồi) và tác giả ở Vũng Tàu tháng 5.2018.



       Sau đó, Phương Uyên trở thành nhạc sĩ sáng tác nhạc quảng cáo nhiều bậc nhất Việt Nam và cũng rất đặc biệt là nhiều ca khúc của Phương Uyên vốn viết cho quảng cáo sau đó đã ra với thị trường ca nhạc và trở thành những bài hit. Rồi Phương Uyên vào vai vừa ca sĩ , vừa nhạc sĩ trong đĩa nhạc Gia đình tôi, với những bài hát được chính cô sáng tác từ những câu chuyện của bản thân và gia đình, giàu tính riêng tư nhưng lại được đông đảo khán giả yêu thích, vì cho thấy rõ nhất chân dung một Phương Uyên mạnh mẽ nhưng vẫn rất nữ tính, dữ dội mà vẫn ngọt ngào. Có thể coi Phương Uyên là nữ nhạc sĩ thành công nhất của thị trường nhạc Việt trong khoảng 25 năm trở lại đây với với phong cách rock cuồng nhiệt, sôi động , trẻ trung nhưng không “sến” và thành công của cô tạo cảm hứng cho rất nhiều nữ  nhạc sĩ thế hệ sau, cũng như đã kích thích rất nhiều ca sĩ tham gia sáng tác ca khúc, để ngày nay, khái niệm ca sĩ/nhạc sĩ trở nên phổ biến và quen thuộc trong nhạc Việt.         
      Nhiều ban nhạc, nhóm nhạc nhẹ chuyên nghiệp được thành lập trên cả nước. Năm 1993, Liên hoan Các ban nhạc nhẹ toàn quốc được tổ chức tại Đà Nẵng với thành phần ban giám khảo là các




Image result for NS Bảo Chấn
NS Bảo Chấn.


nhạc sĩ tên tuổi bao gồm nhạc sĩ Thanh Tùng, nhạc sĩ  Dương Thụ, nhạc sĩ Nguyễn Cường cùng những nhạc sĩ khác. Ban nhạc Phương Đông, bao gồm ca sĩ Thanh Lam, nhạc sĩ Quốc Trung (keyboard, hòa âm- phối khí chính), cùng "bộ sậu anh tài của nhạc nhẹ Hà Nội" lúc bấy giờ là Ngọc Quân (trống), Vũ Hà (bass), Lương Bình (guitar chính) và Trần Mạnh Tuấn (saxophone). Ban nhạc đã đoạt giải nhất tại cuộc thi. Hạng nhì thuộc về Hoa Sữa, ban nhạc của nhạc sĩ Vũ Quang Trung, giúp giọng ca 17 tuổi Mỹ Linh khi ấy giành giải "Ca sĩ trẻ gây ấn tượng". Hạng ba của liên hoan đã thuộc về nhóm nhạc rock Đen Trắng của cặp đôi Ngọc Lễ và Phương Thảo.
        Việt Nam thời đoạn nầy giao lưu với âm nhạc thế giới ngày càng rộng  rãi hơn với mật độ dày hơn. Ấn tượng nhất là  nhóm nhạc Rock Michall Learns To Rock (viết tắt là MLTR) là một ban nhạc nổi tiếng Đan Mạch với các ca khúc bằng tiếng Anh, gồm có các “thần tượng” của giới trẻ yêu âm nhạc: ca sĩ kiêm tay đánh keyboard Jascha Richter, tay trống Kåre Wanscher, tay guitar Mikkel Lentz, tay bass Søren Madsen.  Họ sang biểu diễn tại Hà Nội và TPHCM vào tháng 12 năm 1997 được sự nhiệt tình chào đón của truyền thông và người hâm mộ. Sau nầy, họ còn  sang Việt Nam đến lần thứ ba và lần nào nọ cũng được các fan cuồng nhiệt tung hô ở sân bay, ở khách sạn và hân hoan đổ nhau về sàn diễn để xem các thần tượng của mình biểu diễn.
        Các sự kiện âm nhạc trên hầu hết xảy ra ở TP HCM. Điều đó chứng tỏ rằng dòng nhạc nhẹ đương thời khởi phát từ đây rồi tỏa ra cả nước.
        Lúc nầy, quan niệm về nhạc nhẹ lúc này đã thay đổi từ chỗ phủ nhận hoàn toàn đến tiếp nhận có chọn lọc rồi mặc nhiên chấp nhận và cuối cùng là chính thức công nhận. Khái niệm "nhạc nhẹ" đã chính thức xuất hiện,  được xếp vào một trong ba dòng
                 
C:\Users\TTC\Pictures\ns hong van, p thiet, ltmk.jpg
Tác giả giữa 2 NS Phan Thiết và  Hồng Vân (phải).


nhạc chính (cùng với nhạc cổ điển thính phòng và nhạc dân gian) và từ ngữ  này được sử dụng hiều trong các báo chí, phương tiện đại chúng và cả trong các cuộc thi, liên hoan... với những cụm từ: ca sĩ nhạc nhẹ, phong cách nhạc nhẹ, ban nhạc nhẹ,… gần như đồng hóa với nhạc phổ thông. Đó là  loại nhạc nhẹ nhàng, êm dịu có  chức năng chủ yếu là giải trí, có nội dung, hình thức đơn giản, dễ nhớ và  thường có tính chất vui tươi, yêu đời, dễ dàng được đông đảo công chúng, nhất là giới trẻ tiếp nhận, yêu thích.


                                              LÊ THIÊN MINH KHOA
  (Trích trong cuốn  sách “ 9 THẬP KỶ CA KHÚC TÂN NHẠC VIỆT NAM”- nghiên cứu, nhận định- Lê Thiên Minh Khoa-  trang  74-  (PHẤN IV: CA KHÚC ĐƯƠNG ĐẠI                   GIAI ĐOẠN 1975- NAY)- sắp xuất bản, 2018).
-----------------

Nguồn ảnh: Các NS Trọng Vĩnh, Hồng Vân và  Internet.

BAO GIỜ ?,ƯỚC MƠ ...- THƠ TỊNH ĐÀM


Đàm Nguyễn Tài
03:05, Th 5, 26 thg 7 (4 ngày trước)
tới tôi









*BAO GIỜ ?
(Thương tặng chị BẢNG ,SƠN TÂY, HÀ NỘI)

Bao giờ cho đến bao giờ ?
Tôi về tìm lại bến bờ yêu thương .
Nước non ngàn dặm quê hương ,
Vời trông cố quận ...Trắng phương bụi mờ .

Bao giờ cho đến bao giờ ?
Nhiều đêm dở mộng thẩn thờ ...Nỗi riêng !
Chị ơi !...Dẫu cách đôi miền ,
Có xa xôi cũng chung niềm ước mơ .

Hẹn xưa ...Cho đến bây giờ
Vẫn là nỗi nhớ...đợi chờ khôn nguôi !



*
ƯỚC MƠ ...

Ước mơ cũng chỉ nhỏ nhoi ,
Mà sao lại thấy hiếm hoi phần mình !
Đời buồn nên mãi lặng thinh ,
Nghe đau một chút nhân tình thế gian !

Niềm riêng theo tiếng cười khan ,
Vọng về đâu ? Lúc hơi tàn âm hao !
Cõi người với những khát khao ,
Sẽ như sóng vỗ rì rào khơi xa !

TỊNH ĐÀM
(HÓC MÔN . TP.HCM.VN)

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN DÒNG NHẠC NHẸ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM. - Kỳ 1 - LÊ THIÊN MINH KHOA


Minh Khoa Lê Thiên
Tệp đính kèm
21:57, Th 4, 25 thg 7 (4 ngày trước)
tới tôi



Phác thảo bìa sách “9 thập kỷ ca khúc tân nhạc Việt Nam”
 (tác giả tự trình bày).


QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN   
DÒNG NHẠC NHẸ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM.
     Kỳ 1: Những bước  “khởi đầu nan” của  dòng nhạc nhẹ Việt trong thời đoạn hậu chiến- 10 năm sau thống nhất (1975-1985). 

                                                 LÊ THIÊN MINH KHOA



      Chín thập kỷ ca khúc tân nhạc Việt, tính từ năm 1930, khi bản tân nhạc đầu tiên của Việt Nam “Cùng nhau đi Hồng binh” của Đinh Nhu ra đời, được tác giả chia thành nhiều giai đoạn. Theo đó, quá trình phát triển ca khúc tân nhạc Việt có 4 giai đoạn: GIAI ĐOẠN 1930-1945: GIAI ĐOẠN 1946-1954,   GIAI ĐOẠN 1954-1975 và   GIAI ĐOẠN ĐƯƠNG ĐẠI- từ 1975 đến nay.  Trong mỗi giai đoạn âm nhạc, lại tồn tại nhiều xu hướng, trào lưu âm nhạc được gọi là dòng nhạc như cách gọi phổ biến hiện nay.
    Riêng GIAI ĐOẠN CA KHÚC ĐƯƠNG ĐẠI- từ 1975 đến
nay, lấy mốc để phân ranh là năm 1986, năm bắt đầu thời Đổi mới,  có hai thời đoạn: thời đoạn  hậu chiến- 10 năm sau Thống nhất 1975-1985; thời đoạn đương thời- sau Đổi mới 1986 đến nay và thực tế hiện hữu  2 dòng nhạc song song tồn tại: dòng nhạc nhẹ chính thống  và dòng nhạc thị trường bị thương mại hóa. Bài viết nầy đề cập đến quá trình hình thành, phát triển dòng nhạc nhẹ đương đại và chia  thành 2 kỳ.
     Kỳ 1: Những bước  “khởi đầu nan” của  dòng nhạc nhẹ Việt trong thời đoạn hậu chiến- 10 năm sau thống nhất (1975-1985). 



http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/02/19/08/20120219084153_NS-VanCao-NS%20HongDang_1984.jpg

NS Văn Cao
và NS Hồng Đăng,1984


       Nền ca  nhạc đương đại đã có  nhiều thành  tựu đáng kể, có những đóng góp chung cho nền văn hóa, văn nghệ hiện đại của dân tộc và hiện nay dòng nhạc nhẹ đương thời đã được chính thức công nhận. Nhưng dòng nhạc nhẹ đương thời được hình thành, phát
triển  không phải mới bắt   đầu từ sau Đổi mới (1986) mà đã có khởi nguồn từ giữa thập niên 70, sau Thống nhất đất nước, với những bước  “khởi đầu nan” của  ‘cả quá  trình  diễn ra từ từ và không thực sự dễ dàng, suôn sẻ” (NS Nguyễn Thị Minh Châu- “Âm nhạc thời kinh tế thị trường và thời hội nhập- phần 1”)   trong cả 2 thời đoạn: hậu chiến và đương thời.
       Sau ngày thống nhất, nẩy sinh nhiều nhân tố mới: không khí hòa bình, xây dựng đất nước, tâm lý vui tươi, lạc quan, xu thế phản ánh hiện thực mới của văn nghệ, ảnh hưởng của trào lưu ca nhạc nhẹ thế giới, nhất là sự phát triển nội tại tất yếu của phong trào ca nhạc nước nhà, nhu cầu thẩm mỹ ca nhạc mới của công chúng… Những nhân tố khách quan và chủ quan đó đã thúc đẩy nền âm nhạc Việt phải có chuyển hướng mới, nhất là sự chuyển hướng nội dung đề tài ca khúc từ thời chiến sang thời bình đã làm
cho hình thức biểu hiện nghệ thuật của ca khúc cũng thay đổi để phù hợp với nội dung cần phản ánh đã  hình thành dần dần dòng ca nhạc nhẹ Việt.


C:\Users\TTC\Pictures\NS Tuấn Giang.jpg

Nhạc sĩ Tuán Giang


     NS Tuấn Giang trong cuốn “Thành tựu ca nhạc Việt Nam thời kỳ đổi mới” (NXB Thanh Niên- 2007) đã viết về ca khúc thời đoạn nầy: “Bắt đầu từ những ca   khúc êm dịu đầu tiên mang hơi thở cảm xúc của một dòng âm nhạc mới, dần dần tạo ra bước ngoặc ca nhạc phản ánh đời sống hòa bình của nhân dân”.
      Nhưng bước ngoặc ca nhạc đó không phải dễ dàng một sớm một chiều mà có, mà phải trải qua bao khó khăn cản trở do những nhân tố khách quan và chủ quan. NS Tuấn Giang (sách đã dẫn) cũng đã bàn luận về điều nầy, xin hệ thống lại theo từng phương diện (nhân tố khách quan và chủ quan) và phân tích, bổ sung thêm. 
        Về phía khách quan, do quan điểm nghệ thuật vốn bị ràng buộc quá chặt, bị chi phối hoàn toàn bởi những định kiến chính trị đã kéo dài trong 30 năm chiến tranh  của giới lảnh đạo, giới quản lý văn nghệ và thói quen thẩm mỹ âm nhạc cũ đã hằn sâu trong tâm trí một bộ phận công chúng.
      Ca khúc Gởi nắng cho em (1975- thơ Bùi Văn Dung) được Phạm Tuyên viết trong những ngày đầu tiên ông vào Sài Gòn. Khi bài hát vang lên trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, đầu tiên là giọng ca mượt mà của ca sĩ Kiều Hưng rồi sau đó là giọng ca trong sáng của ca sĩ Trung Kiên, được đông đảo bạn nghe đài ưa thích, yêu cầu phát lại, nhiều đoàn nghệ thuật lấy làm tiết mục biểu diễn, thì ngay lập tức bị một “lệnh cấm bất thành văn” truyền đến tai các ca sĩ và các đơn vị nghệ thuật: “không được phổ biến bài hát "Gửi nắng cho em" ở bất cứ đâu”. Vì một số người quản lý nghệ thuật đã rỉ tai nhau lên án: “Mới giải phóng Sài Gòn chưa bao lâu mà Phạm Tuyên đã ăn phải bả của chủ nghĩa thực dân mới rồi, chưa chi đã vội gửi nắng từ miền Nam ra miền Bắc, chẳng hóa ra là ngoài này âm u lắm hay sao?!”


http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/14/17/20111114172502_VanKy_DuongThu2.jpg

Nhạc sĩ Văn Ký
và nhạc sĩ Dương Thụ


Thế là ca khúc "Gửi nắng cho em" bị chết yểu, bị cấm trong một thời gian khá dài! Sau cả chục năm bị cấm, đầu mùa xuân năm 1986, nhạc sĩ Bửu Huyền phụ trách phòng ca nhạc Đài Truyền hình TP HCM quyết định cho ca sĩ Ngọc Tân hát ca khúc "Gửi nắng cho em" đúng vào buổi giao thừa trên sóng truyền hình thành phố.
      Sau đó,  Đài Truyền hình Trung ương cũng mạnh dạn phát bài đó nhiều lần trên sóng và lại được người nghe hâm mộ. Từ đó “lệnh cấm bất thành văn” kia đối với ca khúc "Gửi nắng cho em" mới không còn hiệu lực nữa. 
        Ca khúc nổi tiếng Mùa xuân đầu tiên của Văn Cao  được sáng tác vào đầu năm 1976, được in trên báo Sài Gòn giải phóng số Xuân 1976 và cũng trong năm ấy, được dịch lời Nga và in ở Liên Xô, ngày nay đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam, là một trong những bài hát hay nhất về mùa xuân. Nhưng tuyệt phẩm này rất “cao số”, cũng có số phận long đong như chính người tạo nên nó. Với giai điệu valse nhẹ nhàng, dìu dặt, mượt mà, sâu lắng, với ca từ có ý nghĩa rất sâu sắc, bài hát khắc sâu vào tâm hồn người Việt tình cảm chan chứa, khát khao  yêu thương và niềm tự hào  khiến lòng người trở nên thư thái, ngẫm ngợi, rung lên những cung bậc xúc cảm chân thành, dung dị về một “mùa xuân đầu tiên” của ngày toàn thắng. Nhưng  ca khúc bị coi là “lạc điệu” với hầu hết bài hát được sáng tác cùng thời điểm đều mang âm hưởng hào hùng, ngợi ca với tiết tấu mạnh, khỏe, hân hoan. Phải mất 20 năm sau khi ra đời, khi tác giả đã qua đời, nó mới được dàn dựng, công diễn, phổ biến và mới thực sự “đóng đinh” vào đời sống âm nhạc Việt Nam.
        Trần Tiến có nhiều ca khúc nhạc nhẹ, nhạc trẻ được công chúng say mê nhưng lại có nhiều “vấn đề” nhất. Ca khúc Những
đôi mắt mang hình viên đạn (1979) của Trần Tiến có nội dung động viên mọi người bảo vệ Tổ quốc và vừa ra đời  đã  nhanh chóng đến với công chúng, được hân hoan đón nhận và gây dư luận sóng gió  trong và ngoài nước.




C:\Users\TTC\Pictures\NS TQL và LTMK.jpg

Trần Quang Lộc (phải) và tác giả ở TP Bà Rịa, tháng 7.2018.

  Nhưng không ít người lại nói đó là đôi mắt hận thù“phải gắp những viên đạn ra khỏi những  đôi mắt đó”… Nhiều ca khúc nữa của ông lại có “vấn đề”: Điệp khúc tình yêu bị cấm vì có chữ “hôn” (Nhớ cái hôn đầu tiên anh chưa dành cho em), Thành phố trẻ bị cấm vì có nói đến chuyện uống rượu (Anh đi đâu về/ Dầu máy đầy tay/ Lưng trần gió bể/ Chung vài xị đế/ Nhậu cùng bạn bè), Rock đồng hồ bị cho là “kích động bạo loạn”, mà sau nầy theo lời Trần Tiến thuật lại, khi gặp ông, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh bảo: “Trần Tiến không kích động bạo loạn, Trần Tiến kích động lòng yêu nước”, nhưng  lúc đó bài hát đã  khiến ông bị 6 chiến sĩ công an đuổi bắt và trốn được nhờ một bà cụ già ở bên kênh Nhiêu Lộc (TP HCM) giúp.
        Định kiến hẹp hòi, sai lầm  của giới quản lý văn nghệ, một số nhà chính trị, một bộ phận công chúng có ảnh hưởng đến sự phát triển của dòng ca nhạc nhẹ. Nhiều ca khúc nổi tiếng của những nhạc sĩ nổi tiếng ở TP HCM bị coi là “lập lờ hai mặt”: Nhớ mùa thu Hà Nội của Trịnh Công Sơn, Đi qua vùng cỏ non của Tôn Thất Lập, Ngõ vắng xôn xao của Trần Quang Huy…   
         Cũng do định kiến với khái niệm nhạc nhẹ, nên vào cuối thập niên 70, khi một dòng  nhạc nhẹ đã hình thành với hàng loạt ca khúc với giai điệu, nội dung phản ánh và nhân vật trữ tình mang đặc trưng của nhạc nhẹ nhưng được gọi là nhạc trẻ. Khái niệm nhạc trẻ là nhạc nói về tuổi trẻ, tình yêu của họ và dành cho tuổi trẻ thưởng thức, mà thực sự côngchúng nhiều lứa tuổi đều yêu thích, nên cách gọi nhạc trẻ có hàm  ý tế nhị trước một vấn đề nhạy cảm là dòng nhạc nhẹ đã thực sự  ra đời. 


            Image result for nhạc sÄ© Trần Quang Huy 
NS Trần Quang Huy.
                                 
         Năm 1979, khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, phong trào ca khúc chính trị (CKCT) ra đời cùng với nhiều ca khúc của các nhạc sĩ nhiều thế hệ và nhiều nhóm CKCT được thành lập, chủ yếu ở thành phố HCM. Nhóm CKCT đầu tiên của âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam là Rạng Đông cũng ra đời tại đây năm 1979 do nhạc sĩ Chánh Trực phụ trách. Về cấu trúc giai điệu, CKCT và nhạc nhẹ có
      khác nhau đôi chút, đặc biệt là đoạn điệp khúc của CKCT nêu bật chủ đề tư tưởng chính trị của bài hát, nhưng hai trào lưu nầy đều thể hiện cùng một nhịp điệu âm nhạc, cùng là những bài hát viết ở thể một, hai hay ba đoạn đơn.  Từ năm 1982, khi nhạc nhẹ được chấp nhận, thì các nhóm CKCT không còn tồn tại nữa, CKCT đã hoàn thành nhiệm vụ cuả mình là động viên lòng yêu nước của toàn dân vào công cuộc xây dựng đất nước, hai  cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc, là bước đệm trong quá trình tiếp thu, chấp nhận ca nhạc nhẹ và hình thành, phát triển nền ca nhạc nhẹ chuyên nghiệp ở nước ta.
             Về phía chủ quan tức ở giới sáng tác, ca khúc của họ dịch
 chuyển theo động tử “chậm dần đều” từ dòng nhạc chính thống thời chiến từ từ sang nhạc nhẹ chính hiệu, cả về nhân vật trữ tình, nội dung trữ tình lẫn giai điệu thể hiện. Nhân vật trữ tình trong ca khúc đi từ cái ta chung, qua cái ta có cái tôi ẩn mình, đến  cái tôi hiện rõ trong hài hòa với cái ta và cuối cùng là cái tôi chủ thể.



C:\Users\TTC\Pictures\ns hoang luong, ltmk.jpg

NS Hoàng Lương (trái) và tác giả ở TP Vũng Tàu, tháng 6, 1018.



 Nội dung trữ tinh đi từ đề tài lớn lao quê hương đất nước, qua cuộc sống thanh bình xây dựng, rồi cuộc chiến đấu hy sinh trong chiến tranh biên giới của tuổi trẻ, đến nhiều khía cạnh của tuổi trẻ, trong đó có tình yêu của họ. Giai điệu ca khúc đi từ “nhẹ hóa” ca khúc trong các ca khúc có khuynh hướng nhạc nhẹ, qua nhạc trẻ, nhạc xanh như ca khúc  chính trị đến nhạc nhẹ chuyên nghiệp với nhịp điệu của Slow, Sur, Disco… rồi Pop,  Rock…
       Bước đầu của ca nhạc nhẹ Việt là “nhẹ hóa” các ca khúc với
ca từ thơ mộng, lãng mạn, giai điệu trữ tình nhẹ nhàng, êm dịu
hoặc bay bổng như trong Tình em biển cả (1975) của Nguyễn Đức Toàn, Biển hát chiều nay (1975)  của Hồng Đăng…        Đây là những ca khúc có phong cách nhạc dịu nhẹ, giai điệu thiết tha trong sáng, nhưng tác giả còn đứng giữa cái ta để ca ngợi những cảm nghĩ riêng chung. Bài Tình em biển cả của Nguyễn Đức Toàn giai điệu sâu lắng phơi phới mênh mông, ẩn chứa niềm


Image result for nguyễn trọng tạo

NS Nguyễn Trọng Tạo.

  vui sướng tự hào với ca từ kiêu hãnh: Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay/ Non nước mây trời lòng ta mê say/ Sóng nước trùng dương dài theo bờ cát/ Những dãy đảo xa nằm nghe biển hát.                                                           
       Bài Biển hát chiều nay của Hồng Đăng giai điệu dịu dàng đằm thắm  biểu hiện tâm trạng  hạnh phúc, khoáng đãng với lời ca ngọt ngào: Ơi biển Việt Nam ơi sóng Việt Nam/ Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng/ Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương/ Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương…
       Chỉ ba năm sau đó, ca khúc đã chuyển hướng sáng tác- lời ca, giai điệu được viết theo hướng nhạc xanh: Chiều trên bến cảng (1978) của Nguyễn Đức Toàn, Nha Trang mùa thu lại về (1978), Trời Hà Nội xanh (1978)  của Văn Ký, Làng quan họ quê tôi (thơ Nguyễn Phan Hách- 1978) của Nguyễn Trọng Tạo, Một mùa xuân (thơ Thanh Hải- 1978) của Trần Hoàn, Tình ca Tây Nguyên (1978) của Hoàng Vân, Giai điệu Tổ quốc (1978), Mùa xuân gọi (1978) của Trần Tiến, Em chọn lối nầy (1978) của An Thuyên, Sợi nhớ sợi thương (thơ Thúy Bắc-1978) của Phan Huỳnh Điểu, Bài ca biên giới (1978) của Xuân Giao…
       Nha Trang mùa thu lại về của Văn Ký mở đầu với chất suy tư nhưng giấu cái tôi cá nhân trong cái ta rộng lớn: Ơi Nha Trang mùa thu lại về/ Trong nụ cười và trong ánh mắt mê say/ Cờ đỏ
tung bay cuộc đời mới/ Buồm căng gió lộng thuyền ra khơi xa…
      Sau đó, sang đoạn hai, là sự bay bổng niềm vui rộn rã, cái tôi  được bộc lộ để hát cùng cái ta quê hương đất nước qua lời ca tự sự anh- em:      Mùa thu sang anh cùng em lên đường/ Đi xây dựng mảnh đất quê hương/ Theo nhịp bước của đoàn quân chiến thắng/ Anh ơi có nghe chăng mùa  thu tới  với muôn vàn yêu thương...
       Trong  Chiều trên bến cảng của Nguyễn Đức Toàn, cái tôi cá nhân “chia tay nhau”  với người yêu “trong lòng bao lưu luyến”  trênbến cảng nhưng cũng vì nhiệm vụ của cái ta công dân“nghe đất nước đang gọi mình đi”:
    Một chiều mùa hè gặp nhau trên bến cảng/Ta gần nhau hơn qua mỗi lần xa cách/Trong những chuyến đi xa có biết bao nhiêu điều mới lạ/ về đất nước về con người về cuộc sống và tình yêu…



C:\Users\TTC\Pictures\NS nguyễn đ Toàn.jpg
NS Nguyễn Đức Toàn.



       Ra đời chậm hơn sau đó vài năm, nhưng Điệp khúc tình yêu
của Trần Tiến với  nhịp điệu slow dìu dặt, ca từ rạo rực, cháy bỏng  trong danh xưng anh- em với tình yêu của một thời trai trẻ “đã đi qua chiến tranh” nhưng tình yêu ở đây là một tình yêu cao cả, tác giả vẫn đứng trên cái ta để nói về thân phận con người sau chiến tranh và còn lại sau chiến thắng là tình yêu, nên:
      Hãy hát lời lửa cháy bằng trái tim tình yêu/ Hãy hát lời tình yêu bằng trái tim lửa cháy/Hãy hát lời lửa cháy bằng trái tim yêu thương/ Hãy hát lời yêu thương bằng lửa cháy trong ta…
      Trước đó, cái tôi đã hòa  nhập với cái ta sớm hơn trong  Gởi nắng cho em (1975- thơ Bùi Văn Dung) của Phạm Tuyên. Ở đây tình cảm riêng tư đã hòa vào tình cảm rộng lớn của cả dân tộc, cái tôi “riêng” đã nhập vào cái ta “chung” một cách hài hoà, chúng không đối lập nhau nhưng cũng không hòa tan lẫn nhau:
       Khi hai miền cùng vào một vụ chiêm/ Hai vựa thóc cũng nặng tình của đất/ Cùng vào mùa một ngày vui thống nhất/ Hơn
lúc nào anh hiểu thấu lòng em…                                                         
      Những ca khúc “nhạc xanh” thời điểm nầy mang giai điệu nhẹ nhàng, dịu êm, sâu lắng của nhạc nhẹ, nhưng ca từ có nội dung chính trị (giới trí thức và sinh viên Sài Gòn thưở ấy gọi đùa là nhạc da cam, là màu do màu đỏ chồng lên màu vàng tạo thành).
Những đại từ anh- em chỉ là cách xưng hô gần gũi, thân mật trong sự phản ánh chủ đề tư tưởng của ca khúc là ngợi ca quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, niềm hân hoan của những con người



Image result for phạm tuyên
NS Phạm Tuyên.


đang xây dựng cuộc sống mới… Cái tôi của Văn Ký còn nặng về cái ta chung là “đoàn quân chiến thắng”, cái tôi của Nguyễn Đức
Toàn “là bản hùng ca biển khơi… sáng chói chiến công”, cái tôi của Hồng Đăng  là “tình ca biển kể chuyện quê hương”…


Giáo sư - Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Bằng

NS- NSND Trọng Bằng.


 Nhưng  đây là bước chuyển trong sáng tác, là cầu nối giữa cái ta đến cái tôi, từ nhạc đỏ qua nhạc  xanh đến nhạc nhẹ.
     Tiếp sau những nhạc sĩ đàn anh có nhiều sáng tác mang nhân tố nhạc nhẹ như: Văn Cao, Nguyễn Đức Toàn, Văn Ký, Trọng Bằng, Phan Huỳnh Điểu, Xuân Hồng, Phạm Minh Tuấn, Phạm Tuyên, Thế Song…, là các các ca khúc nhạc nhẹ mà thưở ấy gọi là nhạc trẻ của các nhạc sĩ trẻ hơn: Trần Tiến, Thanh Tùng, Nguyễn Trọng Tạo, Tôn Thất Lập, Hồng Đăng, Nguyễn Ngọc Thiện, Vũ Hoàng, Phạm Đăng Khương, Nguyễn Long, Trần Quang Lộc, Quang Lộc, Quang Minh, Nguyễn Tôn Nghiêm, Thập Nhất, Giáp Văn Thạch, Vũ Công Anh, Nguyễn Hải, Hoàng Lương (HN), Hoàng Lương (BR-VT), Nguyễn Phú Yên, Bùi Công Thuấn, An Thuyên, Nguyễn Văn Hiên, Lư Nhất Vũ, Trọng Vĩnh, Trần Tích, Văn Thành Nho…
       Mở màn cho nhạc trẻ, nhạc nhẹ ở  phía Bắc là Trần Tiến. Sau
 những Giai điệu Tổ quốc (1978), Mùa xuân gọi (1978), Điệp
 khúc tình yêu…, nhiều ca khúc nhạc nhẹ chính hiệu ra đời: Tạm
biệt chim én (1980), Vết chân tròn trên cát (1981), Mặt trời bé con (1982), Chiếc vòng cầu hôn (1982), Ngọn lửa cao nguyên (1983)… là những bài hát nổi tiếng do ca sĩ Lê Dung thể hiện rất bốc lửa, nhiệt tình được công chúng vô cùng hâm mộ.
         Còn ở phía Nam, người được coi là khởi đầu cho dòng nhạc nhẹ qua đề tài tình yêu là nhạc sĩ Thanh Tùng. Lúc đầu anh nổi tiếng bằng những bản phối khí nhạc nhẹ từ những bản nhạc nước
ngoài, như Tình ca du mục, Xương rồng…


Image result for Trần Tiến,



 Sau đó, từ đầu  thập niên 80,  anh tiếp nhận và chuyển hóa thành công ngôn ngữ âm nhạc cổ điển Âu châu vào các sáng tác ca khúc nhạc nhẹ sâu sắc và hấp dẫn với một phong cách độc đáo, mới lạ làm  xôn xao giới trẻ:  Cảm ơn mùa thu, Hát với chú ve con, Giọt Nắng Bên Thềm, Chuyện tình của biển, Nhịp điệu Slow Sur, Lời tỏ tình mùa xuân, Hoa tím ngoài sân, Ngôi sao cô đơn, Em và tôi, Lối cũ ta về, Mưa Ngâu…  Những sáng tác sau nầy của Thanh Tùng dù nói đến cái ta chung là Chuyện tình của biển nhưng cái tôi
chủ thể vẫn bao trùm cảm xúc lời ca:
Ôi tình yêu tình yêu, tình yêu... lỗi tại tình yêu!
Nếu em không biết gì về chuyện tình của biển
Nếu thật em không biết gì, tôi sẽ kể ... em ... nghe.....
       Nhạc sĩ Trần Quang Lộc nổi tiếng với những tình khúc trước 1975, như Về đây nghe em (thơ A Khuê- 1968), Có phải em mùa Thu Hà Nội (thơ Tô Như Châu-1972), Em theo đoàn lưu dân (thơ Phạm Hòa Việt- 1973)…, sau Thống nhất, im hơi lặng tiếng một hồi, anh bắt đầu sáng tác trở lại. Một trong những bài đầu tiên  anh viết lúc nầy, bản Băn khoăn về một tình yêu với giai điệu Pop Ballad trữ tình sâu lắng, dịu ngọt, nhân vật trữ tình  là anh- chủ thể, đối tượng trữ tình là Em- “một vì sao” của anh, không gian trữ tình là khung cảnh thiên nhiên thơ mộng:



Image result for NS Thanh Tùng.
NS Thanh Tùng


Sao trên trời hôm nào không mọc
Chỉ còn mưa mang ký ức mù sương…
… Mây trên trời lững lờ phiêu bạt
Và sương khuya từ chừng ấy dòng sông…
Hoa trên cành không hiểu được lá
Mây trôi hoài trăng không hiểu nổi
nhưng nội dung trữ tình của ca khúc vẫn là thuần tình yêu- một
tình yêu thủy chung, luôn hướng về nhau:
Nhưng bao giờ trong lòng anh cũng mọc
Một vì sao lóng lánh tựa mắt Em.
       Như vậy, các nhạc sĩ đã từ cái ta để nói cái chung, rồi cái ta có cái tôi ẩn mình để nói cái tôi trong cái ta, sau đó chuyển sang anh- em để nói cái ta cùng cái tôi và cuối cùng dù nói đến cái chung vẫn là cái tôi chủ thể. Rồi cái tôi cá thể nầy lại được cá biệt hóa trong ca nhạc thành những cái tôi cao thượng, cái tôi tội tình, cái tôi đời thường…
        Đến đầu thập niên 80, nhạc nhẹ phát triển rộng khắp từ phong trào ca nhạc quần chúng ở các địa phương, đơn vị sản xuất đến các đoàn ca múa nhạc chuyên nghiệp và được sự nhiệt tình ủng hộ nhiệt tình của công chúng là sự đổi mới nhận thức về âm nhạc từ nhiều phía.
         Từng bước phát triển ca nhạc nhẹ trong nước có sự kết hợp tuyên truyền thông tin giới thiệu của các cơ quan thông tấn báo chí, đặc biệt các đài giới phát thanh, truyền hình thường xuyên giới thiệu những ca sĩ nhạc nhẹ hàng đầu thế giới như (số lượng %  sau là chỉ số người ủng hộ theo tư liệu của Tạp chí âm nhạc- NXB Trẻ): Michall Jackson 90%, Madonna 84%, Beck 94%, Ma Riah Cary 53%, Tori Amos 91%, Stinh 22%, Alanis Morissette
54%... Đài truyền hình còn giới thiệu những ban nhạc hay nhất thế kỷ: The Beatles, The Jackson, The Doors, ABBA, Queen, Hanson, R.E.M, The Spieceairis, Aqua, Backstreet Boys, Lauryn- Hill… Băng đĩa của các nhóm nhạc nầy và của các ca sĩ nổi tiếng trên tràn ngập ở các cửahàng băng đĩa toàn quốc và tâm nhập   vào các gia đình.

https://baomoi-photo-1-td.zadn.vn/w700_r1/17/01/24/19/21398856/5_145786.jpg
NS Văn Thành Nho (trái)
và NSND Đinh Bằng Phi 
       Đầu thập niên 80, Đài truyền hình trung ương giới thiệu chương trình ca nhạc nhẹ thế giới vào tối thứ bày hàng tuần được người xem nhiệt tình chờ đón. Đầu năm 1982, nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam cử đoàn ca
nhạc nhẹ gồm có các ca sĩ nổitiếng: Mạnh Hà, Vũ Dậu, Ái Vân, Lệ Quyên… sang Đức tập huấn. Nhà nước mở cửa cho một số đoàn ca nhạc nhẹ sang biểu diễn tại Việt Nam như nhóm ca khúc chính trị Đức sang Hà Nội năm 1983…
      Tất cả các nhân trên cùng với xu thế phát triển có tính toàn cầu hóa của phong trào ca nhạc nhẹ đã tác động sâu sắc đến các đoàn ca nhạc chuyên nghiệp, đến các nhạc sĩ và đông đảo công chúng, mở ra một bước ngoặc có tính lịch sử hình thành một hình thức âm nhạc mới ở nước ta.
       Gần cuối thời đoạn nầy, ca nhạc nhẹ dần dần được mặc nhiên chấp nhận. 
    (Mời xem tiếp:  Kỳ 2: Những bước nhập cuộc “không suôn sẻ” của  dòng nhạc nhẹ Việt đương thời- sau Đổi mới đến nay).
                                  LÊ THIÊN MINH KHOA
  (Trích trong cuốn  sách “ 9 THẬP KỶ CA KHÚC TÂN NHẠC VIỆT NAM”- nghiên cứu, phê bình- Lê Thiên Minh Khoa-  trang 72-83 (PHẤN IV: CA KHÚC ĐƯƠNG ĐẠI                   GIAI ĐOẠN 1975- NAY)- sắp xuất bản, 2018).


-----------------
Nguồn ảnh: Internet.


                                                               
                                                               

                             

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

HÈ VỀ , ANH ĐI - THƠ LÂM NGUYÊN


Lâm Nguyễn
23:56, Th 4, 25 thg 7 (4 ngày trước)
tới tôi








HÈ VỀ

Hè về hong sợi tóc mây
Hoe vàng nỗi nhớ cho dài luyến thương
Hè về gọi nắng sân trường
Nhờ cánh phượng đỏ tô hồng nét môi
Hè về đem nắng lên đồi
Cho đôi mắt biếc dõi nơi cuối trời
Hè về ngắt cánh hồng tươi
Ép vào trang vở của thời mộng mơ
LÂM NGUYÊN
(Sài gòn)



ANH ĐI 


Anh đi mưa dệt trắng đồi
Muôn hoa sướt mướt tiễn người chia phôi
Ngàn thông tức tưởi nghẹn lời
Thương cho cái kiếp sống đời quạnh hiu
Xuân Hương mặt nước buồn thiu
Đang nằm im đợi bóng chiều hoàng hôn
Sầu lên man mác trong lòng
Mây trời khép cánh thiên đường trong em

LÂM NGUYÊN
(Sài gòn )


ĐÔI LỜI GÓP THÊM CỦA NGUYỄN KHÔI VỀ BÀI THƠ “CHUNG” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
17:17 (2 giờ trước)
tới tôi








ĐÔI LỜI GÓP THÊM CỦA NGUYỄN KHÔI
 VỀ BÀI THƠ “CHUNG”
CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
*

CHUNG
- Tặng Quỳnh Hương -

Em có cần anh không?
Nếu cần anh hãy cùng anh chung sống
Gạo nấu chung nồi
Chăn trùm chung gối
Ta chia chung ánh mắt nụ cười...

Đừng ngại em ời...
Giường nhà anh đủ dài, đủ rộng
Chăn nhà anh đủ ấm, đủ nồng
Ta khêu ngọn lửa hồng
Ta nối câu quan họ
Ta bện mây với gió
Kết thành thuyền chơi trăng...

Em sẽ là buồm căng
Anh sẽ là gió lộng
Thuyền trăng mình thơ mộng
Dập dìu giữa biển xanh
Em. Nào, về với anh!
*.
Hà Nội, trưa 25 tháng 04. 2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


LỜI BÌNH:

Nhân đọc bài ĐẾN VỚI BÀI THƠ “CHUNG” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN của nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm, Nguyễn Khôi tôi có đôi lời “góp thêm” về bài thơ “CHUNG” của Đặng Xuân Xuyến.
Bài thơ có 2 câu HAY nhất, đó là "tứ" thơ - là rường cột của bài thơ:
Ta bện mây với gió
Kết thành thuyền chơi trăng
Một "tứ" thơ lạ, một sáng tạo độc đáo. Nó thơ mộng nhưng cũng thầm bảo: đằng sau cái thơ mộng là biển khổ cuộc đời đấy, có dám chung lưng đấu cật "Vượt biển" thì hãy về với anh?
Viết đến đây Nguyễn Khôi lại nhớ đến Trường ca "Khảm Hải" - Vượt Biển của Dân tộc Tày, Việt Bắc (thói quên nghề nghiệp của 1 đời ở và làm công tác Dân Tộc mà). Thật là sòng phẳng, nói trước cái khó khăn / có chấp nhận (chịu nổi) thì mới "Em, nào, về với anh"..., kẻo sau này lại:
Chồng gì anh
Vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời của nhau...
                           (Ca dao)
rồi lại chia tay như cuộc hôn nhân trước...
Chao ôi, thơ Tình là tiếng lòng, tiếng con tim thổn thức của tuổi trẻ, nhưng ở cái tuổi dở ông / dở thanh niên như nhà thơ Đặng Xuân Xuyến, thì đó là sự "hồi xuân" mà lửa lòng bưng bừng "khát" (thèm) một cuộc hôn nhân (già) như mộng? để có một bạn đời cùng chung một con thuyền tình để "vượt biển" qua nốt quãng đời còn lại trên thế gian này.
  Nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm về cơ bản "bình" trong bài ĐẾN VỚI BÀI THƠ “CHUNG” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN là đủ rồi, rất Hàn lâm...
Tuy nhiên, cái có vẻ "mộc mạc" của Đặng Xuân Xuyến ở mấy câu thơ khổ đầu như dẫn dắt cô gái quê ngây thơ kia đi đến "ta bện..." thì không còn mộc mạc nữa mà là rất lãng mạn kiểu Xuân Diệu:
"Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc với muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến..."
                                                  (Cảm Xúc)
thì ở đây phải là một cô gái có tâm hồn đồng điệu mới kham nổi cái "tầm" yêu (khát vọng yêu của Đặng Xuân Xuyến) để thành một cặp đôi hoàn hảo khi kết thành thuyền Thơ...
HAY, HAY, HAY.
LẠ, LẠ, LẠ...
Đó là một cống hiến nhỏ của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến cho ngàn lẻ cái Thơ Tình xưa nay hiếm của “Chung” là thế chăng?!
Nguyễn Khôi gõ nhanh, có điêu gì bất cập xin được miễn thứ.

*.
Phố Hàn 3 giờ sáng 11-10-2016
NGUYỄN KHÔI

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

ĐẾN VỚI BÀI THƠ “CHUNG” của ĐẶNG XUÂN XUYẾN - NGUYỄN THANH LÂM

BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
15:26, Th 4, 25 thg 7 (3 ngày trước)
tới Phu, tôi, Giống, Trần, Xuân, Nguyễn, Da, PV, Vu, Tuyen







ĐẾN VỚI BÀI THƠ “CHUNG”
của ĐẶNG XUÂN XUYẾN
*
CHUNG
- Tặng Quỳnh Hương -

Em có cần anh không?
Nếu cần anh hãy cùng anh chung sống
Gạo nấu chung nồi
Chăn trùm chung gối
Ta chia chung ánh mắt nụ cười...

Đừng ngại em ời...
Giường nhà anh đủ dài, đủ rộng
Chăn nhà anh đủ ấm, đủ nồng
Ta khêu ngọn lửa hồng
Ta nối câu quan họ
Ta bện mây với gió
Kết thành thuyền chơi trăng...

Em sẽ là buồm căng
Anh sẽ là gió lộng
Thuyền trăng mình thơ mộng
Dập dìu giữa biển xanh
Em. Nào, về với anh!
*.
Hà Nội, trưa 25 tháng 04. 2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


LỜI BÌNH:

Đã lâu… tôi mới nghe được một thông điệp tình yêu - lời tỏ tình mộc mạc, giản đơn mà chân thành, vừa cổ điển vừa hiện đại. Lời tỏ tình từ tâm can, không ấp úng rụt rè vụng dại của tuổi trẻ mới vào đời, mà là lời tỏ tình của người đã trải qua những cung bậc thăng trầm trong tình ái, đã bước vào ngôi đền tình yêu thắp nén tâm hương của lòng mình và nghe được thần ái tình mách bảo lẽ hằng thường vĩnh cửu - bền vững của tình yêu. Tiếng nói của thần ái tình thường thì thầm trong lòng con người, nhưng không phải ai cũng nghe rõ. Hình như trời cho trái tim thơ của Đặng Xuân Xuyến nghe được tiếng nói tâm linh.
Trong kinh dịch quẻ Hàm là đạo vợ chồng - tiếp nối đến quẻ Hằng là đạo dài lâu. Sự dài lâu nào cũng có nguyên lý của nó như nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người. Như khí trời, không có khí trời thì vạn vật và con người không thể tồn tại và con người cũng cần tình yêu như khí trời vậy, “Đến sỏi đá cũng cần có nhau” thì con người sinh ra trong trời đất không có tình yêu và tình vợ chồng chẳng có lỗi với tạo hóa lắm sao!
 “Em có cần anh không”, một câu hỏi tưởng giản đơn bình thường nhưng đầy nội lực, không trải qua những thao thức với tình yêu, không hiểu thấu nguồn cội của tình yêu, đặc biệt là tình yêu vợ chồng là sự hằng thường lâu dài không thể tỏ tình từ tâm can như vậy. Chữ “cần” vừa mang sức nặng của câu thơ, vừa là ngọn lửa minh bạch và chân thành thắp sáng trong ngôi đền tình yêu của mọi lứa đôi trong cõi đời này. Thiếu sự “cần” ấy mọi cuộc tình sẽ thành tẻ nhạt. Ngược lý của cần là không cần, ôi không cần nhau thì đâu còn là tình yêu nữa.
 “Em có cần anh không”. Cần là một nhu cầu như nhu cầu hít thở để bảo toàn sự sống con người, và con người không có tình yêu như trái đất thiếu mặt trời là điều tất nhiên. Nhưng câu hỏi này đối tượng được hỏi phải là người nào? Mới gặp nhau, mới biết nhau mà hỏi như vậy thật là vô duyên. Đặng Xuân Xuyến tặng bài thơ này cho Quỳnh Hương có nghĩa là 2 người đã hiểu nhau, biết nhau lâu rồi. Quỳnh Hương đã là không khí trong lành trong lồng ngực nồng nàn của nhà thơ hít thơ, nàng đã là bài thơ mà Đặng Xuân Xuyến là tác giả. Cũng có trường hợp 1 bóng hồng lướt qua đã rung động cho thi nhân làm thơ tặng, nhưng tôi dám chắc rằng không có nhà thơ nào dám cả gan hỏi “Em có cần anh không” như Đặng Xuân Xuyến.
Sau câu hỏi “Em có cần anh không” thì câu thứ 2 sinh ra là lẽ tất nhiên “Nếu cần hãy cùng anh chung sống”. Lòng thành của nhà thơ cụ thể hơn, tính mục đích rõ ràng minh bạch hơn, câu thơ như ánh nắng hồi hộp thở trong hoa, ánh mắt của nhà thơ đang ngước lên thành kính đợi chờ vị thần tình ái của lòng mình. Sự chân thành như sóng đã dâng lên là hối hả vỗ bờ, và mọi sự chân thực đều ngắn gọn và rõ ràng:
Gạo nấu chung nồi
Chăn trùm chung gối
Ta chia chung ánh mắt nụ cười
Lời tỏ tình đến đây tưởng như đã đủ, nhưng với tình yêu đặc biệt là tình yêu chân thành thì nói biết bao nhiêu cho vừa. Xuân Diệu: “Đã hôn rồi/ Hôn lại/ Hôn mãi mãi muôn đời/ Anh mới thôi dào dạt”. Đặng Xuân Xuyến là nhà thơ hậu sinh cái gen đa tình bay bổng của thơ đã nhiễm với gen đời. Anh vẫn tỏ tình với ngôn ngữ mộc mạc:
Đừng ngại em ời
Giường nhà anh đủ dài đủ rộng
Chăn nhà anh đủ ấm đủ nồng
Câu thơ gọi hồn những trang cổ tích, cho người đọc trôi ngược về cội nguồn nề nếp cha ông, nhưng cũng rất hiện đại trong cuộc sống hôm nay. Chữ “đủ” là linh hồn của câu thơ, đủ có nghĩa là không thừa không thiếu, đủ mang hồn của triết học phương đông, kín đáo nói với người tình của mình và cho tất cả những lứa đôi, những cặp vợ chồng và cả chúng ta: mọi sự ở đời này hãy tự cho là đủ - thì sẽ đủ. Tôi nghe thấy tiếng Lão Tử cười thầm và tay khẽ vuốt râu - Đạo đã thành thơ.
Cái đẹp của thơ Đặng Xuân Xuyến là sự mộc mạc vì hồn cốt của anh mộc mạc. Nhưng cái mộc mạc của chàng trai quê Hưng Yên đã già nửa đời ra đi dan díu với kinh thành, nên vẻ đẹp mộc mạc mang một vẻ đẹp khác. Sau những điều cụ thể của sự “cần” có anh không, của gạo chung nồi, chăn chung, gối chung của căn nhà đủ dài đủ rộng, sự mộc mạc của thơ bay lên với tất cả nỗi lòng:
Ta khêu ngọn lửa hồng
Ta nối câu quan họ
Ta bện mây với gió
Kết thành thuyền chơi trăng.
 Khêu ngọn lửa hồng ý tưởng của câu thơ mang nỗi lo xa, cẩn thận gìn giữ tình yêu, ngọn lửa tình yêu khêu lên, thắp sáng không chỉ một đêm nay, đêm mai mà sáng cả một đời. Câu quan họ không chỉ hát trong đêm nay mà “Ta nối câu quan họ” nối dài mãi ngân vang mãi trong cả đời. Chữ “khêu” và chữ “nối” đọc lướt qua sẽ không thấy nỗi lòng của nhà thơ.
Từ bệ phóng của đời sống, của lòng chân thành hồn thơ bay lên, tình yêu ảo diệu lung linh “Ta bện mây với gió/ Kết thành thuyền chơi trăng”. Bàn tay của ái tình thật kỳ diệu “Bện mây với gió”, chủ thể và khách thể giao hòa - anh với em là một. Anh không nhớ anh là mây hay là gió, em không nhớ em là gió hay là mây. Như Liệt Tử nói: “Ta cưỡi gió hay gió cưỡi ta”, gió và mây quện vào nhau kết thành con thuyền chơi trăng, và con thuyền chơi trăng ấy vừa có, vừa không mang sắc màu huyền bi đạo phật. Bơi trong cuộc sống vĩnh hằng. Đọc đến đây mới thấm thía chữ “cần”. Mây cần có gió, gió cần có mây để hóa con thuyền chơi trăng và vui sống trong cõi đời này.
Nếu là tôi, tôi sẽ dừng bài thơ ở đây. Nhưng nhà thơ đang yêu, đang say nên dù đã qua sự tột đỉnh thăng hoa, nhưng tình yêu hoàn nguyên cho anh sức khỏe, vẫn yêu tiếp:
Em sẽ là buồm căng
Anh sẽ là gió lộng
Thuyền trăng mình thơ mộng
Dập dìu giữa biển xanh
Em, nào, về với anh.
Buồm căng và gió lộng là ý thơ không có gì mới, không say lòng người bằng “Bện mây với gió”, “Thuyền trăng mình thơ mộng/ Dập dìu giữa biển xanh” tưởng là hình ảnh đẹp của thơ nhưng đã thiếu lửa, không cháy như sự đam mê quấn bện vào nhau như mây gió.
Thế mới biết làm thơ cực khó, thêm một chữ thì thừa, bớt một câu thì thiếu. Ngoài sự xúc động thực, vốn đời cần có tư tưởng và câu chữ bầu lên nhà thơ.
Ở bài thơ này một số chữ tôi đã phân tích ở trên đã bầu lên nhà thơ Đặng Xuân Xuyến.
Câu kết: “Em, nào, về với anh”. Một câu nói thừa nhưng lòng tôi hình dung hình ảnh bàn tay nắm bàn tay, đôi tình nhân cùng nhau tung tăng bước vào ngôi nhà hạnh phúc. Tôi thầm cầu trời sự hình dung mong đợi của tôi và của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến thành sự thật.
*.
Hà Nội, chiều 09 tháng 10.2016
NGUYỄN THANH LÂM

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

MẠCH SẦU 1 - 2 - THƠ LÊ KIM THƯỢNG


Sinh Lê
Tệp đính kèm
20:09, Th 3, 24 thg 7 (2 ngày trước)
tới tôi

GỬI NHÃ MY BÀI THƠ LỤC BÁT 2018
CHÚC VUI KHỎE
NHA TRANG,25-07-2018 - LÊ KIM THƯỢNG



                             

                




MẠCH  SẦU   1 - 2


1.


Một trời ký ức xanh xưa
Bao mùa mưa nắng vẫn chưa phai màu
Người xa quê lắm dãi dầu
Mưa qua tháng nhớ, nắng đầu mùa yêu
Rừng chiều, ơi hỡi rừng chiều
Trăm con chim nhớ, buồn thiu bốn bề
Câu hò gió lộng triền đê
Gọi người xa xứ quay về Cố Hương
Một đời rong ruổi tha phương
Người đi tìm cái phi thường... mộng mơ...
Người về bến vắng ngẩn ngơ
Bên sông lặng lẽ đợi chờ đò sang
Sóng xô tan nắng chiều vàng
Hoa vàng theo nước nhẹ nhàng ra khơi
Quanh đây có tiếng ru hời
Âm vang tha thiết chơi vơi qua lòng

Lời ru bay giữa mênh mông
Chùa xa chuông đổ... gió đồng hương bay
Mưa nguồn xa lắm trời Tây
Sông quê chở nặng, nặng đầy phù sa
Nắng xiên xế bóng chiều tà
Hàng tre ngả bóng la đà, liêu xiêu
Đâu đây tiếng võng ru chiều
Cánh cò no gió, cánh diều lượn chao
Nghe mùi Gió Chướng ngọt ngào
Hương quê đằm thắm quyện vào chiều buông...

2.


Nắng chang chang đổ mưa nguồn
Đời vui sao có nỗi buồn... riêng ai...
Thềm rêu rơi một cánh Lài
Vầng trăng cô độc, bóng dài chơi vơi
Một mình, một bóng bên đời
Tình trăm năm bỗng nghẹn lời vàng thau
Đố ai tát cạn mạch sầu
Nỗi buồn viễn xứ... nỗi đau quan hà
Nửa khuya ôm bóng trăng tà
Tiếng đêm ray rứt... tiếng gà đơn côi
Trời còn nửa mảnh trăng thôi
Nửa kia theo gió xa xôi, phiêu bồng
Về đâu trời đất mênh mông
“Bạch vân thiên tải...” gió lồng biệt tăm
Bước chân ngày tháng âm thầm
Chìm sâu sương khói, tháng năm nhạt nhòa
Ngày qua, năm tháng cũng qua
Đời còn lận đận phong ba, thủy triều
“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều...”
Thân thương tiếng sáo, cánh diều trong thơ
Một thời mộng, một thời mơ
Trăng tròn, trăng khuyết, trăng mờ, trăng trong
Vầng trăng minh chứng tấm lòng
Hẹn thề non nước tình không đổi dời
Thề cùng chín đất, mười trời
Sắt son vẫn giữ một đời nhớ quê...


                        Nha Trang, tháng 7. 2018

                           LÊ KIM THƯỢNG



“...” Ca dao

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

PHIÊU BẠT - THƠ LÂM NGUYÊN


Lâm Nguyễn <hatkiemlam9@gmail.com>
03:19, Th 3, 24 thg 7 (1 ngày trước)
tới tôi



Kết quả hình ảnh cho ẢNH CÔ GÁI BÊN HOA LỤC BÌNH



PHIÊU BẠT 


Bạt phiêu như đám lục bình
Dạt trôi vô định đưa mình về đâu?
Võ vàng núp bóng chân cầu
Thẫn thờ lạc bước đi vào lạch sông
Duyên tình lận đận long đong
Phong sương dầu dãi cuối cùng gặp em
Thuyền tìm đậu bến bình yên
Buông neo dòng nước đến miền cỏ hoa...

LÂM NGUYÊN
(Sàigòn)


TB:Gởi lời chào đến Nhã My Ngọc Sương. Qua lời giới thiệu của thi hữu Tịnh Đàm ,Lâm Nguyên xin được hân hạnh góp mặt với thi đàn.Cám ơn.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

GIẤC MƠ ĐÊM - THỦY ĐIỀN


Tran Van Mau
11:52, Th 2, 23 thg 7 (2 ngày trước)
tới tôi

Goi chi

Thuy Dien








GIẤC MƠ ĐÊM


    Đêm nay, trời lặng yên, vầng trăng cao thanh mát. Lẽ ra cần phải được chiêm ngưỡng nhiều hơn, thú đam mê cũng dâng tràn theo sắc thắm. Nhưng chàng lại lờ đi theo ánh nguyệt tàn.


      Mười mấy năm đối vách, chàng nhận ra mình đã yêu, yêu một bóng hình đối diện, yêu trong thầm lặng, nên đêm đêm chàng thường đăm đăm vọng về một hướng. Riêng nàng thời gian dài khoe bóng cũng chẳng biết nàng có đáp lại hay không mà mãi luôn làm lòng người nao núng.


      Chẳng nói một lời, chẳng thở.... than một tiếng. Cứ thế, cho dòng đời chảy trôi theo ngày tháng. Người chẳng hiểu, kẻ chẳng hay luôn mang trong lòng "Hai nỗi nhớ nhung".


      Như một cuộc du hí lâu ngày, như bửa ăn được lập đi, lập lại những món cũ xưa. Bỗng dưng đêm nay chàng cảm thấy những khoái lạc ấy quá nhạt nhờ đối với một con người đã quá chịu đựng sự thèm muốn. Ngược lại phía xa xa càng lúc càng tăng tốc mãnh liệt mà chẳng được sự phản hồi.


      Hai nhà cuối xóm, hai vách kề liền gục đầu trong đêm vắng. Trăng mặc trăng, màn đêm cứ mãi vô tư chạy đuổi, ánh nguyệt dâng cao, hạ tàn theo tiếng gõ. Sự lạc lẽo leo thang đến đỉnh, tương lai chỉ còn là một khoảng hư không.


      Chiếc ghế dài quen thuộc, chàng thả lưng nhìn trăng, khói thuốc, ngụm Cà-phê là hương vị được thay thế những khoái cảm bao ngày, đêm nay trăng thanh, êm đềm chàng đang mơ...mơ về một phương trời khác.


Chiếc áo đỏ, khỏa nửa thân vẫn hy vọng....hy vọng....hy vọng.... và ngày ấy chỉ là một giấc mơ đêm.



Cái gì rồi cũng chán
Cái gì rồi cũng xưa
Mơ chi rồi cũng thừa
Trăng đầy rồi trăng khuyết



THỦY ĐIỀN

22-07-2018


Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

MỘT MỐI TÌNH CON.,MƯA NẮNG PHẬN NGƯỜI - THƠ TỊNH ĐÀM


Đàm Nguyễn Tài <nguyentaidam63@gmail.com>
03:49, CN, 22 thg 7 (2 ngày trước)
tới tôi










*MỘT MỐI TÌNH CON.

Tìm đâu thấy nữa bóng chim
Góc trời quen đã lặng chìm dấu xưa .
Buồn . Đêm nghe những tiếng mưa
Biết bao tâm sự cho vừa nỗi đau !

Xin đừng giũ áo quên mau
Nợ duyên đôi lứa phụ nhau sao đành !
Có còn chi để dỗ dành
Những cơn mộng hão sớm thành hư không !

Thôi thì về lại bến sông
Thả trôi ước vọng xuống dòng thiên thu
Mai này trả hết phù du
Mối tình con giữ đền bù kiếp sau ...

*MƯA NẮNG PHẬN NGƯỜI

(Thân tặng bác G.T.Điệp )

Vẫn buồn
Như tiếng thở dài
Vẫn đôi mắt đượm u hoài...
Khôn khuây !
Vẫn mong ước
Cuộc sum vầy
Vẫn anh ,
Chiếc bóng hao gầy...
Vì đâu ?!

Vẫn chờ đợi 
Đến bạc đầu
Vẫn xa xôi nhớ thương...màu áo xưa !
Vẫn đời ,
Sóng gió đẩy đưa.
Vẫn trôi...
Cho đủ
Nắng mưa phận người !

TỊNH ĐÀM
(HÓC MÔN . TP.HCM .VN )

NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN VÀ DÒNG NHẠC PHẢN CHIẾN Ở VIỆT NAM CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 1954-1975- LÊ THIÊN MINH KHOA


Minh Khoa Lê Thiên
Tệp đính kèm
00:22, Th 6, 20 thg 7 (3 ngày trước)
tới phuoc, BÔNG, BAOTHANG_XUANXUYEN, Ngạc, tôi






Tác giả Lê Thiên Minh Khoa



NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN VÀ DÒNG NHẠC PHẢN CHIẾN Ở VIỆT NAM CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 1954-1975
                                                        LÊ THIÊN MINH


KHOA

C:\Users\TTC\Pictures\Phác thảo bia 9 THẬP KỶ CA KHÚC TÂN  NHẠC VN.jpg
Phác thảo bìa sách “9 thập kỷ ca khúc tân nhạc Việt Nam” (tác giả tự trình bày).


         Khi cuộc chiến tranh Việt Nam ngày càng lan rộng, ở miền Nam, không chỉ có các nhạc sĩ sáng tác các bài hát ca ngợi người lính Việt Nam Cộng hòa mà còn xuất hiện nhiều ca khúc phản chiến. Người tiêu biểu nhất cho phong trào nhạc phản chiến này là Trịnh Công Sơn. Bắt đầu từ  năm 1966, nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn qua tiếng hát Khánh Ly đã chinh phục nhiều giới, đánh trúng tâm lý chán ghét chiến tranh, mong muốn hòa bình của công chúng... Với bốn tập ca khúc: Ca khúc da vàng 1, Ca khúc da vàng 2, Kinh Việt Nam, Ta phải thấy mặt trời (Nhân Bản xuất bản 1967, 1969, 1972) gồm 46 ca khúc phản chiến, hầu hết được thanh niên đường thời đều thuộc như: Huế Sài Gòn Hà Nội,  Nối vòng tay lớn, Bài ca dành cho những xác người, Gia tài của mẹ, Đồng dao hòa bình… Nhạc phản chiến của anh bắt nguồn từ tình yêu thương, là những bài tự tình dân tộc, nói về thân phận khổ ải của con người trong chiến tranh, nêu lên một hình ảnh Việt Nam đau thương vì cuộc chiến, chống bạo lực và chiến tranh, kêu gọi sự đoàn kết và xóa bỏ lòng hận thù.


http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQndRll3MyPmwq8KyxXjJY7BYGuZL5epDCqgKjLSX1vCAXLHcBs

Trịnh Công Sơn & Khánh Ly-  sinh ra để cho nhau.
                                       

         Đây là dòng nhạc với nhiều ca khúc được phổ biến sâu rộng trong giới thanh niên, bị chính quyền VNCH cấm đoán và trong số đó có những bài bị cấm đoán bởi cả hai phía chính quyền. Đích thân Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ký Lệnh cấm mang số 33 ngày 8.2.1969 cấm phổ biến nhạc Trịnh Công Sơn, chủ yếu trên các đài phát thanh, truyền hình. Nhưng nhạc của anh vẫn được công chúng say mê và được viết ở  giữa đô thị và được phát hành công khai bởi nhà xuất bản Nhân Bản, chứ không phải “trốn vào rừng sâu để viết”  và  in “lậu” như gần đây một nhà nghiên cứu âm nhạc  đã viết. Ký giả Jean- Claude Pomonti trên tờ Le Monde  (No. 7570, 17.5. 1969)  cho biết Đài Phát thanh Hà Nội  lúc đó đã chọn lọc phổ biến một số ca khúc của Trịnh Công Sơn. 


C:\Users\TTC\Pictures\NS NTT va2 TCS.jpg

Trịnh Công Sơn & Nguyễn Trọng Tạo- sự đồng điệu nghệ sĩ 2 miền Nam Bắc. 


        Xin dừng lại hơi  lâu  ở Trịnh Công Sơn. Vì trong lịch sử âm nhạc VN, hiếm có nhạc sĩ nào có thể tạo cho mình, cho thế hệ mình những cơn lốc nghệ thuật làm lay động đến chiều sâu tâm thức con người ở trong và ngoài kích thước quốc gia như Trịnh  Công Sơn. Anh không những được người dân miền Nam thưở ấy mến mộ mà còn được  người nước ngoài biết đến qua nhạc phẩm và báo chí quốc tế viết về anh.
         Tờ New York Times đăng tải một bài viết của thông tín viên Bernard Weinraub tại Sài Gòn được rút tít: “Một người Việt Nam trẻ đã hát về nỗi buồn của chiến tranh”.  Tờ  Peace News số ngày 8.11.1968 viết về anh với nhan đề “Bob Dylan của Việt Nam” (The Bob Dylan of Vietnam-  Bob Dylan: nhạc sĩ  phản chiến và tranh đấu cho dân quyền ở Mỹ). Còn nhà báo Jean- Claude Pomonti trong bài viết về anh trên phụ trang báo Le Monde đã có cái tựa rất “chân phương”: “Trịnh Công Sơn, ca nhân phản chiến tại miền Nam Việt Nam” (“Trịnh Công Sơn, chantre de l’antiguerre au Viêtnam du Sud”).   


http://petrotimes.vn/stores/news_dataimages/thanhhuyen/112012/19/23/DSC13401772x1131jpg_092438.jpg

 Trịnh Công Sơn & Văn Cao- mối  thâm tình của hai tâm hồn nghệ sĩ lớn.
                                                                                               
        Năm 1970, bài trả lời phỏng vấn  thông tín viên Crystal Erhart về chiến tranh của  của anh đăng trên New York Times Dispatch. Trước đó, năm 1968, nhà báo nầy đã có bài viết  dài về anh “Huế hôm nay” đăng trên News Service International Inc. Bài viết nầy được đánh giá “là có cái nhìn khách quan khi nói về đời sống và nhạc Trịnh Công Sơn”, làm cho người nước ngoài hiểu hơn về anh và về chiến tranh VN. Bởi vậy,  việc cấm nhạc Trịnh Công Sơn của chính quyền VNCH không chỉ khiến cho dư luận công chúng và báo chí Nam VN phản đối mà còn gây nên phản ứng của giới báo chí  ngoại quốc qua những bản tin đánh đi đã bênh vực Trịnh Công Sơn, nhất là đối với dư luận nước Mỹ, vì nhạc của Sơn đã lôi kéo sự chú ý của dân chúng Hoa Kỳ trước đó. Được ký giả J. C. Pomonti hỏi về vấn đề này, Trịnh Công Sơn đã thẳng thắn trả lời: “Trong chế độ dân chủ, tôi có quyền viết, và cấm là quyền của chính phủ” (En démocratie j’ai le droit d’écrire et le gouvernement celui d’interdire). Với báo Le Monde, anh tuyên bố: “Je ne veux pas faire de différence entre les guerres justes et les autres” ("Tôi không muốn phân biệt giữa chỉ chiến tranh và những người khác”). Còn trả lời thông tín viên The New York Times (số ra ngày 10.6.1970), anh nói: “Tôi là một nghệ sĩ thuần tuý. Tôi chỉ diễn tả những điều gì tôi mơ ước, nhưng tôi không biết làm cách nào để hoàn thành những mơ ước của tôi!…”

Trịnh Công Sơn trong cái nhìn của truyền thông quốc tế - Ảnh 3.

 Trịnh Công Sơn (VN) &  Bob  Dylan (USA)-
hai NS phản chiến nổi tiếng thế giới TK 20. 


          Còn ở trong nước, ngoài những tờ công báo và vài tờ thân chính quyền, báo chí Sài Gòn đều phản ứng mạnh mẽ trước vụ việc  chính quyền VNCH cấm nhạc Trịnh Công Sơn.  Báo
Chính Luận số ra ngày 13-2-1969 cũng bày tỏ ý kiến: “ Nếu về phương diện chính trị có thể bị coi là đã “không phân biệt bạn, thù” thì về phương diện triết lý của sự sống đã nói lên được phần nào thân phận bi đát của miền Nam bị kẹp giữa các thế lực quốc tế và để sống còn, vì không có đủ sức lực “trực tiếp trả miếng” nên đã phải tiến, lui, tránh né, để gián tiếp phản công mà tự vệ. Nhạc Trịnh Công Sơn nên được hiểu theo tinh thần phản chiến đó”. Và đặt câu hỏi: “Chính trị của Việt Nam Cộng hoà, nghĩa là của chính trị của  một chế độ dân chủ   đã làm trọn nhiệm vụ có nó hay chưa?”



Nhạc sĩ Trương Quốc Khánh

                         Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn đi dần vào nỗi đau của con người trong cuộc chiến hiện hữu  với những đắm đuối đến tận cùng của đam mê, hoà trộn cùng niềm đau thương rã cánh của một tâm hồn ngu ngơ, nhìn cuộc đời với lo sợ và chán chường. Chính vì những mâu thuẫn nội tâm phát triển một cách quá mạnh mẽ trong mỗi suy nghĩ, nên tiếng nhạc của anh lúc nào cũng choáng váng, ngây ngất trong từng vũng âm thanh run rẩy, nghẹn ngào…  Nó làm cho tâm tư bị vò xé bởi niềm đau không thành tiếng. Nó ray rứt, đứt nuối trong mỗi ưu tư về thân phận vật vã trước định mệnh…
       Từ cuối thập niên 60, ca khúc Trịnh Công Sơn có sự  “chuyển mình” trong nét nhạc cũng như ca từ. Anh như cố gắng viết đơn giản từ lời ca đến câu nhạc. Các giai điệu (mélodie) đã bớt dần tính cách mô tả để nghiêng dần về nhạc kể (récilatif) hơn. Ở thể nhạc kể, nét nhạc cô đọng, hàm chứa trong nó hiệu năng truyền cảm không bị gò bó bởi phách, do đó, ý thức nghệ thuật cao và giản dị hơn. Tính chất mới trong nhạc Trịnh Công Sơn lúc nầy, ở một vài ca khúc có các đoạn ngắn, một, hai phách (mesure) và âm tiết (accent) nghiêng về biểu hiện, để diễn đạt một vài nội dung của lời ca. Trịnh Công Sơn muốn tránh bớt cái tính chất gọi  là “hát hò” quanh một nội dung buồn bã.                                       
 
     Trên thế giới, nhiều nhạc sĩ đã thành công với những ca khúc phản chiến và nhiều ca khúc thuộc chủ đề này đã trở nên nổi tiếng như "Blowin' in the Wind" của Bob  Dylanđược xem là thánh ca của phong trào tranh đấu cho dân quyền, Give Peace a Chance của John Lennon trở thành giai điệu chính của phong trào phản  chiến tại Mỹ những năm 70. Tại VN, ngoài Trịnh Công Sơn, cuộc chiến tranh VN là đề tài bức xúc  cho ca khúc những nhạc sĩ khác như  Phạm Duy trong các tập nhạc  Tâm ca, Tâm phẫn ca  hay Miên Đức Thắng với tập nhạc Từ đồng hoang ...     

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiigc3CuCtT4OTK6DI4sE6pNNToZ180TkQNaDrly0fixpSzH47lS5V8TPy0mNZQdw5ZhnVskDxpCnch__TGvpbvHc9qRn-QIA56iYrRSr3Js3bUSskL1uTV6PiwLbku7OyUIwgWx1UZA9w/s200/0101.jpg

 NS Nguyễn Phú Yên. 


       
         Sau đó, phong trào sáng tác ca khúc phản đối  chiến tranh ở Miền Nam  được nhân rộng với nhiều nhạc sĩ  tài danh như Phạm Thế Mỹ, Lê Hựu Hà, Nguyễn Phú Ỵên, Nguyễn Văn Sanh, Nguyễn Xuân Tấn, Nguyễn Tuấn Kiệt, Trương Quốc Khánh …                                                                   
         Các nhạc sĩ và ca khúc phản chiến gắn liền với phong trào  đấu  tranh xuống đường và được  ngân vang trong các   chương  trình “Hát cho đồng bào tôi nghe” thưở ấy và còn ngân vang sau nầy mãi trong lòng nhiều thế hệ Việt Nam như: “Tự Nguyện”, "Sức Mạnh Nhân Dân” (Trương Quốc Khánh), "Tình Nghĩa Bắc Nam", "Ðường Ta Đi Niềm Tin Lớn Mạnh"  (Nguyễn Văn Sanh), "Phương Ðông Ðã Dậy Nắng hồng" (Nguyễn La Nghi), “Qui Nhơn Ngời Ngời Biển Lửa" (Ðoàn Ðình Quang - thơ Trần Nhật Nam),  "Hát Trên Ðường Tranh Ðấu" (Ðoàn Công Nhân), "Người Cha Bến Tàu" (Trần Long Ẩn- ý thơ Võ Thiệu Quang), "Không Ai Ngăn Nỗi Lời Ca" (La Hữu Vang),  "Dậy Mà Ði” (Nguyễn Xuân Tấn- thơ Tố Hữu), “Thừa Phủ ơi lòng ta hồng biển lửa”, “Sài Gòn Ơi, Vùng Lên” (Nguyễn Phú Yên), "Những Người Không Chết” (Phạm Thế Mỹ) và  Tôn Thất Lập với nhiều ca khúc như "Lúa Reo Trên Khắp  Ðồng Bằng","Từ Sông Hương đến Sông Hát", Chúng Ta Ðã Ðứng Dậy”…                 
         Thực ra, dòng nhạc có vẻ như tự phát theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa nầy chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe  do Đảng Cộng sản Việt Nam lảnh đạo, thông qua bốn cán bộ cốt cán “nằm vùng” của mình là các nhạc sĩ: Trần Long Ẩn, Tôn Thất Lập, Trương Quốc Khánh, Nguyễn Văn Sanh tổ chức, điều hành. Họ hoạt động trong phong trào nhạc phản chiến dưới phương thức công khai và bán công khai  trong  phương châm của nhóm cốt cán nầy: “Lấy bí mật làm gốc, tận dụng khả năng công khai và bán công khai”. Để tận dụng hai khả năng nầy, họ họ hòa nhập vào dòng nhạc phản chiến với nhiều ca khúc được hát công khai với nhiều bút hiệu khác. Tôn Thất Lập có các bút danh: Nguyễn Dân, Trần Nhật Nam, Lê Nguyên; Nguyễn Văn Sanh có: Nguyễn La Nghi, Đoàn Định Giang; Trần Long Ẩn có: Đoàn Công Nhân, Nguyễn Phiêu; Trương Quốc Khánh có Trương Quân Vũ. Phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe  được SVHS ở Sài Gòn, Huế rồi toàn Miền Nam ủng hộ  tạo thành một sức mạnh phản kháng tổng hợp làm chính quyền Việt Nam Cộng hòa thật sự hoang mang



.
Image result for Vũ           Đức Sao Biển,



                  Các nhạc sĩ được xếp chung vào dòng nhạc phản chiến có phần giao chung  là chống  chiến tranh, mong muốn hòa bình cho dân tộc, nhưng xét cho cùng có một sự phân cực giữa các nhạc sĩ dòng nhạc nầy, nhất là nội dung và quan niệm về chiến tranh và mục đích  chống chiến tranh không phải giống nhau. Các nhạc sĩ là các chiến sĩ cách mạng “nằm vùng” như Trần Long Ẩn, Tôn Thất Lập, Trương Quốc Khánh, Nguyễn Văn Sanh… là chống chiến tranh xâm lược, đấu tranh cho hòa bình thống nhất Tổ quốc. Các nhạc sĩ theo chủ nghĩa dân tộc thuần túy (yêu nước không đảng phái chính trị) như Trịnh Công Sơn, Nguyễn Phú Yên, Vũ Đức Sao Biển, Lê Hựu Hà… là chống chiến tranh gây tang tóc cho quê hương, đau khổ cho đồng bào. Còn một số nhạc sĩ có quan điểm chính trị phức tạp như Phạm Duy thì đối cực rõ ràng với hai nhóm nhạc sĩ trên: vừa viết ca khúc phản chiến nhưng lại vừa viết những bài hát ca ngợi chế độ, ca ngợi hình ảnh và chiến công của người lính cộng hòa. Phạm Thế  Mỹ, nhạc sĩ được hâm mộ trong dòng nhạc vàng lại viết cả nhạc phản chiến lẫn nhạc ca ngợi hình ảnh oai hùng, phong sương của anh  lính chiến.

C:\Users\TTC\Pictures\NS Pduy và TCS.jpg

NS Trịnh Công Sơn và NS Phạm Duy- hai nghệ sĩ tài hoa ở Miền Nam.





Ca sĩ  Lệ Thu

                   Còn phần giao giữa  nhạc phản chiến và nhạc du ca cũng rất lớn, có khi gần như chồng khít lên nhau, trùng nhau, bởi dù đứng ở góc độ khác nhau nhưng  đều  muốn “dùng tiếng hát chung của cộng đồng để xây đắp một quê hương hòa bình, tươi sáng".  Phong trào phản chiến của sinh viên, học sinh thường hát những ca khúc du ca, trong khi các đoàn du ca lại có những bài ca sinh hoạt là nhạc phản chiến. Hai dòng nhạc nầy, nhất là nhạc phản chiến vào cuối giai đoạn, đã hòa nhập với dòng nhạc giải phóng, cách mạng góp phần động viên, cổ vũ quần chúng tham gia vào công cuộc thống nhất đất nước. Nhiều nhạc sĩ tiêu biểu như  Trần Long Ẩn, Tôn Thất Lập… lại thành công ở cả 4 dòng nhạc tình ca, du ca,  cách mạng và phản chiến. Trịnh Công Sơn viết rất nhiều thể loại: nhạc du ca, tình khúc và phản chiến… Riêng Phạm Duy lại thành công trong hầu hết các dòng nhạc, các thể tài âm nhạc Việt Nam hiện đại: nhạc tiền chiến, nhạc đỏ, nhạc trẻ, nhạc lính, du ca, tình ca, bình ca, tâm ca, nữ ca, nhi đồng ca…  và nhạc phản chiến.
        Các danh ca  hát nhạc phản chiến là : Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly…  ‘                                                             

LÊ THIÊN MINH KHOA
  (Trích trong cuốn  sách “ 9 THẬP KỶ CA KHÚC TÂN NHẠC VIỆT NAM”- nghiên cứu, phê bình- Lê Thiên Minh Khoa-  trang 59-63 và 183-184- sắp xuất bản, 2018).