CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

LƯƠNG CHÂU TỪ - VƯƠNG HÀN ,ĐỖ CHIÊU ĐỨC

 



GÓC ĐƯỜNG THI

    LƯƠNG CHÂU TỪ


       CHIẾN TRANH là thảm họa muôn thuở từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á... Có biết bao nhiêu người đã nằm xuống ở sa trường. Sinh ly tử biệt, có mấy ai được lành lặn trở về từ chiến địa đâu ?!... Mời đọc LƯƠNG CHÂU TỪ của Vương Hàn đời Đường để thấm thía hơn với nỗi niềm " Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ?!"...


     


   涼 州 詞                  LƯƠNG CHÂU TỪ

              王 翰                                Vương Hàn

葡萄美酒夜光杯,    Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,

欲飲琵琶馬上催。    Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.

醉臥沙場君莫笑,    Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,

古來征戰幾人回。    Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi ?


王 翰 VƯƠNG HÀN : Không rõ năm sanh năm mất. Tự là Tử Vũ. Người đất Tinh Châu Tấn Dương  (thuộc Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây hiện nay). Lúc trẻ nhà giàu nên sống rất hào sảng phóng túng, thích uống rượu và ngao du sơn thủy. Đậu Tiến Sĩ đời Đường Tuấn Tông Cảnh Vân Nguyên niên (719).Khi Trương Duyệt làm Tể Tướng có triệu ông về kinh làm quan, đến khi Trương Duyệt bị bãi chức, ông cũng bị biếm ra khỏi kinh thành. Cuối cùng ông nhậm chức Tư Mã Thông Châu và mất ở nơi đây. Ông sở trường về thơ Thất ngôn tứ tuyệt, thiên về biên tái, lời thơ rất hùng tráng, hoa lệ và cảm khái, bi phẫn với cảnh chiến tranh dai dẵng.


           

 


CHÚ THÍCH :

    1. LƯƠNG CHÂU : là đất Lũng Tây đời Đường, nay thuộc TP Võ Uy tỉnh Cam Túc. Đây là vùng đất giáp ranh, do người Hán và người Hồ luân phiên cát cứ, ai mạnh thì chiếm giữ.

       LƯƠNG CHÂU TỪ : không phải là tựa chính thức của bài thơ, mà là tên của một Khúc Hát ở vùng đất Lương Châu, vì ngoài bài nầy ra, ta còn có Lương Châu Từ của thi sĩ Vương Chi Hoán cũng thuộc đời Đường. Nên bài nầy còn có tựa là XUẤT TÁI 出塞 : có nghĩa là XUẤT CHINH RA NGOÀI BIÊN TÁI.

    2. BỒ ĐÀO : là Trái Nho, nên BỒ ĐÀO MỸ TỬU là Rượu ngon được ủ bằng nho. NHO là trái của người Hồ, nên rượu Nho cũng là rượu của người Hồ cống nhập vào Trung Hoa. Bây giờ ta gọi là rượu VANG (Le Vin).

    3. DẠ QUANG BÔI : là Ly uống rượu mà ban đêm phát ra ánh sáng. Ly làm bằng ngọc Dạ quang . " Có thể " là ly bằng Pha-Lê cũng do người Hồ cống vào Trung Hoa.

      Trung Hoa xưa gọi những dân tộc ở phương bắc là Bắc Mông, phương Tây là Rợ Hồ, phương Nam là Nam Man. Gọi chung các nước của các dân tộc đó là PHIÊN BANG.

    4. TỲ BÀ : là loại đàn có 4 dây, cũng từ đất Hồ cống nhập, nên còn gọi là Hồ Cầm, loại đàn mà cô Kiều đàn rất giỏi : 

                Nghề riêng ăn đứt HỒ CẦM một chương !

    5. QUÂN 君 : là Nhân Vật Đại Từ, ngôi thứ 2 số ít, nên có nghĩa : Ông, Anh, Bà, Chị, Em, Mầy... Trong câu thơ nầy, xưa nay thường được mọi người hiểu và dịch là ANH hay BẠN. Sao không thể là NÀNG được chứ ?! Tại sao ?. Xin thưa :

     Hai câu đầu nêu lên : Rượu Bồ Đào (rượu Nho), ly dạ quang (ly pha-lê), đàn Tì Bà, tất cả đều của Xứ Hồ : Hồ tửu, Hồ bôi, Hồ Cầm, thì sao không thể là HỒ CƠ chớ ?! (HỒ CƠ 胡姬 : là Người đẹp xứ Hồ). Những người đẹp nầy giỏi đàn hát, giúp vui trong quân ngũ để khích lệ tinh thần ba quân tướng sĩ hăng hái giết giặc. Ta thấy thúc quân không phải là tiếng chiêng tiếng trống, mà là tiếng đàn TÌ BÀ, Có lạ không ? Và chắc chắn là tiếng đàn thúc quân phải do những Hồ Cơ nầy ngồi trên mình ngựa  đãm nhiệm. Cho nên, trước khi phi ngựa ra chiến trường, người chiến sĩ đã nói vói lại với người đẹp Hồ Cơ rằng : "Túy ngọa sa trường QUÂN mạc tiếu !.( ta lỡ có say mà nằm gục giữa chiến trường thì NÀNG cũng đừng có cười nhạo ta nhé ! . Vì : " Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ?! Xưa nay, có mấy ai được trở về từ chiến trường đâu nàng ơi !!! 

          



DỊCH NGHĨA :

       Rượu Bồ Đào rót vào chén dạ quang (Rượu vang ngon rót vào chén ngọc đẹp). Toan uống, thì đã nghe tiếng Tì Bà thúc quân vội vả lên ngựa. (Nhưng khoan, hãy đợi ta uống cạn vài ly đã) Vì có say nằm gục giữa chiến trường thì NÀNG cũng đừng có cười nhạo ta nhé ! Vì hãy nghĩ xem, từ xưa đến nay đem thân đi chinh chiến đã có mấy ai được trở về đâu ?!

        Đây là cái khí phách ngang tàng của...


                  Những người chinh chiến bấy lâu,

                  Nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây.

                                                  ( Chinh Phụ Ngâm Khúc )


      


 



DIỄN NÔM :


              BÀI HÁT LƯƠNG CHÂU

          Rượu vang rót vội chén pha-lê,

          Giục giã tì bà giọng tỉ tê.

          Say khước sa trường nàng chớ nhạo,

          Xưa nay chinh chiến mấy ai về ?!


  Lục bát :

          Bồ đào rót chén dạ quang,

          Tì bà giục giã sa tràng tiến ngay.

          Chớ cười chiến địa ta say,

          Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về ?!


                                                 Đỗ Chiêu Đức.


PHỤ CHÚ :

      Người Hoa gọi tất cả các loại đá quí là BẢO THẠCH 寶石, mà cũng gọi là NGỌC 玉 nữa. Ví dụ : CẨM THẠCH 錦石 mà ta làm đồ trang sức để đeo, thì người Hoa không có gọi là đeo CẨM THẠCH 戴錦石, mà gọi là ĐỚI NGỌC 戴玉 là Đeo NGỌC. Nên PHA LÊ trong thiên nhiên ngày xưa rất hiếm, có được một khối Pha Lê để làm ly uống rượu không phải là dễ. Pha Lê lại lóng lánh trong ánh đèn đêm, nên ta có thể "nghĩ" DẠ QUANG BÔI ở đây là LY PHA LÊ được nói nhấn cho có vẻ cao quí và trịnh trọng !. Mặc dù theo truyền thuyết cho rằng NGỌC DẠ QUANG là Ngọc tự nó có thể phát sáng trong đêm, chớ không phải như Pha Lê phải nhờ ánh sáng mới lấp lánh được. Nhưng trong Văn Chương ai biết được....!!!


                                                                                           杜紹德

                                                                                       ĐỖ CHIÊU ĐỨC


Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG -THƠ HỒ NGUYỄN & THI HỮU

 




SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG


Vàm C dòng sông nước diu hin,

Ôm tình man mát biết bao niên.

Lc bình thơ thn xuôi muôn kiếp,

Thuyn bến m xa đón khp min.

Quyn gic mơ màng đem thm ng,

Xuôi cơn mng m đến bình yên.

Quanh năm bóng nng soi bên sóng,

L lng yêu thương trước nguyn. 


HỒ NGUYỄN (25-6-2022)


BÀI HOẠ:


THU BỒN, SÔNG QUÊ TÔI


Dòng nước trong xanh chy tht hin,

Găn lin k nim tui hoa niên.

Cha quăng lưới dc trên tng khúc,

M lái đò ngang gia các min.

Vòm lá xanh rì soi tĩnh lng,

Khung tri cao vút ri an yên.

Bao nhiêu đôi la nên duyên phn,

Chung bóng bên nhau  tha hn nguyn.


SÔNG THU (27/06/2022)


 CỬU LONG GIANG


Cu Long Giang nước chy ngoan hin,

Tôi sng mt thi thu thiếu niên.

Theo m bơi xung ngang my no,

Tiếp cha ba lưới dc bao min.

Lc bình trôi ni hoài lơ lng,

Trai gái hn hò mãi bến yên.

Rung đt phù sa bi đp tt,

Trúng mùa dân chúng tha li nguyn.


SONGQUANG (20220627)


 DÒNG SÔNG 


Nước chy dòng sông thm mát hin, 

Ôm đi k nim thu thanh niên. 

Thuyn đưa qua li ngày hai ba, 

Mi đó mà nay dt đ min. 

Sóng nước lăn tăn mùa nng h,

Đông v mưa bão vn lành yên. 

Thu mơ gi cm trai hò hn,

Đôi la biết bao trn thỏa nguyn!…


YÊN HÀ (29/6/2022)

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2022

GIÓ THƯƠNG YÊU - THƠ TRẦN NGỌC HƯỞNG

 



GIÓ THƯƠNG YÊU

.... Đêm ngủ con nằm mơ gặp mẹ,
Mười năm từ lúc bước rời quê.
Mệt nhoài đất khách tìm cơm áo,
Quanh quẩn trong tâm một nẻo về.

Chao chát đâu dòng sông vỗ sóng,
Cơn triều ròng lớn mãi khôn nguôi.
Mẹ còn tóc bạc như mây trắng,
Cửa Tiểu buồn riêng một góc trời

Rợp bóng dừa xanh che trước ngõ,
Ánh chiều rụng nắng xuống bờ cau.
Hoàng hôn đổ bóng lên vai mẹ
Cho mảnh lưng còng trĩu nỗi đau

Mái lá một vuông hiu quạnh mãi,
Trông ra ruộng lúa mộ phần ba.
Cội mai lão cỗi còn hoa nở,
Mẹ vẫn thường ra đếm tuổi già.

Con mơ ngắm lại bên vườn cũ,
Tóc bạc mẹ bay dưới nắng chiều.
Đợi bước con về đầu ngõ vắng,
Thổi tràn lai láng gió thương yêu ...

TRẦN NGỌC HƯỞNG

 

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

8-6 - THƠ CHU VƯƠNG MIỆN

 




8-6

8-6



-

Thơ ta chả viết cho đời [*]

viết ra để mấy con ruồi đậu chơi

đậu xong dở khóc dở cườì

dở thương dở nhớ dở ngườì dở ma


tình mình đã trễ tháng 3

đồng hoang còn mấy nụ hoa ven đuờng

quê người nối lại quê hương

quê ta rồi lại quê miềng 2 quê

100 năm 1 chuyến đi về


100 năm bia đá tan rồi

Tan nơi ly tách ngưoì ngồi trầm ngâm

1 trăm năm 1 vạn năm

Con mèo con chó còn nằm thở than

trần ai vạn nẻo trăm đuờng

âm dương đôi nẻo trần hoàn đôi nơi

ta như hạt cát luân hồi

cứ lang thang cứ chuyển dơì tháng năm

nhìn lên đã khuất trăng rằm 


CHU VƯƠNG MIỆN


ĐỌC ‘’ĐÊM YÊN DŨNG’’THƠ TRẦN MỸ GIỐNG - CHÂU THẠCH




 Ảnh Trần Mỹ Giống


ĐỌC “ĐÊM YÊN DŨNG” THƠ TRẦN MỸ GIỐNG 

                              

ĐÊM YÊN DŨNG 

 

Trên trời cao 

một ngôi sao nhấp nháy 

như ánh mắt người yêu ta thuở ấy 

hẹn chờ nhau 

xao xuyến buổi ban đầu. 

 

Đồi bạch đàn 

gió lao xao trong lá 

ái ân niềm tâm sự 

ngàn xưa. 

đất cựa mình bồi hồi nhịp thở 

ấm hơi người luống bắp, bãi dưa. 

 

Gió tạm biệt đồi cây 

lá theo ngừng tâm sự. 

đất say nồng giấc ngủ từ lâu 

Trên trời cao 

giọt sao còn thức 

vẫn nhấp nháy nhìn 

vẫn đợi chờ 

chung thủy đến ngàn sau 

     Trần Mỹ Giống 

 

Lời bình: Châu Thạch 

 

   Nhà thơ Trần Mỹ Giống còn là một nhà văn, quê Xuân Trung – Xuân Trường – Nam Định, hiện quản trị trang tranmygiong.blogspot.com. Bài thơ “Đêm Yên Dũng” đã được nhà phê bình văn học Phạm Đức Nhì nhận xét thi pháp của bài thơ qua bài viết “Thi Pháp Bài Thơ ‘Đêm Yên Dũng’ của Trần Mỹ Giống”.    Châu Thạch tôi tình cờ đọc bài thơ thấy rất hay, nên chỉ xin mạo muội viết những cảm nhận chủ quan của mình theo những cảm xúc mà bài thơ đem đến cho tôi, mong được tán thán cho thỏa lòng những ngôn từ trong thơ mà con tim và thớ thịt tôi rung động. 

 

Vào khổ thơ đầu tiên ta dễ dàng thấy Trần Mỹ Giống chỉ cho ta một ngôi sao  nhấp nháy, lung linh trên bầu trời đêm, như ánh mắt người yêu đã một lần hẹn thề, hẹn chờ ở cái tuổi “Xao xuyến buổi ban đầu”: 


Trên trời cao 

một ngôi sao nhấp nháy 

như ánh mắt người yêu ta thuở ấy 

hẹn chờ nhau 

xao xuyến buổi ban đầu. 

 

     Khổ thơ đầu có ý thơ, tứ thơ thật dễ hiểu, chính sự dễ hiểu đó làm cho bất cứ ai đọc thơ cũng thấy được một bầu trời tuyệt đẹp, bầu trời đó nằm trọng tâm trí của mỗi người, nằm trong kỷ niệm êm đềm của một đêm nào đó, hay của một tháng năm nào đó mà ta từng nằm gối đầu trên cánh tay, nhìn lên khoảng trống bao la có ngàn vi sao nhấp nháy.  


   Bầu trời đó nằm trong kỷ niệm của người lính, nằm trong kỷ niệm của anh công nhân, hay kỷ niệm của một người từng đi trên dòng sông, từng nằm trong cánh rừng. hay công trường hay nông trường nào đó. Nếu ai đọc thơ, nhớ đến lời hẹn thề với em một thuở xa xưa thì khổ thơ thổi vào tâm hồn ta một làn gió se lạnh, mang đến cho ta một chút khoái lạc trong nỗi niềm thương nhớ. 

   Những câu thơ trên đây dễ thật dễ, thanh thật thanh, nhưng có khác gì bức tranh mở rộng một khung trời, nhắn nhủ mỗi người quay lại ký ức, đi về thuở yêu thương. Trần Mỹ Giống từng là một người lính, chất lãng mạn trong thơ nếu đem vào cho đời lính thì nó lại càng lãng mạn, thì nó lại càng thi vị đến không bút nào tả được.  

   Qua khổ thơ thứ hai, một bức tranh vô cùng độc đáo  được vẽ lên  bởi cây cọ vẽ  điểm xuyết một khung cảnh cô liêu có mang hồn đất trời thao thức trong đêm: 


Đồi bạch đàn 

gió lao xao trong lá 

ái ân niềm tâm sự 

ngàn xưa. 

đất cựa mình bồi hồi nhịp thở 

ấm hơi người luống bắp, bãi dưa. 

 

    Đọc khổ nầy không ai không tưởng tượng ra đồi thoi thỏi, cây bạch đàn trùng điệp, gió như hơi của đất trời bay qua từng kẻ lá. Vạn vật trong thơ như có linh hồn, như có thân thể để cựa mình, ẩn mình trong luống bắp, bãi dưa mà thở ra, tưởng đến những vì sao trên trời như đôi mắt người xưa còn quyến luyến với minh.  


    Hai chữ “ái ân” ở đây không có nghĩa dục tình. “Ái ân niềm tâm sự” là sự hòa hiệp thanh tao của đất trời tự ngàn xưa mà Thương Đế tạo ra. là sự nhuần nhuyễn trong sự sống của muôn vật, là sự đồng một thể như hiểu tiếng lòng của thi nhân giữa trời xanh, sao sáng, rừng bạch đàn và tiếng gió lao xao.  


   Thi nhân nhìn thấy ngôi sao như ánh mắt người yêu thuở ấy nhìn ta, lòng ấm lại và không gian cũng đồng cảm với lòng người, nên “Đất cựa mình bồi hồi nhịp thở/ Ấm hơi người luồng bắp. bãi dưa”. Hơi người làm ấm luông bắp bãi dưa là hơi ai vậy? Phải chăng là hơi ấm trong mắt người tình năm xưa đã chiếu xuông từ ngôi sao nhấp nháy, làm cho muôn vật trở nên tràn đầy sự sống.  


   Đây là một khổ thơ đúng nghĩa trác tuyệt, nó hòa hợp được tâm trạng người vào khung cảnh trời đất, nó đem sự ái ân trong lành vô biên của cuộc tình “Xao xuyến buổi ban đầu” vào cuộc ái ân của đất trời trong phút giây nầy.  


   Rồi thì sự lao xao của rừng cây bạch đàn dừng lại, đất cựa mình dừng lại, vạn vật chìm vào tỉnh lặng, nhưng con tim không dừng lại, nó nhảy chậm lại, nó nhảy chậm lại để được tồn tại mãi mãi cùng vạn vật đến ngàn sau. Để làm chi vậy? – Để chung thủy đợi chờ em!: 

 

Gió tạm biệt đồi cây 

lá theo ngừng tâm sự. 

đất say nồng giấc ngủ từ lâu 

Trên trời cao 

giọt sao còn thức 

vẫn nhấp nháy nhìn 

vẫn đợi chờ 

chung thủy đến ngàn sau 

 

  Nhà thơ không còn là nhà thơ, nhà thơ bây giờ là nhạc sĩ, đã phổ một cung trầm cho dàn giao hưởng vừa nhộn nhịp của mình. khiến cho ngàn trái tim chùng xuống, trong yên lặng thụ hưởng tình yêu nồng nàn trong giấc ngủ, tức là giấc thụy du đời đời, đến ngàn sau. 

Trời đất còn ngủ, muôn vật còn ngủ nhưng với nhà thơ, tình yêu không ngủ bao giờ, nó vẫn thức khi “Đất say nồng giấc ngủ từ lâu” và yêu trong giấc thụy du ngàn năm chung thủy của nó.  


    Đọc khổ thơ nầy. tự nhiên làm tôi nhớ đến bài thơ “Mùa Xuân Chín” của Hàn Mạc Tử. Hàn Mạc Tử tả một buổi bình minh đẹp vô cùng: “Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng/ Sột soạt gió reo tà áo biếc/ Trên dàn thiên lý bóng xuân sang”. Rồi Hàn Mạc Tử tả tiếng hát của thiếu nữ: “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi/ Hổn hển như lời của nước mây/ Thầm thỉ vơi ai ngồi dưới trúc/ Nghe ra ý vị và thơ ngây”.  


   Tất nhiên ở đây Trần Mỹ Giống không tả miền nông thôn đẹp như Hàn Mạc Tử. Nhà thơ  như tả một miền nông thôn nghèo với phong cảnh rất khô, và tiếng hổn hển trong thơ Trần Mỹ Giống cũng khác với Hàn Mạc Tử. Trong thơ Hàn Mạc Tử, tiếng hổn hển “như lời của nước mây”. Trong thơ Trần Mỹ Giống tuy không dùng tiếng “hổn hển” nhưng tiếng hổn hển nằm trong toàn bộ bài thơ và tiếng hổn hển đó không “như lời của nước mây” mà chính nó là lời của nước mây. Lời hổn hển ấy thầm thỉ với rừng bạch đàn, với luống bắp, vơi bải dưa rồi chìm xuống trong yên lặng để suy tư, để tưởng nhớ về một cuộc tình đi qua trong đời.  


   “Đêm Yên Dũng” của Trần Mỹ Giống là một bài thơ rất ngắn nhưng rất dài, vì nó chất chứa một mối tình trong không gian rộng lớn, nó chung thủy với một mối tình đến ngàn  năm sau và nó cô đọng sự bao la, sự trường tồn, vẽ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn vào trong 3  khổ thơ với 19 câu thơ ngắn gọn./. 

                                      CHÂU THẠCH



Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

2 ĐỨA ĐIÊN - THƠ CHU VƯƠNG MIỆN

 



2 ĐỨA ĐIÊN


-

thề ngày xưa thì nhớ

thề bây giờ mau quên ?

ờ ra 2 đứa điên ?

-

thằng tỉnh ngụ nơi này

kẻ điên ngụ nơi đó

giống y cá trong rọ

-

mùa xuân hoa đào

mùa thu hoa cúc

thư cho em

chờ khô dấu mực

-

núi sông yên 1 chỗ

người kiếp trước kiếp sau

thảo nào ? lại lạc nhau ?

-

sông giang vĩ giang đầu

khúc giữa là giang bán

bậu khăn gói đi đâu ?

-

cùng 1 dòng sông đó

nước múc bằng mo cau

không thân dù máu đào ?

-

mới đó mùa xuân

nay đã sang đông

đủ 1 vòng

-

anh yêu em 

em yêu anh ?

giống y đèn kéo quân

-

tàn  1 đêm

tàn 1 ngày

ai sống 

và ai chết đây ?

-

cùng vào chùa

có người lễ Phật

ròi về ?

có người ở luôn tu 

-

phía này đi tu

phía kia đi tù

chốn này phồn hoa

toàn phù du ?


CHU VƯƠNG MIỆN

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022

HOA THỊNH ĐỐN VÀO HÈ -THƠ NHẤT HÙNG ,LỄ HỘI ĐÓN HÈ SANG -THƠ HỒ NGUYỄN



 

HOA THỊNH ĐỐN VÀO HÈ


Th Đô rn rã bước vào hè,

Ph xá ngược xuôi người ln xe.

L hi, din hành thi múa hát,

Air show, tưởng nim đua thuyn ghe.

Trai thanh gái lch tràn muôn hướng,

Tour bus mô tô kín bn bề.

Bn hãy đến đây xem tn mt,

Cnh quan đp gp vn ln nghe.

NHẤT HÙNG


HỌA: LỄ HỘI ĐÓN HÈ SANG


Nng m long lanh chiếu dáng hè,

Th đô ph xá ngp dòng xe.

Người xa vang vng li ca hát,

L cn đua thuyn nhn bến ghe.

Tr nh hoa xinh tươi nhy khp,

Gái trai tay nm đp trăm b.

H sang l hi mng vui đón,

Thích thú vn lhơn ch nghe.

HỒ NGUYỄN