CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

NHỚ MỘT THỜI DĨ VÃNG - THƠ HUỲNH TÂM HOÀI

Hoang Lam
08:58 (8 phút trước)
tới tôi








NHỚ MỘT THỜI DĨ VÃNG

Một thời muối quẹt, mắm kho
Lửa rơm hơ tiếng ầu ơ dí dầu
Một thời xa mút cần câu
Quẩy đuôi cá lội biết đâu mà dò
Một thời bên mẹ tròn vo
Vòng tay, hương tóc mùi tro phả hồn
Vuột đi…Một cõi thăng trằm
Xa lơ xa lắc vói tầm mẹ mong
Bây giờ ngồi gậm mông lung
Muối tiêu rắc rát trên lưng vở đời
Đôi khi kêu tiếng Mẹ Ơi!
Khỏ đôi đủa dội những lời ca dao
Đói lòng tay quẹt, mắt lau
Mẹ Ơi! Con sắp qua cầu tử sinh
Vẫn còn nhớ mẹ như in
Mắm kho, muối quẹt mà tình…Mẹ Ơi!

 HUỲNH TÂM HOÀI

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

CÒN CÓ CỎ HOA TRÊN NGÀN - THƠ MẶC PHƯƠNG TỬ


tong minh
Tệp đính kèm
07:48 (13 giờ trước)
tới tôi, Kim, Dao









CÒN CÓ CỎ HOA TRÊN NGÀN 
Tặng khoá “HỘI NGỘ” mùa đông tại Arizona (USA)

.
Thế nhưng, không - giữa cuộc đời,
Gió đen mặc gió, Hoa thời vẫn  hoa.


Vẫn biết đường đời muôn ngã rẽ 
 Có ai chung bước lại chung lòng ?
Một phen lạc dấu phương trời cũ,
Là cả ngàn xa ngọn gió bồng.

Vẫn biết đời còn dong ruỗi bước
Vẫn lì chiếc áo bể dâu tan.
Vẫn nghe sạm gót phong trần ấy,
Nhưng với niềm tin hướng đỉnh ngàn.

Dù đã bao phen sầu mặc khách
Đêm dầy đâu dễ lịm cơn mơ.
Sá gì một chút mùi chung đỉnh,
Rắp kẻ đan tâm luống đợi chờ.

Ta khoát lên ta chiếc áo đời
Và ta đi mãi khắp muôn nơi.
Mai sau dẫu có tơi từng mảnh,
Son sắc tình ta... vẫn thế thôi !


Dám đâu rao bán lời giao ước
Cho khách mê lầm nguyện ước giao.
Chơn lý phải đâu đen đỏ ấy,
Trăm năm ai biết chuyện ra sao !

Người đến muôn phương mùa viễn xứ 
Ta từ lưu lạc bước về xuôi.
Chiều nay “HỘI NGỘ” phương trời cũ,
Gỏ nhịp thời gian vỡ tiếng cười.

Mai mốt mỗi người phương xứ đến
Cách xa, nào phải mộng chia xa.
Vén vun cho vẹn tình nhân thế,
Còn có trên ngàn hương cỏ hoa.!

                      South Dakota đông 2019.
                            MẶC PHƯƠNG TỬ.


TẠ ƠN - THƠ DƯƠNG THƯỢNG TRÚC


thuy bui <munau11@hotmail.com>
Tệp đính kèm
04:44, Th 5, 28 thg 11




Kết quả hình ảnh cho ãnh thanksgiving



TẠ ƠN
Tạ ơn, hai chữ đong đầy trong tim.




Tạ ơn người, tạ ơn đời
Tạ ơn Phụ Mẫu, đất trời bao la
Tạ ơn hương sắc cành hoa
Tạ ơn nắng ấm chan hòa ngày đông


Tạ ơn những khúc tơ đồng
Tạ ơn chữ nghĩa mênh mông ngọt ngào
Tạ ơn ngàn câu ca dao
Tạ ơn tiếng hát ngày nào Mẹ ru


Tạ ơn nắng lụa mùa thu
Tạ ơn ngọn gió vi vu trưa hè
Tạ ơn bụi cỏ bờ tre
Tạ ơn cơm nắm muối mè nuôi thân


Tạ ơn mấy chục mùa xuân
Tạ ơn thế sự xoay vần đổi thay
Tạ ơn Thượng Đế sắp bầy
Tạ ơn hai chữ đong đầy trong tim.



DƯƠNG THƯỢNG TRÚC

Mùa Tạ Ơn 2019-11-28

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

ĂN TẾT MUỘN - TRUYỆN NGẮN THỦY ĐIỀN


Tran Van Mau
02:13, Th 6, 22 thg 11 (5 ngày trước)
tới tôi

Chào chị Nhã My
Cho em gởi bài truyên ngắn nhé
Cảm ơn chị

Thủy Điền





Kết quả hình ảnh cho ẢNH HOA GIẤY




ĂN TẾT MUỘN


Tôi đang lom khom vô phân chậu hoa Giấy. Bỗng dưng phía sau lưng vỗ vai thật mạnh.
- Anh Tân khỏe hả ?
- Ồ ! Sampi. Anh vẫn khỏe, còn Sampi ?
- Cười cười, dạ em vẫn khỏe, hết tết rồi anh o bế nó làm gì?
- Kệ, hoa người ta chê cũ người ta bỏ, anh thì thấy còn tốt nên mang đem về, hy vọng chăm sóc dăm ba ngày nó sẽ mới lại thôi.
- Anh siêng thật.
- Có làm gì không ? Anh nghỉ tay, vào nhà anh em mình dùng nước nhá.
- Dạ.


      Năm ấy, tết buồn lắm tôi chỉ một mình nơi căn chồi nhỏ, không hoa, không bánh mứt, không dưa hấu đỏ, không thịt kho, dưa gía. Những thứ ấy mặc dầu không có thì cũng không sao, nhưng buồn ở chỗ gia đình nào cũng sum họp, đón rước ông bà vui vẻ bên cành Mai, nhánh Đào. Riêng tôi chẳng có ai về để mà sum họp.


      Sau mười ngày tết, tôi đi lang thang theo con đường quen thuộc, tình cờ tôi thấy người ta vứt rất nhiều hoa tàn trước ngõ. Tôi dừng lại và nhặt được một chậu hoa Giấy còn khá tốt và mang về nhà, định nuôi dưỡng lại và trồng trước sân cho thêm phần ấm áp. Vừa ngồi tháo bỏ lớp phân cũ thay vào lớp phân mới thì thằng Sampi từ phía sau nhè nhẹ tới, vỗ vai làm tôi giật cả mình. Từ chỗ buồn bả, tủi thân, đơn độc. Bỗng nhiên tôi thấy vui lên ngay vì mình cũng còn có người tới thăm, dù người ấy là hạng người gì trong xã hội đi nữa , bao nhiêu đó cũng xóa đi bớt nỗi cô đơn của con người.


      Thằng Sampi nó có hơn gì tôi đâu, nó đi lạc từ bên Cao miên sang đến đất nầy từ thuở nhỏ. Không cha, không mẹ sống lây lất ngoài chợ, ai sai gì làm cái đó miển cho cơm ăn là được. Thế mà nó đã trải qua gần chục năm trời, không bệnh hoạn gì hết, lại càng mập mạp ra thêm, hơn hẳn từ lúc nó mới sang. Nó tên là Sampi, nhưng người ta hay gọi nó là thằng Miên con, chỉ riêng tôi và một ít người ở xứ nầy gọi tên thật của nó là Sampi. Ai nở thấy đời nó khổ rồi còn gán cho nó cái tên nghe không thiện cảm. Nó thích đến chơi với tôi là gì nó biết tôi tôn trọng nó như những người khác.


      Ly nước trà thâm giao, cả hai ngồi nhìn ra trước ngõ. Nó có tâm sự của nó, tôi có tâm sự của tôi. Hai anh em trút cạn nỗi niềm. Nó khóc, nó than vãn không biết bao giờ nó gặp lại được anh em, cha mẹ của nó, từ lúc đi lạc cho đến nay nó chưa lần nào hưởng được cái tết cả, dù cái tết ấy là tết Việt nam. Nó kể, mỗi năm khi tết đến nó chỉ biết chấp tay sau đít đi ngang qua, ngang lại từng mái nhà trong xóm, nhìn người ta ăn mặc áo quần đẹp rồi so lại mình với bộ đồ rách rưới. Bỗng dưng nó tủi phận, ngậm ngùi và tìm đến một gốc cổ thụ nào đó nằm ngủ quèo cho hết ngày, chờ cho ba ngày xuân đi qua nhanh để nó ra chợ phụ giúp người tiếp tục, hầu tìm nguồn vui mới. Nghe nó kể mà lòng tôi đau xót vô biên. Tôi hiểu nó từ lâu và hôm nay tôi thật sự hiểu nó nhiều hơn. Tôi cũng chẳng thua gì nó nhưng ở hoàn cảnh khác. Từ ngày cha mẹ  chia tay, mỗi người mỗi hướng, bỏ tôi ở lại với cái chồi nhỏ. Miếng đất, luống rau là di sản dành cho người bất hạnh. Tôi lăn lóc với cái gia tài khốn khổ nầy gần tám năm trời trong quạnh hiu và lặng lẽ.


      Xuân nầy, tôi có một người bạn, đó là thằng Sampi, tôi thật sự vui lên hẳn và sẽ cùng thằng Sampi nhậu một bửa thật linh đình với đĩa rau, con cá, ly rượu trắng. Tôi biết thằng Sampi nó hay ngại ngùng nên tôi năn nỉ Sampi ở lại với tôi, đừng về và thằng Sampi gật đầu đồng ý, vừa nhậu vừa tâm sự, nó bảo: Anh Tân nầy, hôm nay em ở lại với anh, anh em mình ăn tết, dù tết có muộn màng, nhưng lòng em thấy vui sướng vô cùng, như được gặp lại anh em của Sampi trong những ngày thơ ấu và anh cũng thế như đang ngồi cạnh người thân của mình thật ấm cúng biết bao.



THỦY ĐIỀN


Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (2) - NGUYÊN LẠC


Steven Nguyen
Tệp đính kèm
06:13 (13 giờ trước)
tới tôi

Gởi đến Nhã My thêm 1 bài viểt. Tình thân và kính chúc sức khỏe. NL  11/25/2019







VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (2)

Đây là phần tiếp nối theo bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng  Trong Thơ” (1) đã đăng trên Blog  ” [*] 
Phần này bàn về:

THỦ ĐẮC THƠ VÀ CĂN BẢN TRIẾT LÝ
 .
Trong bài ” Vài Khái Niệm Về Việc Dùng Chữ Trong Thơ” [**] tôi có nêu ra ý riêng:

” Là thơ Việt, người làm thơ / thưởng lãm / phê bình thơ phải thủ đắc một số thơ của tiền nhân, căn bản triết lý Đông Phuơng để dùng nó khám phá những hàm ẩn, “ý tại ngôn ngoại” của bài thơ.

Tôi xin giải thích rõ thêm điều này:
.
1. Thí dụ 1
Như khi làm ra câu thơ hoặc thưởng thức câu thơ này:
.
Làm sao tắm lại dòng sông ấy?
(Tự chế để minh họa)
.
Ta nhớ đến triết lý “thời gian bất phục hồi” của tiền nhân: Thời gian trôi qua là qua luôn, không bao giờ trở lại. Khiến ta nhớ đến câu:
— “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. (Heraclitus)
— Hoặc các câu trong bài thơ Tương Tiến Tửu. Nói về sự biến đổi của thời gian, Lý Bạch đời Đường thảng thốt, ngậm ngùi than thở:
.
Quân bất kiến:
Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi!
Hựu bất kiến:
Cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ty mộ thành tuyết.
.
Dịch nghĩa
.
Anh không thấy:
nước sông Hoàng từ trời rơi xuống,
chảy tuôn ra biển có quay về?
Lại chẳng biết:
đứng trước gương, thương thay tóc bạc
sáng đang xanh, chiều xác xơ phai!
.
2. Thí dụ 2

Như khi thưởng thức các câu thơ “Tháng sáu trời mưa” – Nguyên Sa:
.
Tháng sáu trời mưa, trời mưa không dứt
Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa
Anh lạy trời mưa phong toả đường về
Và đêm ơi xin cứ dài vô tận …
.
Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
Vì anh gọi tên em là nhan sắc
.
Ta nên nhớ lại hai câu thơ của tiền nhân:
.
Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách.
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.
(Đàm Thận Huy/ Nguyễn Giản Thanh)
.
Dịch nghĩa :
.
Gió mưa không có then khóa mà giữ được khách.
Nhan sắc không phải sóng lớn mà dìm chết người.
.
Khổ 1 của bài thơ Nguyên Sa trên là từ câu: “Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách”.
Khổ 2 của bài thơ Nguyên Sa trên là từ câu: “Sắc bất ba đào dị nịch nhân”.

3. Thí dụ 3
Như khi thưởng thức câu thơ này:

Xuân thu vèo bóng song ngoài [1]
Để người ở lại tóc đời điểm sương
Nâng ly đắng khúc hồ trường [2]
Nhớ câu thuỷ đoạn càng vương nỗi sầu! [3]
Tình về đâu? Sắc bền lâu?[4]
Nhân sinh. Vân cẩu. Khóc câu “phục hồi”! [5]
(Tự chế để minh họa)

a. Ta phải nhớ đến thơ của tiền nhân:

– [1] Xuân thu có nghĩa là thời gian. “Nhân sinh thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi quá khích”- Trang Tử: Người ta ở trong trời đất như ngựa trắng chạy qua khe hở (ý nói ngày giờ qua mau).
– [2] Hồ trường – Nguyễn Bá Trác: Đất trời mang mang ai người tri kỷ?/ Lại đây cùng ta cạn một hồ trường
– [3] “thuỷ đoạn ” : Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu. Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu – Lý Bạch (Rút dao chém nước, nước vẫn chảy. Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu)
– [4] Sắc là nhan sắc: “Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách/ Sắc bất ba đào dị nịch nhân” – Đàm Thận Huy/ Nguyễn Giản Thanh
– [5] “Vân cẩu”: Chỉ sự thay đổi mau chóng ở đời, sự vô thường: Do hai câu thơ của Đỗ Phủ đời Đường: Thiên thượng phù vân như bạch y, tu du hốt biến vi thương cẩu ( Trên trời có đám mây nổi trông như cái áo trắng, phút chốc bỗng biến thành con chó xanh ). Cung oán ngâm khúc : “Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”.
“Phục hồi”: Quân bất kiến Hoàng hà chi thuỷ thiên thượng lai/ Bôn lưu đáo hải bất phục hồi! (Tương Tiến Tửu – Lý Bạch). Khóc câu “phục hồi”: Không thể nào trở lại – bất phục hồi.

b. Sẵn đây, xin được ghi lại những vài ý của tôi về câu cuối (khổ cuối) của các bài thơ:

[ Người ta hỏi một thi sĩ Nhật nổi danh rằng làm thế nào viết được một bài thơ tứ tuyệt hay của Trung Hoa. Thi sĩ giảng giải: Câu đầu chứa phần khởi nhập; câu hai là phần chuyển tiếp của câu đầu; câu ba chuyển từ đề mục và bắt đầu một ý mới; và câu bốn gồm ba câu trước hợp lại với nhau. (thiền sư Muju)
Ta có thể nới rộng ra, nói về thơ nhiều khổ: Khổ cuối cùng bao gồm các khổ trước hợp lại với nhau. Các khổ đầu là nước trên mặt phễu, vào miệng phễu và thân phễu, rồi thoát ra với độ xoắn tâm tư ở khổ cuối cùng.
Nét độc của bài THƠ HAY là phải đảm bảo được nguyên tắc “mạch kỵ lộ” của thi pháp thơ Đường: Nghĩa là mạch thơ tối kỵ bị để lộ ra. Nhà thơ phải làm cách nào để đến câu cuối (khổ cuối) điều mình muốn nói, muốn nhắn nhủ mới lộ ra; gây bất ngờ cho người đọc. Bất ngờ càng lớn, ngược lại được những đoán định, thì sức lay động sẽ càng mãnh liệt. Vì thế, câu cuối (khổ cuối) thường gánh vác nhiệm vụ thể hiện chủ đề của bài thơ. Những câu đầu (khổ đầu) dù nói nhiều điều, tả nhiều thứ vẫn chỉ là sự chuẩn bị cho sự xuất hiện của câu cuối…] [Thơ Hay Tứ Tuyệt – Nguyên Lạc]
Câu cuối ở bài thơ minh họa trên xem như tổng hợp các câu thơ bên trên nó: “Nhân sinh. Vân cẩu. Khóc câu ‘phục hồi’ ” = Đời người (nhân sinh) luôn biến đổi – vô thường (vân cẩu), thời gian vô tình xuôi trôi, người không thể nào trở về thời quá khứ (bất phục hồi – khóc “phục hồi) để tìm lại tuổi xuân, tim lại tình sắc.
.
NGUYÊN LẠC
.................
[*] VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ 1 – Nguyên Lạc
https://nguyenlac.blog/2019/10/29/vai-y-ve-chu-dung-trong-tho-nguyen-la%cc%a3c/
[**] Vài khái niệm về việc dùng chữ trong thơ - Nguyên Lạc
http://t-van.net/?p=38655






Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

CHÙM THƠ THỦY ĐIỀN








MẤY THUỞ EM VỀ


Mấy thuở em về sao chẳng sang
Chuyện xưa, quá khứ đã phai tàn
Nhớ chi rồi lạnh lùng cúi mặt
Bên đây, bên đó chỉ tầm gang


Hôm ấy em về sao chẳng sang
Ngồi bên hiên vắng đợi trông nàng
Trắng đêm tôi mượn vầng trăng tỏ
Soi đường mà chẳng thấy em ngang


Tôi nghĩ chuyện tình dù cay đắng
Nhưng rồi ngày tháng cũng qua đi
Sao ai chất chứa, hoài tâm trí
Nửa đời sâu đọng giận, thương mang


Mấy thuở em về sao chẳng sang
Gặp nhau đôi phút để ngỡ ngàng
Nhìn nhau khoảnh khắc rồi xa cách
Để rồi mai lại. Nẽo quan san.






CÒN ĐÂU CHIẾC ÁO BÀ BA



Còn Đâu chiếc áo bà ba
Còn đâu cái dáng thướt tha giữa hè
Còn đâu hình ảnh .. gái quê
Bình minh nặng gánh đi- về chợ phiên
Còn đâu ... bóng ngã, chiều lên
Ngồi bên bếp lửa nghiêng nghiêng má hồng
Còn đâu những lúc mặn nồng
Hoàng hôn biển vắng sóng chồm hôn thân
Giả hờn quây mặt lặng câm
Tay anh nhè nhẹ làm khăn, ... mỉm cười
Còn đâu những lúc em ngồi
Giếng sâu, giặt áo nhìn trời bao la
Còn đâu những .... phút tình ta
Kề vai, tựa má mặn mà đêm trăng


Còn chăng người hỡi còn chăng
Bóng đêm u tối, chiếu chăn lạnh lùng.

14-11-2019



SOI GƯƠNG


Có soi gương mới thấy mình xấu, đẹp
Để tô son, nhuộm phấn nét suy tàn
Khỏa lấp đi những đường nét nhăn ngang
Người đối diện có cái nhìn qúi giá


Có soi gương mới rõ mình thật, giả
Để chữa lòng những nhơ nhuốt còn mang
Để rữa đi những ăn có, tập đoàn
Cho lí trí quây về tìm chính nghĩa


Hãy soi gương ngày ngày nhìn, ngắm ngía
Đừng lằm lì che mặt, ngỡ mình khôn
Rồi vội quên, toàn làm chuyện bất thường
Gây tiếng oán một đời mang tội lỗi.


12-11-2019



Kết quả hình ảnh cho ẢNH BUOM BUOM VA HOA CUC


TA NHƯ ..........!


Anh như con Bướm đa tình
Tôi như hoa Cúc chứa bình mật ngon
Bình minh Bướm lượn vườn son
Lả lơi cúc Bạch cười giòn hiến dâng


Anh như bụi Trúc xanh xanh
Tôi như con Sáo đeo cành hót vang
Mùa xuân nắng ấm dịu dàng
Đỏng đưa trước gió mây ngàn thầm ghen


Anh như đêm vắng, lửa đèn
Tôi như quyển vở từng đêm .... thư tình
Sáng soi, soi sáng tim mình
Kề tôi anh ngắm, ... lặng thinh hé cười


Anh như con Bướm gọi mời
Tôi như hoa thắm đẹp ngời trao duyên
Anh như là một con thuyền
Tôi là biển cả vượt miền Đại dương


Ta như đôi bạn chung đường
Như đôi cánh Nhạn chập chùng bay cao.



THỦY ĐIỀN
10-11-2019


Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

THƠ TRƯƠNG DUYỆT - ĐỖ CHIÊU ĐỨC


Chieu Duc
14:30, Th 3, 19 thg 11 (5 ngày trước)


Góc Đường Thi :
                            Thơ TRƯƠNG DUYỆT

                  Inline image

           TRƯƠNG DUYỆT 張說 (667-730) : Đại thần đời Đường. Tự là Đạo Tế, một tự nữa là Duyệt Chi. Người đất Lạc Dương. Đời Võ Tắc Thiên được phong làm Thái Tử Hiệu Thư, đời Đường Trung Tông giữ chức Hoàng Môn Thị Lang, đời Tuấn Tông được phong chức Trung Thư Môn Hạ Bình Chương Sự, đến đời Huyền Tông thì giữ chức Trung Thư Lệnh, rồi được truy phong Yến Quốc Công. Ông giỏi về văn từ nên được giao cho soạn thảo hầu hết các văn kiện quan trọng trong triều đình lúc bấy giờ. Thơ của ông thường làm lúc ngẫu hứng. Sau đây là những bài thơ của ông làm khi bị biếm làm Thứ Sử đất Nhạc Dương.

1. Bài thơ Tống Lương Lục Tự Động Đình Sơn Tác :

        Inline image


             送梁六自洞庭山作 TỐNG LƯƠNG LỤC TỰ ĐỘNG ĐÌNH SƠN TÁC

              巴陵一望洞庭秋,   Ba Lăng nhất vọng Động Đình Thu,
              日見孤峰水上浮。   Nhựt kiến cô phong thủy thượng phù.
              聞道神仙不可接,   Văn đạo thần tiên bất khả tiếp,
              心隨湖水共悠悠.    Tâm tùy hồ thủy cộng du du !
                             張說                        Trương Duyệt
               
* Chú thích :
   - Lương Lục 梁六 : Tức Lương Tri Vi, Thứ sử Đàm Châu, nhân về kinh đi ngang qua Nhạc Dương, nên Trương Duyệt lúc bấy giờ là Thứ sử Nhạc Dương mới đưa bạn đi qua hồ Động Đình.
   - Động Đình Sơn 洞庭山 : Còn gọi là Quân Sơn, nằm trong Động Đình Hồ về phía tây nam của thành phố Nhạc Dương. Nơi có phong cảnh đẹp đẽ hữu tình.
   - Ba Lăng 巴陵 : Tên Quận của Nhạc Châu, thuộc Nhạc Dương trong tỉnh Hồ Nam.
   - Cô Phong 孤峰 : Đỉnh núi cô độc, chỉ đỉnh Quân Sơn lẻ loi ở giữa hồ Động Đình.
   - Văn Đạo 闻道 : Nghe nói rằng, Nghe đồn rằng...
   - Thần Tiên 神仙 : ở đây chỉ Tương Quân và Tương Phu Nhân hai tiên nhân đắc đạo ở núi Động Đình nầy, nên núi còn có tên Quân Sơn là vì thế. Theo Thập Di Ký 《拾遗记》 của Vương Gia đời Đông Tấn thì có đến tám tiên đảo trôi nổi trên mặt sông hồ biển cả, trong số đó có Quân Sơn. Tương truyền dưới núi Quân Sơn có đến mấy trăm gian nhà vàng tráng lệ để cho các tiên đồng ngọc nữ ở trong đó, suốt ngày luôn có tiếng tiêu thiều tơ trúc vang lừng các khúc nhạc tiên vẳng đến cả trên đỉnh núi. Nhưng không mấy ai gặp được thần tiên trên núi đó.
   - Du Du 悠悠 : là Dài lâu, là Dằng dặc lơ lửng mãi không thôi.

* Nghĩa bài thơ :
                          Làm Khi Đưa LƯƠNG LỤC Từ Núi Động Đình.
      Từ đất Ba Lăng ta nhìn theo bạn đến mút con mắt trên hồ Động Đình khi trời đã vào thu; dưới ánh nắng lắp lánh ta thấy ngọn núi Quân Sơn cô độc như trôi nổi trên hồ Động Đình (tựa như núi Bồng lai ); Nghe nói thần tiên rất khó mà gặp được để tiếp xúc, nên lòng ta cũng như nước hồ trôi nổi tận xa xăm !

* Diễn Nôm :
               CẢM TÁC KHI ĐƯA LƯƠNG LỤC TỪ ĐỘNG ĐÌNH SƠN

         Inline image

                  Ba lăng tiễn bạn Động Đình Hồ,
                  Dưới nắng Quân Sơn tựa lửng lơ.
                  Nghe nói thần tiên không dễ gặp,
                  Lòng theo hồ nước cũng dật dờ !
   Lục bát :
                  Ba Lăng thu ngắm Động Đình,
                  Núi côi như nổi xinh xinh giữa hồ.
                  Thần tiên há dễ gặp cơ ?!
                  Lòng ta theo nước dật dờ xa xa !
                                              Đỗ Chiêu Đức

        Bài thơ nầy đã được thân phụ của Công Tử Bạc Liêu cho người viết và cẩn xà cừ treo trong phòng khách trên lầu bên cạnh hai câu đối chính. Ta thấy nội dung bài thơ diễn tả lại tâm lý tự nhiên của con người trước cảnh chia tay, trước thiên nhiên trời nước bao la của hồ Động Đình, trước sự nhỏ bé của núi Quân Sơn như đang trôi nổi trên mặt hồ như tiên đảo Bồng lai; làm cho lòng người cũng lắng đọng xuống muốn đi tu tiên để sống cảnh sống thanh nhàn của thần tiên, không xô bồ xô bộn như cuộc đời thực tế đang diễn ra trước mắt. Nếu chịu lắng lòng với bài thơ nầy, thì chắc Công Tử Bạc Liêu cũng sẽ bớt ăn chơi hơn. Tiếc thay !...

2. Bài thơ Thục Đạo Hậu Kỳ :

   Inline image

 蜀道后期          THỤC ĐẠO HẬU KỲ
客心争日月,   Khách tâm tranh nhật nguyệt,
来往预期程。   Lai vãng dự kỳ trình.
秋風不相待,   Thu phong bất tương đãi,
先至洛陽城。   Tiên chí Lạc Dương thành.
       張說                   Trương Duyệt

     Giữa những năm Tiên Thụ của triều Võ Tắc Thiên (690-692), lúc đó Trương Duyệt đang giữ chức Hiêu Thư Lang, hai lần được cử đi sứ xứ Tây Thục. Các chuyến đi đều đã được dự tính sẵn ngày về, nhưng vì công vụ trễ nãi nên phải về muộn. Vì thế nên mới có bài thơ nầy.

* Chú thích :
    - Thục Đạo 蜀道 : THỤC là đất Thục thuộc một vùng của tỉnh Tứ Xuyên ngày nay. Thục Đạo là đường đến nước Thục, vì là vùng cao nguyên với các núi non hiễm trỡ nên đường đi lại khó khăn, như trong bài Thục Đạo Nan của Lý Bạch có câu 蜀道之难,难于上青天!Thục đạo chi nan, nan vu thướng thanh thiên ! Có nghĩa : Đường đi đến đất Thục khó khăn, gian nan như đường đi lên trời xanh !
   - Tranh Nhựt Nguyệt 争日月 :  là Tranh thủ với ngày tháng.
   - Dự Kỳ Trình 预期程 : là Dự tính cả hành trình ngày đi lẫn ngày về.
   - Bất Tương Đãi 不相待 : là Không chờ đợi nhau.
   - Lạc Dương 洛陽 : là Kinh đô của Võ Tắc Thiên lúc bấy giờ.

* Nghĩa bài thơ :

                     ĐƯỜNG THỤC HẸN SAU (Trễ Hẹn)
        Lòng của kẻ đi đến nơi đất khách xa nhà luôn luôn tranh thủ từng ngày từng tháng, cả chuyến đi lẫn chuyến về đều đã dự tính trước cả rồi.( Nhưng vì đường xá khó khăn và công vụ cho nên trễ hẹn ). Còn ngọn gió thu se sắt thì không chờ đợi ai cả, cứ đến kỳ là thổi vụt vù về đến Lạc Dương thành trước ngay (trong khi ta vẫn còn ở đất Thục chưa kịp quay về !).

* Diễn Nôm :

Inline image
               
                THỤC ĐẠO HẬU KỲ

              Lòng khách tranh ngày tháng,
              Đi về đúng lịch trình.
              Gió thu không chờ đợi,
              Đến trước Lạc Dương thành.
  Lục bát :
              Tính ngày tính tháng người đi,
              Vãng lai đúng hẹn quy kỳ khích khao.
              Gió thu chẳng đợi ai nào,
              Một mình phe phẩy thổi vào Lạc Dương.
                                           Đỗ Chiêu Đức

3. Bài thơ Ung Hồ Sơn Tự :

 Inline image

   灉湖山寺               UNG HỒ SƠN TỰ
空山寂歷道心生,    Không sơn tịch lịch đạo tâm sanh,
虛谷迢遙野鳥聲。    Hư cốc điều diêu dã điểu thanh.
禪室從來塵外賞,    Thiền thất tòng lai trần ngoại thưởng,
香臺豈是世中情。    Hương đài khởi thị thế trung tình.
雲間東嶺千尋出,    Vân gian đông lãnh thiên tầm xuất,
樹裏南湖一片明。    Thọ lý nam hồ nhất phiến minh.
若使巢由知此意,    Nhược sử Sào Do tri thử ý,
不將蘿薜易簪纓。    Bất tương la bệ dị trâm anh.
           張說                       Trương Duyệt

* Chú thích :
    - UNG HỒ 灉湖 : Còn có tên là Nam Hồ, nằm ở phía nam thành phố Nhạc Dương.
    - ĐIỀU DIÊU 迢遙 : là Xa xôi diệu dợi.
    - THIÊN TẦM 千尋 : Theo hệ thống đo đạc ngày xưa, cứ 8 thước vô 1 tầm, nên Thiên Tầm là Một Ngàn Tầm, chỉ khoảng cách rất cao rất xa.
    - SÀO DO 巢由 : là Sào Phủ và Hứa Do, hai ẩn sĩ cao nhã ngày xưa. Theo Cao Sĩ Truyện : Hứa Do tự là Võ Trọng. Vua Nghiêu nghe tiếng định nhường ngôi cho. Do thoái ẩn bên bờ sông Dĩnh Thủy ở Trung Nhạc dưới núi Cơ Sơn. Vua Nghiêu lại cho triệu ra làm Cửu Châu Trưởng (Người đứng đầu Cửu Châu). Hứa Do không muốn nghe lời triệu đó, nên ra bờ sông Dĩnh Thủy để rửa tai. Nhằm lúc Sào Phủ đang dắt một con nghé con ra bờ sông uống nước, thấy Do đang rửa tai, mới hỏi rõ nguyên nhân , Do đáp :"Vua Nghiêu muốn triệu tôi ra làm Cửu Châu Trưởng, những lời nói về công danh đó làm dơ tai của tôi, nên mới ra đây mà rửa tai." Sào Phủ đáp rằng :"Nếu ông ẩn cư nơi thâm sơn cùng cốc, không người qua lại, thì ai còn gặp được ông mà mời !? Đằng nầy ông ở cạnh bờ sông, là lòng ông còn muốn nghe lời mời mọc của lợi danh. Như thế sẽ làm cho dơ miệng con nghé của ta." Nói đoạn, bèn dắt con nghé lên trên thượng lưu mà uống nước, không cho uống nước mà Hứa Do đã rửa tai, sợ làm cho ô uế miệng con nghé.
   - LA BỆ 蘿薜 : hay Bệ La cũng thế, là hai giống dây leo BỆ LỆ và NỮ LA 薜荔和女萝 thường sống chùm gởi vào thân cây khác hay các vách nhà hàng rào. Thường dùng để chỉ quần áo hoặc nơi ở của các cao sĩ ẩn cư nơi thâm sơn cùng cốc.

* Nghĩa Bài Thơ :
                               CHÙA TRÊN NÚI UNG HỒ
       Núi non vắng vẻ dàn trải ra trước mắt, khiến cho lòng người cũng nảy sinh ra lòng mộ đạo. Trong sơn cốc trống vắng xa xôi nầy luôn có tiếng chim rừng kêu hót. Thiền thất xưa nay vốn dĩ để cho người ngoài trần thế, và đài niệm hương đâu phải là nơi cỏi tục thế tình. Ngọn núi phía đông cao vút ngàn tầm trong mây trắng, và mặt hồ phía nam in bóng rõ rệt của một dãy cây dài. Nếu như Sào Phủ Hứa Do mà biết được ý của ta muốn quy ẩn nơi nầy, thì chắc cũng sẽ không đem la bệ mà đổi lấy trâm anh ( Có nghĩa : Thà ở ẩn nơi nầy còn hơn là ra làm quan ).

* Diễn Nôm :

Inline image


                        UNG HỒ SƠN TỰ

                  Núi vắng trải dài sanh mộ đạo,
                  Cốc không chim núi hót bên tai.
                  Phòng thiền vốn của người trong đạo
                  Đài niệm không là khách ngoại lai.
                  Đông lãnh ngàn tầm mây lẫn khuất
                  Nam hồ một dãy bóng cây dài.
                  Hứa Do Sào Phủ đều cao sĩ,
                  Chẳng đổi sô gai lấy mủ đai.
  Lục bát :
                 Trải dài núi vắng đạo sanh,
                 Hư không sơn cốc mặc tình chim ca.
                 Phòng thiền là chốn ta bà,
                 Hương đài đâu phải la cà thế nhân.
                 Nghìn tầm mây vút núi đông,
                 Nam hồ in bóng cây lồng nước mây.
                 Sào Do nếu biết lòng này,
                 Chẳng đem áo vải đổi thay công hầu.

                                                         Đỗ Chiêu Đức 

4. Bài thơ U CHÂU DẠ ẨM :

 Inline image


 幽州夜飲           U CHÂU DẠ ẨM

涼風吹夜雨,    Lương phong xuy dạ vũ,
蕭瑟動寒林。    Tiêu sắc động hàn lâm.
正有高堂宴,    Chính hữu cao đường yến,
能忘遲暮心?    Năng vong trì mộ tâm ?
軍中宜劍舞,    Quân trung nghi kiếm vũ,
塞上重笳音。    Tái thượng trọng già âm.
不作邊城將,    Bất tác biên thành tướng,
誰知恩遇深!    Thùy tri ân ngộ thâm !
       張說                     Trương Duyệt

* Chú thích :
   - U CHÂU 幽州 : Tễn của một châu ngày xưa, gồm có Bắc Kinh, Hà Bắc , Kế huyện của ngày nay.
   - CAO ĐƯỜNG YẾN 高堂宴 : Yến tiệc được bày ở nơi nhà cao cửa rộng.
   - TRÌ MỘ TÂM 遲暮心 : Cái lòng của buổi chiều đến chậm. Có nghĩa là : Cái lòng ảm đạm thê lương của người già nua trong buổi chiều xế bóng.
   - KIẾM VŨ 劍舞 : là Múa kiếm giúp vui trong tiệc rượu.
   - GÌA 笳 : là Cây kèn được cuốn bằng lá của người Hồ hay thổi.
   - BIÊN THÀNH TƯỚNG 邊城將 : Tướng giữ thành ngoài biên ải. Tác giả tự chỉ mình.
   - ÂN NGỘ 恩遇 : Chỉ cái ân tri ngộ của nhà vua.

* Nghĩa Bài Thơ :

                          ĐÊM DỰ TIỆC RƯỢU Ở U CHÂU
       Trong đêm mưa tối ở U Châu nầy, gió lạnh thổi rít từng cơn qua rừng cây lá lạnh lẽo xạc xào lay động. May thay cũng là lúc trong quân đang có buổi tiệc lớn để ủy lạo tướng sĩ. Nhưng lòng ta sao có thể quên được nỗi thê lương buồn thảm của tuổi già trong buổi chiều xế bóng. Trong tiệc quân thì lấy múa kiếm làm vui, còn ngoài biên tái thì lại trân trọng tiếng kèn lá của người Hồ thổi nghe mà não nuột. Nếu không có làm tướng trấn thủ ngoài biên thành thì sẽ không biết được cái ân tri ngộ của nhà vua dành cho quân tướng ngoài biên ải sâu đậm biết chừng nào !
       Năm đầu Khai Nguyên của Đường Huyền Tông (713-741), Trương Duyệt đang là Trung Thư Lệnh, vì bất hòa với Tễ Tướng Diêu Nguyên Sùng, nên bị biếm làm Thứ Sử Tương Châu, rồi Án Sát sứ Hà Bắc. Sau chuyển làm Hữu Vũ Lâm Tướng Quân Kiểm Hiệu U Châu Đô Đốc. Bài thơ nầy được làm ở Kế Huyện trong phủ Đô Đốc ở U Châu, tả lại tình hình của một buổi dạ tiệc trong quân ngũ, lời thơ bi tráng của một tướng ở biên thành ẩn ức những nỗi bất mãn ngấm ngầm của việc bị biếm ra ngoài  biên ải.

* Diễn Môm :

Inline image


                  U CHÂU DẠ ẨM

               Lạnh lẽo đêm mưa gió,
               Xạc xào rừng lá reo.
               Đúng lúc bày diên yến,
               Khó quên lúc xế chiều.
               Trong quân vui múa kiếm,
               Trên ải kèn thay tiêu.
               Chẳng phải biên thành tướng,
               Ân vua thấm thía nhiều !
  Lục bát :
               Vụt vù gió lạnh đêm mưa,
               Rừng cây lạnh lẽo gió đưa xạc xào.
               Tiệc bày thành lũy lầu cao,
               Lòng sao quên được mối sầu chiều rơi.
               Trong quân múa kiếm làm vui,
               Ngoài biên tái vẳng kèn xuôi đất Hồ
               Biên thành tướng ở xa đô,
               Ân vua tri ngộ bao giờ cho nguôi !

                               
                       ĐỖ CHIÊU ĐỨC



Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (1)- NGUYÊN LẠC


Steven Nguyen
Tệp đính kèm
05:12, Th 5, 21 thg 11 (2 ngày trước)
tới tôi

Gởi Nhã My thêm 1 bài viểt. Chúc sức khỏe. NL 11/21/2019









VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (1)


Hãy cùng nhau xét ý nghĩa và cách dùng  vài chữ sau đây trong thơ

MIÊN DU
1. Kết hợp MIÊN DU có thể hiểu trên cơ sở lắp ghép nghĩa của các thành tố tạo nên nó: MIÊN và DU
-- DU 遊 là "đi, đi xa, đi chơi"
-- MIÊN có nhiều nghĩa:
- MIÊN 眠 bộ Mục là "ngủ". Theo kiểu nói bồi trong tiếng Việt MIÊN DU nghĩa là "ngủ đi ". Nếu theo cấu tạo từ tiếng Hán, thì  DU là thành tố chính: "đi"; còn MIÊN là thành tố phụ: "giấc ngủ, trong tư thế ngủ". Nghĩa của cả kết hợp:  Đi vào giấc ngủ, đi trong tư thế ngủ. Nếu nghĩa "đi trong tư thế ngủ " thì mộng du chăng? Tên bệnh trong y học (tiếng Anh: Sleepwalking; còn gọi là ngủ đi rong hoặc chứng Miên hành)
- MIÊN bộ Mịch 綿 là kéo dài, dằng dặc không dứt. Vậy "miên du" là đi đi hoài.
Nên biết, tiếng Hán Việt cùng giống tiếng Anh, tính từ đứng trước danh từ, ngược với tiếng Việt. Thí dụ; White horse (A), Bạch mã  (H), ngựa trắng (V)
2. Giờ ta thử xét các câu thơ sau:
a.
Tôi miên du bước vào hoài niệm (XYZ)

- Câu thơ này có nghĩa sao?: Tôi "đi vào giấc ngủ/ đi trong tư thế ngủ" bước vào hoài niệm hay Tôi "đi đi hoài" bước vào hoài niệm?
- Lại nữa trong câu: 'Tôi "miên du" bước vào hoài niệm" này, chữ DU 遊 nghĩa là đi, bước đi ... Đã có chữ bước rồi sao còn dùng thêm chi chữ bước nữa?
Theo Nguyễn Anh Khiêm (Ký Ức Sơ Sài) thì tiến trình ngôn ngữ như sau: Đủ chữ/ đủ ý: Thoại –> đủ chữ/ nhiều ý: Văn –> ít chữ/ nhiều ý: Thơ.
Do vậy trong thơ càng ít chữ mà càng nhiều nghĩa thì thơ càng hay. Để được ít chữ, nhiều khi nhà thơ phải làm công việc "ẩ̉n chữ", để độc giả tự đoán ra như tôi đã bàn trong bài Thủ Pháp Show Do Not Tell đã đăng trên các trang Web.

b.
Nắng miên du chảy ngược chiều nỗi nhớ  (ABC)
Đây là  câu thơ trong  bài thơ "nổ̉i tiếng" ở VN. Xin tác giả ABC giải thích giùm "Nắng miên du" là gì? Nắng "đi vào giấc ngủ/ đi trong tư thế ngủ" hay nắng "bước đi đi hoài"?
c.
Tuy nhiên câu thơ sau đây dùng cụm chữ Miên du rất "ấn tượng":
Vô thường năm tháng bước miên du  (Trần Kiêm Đoàn)

Ở đây Miên du: Viễn du xa rộng kéo dài trong không gian và thời gian.
Cùng một chữ nhưng nếu hiểu rõ nghĩa nó, đặt đúng chổ thì câu thơ mới hay; chứ không thể dùng càn, cố tình tạo dáng làm câu thơ vô nghĩa và do đó ảnh hưởng xấu đến toàn bài.


 LÁ BAY,  LÁ ĐỔ

1. Trong bài thơ Tình Sầu Cuối Thu của thi sĩ DEF có câu thơ "Gió rít từng cơn đổ lá vàng", tôi đã hỏi đùa thi sĩ: Gió "rít" thì lá bay chứ? Gió rít từng cơn  có nghĩa là gió rất mạnh và do đó lá bị cuốn hút bay đi, chứ làm sao lá đổ. Lá đổ chỉ khi nào lá nhẹ lay cành.
Thi sĩ trả lời: "Tôi không ngồi mà rặn ra câu chữ!" - DEF
Tôi chỉ hỏi đùa cho vui, nhưng bạn DEF lại "nghiêm chỉnh" phản biện, thôi tôi đành luận bàn thêm cho rõ với anh để cùng nhau học hỏi và tiến bộ:

a. Lá đổ thì chỉ có 1 chiều : Từ trên xuống dưới, chứ không thể nào từ dưới lên trên , từ trái qua phải và ngược lại; nói chung không thể  là muôn chiều, muôn hướng. Lá bay thì mới phát tán muôn chiều, muôn hướng. Lá muốn bay thì gió phải mạnh. Gió rít từng cơn có nghĩa là gió rất mạnh và do đó lá sẽ bị cuốn hút bay đi, chứ làm sao lá đổ. Lá đổ chỉ khi nào lá nhẹ lay cành như tôi đã nói trên.  Do đó bạn DEF nên nghĩ lại câu thơ "Gió rít từng cơn đổ lá vàng".
Lại nữa 2 câu thơ kế tiếp trong khổ là "Con đường xưa nhuộm máu thu tang/ Mặt trời lặn cỏ cây câm lặng": " Gió rít từng cơn" sao mà " cỏ cây câm lặng" được? Cỏ cây phải "uốn éo, quằn quại" chứ?
Sẵn đây tôi liên hệ luôn đến bài nhạc "Lá Đổ Muôn Chiều" của Đoàn Chuẩn & Từ Linh. Theo tôi chữ CHIỀU là buổi chiều chứ không phải là "chiều hướng" như đã giải thích trên: Lá đổ muôn buổi chiều.
Cũng chính vì điều này mà nhiều người cho là vì lỗi in ấn làm sai tên bản nhạc và đã chỉnh lại "Lá Đỏ Muộn Chiều" [1]. Tôi đồng ý theo hướng này vì nghĩa nó chính xác và thê thiết hơn.

b. Về câu nói "Tôi không ngồi mà rặn ra câu chữ".
Trong bài thơ hay "Trời Bỗng Dưng Mưa Sa" của thi sĩ Trần Vấn Lệ có câu:
"Màu tím của đôi môi"
sau những câu thơ diễn tả cô học trò gặp mưa nên vào lớp trễ giờ. Tôi đã nêu ý kiến:
- "Mưa này chắc lớn lắm/ Em lạnh đến tím môi"
-" Cám ơn thi sĩ chăm chú từng chữ, có nghĩa là kính trọng độc giả. Nểu như "ai đó" nói "Màu đỏ của đôi môi" thì ôi thôi...mưa đâu? Phải không?
Thi sĩ, nhất là những người có tiếng càng  phải cẩn trọng trong việc chọn lựa chữ mình dùng, không phải vì có tiếng tăm mà muốn viết sao là viết, phải tôn trọng độc giả và danh tiếng riêng mình.
Trả lời như vầy có vừa ý với RẶN CHỮ của bạn DEF chưa?


 RÍU RÍT, RÚC RÍCH

[... Có cô thi sĩ trẻ, hơi xinh viết một bài thơ có quá nhiều lời comment "hít hà" khen: tuyệt, tuyệt trong đó có rất nhiều ông thi sĩ nổi tiếng
Bài thơ cô thi sĩ trẻ có câu thơ như vầy: "Chuột kêu ríu rít trên cành".
Theo tôi: Chuột sao kêu ríu rít? Phải kêu rúc rích chớ. Chỉ chim mới ríu rít hót ca vang :
Chuột kêu rúc rích trong rương
Anh đi cho khéo đụng giường mẹ la. (Câu hát ru Quảng Nam)
CHIM CHUỘT sao? Nghĩa CHIM CHUỘT chắc các bạn đã biết?...]

ĐẢO CHỮ

Xin lại được ghi ra trích đoạn bài viết  Đảo Chữ Và Vị Trí Chữ Trong Câu Thơ vì nó cũng liên quan đến đề tài đang bàn luận:
[ ... Giờ chúng ta xét về "nói đảo"
Hiện tượng "nói đảo" bao gồm đảo chữ (đảo từ), đảo ngữ... Tiếng Pháp gọi lối chơi chữ này là antimétabole; tiếng Anh là  antimetabole.

a. Phép đảo ngữ
Phép đảo ngữ (tiếng Anh: Anagram) là cách một từ hay cụm từ được tái sắp xếp thành các ký tự của một từ hay cụm từ khác, sử dụng các ký tự ban đầu chỉ một lần duy nhất.
Ví dụ: Từ "rail safety" có thể viết thành "fairy tales" với cùng số lượng từng chữ cái. Phép đảo chữ thông thường được dùng để chơi trò chơi đố chữ hay học từ vựng mới.
Ở đây tôi không chú ý về phép này.

b. Phép đảo chữ (đảo từ):
Tôi thích gọi đảo chữ hơn đảo từ vì theo tôi chữ chính xác hơn từ [2]
Đảo: Ngược, đảo ngược.
-- Trong nói đảo người ta thường dùng lối chuyển đổi trật tự, vị trí các chữ trong một nhóm chữ (nhóm từ)
     Bữa sáng rau muống, bữa chiều muống rau.
Hoặc:
     Hôm nay có món cà chua,
     Ngày mai độc nhất lại mua chua cà.
Hoặc:
     - Sinh sự, sự sinh.
     - Cá ăn kiến, kiến ăn cá.
- Giúp người, chớ cầu người giúp.
- Cười người chớ có cười lâu
Cười người hôm trước, hôm sau người cười.
Ngồi ngủ, ngủ ngồi đều ngủ cả
Đứng ăn, ăn đứng cũng ăn thôi

c. Ba trường hợp đảo chữ
-- Ta phân biệt được ba trường hợp trong phép đảo chữ:
         1. Chữ mới khi được đảo có thể xem như cùng nghĩa với chữ trước khi đảo:
     Ngồi ngủ/ ngủ ngồi.
     Đứng ăn/ ăn đứng
     Khổ đau / đau khổ...
          2. Chữ mới khi được đảo sẽ "vô nghĩa", nghĩa là không thể nào đảo được.
Độc đáo / đáo độc: Đáo độc vô nghĩa
Độc lập/ Lập độc: Lập độc vô nghĩa
Tà huy / huy tà: Huy tà vô nghĩa
- Khờ khạo / khạo khờ: Khạo khờ vô nghĩa. 
- Vừa vặn / vặn vừa:  Vặn vừa vô nghĩa.
Muôn trùng / trùng muôn: Trùng muôn vô nghĩa
Câu thơ:
Hư không níu trùng muôn bớt dài (PHM): vô nghĩa.
 Bóng nguyệt / nguyệt bóng: Nguyệt bóng vô nghĩa
Câu thơ:
"giang đầu nguyệt bóng miên khê"(PHM) là nghĩa gì xin cho biết?
Thi sĩ nên xét lại! Nếu có nghĩa xin thi sĩ cho biết tra tên từ điển Việt nào?
Sẵn dây xin được ghi ra trích đoạn về ngôn ngữ thơ mà tôi tâm đắc của Lê Hữu:
[... Ngôn ngữ thơ là chữ nghĩa, hình ảnh, ý tưởng … chỉ có ở trong thơ hơn là trong đời thực. Có điều, khi đọc, nghe, ta cảm thấy như là có thực, có ý nghĩa và chấp nhận được; hơn thế nữa, lại còn rung cảm vì thứ ngôn ngữ ấy. Bất kỳ cách diễn đạt nào làm cho người ta đọc ra thơ, nghe ra thơ, hiểu ra thơ muốn “nói” điều gì, đều là ngôn ngữ thơ.
Chữ nghĩa cần có sự phát minh, sáng tạo hơn là lặp lại rập khuôn người đi trước. Những vô thường, vô vi, phù vân, phù ảo, hư ảo, hư không, tà huy, miên trường… mà người làm thơ cố đưa vào bằng được trong thơ mình thường có một vẻ gì khập khiễng, gượng gạo như một kiểu tạo dáng kém tự nhiên, đôi lúc khiến câu thơ tối tăm, khó hiểu.
Thường, thơ khó hiểu thì khó hay; thơ tạo dáng thì khó tạo được cảm xúc.
[Lê Hữu: Thơ lục bát còn, tiếng Việt còn]

Như Lê Hữu nói : "Chữ nghĩa cần có sự phát minh, sáng tạo...", Tuy nhiên không phải muốn tạo chữ mới ra sao là tạo; phải để ý đến độc giả, phải để ý đến sự trong sáng của tiếng Việt:  Những chữ mù mờ, tối nghĩa hoặc vô nghĩa thì không nên "sáng tạo" ra. Không nên "đố chữ".
        3. Chữ mới khi được đảo khác nghĩa với chữ trước khi đảo, nghĩa có khi trái nghịch:
Nàng rằng : "Lồng lộng trời cao,
Hại nhân, nhân hại sự nào tại ta!" (Kiều)

Hại nhân nói đảo thành nhân hại, cả hai chữ khác nghĩa nhau
     Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả
Vợ hai nói đảo thành hai vợ, cả hai chữ khác nghĩa nhau hoàn toàn
     Con cò chết rủ trên cây
     Cò con mở lịch xem ngày làm ma (ca dao)
Con cò/ Cò con cũng vậy ...}
[ Đảo Chữ Và Vị Trí Chữ Trong Câu Thơ - Nguyên Lạc] [2]
.
Theo chủ quan tôi: "Cảm nhận đưa tới cảm xúc - tức cảnh sinh tình - rồi cuối cùng đưa tới thơ", do đó điều quan trọng nhất ở thơ là cảm xúc - "cảm xúc thật" của lòng. Những bài thơ sắp xếp chữ hoàn toàn do lý trí, do kinh nghiệm hoặc cố tình tạo dáng có thể hay; nhưng chắc chắn sẽ không có HỒN, nghĩa là sẽ không tồn tại lâu trong tâm tưởng con người.
Để kết thúc bài viết, tôi xin ghi ra đây hai câu đáng suy gẫm:
-  "Hãy thành thật với những thứ tồn tại bên trong mình" - André Gide: Nhà văn người Pháp, giải Nobel văn học năm 1947.
- " Viết không khác người, đừng viết" - thi sĩ Du Tử Lê (?)
.
Nguyên Lạc
...............
[*] XYZ, ABC, DEF và PHM là những thi sĩ có tiếng, tôi xin tạm dấu tên
[1] Lá đỏ muộn chiều - Đoàn Chuẩn, Từ Linh
https://cainhaccho.net/loi-bai-hat/doan-chuan-tu-linh/hnisa/la-do-muon-chieu.htm
[2] Đảo Chữ Và Vị Trí Chữ Trong Câu Thơ - Nguyên Lạc
http://phudoanlagi.blogspot.com/2019/04/ao-chu-va-vi-tri-chu-trong-cau-tho.html#more

CHÙM THƠ TỊNH ĐÀM


Đàm Nguyễn Tài
03:01, Th 5, 21 thg 11 (1 ngày trước)
tới tôi




 




*** KHÔNG ĐỀ .

Vây quanh đời
Ngững hư hao !
Một tôi ngồi lại
Với khao khát mình !

Lòng đau
Sao vẫn lặng thinh !
Mắt nhìn
Về phía bình minh

Đợi gì ?!

*** NỖI NHỚ MÙA ĐÔNG .

Se lòng
Cái lạnh đầu đông
Buồn theo từng bước
Về không ... thẫn thờ !

Cuộc tình xưa
Chỉ là mơ !
Dấu yêu ngày cũ
Bây giờ ...
Gọi tên !

*** BUÔNG !

Thơ buông
Như một tiếng lòng !
Sầu riêng nào ?
Vọng ...
Hoài mong chút tình .

TỊNH ĐÀM .
(TP.HCM.VN )

*** Gởi lời thăm đến chị Nhã My . Chúc chị ngày mới vui khỏe , an lành .

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

NỢ DUYÊN - THƠ LÊ KIM THƯỢNG


Sinh Lê
Tệp đính kèm
20:06, Th 4, 20 thg 11 (2 ngày trước)
tới tôi

Thơ Lục Bát  2019

                                                                     

                                                   


              


NỢ DUYÊN

Tôi về… đốt lửa trong mưa
Tìm trang Tình Sử… ngày xưa yêu người…

                       

                ***


Em xưa… thuở mới hai mươi
Xuân thì vừa đến cho người ngẩn ngơ
Dáng xa như thực như mơ
Tóc thề trong gió hững hờ buông lơi
Liêu trai mắt biếc in trời
Bờ môi hé mở gọi mời nụ hôn
Tiếng cười rơi nhẹ vào hồn
Pha lê vỡ hạt vô ngôn dịu hiền
Chiều châu thổ… sáng bình nguyên
Nhìn em thơ trẻ hồn nhiên cánh chuồn
Yêu nhau yêu tới ngọn nguồn
Cái vui xẻ nửa… cái buồn chung nhau…           

                         
                   ***


“ Ông Tơ ghét bỏ chi nhau
Chưa vui sum họp đã sầu…”  riêng ai
Em xa… hoang phế đền đài
Thềm rêu, ngói vỡ, tường phai bụi mờ
Thuyền trôi lạc bến lạc bờ
Bóng chim tăm cá bơ vơ bềnh bồng
Gọi người lạc tiếng chênh chông
Nghe trong đồng vọng hư không vỡ òa
Mưa Ngâu tháng bảy nhạt nhòa
Cầu Ô Thước… dải Ngân Hà tàn phai
“Một mai ai chớ bỏ ai
Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim…
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển bắc, anh tìm biển đông…”

                           
                    ***


Mai người lỗi hẹn về không ?
Buồn lên héo ngọn Sầu Đông… sầu đời…
Bỏ tôi… lạc giữa đất trời
Em đi… vui với cuộc đời tư riêng
Trời cho nợ… chẳng cho duyên…
Sao cho trọn nỗi muộn phiền mình tôi ?…



                     Nha Trang, tháng 11. 2019

                           LÊ KIM THƯỢNG



“...” Ca dao

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

VÀI DÒNG LAN MAN VỀ TỪ GHI TRÊN THIỆP CƯỚI - LA THỤY






VÀI DÒNG LAN MAN VỀ TỪ GHI TRÊN THIỆP CƯỚI - La Thụy

Vào mùa đám cưới, tôi thường nhận được thiệp mời. Xin nêu vài trường hợp về cách ghi trên thiệp. Khi chú rể là con trai út thì thiệp mời ghi là ÚT NAM. Nếu chú rể là con trai một trong gia đình (con trai duy nhất hoặc chỉ có chị em gái), thì thường được cha mẹ ghi trong thiệp là QUÝ NAM. Cách ghi như vậy trên thiệp mời là không chính xác.
- Dùng từ ÚT NAM thì người viết thiệp vô tình tạo ra một từ kép sai về ngữ pháp, không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt. ÚT là từ đơn thuần Việt, NAM là từ đơn Hán Việt (từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép).
- Dùng từ QUÝ NAM với ý nghĩa là con trai một trong gia đình (con trai duy nhất hoặc chỉ có chị em gái) thì lại thiếu chính xác vì chưa hiểu rõ gốc Hán Việt, sai vì cố ý sửa gốc của từ.

Xét từ QUÝ trong tiếng Hán Việt ta thấy:

季 QUÝ:

1. nhỏ, út (em), non (chưa thành thục).
2. tháng cuối một quý
3. mùa

Về:
* QUÝ có nghĩa là nhỏ, út (em), non (chưa thành thục). Ta có những từ Hán Việt sau:

- Con gái út: quý nữ 季女
- Con trai út: quý nam 季男, vãn nam 晚男, ấu nam 幼 男, ấu tử 幼 子.
- Dâu út: quý tức 季媳
- Nhỏ, em bé gọi là quý đệ 季弟

(Ghi chú:

- Nếu gia đình chỉ có một TRAI hoặc một GÁI, thì chúng đều là trưởng gia đình thế hệ sau, nên cách ghi thiệp cưới đều là TRƯỞNG NAM, TRƯỞNG NỮ (nói vui: còn phòng hờ “bậc trưởng thượng” có thể hạ sinh quý tử tiếp)
- Để phân biệt QUÍ là “út” và QUÝ là “quý giá” thì người ta ghi thiệp QUÍ NAM, QUÍ NỮ có nghĩa là “con út” với chữ  I làm âm cuối để phân biệt với QUÝ NAM, QUÝ NỮ có nghĩa là “người con quý” với chữ Y làm âm cuối.)

Về:
* QUÝ có nghĩa là cuối, tháng cuối mùa gọi là quý. Ta có những từ Hán Việt sau:

- Tháng ba âm lịch (cuối xuân) gọi là quý xuân 季春.
- Tháng chín âm lịch (cuối thu) gọi là quý thu 季秋
- Tháng sáu âm lịch (cuối hạ) gọi là quý hạ 季夏
- Tháng chạp âm lịch (cuối đông) gọi là quý đông 季冬
- Ðời cuối cùng cũng gọi là quý thế 季世.

Về:
* QUÝ có nghĩa là mùa, ba tháng là một quý, nên bốn mùa cũng gọi là tứ quý 四季.

Người ta thường dùng từ MẠNH để đối lập với từ QUÝ

Xét từ MẠNH trong tiếng Hán Việt ta thấy:

孟 MẠNH:


① Lớn, con trai trưởng dòng đích gọi là bá 伯, con trai trưởng dòng thứ gọi là mạnh 孟.
② Mới, trước, tháng đầu mỗi mùa (còn gọi là mạnh nguyệt 孟月 )

- “mạnh xuân” 孟春 tháng giêng âm lịch (đầu mùa xuân)
- “mạnh hạ” 孟夏 tháng tư âm lịch (đầu mùa hè),
- “mạnh thu”  孟秋 tháng bảy âm lịch (đầu mùa thu).
- “mạnh đông” 孟冬  tháng mười âm lịch (đầu mùa đông)

QUÝ và MẠNH còn nhiều nghĩa khác nữa. Tôi chỉ nêu vài ý nghĩa có liên quan đến nội dung bài.

Vài dòng lan man, trao đổi cùng bạn bè cho vui vào mùa cưới cuối năm. Nếu được quý bạn góp ý trao đổi thì càng vui…

                                                                                                  LA THUỴ
*

THAM KHẢO:


Mời đọc thêm một bài viết về cách xưng hô về thứ bậc trong gia tộc, xã hội xưa:


CÁCH XƯNG HÔ VÀ THỨ BẬC TRONG GIA TỘC, XÃ HỘI THỜI XƯA TRONG TỪ HÁN VIỆT

DÂ U RỂ

Chàng rể: sanh 甥, tế 壻, nữ tế 女婿.
Người rể hiền tài: hiền tế 賢婿.
Con rể: bán tử 半子.
Ông gia và con rể: cữu sanh 舅甥.
Ông nhạc: nhạc trượng 岳丈.
Người con trai ở rể nơi nhà vợ: chuế tế 贅壻.
Anh rể: tỉ trượng 姊 丈, tỉ phu 姊夫.
Anh rể (tiếng xưng hô giữa anh em rể): khâm huynh 襟兄.
Em rể: muội trượng 妹丈, muội phu 妹 夫, còn gọi là khâm đệ 襟弟.
Em rể (tiếng xưng hô giữa anh em rể): khâm đệ 襟弟.
Nàng dâu: phụ 婦.
Dâu lớn, dâu cả: trưởng tức 長媳.
Dâu thứ: thứ tức 次媳.
Dâu út: quý tức 季媳
Bà sui: thân gia mẫu 親家母
Chị dâu: tẩu 嫂, tẩu tẩu 嫂嫂.
Chị dâu (tiếng đàn bà gọi chị dâu): mỗ 姆.
Chị dâu (tiếng xưng chị dâu mình đối với người khác): gia tẩu 家嫂.
Chị dâu: tẩu 嫂, tợ phụ 似婦, tẩu tử 嫂 子, huynh tẩu 兄嫂.
Em dâu: đệ phụ 弟 婦,  đệ tức 弟媳.
Con dâu: nữ tế 女婿, tức phụ 媳婦.

VỢ CHỒNG

Vợ: thê 妻, phụ 婦.
Vợ (cách gọi thông tục): gia tiểu 家小.
Vợ con: cung thất 宮室, thê tử 妻子, gia tiểu 家小.
Vợ chính, vợ cả, vợ lớn: đích thê 嫡妻, chính thê 正妻, phát thê 髮妻, chính thất 正室 hay chủ phụ 主婦 (từ này còn dùng để gọi nữ chủ nhân)
Vợ sau, vợ lẽ: kế thất 繼室.
Vợ lẽ, thiếp (ngày xưa): di thái thái 姨太太.
Vợ lẽ, nàng hầu, thiếp: tiểu 小.
Vợ bé, vợ hầu, thiếp: thứ thê: 次妻, trắc thất 測室, bàng thê 傍妻.
Vợ bị chồng bỏ: xuất thê 出妻.
Vợ (người chồng gọi): phu nhân 夫人, nội tử 內子, nội nhân 內人, tiện nội 賤內.
Vợ (người chồng gọi thân mật): hiền thê 賢妻, ái thê 嬡妻, nương tử 娘子.
Tiếng tôn xưng đối với vợ: phu nhân 夫人.
Vợ vụng của mình (cách nói khiêm tốn): 拙妻 chuyết thê, chuyết kinh 拙荊.
Từ gọi người vợ: nội tướng 內相.
Từ gọi họ hàng bên vợ: nội thân 內親.
Gia đình bên vợ: nhạc gia 岳 家 (từ này thường hiểu làm là cha vợ).
Cha vợ: nhạc phụ 岳父, còn gọi là trượng nhân 丈 人,ngoại phụ 外 父,nhạc trượng 岳丈 hay trượng nhân phong 丈人峰 (do ngọn núi Trượng Nhân phong 丈人峯 có hình dạng giống như ông già nên cha vợ được gọi là nhạc trượng, trượng nhân phong).
Cha vợ (sống): nhạc phụ 岳父.
Cha vợ (chết) : ngoại khảo 外考.
Mẹ vợ: ngoại cô 外姑, còn gọi là ngoại mẫu 外 母.
Mẹ vợ (sống): nhạc mẫu 岳母.
Mẹ vợ (chết): ngoại tỉ 外妣.
Anh vợ: thê huynh 妻兄, đại cựu 大舅, ngoại huynh 外兄.
Chị vợ: đại di 大姨.
Em trai của vợ: ngoại đệ 外弟, thê đệ 妻弟, tiểu cựu tử 小舅子.
Em gái của vợ: tiểu di tử 小姨 子, thê muội 妻妹.
Tiếng người chồng gọi em gái của vợ mình: di muội 姨妹.
Anh và em trai của vợ: nội huynh đệ 內兄第.
Vợ của người anh: tự phụ 姒婦.
Vợ của người em: đệ phụ 娣婦.
Vợ chồng: đồng thất 同室, gia thất 家室, phu thê 夫妻.
Vợ chồng, đôi lứa: kháng lệ 伉儷.
Vợ chồng (tiếng gọi vợ chồng người khác một cách lịch sự): hiền kháng lệ 賢伉儷.
Chồng: phu 夫.
Chồng (người vợ gọi): 郎 lang, lang quân 郎君, tướng công 相公, lương nhân 良人, phu tế 夫壻, trượng phu 丈夫, lương phu 良夫.
Chồng trước: tiền phu 前夫.
Cha mẹ chồng: cô chương 姑嫜, cữu cô 舅姑, công cô 公姑, công bà 公婆.
Cha chồng: chương 嫜, chương phụ 嫜父, quân phụ 君 父, công công 公公.
Mẹ chồng (cách con dâu gọi): cô 姑.
Mẹ chồng: quân mẫu 君 母.
Vợ gọi mẹ chồng là: đại gia 大家.
Anh chồng (đàn bà gọi): bá 伯, đại bá 大伯, phu huynh 夫兄.
Chị chồng: đại cô 大 姑.
Em trai của chồng: phu đệ 夫弟, tiểu thúc 小叔.
Em gái của chồng: tiểu cô 小姑.
Em gái của chồng (cách chị dâu gọi): cô 姑.
Vợ của em chồng: tiểu thẩm 小嬸
Chồng gọi người vợ của anh em vợ mình là: cữu tẩu 舅嫂.
Tiếng xưng hô đối với người khác để chỉ người vợ của mình: nội nhân 內人 hay nội tử 內子.

CHÚ - THÍM - BÁC

Chú hoặc bác trai nói chung:  chư phụ 諸父.
Từ gọi chung chú và bác: thúc bá 叔伯.
Chú: thúc 叔, thúc thúc 叔叔.
Chú: thúc phụ 叔父.
Chú ruột: thúc phụ 叔父, đường thúc 堂叔 (mình tự xưng là đường Tôn 堂孫).
Chú hai: nhị thúc 二叔.
Chú vợ: thúc nhạc 叔岳.
Tiếng xưng chú mình đối với người khác: gia thúc 家叔.
Tiếng tôn xưng chú người khác: lệnh thúc 令叔.
Chú của cha mình: tổ thúc 祖叔.
Thím (vợ của chú): thẩm 嬸.
Thím (vợ của em chồng): tiểu thẩm 小嬸.
Bác: bá 伯, bá bá 伯伯.
Bác (anh của cha): bá phụ 伯父.
Bác ruột: đường bá 堂伯 (mình tự xưng là đường tôn 堂孫).
Bác gái (vợ của người anh cha mình): bá mẫu 伯母, bá nương 伯娘.
Bác vợ: bá nhạc 伯岳.
Bác trai của cha mình: tổ bá 祖伯.
Bác gái của cha mình: tổ cô 祖姑.

CẬU - MỢ - CÔ - DƯỢNG – DÌ

Cậu (anh em trai của mẹ): cữu phụ 舅父.
Cậu vợ: cựu nhạc 舅岳.
Cậu và cháu: cữu sanh 舅甥.
Mợ (vợ của cậu): cữu mẫu 舅母, cữu ma 舅媽, còn gọi là cấm 妗.

Từ gọi chung cô, thím hay bác gái: chư mẫu 諸母.
Cô/dì: a di 阿姨 (cô ba là tam di 三姨, cô tư là tứ di 四姨).
Cô (chị, em gái của cha): cô 姑, thân cô 親姑, đường cô 堂 姑.
Tiếng tôn xưng người cô lớn tuổi: cô trượng 姑丈.
Tiếng cháu tự xưng với cô: đường tôn 堂孫.
Dượng (chồng của cô): cô trượng 姑丈, tôn trượng 尊丈.
Dượng (chồng của dì): di trượng 姨丈, biểu trượng 表丈.
Dượng (chồng sau của mẹ): cô trượng 姑丈.
Dì (chị hay em gái mẹ): di 姨.
Dì (chị hay em gái vợ): di 姨.
Tiếng tôn xưng người dì lớn tuổi: di trượng 姨丈.

CON – CHÁU - CHÍT - CHẮT

Con cái (cha mẹ gọi): hài tử 孩子, hài nhi 孩兒.
Con trưởng đích: trủng tử 冢子, trủng tự 冢嗣.
Con của vợ lớn: đích tử 嫡 子.
Con của vợ nhỏ: thứ tử 庶 子.

Con thứ: chi tử 支子 (trừ con đầu lòng, các con khác gọi là chi tử 支子).
Con thứ hai: trọng tử 仲子.
Con trai trưởng (con cả = thứ hai): trưởng tử 長子, trưởng nam 長男.
Con trai trưởng của dòng thứ (vợ nhỏ): trưởng thứ tử 長 庶 子.
Con trai thứ hai của dòng thứ (vợ nhỏ): thứ thứ tử 次 庶 子.
Con trai thứ ba của dòng thứ (vợ nhỏ): tam thứ tử 三 庶 子.
Con trai kế (kế trưởng nam): thứ nam 次男, thứ tử 次 子.
Con trai của vợ hai, vợ ba, vợ tư…gọi là: thứ nam 庶 男,thứ tử 庶 子. (Chú ý: “thứ” 庶 ở đây viết khác chữ “thứ” 次 trong con trai kế (cũng gọi là thứ nam  次男 hay thứ tử 次 子).
Con trai thứ ba (kế thứ nam): tam nam 三 男, tam tử 三 子.
Con trai thứ tư: tứ nam 四 男: còn gọi là tứ tử 四 子.
Con trai út: quý nam 季男, vãn nam 晚男, ấu nam 幼 男, ấu tử 幼 子.
Con trai tôi, cháu nó (khiêm từ - tiếng cha mẹ xưng con mình với người khác): tiểu nhi 小兒.
Con gái lớn: trưởng nữ 長女.
Con gái thứ hai (kế trưởng nữ): thứ nữ 次女.
Con gái của vợ hai, vợ ba, vợ tư…gọi là: thứ nữ 庶 女 (chữ “thứ” 次 viết khác “thứ” 次 sử dụng cho con gái thứ hai).
 Con gái thứ ba: tam nữ 三 女.
Con gái thứ tư: tứ nữ 四 女.
Con gái út: quý nữ 季女, vãn nữ 晚女, ấu nữ 幼 女.
Con gái chưa có chồng: sương nữ 孀女.
Con gái chưa lấy chồng, còn trinh: xử nữ 處女, còn gọi là xử tử 處子.
Con gái đã có chồng: giá nữ 嫁女.
Con gái yêu mến, được sủng ái: ái nữ 愛女, kiều nữ 嬌女.
Tiếng tôn xưng con gái người khác: lệnh ái 令嬡, lệnh viên 令媛, thiên kim 千金, lệnh thiên kim 令千金.
Con mồ côi: cô tử 孤子, cô nữ 孤女.
Con mồ côi và đàn bà góa: cô sương 孤孀, cô quả 孤寡.
Con mồ côi mẹ tự xưng là: ai tử 哀子, ai nữ 哀女.
Con mồ côi cả cha và mẹ tự xưng là: cô ai tử 孤哀子, cô ai nữ 孤哀女.
Con mồ côi cha: 孤子 cô tử (người để tang cha mà mẹ còn sống tự xưng là cô tử 孤子).
Con nuôi: giả tử 假子, dưỡng tử 養子, nghĩa tử 義子, 恩兒 ân nhi.
Con vợ lẽ: thứ tử 庶子.
Con tự xưng với cha mẹ là: nhi 兒
Con tự xưng với cha ghẻ là: chấp tử 執子.
Cha mẹ gọi con cái là: nhi 兒.
Tiếng gọi đứa con yêu mến: ái nhi 愛兒.
Con trai của mình: nhi tử 兒子.
Tiếng gọi con của bạn bè mình: hiền điệt 賢姪, thế điệt 世姪.
Tiếng tôn xưng con người khác: công tử 公子, lệnh lang 令郎.
Con hư hỏng: bại tử 敗子.
Con của chồng hoặc vợ trước: giả tử 假子.
Con đỏ: 兒子 nhi tử.
Tiếng tự xưng của con (trai và gái) đối với cha mẹ: hài nhi 孩兒.
Tiếng gọi con trai của mình: 兒子 nhi tử.
Con trưởng của vợ cả hay con của vợ cả: đích tử 嫡子.
Con lai (cha mẹ không cùng huyết thống chủng tộc): hỗn huyết nhi 混血兒.
Con trai của cậu (anh hay em của mẹ): nội huynh đệ 內兄弟.
Con cháu nói chung: nhi tôn 兒孫.
Cháu: điệt 姪, tòng tử 從子.
Cháu (con của anh hay em trai mình): điệt nữ 姪女, điệt tử 姪子.
Cháu trưởng: đích tôn 嫡孫, trưởng tôn 長孫.
Cháu nội: nội tôn 內孫.
Cháu ngoại: sanh 甥, ngoại tôn 外孫.
Cháu nối dòng xưng là: đích tôn  嫡孫.
Cháu họ: biểu điệt 表姪, tức là con của anh em họ (con cô, con cậu con dì) hoặc chị em họ (con cô, con cậu, con dì).
Cháu gọi bằng cậu: sanh 甥.
Cháu xa: côn tôn 昆孫.
Cháu rể: sanh tế  甥婿.
Cháu đời thứ tám: nhưng tôn 仍孫.
Cháu nó (khiêm từ, tiếng để gọi các người thân, thường dùng cho hàng dưới mình): xá điệt 舍姪.
Cháu của anh: côn tôn 昆孫.
Cháu của chú và bác tự xưng là: Nội điệt 內姪.
Cháu tự xưng với bác của cha là: vân tôn 云孫.
Tiếng tôn xưng cháu trai người khác: lệnh điệt 令姪.
Vợ cháu mình: điệt phụ 姪婦, còn gọi là điệt nhi tức phụ 姪兒媳婦.
Chắt (con của cháu nội hay cháu ngoại): tằng tôn 曾孫.
Chít (cháu sáu đời, con của chút, chắt): huyền tôn 玄孫.

Nguồn:
https://www.facebook.com/notes/v%C6%B0%C6%A1ng-trung-hi%E1%BA%BFu/c%C3%A1ch-x%C6%B0ng-h%C3%B4-v%C3%A0-th%E1%BB%A9-b%E1%BA%ADc-trong-gia-t%E1%BB%99c-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-th%E1%BB%9Di-x%C6%B0a-ii/664516440249941/