CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021

Thành ngữ điển tích : NÀNG. - ĐỖ CHIÊU ĐỨC


Chieu Duc

15:38, Th 2, 15 thg 3 (15 giờ trước)
tới AnAnhGiangBongBrianVanBillDienHoanDaoChonHungDoanhdothieucuong06@gmail.comDuongBácSanCangHồHảiHienHngHoahoanghong1942@yahoo.comhữuĐứcNoiKimKimsangLaTuanDzunglawrenceKyLelemaily.57@gmail.comCapLocNghiCoAnhLoanMaiMinhminhphan8519@yahoo.comtôiQUANGNguyenNguyenLocNhungnhungtvo048@gmail.comNicoleNhưphamid1934@gmail.comNguyenphilipsdo@gmail.comp.d.SonTamTBHThangThanhThanhthanhduongtx@yahoo.comThuthuctrinhvanTiemlyTonyAnhTrantranbt21@gmail.comtrudinh@hotmail.comTruongTuyenVietvienhoangle1948@gmail.comVoYên陈翠萍luutungvinh@gmail.comHuyNHANwalle408@gmail.comphingochung92@gmail.comngoton5888@yahoo.comThủyThuyminhtaichinh@gmail.comdoquybai@msn.comttranpham@gmail.comngocdungnnd@aol.comgocnhosantruong@hotmail.comhathaius@yahoo.com








THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 74 : 

                                                  NÀNG

                                       

                           Đạm Tiên NÀNG ấy xưa là ca nhi.

      NÀNG do chữ Nho là NƯƠNG 娘 đọc trại ra mà thành, từ chỉ chung cho phái nữ, như từ ghép CÔ NƯƠNG 姑娘 để chỉ các cô gái chưa chồng, thì ta cũng đọc trại thành CÔ NÀNG. Nói chung NÀNG là phái nữ, là các bà các cô, là ngôi thứ HAI trong đàm thoại, như Bạc Bà khi ép Thúy Kiều lấy Bạc Hạnh đã mở lời hăm dọa rằng :

                              NÀNG dù quyết chẳng thuận tình,
                             Trái lời nẻo trước, lụy mình đến sau.

      Nhưng khi thêm chữ ẤY vào sau chữ NÀNG thành "NÀNG ẤY", thì lại trở thành ngôi thứ BA, như lời của Vương Quan nói cho Thúy Kiều biết về thân thế của Đạm Tiên vậy :

                              Vương Quan mới dẫn gần xa :
                         "Đạm Tiên NÀNG ẤY xưa là ca nhi...

      Khi lần đầu tiên Kim Trọng và Thúy Kiều gặp gỡ cùng "Sánh vai về chốn thư hiên, Góp lời phong nguyệt nặng nguyền non sông". Thấy bức tranh tùng của Kim Trọng vừa phác họa, Thúy Kiều đã "Tay tiên gió táp mưa sa, khoản trên dừng bút thảo và bốn câu". Khiến cho chàng Kim phải trầm trồ :

                               Khen : Tài nhả ngọc phun châu,
                             NÀNG BAN ả Tạ cũng đâu thế nầy !

     NÀNG BAN ở đây là nàng Ban Chiêu (CN 45-117), tự là Huệ Ban, là nhà văn học, nhà sử học nổi tiếng đời Đông Hán, em gái của nhà sử học Ban Cố. Sau khi Ban Cố mất Ban Chiêu đã thay anh hoàn thành tác phẩm sử học vĩ đại là "Hán Thư 漢書". Khi Hán Hòa Đế nối ngôi đã nhiều lần vời bà vào cung để dạy cho Hoàng hậu và các phi tần trong cung học hành. Khi Đặng Thái hậu lâm triều cũng có vời bà đến để tham gia chính sự. Nên trong văn học cổ NÀNG BAN dùng để chỉ những phụ nữ tài hoa giỏi giắng không thua gì nam giới.

                        


      Ngoài ra, NÀNG BAN còn chỉ BAN TIỆP DƯ 班婕妤(TCN 48 ― CN 2)là phi tử của Hán Thành Đế, là nữ tài tử, nữ trứ tác gia nổi tiếng đời Tây Hán. Bà là tổ cô (em gái của ông nội) của Ban Cố và Ban Chiêu. Sau khi bị Hán Thành Đế chê bỏ vì nghe lời của chị em Triệu Phi Yến, Ban Tiệp Dư lui về ở Đông cung làm bài thơ Oán Ca Hành 怨歌行, còn gọi là Đoàn Phiến Ca 團扇歌 dệt vào trong lụa và làm thành chiếc quạt, nói lên việc chiếc quạt đến mùa thu thì không còn được trọng dụng nữa như thân phận bị thất sủng của mình vậy. 
      Trong Cung Oán Ngâm Khúc, Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều cũng đã cho nàng cung nữ bị thất sủng của mình than thở :

                                Nhị hoa chưa mỉm miệng cười,
                          Gấm NÀNG BAN đã nhạt mùi thu dung.
      
      Vì là người đẹp, nên BAN TIỆP DƯ còn được gọi là BAN CƠ 班姬 (Cơ 姬: là phi tần tì thiếp đẹp) như trong thơ truyện Nôm Phương Hoa Lưu Nữ Tướng :

                               Giá xưa nay chửa thấy ai,
                        Nào người Thái Nữ, nào người BAN CƠ.




      Khi biết được Thúy Kiều đã bán mình để chuộc tội cho mình, thì Vương Ông mới "Liều mình ông đã gieo đầu tường vôi", làm cho Thúy Kiều phải can ngăn khóc lóc và phân bua :

                           Dâng thơ đã thẹn NÀNG OANH
                          Lại thua Ả Lý bán mình hay sao  ?
        
        NÀNG OANH, tên họ đầy đủ là THUẦN VU ĐỀ OANH 淳于緹縈, người đất Lâm Chuy đời Tây Hán. Bà là con gái út của Thái Thương Lệnh Thuần Vu Ý. Ý trị bệnh chết người, bị khép tội nhục hình, trên đường bị giải về kinh để nhận tội, Ý than cho gia cảnh của mình chỉ có 5 con gái, đến khi nhà gặp chuyện không có lấy một con trai để đở đần. Nàng Đề Oanh đã theo cha đến tận kinh thành, dâng thơ lên Hán Văn Đế xin làm tì thiếp để chuộc tội nhục hình cho cha, lời văn chân thành khẩn thiết, khiến cho Hán Văn Đế cảm động, chẳng những tha tội cho cha nàng mà còn phế bỏ luôn hình phạt nhục hình tàn khốc. Sử gia Ban Cố đời Hán đã khen trong bài thơ ngũ ngôn "Vịnh Sử" rằng :"Bách nam hà hội hội, Bất như nhất Đề Oanh 百男何憒憒,不如一緹縈". Có nghĩa :"Một trăm thằng con trai ngơ ngáo, không bằng được một gái Đề Oanh !".

       Trong văn học cổ nàng Đề Oanh tượng trưng cho người con gái có hiếu với cha mẹ. Trong truyện thơ Nôm khuyết danh Nữ Tú Tài, nàng Phi Nga giả trai cũng theo về kinh để xin tội cho cha là Văn Sác :

                                   Rằng : Xưa có gái ĐỀ OANH,
                               Cứu cha khỏi nạn nên danh nữ tài.

                     
       NÀNG OANH còn chỉ THÔI OANH OANH 崔鶯鶯 và Trương Quân Thụy 張君瑞 trong truyện Tây Sương Ký của Vương Thực Phủ. Nàng Oanh nầy rất đa tình và rất lãng mạn ở dưới Mái Tây, nên mới để "Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng". Còn trong truyện "Trinh Thử" thì Chuột Đực đã ve vãn Chuột Bạch khi vừa gặp gỡ :

                              ... Mà nàng lạc lối tới đây,
                       Vả coi hình tướng cũng tày NÀNG OANH.
         
      Theo "U Quái Lục 幽怪錄", truyện "Đằng Lục giáng tuyết Tốn Nhị khởi phong 滕六降雪巽二起風" (Đằng Lục thì cho tuyết rơi, Tốn Nhị thì cho gió thổi) chép lại truyện như sau :

      Trung Thư Lệnh là Tiêu Chí Trung 蕭志忠, năm Cảnh Vân thứ hai đời Đường Tuấn Tông, đãm nhiệm chức vụ Thứ sử Tấn Châu. Ông định ngày mùng 8 tháng chạp sẽ giăng lưới tổ chức một ngày săn bắt lớn để tế thần cuối năm. Muôn thú biết tin cùng kéo đến xin với đạo sĩ ở phía đông cốc khẩu cứu mạng. Đạo sĩ bảo rằng : Tiêu Sứ Quân là người nhân đức, ông luôn nghĩ đến sự đói lạnh của thuộc cấp, bèn bày cho kế đi xin với Thần tuyết là Đằng Lục và thần gió là Tốn Nhị vào ngày hôm đó tạo nên một trận bão tuyết lớn. Qủa nhiên, vì sợ thuộc cấp đói lạnh vất vả, nên Tiêu Chí Trung bãi bỏ cuộc đi săn ngày hôm đó. Muôn thú khỏi một phen bị hại. 

     TỐN NHỊ 巽二 và PHONG DI 封姨 đều là Thần Gió trong thần thoại Trung Hoa và trong văn học cổ, còn như trong bài thơ sử trường thiên là "Thiên Nam Ngữ Lục" của ta thì gọi là NÀNG TỐN :

                                 Thủy vân lòng những rắp mong,
                           Giận thay NÀNG TỐN khéo lòng thày lay.



     Sau NÀNG TỐN, ta có NÀNG TÔ.  Từ dùng để chỉ vợ của Tô Tần.
     TÔ TẦN 蘇秦 (TCN?-384) tự là Qúy Tử 季子. Người thời Chiến Quốc, ở đất Lạc Dương, tỉnh Hà Nam hiện nay, vốn xuất thân gia đình nhà nông, rồi trở nghề công thương, nhưng Tô Tần có chí lớn muốn ra làm quan, nên theo học phép "Liên Hoành" của Qủy Cốc Tử. Mười lần dâng kế sách cho vua Tần đều thất bại, đến nỗi hết tiền chi dụng, mão tưa áo tơi giày rách, mang tấm thân tàn ma dại về nhà. Thê bất hạ nhâm, tầu bất vi xuy, phụ mẫu bất dữ ngôn 妻不下紝,嫂不為炊,父母不與言. Vợ là Tô Thị cứ ngồi trên khung cửi dệt vải chẳng thèm mừng đón, Chị dâu thì dọn cơm không mời ăn, cha mẹ thì cũng chẳng buồn hỏi han ngó ngàn gì cả. Tô Tần vừa buồn vừa thẹn cho sự thất bại của mình, bèn phát chí vùi mài thêm về các sách lược và tình hình chiến quốc, đến nỗi suốt đêm treo tóc lên trên rường nhà sợ sẽ ngủ gật, và bên cạnh để sẵn một mũi dùi, khi buồn ngủ thì dùng nó đâm vào đùi cho đau để thức tỉnh mà học. Cuối cùng sau hơn hai năm nghiền ngẫm đã ngộ ra thế "Hợp Túng" liên kết 6 nước lại để chống Tần. Sau khi Tô Tần du thuyết được các mước nghe theo cùng liên kết lại thành "Hợp Túng Liên Minh" và cùng cử Tô Tần làm Liên Minh Trưởng mang ấn tướng của cả 6 nước. Vinh quang lên đến tột đĩnh. Khi vinh quy bái tổ thì vợ và chị dâu qùi mọp không dám ngẩn đầu lên. NÀNG TÔ là như thế đó. 
     Theo Điển Cố Văn Học của nhà xuất bản Khoa Học xã Hội Hà Nội, thì trong "Nam Hải Tế Văn" của ta có câu :

                         Cửi NÀNG TÔ không vác mặt làm thinh,
                         Mai mốt cũng rồng mây gặp hội.

     Còn một NÀNG TÔ thuần túy của Việt Nam ta mà ai cũng biết đến, đó là NÀNG TÔ THỊ vọng phu. Nằm trong quần thể di tích động Tam Thanh thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn có núi Tô Thị hay còn gọi là núi Vọng Phu. Trên đỉnh núi có một khối đá tự nhiên như hình của một người phụ nữ bồng con hướng nhìn về phương trời xa xa trên mặt biển. Từ xưa tượng đá này đã gắn liền với truyền thuyết về một người đàn bà chung thủy đứng chờ chồng đi lính thú. Chờ mãi không thấy chồng về, nàng và con đã hóa thành đá. Từ đó, người dân gọi đây là tượng NÀNG TÔ THỊ. Trong ca dao Việt Nam xưa khi nói về Lạng Sơn đã có câu:
                                
                                   Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
                           Có NÀNG TÔ THỊ, có chùa Tam Thanh.



     Còn trong văn thơ Thời Tiền Chiến, thi sĩ Nguyễn Văn Cổn trong bài "Nước Tôi" đã có một vế thơ như sau :

                          Đá Vọng Phu nhớ thương thổn thức,
                          Tay bồng con non nước vời trông.
                          Xa xa mặt biển mênh mông...
                          Đầu non tượng đá tỏ lòng tiết trinh !...


      Xin hẹn bài viết tới !

                                                   杜紹德
                                           ĐỖ CHIÊU ĐỨC                   
 

                    

Không có nhận xét nào: