CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2021

THÀNH NGỮ ĐIỄN TÍCH :NAM - ĐỖ CHIÊU ĐỨC

Chieu Duc

19:33, Th 5, 11 thg 3 (2 ngày trước)

tới AnAnhGiangBongBrianVanBillDienHoanDaoChonHungDoanhdothieucuong06@gmail.comDuongBácSanCangHồHảiHienHngHoahoanghong1942@yahoo.comhữuĐứcNoiKimKimsangLaTuanDzunglawrenceKyLelemaily.57@gmail.comCapLocNghiCoAnhCHILoanMaiMinhminhphan8519@yahoo.comtôiQUANGNguyenNguyenLocNhungnhungtvo048@gmail.comNicoleNhưphamid1934@gmail.comNguyenphilipsdo@gmail.comp.d.SonTamThangThanhThanhthanhduongtx@yahoo.comThuthuctrinhvanTiemlyTonyAnhTrantranbt21@gmail.comtrudinh@hotmail.comTruongTuanTuyenVietvienhoangle1948@gmail.comVoYên陈翠萍luutungvinh@gmail.comHuyNHANwalle408@gmail.comphingochung92@gmail.comngoton5888@yahoo.comThủyThuyminhtaichinh@gmail.comdoquybai@msn.comttranpham@gmail.comngocdungnnd@aol.comDiengocnhosantruong@hotmail.comhathaius@yahoo.comDienDanTinhBangHuu@googlegroups.com



THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 73 : 

                                                NAM
                        
                                   Inline image
                                      
      "Nhất Nam Viết Hữu, Thập Nữ Viết Vô 一男曰有,十女曰無". Có nghĩa : "Sanh được một đứa con trai thì bảo là có một đứa con; còn sanh được mười đứa con gái thì kể như không có đứa con nào cả !" Tại sao ? Tại vì xã hội Việt Nam ta sống theo chế độ PHỤ HỆ, con sanh ra phải lấy HỌ của CHA, nên con TRAI có con còn giữ được HỌ CHA; Chớ con GÁI "ăn cơm nguội ở nhà ngoài" gả về nhà người khác, khi sanh con ra phải theo họ của nhà chồng. Xã hội Việt Nam ta lại chịu ảnh hưởng tư tưởng NHO GIÁO của Khổng Mạnh là :

              Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại 不孝有三,無後為大。
   Có nghĩa :
             Có ba tội bất hiếu, tội VÔ HẬU (không người nối dõi) là lớn nhất.
             Nên tất cả mọi người đều muốn có con trai, để có người nối dõi tông đường. 

      Một điều rất lý thú là câu nói "Nhất Nam Viết Hữu, Thập Nữ Viết Vô 一男曰有,十女曰無" hoàn toàn là câu nói Nho của Việt Nam ta, người Hoa không biết đến câu nói nầy. (Cứ bỏ câu nói nầy lên hỏi ông Google thì sẽ rõ !).

      NAM 男 là chữ Hội Ý trong Lục thư theo "Chữ Nho...Dễ Học", gồm có : bộ ĐIỀN 田 là Ruộng ở phần trên, và phần dưới là bộ LỰC 力 chỉ Sức lực. Ghép hai bộ lại với nhau với nghĩa Hội Ý là : "Người có sức lực để cày ruộng" là Nam giới; Nên NAM 男 có nghĩa là : Phái Nam, là Đàn ông, là Con trai, với các từ ghép hay gặp trong văn học cổ là NAM NHÂN 男人, NAM TỬ 男子, NAM NHI 男兒... Như trong bài hát nói CHÍ NAM NHI của cụ Nguyễn Công Trứ mở đầu bằng hai câu thơ chữ Nho là : 

                   Thông minh nhất NAM TỬ,        聰明一男子
                   Yếu vi thiên hạ kỳ.                   要為天下奇.
             (Một đấng nam tử thông minh, phải làm nên việc gì đó khác với thiên hạ).

 ...đến giữa bài thơ lại nhắc đến :

                Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung,
                Làm cho rõ tu mi NAM TỬ.

                

                             Chân dung cụ Nguyễn Công Trứ
 
      Còn trong bài hát nói KẺ SĨ thì hai câu thơ chữ Nho ở giữa bài là :

      Kinh luân khởi tâm thượng, binh giáp tàng hung trung,         經綸起心上,兵甲藏胸中;
      Vũ trụ chi gian giai phận sự, NAM NHI đáo thử thị hào hùng. 宇宙之間皆份事,男兒到此是豪雄 !
Có nghĩa :
               Kinh luân trổi dậy ở trong lòng, Binh giáp ẩn dấu trong lòng ngực;
      Trong vòng vũ trụ đều là phận sự, kẻ Nam Nhi làm được như thế mới đáng mặt hào hùng !

      Trong truyện thơ Nôm khuyết danh "Nữ Tú Tài". kể chuyện nàng Phi Nga con quan Tham Tướng Văn Sác, cải dạng nam trang, lấy tên là Văn Tuấn Khanh để đi thi tú tài :

                                   Quần chân, áo chít, cài khuy,
                            Trá hình làm đấng NAM NHI, học hành.
      
      Cuối cùng, hai bạn học của Tuấn Khanh là Đỗ Tử Trung và Ngụy Soạn Chi phát hiện Tuấn Khanh là gái giả trai, nên Tử Trung đã nói với Soạn Chi là :

                                  Lần lần năm đã kể ba,
                          Tuy hình NAM TỬ, thực là nữ nhân.




      Ngoài NAM NHI 男兒, NAM TỬ 男子 ra, đọc truyện võ hiệp của Kim Dung ta còn thấy dãy từ NAM TỬ HÁN ĐẠI TRƯỢNG PHU 男子漢大丈夫 dùng để chỉ những người đàn ông hiên ngang, đội trời đạp đất, có chính nghĩa, dám làm dám chịu và không bao giờ làm những chuyện mờ ám hổ thẹn. NAM 男 còn là một tước hiệu trong thời phong kiến ngày xưa như câu thơ mở đầu bài hát nói "Kẻ Sĩ" của cụ Nguyễn Công Trứ đã nêu ở trên là "TƯỚC hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt 爵有五士居其列" Có nghĩa : TƯỚC có 5 bậc trong đó có kẻ sĩ. Còn 5 bậc của tước, chung cho cả Đông tây là : Công, Hầu, Bá, Tử, Nam 公,侯,伯,子,男.
          
      NAM 南 còn là hướng NAM, phương NAM, là "Nam quốc sơn hà Nam đế cư 南國山河南帝居", là "Sông núi nước Nam vua Nam ở". Theo âm dương ngũ hành thì "Nam phương Bính Đinh thuộc Hỏa". Gió Nam là những trận gió của những buổi trưa hè oi bức. Theo Khổng Tử Gia Ngữ. Biện Nhạc Giải 孔子家. 辯樂解 có ghi : Vua Thuấn chế ra cây đàn 5 dây để đàn bài Nam Phong Ca (bài Ca Gió Nam) như sau :

               南風之薰兮,可以解吾民之慍兮; 
             Nam phong chi huân hề, khả dĩ giải ngô dân chi uẩn hề;
               南風之時兮,可以阜吾民之財兮.
             Nam phong chi thời hề, khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề.
   Có nghĩa :
             Cái ấm áp của gió nam, có thể giải được nỗi ẩn ức của dân ta;
             Cái đúng lúc của gió nam, có thể làm cho dân ta thêm trù phú.



      Với cái thâm ý nêu trên, cụ Phạm Quỳnh dưới thời Pháp thuộc, đã lập ra NAM PHONG TẠP CHÍ với hàm ý an ủi nhân dân ta lúc bấy giờ bớt đi cái ẩn ức mà ẩn nhẫn đợi thời, cũng như cố gắng làm ăn cho trù phú để chờ đợi thời cơ.
      Trong văn học cổ, NAM PHONG thường dùng để chỉ cảnh thái bình thịnh trị, dân chúng an cư lạc nghiệp, như trong tác phẩm Lâm Tuyền Kỳ Ngộ (Giới bình dân gọi là truyện Bạch Viên Tôn Các) có câu :

                        Trăm năm ước hẹn nên dòng dõi,
                     Ca khúc NAM PHONG thuở Thuấn Nghiêu.

        Không gọi là NAM PHONG 南風 thì lại gọi là NAM HUÂN 南薰 cũng cùng một ý như trên, trong Tứ Thời Khúc Vịnh của Hoàng Sĩ Khải có câu :

                        Chanh vanh cầm gãy NAM HUÂN,
                    Cởi hờn giàu của thói dân Ngu Đường.                  
      
       Chương Chiêu Nam. Thái Tần trong Kinh Thi 詩經。召南。採蘋。Có bài ca dao nêu lên hình ảnh của cô gái trước khi vu quy xuất giá về nhà chồng, đã đi hái rau Tần, rau Tảo để về cúng tế tổ tiên và nghe lời giáo huấn của cha mẹ trước khi về làm dâu nhà người khác. Lời thơ mở đầu như sau :

                   于以采蘋、南㵎之濱。Vu dĩ thái Tần, Nam giản chi tân;
              (Hái rau tần ở đâu ? Ở bên bờ nam giản (khe suối phía nam).
                   于以采藻、于彼行潦。Vu dĩ thái Tảo, Vu bỉ hành lạo !
              (Hái rau tảo ở đâu ? Ở bên phía đầm nước kia kìa !)
     Lục bát :
                   Rau Tần tìm hái ở đâu ?
                   Bên bờ Nam Giản ở đầu bên kia.
                   Rau Tảo hái ở đâu kìa ? 
                   Bên đầm nước đọng kia kìa đâu xa !

                  


     Bốn câu thơ trên là xuất xứ của từ TẢO TẦN dùng để chỉ người phụ nữ siêng năng cần mẫn sớm hôm, đồng thời cũng dùng để chỉ con dâu giỏi đảm đang, biết quán xuyến trong ngoài với từ "dâu NAM GIẢN", như trong truyện Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu tả lúc Vân Tiên trên đường lai kinh ứng thí ghé qua nhà của vị hôn thê Võ Thể Loan. Võ Công đã rất vừa lòng với chàng rể khôi ngô tuấn tú, đẹp trai và văn võ song toàn nầy :

                                Nhắm đà đẹp đẽ hòa hai,
                       Kìa dâu NAM GIẢN, nọ trai Đông Sàng. 
 
       Ngoài NAM GIẢN, ta còn có NAM DƯƠNG là tên đất nơi Khổng Minh Gia Cát Lượng ẩn cư cày ruộng lúc chưa gặp thời, đó là đất Nam Dương Ngọa Long Cương thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay, nên trong văn học cổ NAM DƯƠNG chỉ nơi ở ẩn của các bậc hiền tài như cụ Nguyễn Công Trứ đã viết trong bài hát nói Luận Kẻ Sĩ "Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất". Có nghĩa là : Khi chưa gặp thời thì dấu mình trong căn nhà cỏ. Còn Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài "Thú Ở Ẩn" đã viết :

                           Vui vầy Lạc Xã năm ba khách, 
                        Lánh chốn NAM DƯƠNG ở một lều.

                       


      Ngoài ra, NAM DƯƠNG còn là nơi lập nghiệp của nhà Tấn thời Xuân Thu Chiến Quốc, thiên tử nhà Châu đã đem 8 ấp ở Nam Dương phong tặng cho nước Tấn, đã giúp vua Tấn làm nên nghiệp bá sau nầy. Nên NAM DƯƠNG còn dùng để chỉ nơi lập nghiệp của một triều đại, như trong tác phẩm sử ký bằng văn vần "Thiên Nam Ngữ Lục" được viết dưới thời chúa Trịnh Căn, khi nói về nhà Trần có câu :

                         Nghiệp Trần đem lại trung hưng,
                    NAM DƯƠNG những vị chép công các đài.

                         Inline image
        
       Cuối cùng, ta có NAM SƠN 南山 là ngọn núi phía nam. Đào Tiềm, còn gọi là Đào Uyên Minh một ẩn sĩ cao nhã đời Tấn, đã từ quan về ở ẩn để vui thú điền viên. Trong 20 bài thơ "Ẩm Tửu" của ông, bài thứ 5 có hai câu :

                          Thái cúc Đông ly hạ,         採菊東籬下,
                          Du nhiên kiến NAM SƠN.   悠然見南山.
      Có nghĩa :
                          Hái cúc dưới rào đông,
                          Xa xa ngắm núi nam. 
 
      Nên trong văn học cổ dùng từ NAM SƠN (hay NAM SAN) để chỉ sự thanh thản phóng khoáng và cao nhã của các ẩn sĩ, như trong bài hát nói "Uống Rượu Tiêu Sầu bài 1" của Cao Bá Quát có câu :

                    Dưới thiều quang thấp thoáng bóng NAM SAN,
                    Ngoảnh mặt lại cửu hoàn coi cũng nhỏ.

                     Inline image
                       Thái cúc đông ly hạ, Du nhiên kiến nam sơn

     Ngoài ra, Chương thứ nhất, bài Thiên Bảo trong Kinh Thi 詩經.天保 dùng để chúc tụng vua chúa có câu :

            ...如月之恆,如日之升。  Như nguyệt chi hằng, như nhựt chi thăng.
              如南山之壽,不騫不崩。Như nam sơn chi thọ, bất khiên bất băng.
   Có nghĩa :
             Lâu bền như mặt trăng, Mọc lên mỗi ngày như mặt trời;
             Sống thọ như là núi nam, không hao mòn không suy suyển.
   Lục bát :
                      Như trăng mãi sáng trong đêm,
                Như mặt trời mọc thênh thênh mỗi ngày.
                         Núi nam sống thọ lâu dài,
                Không suy không suyển tháng ngày trơ trơ !

     Đó là lời chúc tụng cho nhà vua được sống lâu mãi mãi, cũng trong bài thơ lịch sử trường thiên "Thiên Nam Ngữ Lục" cũng có câu :

                     Tuổi vua Phật nguyệt thăng bằng, 
                    NAM SƠN há sánh núi trăng xem tày.

     Cũng từ bài thơ trong Kinh Thi nêu trên, nhân gian mới xuất hiện câu chúc cho người sống dai là "THỌ TỈ NAM SƠN 壽比南山". Cho đến trước mắt câu chúc thọ nầy vẫn còn được thông dụng và để cho có đối xứng theo như các biện pháp Tu Từ Học Á Đông, ta thấy còn xuất hiện thêm một vế nữa cho thành đôi câu đối chúc thọ như sau :



                     福如東海, Phước như Đông hải,
                     壽比南山。 Thọ tỉ Nam sơn.
     Qủa là :
                   Phước nhiều như nước biển Đông,
                  Thọ cao vòi vọi sánh cùng núi Nam.


           Hẹn bài viết tới !

                                                                       杜紹德
                                                                        ĐỖ CHIÊU ĐỨC

  

          
       

Không có nhận xét nào: