CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2022

Ý KIẾN VỀ MỘT BÀI THƠ CỦA NHẤT TUẤN - ĐỖ CHIÊU ĐỨC

 



Tạp Ghi và Phiếm Luận :

                   Ý kiến về một bài thơ của Nhất Tuấn

                                             
On Tuesday, April 26, 2022, 05:02:17 PM CDT, hphi vo <haiphivo2003@yahoo.com> wrote:


Subject: * Ý kiến về một bài thơ của Nhất Tuấn

          Bài Chúa Nhật Này Trẫm Nhớ Ái Khanh Không có hai cái sai làm tôi mất cảm hứng về bài thơ tình thắm thiết này.
Đó là Đại danh từ xưng hô: Trẫm và Ái Khanh

1. Trẫm: ngôi thứ nhất I (dùng cho vua tự xưng. Trong bài thơ này người thanh niên được tôn lên thành vua, cũng được đi, nhưng không thể gọi là Trẫm tức là You ở ngôi thứ hai được. Phải gọi là Bệ Hạ mới đúng.

2a. Ái Khanh là ngôi thứ hai để dùng cho vua gọi các vị quan nam, Có thể dùng cho ngôi thứ ba. (Vd: Ông ta là ái khanh của vua đó.) Không thể là ngôi thứ nhất được, không thể là "me". Quan phải tự xưng với vua là Hạ Thần mới đúng phong cách, lễ nghi.
2b. Ái Phi vua dùng cho nữ (Cũng cùng văn phạm như ái khanh). Nếu đúng phong cách văn hóa thì người nữ phải tự xưng khiêm tốn là "Thiếp hay Tiện Thiếp). Ngay cả Hoàng Hậu khi nói chuyện với vua cũng phải tự xưng là Thiếp hay Tiện Thiếp.
          Nếu dùng cho đúng, câu thơ trên phải là: Chúa Nhật này Bệ Hạ có nhớ Thiếp không?






              
To:hphi vo
Wed, Apr 27 at 2:23 PM


Kính Chị,
        Tại Chị gởi cho em đọc, nên em mới "ngứa miệng” lạm bàn chơi cho vui !
       
     "Cái ông nào đó" chê câu thơ : "Chúa nhật nầy Trẫm nhớ
 Ái Khanh không ?" làm cho ông ta mất cảm hứng về bài thơ tình thắm thiết nầy... là : "Người không biết gì về thơ cả !"
       Ông ta phân tích và hiểu từ "Trẫm 朕" và từ "Ái Khánh 愛卿” 
theo kiểu tự điển và theo văn học cổ thì ... còn gì là THƠ nữa ! 
Phải hiểu là ...
      "Trẫm" ở đây là Nhân Xưng Đại Từ đặc biệt được sử dụng như một Danh từ riêng để 
chỉ Nhất Tuấn; Vì Ái Khanh xưng bút hiệu  "Ái Khanh", nên Nhất Tuấn mới ví dõm xưng mình là "Trẫm".  Đó là cái ý nhị nên thơ của đôi lứa yêu nhau trong lứa tuổi học trò; 
Vừa ngây thơ trong sáng, vừa ví dõm đáng yêu biết bao nhiêu ! 
Sao không hiểu "THƠ" gì hết vậy !?  Cứ đem những cái nghĩa cũ
 xì cứng ngắt trong văn học cổ, trong từ điển giáo khoa để “sửa 
thơ” của thế hệ trẻ ngày nay đang yêu nhau thì 
còn ra thể thống gì nữa ?! Câu :

                       Chúa nhật nầy Trẫm nhớ Ái Khanh không ? 
mà sửa lại thành :
                       Chúa Nhật này Bệ Hạ có nhớ Thiếp không?     thì ...

còn gì là thơ nữa ! Nếu sửa là  :
                                Chúa nhật nầy Anh nhớ Em không ? 
 thì  ...lại qúa tầm thường , không có vẻ gì là "Nhất Tuấn" của "Chuyện Chúng Mình" cả !
 Xin mời đọc bài thơ "Đến Trễ Giờ" trong tập thơ "Chuyện Chúng Mình III" sau đây 
sẽ hiểu thêm về “Trẫm” và "Ái Khanh" :
          

               


 Đến Trễ Giờ

Nhận được thư anh chiều thứ bảy
Hẹn em chúa nhật đi ciné
Nhận thư rồi buổi chiều hôm ấy
Em cứ mong nghe tiếng trống về !

Quái lạ thời gian như đứng lại
Và em xao xuyến cả tâm hồn
Mỗi khi nghĩ đến câu anh viết
Nếu trễ ... anh đền một chiếc hôn !

Mới sáng hôm sau em vội mặc
Áo màu rêu đá tóc buông dài
Nhìn em mẹ hỏi đi đâu đấy?
Thưa mẹ ...con mua vở chép bài !

Lúc đến anh cười ...sao "ghét' thế
Trễ giờ mà cứ "điệu" như không
Làm em tức nghẹn rưng rưng lệ
Anh dọa coi kìa thiên hạ trông !

Hỏi tại vì ai em dối mẹ
Vì ai em mặc áo rêu xanh
Vì ai em đợi từng giây phút
- Đây Trẫm xin đền cho Ái Khanh !

Anh cầm một đóa hồng nhung bạch
Và nhẹ cài lên mớ tóc mây
Em nhoẻn môi cười chưa ráo lệ
Vô tình tay đã nắm trong tay !
                                     Nhất Tuấn


       Phải hiểu "TRẪM" là ANH, là NHẤT TUẤN, còn ÁI KHANH
là EM, là bút hiệu của cô nữ sinh người yêu của Nhất Tuấn... cho 
 thi vị và nên thơ ! Nhất Tuấn đâu có phải là "Ông Vua thiệt 
 đâu và Ái Khanh cũng không phải là một "Phi Tần" xa xưa nào 
cả; HỌ là những người trẻ đang yêu nhau trong thời buổi hiện tại
 mà !

Kính Chị,
             Vì em họ Đỗ nên hay Đổ thừa, tại Chị gợi ý, nên em mới 
góp ý với cái "ông nào đó", không biết gì về thơ mà "bày đặt” chê
 thơ !


                  Nay kính,
                    ĐỖ CHIÊU ĐỨC



Không có nhận xét nào: