CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

TRẦM TƯ - THƠ NGUYÊN LẠC

Steven Nguyen
29 thg 5 (2 ngày trước)
tới tôi
Gởi thêm đến Nha My - SL vài bài thơ tâm đắc. Lac 5/29/2018



...............








TRẦM TƯ 1

NHÂN SINH


Rạng hồng rồi lại tà huy
Vô thường đời đó 
sân si làm gì?
Con chim tiếng hót ai bi
Nắm xương cỏ mọc xanh rì ngóng trăng

Thực hư đen trắng tử sinh
Phù hư vọng tưởng 
lời kinh tỏ tường
Duyên sinh duyên diệt duyên tương
Cái thân tứ đại 
bụi hương bay vèo

Chong đêm nến lụn buồn theo 
Ngoài song tiếng lá 
chậm mau muôn trùng!




TRẦM TƯ 2

CHỮ TÌNH



Rạng hồng rồi lại tà huy
Vô thường đời đó 
tội gì chẳng yêu?

Buồn thôi 
ta đã buồn nhiều
Vườn xuân đang rộ 
rất nhiều sắc hoa

Này người xin hãy cùng ta
Vui cùng nhạc khúc chim ca bên trời !

Lưới tình muôn kiếp ai ơi
Tơ mành trói buộc 
bứt rời được chăng?




CHỢT GẶP NGÔI TRƯỜNG



Tưởng rằng quên được một thời
Lắng trong tiềm thức xa rồi... rất xa!
Ô kìa cuối phố phải là...?
Không đâu tim nhé
chắc là nhớ thương!

Rộ ve. phượng đỏ con đường
Dáng em. trắng cả ngôi trường tuổi thơ
Có tôi. đứng điếng giữa trưa
Dõi theo dáng mộng. lời thơ mơ về 

Phượng hồng vẫn đỏ đam mê?
Khổ đau có đã ...?
Đi về vẫn riêng?

Vẫn tôi cùng nỗi muộn phiền
Trường xưa. lối cũ. hiện tiền đó sao?
Chỉ là nỗi xót xa nào
Ngôi trường rất lạ. cớ sao tôi buồn?!

Thời gian chẳng thể nắm buông
Xuôi dòng nước chảy. biệt nguồn người ơi!
Thôi đành. thôi nhé đành thôi
Phuơng hồng tình đó. một đời riêng mang!

Bể dâu cùng với điêu tàn
Bao giờ hạnh ngộ? 
Ly tan đang là!
Vô thường. lời Phật chỉ ra
Tâm kinh cố tụng 
chắc là tâm an?

Tịnh không. thoảng tiếng muôn trùng
Giữa khuya. tích tắc tiếng buồn thời gian
Tiếng chim cô lẻ trời sương
Chong đêm nến lệ. đoài phương nhớ về!


NGUYÊN LẠC

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

DÁNG XUÂN 1 - 2 - THƠ LÊ KIM THƯỢNG



Sinh Lê
Tệp đính kèm28 thg 5 (2 ngày trước)
tới tôi 
GỬI NHÃ MY BÀI THƠ TÌNH LỤC BÁT 2018 - CHÚC VUI KHỎE
NHA TRANG, 29-05-2018 - LÊ KIM THƯỢNG





Ảnh hồ sơ

Ảnh tác giả Lê Kim Thượng



DÁNG    XUÂN   1 - 2

1. 

“Bóng khế lộn với bóng chanh...”
Hương tình yêu cứ quẩn quanh bốn mùa
Em giờ chưa biết se sua
Trắng trong giọt nước, vui đùa bên tôi
Hoa cài, lượt giắt, gương soi
Tuổi hoa mười tám, mặn mòi trinh non
Đong đưa đôi mắt đen giòn
Xuân về trên ngực no tròn như xuân
Lặng nhìn đôi mắt giai nhân
Hương tình lan tỏa, bâng khuâng la đà
Cổ cao ba ngấn kiêu sa
Thướt tha dáng liễu, áo tà xuân xanh
Đưa tay vuốt mái tóc anh
Tay suôn mười ngón, thanh thanh diễm kiều
Trong vòng tay chẳng nói nhiều
Nghiêng chao bay lượn cánh diều tuổi thơ
Nhẹ hôn đôi má non tơ
Ngát hương con gái, ngây thơ ngọt ngào
Gió qua kẽ lá xôn xao
Gió lay bóng nắng rơi vào mắt nhau
Lắng nghe con sóng bạc đầu
Ngàn năm ru mãi một câu thề nguyền
Cầu Trời... em mãi ngoan hiền
Cầu Trời... cho mãi vẹn nguyên tình đầu
Mai kia dù có biển dâu
Tôi - Em thề hẹn một câu vĩnh hằng...


2.


Hẹn thề tròn một vầng trăng
Sao em xẻ nửa... sao băng đầy trời?
Lặng buồn khúc nhạc chơi vơi
Nốt thăng, nốt giáng... rụng rơi cuộn cuồn
Yêu nhau, yêu tới ngọn nguồn
Tình đầu nào cũng điệu buồn như nhau
Ngàn xưa cho tới ngàn sau
Mấy ai giữ được tình đầu... lạc trôi...
Yêu người như thế đó thôi
Tình theo cánh bướm, đậu rồi lại bay
Còn đâu quyến luyến đắm say
Chỉ là “Muối mặn... gừng cay...” thôi mà
Bốn mùa giông bão, mưa sa
Sầu trôi giọt lệ chảy qua phận mình
Mây ôm đầu núi tự tình
Vầng trăng cô độc, một mình ngóng trông
Tình ta cách núi, ngăn sông
Hai đầu thương nhớ buồn cong nhịp cầu
Tình ta dang dở cau trầu
Hai bờ thương nhớ, hai đầu biệt ly
Một thời yêu... chẳng còn gì
Một thời yêu... cũng chết đi một thời...   
       

                Nha Trang, tháng 5. 2018

             LÊ KIM THƯỢNG

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

XUÂN ĐỢI NHÉ , THƠ LÃNG UYỂN CHÂU : ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI - CHÂU THẠCH





 
                          Ảnh Lãng Uyển Châu



        XUÂN ĐỢI NHÉ !

Cội mai già thắm sắc vào xuân
Điểm nụ vàng xinh gấp mấy lần
Hò hẹn... yến, oanh vờn khắp giậu
Dập dìu... ong, bướm lượn đầy sân
Tết xưa tươi trẻ, lòng nao nức
Xuân mới già nua, dạ xốn xang
Nhớ thuở tình nồng yêu ấp cũ
Hương xưa ngày ấy… vẫn còn ngân

                             Lãng Uyển Châu


       
               Nhà bình thơ Châu Thạch


          “XUÂN ĐỢI NHÉ”, THƠ LÃNG UYỂN CHÂU:
                                                 ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI

Tôi không rành văn học sử nhưng hình như các thể thơ làm theo phong cách mới xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, được các nhà nghiên cứu văn học cho rằng là thơ hiện đại. Ngày nay có một thứ thơ chữ nghĩa bí hiểm, ý tứ bí mật được cho là thơ hậu hiện đại. Tất nhiên thứ thơ hiện đại và hậu hiện đại nầy không có Đường thi. Từ lập luận nầy người viết nghĩ ra một ý ngộ nghĩnh, dí dỏm như sau: Đường thi cũng có hai loại, Đường thi cổ thi và Đường thi hậu hiện đại. Đường thi cổ thi là thơ Đường luật được sáng tác từ xưa đến nay, câu thơ dùng nhiều hán tự và điển tích, ý thơ gò bó trong ngữ nghĩa của ông bà để lại và đối ngẩu thì đập vào nhau chan chát như hai chiếc bánh xe song hành trên đường sắt.  Đường thi hậu hiện đại là thơ Đường luật của một số tác giả ngày nay sáng tác, không dùng chữ Hán và điển tích, ý thơ rõ ràng đọc là hiểu ngay, đối ngẫu trong thơ thanh thoát nhẹ nhàng như hai thiếu nữ đi song song bên nhau. Đây chỉ là một phát biểu vui của người viết, xin đừng ném đá nếu cho là sai.
Trong số Đường thi hậu hiện đại ấy, hôm nay tôi thấy mình thích thú với bài thơ “Xuân Đợi Nhé” của Lãng Uyển Châu, một nhà thơ nữ đất Vĩnh Long, miền Nam.
Bài thơ vào đề với hai câu thơ nói đến một nụ hoa vàng nở trên một cây mai già:

Cội mai già thắm sắc vào xuân
Điểm nụ vàng xinh gấp mấy lần

Hai câu thơ mở đề nầy làm tôi nhớ đến bài thơ của thiền sư Mãn Giác có hai câu thơ cốt lõi : “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết/ Đêm qua sân trước một cành mai”. Thiền sư mãn Giác nói về mùa xuân sót lại trong thiên nhiên còn ngược lại Lãng Uyển Châu nói về mùa xuân trong lòng một cội mai già. Cả hai đều có “nhất chi mai” và đóa hoa đó như một nguồn sáng lung linh của trí tuệ, ẩn trong thơ một ý nghĩa cao siêu để con người có thể kiến tánh được chân lý của đạo. Câu thơ “Cội mai già thắm sắc vào xuân” biểu hiện cho toàn bộ cái đẹp tiềm ẩn trong thân xác cằn cổi. Xuân trong thân xác đó trở nên thâm thúy hơn, thấm thía hơn trong thớ thịt của cây mai già, hay nói đúng ra của đời người ở tuổi xế chiều.
Vào vế trạng của bài thơ, tác giả giới thiệu một khung cảnh rộn rịp tươi vui của mùa xuân chung quanh cây mai già:

Hò hẹn... yến, oanh vờn khắp giậu
Dập dìu... ong, bướm lượn đầy sân

Hai câu thơ đối nhau sít sao, dùng từ thật trong sáng mà chất chứa đầy đủ màu sắc , âm thanh của mùa xuân tươi đẹp, rộn ràng. Nhà thơ cũng đùng những hình ảnh rất xưa như yến oanh, ong bướm nhưng đọc lên ta không thấy cũ kĩ, mà nó như vẫn còn rất mới vì toàn bộ vế thơ không có một Hán tự nào.
Tiếp vế luận, nhà thơ đưa niềm vui của xuân trong thiên nhiên vào niềm vui của xuân trong lòng người. Sự chuyện tiếp từ vế thơ nầy qua vế thơ kia thật là  hài hòa và đạt đúng yêu cầu của luật thơ Đường một cách chính xác. Đối ngẩu của vế thơ minh định được tâm trạng của hai thế hệ mừng xuân. Hai tâm trạng đó tuy khác nhau nhưng nhịp đập của con tim thì đồng điệu, khiến dòng thơ như có tiếng nhạc của xuân hòa điệu sống:

Tết xưa tươi trẻ, lòng nao nức
Xuân mới già nua, dạ xốn xang

Mỗi người già nhìn mùa xuân mà nhớ về quá khứ với nhiều tâm trạng khác nhau. Vào vế thơ kết ta thấy tác giả đặt trong lòng cội mai già một thứ hương ngân thành tiếng:

Nhớ thuở tình nồng yêu ấp cũ
Hương xưa ngày ấy… vẫn còn ngân

Vế thơ kết lại cũng nói về tình như nhiều bài thơ khác. Tuy thế tình ở đây là tình già mà sao nghe nó như có đầy sinh lực. Không phải sinh lực của thứ dục vọng  tuổi trẻ mà là thứ sinh lực của sự bền bỉ, trường cửu, đã lắng sâu trong cuộc sống nhưng vẫn dậy lên ngân vọng trong mùa xuân về.
Đường thi như bài thơ nầy nếu không nói quá thì nó đã thoát bộ đồ xưa của gánh hát bội. Nó cũng không mặc bộ đồ mới diêm dúa của của những diển viên hay người mẫu. Nó như một cô gái bình dân tại miền tây Nam Bộ, mặc bộ đồ ngắn với màu sắc thanh tao, cày trên những mãnh đất từ ngữ màu mở va gieo những hạt hoa nẩy mầm tươi đẹp.
                       
CHÂU THẠCH

NHẮM RƯỢU VỚI “CƯỠNG XUÂN” - NGUYỄN THANH LÂM


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
26 thg 5 (2 ngày trước)
tới Phu, Trác, Thuong, tôi, Da, Giống, Trần, Xuân, Nguyễn, Vu, PV













NHẮM RƯỢU VỚI “CƯỠNG XUÂN”

- thơ Đặng Xuân Xuyến
*
Tôi có thói quen mỗi lần đọc thơ, khi gặp một câu hay, ý lạ thường tự thưởng cho mình một ly rượu - thắp lửa ở lòng mình, thả hồn lang thang trên ngọn nguồn, bến bờ say của câu chữ. Và hôm nay đọc tập: Cưỡng Xuân của Đặng Xuân Xuyến, không cưỡng nổi lòng mình, không thể hoãn cái sự sướng, tôi nhắm rượu với thơ.
Sao lại Cưỡng Xuân? Người ta thường nói đón xuân, khao khát mùa xuân về, có người rẽ lá vàng chặn lối xuân đi và chặn nẻo xuân về; có thể yêu xuân và thù hận mùa xuân, nhưng Cưỡng Xuân thì chưa có ai dám “liều” như nhà thơ Đặng Xuân Xuyến.
Mùa xuân như thiếu nữ huyền bí trong vẻ non tơ mà nhà thơ dám cưỡng xuân sao? Không thể! Nhưng nhan đề tập thơ là “Cưỡng Xuân” rất lạ, gợi trí tưởng tượng, hoang mang, mời gọi tìm hiểu. Ôi “Cưỡng Xuân”! Mới nghĩ đến thôi đã thấy lạ và không khỏi giật mình.
Và tôi như kẻ vụng trộm lắng nghe tiếng nói thì thầm của đôi trai gái: “Em gạ một đêm chồng vợ/ Cho mùi da thịt thơm hương”, và tiếng chàng trai” “Ừ thì, một đêm thôi nhé/ Mai đừng nữa gạ một đêm.”
Gạ thôi, rủ yêu thôi, có cưỡng gì đâu! Nhưng tình yêu đến với tình yêu, thực sự như lửa gặp lửa sẽ hòa đồng cùng cháy sáng. Không mặc cả, không gạ gẫm, chàng trai bằng lòng một đêm mà vẫn lo xa: “Kẻo trời cao mà ngẫu hứng/ Trói đời anh vào với em”.
Thì ra là vậy. Sự lo lắng của chàng trai đã vén màn bí mật của “Cưỡng Xuân”. Là sự lạ trong tình yêu mà cũng rất đời thường.
Cái sự lạ trong đời thường không khoác áo đạo đức, mà lại rất hồn nhiên: “Rỉ rắc mưa/ Rét ngọt trở mùa/ Em vê tròn ném tôi vào cơn lốc... / Vít cổ xuống/ Cong người/ Em rướn… / Em…”
Cưỡng xuân ở đây là sự cưỡng của cơn say “Ném tôi vào cơn lốc” và sự run rẩy của bàn tay, bản năng không lý trí: “Vít cổ xuống/ Cong người/ Em rướn...” theo bản năng yêu... và tiếng “Em” cuối cùng như tiếng thở gấp, đưa tình lên đỉnh… cõi bồng lai.
Tôi tự hỏi, tình yêu điên cuồng mê dại như thế có phải là “Cưỡng” không? Muốn đem lý thuyết phân tâm của F.Rớt để trả lời mà không thể, mọi lý thuyết đều “mất điện” trong tình yêu.
Hãy nghe trong giấc “Mơ Đêm” - “Cuống cuồng vòng tay ghì hơi ấm” - Chỉ ngôn ngữ của thơ mới “ghì hơi ấm”, chỉ “khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh” nhà thơ mới tự thương mình, giật mình xót xa cho mình. “Giật mình/ Ánh mắt nửa đêm/ hun hút đại ngàn gió hú.../ Thèm trận cuồng lũ/ Dào dào trùm ải chờ mưa/ Khát...”
Khát là sự đòi hỏi của thể chất, khi khát cần uống, khi đói thèm ăn, nhưng cái khát trong tình yêu dày vò ở tâm, ở tim, linh thiêng và gần với thánh thần hơn. Cái khát thể hiện bằng thơ: “Trăng vàng lả lướt bến sông/ Đắm hồn tôi với mênh mông gió trời” (Mơ). Khát trong cả giấc mơ là cái khát không bờ, không bến. Và khi đã khát thì ở đâu cũng khát. Cái khát của tình yêu không có nhà, không nơi ẩn náu mà ở đâu cũng thành quê hương.
Một chiều lạ “Sợ đêm về/ quẩn gió/ xáo xác khuya…/ Te tẻ chiều/ nhớn nhác/ nhón chân qua”. Chỉ cái khát của tình yêu - của thơ mới nhận ra vị “te tẻ chiều”, nếm được tiếng “xáo xác khuya”, thức ngộ bao chiều mà chiều vẫn lạ.
Tôi đọc bài “Khát” (Lời đề tặng V. yêu). Không biết V. yêu có phải là vợ yêu không mà sao giống tình vợ chồng đến vậy. Ở đây không có sự “Cưỡng Xuân” mà rất tự nguyện: “Nào nằm xuống/ Vùi ngực anh/ Dán chặt…/ Dòng nham thạch cuộn từng cơn nóng hổi/ Thế. Thế. Thế/ Căng người/ Em hứng đợi.../ Thỏa thuê từng cơn khát/ Em. Em ơi… đêm sắp qua rồi...”.
Tình cảm vợ chồng ngoài cái say, cái yêu thuần khiết, còn có cái say, cái yêu nghĩa vụ. Nhưng ở đây hoàn toàn thăng hoa “Căng người/ hứng đợi”, và sự giục giã “Em. Em ơi... đêm sắp qua rồi” thì không thể yêu nghĩa vụ chút nào, mà cao hơn cơn khát yêu của vợ chồng. Nhưng nhà thơ đã tự tố cáo mình, trong thơ không thể dối được. Vợ chồng thì có đêm nay và nhiều đêm nữa, việc gì phải vội, phải sợ không còn nữa mà phải hổn hển “Em. Em ơi… đêm sắp qua rồi.”.
Vâng. Cơn khát này cao hơn, đằm hơn cơn khát vợ chồng nên không phải vợ chồng mới có chất say - Chất khát của tình yêu!
Lai một bài “Đêm” nữa tặng V. yêu. Cơn khát nóng ran làm “Đêm bức bối”, màn đêm như bị căng ra và nén lại: “Em đè ta nghiến ngấu/ Đêm chuyển màu”.
Đêm chuyển màu gì vậy? Họa sỹ thực thụ có thể biết 180 màu đen, nhưng màu đêm của tình yêu chỉ tình yêu mới biết, màu của “đêm lõa lòa/ rần rật/ đốt thịt da.”.
Ôi! Tình yêu đã truyền vào đêm sức sống, truyền một ngôn ngữ linh thiêng - thần bí mà rất đời.
Khát, yêu, nhớ là mạch đập liên hoàn trong trái tim yêu, cứ tưởng nhớ là phải xa xôi, cách mặt nhưng nhớ của Đặng Xuân Xuyến như hiện thực trông thấy rõ ràng, như cuốn phim đời: “Đêm tỉnh giấc/ Khát mắt cười chiều qua lăn trên chiếu/ Căng người/ run rẩy cuộc yêu... / Gió trườn qua khe cửa”.
Đã yêu, ai chẳng nhớ, nhưng nhớ rất chi tiết “Gió trườn qua khe cửa” - gió như một chứng nhân có lẽ chỉ nhà thơ mới có. “Gió trườn qua khe cửa” là ngọn gió có linh hồn, ngọn gió vàng xoa dịu và mát lành cõi phàm tục của tình yêu.
Sếch-xpia bảo: Tình yêu như người cung thủ bịt mắt mình, phóng mũi tên tình yêu đi đến đâu không cần biết mà vẫn trúng đích.
Trong cái mê, có cái ngộ, cái biết, và phải trải qua bến mê mới thấy bờ giác. Đặng Xuân Xuyến đã ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề tình có biết bao năm để ngộ chăng? Cứ tính từ ngày vợ chồng Xuyến chia tay, hay cộng cả trước và sau thời gian ấy mới đắc đạo tình hay đốn ngộ. Đốn ngộ là đột biến, đắc đạo là sự tiêm ngộ. Theo tôi thì Đặng Xuân Xuyến trải qua bao đổ vỡ, hẫng hụt, khổ đau mà đắc ngộ.
Hãy nghe về sự ngộ, sự biết của anh: “Ừ biết/ Em rồi chẳng đợi/ Mà lòng chẳng lỡ buông lơi/ Ừ biết/ Chỉ lời giả dối/ Mà tin, tin đến cạn lời”.
Biết em không thật mà lòng vẫn tin là sao? Hãy lấy lòng khát yêu để trả lời cho câu hỏi này. Hãy lấy sự “Cưỡng Xuân” - Gượng yêu làm chìa khóa mở ra tâm hồn nhà thơ.
Nhà thơ vẫn khát thèm yêu nên dù biết rằng “em chẳng đợi”, chẳng yêu mình mà vẫn gượng yêu, gượng tin, thậm chí còn mong nàng nói dối là yêu mình còn hơn phải nghe những lời phũ phàng nói thẳng - không yêu. Ta nhận ra nhân cách đẹp của nhà thơ chính ở sự phi lý này.
“Thôi thì sắm vai người dại/ Ngô nghê với tháng năm dài”. Trải qua những khổ đau, những cơn khát, Cưỡng xuân, Đặng Xuân Xuyến chấp nhận “Dại Yêu”, chấp nhận “Niềm vui dẫu chỉ nửa vời/ Có sao đâu/ Vẫn cứ ngời ngợi hương/ Chỉ tôi/ Chín nhớ/ Mười thương/ Đủ rồi”.
Đọc những dòng thơ, như nghe tiếng nước mắt chảy ngược vào tâm, giọt nước mắt long lanh ánh sáng thức ngộ - Thức ngộ sau chén say, mê đắng của tình yêu: “Ta gạ em cạn chén/ Thế là em cạn ta.../ Nửa đời trai trinh bạch/ Em nhuộm ta ngả màu”.
Màu của tình yêu là màu gì vậy? Là bảy sắc cầu vồng sau chiều mưa chăng? Không! Màu tình yêu là muôn màu, màu của hạnh phúc và khổ đau, không họa sĩ nào vẽ nổi, nó biến ảo trong không gian, thời gian, trong tâm thức mỗi người.
Với Đặng Xuân Xuyến là màu say đắm và màu “Chán Yêu” hòa quyện, là màu “Bồng bềnh người ơi/ Mây tím lưng trời” chìm vào “nụ cười bạc phếch/ Xộc xệch tình.../ Lếch thếch tiếng yêu.”
Tôi tìm thấy ở Đặng Xuân Xuyến màu của “Đêm trở mình nhiều hơn/ Tóc dầy thêm sợi bạc”. Và đặc biệt ở Đặng Xuân Xuyến là màu của tình yêu máu thịt với cậu con trai - cái màu máu thiêng liêng của tình cha con đã giải thiêng mọi màu sắc của tình yêu lứa đôi. “Lặng nhìn con nằm ngủ/ Ngổn ngang nỗi tơ vò”.
Sau màu yêu ngày tươi đẹp đã qua, con chim thi ca vẫn cất cao giọng hót nhưng không còn là bản tình ca réo rắt mà là giọng to nhỏ thì thầm: “Mình già rồi anh nhỉ/ Thời gian thế mà nhanh/ Mới vài chuyện loanh quanh/ Tóc đã pha màu bạc.../ Giọng thoảng nghe khang khác/ Mình già rồi mà anh.”
Không ai khuất phục được thời gian, không ai ở mãi trên đời, yêu đương... mê ngộ một thời rồi đi. Và Đặng Xuân Xuyến cũng nằm trong quy luật của thời gian như mỗi chúng ta. Chính vì hiểu quy luật của thời gian mà anh đã “Cưỡng Xuân”, anh “Cưỡng Xuân” và xuân cũng cưỡng anh.
Nhà thơ “Lánh Yêu” mà vẫn bị yêu: “Sao chẳng nói yêu từ sớm/ Khi anh đương còn trẻ trai/ Bây chừ lừ đừ, lọm khọm/ Nào ai dám mộng với ai.”. Nhà thơ trách cô gái trẻ chậm nói lời yêu nhưng trong lòng tự biết tuổi của mình, sức đã “chồn chân mỏi gối”, lòng thèm yêu lắm nhưng “Chỉ e nhỡ đường ân ái/ Khiến em đứt ruột chiều tà.”
Tôi cam đoan rằng: Tuổi của Đặng Xuân Xuyến mới 52 còn tràn đầy sinh lực, chưa “chồn chân mỏi gối” tí nào, anh như con chim bị trúng thương tình ái, đổ vỡ duyên vợ chồng nên sợ “cành cây cong” như chiếc cung thôi. Và chất quê Hưng Yên ở trong máu còn thắm chưa phai, chưa nhiễm chất thị thành, nên thèm yêu mà vẫn lo xa.
Lo xa nên nhà thơ mới tỏ tình với ngôn ngữ dân dã chân thành: “Em có cần anh không/ Nếu cần hãy cùng anh chung sống”. Chữ “cần” mộc mạc mà rất thơ mang nặng tâm tình. Tình yêu cần tình yêu như con người cần không khí để sống. Thiếu sự “cần” ấy - thiếu không khí - có ai sống được bao giờ. Bài thơ “ Chu ng”, tôi đã bình rồi, không bình lại nhưng vẫn bị sự mộc mạc của câu thơ “Em có cần anh không” níu kéo. Tôi đành nhắp thêm chén rượu nữa cho hồn say với sự “cần” yêu.
Thơ của Đặng Xuân Xuyến chưa đến bực tài hoa, mà là thơ của nỗi lòng, tình yêu và sự đớn đau trong tình yêu nâng hồn anh thành cánh chim bay đến phía sau của chân trời tình yêu và trở về với hồn quê - Đất nhãn Hưng Yên: “Về đi em! Về ngắm trăng buông/ Câu mái đẩy lèn sâu ký ức/ Dựa vai anh ngắm đời rất thực/ Cổ tích trầu cau đã hết nhựa rồi.”.
Nếu có tài họa sĩ, tôi sẽ vẽ bức tranh đồng quê, có đôi trai gái ngồi ngắm trăng buông. Cô gái tựa vào vai chàng trai, ngắm trăng trời và nghe trăng ở lòng thổn thức. Nhưng vẽ “Cổ tích trầu cau đã hết nhựa rồi” thì thật khó. Chỉ có thơ, hồn thơ quê của Đặng Xuân Xuyến mới vẽ được. Tôi nhắm câu thơ này cho rượu thêm hương.
Rượu và thơ dẫn tôi đi, tôi lang thang trong sự “Cưỡng Xuân” của Đặng Xuân Xuyến. Mỗi bài thơ như cưỡng tôi yêu, và tôi bằng lòng với sự cưỡng yêu ấy.
Tôi bị cưỡng vào những khao khát và những giấc mơ, mà từ những khát khao và những giấc mơ ấy tôi lại được trôi dạt tới bờ bến của dại khờ. Ôi! Sự dại khờ trong tình yêu như một cõi tiên. Trên đảo bồng lai của dại khờ tôi gặp tôi, gặp những khát khao chân thực của tình người. Tình yêu cần sự dại khờ hơn khôn ngoan.
Có phải yêu thật lòng quá thành dại khờ nên Đặng Xuân Xuyến đã “Cưỡng Xuân” chăng. Tôi nghe thẳm xa trong hồn tiếng của trời, tiếng của mùa xuân thì thầm trong hoa lá: “Tôi bằng lòng… bằng lòng.”. Thì ra mùa xuân cũng khát yêu và thèm sự “Cưỡng” như con người. Lâu lắm, xa lắm, trên thế gian chưa có ai, chỉ có Đặng Xuân Xuyến “Cưỡng Xuân”.
Vì “Cưỡng Xuân” - Tập thơ đầu tay của Đặng Xuân Xuyến, tôi tự rót rượu thưởng cho mình.
(xem: http://dangxuanxuyen.blogspot.com/p/cuong-xuan-tho-tinh-ang-xuan-xuyen-tinh.html)
*
Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2017
NGUYỄN THANH LÂM

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

CUỘC TÌNH CHIỀU - THƠ TRƯƠNG THỊ THANH TÂM



Truong Thi Thanh Tam
23 thg 5 (4 ngày trước)
tới tôi


Được gửi từ Yahoo Mail trên Android

Vào Th 5, 24 thg 5, 2018 lúc 11:37 SA, Truong Thi Thanh Tam
<tinhnho1053@yahoo.com.vn> đã viết:

















CUỘC TÌNH CHIỀU


               ***
Hạnh phúc trong tay người không nắm giữ
Giọt lệ buồn tôi nghe mắt cay cay
Một đêm say,không biết người mê, tỉnh?
Thôi tan rồi bao giấc mộng trong tôi

Cuộc tình chiều nghe thấm mặn bờ môi
Mi khép lại cuộc tình xa xôi quá
Người dưng ơi, sao giờ nghe xa lạ
Giận hờn nầy,mãi mãi sẽ quên nhau

Thôi cũng đủ, một lần thôi...cũng đủ
Kỷ niệm buồn, khép lại những trang thư
Đời ngắn ngủi, sao không lần tha thứ!
Để vuông tròn khi định mệnh se duyên

Dẫu đến sau cũng có chút muộn phiền
Tình bất chợt, ru hồn trong nỗi nhớ
Cũng đành thôi, bởi trái tim mở ngõ
Tóc phai màu, còn để lướt vào sâu!

Chút ray rức nên mua lấy ưu sầu
Buông hay bỏ khác gì nhau đâu chứ
Kỷ niệm buồn xin giữ lấy vì nhau...
Trái tim nhỏ từ đây, thôi khép lại!

            TRƯƠNG  THỊ THANH TÂM
                         Mytho

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

BÀI THƠ VIẾT TRÊN ĐỒI CHARLIE - THƠ NGUYỄN KHÔI

Khôi Nguyễn <khoidinhbang@gmail.com>
To:
lykientrucvaama@gmail.com ,bkbaomai@gmail.com ,saimonchunhan@gmail.com ,Phu Đoan ,Ngoc Lam ,Thuong Nguyen,Thư viện Sáng Tạo,Tran Van Mau ,and 1 more...

May 26 at 10:18 AM

Vào ngày 27/05/2018, Khôi Nguyễn <khoidinhbang@gmail.com> viết:
    BÀI THƠ VIẾT TRÊN ĐỒI CHARLIE
    "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi"
                       ------
  Tặng : T.T.T & bạn thơ Lệ Khánh (Đà Lạt)
                          *
 Lời thưa : Nhân kỷ niệm 42 năm "mùa hè đỏ lửa /4-1972", lại vừa xem
 Youtube của Nguyễn Thanh Khiết thăm đồi Charlie... lòng bồi hồi xúc
 động...xin gửi đăng lại 2 bài thơ của NK viết cách nay 26 năm, nhân
 một chuyến lên Sa Thầy/ Kontum công tác , như một nén nhang để Tưởng
 niệm các Tử sĩ và chia sẻ với những bà mẹ/ người vợ Việt Nam có người
 thân tử trận ở đồi Charlie năm xưa :








 Bài 1 : BÀI THƠ VIẾT TRÊN ĐỒI CHARLIE
                        -------
 Đồi Charlie anh đi không về nữa
 Cỏ chân đồi máu tưới bốc màu xanh
 Sông Pô kô thuyền trôi theo sóng lũ
 để muôn đời vang tiếng hát A Sênh...
                        *
 Ôi cuộc chiến ta qua "kênh" đạn lửa
 Hai mươi năm còn cháy khét tiếng lời
 Máu thịt đổ...mộng hóa thành Chim Quý ?
 Ai thương người mẹ góa, con côi ?!
                          *
 Ơi nhân loại, khác chi bầy muông thú
 tiêu diệt nhau để độc chiếm...lạ gì ?
 Xứ dân Thượng có cần chi bão lửa
 Mong chi Đồi đẫm máu Charlie ?!

              Kon tum 30/4/1992

                      *
 Bài 2 :    ĐỒI SẠC  LY
                    ------
 Đồi Sạc Ly em đi, anh ở lại
 Sông Sa Thầy dào dạt tình thương
 Cuộc chiến dữ khó nói điều phải trái
 Nỗi đau buồn để mãi ở làng buôn.
                      *
 Đồi Sạc Ly máu xương xa vời vợi
 Đất Kontum heo hút một miền rừng
 Người nằm đây  nói chi niềm mong đợi
 Em phương trời thương nhớ một người thương.

          Sa Thầy -Kontum 2/11/1993
                NGUYỄN KHÔI
             ( Nhà văn Hà Nội)


Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

MỘNG THU - THƠ NHẬT QUANG


nhat quang
Tệp đính kèm23 thg 5 (2 ngày trước)
tới tôi
 
​Kính gởi  chị Nhã My!










MỘNG THU


Sớm mai xào xạc lá vàng
Rơi nghiêng vạt nắng Thu sang bên thềm
Lối về nụ cúc hong đêm
Vàng mơ nở cánh hoa mềm mong manh

Dáng Thu e ấp…bên mành
Mơn man gió rối tóc xanh mây bồng
Thu buồn gối mộng mắt trông
Thầm thương em thuở má hồng khi nao

Trăng gầy thổn thức, xuyến xao
Tàn canh ấp ủ chiêm bao…bóng nàng
Gom vần thơ viết muộn màng
Vỗ về ân ái…đêm vàng mộng yêu.

                             
NHẬT QUANG

SƯƠNG LAM - THƠ HẠT CÁT





Ảnh tác giả Hạt Cát                  Nhã My-SuongLam



61 - SƯƠNG LAM

Bên đường nhớ bước chân quen
Mưa rơi nhè nhẹ bên thềm.. mông lung.
Mà cứ vậy thẹn thùng không tỏ
... rơi vào trong nỗi nhớ / tàn đông
Em về chia nửa dòng sông
Bờ lau lách cũ mênh mông gợi buồn
tình đã lạc hư không lối cũ
Lạ và quen vạt cỏ níu chân...
Phố mờ sương trắng giăng giăng
Âm thầm dốc phố xa xăm mịt mờ.

HẠT CÁT


Đây là bài số 61 trong NHỮNG NÉT THƠ và NGƯỜI THƠ TÔI YÊU ( gồm 64 bài) của tác giả Hạt Cát Diệu Sinh .
   NM chân thành cảm ơn chị Hạt Cát đã dành cho em sự ưu ái này.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

VỌNG TIẾNG BUỒN - THƠ NHÃ MY, NHẠC NGUYỄN HỮU TÂN









VỌNG TIẾNG BUỒN
THƠ NHÃ MY
NHẠC , HÒA ÂM & TRÌNH BÀY NGUYỄN HỮU TÂN
VIDEO CLIP HUỲNH TÂM HOÀI

NM CHÂN THÀNH CẢM ƠN NHẠC SĨ NGUYỄN HỮU TÂN VÀ PPS HUỲNH TÂM HOÀI ĐÃ TẶNG NM MỘT CA KHÚC HAY.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

CHÙM THƠ NGUYÊN LẠC


Steven Nguyen
22 thg 5 (1 ngày trước)
tới tôi
Gởi đến Nhã My . Nguyên Lạc

....................................



LY BIỆT


Còn đây. một chút muộn màng
Em đem dâng hết. kẻo. tang thương về
Đốt tình. cháy trọn đam mê
Rồi quên đi nhé. lời thề bền lâu!

Chắc gì có kiếp đời sau?
Thì thôi. ta hãy. cho nhau kiếp này!

Con chim tiếng hót ai bi 
Người rồi ly biệt. chút gì. hiền lương?!



ĐÊM



Đêm trao thân là thật?
Tình luôn là trăm năm?
Người có là mãi mãi?
Rượu cạn
sầu sao không?!

Đêm lạnh dài rất thật!
Tình đã rồi hư không!
Nhớ chi
người khuất mất!
Cho mộng sầu căm căm!

Tìm chi
tình đã mất?
Để đêm vọng muôn trùng?!



CHIỀU TÀN BÊN LY RƯỢU 



Nhân sinh mấy thuở vậy người?
trọn tinh tri kỷ. tuyệt vời giao bôi!

Thì thôi. chén rượu riêng đời
Vui con bướm mộng*
quên lời thế gian!

Bể dâu. cùng với điêu tàn
phế hưng. hưng phế
mây ngàn vẫn bay!

Say?
Ừ!
ta đã đang say
cố quên. oán hận ai bày!
Được không?

Tâm kinh. Phật dạy vô thường
Sao tôi riêng mãi. một phương trời nào?!

Buốt lòng. trường ấy. ve kêu
phượng hồng nở đỏ
lời yêu thương mùa ...!
Phượng ơi. hồng đỏ dáng xưa?
Hay là miên viễn. tự mùa thương đau?!

Chiều nay. nhớ bến sông nào
lập lòe Đóm gọi. khóc nhau bên trời
tiễn ai. xứ lạ xa xôi!
Xót người ở lại 
biết rồi gặp nhau?!

Chợt buồn. trời bỗng thẩm màu
Một cơn gió lạnh. thổi vào tim ai!

Thôi thì. túy luý rượu này
Đắng. cùng lệ mặn 
cố say kẻo rồi...!

Đêm về. chỉ một người thôi!
Một người
đêm. chỉ mình tôi! 
và Người!
............
(*) Mộng hồ điệp - Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh - Nguyễn Du 

NGUYÊN LẠC

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

CỨ BƯỚC MÀ ĐI- THƠ HUỲNH TÂM HOÀI , NHẠC NGUYỄN HỮU TÂN








CỨ BƯỚC MÀ ĐI 
THƠ HUỲNH TÂM HOÀI
NHẠC, HÒA ÂM & TRÌNH BÀY NGUYỄN HỮU TÂN
VIDEO CLIP HUỲNH TÂM HOÀI


TÌNH GIÀ - THƠ THỦY ĐIỀN


Tran Van Mau
21:41 (22 giờ trước)
tới tôi
Goi chi
Thuy Dien




Kết quả hình ảnh cho ẢNH TÌNH GIÀ




 TÌNH GÌA


Ước gì khi tuổi tám mươi
Còn ngồi kề vợ nở cười như hoa
Măn mê từng sợi tóc ngà
Chung nhau bên ấm, tách trà sáng mai
Khác chi một khoảng đời trai
Bên nàng tiếu tiếu, hài hài chuyện vui
Choàng hôn đỏ má, em cười
Bên hàng chè đậu lúc trời về đêm



Ước gì sức khỏe vững bền
Cùng người xuôi, ngược khắp miền gần, xa
Lên non, xuống biển, xe, phà
Nhìn mây, nhìn nước, ngắm hoa hữu tình
Như thời trai trẻ thư sinh
Hè về hai đứa đứng nhìn phượng bay
Thu sang tay nắm…. đường dài
Lê chân chậm bước nhặt vài lá thu



Ước gì được tuổi chín u
Để ta kề cạnh ngồi ru tình già
Tiếng em thay thế tiếng “Bà “
Cười tươi em bảo “Ông” à tôi đây.


THỦY ĐIỀN

22-05-2018

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

VỀ ĐI EM - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN

BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
18 thg 5 (4 ngày trước)
tới Phu, Trác, Thuong, tôi, Da, Giống, Trần, Xuân, Nguyễn, Vu, PV




Kết quả hình ảnh cho ẢNH TÌNH YÊU


VỀ ĐI EM
- Thương tặng T.T.Q.T -
.
Về đi em! Về ngắm trăng buông
Câu mái đẩy lèn sâu ký ức
Dựa vai anh ngắm đời rất thực
Cổ tích trầu cau đã hết nhựa rồi.
.
Em cứ về! Ừ! Một lần thôi
Dẫu nắng bên sông không còn chấp chới
Câu lý ngày xưa dẫu thôi diệu vợi
Ta tựa vai nhau nối lại câu hò.
.
Em cứ về! Đừng mải đắn đo
Về một lần thôi nằm nghe sông hát
Về một lần thôi rộn đêm gió mát
Nghe tiếng lòng khủa nước đêm trăng
.
Em cứ về! Ừ! Một đêm trăng...

*.
Hà Nội, đêm 30 tháng 07/2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN 
.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

TÌNH XA- THƠ NHÃ MY, NHẠC BÙI TUẤN ANH









TÌNH XA
THƠ NHÃ MY 
NHẠC BÙI TUẤN ANH
HÒA ÂM TRẦN NHÀN
CA SĨ CHÂU THÙY TRANG
VIDEO CLIP TRẦN NHÀN

NM CHÂN THÀNH CẢM ƠN NS BÙI TUẤN ANH, NS TRẦN NHÀN , CS CHÂU THÙY TRANG VỚI MỘT CA KHÚC HAY.



Ảnh NS Bùi Tuấn Anh và NS Trần Nhàn



TÌNH XA
( Cảm tác  bài Hoài Tình của Kha Tiệm Ly)

Xin cạn đêm nay một chén này
Bên hoa cùng nguyệt ngã nghiêng say
Về đâu muôn nẻo tình xa vợi
Ai biết   bao giờ chuyện gió mây

Bèo nước tương phùng chỉ phút giây
Nên hồn hoa lạnh dáng hoa gầy
Trăm năm khó buộc thân hồ hải
Chăn gối thẹn thùng một tối nay

Sợi tóc tình yêu lưu luyến mãi
Biết người còn có nhớ mùi hương
Phải như chỉ thắm  tơ hồng nhỉ
Bóng nguyệt theo ai nối dặm trường

Nửa mảnh trăng treo sầu vạn lý
Nửa đời hương phấn xót tình đau
Chiều xa ngã bóng mây biền biệt
Nhớ áo ai bay nắng nhạt màu

Xin cạn đêm say một chén sầu
Xin thời gian chớ vội qua mau
Người ơi chớ để '' hồn tôi chết''
Dẫu biết mai rồi cũng mất nhau…


NHÃ MY

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

BẾN TRĂNG 1 - 2 - THƠ LÊ KIM THƯỢNG



Sinh Lê
Tệp đính kèm17 thg 5 (3 ngày trước)
tới tôi
GỬI "NHÃ MY - NGỌC SƯƠNG" THƠ TÌNH LỤC BÁT 2018
CHÚC VUI KHỎE
NHA TRANG, 18-5-2018 - LÊ KIM THƯỢNG





 



BẾN   TRĂNG  1 - 2



1.


Đường về Quê Mẹ ngày xưa
Đồng khoai đánh luống, ruộng dưa cuốn giồng
Chiều nghiêng nắng đổ qua sông
Chuông chùa vọng tiếng thu không dịu dàng
Chiều nghiêng nắng đổ hoa vàng
Nhẹ tan hoa nắng, ngọt tan vào hồn
Chiều nhìn Núi Mẹ - Bồng - Con
Tình người hóa đá héo hon, lỡ làng
Bến sông đợi chuyến đò sang
Nước riu riu chảy, lá vàng vàng trôi
Ráng chiều lịm tắt bồi hồi
Ngày qua lặng lẽ, dòng trôi buồn buồn
Em còn giặt áo hoàng hôn
Trăng thanh trắng nõn, trần truồng tắm sông
Dòng sông hư ảo, bềnh bồng
Bốn bề yên ắng, mênh mông nhạt nhòa
Thuyền về ngược nước phù sa
Mái chèo khua nhịp, lời ca trữ tình
Sóng chao ánh bạc lung linh
Thuyền ôm sóng nước tự tình nhấp nhô
Trăng vào giấc mộng mơ hồ
Một vầng trăng bạc lõa lồ dung nhan
Đưa tay hứng giọt trăng vàng
Chênh chao nỗi nhớ, bàng hoàng tình xa
Trăng đêm ngả bóng tre già
Lẫn trong tiếng gió, tiếng ca u hoài
Gian truân gác mái hiên ngoài
Rượu quê cạn chén, nguôi ngoai nỗi buồn


2.


Nhớ về Quê Mẹ mõi mòn
Thuyền về bến cũ, trăng còn đợi chăng?
Cuối đời, bóng xế tàn trăng
Nhang tàn, nến lụn, nhện giăng tơ lòng
Héo hon như ngọn đèn chong
Bóng buồn lay lắt, bên song chán chường
Ngày ngày có Kẻ ly hương
Chợt nghe tiếng sáo vấn vương cánh diều
Những ngày xa xứ dạt phiêu
Mùa đi, năm đến lắm điều chua cay
Dõi theo gió lộng, mây bay
“Bạch vân thiên tải...” qua ngày phong sương
Người đi tám hướng, mười phương
Người đi tìm cái phi thường cao sang
Để rồi cách trở đò giang
Một đời dang dỡ, lỡ làng trở trăn
Bao năm chờ đợi băn khoăn
Tóc phai màu bạc, mắt hằn chân chim
Tìm đâu giữa Cõi - Lặng - Im
Bóng quê giờ đã lạc chìm hư không
Dù cho cách núi, ngăn sông
Tình quê vẫn trọn một lòng đinh ninh
Còn câu Lục Bát nghĩa tình
Ru đời tĩnh lặng, ru mình tiêu diêu
Làm sao trả nợ tình yêu?
Tiếng kêu vô vọng trong chiều tha phương
Mỗi người có một Quê Hương
Để cho chín nhớ, mười thương, một đời...

                                 



               Nha Trang, tháng 5. 2018

                     LÊ KIM THƯỢNG

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

MƠ - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
16 thg 5 (2 ngày trước)
tới Phu, Trác, Thuong, tôi, Da, Giống, Trần, Xuân, Nguyễn, Vu, PV


















.
Trăng vàng lả lướt bến sông
Đắm hồn tôi với mênh mông gió trời...
.
Tôi mơ một tiếng gọi mời
Cạn chung ly để đến hồi yến oanh
Chẳng cần e lệ ngó quanh
Chẳng cần vội vội nhanh nhanh làm gì
Cứ từ từ thả xiêm y
Cứ từ từ với thầm thì những yêu...
.
Một liều. 
Ba bảy cũng liều
Ngán chi thiên hạ nói điều khó nghe...

*.
Làng Đá, đêm 24 tháng 09.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN 

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

CHỦ QUAN - TRUYỆN NGẮN CỦA THỦY ĐIỀN


Tran Van Mau
16 thg 5 (1 ngày trước)
tới tôi
GOI CHI
THUY DIEN






CHỦ QUAN


    Sau khi tan sở về, bà không còn hứng thú để cùng ông ăn buổi cơm chiều nữa. Mặc dù hàng ngày ông cũng lo liệu cho bà một bửa ăn rất thịnh soạn. Ngồi bệt trên chiếc Salon, mặt đỏ ké, tay cầm điếu thuốc phì phà, một làn khói trắng bao phủ xung quanh như muốn che lấp những nỗi đau vừa mới xảy ra cách một tiếng đồng hồ. Bà nói : Mẹ, ngu sao mà ngu quá, cũng bởi mình quá chủ quan và xem thường thiên hạ.


      Bà Thái Cẩm là một con người khác hẳn với những người đàn bà khác, cứng rắn, không bao giờ biết khóc, buồn, xúc động, ngang tàng. Nhưng hôm nay sau khi đàm thoại với Chủ nhân bà thua trận và phải đành ôm mặt khóc.


      Cách đây năm năm bà vào một Siêu thị Á Đông khá lớn do một người tàu làm chủ và làm việc cho đến hôm nay. Nơi đây bà là người được phân công chịu trách nhiệm nguyên khu vực bán rau, cải được nhập từ các nước Châu á đến. Công việc phải nói khá nặng nề có nghĩa là vừa bán hàng vừa đặt hàng, chăm hàng các thứ, công việc liên tục cả ngày trời mà chưa lần được phút nghỉ ngơi. Qua quá trình làm việc bà quen được rất nhiều người và những người nầy nói chung là những khách hàng quen thuộc họ đến mua hàng hàng tuần nơi Siêu thị. Trao qua, đổi lại sự gắn bó tình bạn với nhau khá đậm đà và vô tình bà bắt được nhiều mối hàng khá lớn mà những mối hàng nầy là do tự tay những người bạn ấy làm nên. Và, từ đó bà là người mua đi bán lại và kiếm được khá lời. Bởi thế trong năm năm làm việc tại đây cuộc sống của bà rất khá khỉnh so với đồng lương hàng tháng dường như nó trội gấp đôi. Công việc càng ngày càng trải trôi, bà luôn chủ quan việc mình làm sau lưng ai mà biết hơn nữa mình chỉ mua đi bán lại chớ có tham lạm gì của chủ đâu mà phải sợ. Đồng thời mình là Xếp khu vực nầy ai mà dám nói gì mình, nên bà rất thong dong tha hồ mà tung hoành.


      Nhưng sự suy nghĩ ấy sai, trên nguyên tắc là bà không được phép làm những sự việc nầy nơi mình làm việc, vì nơi ấy là nơi kinh doanh có tổ chức đàng hoàng mọi sự buôn bán đều phải qua Ban Điều Hành, nếu qua mặt, đi sau lưng thì xem như ta đã ăn chận tiền lời của chủ.


      Cái gì một khi làm không đúng, điều xấu thì dần dà cũng sẽ có người thấy và sẽ đi đến chỗ diệt vong. Không biết công việc sai trái của bà làm có người mách báo hay chủ tự kiểm tra mà Ban Điều Hành đều biết tất cả, nhưng ngược lại bà không hay biết gì hết và vẫn luôn dững dưng như không có điều gì xảy ra. Cứ thế và cứ thế……!


      Khi biết được bà làm như thế, BĐH giả vờ làm ngơ, cứ để bà làm tiếp tục mà chẳng nói lời nào (Dường như họ đang chờ cơ hội) bởi hiện tại bà là chủ chốt một khu vực, nếu phát hiện sớm bà sẽ nghỉ việc và không có người thay thế thì Siêu thị có nguy cơ sẽ bị tê liệt một góc.


      Sau sáu tháng gài người dưới hình thức trợ giúp bà hàng ngày trong công việc, khi người mới thành thuộc tất cả có thể thay thế bà trong bất cứ lúc nào. BĐH chờ đợi một ngày Siêu thị vắng khách và mời bà lên Văn phòng.


      Trước hai gương mặt Chủ- Tớ đối diện họ trưng ra đủ bắng chứng và những hình ảnh chụp được từ máy Di động, bà hết chối và té ngữa ra là mọi chuyện mình làm mọi người điều biết cả, không như bao năm nay mình nghĩ chẳng ai biết gì. Cuối cùng BĐH dàn xếp tốt đẹp bằng cách là yêu cầu bà tự làm đơn diện lý do sức khỏe xin nghỉ việc. Vì mới mua căn nhà bà chống lại và nhất quyết muốn ở lại để làm việc, nếu nghỉ ngay bà sẽ gặp khó khăn rất nhiều về mặt tài chính.


      Thật tình thì một khi người ta đã quyết định thì phải ra đi thôi để tìm việc mới còn việc chống lại thì cũng bằng không.


      Trên đường tan sở về nhà bà nghĩ:

 Thật đời cái gì cũng thế, đừng vội vả chủ quan.



THUỶ ĐIỀN

16-05-2018


Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

TRẢ LỜI MỘT CÂU HỎI - THƠ TRƯƠNG THỊ THANH TÂM


Truong Thi Thanh Tam
14 thg 5 (2 ngày trước)
tới tôi


Được gửi từ Yahoo Mail trên Android

Vào Th 3, 15 thg 5, 2018 lúc 9:15 SA, Truong Thi Thanh Tam
<tinhnho1053@yahoo.com.vn> đã viết:
















Ảnh tác giả TTTT



TRẢ LỜI MỘT CÂU HỎI


            ***
Làm sao quên được cuộc tình!
Làm sao không nhớ người mình từng yêu 
Làm sao xoá được tình chiều 
Một khi tim đã có nhiều xuyến xao 

Tình đâu là mãi chiêm bao 
Tay trong tay, nụ hôn sao thật gần 
Làm sao tránh được nụ hôn!
Khi tình đã đến, một lần trao nhau 

Nếm vào mới biết tình đau 
Dỡ  dang mới biết cái điều...đến sau 
Hoàng hôn tóc đã phai màu 
Đâu còn say đắm, thuở nào còn xanh 

Tuổi chiều như một bức tranh 
Chỉ nhìn và ngắm, chở tình được đâu!?
Cớ sao cứ mãi ưu sầu 
Không quên cứ nhớ, mà đau một mình!

              TRƯƠNG THỊ THANH TÂM
                          Mytho 

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

XEM BÓI - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
13 thg 5 (2 ngày trước)
tới Phu, Trác, Thuong, tôi, Da, Giống, Trần, Xuân, Nguyễn, Vu, PV










XEM BÓI
- Tặng thầy Ái Nhân Bùi -
.
Cưới vợ rồi lại bỏ
Đủ 3 lần mới thôi
Đời lấm lem, vẹo vọ
Rút ruột mà nhả tơ.
.
Đi xem thầy bảo thế
Về nhà cứ lo lo
Đường tình duyên đến tệ
Nửa đời đằm bến mê.
.
Mẹ bảo, xưa ông ngoại
Khen cháu mình tài trai
Duyên tình tuy lận đận
Công danh ắt phát tài.
.
Giờ mới tuổi bốn hai
Chưa một lần yêu ai
Nghề hai năm chín việc
Biết năm nao phát tài.
*.
Hà Nội, 10 tháng 05.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

THẢO LUẬN BÀI THƠ CHIỀU LẠ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - CHÂU THẠCH


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
12 thg 5 (1 ngày trước)
tới Giống, Trần, Trác, tôi, Nguyễn, Xuân, PV, Phu, Da, Vu, Thuong






Ảnh ĐẶNG XUÂN XUYẾN





THẢO LUẬN BÀI THƠ CHIỀU LẠ
CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
*
Chiều lạ
- Tặng L.L -
.
Sợ đêm về
quẩn gió
xáo xác khuya
Cố vét vớt nắng chiều rơi trên lá
Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ
Te tẻ chiều
nhớn nhác
nhón chân qua.
*.
Hà Nội, chiều 02 tháng 10.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

LỜI BÌNH:

Bài thơ có đầu đề Chiều lạ nhưng qua mấy câu thơ ta không thấy buổi chiều có gì lạ.
Bài thơ chỉ có một câu thơ đề cập đến chiều: “nắng chiều rơi trên lá”. Nắng chiều rơi trên lá là một chuyện bình thường trong mọi buổi chiều. Vậy buổi chiều lạ ở chỗ nào? Nó lạ vì chiều nay có chiếc “áo lạ”. Chiếc áo lạ làm cho buổi chiều thay đổi hẳn, hay đúng ra, chiếc áo lạ đã đánh động tâm hồn của người thơ làm cho dậy lên trong lòng thi sĩ sự băn khoăn đến độ nếu không nhìn được nó thì “Sợ đêm về/ quẩn gió/ xáo xác khuya”.
“Quẩn gió/ xáo xác khuya” chỉ là mượn cảnh để diễn tả cái tình xảy ra trong lòng, hay đúng hơn là diễn tả cái tâm trạng thao thức trong đêm của người muốn nhìn chiếc áo lạ. Chiếc áo đó dầu đẹp đến đâu cũng không khiến cho lòng người xao động đến thế. Sở dĩ lòng người xao động đến thế vì chiếc áo lạ nhưng người không lạ. Người không lạ vì người nếu không là hình bóng của kẻ mà nhà thơ say đắm thì cũng là người có sợi dây vô hình gắn bó, có tiền duyên từ một kiếp nào để đánh thức niềm đam mê, làm sống dậy khối tình đang ngủ từ trăm năm, từ ngàn năm trước chăng?
Đọc bảy chữ đầu của bài thơ:
“Sợ đêm về
quẩn gió
xáo xác khuya”
thì ai cũng đặt trong đầu mình một dấu hỏi vì sao phải sợ như thế. Đọc đến các câu thơ kế tiếp cho ta một cảm giác thiết tha với tà áo vì tà áo trong thơ quan trọng quá, nó thoáng qua trong đôi mắt, nó mỏng manh nhưng nó đã làm cho “quẩn gió/ xáo xác khuya” là làm ảnh hưởng không gian, thời gian, thay đổi khí hậu hay đúng ra, nó dằn vặt một tâm hồn bình an để thấy vạn vật chung quanh đều chuyển đổi.
Hai câu thơ:
Cố vét vớt nắng chiều rơi trên lá
Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ
thật là khó hiểu. Tuy thế qua thơ ta cũng đoán được rằng “áo lạ” xuất hiện vào một buổi chiều tắt nắng. Trời chưa tối hẳn nhưng ánh nắng chỉ còn rơi lẻ loi trên lá, để cho tác giả phải “cố vét vớt” cái nắng chiều, tìm thêm ánh sáng mà nhìn cho rõ thêm tà áo lạ. Cái anh nắng “cố vét vớt” đó nó chênh chao. Vì sao nó chênh chao? Vì nó rơi trên lá, mà lá rung trong gió nên nó phải chênh chao. Lạ thay, thứ ánh nắng cố vét vớt đó tác giả lại cho “thể nụ cười” tức là như nụ cười, mà nụ cười ấy lại làm cho “nhòe áo lạ”.
Ta biết thứ ánh nắng sót lại của buổi chiều nó vô cùng dịu mát, nó cũng làm cho cây cỏ được dát vàng, nghĩa là nó rất đẹp. Vậy thì trong bài thơ này nó đại diện cho nụ cười của người mặc chiếc áo. Chiếc áo lạ đã đẹp. Vậy mà nụ cười “như nắng chiều rơi trên lá chênh chao” làm nhòe chiếc áo lạ thì nụ cười ấy đẹp biết bao. Đọc thơ, người ta tưởng khoe chiếc “áo lạ” là đẹp nhất, nhưng không, chiếc áo lạ dầu đẹp cũng vô tri mà nụ cười mới mang linh hồn của người mặc áo. Nụ cười đẹp hơn chiếc áo. Té ra tác giả dùng chiếc áo lạ để tá khách nụ cười vào đó, tôn vinh nụ cười đến chỗ tuyệt mỹ khôn lường.
Và lạ lùng thay, ba câu thơ chót như bức màn nhung kéo xuống, kéo xuống để khán giả nhìn xuyên qua bức màn nhung thấy cả buổi chiều trở nên êm ái, để người đọc cảm khái cái im lìm của hoạt cảnh xảy ra:
Te tẻ chiều
nhớn nhác
nhón chân qua.
Ta hãy nhớ lại bài thơ Trăng của nhà thơ Xuân Diệu:
“Trong vườn đêm ấy trăng nhiều quá
Ánh sáng tuôn đầy cả lối đi
Tôi với người yêu qua nhè nhẹ
Im lìm, chẳng dám nói năng chi”.
Vì sao qua nhè nhẹ, vì sao im lìm? Nhà thơ Xuân Diệu nói vì:
“Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang
Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá
và làm sai lỡ nhịp trăng đang”
Ở đây nhà thơ Đặng Xuân Xuyến cũng thế. “Te tẻ chiều” là buổi chiều bình an quá, thơ mộng chẳng khác gì trăng trong vườn nhiều quá, trăng đầy cả lối đi. “Nhớn nhác/ nhón chân qua” vì muôn giữ sự yên tịnh của một buổi chiều, vì muốn hình bóng tuyệt vời của tà áo lạ không biến đi, vì muốn giữ nụ cười thơ mộng như giọt nắng chênh chao trên lá cho của riêng mình không tan ra bởi biến động nào, nhà thơ đành nhẹ chân trong im lìm nhón gót theo em.
Bài thơ ngắn diễn tả chỉ một hành động nhưng nó đem cho ta một chiếc áo quá đẹp, một nụ cười quá đẹp, một khung trời quá đẹp, quá bình yên, quá thơ mộng và một giấc mơ mang hình ảnh tuyệt vời của một buổi chiều rất quen mà dường như rất lạ vì cảm nhận được những điều tinh tế trong thơ./.
*.
Đà Nẵng, chiều 05.10.2016
CHÂU THẠCH

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2018

BÀ & CHÁU - THƠ TRƯƠNG THỊ THANH TÂM

Truong Thi Thanh Tam
10 thg 5 (3 ngày trước)
tới tôi


Được gửi từ Yahoo Mail trên Android

Vào Th 5, 10 thg 5, 2018 lúc 9:44 CH, Truong Thi Thanh Tam
<tinhnho1053@yahoo.com.vn> đã viết:



Kết quả hình ảnh cho ẢNH BÀ VÀ CHÁU





BÀ & CHÁU

            ***
Một đời há chẳng vui gì 
Dăm ba câu nói, cười khì là xong 
Cuộc đời nào có thong dong 
Sáng ngày mở mắt, gạo đong chưa kìa 

Hôm qua bà hứa sẽ dìa 
Vậy mà túi rổng, có quà gì đâu!
Thôi đành lặn lội qua cầu 
Còn dăm đồng lẻ, mua xâu bắp nè 

Chắc là cháu sẽ khóc nhè 
Bà không thương cháu, hội hè bà quên 
Cháu đây còn muốn bắt đền 
Bộ đầm, váy mới làm duyên bạn bè 

Cháu ơi, bà khất lại nhe 
Lần sau bà hứa, khi về bà mua 
Đời bà nhiều lắm thiệt thua 
Ăn trên ngồi trước, bà chưa có phần 

Quanh năm suốt tháng buồn lần 
Nợ cơm, nợ áo, nợ tiền trót vay 
Tuổi bà thất thập lai hy 
Đâu còn sức khoẻ, bải buôi kiếm tiền 

Nhìn con, nhìn cháu ưu phiền 
Đời sao còn kẻ lắm tiền để tiêu 
Còn bà nhà cửa liêu xiêu 
Cháu con phận bạc, tiêu điều xác xơ!


               TRƯƠNG THỊ THANH TÂM
                               Mytho