CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

ĐỌC TRƯỜNG CA "SÓNG THỊ THÀNH VÀ EM'' CỦA NHÃ DU TỬ. - CHÂU THẠCH

 



                                                 Ảnh tác giả Ngã Du Tử

           


 



ĐỌC TRƯỜNG CA:  

“SÓNG THỊ THÀNH VÀ EM” CỦA NGÃ DU TỬ  

                                   Châu Thạch 

 

     “Trường ca là thuật ngữ văn học chỉ các tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc sườn truyện trữ tình. Có nhiều thể loại trường ca: trường ca anh hùng, trường ca giáo huấn, trường ca châm biếm, trường ca có cốt truyện lãng mạn, trường ca mang tính kịch trữ tình, trường ca mang tính ký…” 

 

     Nhà thơ Ngã Du Tử là một trong những thi nhân viết nhiều trường ca hiện nay. Ngã Du Tử đã xuất bản tập trường ca “Chơi Giữa Thường Hằng” với những suy tư sâu nhiệm về triết lý Phật giáo, với tiếng thơ âm vọng lời thanh tịnh giãi thoát, đã gây tiếng vang trên diễn đàn thi ca và chinh phục lòng ái mộ của bạn thơ, bạn đọc. 

 

     Ngã Du Tử còn nhiều trường ca sẽ xuất bản như trường ca “Dòng Sông Đời”, trường ca “Tre”. Trường Ca “SóngThị Thành và Em...”.  

 

     Hôm nay, Châu Thạch hân hạnh giới thiệu ngắn gọn trường ca “Sóng Thị Thành và Em” của nhà thơ Ngã Du Tử. 

 

     Đây là một bản trường ca Ngã Du Tử tôn vinh người phối ngẫu của minh, đồng thời nhà thơ gởi vào đó quan niệm sống cũng như những ưu tư, những nổi niềm, những thăng trầm trong cuộc sống mà cặp tình nhân yêu nhau, kết nghĩa vợ chồng, nắm tay nhau vượt qua mọi cơn sóng của biển đời trên đất thị thành Sài Gòn hoa lệ với rất nhiều biến động. 

 

     Trường ca “Sóng Thị Thành Và Em” gồm 113 khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 câu theo thể lục bát. Người viết tạm chia trường ca ra làm 5 phần, mỗi phần là một giai đoạn trong cuộc sống. Tất cả 5 giai đoạn tạo thành một dòng sông có thác, có ghềnh, có con nước êm đềm bình lặng, được đưa vào thơ thành cung trầm, cung bổng, khi như mưa sa, khi như bão táp, khi như trăng lên, khiến ai đọc, lòng không tránh khỏi vui buồn theo tâm tư tình cảm của tác giả. 

 

      Xin theo dõi 5 phần của trường ca sau đây: 

 

      Phần 1: Từ khổ thơ 1 đến khổ thơ 4: Ngã Du Tử giới thiệu thân thế của mình:  

 

1.Bước ra từ nhánh Sông Quê 

Có chàng Du Tử hướng về phương Đông* 

Quảy trên lưng khúc phiêu bồng 

Tình tang câu hát gió lồng chân mây 

 

     Thế rồi tình yêu đến, họ yêu nhau, họ lấy nhau, tâm hồn của họ thanh lương, dự phóng tương lai của họ như những dấu son tặng người: 

 

4.Mộng mơ ngồi đếm một hai 

Đôi khi trầm mặc chiều dài nước non 

Thanh lương gõ nhịp vuông tròn 

Cung văn gửi một dấu son tặng người 

 

     Phàn 2: Từ khổ thơ 5 đến khổ thơ 14:  Rồi thì dưới một mái nhà đơn sơ có hai quả tim vàng vun quắn cho tình yêu trong đời sống khó khăn kinh tế. Chàng thì theo nghề văn chương: 

 

6.Cung tay rút ruột thân tằm 

Cho tơ vàng ánh trăm năm để dành 

Đời sao lắm kẻ đành hanh 

Vung tay ngỗ ngáo giữa xanh đỏ vàng 

 

    Nàng thì buôn bán, gánh gồng lo kinh tế gia đình: 

 

11.Nửa đời vai lệch, chân xiêu 

Quên thanh xuân những yêu kiều thuở xưa 

Ngày qua, gội nhánh nắng mưa 

Đêm về mắt ứa thiếu thừa cơm canh 

 

     Tuy phải “Miệt mài lầm lũi hôm mai/ Thương em quảy gánh trên vai nhọc nhằn” lòng họ không đổi thay, tình yêu chân quê của họ thêm thắm thiết. Họ hứa hẹn cùng nhau “Đều chân em nhé cùng ta/ Tháng năm thắm áo, ngọc ngà thắm quê”.  

 

     Phàn 3: Từ khổ thơ 15 đến khổ thơ 19: Đời không phải luôn bình yên. Đến đây thời cuộc đổi thay, số phận con người cũng bị cuốn theo chiều gió: 

 

15.Lạc nguồn sau một cơn mê 

Cả dân ta khổ tứ bề lầm than 

Thì thôi em, gọi trăng vàng 

Xuống cùng ta giỡn với ngàn thi ca 

 

     Phần 4: Từ khổ thơ 20 đến khổ thơ 35: Thời cuộc biến động, xã hội đổi thay, họ phải rời quê hương để mưu cầu một cuộc sống mới: 

 

20.Này em, lập nghiệp quê xa 

Còn hơn bó gối mù sa tháng ngày 

Phải không em, cuộc đổi thay 

Biết đâu có những mùa may thị thành 

 

33.Đường tàu bắt nhịp rời ga 

Làng quê từ ấy mờ xa, xa dần 

Ta cùng nhau nhé ân cần 

Đời hăm hở gọi theo chân bụi đường 

 

     Phần 5: Từ khổ thơ 36 đến khổ thơ 113: Từ đây gia đình tác giả như con thuyền lênh đênh trên “sóng thị thành”. “Và em” là người vợ yêu quý của nhà thơ cùng chung tay chống chèo với chồng mình là một chàng thi nhân chân yếu tay mềm: 

 

36.Phố Sài Gòn đến rất gần  

Người xe như nước ngoài sân ga chiều 

Sài Gòn ơi, ta rất yêu 

Rồi mai năm tháng dắt dìu cùng nhau 

 

     Cuối cùng cuộc sống họ cũng thăng hoa, bình an bước tới đường hoàng trên đôi chân rộn ràng niềm vui: 

 

96. Giả từ ngày tháng lênh đênh  

Bình an qua những thác ghềnh gian nan 

Thẳng lưng, đi tới đường hoàng 

Mùa xiêm áo cũng rộn ràng đôi chân 

 

     Sau đây người viết xin trình bày một vài ý kiến của mình về trường ca "Sóng thị Thành Và Em 

 

     1- Giá trị nhân văn :  

 

     - Toàn bộ trường ca chan chứa sự lạc quan, dầu trải qua nghịch cảnh, đối diện gian lao nhưng tình yêu vẫn sắt son, mang đầy niềm tin và hy vọng vào một ngày mai tốt đẹp :  

 

47.Đường suông hay thác ghềnh sâu  

Đồng cam cộng khổ qua cầu sánh đôi 

Thương nhau chẳng ngại dốc đời  

Núi cao ư, sẽ qua đồi an nhiên 

 

     - Tình yêu quê hương luôn canh cánh bên lòng. Luôn luôn mơ ước và chuẩn bị cho một ngày đoàn tụ với quê cha đất tổ: 

 

53.Ngọt bùi chan với đắng cay 

Mốt mai thú vị men này sẻ chia 

Hai mươi năm tạc văn bia  

Làm kỷ niệm lúc ngày dzià quê cha 

 

     - Tấm lòng hiếu để với cha, trung tín với bạn, chung thủy vợ chồng, yêu tha nhân, dấn thân cho sự nghiệp văn chương như con tằm nhả tơ hiện hữu trong trư


ờng ca, thể hiện đầy đủ mục đích sống cao cả: 

 

82.Ta còn một tấm lòng son 

Bên cha người đã cùng non nước này 

Thời gian còn những bàn tay 

Cùng nhau chăm bón cho đầy yêu thương 

 

46.Mở lòng với các anh em 

Mùa vui rồi sẽ được êm ấm cùng 

Cõi người còn có riêng chung 

Mong em hãy gắng nắm cùng tay nhau 

 

     2- Giá trị văn chương: 

 

     Qua những khổ thơ dẫn chứng ở trên, ta đã có khái niệm về nội dung của tác phẩm, nghệ thuật sáng tác với tiếng thơ bình dị hài hòa nhưng dầm thấm hương hoa trong mỗi câu từ. Ngoài giá trị nghê thuật, trường ca còn giá trị tư tưởng hướng đến chân thiện mỹ với những khổ thơ sâu đậm tình người, thâm thúy triết lý nhân sinh: 

 

110.Trăm năm một cuộc hí trường 

Ghét ghen nhau, nhận đau thương riêng mình 

Một đời tranh đấu mưu sinh 

Tự tồn nhưng thắm chữ tình, chữ tâm 

 

109. Gìn ân giữ nghĩa em ơi 

An nhiên vui sống giữa đời bao la 

Thênh thang mở lối người ta  

Văn chương là đạo, quê là nhớ thương 

 

Kết Luận:  

 

     Với một tác phẩm thơ đồ sộ 452 câu thơ, người viết chỉ trích ra trên 50 câu thơ, cốt chỉ để giới thiệu được một phần rất nhỏ về một trường ca có giá tri văn chương, không chỉ sâu đậm tình yêu vợ chồng mà còn sâu đậm tình yêu quê hương, tình yêu cuộc sông, tình yêu con người, và tình yêu văn chương.  

 

    Ngoài ra người viết còn muốn giới thiệu một con sông thơ có đôi bờ hương hoa thơm ngát mùi thơm của chữ, tinh túy cúa từ và lung linh của ý. Dòng sông ấy, ta có thể đứng trên bờ của nó là chốn phồn hoa, thả hồn đến hàng cây, bờ cỏ bình tịnh. Hàng cây bờ có đó chính là những vần thơ mà Ngã Du Tử phổ vào tiếng ca lời cảm tạ của tác giả đến người vợ yêu quý của ông. Đọc thơ, ta rất dễ cảm động, cũng có thể ta dùng sự cảm động ấy để cảm tạ người phối ngẩu thân yêu của mình mà hầu như ai cũng có trên đời. 

 

     Mong rằng quý vị có cơ hội để thưởng thức trường ca “Sóng thị Thành Và Em” mà nhà thơ sẽ xuất bản cùng với những trường ca khác một ngày gần đây ./. 

                                       CHÂU THẠCH


ĐỌC TRƯỜNG CA:  

“SÓNG THỊ THÀNH VÀ EM” CỦA NGÃ DU TỬ  

                                   Châu Thạch 

 

     “Trường ca là thuật ngữ văn học chỉ các tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc sườn truyện trữ tình. Có nhiều thể loại trường ca: trường ca anh hùng, trường ca giáo huấn, trường ca châm biếm, trường ca có cốt truyện lãng mạn, trường ca mang tính kịch trữ tình, trường ca mang tính ký…” 

 

     Nhà thơ Ngã Du Tử là một trong những thi nhân viết nhiều trường ca hiện nay. Ngã Du Tử đã xuất bản tập trường ca “Chơi Giữa Thường Hằng” với những suy tư sâu nhiệm về triết lý Phật giáo, với tiếng thơ âm vọng lời thanh tịnh giãi thoát, đã gây tiếng vang trên diễn đàn thi ca và chinh phục lòng ái mộ của bạn thơ, bạn đọc. 

 

     Ngã Du Tử còn nhiều trường ca sẽ xuất bản như trường ca “Dòng Sông Đời”, trường ca “Tre”. Trường Ca “SóngThị Thành và Em...”.  

 

     Hôm nay, Châu Thạch hân hạnh giới thiệu ngắn gọn trường ca “Sóng Thị Thành và Em” của nhà thơ Ngã Du Tử. 

 

     Đây là một bản trường ca Ngã Du Tử tôn vinh người phối ngẫu của minh, đồng thời nhà thơ gởi vào đó quan niệm sống cũng như những ưu tư, những nổi niềm, những thăng trầm trong cuộc sống mà cặp tình nhân yêu nhau, kết nghĩa vợ chồng, nắm tay nhau vượt qua mọi cơn sóng của biển đời trên đất thị thành Sài Gòn hoa lệ với rất nhiều biến động. 

 

     Trường ca “Sóng Thị Thành Và Em” gồm 113 khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 câu theo thể lục bát. Người viết tạm chia trường ca ra làm 5 phần, mỗi phần là một giai đoạn trong cuộc sống. Tất cả 5 giai đoạn tạo thành một dòng sông có thác, có ghềnh, có con nước êm đềm bình lặng, được đưa vào thơ thành cung trầm, cung bổng, khi như mưa sa, khi như bão táp, khi như trăng lên, khiến ai đọc, lòng không tránh khỏi vui buồn theo tâm tư tình cảm của tác giả. 

 

      Xin theo dõi 5 phần của trường ca sau đây: 

 

      Phần 1: Từ khổ thơ 1 đến khổ thơ 4: Ngã Du Tử giới thiệu thân thế của mình:  

 

1.Bước ra từ nhánh Sông Quê 

Có chàng Du Tử hướng về phương Đông* 

Quảy trên lưng khúc phiêu bồng 

Tình tang câu hát gió lồng chân mây 

 

     Thế rồi tình yêu đến, họ yêu nhau, họ lấy nhau, tâm hồn của họ thanh lương, dự phóng tương lai của họ như những dấu son tặng người: 

 

4.Mộng mơ ngồi đếm một hai 

Đôi khi trầm mặc chiều dài nước non 

Thanh lương gõ nhịp vuông tròn 

Cung văn gửi một dấu son tặng người 

 

     Phàn 2: Từ khổ thơ 5 đến khổ thơ 14:  Rồi thì dưới một mái nhà đơn sơ có hai quả tim vàng vun quắn cho tình yêu trong đời sống khó khăn kinh tế. Chàng thì theo nghề văn chương: 

 

6.Cung tay rút ruột thân tằm 

Cho tơ vàng ánh trăm năm để dành 

Đời sao lắm kẻ đành hanh 

Vung tay ngỗ ngáo giữa xanh đỏ vàng 

 

    Nàng thì buôn bán, gánh gồng lo kinh tế gia đình: 

 

11.Nửa đời vai lệch, chân xiêu 

Quên thanh xuân những yêu kiều thuở xưa 

Ngày qua, gội nhánh nắng mưa 

Đêm về mắt ứa thiếu thừa cơm canh 

 

     Tuy phải “Miệt mài lầm lũi hôm mai/ Thương em quảy gánh trên vai nhọc nhằn” lòng họ không đổi thay, tình yêu chân quê của họ thêm thắm thiết. Họ hứa hẹn cùng nhau “Đều chân em nhé cùng ta/ Tháng năm thắm áo, ngọc ngà thắm quê”.  

 

     Phàn 3: Từ khổ thơ 15 đến khổ thơ 19: Đời không phải luôn bình yên. Đến đây thời cuộc đổi thay, số phận con người cũng bị cuốn theo chiều gió: 

 

15.Lạc nguồn sau một cơn mê 

Cả dân ta khổ tứ bề lầm than 

Thì thôi em, gọi trăng vàng 

Xuống cùng ta giỡn với ngàn thi ca 

 

     Phần 4: Từ khổ thơ 20 đến khổ thơ 35: Thời cuộc biến động, xã hội đổi thay, họ phải rời quê hương để mưu cầu một cuộc sống mới: 

 

20.Này em, lập nghiệp quê xa 

Còn hơn bó gối mù sa tháng ngày 

Phải không em, cuộc đổi thay 

Biết đâu có những mùa may thị thành 

 

33.Đường tàu bắt nhịp rời ga 

Làng quê từ ấy mờ xa, xa dần 

Ta cùng nhau nhé ân cần 

Đời hăm hở gọi theo chân bụi đường 

 

     Phần 5: Từ khổ thơ 36 đến khổ thơ 113: Từ đây gia đình tác giả như con thuyền lênh đênh trên “sóng thị thành”. “Và em” là người vợ yêu quý của nhà thơ cùng chung tay chống chèo với chồng mình là một chàng thi nhân chân yếu tay mềm: 

 

36.Phố Sài Gòn đến rất gần  

Người xe như nước ngoài sân ga chiều 

Sài Gòn ơi, ta rất yêu 

Rồi mai năm tháng dắt dìu cùng nhau 

 

     Cuối cùng cuộc sống họ cũng thăng hoa, bình an bước tới đường hoàng trên đôi chân rộn ràng niềm vui: 

 

96. Giả từ ngày tháng lênh đênh  

Bình an qua những thác ghềnh gian nan 

Thẳng lưng, đi tới đường hoàng 

Mùa xiêm áo cũng rộn ràng đôi chân 

 

     Sau đây người viết xin trình bày một vài ý kiến của mình về trường ca "Sóng thị Thành Và Em 

 

     1- Giá trị nhân văn :  

 

     - Toàn bộ trường ca chan chứa sự lạc quan, dầu trải qua nghịch cảnh, đối diện gian lao nhưng tình yêu vẫn sắt son, mang đầy niềm tin và hy vọng vào một ngày mai tốt đẹp :  

 

47.Đường suông hay thác ghềnh sâu  

Đồng cam cộng khổ qua cầu sánh đôi 

Thương nhau chẳng ngại dốc đời  

Núi cao ư, sẽ qua đồi an nhiên 

 

     - Tình yêu quê hương luôn canh cánh bên lòng. Luôn luôn mơ ước và chuẩn bị cho một ngày đoàn tụ với quê cha đất tổ: 

 

53.Ngọt bùi chan với đắng cay 

Mốt mai thú vị men này sẻ chia 

Hai mươi năm tạc văn bia  

Làm kỷ niệm lúc ngày dzià quê cha 

 

     - Tấm lòng hiếu để với cha, trung tín với bạn, chung thủy vợ chồng, yêu tha nhân, dấn thân cho sự nghiệp văn chương như con tằm nhả tơ hiện hữu trong truờng ca, thể hiện đầy đủ mục đích sống cao cả: 

 

82.Ta còn một tấm lòng son 

Bên cha người đã cùng non nước này 

Thời gian còn những bàn tay 

Cùng nhau chăm bón cho đầy yêu thương 

 

46.Mở lòng với các anh em 

Mùa vui rồi sẽ được êm ấm cùng 

Cõi người còn có riêng chung 

Mong em hãy gắng nắm cùng tay nhau 

 

     2- Giá trị văn chương: 

 

     Qua những khổ thơ dẫn chứng ở trên, ta đã có khái niệm về nội dung của tác phẩm, nghệ thuật sáng tác với tiếng thơ bình dị hài hòa nhưng dầm thấm hương hoa trong mỗi câu từ. Ngoài giá trị nghê thuật, trường ca còn giá trị tư tưởng hướng đến chân thiện mỹ với những khổ thơ sâu đậm tình người, thâm thúy triết lý nhân sinh: 

 

110.Trăm năm một cuộc hí trường 

Ghét ghen nhau, nhận đau thương riêng mình 

Một đời tranh đấu mưu sinh 

Tự tồn nhưng thắm chữ tình, chữ tâm 

 

109. Gìn ân giữ nghĩa em ơi 

An nhiên vui sống giữa đời bao la 

Thênh thang mở lối người ta  

Văn chương là đạo, quê là nhớ thương 

 

Kết Luận:  

 

     Với một tác phẩm thơ đồ sộ 452 câu thơ, người viết chỉ trích ra trên 50 câu thơ, cốt chỉ để giới thiệu được một phần rất nhỏ về một trường ca có giá tri văn chương, không chỉ sâu đậm tình yêu vợ chồng mà còn sâu đậm tình yêu quê hương, tình yêu cuộc sông, tình yêu con người, và tình yêu văn chương.  

 

    Ngoài ra người viết còn muốn giới thiệu một con sông thơ có đôi bờ hương hoa thơm ngát mùi thơm của chữ, tinh túy cúa từ và lung linh của ý. Dòng sông ấy, ta có thể đứng trên bờ của nó là chốn phồn hoa, thả hồn đến hàng cây, bờ cỏ bình tịnh. Hàng cây bờ có đó chính là những vần thơ mà Ngã Du Tử phổ vào tiếng ca lời cảm tạ của tác giả đến người vợ yêu quý của ông. Đọc thơ, ta rất dễ cảm động, cũng có thể ta dùng sự cảm động ấy để cảm tạ người phối ngẩu thân yêu của mình mà hầu như ai cũng có trên đời. 

 

     Mong rằng quý vị có cơ hội để thưởng thức trường ca “Sóng thị Thành Và Em” mà nhà thơ sẽ xuất bản cùng với những trường ca khác một ngày gần đây ./. 

                                       CHÂU THẠCH


     “Trường ca là thuật ngữ văn học chỉ các tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc sườn truyện trữ tình. Có nhiều thể loại trường ca: trường ca anh hùng, trường ca giáo huấn, trường ca châm biếm, trường ca có cốt truyện lãng mạn, trường ca mang tính kịch trữ tình, trường ca mang tính ký…” 

 

     Nhà thơ Ngã Du Tử là một trong những thi nhân viết nhiều trường ca hiện nay. Ngã Du Tử đã xuất bản tập trường ca “Chơi Giữa Thường Hằng” với những suy tư sâu nhiệm về triết lý Phật giáo, với tiếng thơ âm vọng lời thanh tịnh giãi thoát, đã gây tiếng vang trên diễn đàn thi ca và chinh phục lòng ái mộ của bạn thơ, bạn đọc. 

 

     Ngã Du Tử còn nhiều trường ca sẽ xuất bản như trường ca “Dòng Sông Đời”, trường ca “Tre”. Trường Ca “SóngThị Thành và Em...”.  

 

     Hôm nay, Châu Thạch hân hạnh giới thiệu ngắn gọn trường ca “Sóng Thị Thành và Em” của nhà thơ Ngã Du Tử. 

 

     Đây là một bản trường ca Ngã Du Tử tôn vinh người phối ngẫu của minh, đồng thời nhà thơ gởi vào đó quan niệm sống cũng như những ưu tư, những nổi niềm, những thăng trầm trong cuộc sống mà cặp tình nhân yêu nhau, kết nghĩa vợ chồng, nắm tay nhau vượt qua mọi cơn sóng của biển đời trên đất thị thành Sài Gòn hoa lệ với rất nhiều biến động. 

 

     Trường ca “Sóng Thị Thành Và Em” gồm 113 khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 câu theo thể lục bát. Người viết tạm chia trường ca ra làm 5 phần, mỗi phần là một giai đoạn trong cuộc sống. Tất cả 5 giai đoạn tạo thành một dòng sông có thác, có ghềnh, có con nước êm đềm bình lặng, được đưa vào thơ thành cung trầm, cung bổng, khi như mưa sa, khi như bão táp, khi như trăng lên, khiến ai đọc, lòng không tránh khỏi vui buồn theo tâm tư tình cảm của tác giả. 

 

      Xin theo dõi 5 phần của trường ca sau đây: 

 

      Phần 1: Từ khổ thơ 1 đến khổ thơ 4: Ngã Du Tử giới thiệu thân thế của mình:  

 

1.Bước ra từ nhánh Sông Quê 

Có chàng Du Tử hướng về phương Đông* 

Quảy trên lưng khúc phiêu bồng 

Tình tang câu hát gió lồng chân mây 

 

     Thế rồi tình yêu đến, họ yêu nhau, họ lấy nhau, tâm hồn của họ thanh lương, dự phóng tương lai của họ như những dấu son tặng người: 

 

4.Mộng mơ ngồi đếm một hai 

Đôi khi trầm mặc chiều dài nước non 

Thanh lương gõ nhịp vuông tròn 

Cung văn gửi một dấu son tặng người 

 

     Phàn 2: Từ khổ thơ 5 đến khổ thơ 14:  Rồi thì dưới một mái nhà đơn sơ có hai quả tim vàng vun quắn cho tình yêu trong đời sống khó khăn kinh tế. Chàng thì theo nghề văn chương: 

 

6.Cung tay rút ruột thân tằm 

Cho tơ vàng ánh trăm năm để dành 

Đời sao lắm kẻ đành hanh 

Vung tay ngỗ ngáo giữa xanh đỏ vàng 

 

    Nàng thì buôn bán, gánh gồng lo kinh tế gia đình: 

 

11.Nửa đời vai lệch, chân xiêu 

Quên thanh xuân những yêu kiều thuở xưa 

Ngày qua, gội nhánh nắng mưa 

Đêm về mắt ứa thiếu thừa cơm canh 

 

     Tuy phải “Miệt mài lầm lũi hôm mai/ Thương em quảy gánh trên vai nhọc nhằn” lòng họ không đổi thay, tình yêu chân quê của họ thêm thắm thiết. Họ hứa hẹn cùng nhau “Đều chân em nhé cùng ta/ Tháng năm thắm áo, ngọc ngà thắm quê”.  

 

     Phàn 3: Từ khổ thơ 15 đến khổ thơ 19: Đời không phải luôn bình yên. Đến đây thời cuộc đổi thay, số phận con người cũng bị cuốn theo chiều gió: 

 

15.Lạc nguồn sau một cơn mê 

Cả dân ta khổ tứ bề lầm than 

Thì thôi em, gọi trăng vàng 

Xuống cùng ta giỡn với ngàn thi ca 

 

     Phần 4: Từ khổ thơ 20 đến khổ thơ 35: Thời cuộc biến động, xã hội đổi thay, họ phải rời quê hương để mưu cầu một cuộc sống mới: 

 

20.Này em, lập nghiệp quê xa 

Còn hơn bó gối mù sa tháng ngày 

Phải không em, cuộc đổi thay 

Biết đâu có những mùa may thị thành 

 

33.Đường tàu bắt nhịp rời ga 

Làng quê từ ấy mờ xa, xa dần 

Ta cùng nhau nhé ân cần 

Đời hăm hở gọi theo chân bụi đường 

 

     Phần 5: Từ khổ thơ 36 đến khổ thơ 113: Từ đây gia đình tác giả như con thuyền lênh đênh trên “sóng thị thành”. “Và em” là người vợ yêu quý của nhà thơ cùng chung tay chống chèo với chồng mình là một chàng thi nhân chân yếu tay mềm: 

 

36.Phố Sài Gòn đến rất gần  

Người xe như nước ngoài sân ga chiều 

Sài Gòn ơi, ta rất yêu 

Rồi mai năm tháng dắt dìu cùng nhau 

 

     Cuối cùng cuộc sống họ cũng thăng hoa, bình an bước tới đường hoàng trên đôi chân rộn ràng niềm vui: 

 

96. Giả từ ngày tháng lênh đênh  

Bình an qua những thác ghềnh gian nan 

Thẳng lưng, đi tới đường hoàng 

Mùa xiêm áo cũng rộn ràng đôi chân 

 

     Sau đây người viết xin trình bày một vài ý kiến của mình về trường ca "Sóng thị Thành Và Em 

 

     1- Giá trị nhân văn :  

 

     - Toàn bộ trường ca chan chứa sự lạc quan, dầu trải qua nghịch cảnh, đối diện gian lao nhưng tình yêu vẫn sắt son, mang đầy niềm tin và hy vọng vào một ngày mai tốt đẹp :  

 

47.Đường suông hay thác ghềnh sâu  

Đồng cam cộng khổ qua cầu sánh đôi 

Thương nhau chẳng ngại dốc đời  

Núi cao ư, sẽ qua đồi an nhiên 

 

     - Tình yêu quê hương luôn canh cánh bên lòng. Luôn luôn mơ ước và chuẩn bị cho một ngày đoàn tụ với quê cha đất tổ: 

 

53.Ngọt bùi chan với đắng cay 

Mốt mai thú vị men này sẻ chia 

Hai mươi năm tạc văn bia  

Làm kỷ niệm lúc ngày dzià quê cha 

 

     - Tấm lòng hiếu để với cha, trung tín với bạn, chung thủy vợ chồng, yêu tha nhân, dấn thân cho sự nghiệp văn chương như con tằm nhả tơ hiện hữu trong trư


ờng ca, thể hiện đầy đủ mục đích sống cao cả: 

 

82.Ta còn một tấm lòng son 

Bên cha người đã cùng non nước này 

Thời gian còn những bàn tay 

Cùng nhau chăm bón cho đầy yêu thương 

 

46.Mở lòng với các anh em 

Mùa vui rồi sẽ được êm ấm cùng 

Cõi người còn có riêng chung 

Mong em hãy gắng nắm cùng tay nhau 

 

     2- Giá trị văn chương: 

 

     Qua những khổ thơ dẫn chứng ở trên, ta đã có khái niệm về nội dung của tác phẩm, nghệ thuật sáng tác với tiếng thơ bình dị hài hòa nhưng dầm thấm hương hoa trong mỗi câu từ. Ngoài giá trị nghê thuật, trường ca còn giá trị tư tưởng hướng đến chân thiện mỹ với những khổ thơ sâu đậm tình người, thâm thúy triết lý nhân sinh: 

 

110.Trăm năm một cuộc hí trường 

Ghét ghen nhau, nhận đau thương riêng mình 

Một đời tranh đấu mưu sinh 

Tự tồn nhưng thắm chữ tình, chữ tâm 

 

109. Gìn ân giữ nghĩa em ơi 

An nhiên vui sống giữa đời bao la 

Thênh thang mở lối người ta  

Văn chương là đạo, quê là nhớ thương 

 

Kết Luận:  

 

     Với một tác phẩm thơ đồ sộ 452 câu thơ, người viết chỉ trích ra trên 50 câu thơ, cốt chỉ để giới thiệu được một phần rất nhỏ về một trường ca có giá tri văn chương, không chỉ sâu đậm tình yêu vợ chồng mà còn sâu đậm tình yêu quê hương, tình yêu cuộc sông, tình yêu con người, và tình yêu văn chương.  

 

    Ngoài ra người viết còn muốn giới thiệu một con sông thơ có đôi bờ hương hoa thơm ngát mùi thơm của chữ, tinh túy cúa từ và lung linh của ý. Dòng sông ấy, ta có thể đứng trên bờ của nó là chốn phồn hoa, thả hồn đến hàng cây, bờ cỏ bình tịnh. Hàng cây bờ có đó chính là những vần thơ mà Ngã Du Tử phổ vào tiếng ca lời cảm tạ của tác giả đến người vợ yêu quý của ông. Đọc thơ, ta rất dễ cảm động, cũng có thể ta dùng sự cảm động ấy để cảm tạ người phối ngẩu thân yêu của mình mà hầu như ai cũng có trên đời. 

 

     Mong rằng quý vị có cơ hội để thưởng thức trường ca “Sóng thị Thành Và Em” mà nhà thơ sẽ xuất bản cùng với những trường ca khác một ngày gần đây ./. 

                                       CHÂU THẠCH



Không có nhận xét nào: