BẮC NINH THI THOẠI (KỲ 2)
Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này. Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc.
Bài Thứ 4: HÀN THUYÊN – HUYỀN QUANG
Tiến sỹ Nguyễn Thuyên người thôn Lai Hạ huyện Gia Lương (Lương Tài) tỉnh Bắc Ninh, năm 1282 đời vua Trần Nhân Tông đã làm bài văn tế cá sấu bằng chữ Nôm rồi ném xuống khúc sông Lô, tương truyền đã đuổi đuọc cá sấu đi. Tiếng tăm Nguyễn Thuyên càng thêm lùng lẫy. Vua thì cho việc này giống như việc của Hàn Dũ bên Tàu nên đã cho Nguyễn Thuyên đổi thành Hàn Thuyên.
Tác phẩm của Hàn Thuyền có Phi Sa tập, gồm cả thơ Nôm lẫn Hán. Đây là tập thơ đầu tiên của Nước ta viết bằng Quốc âm. Có giả thuyết đáng tin cậy cho rằng ông là người khởi xướng việc vận dụng các thể thơ dân tộc kết hợp với Đường luật để tạo thành thể thơ mới của nước ta. Niêm luật của thể thơ này hoàn chỉnh dần và để ghi công đầu, tương truyền nguòi ta gọi đó là Hàn luật.
Tuy còn tồn nghi, cũng ghi lại đây bài Văn Tế Cá Sấu Nôm của Hàn Thuyên còn luu truyền đến ngày nay:
Tiến sỹ Nguyễn Thuyên người thôn Lai Hạ huyện Gia Lương (Lương Tài) tỉnh Bắc Ninh, năm 1282 đời vua Trần Nhân Tông đã làm bài văn tế cá sấu bằng chữ Nôm rồi ném xuống khúc sông Lô, tương truyền đã đuổi đuọc cá sấu đi. Tiếng tăm Nguyễn Thuyên càng thêm lùng lẫy. Vua thì cho việc này giống như việc của Hàn Dũ bên Tàu nên đã cho Nguyễn Thuyên đổi thành Hàn Thuyên.
Tác phẩm của Hàn Thuyền có Phi Sa tập, gồm cả thơ Nôm lẫn Hán. Đây là tập thơ đầu tiên của Nước ta viết bằng Quốc âm. Có giả thuyết đáng tin cậy cho rằng ông là người khởi xướng việc vận dụng các thể thơ dân tộc kết hợp với Đường luật để tạo thành thể thơ mới của nước ta. Niêm luật của thể thơ này hoàn chỉnh dần và để ghi công đầu, tương truyền nguòi ta gọi đó là Hàn luật.
Tuy còn tồn nghi, cũng ghi lại đây bài Văn Tế Cá Sấu Nôm của Hàn Thuyên còn luu truyền đến ngày nay:
VĂN TẾ CÁ SẤUNgạc ngư kia hơi! Mày có hay !Biển đông rộng rãi là nơi mầyPhú Lương đây thuộc về Thánh vựcLạc lối đâu mà lại đến đây ?Há chẳng nhớ rằng nước Việt xưaDân quen chài lưới chẳng tay vừaĐời Hùng vẽ mình vua từng dậyXuống nước giao long cũng phải chừaThánh thần nối dõi bản Triều nayDấy từ Hải ấp ngôi trời thayVõ công lừng lẫy bốn phương tĩnhBiển lặng sông trong mới có ràyHùm thiêng ra dấu dân cày cấyNhân vật đều yên đâu ở đấyTa vâng Đế mạng bảo cho mầyHãy về biển Đông mà vùng vẫy.
Đồng huyện cùng Hàn Thuyên, thời nhà Trần còn có nhà thơ Huyền Quang quê Kinh Bắc. Trong lịch sử văn học nước nhà có lẽ vụ án văn học “vụ án tình ái” đầu tiên dính vào Trạng nguyên tu sĩ do duyên thơ mang đến, đó là vụ án Huyền Quang – Điểm Bích. Số là, vào đời vua Trần Nhân Tông đạo Phật nước ta tiêu biểu là phái Trúc Lâm. Phái này có 3 vị tổ là Điều Ngự (Trần Nhân Tông), Pháp Loa (Đồng Kiên Cường) và Huyền Quang (Lý Đạo Tái).
Lý Đạo Tái (1254-1334) là nguòi làng Van Ty ( Gia Lương Bắc Ninh), năm 20 tuổi đỗ Trạng nguyên. Đuọc cử vào Viện Nội Hàn, tùng tiếp sú Tàu, thơ văn nổi tiếng. Không bao lâu từ chức đi tu, được Trần Nhân Tông rất quý mến, giao cho sư Pháp Loa giúp đỡ, đến năm 1330 sau khi Pháp Loa mất, được nổi tiếng làm vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm. Ông đã để lại khá nhiều thơ hay:
NHÀ TRONG NÚIGió thu ban tối thổi hiên tâyNhà núi đìu hiu tụa đám câyTấc dạ tu hành tù nhũng thủaDế kêu rầu rĩ hỏi ai đây?ĐI THUYỀNCưỡi thuyền lướt gió sóng mênh môngNon nước trời thu một sắc hồngTiếng sáo thuyền câu ngoài bến sậyTiếng rơi đáy nước móc đầy thuyền.
Tương truyền năm Huyền Quang 60 tuổi, một hôm nhà vua Trần Anh Tông bảo thị thần và tăng đạo rằng:
“Người ta sống ở trong trời đất, nung khí âm, ôm khí dương, ăn thích vị ngon, mặc thích màu đẹp, đều có tình dục như thế… Tại sao Huyền Quang, từ trước tới nay, chỉ sắc sắc không không như nước chẳng gợn sóng, như gương chẳng mờ bụi. Đó là ngăn hãm lòng dục hay là không có lòng dục vậy?”
Có một vị quan văn đứng bên tâu vua rằng:
“Vẽ hổ chỉ vẽ được da, khó vẽ được xương. Biết người thì biết mặt mà không biết được lòng. Xin hãy cứ thử xem thì sẽ biết là thế nào?”.
Nhà vua nhìn xem ai thì đó là học sĩ, lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Anh Tông cho là nói phải, bèn im ắng, không động then mây, không lộ góc cạnh… và một mẻ lưới được “giăng bẫy để bắt chim”, người đi thực thi Mỹ Nhân Kế là nàng Điểm Bích, một cung nhân có cái vẻ nõn nà của Phi Yến, có cái thói khoe tài của Điêu Thuyền.
Nhờ có “cuộc tình” huyền thoại Huyền Quang – Điểm Bích mà có bài thơ, đượcc nàng Điểm Bích “khai” với Vua Trần Anh Tông là của Huyền Quang ngâm lời “kệ”:
Vằng vặc trăng mai ánh nướcHiu hiu gió trúc khua sênhNgười hòa tươi tốt, cảnh hòa lạMâu Thích Ca nào thuở hữu tình
Nỗi “oan” của Huyền Quang thế nào đã đuọc ghi chép trong sách Tam Tổ thực lục, ở đây chỉ bàn về thơ Huyền Quang. Đây là bài : “giai nhân tức sự” rất nổi tiếng, được coi là bài thơ sớm nhất miêu tả đôi nét ngoại hình một người đẹp Việt nam, đó là bài thơ của Sư mà không có khẩu khí nhà chùa mà lại cũng rất Thiền. Với Huyền Quang, không có con người Thiền như lẽ sống, một sự tự hiện thực với tất cả say mê mà chỉ có con người Thiền như một sự băn khoăn tìm tòi, nhận thức để giải thoát bởi cái sầu nghìn thu của kiếp người. Thơ Huyền Quang thuộc loại thơ tình ý cao siêu, lời bay bướm phóng khoáng, phải chăng vì vậy mà bị “bẫy” và “vướng” vào “vụ án văn học” lấy thơ làm “chứng cứ” mà xét “tội” chăng?
Bài Thứ 5
Đến đời Lê, thơ của thi sỹ Kinh Bắc – Bắc Ninh đã mang nặng chất “học giả”. Những thi sỹ là Trạng nguyên, Tiến sỹ, Cử nhân, các vị quan lớn xuất hiện nhiều trên thi đàn. Trong Hội Tao Đàn của vua Lê Thánh tông với 28 vị (nhị thập bát tú) thì 2 trong 3 vị phó nguyên suý là người Kinh Bắc. Thơ cung đình, thù tạc kể cả Hán lẫn Nôm phát triển ở mức độ cao.
Vì đây là “Thi Thoại” (nhàn đàm bàn chuyện làm thơ của dân Kinh Bắc – Bắc Ninh , chỉ bàn trong lúc trà dư tửu hậu) chứ không phải “thi tuyển” (tuyển chọn thơ) nên những câu thơ, bài thơ “dẫn” ở đây chỉ là để “bàn” chuyện làm thơ mà thôi. Tuy vậy thời Lê là thời đỉnh cao của làng thơ Kinh Bắc, nên cũng xin sơ bộ thống kê một số thi tập như sau:
– Thái học sinh Vũ Mộng Nguyên (người Tiên Du) đỗ cùng Nguyễn Trãi, phò Lê Thái Tổ, làm đến Tế tửu, Quốc tử giám, đã để lại mấy chục bài thơ cách luật, phong cách trang trọng mực thước.
– Trần Khản (quê Từ Sơn) làm tới Chính sự viên tham nghị có tập thơ Phục Hiên, có bài thơ sau :
Công danh đạo đẳng mạc hồi đầuPhú quý phù vân để dụng cầuBất đố bất tham tuỳ vận ngộTứ hưu chi ngoại cánh hưu hưu
Tạm dịch:
Công danh chõ vỡ ngoảnh mặt điPhú quý phù vân chuốc làm gì !Tuỳ phận chẳng tham, không ghen tỵBiết thân tự chế… thiết chi chi(Lý Thanh dịch)
– Thái Thuận (tiến sỹ 1475) đã đạt tình thì kín mà ý thì sang:
BẾN HOÀNG GIANG TỨC CẢNHNhà cỏ tuôn làn khóiThuyền nán ghé mái bồngTrẻ con ba tốn tốpBắt cáy dọc bên sông
Thái Thuận còn có bài:
SÔNG MUỘN GIANGBãi phẳng triều lên ngậpNhà nông sớm vội cầyVắt trâu nghe mấy tiếngCò trắng giật mình bay
– Nguyễn Thiên Tích (Nội Duệ – Từ Sơn Bắc Ninh) đậu tiến sỹ năm 1431 đời vua Lê Thái Tổ, người cương trực, làm đến Binh Bộ Thượng thư, kiêm Tế tửu Quốc tử giám.
Ông có Tiên sơn tập 4 quyển. Thơ ông theo đúng âm luật Đường, bài thơ ông viết trong khi đi sứ bên Tàu, nhưng hồn thì ở quê:
Ông có Tiên sơn tập 4 quyển. Thơ ông theo đúng âm luật Đường, bài thơ ông viết trong khi đi sứ bên Tàu, nhưng hồn thì ở quê:
LÀM TRONG THUYỀNĐêm lặng trăng như vẽTrời rét tuyết thành hoThuyền côi nghìn dặm kháchChiêm bao: đang ở nhà .
– Tiến sỹ Đàm Văn Lễ 18 tuổi (sinh 1432) người làng Lãm Sơn (Quế Võ) làm quan tới Thượng Thư trải qua các đời vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Ông nổi tiếng trung trực, sau lại bị vua Uy Mục căm giận đầy vào Quảng Nam và bị giết chết ở Nghệ An.
Thơ thiên nhiên của ông lấy cảm xúc chân thành làm nền cho thi hứng:
Thơ thiên nhiên của ông lấy cảm xúc chân thành làm nền cho thi hứng:
ĐÊM BA MƯƠI TẾT, NGẪU CẢM NÊN THƠNăm mới hầu sang cũ chán rồiThói đời lật lọng, nghĩ thương ôi !Chuyện thường năm tháng còn yêu ghétPhụ bạc nhân tình chớ trách ai
– Tiến sỹ Nguyễn Xung Y (Nguyễn Nhân Phùng) người làng Kim Đôi (Quế Võ), thành viên của Tao đàn nhị thập bát tú do Lê Thánh Tông chủ xướng. Ông đã sáng tác “Tiêu Tương bát cảnh” bằng quốc ngữ đượm hồn thơ Việt:
MƯA ĐÊM TRÊN SÔNG TIÊU TƯƠNGNgàn Tương thuở rụng hạt mưaLã chã thâu đêm gió đưaRọt tiếng vàng, cao lại thấpRung cành ngọc, nhặt thì thưaĐành anh tai khách nằm chăng nhắpLai láng lòng thơ hứng có thừaSớm dậy xem rồng mọc chấu (sừng)Nghìn hàng đổng (nhiều) lạ hơn xưa.
– Hoàng Đức Lương, Tiến sĩ khoa Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 9 (1478) quê ở làng Cửu Cao (Văn Giang) sau tới ở thôn Ngọ Kiều (Gia Lâm) rất nổi tiếng với Bộ “Trích Diễm Thi tập” tuyển thơ từ thời Trần đến đầu đời Lê với 15 quyển. Những lời bàn luận về thơ của Hoàng Đức Lương đã góp phần qúy báu vào gia tài lý luận văn học cổ nước ta vốn không phong phú lắm. Ông viết “Cổ nhân đối với thơ, có người ví với chả cá, có người ví với gấm thêu. Chả cá là vị ngon nhất đời, gấm thêu là sắc đẹp nhất đời, ai biết ăn, biết ngắm đều biết qúy trọng, không coi thường bó phí….”.
Thơ Hoàng Đức Lương giản dị, kiệm lời, kiệm chữ nhưng lại mang nặng những suy tưởng, triết lý sâu xa về cuộc đời, về vũ trụ bao la, về cuộc hành trình bất tận của con người trên nẻo đường nhân gian mà không ai biết được đâu là điểm khởi đầu, đâu là chỗ cư trú cuối cùng của kiếp người?
ĐẠO THƯỢNGLộ viễn vô tận đầu,Cổ kim trường quí khứKim nhân vị khẳng hưu,Cổ nhân tại hà xứ?
Tạm dịch:
Đường xa dường bất tậnLữ khách mải trước sauNgười nay nào đã nghỉNgười xưa ở nơi đâu?(Trên Đường – Lý Thanh dịch)
THÔN CƯTàm ám tàng chính miên,Thiềm đê yến sơ nhũLực quyện hạ sừ quiTrú vĩnh cưu thanh ngũ (ngọ)
Tạm dịch:
Tằm đang cuộn ngủ trong dâu,Ém vừa sinh nở ló đầu dưới hiênBừa về vác mỏi vai êm,Nghe tu hú họi ngang thềm bóng trưa(Ở Làng – Lý Thanh dịch)
Với Hoàng Đức Lương: Văn chương lá có nhan sắc, chả thế mà thi tập của ông có chọn lựa (trích) ra từ những bài thơ diễm lệ của một thời.
Tiến sĩ Thân Nhân Trung (1418-1499) quê làng Nếnh (Việt Yên), là phó đô nguyên súy Hội Tao Đàn của vua Lê Thánh Tông. Thơ ông được vua khen là “thợ khéo tay vô địch” được ban một bộ áo long bào tuyệt đẹp “cánh cầu vô địch thủ, tài tác cổn long y” .
Tiến sĩ Thân Nhân Trung (1418-1499) quê làng Nếnh (Việt Yên), là phó đô nguyên súy Hội Tao Đàn của vua Lê Thánh Tông. Thơ ông được vua khen là “thợ khéo tay vô địch” được ban một bộ áo long bào tuyệt đẹp “cánh cầu vô địch thủ, tài tác cổn long y” .
VÂNG HỌA THƠ VUA: ĐẠO LÀM VUANghiền ngẫm uyên thâm kế thánh thầnRộng truyền pháp chế – phép trời banChăm dân – tam đại noi gương trịLuyện võ, bốn mùa mở cuộc sănChín khúc sửa – xây điều chính sựTám quyền cử – truất khéo công tâmNgôi hoàng sừng sững ngời muôn thuởThế nước thạch bàn vững ngàn năm.
Cùng thời có cặp vợ chồng tài sắc nữ sĩ Kim Hoa – Phù học sĩ, thơ rất trữ tình:
Ý XƯASen lá như dù biếcSen hoa tựa má đàoNhớ ai chưa gặp mặtThơ thẩn mãi bên ao(Hàn lâm học sĩ Phù Thúc Hoành)MÙA HẠGió cây lựu tơi bờiTrên đu tha thướt dáng người giai nhânOanh vàng ủ rũ thương xuânMột đôi tiếc cảnh tần ngần trên câyDừng kim rủ thấp đôi màyNương song hồn mộng xa bay cuối trờiCuốn rèm ai cứ gọi hoàiĐể hồn em chẳng được bay tới chàng(Ngô Chi Lan)
Bài Thứ 6.
Trên thi đàn Bắc Ninh vào đầu thế kỷ 18 xuất hiện hai ngọn núi cao sừng sững trên bầu trời thơ đất Việt, đó là Hồng Hà Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm (1705-1748), bà quê ở Giai Phạm huyện Văn Giang Kinh Bắc và Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), ông quê ở Làng Liễu Ngạn huyện Thuận Thành Kinh Bắc.
Từ kiệt tác của Đặng Trần Côn, Hồng Hà nữ sỹ đã dịch “Chinh phụ ngâm” vô cũng diễm lệ, chứa chan tình cảm, uyển chuyển và đầy nhạc điệu, chỉ cần đọc 2 trong số 408 câu cảu khúc ngâm đã nói lên nỗi lòng người chinh phụ:
Nỗi lòng biết ngỏ cùng aiThiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây.
Theo giai thoại một hôm Hồng Hà nữ sỹ gặp Nguyễn Công Hãng ở giữa đường, Nguyễn có yêu cầu bà làm 2 câu tả cảnh “độc hành ” (đi một mình ), bà liền ứng khẩu đọc luôn:
Đàm đạo cổ kim tâm phúc hữuTruy tuỳ tả hũu cổ quăng thần(Đàm đạo chuyện xưa nay thì có bạn gan ruột.Theo đuổi mình bên trái bên phải, có bày tôi chân tay).
Năm 1734 đời vua Lê Thuần Tông, vua Tàu có sai sứ sang tuyên phong, bà dùng văn chương mà áp đảo được đại diện “thiên triều”. Từ đấy bà lừng danh khắp cả nước (theo Lãng Nhân).
Đến “Cung Oán Ngâm Khúc”, Ôn Như Hầu đã đưa ngôn ngữ văn học thành thành văn lên đến đỉnh cao. Từ ngữ trong Cung oán ngâm khúc đã tinh xác, nhuần nhị và óng chuốt khác thường. Đây là áng văn chương bác học, sử dụng một thể thơ thuần tuý dân tộc Song Thất Lục Bát.
Nhạc điệu Cung Oán hết súc réo rắt bởi sự hoà thành của hai vần Trắc ở câu 7 (nghe gay gắt) và sự hoà hoãn của 2 câu 6-8 (nghe dịu êm hơn) dễ ngâm nga. Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều là một toà cung điện vàng son lộng lẫy được tạo bởi tay thợ trời tài danh xứ Kinh Bắc. Cũng chỉ cần lấy 2 câu mà tác giả đã vẽ lên sự kỳ vỹ bất tận của tạo hoá trước con người vĩ đại và đầy tính bi hài:
Đến “Cung Oán Ngâm Khúc”, Ôn Như Hầu đã đưa ngôn ngữ văn học thành thành văn lên đến đỉnh cao. Từ ngữ trong Cung oán ngâm khúc đã tinh xác, nhuần nhị và óng chuốt khác thường. Đây là áng văn chương bác học, sử dụng một thể thơ thuần tuý dân tộc Song Thất Lục Bát.
Nhạc điệu Cung Oán hết súc réo rắt bởi sự hoà thành của hai vần Trắc ở câu 7 (nghe gay gắt) và sự hoà hoãn của 2 câu 6-8 (nghe dịu êm hơn) dễ ngâm nga. Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều là một toà cung điện vàng son lộng lẫy được tạo bởi tay thợ trời tài danh xứ Kinh Bắc. Cũng chỉ cần lấy 2 câu mà tác giả đã vẽ lên sự kỳ vỹ bất tận của tạo hoá trước con người vĩ đại và đầy tính bi hài:
Lò cừ nung nấu sự đờiBức tranh vân cẩu vẽ người tang thương
Một vương tôn công tử, một vị hầu tước trẻ tuổi tài hoa văn võ kiêm toàn. Thiếu gì huỏng cao lương mỹ vị, ở bên ngoài đẹp quận chúa tiểu thư trong điện ngọc, nhà vàng mà lại thốt lên:
Thà rằng cục mịch nhà quêGiàu lòng nũng nịu nguyệt kia hoa này
Thì thật là thú vị, có một giá trị giáo dục sâu sắc với những kẻ giàu sang hãnh tiến bợm đời. Thơ của vị đại quý tộc Bắc Ninh này, đến như câu: “Gót danh lợi bùn pha sắc xám” thì cũng đượm chất thép của một lưỡi gươm triết lý quật vào mặt những ai háo danh cầu lợi để rồi :
Giấc Nam Kha khéo bất bìnhBừng con mắt dậy thấy mình tay không.
Thơ đến đây không còn là “viết cho mình” nữa mà là viết cho đời, cho dân tộc, gửi lại muôn đời mai sau cho con cháu. Lúc còn tóc để chỏm (chưa đi học) thi thoảng tôi (NK) lại thấy thầy tôi (lúc ấy mới ngoài 20 tuổi) ngâm nga câu:
Trải vách quế gió vàng hiu hắtMảnh vũ y lạnh ngắt như đồng
Tôi nghe thật lạ tai. Thầy tôi lại bảo đó là khúc “Tần cung oán” của cụ Ôn Như Nguyễn Gia Thiều. Mẹ tôi thì thích đọc Thuý Vân Thuý Kiều của Nguyễn Du. Càng lớn lên, tôi (NK) càng ngộ ra rằng: Thế mới biết văn chương trác tuyệt thì đến người dân bình thậm chí cả người không biết chữ cũng thuộc, giá trị truyền cảm to lớn của thơ là thế.
NGUYỄN KHÔI
Nguồn:
https://nghiencuulichsu.com/2013/04/11/bac-ninh-thi-thoai/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét