Ảnh tác gỉa Nguyễn Khôi
KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH NHÀ THƠ HOÀNG CẦM (22/2/1922-22/2/2022) – Nguyễn Khôi
“Bài trích đăng lại từ tập BẮC NINH THI THOẠI của Nguyễn Khôi (Đình Bảng)”
NHÀ THƠ HOÀNG CẦM
Thi sĩ sinh đêm 12 tháng giêng năm Nhâm Tuất (tháng 2 – 1922) đêm trước của hội Lim quan họ; mất lúc 9h sáng ngày mùng 6-5-2010 tại Hà Nội.
Tên khai sinh là Bùi Tằng Việt (Họ Bùi, ghép tên làng nơi sinh: Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Quên cha: thôn Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh(cụ thân sinh là đồ Nho có tham gia Đông du và Đông Kinh Nghĩa Thục). Mẹ là chị hai quan họ làng Bịu Xim, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
Hoàng Cầm nổi tiếng ngay từ năm 1942 với kịch thơ Kiều Loan; thời kháng chiến chống Pháp, nổi tiếng với bài thơ dài “Bên kia sông Đuống”(1948); và hình như câu thơ mở đầu thi phẩm tuyệt tác này (đầy chất quan họ và hồn quê Kinh Bắc) : “Em ơi buồn làm chi…”như một tuyên ngôn đời, tuyên ngôn thơ Hoàng Cầm, rất định mệnh, rất tiên chi của một đấng tài hoa xứ Kinh Bắc rất hiểu đời, vượt trên mọi cái trầm luân của đời thường, cứ “đường ta ta cứ đi”, đi dưới “mưa Thuận Thành”, đi tìm “lá diêu bông”… luôn đổi mới, cách tân thi pháp để có những vần thơ bất tử, đọc lên nghe xao xuyến lòng người như “váy Đình Bảng buông chùng cửa võng…” để “từ thuở ấy/em cầm chiếc lá/đi đầu non cuối bể/gió quê vi vút gọi… diêu bông hỡi… ới diêu bông!”
Thơ Hoàng Cầm là đặc sản văn minh tinh thần của quê hương Kinh Bắc – miền quê Quan họ. Xứ của một cộng đồng làng xã, rất Đại Việt, khá dân chủ, bình đẳng. Con người ở đây lấy tình làng nghĩa xóm làm trọng. Phép Vua thua lệ làng. Hội đồng kỳ lão có quyền cao hơn chức dịch. Ra đường phải cúi đầu chào các già làng, còn với chức dịch như Chánh Tổng, Lý Trưởng xưa thì tùy, không chào cũng không sao. Đi hát quan họ, vào đám hội thì mọi người đều bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo, chức vị, không dè bỉu “tiền án, tiền sự”… Tất cả chỉ là “liền anh, liền chị”, các quan viên họ cùng say đắm với “yêu nhau cởi áo cho nhau” và “bao giờ thấy lá diêu bông/để cho váy lụa buông
Thơ Hoàng Cầm cũng do xuất phát từ hồn quê là thế, với bút pháp độc đáo, một phong cách rất riêng không giống ai, ngôn ngữ tinh luyện siêu đẳng. Thường bất chấp văn phạm. Ông là người kế tục Thơ Mới và đi xa hơn về phía hiện đại – một lối thơ siêu thực hôm nay. Đó là tiếng nói đầy chiêm nghiệm và cũng tràn trề giải thoát. Thơ Hoàng Cầm, chất quan họ Bắc Ninh đạt tới độ Hàn Lâm. Từ thực tại đã thăng hoa tới miền hư viễn của tâm linh. Rất nhiều đam si, trầm ẩn nên không hiếm khoảnh khắc hồn thơ thi sỹ nhập vào vô thức. Như lời ca quan họ, thơ Hoàng Cầm là ngọn lửa sưởi ấm tình người, là tia nắng mới tỏa sáng nơi chân trời cũ, như ai đó dù đi đâu, đến đâu vẫn gửi hồn về Kinh Bắc thân thương. Thơ Hoàng Cầm đang đi từ chân trời xưa cũ đến chân trời nay tươi mới để ta thêm yêu những chân trời đang có người bay với những người bay đang tới một chân trời đổi mới đầy xán lạn, rất thơ.
Đình Bảng ngày mùng 1 Tết Ất Dậu (2006)
Hà Nội ngày 6-5-2010
Nguyễn Khôi
SƯƠNG CẦU LIMChấp chới lá chè nonCầu Lim, Nội DuệThe Hà Đông đón kiệuBỏ quê XimẾch Quế Dương xếp đùi tròn gõ trốngSáo sậu Phù Ninhrợp nắngVề Thăng LongĐá nghển trông congục đầu sườn núi DạmLụa vàng xé lộc rắc tro tiềnĐè ngang khói bếpBặt mùi khoai nướngĐầu rau nằm sấp toạc môiTrống Chờ thúc chín tiếngChuông Trõ nện ba hồiMõ Phù Lưu khua bến đò LoThầy Phẩm Huệ xênh xang năm sắc áoBiết lòng chim sáo riGái Cầu Lim, Nội Duệ đã điHoàng Cầm
Lời Bình Của Nguyễn Khôi:
Đọc thơ Hoàng Cầm có khác nào đọc Marcel Proust (văn hào Pháp 1871-1922) với “Đi tìm thời gian đã mất”… đó là kết tinh của cuộc sống nội tâm với những trăn trở về quá khứ. Tất cả thời gian đã mất trong khi quan sát dòng xoáy ngoài đời, nay thi sỹ đã tìm thấy lại, một hồi tưởng tha thiết biến kết quả quan sát thành chất liệu của thi phẩm. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hành trình thơ Hoàng Cầm.
Cũng như “lá diêu bông” đến “sương cầu Lim”, nhà thơ Kinh Bắc lấy những địa danh cụ thể để nói những cái không cụ thể (một thế giới riêng hư ảo, ẩn hiện giữa một không gian mênh mông của miền quê Quan họ), có khác nào một thoáng Đường thi miêu tả cái cao bằng cái rộng (dục cùng thiên lý mục-cánh thướng nhất tầng lâu). Bắt Hòn Đá và Ông Đầu Rau thành người, đó là cái “mã” chuyển hóa các giác quan, một nghệ thuật bậc thầy mà trong thơ Hoàng Cầm nào đâu có ít. Thơ Hoàng Cầm giàu âm điệu, như ông nói “nhạc là cái xe chở hồn của bài thơ”. Ở đây những câu thơ dìu dặt luyến láy là do sắp đặt, nhưng giai điệu bài thơ thì lại xuất thần vượt khỏi sự chủ ý của tác giả, như tự mình nó (văn bản thơ) dựng được cả một không gian tinh thần (không khí và văn hóa Quan họ), một vương quốc thơ của riêng Hoàng Cầm.
Về ngôn ngữ thơ: Hoàng Cầm rất tài tình trong việc sử dụng các động từ (như “đá nghển”…lụa vàng xé lộc…rồi nện, khua… thật kỳ diệu với thơ).
Cùng với Lá Diêu Bông, cây Tam Cúc thì Sương Cầu Lim là một trong những bài cao thủ, độc đáo nhất của Hoàng Cầm, một tìm tòi thành công trong thi pháp của nhà thơ hôm nay.
Viết tại quê xóm Đình, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Mồng 1 Tết Ất Dậu (2005)
Nguyễn Khôi
ĐÔI ĐIỀU VỀ VÁY ĐÌNH BẢNG & LÁ DIÊU BÔNG
Nguyễn Khôi tôi nhà ở Xóm Đình,làng Đình Bảng (tên Nôm là làng Báng - kẻ Báng),Từ Sơn , Bắc Ninh… nơi có ngôi Đình nổi tiếng Xứ Bắc:
Thứ nhất là đình Đông KhangThứ nhì đình Báng, vẻ vang đình Diềm.
Đình Bảng cùng với Chợ Giầu (Phù Lưu) là 2 làng Buôn bán lừng lẫy, ở Quê nhưng đã đô thị hóa. Người Đình Bảng sớm tiếp thu văn minh phương Tây: trai complê - Càvạt, nữ áo dài váy lụa; đặc biệt là đã cải tiến sáng tạo ra “nếp váy Đình Bảng” - đó là một kiểu váy đẹp của con gái Đình Bảng-Chợ Giầu thời trước năm 1945, thường mặc trong lúc giao tiếp hoặc đi hội. So với “váy nùm rơm” (Phúc Yên), hay “váy bó que” (Hà Nam) thì Váy Đình Bảng (lụa) cùng với áo dài tân thời đạt tiêu chí sang trọng hợp với các “bà chủ”, cô chủ” trong giao tiếp làm ăn trên thương trường, tiện cho sự đi lại lên tầu xuống xe… chính vì yêu cầu của cuộc sống mà chiếc váy Đình Bảng được cách tân hợp thời trang ra đời là thế.
Đó là loại váy lụa, váy lĩnh… màu đen, nhiều nếp gấp, buông chùng tới mắt cá chân,phía trước lượn hình lưỡi Chai (con trai,con hến). Cô Tuyết, cô Nhung, mợ Loan, mợ Thảo lúc bấy giờ đầu tóc vấn khăn nhung, ra khỏi nhà là có khăn vuông to bằng lụa Hà Đông hay khăn nhung khăn len (bông bát tơ - Pháp) tùy mùa bịt to hó, mỏ quạ che đầu. Yếm trúc bâu trắng che bầu ngực đầy sung mãn, áo phin hay cát bá trắng may bó sát eo lưng, cài khuy bấm, thắt lưng lụa màu hoa đào hay phấn hồng, áo dài khoác ngoài màu sắc tùy theo lứa tuổi. Bàn chân gót đỏ đi hài nhung hay dép Săngđan da; váy buông chùng chỉ vừa hở mũi hài. Đồ trang sức là đôi hoa tai mặt đá kim cương, kiềng Vàng, vòng tay đá cẩm thạch, nhẫn mặt ngọc. Đóng bộ đầy đủ xong, các chị, các mợ xuất hành:
Đó là loại váy lụa, váy lĩnh… màu đen, nhiều nếp gấp, buông chùng tới mắt cá chân,phía trước lượn hình lưỡi Chai (con trai,con hến). Cô Tuyết, cô Nhung, mợ Loan, mợ Thảo lúc bấy giờ đầu tóc vấn khăn nhung, ra khỏi nhà là có khăn vuông to bằng lụa Hà Đông hay khăn nhung khăn len (bông bát tơ - Pháp) tùy mùa bịt to hó, mỏ quạ che đầu. Yếm trúc bâu trắng che bầu ngực đầy sung mãn, áo phin hay cát bá trắng may bó sát eo lưng, cài khuy bấm, thắt lưng lụa màu hoa đào hay phấn hồng, áo dài khoác ngoài màu sắc tùy theo lứa tuổi. Bàn chân gót đỏ đi hài nhung hay dép Săngđan da; váy buông chùng chỉ vừa hở mũi hài. Đồ trang sức là đôi hoa tai mặt đá kim cương, kiềng Vàng, vòng tay đá cẩm thạch, nhẫn mặt ngọc. Đóng bộ đầy đủ xong, các chị, các mợ xuất hành:
Anh về vui với cày bừađể em tay nải gió đưa phương trời…
Đó là một Nàng Giáng Kiều thướt tha yểu điệu, thông minh xinh đẹp-cô gái Bắc Ninh sinh ra từ vùng quê Văn hiến giầu có, trình độ dân trí cao, đảm đang năng động (đã đi ra khỏi lũy tre xanh vào thành phố) tiếp cận thị trường nhanh, sớm trở thành các nhà triệu phú,tỉ phú lừng danh trên thương trường thời bấy giờ.
Thi sĩ Hoàng Cầm (quê làng tranh Đông Hồ) thuở niên thiếu từng sang chơi Hội Đình Bảng, và đã phải lòng “một chị” mặc váy Đình Bảng, để rồi theo gió quê vi vút gọi thơ thẩn đi tìm Lá Diêu Bông…Nguyễn Khôi tôi nhà ngay bên đình, đọc thơ của Bác HoàngCầm, hứng khởi đôi vần:
NGƯỜI ĐI TÌM LÁ DIÊU BÔNGNgười đi tìm Lá Diêu BôngMình về nhặt những Lá Hồng xếp chơiCòn duyên buôn Quế bán Hồihết duyên Lá Bưởi nhóm phơi ngoài đồngbao giờ thấy Lá Diêu Bôngđể cho váy lụa buông chùng…mà hayMình như một kẻ lạc loàiXóm Đình chả “dạm… dạm ngoài Kiến An.
Đình Bảng, rằm tháng ba
Theo nhà thơ Hoàng Hưng (VN Lagi & Talawas ngày 19-09-2010) thì: Nhà thơ Hòang Cầm viết tập thơ “về Kinh Bắc” từ 1959 – 8 / 1982, chủ yếu lưu truyền bằng chép tay (ngoài luồng) – đây là một sự kiện “hậu Nhân văn – Giai Phẩm”, trong đó bộ 3 “cây-lá- quả” (cây tam cúc – lá Diêu bông – quả vườn ổi) là nổi bật nhất vì chúng được (giới Văn nghệ) xì xầm diễn giải như một lời oán trách của “Em” (văn nghệ sĩ) với “chị” … đại khái là “Em” yêu “chị” , nhưng “chị” đã lừa “Em” , cho “Em” ăn toàn “quả rụng”, rồi bỏ mặc “Em” bơ vơ để đi lấy chồng.
Theo Hoàng Cầm kể, thì 1974 Công An Hà Nội có kêu tác giả lên răn đe về việc lưu truyền những bài thơ “có nội dung xấu ấy” … Hoàng Cầm phải ngưng… hậu quả vụ án “về Kinh Bắc” là:
– Hoàng Cầm bị đi tù 16 tháng
– Hoàng Hưng vì xin được, có trong tay mấy bài thơ trên nên bị đi tù 39 tháng
– Nam Dao (Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng) – Việt kiều yêu nướcCanada bị “cấm cửa” không được về Việt Nam trong 20 năm.
Sau” Đổi mới” (1986) mãi tới 1994 “Về Kinh Bắc” mới được NXB VH in bằng loại giấy xấu.
BÌNH:
LÁ DIÊU BÔNGVáy Đình Bảng buông chùng cửa võngChị thơ thẩn đi tìmĐồng chiềucuống rạChị bảoĐứa nào tìm được Lá Diêu BôngTừ nay ta gọi là chồngHai ngày Em tìm thấy láChị chau màyđâu phải Lá Diêu BôngMùa đông sau Em tìm thấy láChị lắc đầutrông nắng vãn bên sôngNgày cưới ChịEm tim thấy láChị cười xe chỉ ấm trôn kimChị ba conEm tìm thấy láXòe tay phủ mặt Chi không nhìnTừ thuở ấyEm cầm chiếc láĐi đầu non cuối bểGió quê vi vút gọiDiêu Bông hời…… Ới Diêu Bông… !
BÌNH:
Bài này có 2 cách hiểu:
1) Theo kiểu ngây thơ, coi đây là một bài thơ tình thứ thiệt, là một khúc hồi tưởng (viết trong một cơn mơ “vô thức” mà “Thần Linh đọc Diêu Bông”, tôi chép Diêu Bông, thế thôi.)
Đó là mối tình đơn phương của cậu bé 12 tuổi (HC) với Chị Vinh (20 tuổi) ở ga Việt Yên, Bắc Giang thời trước 1945 … một thứ tinh yêu đơn phương của một chú bé ngây thơ huyễn tưởng với một bà Chị “sành sỏi” tung ra cái Lá Diêu Bông (ảo huyền) “dứ” trêu chú bé ngây ngốc?
Bài thơ mở đầu bằng “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng” là Thi Sỹ đã lấy cái địa danh (quê Vua Lý) với cái Váy lưới Chai của gái Đình Bảng nổi tiếng thời bấy giờ để tạo sức hút (gây ấn tượng)… tiếp theo là Tác giả tung ra cái Lá Diêu Bông (lá Trời) , huyền ảo, sắc sắc không không như một phép thần thông của “Chị” bủa vây giăng lưới “bẫy” Chú “Em” ngây thơ chạy theo mối tình hư ảo vô vọng…
Thủ pháp “Váy Đình Bảng/Lá Diêu Bông” quả thực là LINH NGHIỆM đã mê hoặc bao lớp độc giả say thơ Hoàng Cầm… Để rồi có Nhạc sỹ phổ thơ Lá Diêu Bông, Cô Nàng Sài Gòn mở “Quán Diêu Bông” như một tình thơ đẹp thu hút rung động bao con tim, trí tưởng tượng của một thời “gió quê vi vút gọi …”
2) Hiểu theo cách: Thơ “ẩn dụ”, cái thâm nho của Thi sỹ (con nhà chữ nghĩa người làng Hồ – xứ Kinh Bắc) mượn truyện tình (bịa) để nói truyên Đời của một thời sau vụ NV-GP… Để ai đó tự suy diễn mà chia sẻ nỗi đau với tác giả.
VỀ NGHỆ THUẬT bài thơ: Đây là nghệ thuật bậc thầy. Thi Sỹ Hoàng Cầm tạo ra hình tượng thơ “Lá Diêu Bông” huyền ảo gây mê hoặc lòng người: – yêu (tình) thì rất tình mà đau (hờn đời) thì thấm tới cõi Thần Linh ma quái… Phải có một hồn thơ siêu viêt, một bút pháp kỳ tài (như viết trong mơ), nỗi đau tình, đau đời, ẩn hiện trong nhau, chữ ít ý nhiều – kể cả đầy ẩn ý … Về ngôn từ: Thi Sĩ dùng cách nói của người Kinh Bắc rất Quan họ như: Trông nắng vãn bên sông (lưu ý tử VÃN), xe chỉ ấm trôn kim, xòe tay phủ mặt… rất dân gian mà cũng rất Hàn lâm; Tất cả ý tứ chữ nghĩa quyện vào nhau để Lá Diêu Bông còn mãi với Đời .
Tóm lại: Bài thơ Lá Diêu Bông nằm trong tập thơ liên hoàn Về Kinh Bắc là “một lâu đài tráng lệ với không gian văn hóa cổ kính hòa trộn với tâm linh hiện đại , những ẩn ức về thân phận con người cùng khát vọng sống của nó” – qua phía âm bản của thơ ta thấy được tiếng kêu bi thương thầm thĩ của người nghệ sỹ tài hoa đầy tính nhân văn, sự ám ảnh về thân phận con người nghệ sỹ trí thức, nỗi thất vọng to lớn giữa lý hưởng và hiện thực cuộc sống của một thế hệ văn nghệ sỹ. Theo thiển ý của NK thì có lẽ sau Tây Tiến (Quang Dũng) thì Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm là một trong những đỉnh cao trên thi đàn Việt Nam hiện đại. Sáng tác Lá Diêu Bông là Hoàng Cầm muốn gửi một thông điệp đến bạn đọc để giãi bày cái đau tình, đau đời mà Thi Sỹ ẩn nhẫn câm nín bao ngày không nói ra được.
“Lá Diêu Bông” là một bài thơ “thần khẩu hại xác phàm” thời nay, nó rất định mệnh – rất ĐỘC – ai nặng tình vướng phải nó (ở một thời chưa Đổi mới mở cửa) thì đều chuốc lấy TAI HỌA!
Này đã qua 50 năm , mấy nhân vật chính đã đi vào thiên cổ… thế mà nghe lại chuyện cũ (đọc) vẫn thấy sởn tóc gáy:
Thủ pháp “Váy Đình Bảng/Lá Diêu Bông” quả thực là LINH NGHIỆM đã mê hoặc bao lớp độc giả say thơ Hoàng Cầm… Để rồi có Nhạc sỹ phổ thơ Lá Diêu Bông, Cô Nàng Sài Gòn mở “Quán Diêu Bông” như một tình thơ đẹp thu hút rung động bao con tim, trí tưởng tượng của một thời “gió quê vi vút gọi …”
2) Hiểu theo cách: Thơ “ẩn dụ”, cái thâm nho của Thi sỹ (con nhà chữ nghĩa người làng Hồ – xứ Kinh Bắc) mượn truyện tình (bịa) để nói truyên Đời của một thời sau vụ NV-GP… Để ai đó tự suy diễn mà chia sẻ nỗi đau với tác giả.
VỀ NGHỆ THUẬT bài thơ: Đây là nghệ thuật bậc thầy. Thi Sỹ Hoàng Cầm tạo ra hình tượng thơ “Lá Diêu Bông” huyền ảo gây mê hoặc lòng người: – yêu (tình) thì rất tình mà đau (hờn đời) thì thấm tới cõi Thần Linh ma quái… Phải có một hồn thơ siêu viêt, một bút pháp kỳ tài (như viết trong mơ), nỗi đau tình, đau đời, ẩn hiện trong nhau, chữ ít ý nhiều – kể cả đầy ẩn ý … Về ngôn từ: Thi Sĩ dùng cách nói của người Kinh Bắc rất Quan họ như: Trông nắng vãn bên sông (lưu ý tử VÃN), xe chỉ ấm trôn kim, xòe tay phủ mặt… rất dân gian mà cũng rất Hàn lâm; Tất cả ý tứ chữ nghĩa quyện vào nhau để Lá Diêu Bông còn mãi với Đời .
Tóm lại: Bài thơ Lá Diêu Bông nằm trong tập thơ liên hoàn Về Kinh Bắc là “một lâu đài tráng lệ với không gian văn hóa cổ kính hòa trộn với tâm linh hiện đại , những ẩn ức về thân phận con người cùng khát vọng sống của nó” – qua phía âm bản của thơ ta thấy được tiếng kêu bi thương thầm thĩ của người nghệ sỹ tài hoa đầy tính nhân văn, sự ám ảnh về thân phận con người nghệ sỹ trí thức, nỗi thất vọng to lớn giữa lý hưởng và hiện thực cuộc sống của một thế hệ văn nghệ sỹ. Theo thiển ý của NK thì có lẽ sau Tây Tiến (Quang Dũng) thì Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm là một trong những đỉnh cao trên thi đàn Việt Nam hiện đại. Sáng tác Lá Diêu Bông là Hoàng Cầm muốn gửi một thông điệp đến bạn đọc để giãi bày cái đau tình, đau đời mà Thi Sỹ ẩn nhẫn câm nín bao ngày không nói ra được.
“Lá Diêu Bông” là một bài thơ “thần khẩu hại xác phàm” thời nay, nó rất định mệnh – rất ĐỘC – ai nặng tình vướng phải nó (ở một thời chưa Đổi mới mở cửa) thì đều chuốc lấy TAI HỌA!
Này đã qua 50 năm , mấy nhân vật chính đã đi vào thiên cổ… thế mà nghe lại chuyện cũ (đọc) vẫn thấy sởn tóc gáy:
Diêu Bông hời …Ới Diêu Bông …
Góc Thành Nam Hà Nội, 20-09-2010
NGUYỄN KHÔI– cẩn bút
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét