CHO ĐẾN BAO GIỜ
Hơn mười năm cũ men không nhấp.Bổng chốc hóa thành một gã sayQuờ quạng trong đêm tìm rượu đắngUống cho trời đất lở đêm nầyNghiêng ngã trong ta thành quách cũXô bồ trong đó bóng ma bayĐầu lâu, xương máu, và em nữaĐến bắt hồn ta để đọa đàyEm biến ta thành một gã điênLang thang đường phố lúc chiều lênĐi trong sương khói mờ nhân ảnh’Gom hết trần gian những muộn phiềnTa mang lên đỉnh trời đau khổXóa hết ngàn sao dựng bóng đêmRồi thét gào lên trong nỗi nhớTrời hỡi, bao giờ ta có em?SONG HOÀI NGUYÊNNhóm thơ 20 * Gò Công...
Tình cờ đọc được bài thơ " cho đến bao giờ" của Song Hoài Nguyên, chợt nhớ đến người bạn thơ thuở 15, 16. Nhớ đến "Nhóm thơ 20 Gò Công" một thi văn đoàn của một thời vang bóng Miền Nam thế kỷ trước. Còn nhớ khoảng thời gian 1963, 1964 mà ông bạn thơ Song Hoài Nguyên là người trong bộ ba sáng lập cùng Đan Dạ Uyên, Nhạn Luân. Thật , "tam nhơn đồng hành, tắc hữu ngã sư", hai ông bạn đã mất trong chiến tranh. Giờ chỉ còn Song Hoài Nguyên, đủ thấy anh làm thơ rất lâu năm và gắn chặt đời mình vào nghiệp khổ nhọc nầy.Một người thơ không chọn tiếng tăm, một nhà thơ âm thầm, nói như có nhà thơ ở Tiền Giang nói với các thi hữu Gò Công: " Song Hoài Nguyên, một nhân tài trong lá ủ, tiếc quá! ". Song Hoài Nguyên là vậy. Thơ anh rất nhiều, nhưng không in, không bán, chỉ tự đóng tập tặng bạn bè. Trong số đó có tập " những tình thơ ngậm ngùi hơn 100 bài. Người viết bài nầy cũng đã từng kết giao thân thiết với anh thời đó. Rồi thời gian lên đại học, rồi chia xa lúc nào không rõ. Nghe nói anh vào nghiệp lính. Để rồi hòa bình lập lại, anh long đong trong cuộc mưu sinh nhưng chẳng rời bỏ nghiệp thơ." Cho đến bao giờ" có lẽ mới sáng tác gần đây, không biết bài thơ viết cho người vợ yêu thương nhất mới qua đời hay vì một lý do nào khác?! Nhưng anh là một người tỉnh táo, rất chuẩn mực. Đã hơn mười năm không nhấp rượu, bổng chốc hóa thành một gả say mà trong đêm đau đớn, quặn thắt lòng đó, người thơ đã phải quờ quạng trong đêm tìm rượu đắng, muốn " dụng tửu phá thành sầu" , say lúy túy, say đến không đến không biết thế gian, không còn thiên hạ nữa. Có phải vậy không nhà thơ?! Tuy nhiên, trong cơn say rượu, điên tình tác giả vẫn còn nhận ra những hình ảnh khủng khiếp " nghiêng ngã trong ta thành quách cũ, xô bồ trong đó bóng ma bay". Những đau thương, những chết chóc ngập hồn thi sĩ. Và người ta cũng thảng thốt, giật mình trong cảnh " đầu lâu, xương máu...và em nữa". Chính em là người trong cuộc " đến bắt hồn ta để đọa đày". Nàng đã biến ông thành một gả điên, lang thang, thất thểu trên đường phố. Nhưng ta vẫn thấy nhà thơ chẳng u mê, vẫn tỉnh táo. Ông gom cả muộn phiền thế nhân, gánh đau khổ cuộc đời, mang lên đĩnh trời đau khổ. Thế gian cũng có trời đau khổ ư? Rồi ông xóa hết ngàn sao, dựng lên một bóng đêm. Bóng đêm của thi sĩ. Ông gào thét trong đó, câu gào thét xé lòng " Trời hởi, bao giờ ta có em?!" Hỏi thế thôi trong cơn khủng hoãng khi lương tâm đã tự biết rồi.Thương quá! Hơn nữa đời người, giờ phải sống cô đơn...Bài thơ là nỗi đau tận cùng, nỗi buồn xé tim người đọc của bạn ta.TRẦN NGỌC HƯỞNGHội viên Hội Nhà Văn Việt Nam( Nguyên Giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Long An)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét