GỌI ĐẤNG TỐI CAO TOÀN NĂNG CỦA HỒI GIÁO LÀ “THÁNH ALLAH” CÓ SAI KHÔNG? – La Thụy
Nhiều người cho rằng gọi “Thánh Allah” là sai. Bởi vì Allah là Thượng đế và là Đấng tối cao dĩ nhiên phải cao hơn Thánh. Tiêu biểu cho ý kiến này là học giả An Chi.
Trích từ bài viết của An Chi:
“Allah không phải là thánh. Thế nhưng có rất nhiều người, kể cả các ‘nhà chuyên môn’, cứ gọi Ngài là thánh, ví dụ như: Người phụ nữ hét lên ‘Allahu akbar’ (Thánh Allah vĩ đại) khi tấn công hai người trong siêu thị bằng dao; Tin tức, hình ảnh, video clip mới nhất về Thánh Allah vĩ đại…
Chúng tôi từng thấy trên Facebook một nữ giảng viên đại học cũng gọi Allah là thánh!
Không, Allah không phải là thánh. Ngài là Thượng đế, là Đấng Toàn Năng”
An Chi
https://thanhnien.vn/lat-leo-chu-nghia-can-dung-tu-cho-chinh-xac-post1461088.html
*
Chúng ta thử xem THÁNH trong các tôn giáo có vị trí như thế nào?
VỚI THIÊN CHÚA GIÁO:
Từ “THÁNH” thường được dùng cho Thiên Chúa, ví dụ như: thánh đường, thánh ca, thánh giá, thánh lễ, thánh kinh, thánh hóa, dân thánh, chén thánh, khăn thánh, bàn thánh...
Các từ THÁNH THIÊNG, THÁNH LINH, CHÍ THÁNH chỉ dành cho Thiên Chúa.
Trong tiếng Anh GOD có nghĩa là Thiên Chúa, Thánh, Thần
God's book: Kinh thánh (sách Thiên Chúa)
Trong KINH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA có câu:
“Lạy Đấng Chí Thánh là Thiên Chúa Toàn Năng Hằng Hữu, xin thương xót chúng con và toàn thế giới...”
Người Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo gọi Chúa Trời, gọi Chúa Jesus là THÁNH.
TRÍCH:
Đấng Thánh: (Công 3:14; Thi-thiên 16:10)—Đấng Chist là THÁNH, cả trong thần tánh và trong bản tính con người, là nền tảng của sự thánh khiết cho dân sự của Ngài. Qua sự chết của Ngài, chúng ta đã được nên thánh và được trong sạch trước mặt Chúa Trời.
https://www.gotquestions.org/Viet/Chua-Gie-xu-ten.html
Hoặc:
Thi thiên 22:3: “Còn Chúa là THÁNH, Ngài là Đấng ngự giữa sự ngợi khen của dân Ysơraên”
Thi thiên 99:3,5,9: “Nguyện chúng tôi ngợi khen danh rất lớn, đáng sợ của Chúa. Ngài là THÁNH. Hãy tôn cao Giêhôva Chúa Trời chúng tôi và thờ lạy trên núi thánh Ngài, và Giêhôva Chúa Trời chúng tôi là thánh”. Thiết tưởng không nên giải thích gì, để lời của Chúa nói thẳng với lòng của chúng ta.
Êsai 6:3: “Các Sêraphin cùng nhau kêu lên rằng: Thánh thay, Thánh thay, Thánh thay là Giêhôva vạn quân. Khắp đất đầy dẫysự vinh hiển Ngài”. Ba lần Thánh thay, Thánh thay, Thánh thay cho ba ngôi Chúa Trời hiệp nhất.
I Phierơ1:15-16: “Nhưng, như Đấng gọi anh em là Thánh, thì anh em cũng phải Thánh trong mọi cách ăn ở mình, bởi có chép rằng: Hãy nên Thánh, vì Ta là THÁNH”. Chúa Trời là Đấng Thánh đòi hỏi mỗi người chúng ta phải Thánh trong mọi cách ăn ở của mình.
Giôsuê 24:19; Êsai 5:16; 57:15; Giăng 17:11 nói Chúa Trời là Đấng Thánh. Riêng sách tiên tri Êsai có khoảng 30 lần chép “Chúa Trời là Đấng Thánh của Ysơraên”
https://vietchristian.com/bhkt/reader.asp?pid=,src=/ntcb/GiaoLyCanBan.txt,name=Bai,enc=2,nl=1,id=8,max=0
VỚI PHẬT GIÁO:
THÁNH có thể có sáu loại thần thông (lục thông) như thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông, thần cảnh thông, lậu tận thông. Phật Thích Ca là vị ĐẠI THÁNH có đủ mười danh hiệu: Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ – Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, PHẬT, THẾ TÔN.
Phật giáo chia quả thánh làm bốn cấp độ gọi là tứ thánh quả bao gồm sơ quả Tu-đà-hoàn, nhị quả Tư-đà-hàm, tam quả A-na-hàm, tứ quả A-la-hán. Trong đó A-la-hán là bậc thánh đã thoát khỏi sinh tử luân hồi, đạt cảnh giới niết bàn. Ba quả còn lại là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm và A-na-hàm tuy chưa hoàn toàn thoát ly khỏi sinh tử luân hồi nhưng cũng không thể bị đọa vào ba đường ác (tam ác đạo) là súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục.
Ý trên trích trong bài viết sau:
https://dothogiadinh.vn/phan-biet-than-tien-thanh.html?
VỚI NHO GIÁO:
Theo sách Trung dung thì “Thánh nhân là hiện thân của Thượng Đế”, người có những phẩm chất, đức tính cao quý của Thượng Đế. Cũng có câu rằng “Trời là ông Thánh không nói; Lời Ông Thánh là Lời Trời nói”. “Trời có nói gì đâu mà 4 mùa cứ tiếp nối, vạn vật cứ sinh hoá. Trời có nói gì đâu”.
Chương 31: Thánh Nhân là hiện thân của Thượng Đế
https://khoahoctamlinh.vn/trung-dung-tan-khao-chuong-26-thanh-nhan-phoi-thien-3216.html
VỚI HỒI GIÁO:
Kinh Qur'an trở thành Thánh Kinh (The Holy Book) hoặc sách Mặc Khải (Book of Revelation) của Hồi Giáo.
Thánh Kinh là từ ngữ để chỉ các văn bản thiêng liêng của nhiều niềm tin khác nhau, nhưng thường là từ các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Các văn bản này thường được viết trong giai đoạn hình thành của các niềm tin Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, những người lãnh đạo của các cộng đồng này tin đây là các sách được linh truyền từ Thiên Chúa để thể hiện lịch sử uy quyền của mối liên hệ giữa Thiên Chúa và dân của ngài.
Từ “Khải Huyền” (Revelation) do từ Hy-lạp “apokalupsis” (Apocalypse, tiếng Anh và Pháp), có nghĩa là “vén màn” cho thấy điều bí mật che khuất bên trong. Revelation còn được dịch là “Mặc khải” và Apocalypse còn được dịch là “Ngày Phán Xét Cuối Cùng”.
Kinh Qur'an là Thánh Kinh (The Holy Book) là sách được linh truyền từ Thiên Chúa để thể hiện lịch sử uy quyền của mối liên hệ giữa Thiên Chúa và dân của ngài
Về phương diện tâm linh, Kinh Qur'an là sự nối kết những dòng tư tưởng về một tôn giáo độc thần khởi đầu từ tổ phụ Abraham, qua Mai-sen (Moses) qua Jesus đến thiên sứ cuối cùng là Muhammad.
Trong 6219 câu của kinh Qur'an đã thể hiện nội dung của kinh Cựu Ước và Tân Ước.
Đạo Hồi là đạo Thiên Chúa thứ ba, xuất hiện sau đạo Do Thái và đạo Ki Tô nên đạo Hồi đã in đậm những dấu ấn đức tin của hai đạo Thiên Chúa trước đó
Người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo cũng được tín đồ Hồi giáo tương đối coi trọng và gọi là Giáo Dân Thánh Thư (People of The Book). Kinh Thánh Kitô giáo cũng là sách thiêng trong Hồi giáo, có điều người Hồi giáo coi nó không đầy đủ và hoàn thiện như Kinh Qur'an.
Từ 2000 năm trước Công Nguyên, những người Ả Rập đã biết đến Thiên Chúa của Abraham mà họ gọi là Allah. Điều đó có nghĩa là họ đã thờ Allah từ 27 thế kỷ trước khi có Muhammad và đạo Hồi. Qua nhiều thế kỷ tiếp xúc với văn hóa Do Thái, người Ả Rập đã rất quen thuộc với các nhân vật của kinh Thánh Cựu Ước. Từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, người Ả Rập tiếp xúc với những người Ki Tô Giáo thuộc đế quốc Byzantine rộng lớn và từ những nước lân bang như Syria, Ai Cập và Ethiopia... Mặc dù rất ít người Ả Rập lúc đó theo Ki Tô Giáo nhưng cũng không cảm thấy xa lạ với Jesus và Gioan Baotixita.
Đọc kinh Kinh Qur'an, chúng ta sẽ thấy những nhân vật quan trọng của hai đạo Do Thái và Ki Tô được Muhammad thường xuyên nhắc tới. Kinh Qur'an là một tổng hợp những kiến thức tôn giáo đã tiềm tàng sẵn trong đại khối các dân tộc Ả Rập. Sự tổng hợp đó được gọi là Islam, có nghĩa là sự tuân phục tuyệt đối vào Thiên Chúa. (Islam means the absolute submission to God). Người Trung Quốc phiên âm “Islam” thành “Hui” (Hồi) và gọi đạo này là "Hui-jao" tức Hồi Giáo. Kinh Qur'an trở thành Thánh Kinh (The Holy Book) hoặc sách Mặc Khải (Book of Revelation) của Hồi Giáo.
Những chương đầu tiên của Kinh Qur'an nói về Thiên Chúa Allah với những đặc tính siêu việt của Ngài.
Ngoài Thiên Chúa ra, Kinh Qur'an dạy phải tin có các thiên thần và ma quỉ (Satan), tin các sách Mặc Khải của đạo Do Thái và Ki Tô cùng các vị thiên sứ, tin có ngày tận thế và ngày phán xét cuối cùng, tin mọi kẻ chết đều được sống lại, tin có Thiên Đàng Hỏa Ngục, tin mọi việc do Thiên Chúa Allah tiền định nhưng mọi người có ý chí tự do.
Theo:
https://luatminhkhue.vn/kinh-coran-la-gi---tim-hieu-nhung-noi-dung-co-ban-cua-kinh-coran.aspx
Và:
https://sachhiem.net/index.php/index.php?content=showrecipe&id=266
*
Allah là danh từ tiêu chuẩn trong tiếng Ả Rập để chỉ định Thượng đế Đấng Toàn Năng. Tại châu Âu, châu Mỹ, Đông Á, Nam Á danh từ Allah được phần đông coi là dành riêng cho tín đồ Islam. Tuy nhiên, tại các xứ nói tiếng Ả Rập, Kitô hữu và Do Thái giáo cũng gọi Thiên Chúa là Allah. Danh từ Allah vốn đã có trong ngôn ngữ Ả Rập từ thời xa xưa, cả Do Thái giáo và Kitô giáo cũng đã được truyền vào bán đảo Ả Rập rất sớm. Cho nên, Kitô hữu người Ả Rập ngày nay không có danh từ nào khác để gọi Thiên Chúa, họ gọi chẳng hạn Chúa Cha là Allāh al-'Ab
Đại khái các ngôn ngữ đều gọi Allah theo lối phiên âm, hoặc dịch nghĩa. Các quyển Kinh Thánh tiếng Indonesia biên Thượng Đế hay Đấng Toàn Năng là Allah. Tín đồ Islam nói tiếng Trung Quốc cũng hay gọi Allah là Chân Chúa (真主) (Chúa thật).
Tại Việt Nam, một danh từ được người Chàm lslam ở Việt Nam dùng khá phổ biến trong cộng đồng tiếng Việt là Allah Đấng Toàn Năng, Đấng Tối cao, hay Đấng Độ Lượng vì lý do để thể hiện sự tôn trọng, do trong tiếng Việt, khi thể hiện sự tôn trọng thường gọi tên kèm các kính ngữ đứng trước Ngài. Tín đồ Chàm Islam nói tiếng Việt cũng hay thường gọi Allah là Thượng Đế khi giao tiếp với người của tôn giáo khác, hoặc đôi khi Thượng Đế Đấng Toàn Năng, Đấng Tối cao, hay Đấng Độ Lượng, trong các buổi hành lễ trong Samkhik (Nhà Nguyện) hay khi làm phép vào đạo Islam (Tamư bani Islam) cho một tín đồ mới.
Lời tuyên xưng đức tin (shahādah) mà một người được đưa vào cộng đồng Hồi giáo bao gồm sự khẳng định rằng không có thần thánh nào ngoài Allah và rằng Muhammad là sứ giả. Đối với những người Hồi giáo ngoan đạo, mọi hành động đều được mở đầu bằng một lời kêu gọi tên thần (basmalah). Công thức trong shāʾa Allāh, “nếu Allah muốn,” xuất hiện thường xuyên trong bài phát biểu hàng ngày. Công thức này là lời nhắc nhở về sự can thiệp của THẦN THÁNH luôn hiện hữu vào trật tự thế giới và hành động của con người. Người Hồi giáo tin rằng không có gì xảy ra và không có gì được thực hiện trừ khi đó là theo ý muốn hoặc lệnh truyền của Allah, mặc dù con người phải chịu trách nhiệm cá nhân về những lựa chọn đạo đức mà họ đưa ra vào bất kỳ thời điểm nào. Như được biểu thị bằng thuật ngữ Hồi giáo, thái độ cá nhân của một tín đồ Hồi giáo, do đó, là sự phục tùng có ý thức đối với Chúa. Sự phục tùng như vậy không phải là mù quáng và thụ động mà phải có mục đích và dựa trên sự hiểu biết về Đức Chúa Trời và các điều răn của Ngài qua những điều mặc khải của Ngài.
https://www.duhoctrungquoc.vn/wiki/vi/Allah
*
Trong cuốn sách thiêng liêng của người Hồi giáo Kinh Qur'an. Được biết Allah 99 tên. Nhưng con số này không nơi nào khẳng định. Bởi vì đó là Chúa, rằng Ngài có thể là một số vô hạn các tên. 99 tên của Allah trong tiếng Ả Rập viết bằng kinh Qur'an. Dưới đây sẽ được trình bày tên Ả Rập chữ Nga dịch.
99 tên Allah được mô tả trong kinh Qur'an của người Hồi giáo, nói chung để ca tụng Thiên Chúa là ĐẤNG CHÍ TÔN, ĐẤNG TOÀN NĂNG, ĐẤNG CHÍ THÁNH !
https://vi.delachieve.com/hoi-giao-99-ten-cua-allah-va-y-nghia-cua-chung/
*
Một số trang web dù biết rất rõ Allah là Thượng đế, là Đấng Toàn Năng, là Chúa Trời nhưng vẫn gọi là “Thánh Allah”:
Trong lịch sử, đạo Hồi ra đời vào thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập, do Thiên sứ Muhammad nhận mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael (Gabriel). Đạo Hồi chỉ tôn thờ Thánh Allah Đấng Tối cao. Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qur'an (còn viết là Koran) qua Thiên thần Jibrael.
https://www.facebook.com/111293721448513/posts/123450606899491/
Hay:
Cộng đồng người Chăm ở Nam Bộ nói chung, TP. Hồ Chí Minh nói riêng theo Hồi giáo hay còn gọi là đạo Islam. Hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng Chăm theo Hồi giáo (Chăm Islam) chính thống chỉ tôn thờ THÁNH Allah.
https://baodantoc.vn/tin-nguong-cua-nguoi-cham-hoi-giao-tai-tp-ho-chi-minh-1633238711787.htm
Và:
“Thánh Allah.” Bách khoa toàn thư Britannica. 2007. Encyclopædia Britannica
Trích:
Quan điểm của người Hồi giáo về thiên tính
Trong Hồi giáo, Thiên Chúa (tiếng Ả Rập: Tiếng Ả Rập dịch. Allāh là Thần, là người tuyệt đối, là người cai trị toàn năng và toàn năng của vũ trụ và là người tạo ra mọi thứ trong sự tồn tại.
Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, hay còn gọi là các tôn giáo Abraham (Abrahamic), là các tôn giáo độc thần (monotheistic) xuất phát từ Tây Á, tự coi là có sự tiếp nối từ các thực hành tôn giáo thờ Thiên Chúa của Abraham hoặc công nhận truyền thống tâm linh gắn với ông. Abraham được coi là một ngôn sứ, như được miêu tả trong Kinh Tanakh, Kinh Thánh và Kinh Qur'an.
Vào thế kỷ thứ 6, Hồi giáo đến từ các thành phố Mecca và Madinah xứ Ả Rập. Tuy nguyên thủy không phải là một nhánh ly khai từ Do Thái giáo hay Kitô giáo, Hồi giáo tự cho mình là sự tiếp nối và thay thế cho hai tôn giáo nói trên.
Người ta có thể tìm thấy trong Hồi giáo nhiều di sản từ Do Thái giáo và Kitô giáo như tín đồ Hồi giáo tin vào một dị bản của câu chuyện Sáng thế, họ cũng tin rằng người Ả Rập là dòng dõi của Abraham theo phổ hệ Ishmael, họ hoàn toàn không công nhận Kinh thánh Do Thái, vì họ cho rằng trong đó người ta đã xoá bỏ những phần đề cập đến sự xuất hiện của Muhamad. Dù vậy, họ vẫn tôn trọng bản kinh thánh này như là được soi dẫn bởi Thiên Chúa.
TÓM LẠI:
Tổng hợp những điều đã nêu ở phần trên và đọc những đoạn trích dẫn, chúng ta thấy:
Từ “THÁNH” thường được dùng cho Thiên Chúa, ví dụ như: thánh đường, thánh ca, thánh giá, thánh lễ, thánh kinh, thánh hóa, dân thánh, chén thánh, khăn thánh, bàn thánh...
Các từ THÁNH THIÊNG, THÁNH LINH, CHÍ THÁNH chỉ dành cho Thiên Chúa.
Trong Tiếng Anh GOD có nghĩa là Thiên Chúa, Thánh, Thần
God's book: Kinh thánh (sách Thiên Chúa)
CHÚA TRỜI được Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo gọi là THÁNH. Với danh xưng Giêhôva (Jehovah), Giavê (Yahweh) trong Kinh thánh Cựu Ước và danh xưng Allah trong kinh Qur'an để chỉ “Chúa Trời” hay “Thiên Chúa”. 99 tên Allah được mô tả trong kinh Qur'an của người Hồi giáo, nói chung để ca tụng, tuyên xưng Thiên Chúa là ĐẤNG CHÍ TÔN, ĐẤNG TOÀN NĂNG, ĐẤNG CHÍ THÁNH!
Thánh kinh Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo gọi Thiên Chúa là THÁNH như đã nêu ở phần trên. Trong 6219 câu của kinh Qur'an đã thể hiện nội dung của kinh Cựu Ước và Tân Ước. Vậy thì gọi Allah là THÁNH không sai.
Từ ngữ “Allahu akbar” (Thánh Allah vĩ đại), từ ngữ Thánh Allah được sử dụng khá phổ biến, khá lâu; cho đến nay chúng tôi chưa biết đến sự phản bác nào của các chức sắc Hồi giáo. Ở Việt Nam, chỉ có một số ít người cho rằng danh xưng “Thánh Allah” là sai, tiêu biểu như học giả An Chi như đã nêu ở trên.
Không những Allah là vị THÁNH cao cả, có thể nói theo cách khác Allah là một vị THẦN.
Hồi giáo là tôn giáo độc thần (monotheistic), Allah là vị THẦN tối cao, một vị THẦN Duy Nhất và Vĩnh Hằng, là Đấng Tạo Hóa đã tạo các tầng trời và Trái Đất. Allah là đấng chủ trì lẽ phải. Allah là đấng toàn tri, toàn năng, cũng là bậc đại nhân, đại từ. Ngoài Allah, không có thiên thần nào khác được thờ phượng, tuyên xưng và tuân phục. Lời tuyên xưng đức tin (shahādah) mà một người được đưa vào cộng đồng Hồi giáo bao gồm sự khẳng định rằng không có THẦN THÁNH nào ngoài Allah.
LA THUỴ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét