VÁY ĐÌNH BẢNG BUÔNG CHÙNG CỬA VÕNG - Tâm thức dân gian, tâm hồn quê hương
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võngChị thẩn thơ đi tìmĐồng chiềuCuống rạ
Chiếc “váy Đình Bảng” khắc một vệt buồn thương khắc khoải trong văn học Việt qua một câu chuyện thực thực hư hư. Liệu đó có phải là hình bóng giai nhân lay động một đời thơ Hoàng Cầm. Là người mà chàng trai mải mê đầu non cuối bể để tìm lá, hay tìm hình bóng mà duyên phận đã mãi lỡ làng.
Dầu là ai, là giai nhân trong cuộc đời ai, thì vì sao không định danh “nàng, người con gái, giai nhân, chị tôi,...” như những hình tượng kinh điển trong văn học, mà Hoàng Cầm lại gọi là “váy Đình Bảng”?
Xưa làng Đình Bảng nằm ở bên sông Tiêu Tương. Dân làng sống giữa một rừng cây rậm rạp, trong rừng có nhiều cây báng nên làng có tên nôm là Kẻ Báng, tên chữ tương ứng là Dịch Bảng. Tên Đình Bảng được sử sách chép vào năm 1362, đời vua Trần Dụ Tông.
Đình làng Đình Bảng sở hữu kiến trúc độc đáo, tính mỹ thuật cao. Đình có mái dài, cao, các đầu đao uốn cong vút, lợp ngói mũi hài dày bản, rộng khổ. Góc mái tức "tàu đao" làm cong uốn ngược. Trong các công trình kiến trúc gỗ cổ truyền tại Việt Nam, đình Bảng chính là công trình có các đầu đao vươn xa nhất.
Ngay khi bước qua hai cánh cửa bằng gỗ vào không gian phía trong du khách sẽ choáng ngợp bởi tấm che gian chính điện bằng gỗ có diện tích cực lớn được chạm trổ công phu, tỉ mỉ, rất cầu kỳ. Phải chăng đây chính là “cửa võng” trong “buông chùng cửa võng”. Hay là “cửa võng” của một không gian văn hóa trong tâm thức dân gian?
Từ đó, đình Bảng trứ danh thành một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Kinh Bắc:
Thứ nhất là đình Đông Khang,Thứ nhì đình Bảng, thứ ba đình Diềm.
Đất trời Kinh Bắc từ bao đời, dung dưỡng những tín ngưỡng và nét đẹp dân gian. Từ mái đình, từng nét chạm khắc. Chạm trổ vào linh hồn người dân bản xứ.
Phải chăng nét yểu điệu mà thanh tân của người con gái Kinh Bắc, khoác lên mình hồn cốt dân gian đã khiến Hoàng Cầm nhìn người ngỡ cảnh, nhìn cảnh nhớ người, thốt lên “váy Đình Bảng” với tất cả những mị hoặc của thần tích danh thắng nơi đây!
Trong Bên kia sông Đuống, nét đẹp đằm thắm hồn hậu nước non ấy, lại lần nữa quyến rũ con tim ta:
Phải chăng nét yểu điệu mà thanh tân của người con gái Kinh Bắc, khoác lên mình hồn cốt dân gian đã khiến Hoàng Cầm nhìn người ngỡ cảnh, nhìn cảnh nhớ người, thốt lên “váy Đình Bảng” với tất cả những mị hoặc của thần tích danh thắng nơi đây!
Trong Bên kia sông Đuống, nét đẹp đằm thắm hồn hậu nước non ấy, lại lần nữa quyến rũ con tim ta:
Em mặc yếm thắmEm thắt lụa hồngEm đi trẩy hội non sôngCười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.
Trong hơi thở tâm thức ấy, một tác giả hiện đại - Nguyễn Khôi cũng viết về tà váy thướt tha đặc trưng:
Trời Kinh Bắc tháng ba Hoa Gạo đỏTheo "liền em" đi trẩy hội Đền ĐôVáy Đình Bảng thướt tha đen rờ rỡGót chân son khấp khởi bước thẹn thò
Trong Hoàng Cầm hay rất nhiều người yêu xứ Kinh Bắc, tà váy, nhịp cầu, điệu hát và thuyền duyên là một vài trong rất nhiều tâm thức dân gian mà mỗi dịp hội hè, xứ Kinh Bắc lại khiến người say lòng mềm tâm, day dứt chẳng rời.
Thai nghén quê xưaVề kinh bắc lọt lòngQua tám nhịp tuần du dạ khúc.
Đất trời Kinh Bắc, quê hương Thuận Thành, không chỉ là cảnh vật:
Con đã về Kinh BắcNhững cỏ Bồng ThiVới dế đầu siNhững lá Diêu Bông
Mà còn là hội hè dung dị, thân thương. Cái hội không chỉ làm vui trên khuôn miệng cười mà còn ấm nóng trong dòng máu thôn làng.
Ai về bên kia sông ĐuốngCho ta gửi tấm the đenMấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yênNhững hội hè đình đámTrên núi Thiên ThaiTrong chùa Bút ThápGiữa huyện Lang TàiGửi về may áo cho aiChuông chùa văng vẳng nay người ở đâu?
Một chiếc váy Đình Bảng không chỉ của riêng em, không của riêng ta. Những hội hè miên man, không tại một thời khắc, mà tồn tại trong suốt chiều dài tâm thức dân gian. Một trời Kinh Bắc, mời gọi ta về, mời gọi lưu lại …
Ơi chiều Kinh BắcChuông chùa nhuộm son...
NGUYỄN KHÔI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét