CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2022

THI CA & THI NHÂN :QUANG TUYẾT. - CHU VƯƠNG MIỆN


  

Nhà thơ Quang Tuyết

QUANG TUYẾT - Thi Ca & Thi Nhân - M.Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện thực hiện


Quang Tuyết tên gọi đầy đủ là Đinh Thị Quang Tuyết. 

Tự gọi: Viên Sỏi Nhỏ.

Sinh năm 1954. Tâm hồn đủ ba tố chất: 

-  Bền bỉ, gan dạ của vùng cát trắng Quảng Bình: Quê Nội.

- Lảng mạn nhạy cảm xứ cố đô Sông Hương, Núi Ngự: Quê Ngoại.

- Quật cường, chung thuỷ của nắng gió Quảng Trị "Với sức nguời sỏi đá cũng thành cơm",  nơi sinh ra và lớn lên.

 

Là Cựu học sinh trường Trung Học Nguyễn Hoàng.

Rất Yêu thích văn thơ, âm nhạc. ngay từ nhỏ.Tiếc thay không có đủ tài năng để chắp cánh cho niềm yêu thích ấy, nhưng lại là phương pháp nhiệm mầu nhất, xoa dịu tâm hồn những lúc buồn khổ, mất mát.

 

Hiện sinh sống tại Sài Gòn, và là thành viên Ái Hữu Nguyễn Hoàng Sài Gòn.

 

*

 

Anh nhớ mãi ngày gặp em, cô gái Tày đẹp xinh, với sắc áo chàm đẹp xinh.

Mà giọng hát nghe sao thiết tha dịu êm, nghe sao ngọt ngào như nước suối.

Trong veo như nước suối giữa rừng sớm mai.

(Nhớ Về Pắc Bó, nhạc Phan Nhân)

 

 

Về đây khi gió mùa thơm ngát 

Ôi lũ chim giang hồ

(Đàn Chim Việt, nhạc Văn Cao)

 

Viết về người làm thơ đã khó và viết về người viết nhạc hoặc ca hát lại càng khó hơn. Thành ra, lâu nay nhiều năm tuy biết cô bạn đồng môn Quang Tuyết vừa hát vừa làm thơ, nhưng bây giờ mới cầm bút viết về người đồng môn đồng khoai này.

 

Năm 1954, CVM vừa 14 tuổi, theo gia đình vào Nam, trước ở Quảng Ngãi, sau ở Quảng Trị, lúc đó Quang Tuyêt mới chào đời, có nghĩa là CVM hơn Quang Tuyết khoảng 14 tuổi. Năm 1965 hoặc 66, Quang Tuyết mới vào Đệ Thất (lớp 6 bây giờ) mà năm 1960 CVM đã xa ngôi trường Nguyễn Hoàng vào Đà Nẵng. Tuy nói là huynh đệ đồng môn nhưng chúng tôi chưa bao giờ gặp nhau.  Toàn là “văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình”,  sách xưa nói “hồng nhan bạc triệu”, nguyên caí chuyện mần thơ, cụộc đời đã khổ lại đa mang thêm cái nghiệp cầm ca và nhan sắc nữa thì cầm chắc mọi sự gian nan trắc trở:

 

Gió bạt về đâu tiếng gọi người

Con đò bỏ bến bọt bèo trôi

Rong rêu từ thủa lênh đênh sóng

Trăng chạnh lòng người mây nước trôi

 

Em như khúc nhạc hương mùa cũ

Hoa quyện bên đời một dáng xưa 

 

Gió bạt về đâu tiếng gọi người

Con đò lỡ khách bỗng chơi vơi

Mòn mỏi thân gầy thu héo úa

Một mình tôi đợi cuộc tình tôi 

(Trích Âm Thừa)

 

Ngôi trường Trung Học (Đệ Nhất cấp và Đệ Nhị cấp) Nguyễn Hoàng là ngôi trường công lập duy nhất của tỉnh Quảng Trị, nhân tài hàng hàng lớp lớp ở đủ mọi nghành nghề, từ thầy đến thợ, từ lính tới quan đều có cả. Tuy nhiên, về diện Âm Nhạc và Ca Hát thì lại rất là thiếu vắng. Sau CVM chừng 4 năm thì có ca sĩ học trò Thu Vàng, em của cô Ngà danh thủ nữ bóng bàn ngang ngửa với bên nam là Nguyễn Văn Thiều vô địch Quảng Trị, từng được đấu giao hữu với quán quân Lê Văn Tiết và Mai Văn Hoà vô địch thế giới tại Pháp mãi cho tới năm 1972 mới có thêm ca sĩ Thu Vàng đến Nguyễn Hoàng học năm Đệ Nhị, vì ông già là đại uý thuyên chuyển từ Quảng Ngãi về làm trưởng ty Dân Vận Chiêu Hồi và Thu Vàng đi theo ông già. 

 

Những người thành danh dân Quảng Trị thì nhiều như Duy Khánh giải nhất đài Pháp Á 1953, sau 75 thì có thêm Vân Khánh và Như Quỳnh. Riêng ca sĩ Thu Vàng sở hữu một giọng ca truyền cảm trong trẻo cao vút. Những bản tình ca của Phạm Duy và Văn Cao là sở trường của Thu Vàng. Riêng tiếng hát của Quang Tuyết thì chưa bao giờ được nghe dù rằng Hội Ái Hữu Quảng Trị tại Sài Gòn mỗi năm đều có tổ chức đánh cờ tướng và thi ca hát, “kỳ thi nào Quang Tuyết cũng được chấm giải nhất”? 

 

Thương em phận bạc hồng nhan

Chưa vui hạnh phúc lệ trào đẫm mi

-

Vội vàng chi? vội sang sông 

buông xuôi số phận theo dòng đục trong

(Trích Lục Bát Thương Em)

 

Đọc những dòng thơ trên của Quang Tuyết, người viết liên tưởng tới thầy Huy Phương Lê Nghiêm Kính, giáo sư trường Nguyễn Hoàng:

 

Mùa này hoa cúc đua nhau nở

Thiên hạ xênh xang mặc áo hồng 

Một chuyến đò ngang là mấy bến?

Mà người ta vội vã qua sông 

(Trích Mùa Hoa Cúc)

-

 

Sau 1975, trang sách cũ đã lật qua, những nhân tuyển mới sau này của trường Nguyễn Hoàng và Quảng Trị cũng hàng hàng lớp lớp thay thế những người viết cũ đã già và đã qua đời.  Khởi đầu là Nguyễn Đức Tùng vừa biên khảo vừa làm thơ, rồi Nguyễn Đặng Mừng viết văn, Nguyễn Khắc Phước chủ biên blog vannghequangtri  và dịch truyện ngoại quốc, La Thuỵ (tức Đoàn Minh Phú) vừa biên khảo Hán văn, vừa làm thơ và ngâm thơ, vừa chủ biên blog Bâng khuâng, kế đó là nhóm thi văn đàn Sông Quê gồm có Phan Thạch Nhân làm thơ, Nguyễn Thị Vĩnh Phước và Nguyễn Thị Liên Hưng đều viết văn, Đinh Trọng Phúc (bút hiệu là Đinh Hoa Lư) dịch truyện ngụ ngôn của Aesop, thêm Quang Tuyết vừa hát vừa làm thơ.

 

Đúng là nhân tài Châu Ô Cận Lục xứ địa linh nhân kiệt, cũng may là trận chiến 1972 làm dân Quảng Trị chết gần ½, nếu không thì nhân tài dồi dào, nhiều biết mấy? 

*

Có khi nào anh ngắm bóng chiều phai

lòng chợt nhớ bài thơ xưa tình cũ

nhớ hương lúa ngát thơm đời lãng tử 

xoả tóc mềm ai thổn thức cùng trăng

(Trích Bâng Khuâng)

 

Đọc một số bài thơ của nhà thơ Quang Tuyết trên vài blog văn học nơi quê nhà và quê người, chúng tôi có nhận xét giản đơn là thơ  tuy làm theo thể loại thơ Đầu Điển và Cổ Điển nhưng đã cố gắng làm mới lại ngôn từ, vượt quá xa thơ thời Tiền Chiến , tuy chưa đạt tới mức thơ Tự Do, thơ Hậu Hiện Đại và Tân Hình Thức, nhưng cách dùng chữ khá cách tân và mềm mại uyển chuyển không cũ rích quá mà cũng không mới mẻ choáng váng quá?

 

Trước khi dừng bước giang hồ, xin có lời khen ngợi cô bạn đồng môn đồng khoai ngừơi xứ “Châu Ô Cận Lục” vừa có nhan sắc, làm Thơ và Hát khá hay.

 

CHU VƯƠNG MIỆN

 

**THƠ QUANG TUYẾT

 

TẠ TỪ

 

Anh đi... lên đỉnh trời chiều Nhặt... Con nắng muộn Bên lều tranh xưa Em về... Đan những giọt mưa Mơ duyên tình thắm Đong đưa võng buồn Trăng gầy Không tỏ ngõ thuôn Để bơ vơ lối Để vương tơ sầu Gặp nhau lau trắng dãi dầu Tưởng là... Bến đỗ Ngỡ Cầu nối duyên Ừ thôi lạc tiếng chim uyên Một lần Buông hết Khúc nguyền Anh đi. 

 

NHỚ EM

 

Cánh hoa rụng đã tròn trăng 

Trời đêm chấp chới buồn chăng hỡi lòng

Nghe chừng ngọn gió đông phong

Mang hương da diết khơi dòng lệ tuôn

Nhớ em...

 


VÔ ĐỀ

 

Tay cầm một cánh hoa phai

Thương về cố quận nhớ ai vô thường

Chú tâm khấn nguyện đoạn trường

Đèn khai tâm ngộ sáng đường em qua

Dù tàn cũng một kiếp hoa

Hương đời vương vấn nhòa theo bóng chiều.

 

LỤC BÁT THƯƠNG EM Thương em phận bạc hồng nhan Chưa vui hạnh phúc lệ tràn đẫm mi Tuổi mơ vừa thắm xuân thì Xum xoe áo mới vu quy pháo hồng Vội vàng chi? Vội sang sông Buông xuôi số phận theo dòng đục trong Áo nhàu hương phấn gió đông Trách gì nhau hỡi mà phong kín đời Thương em Chỉ biết - thương vời Có - không em nhỉ? bến đời neo duyên Sắt se câu lý chim quyên Để thương để nhớ lời nguyền mai sau Để rồi con sáo ngoài rào Sang sông lạc lối phương nào tìm nhau Thương em từng sợi tóc sâu Nửa màu sương tuyết nửa nâu tuổi buồn Ru tình nghĩa - Nợ tròn vuông Dù là cánh mõng bên đường tương giao Gió mưa không úa màu đào Thương em - Tình muộn Ra sao cũng đành... BÂNG KHUÂNG THÁNG 5 Có khi nào anh chợt nhớ đến em? Nắng sớm bên hiên Mưa chiều giăng ngõ? Em im lặng giấu tình trong hơi thở Và môi cười ray rứt dấu hồn đau Có lúc nào mưa ướt trái tim anh? Thấm ngõ xưa từng mòn dấu chân mềm Hương tóc rối lạ bước về trìu mến Có bồi hồi trông đợi Ánh trăng lên? Có khi nào anh ngắm bóng chiều phai Lòng chợt nhớ bài thơ xưa tình cũ Nhớ hương lúa ngát thơm đời lãng tử Xõa tóc mềm ai thổn thức cùng trăng Có lúc nào Anh hỡi lúc nào đây Ngày chưa qua - đêm đã về tỉnh lặng Đừng nhớ nhau Để lòng không lên tiếng Tháng ngày trôi như gió nhẹ nhàng bay Ôi nỗi nhớ Có bao giờ khép lại Nên hằng đêm em thầm hỏi Có khi nào? (Mưa chiều tháng 5) HOA THUỶ TINH Có phải em là đóa Thuỷ Tinh? Gió mưa vẫn sáng thật lung linh Trong veo từng cánh đời phong nhuỵ Để khách đường xa phải luỵ tình Đẹp quá môi cười xinh rất xinh Xao lòng tôi đấy hỡi cô mình Chiều nay có kẻ dùng dằng bước Ơ hay! Chẳng lẽ đã si tình? Có phải em là một giấc mơ Thức giấc lòng sao cứ thẩn thờ Tóc huyền vây kín đời phiêu bạt Chắc tại ông trời thả sợi tơ Ta vướng vào chân - níu bước rồi Vì em này đoá Thuỷ Tinh ơi Bởi bao cay đắng không nghiêng ngả Phô tặng trần gian lắm nụ cười Ừ! Đó là đời tặng riêng em Khuyết - tròn - mặn - ngọt chỉ tô thêm Sắc màu nhạt đậm - đường muôn lối Chẳng khiến lòng em phải lụy phiền Em vẫn là hoa toã sắc hương Là duyên con gái để người thương Chẳng mơ màng chuyện trăm năm nữa Ai biết vì sao? Lẽ vô thường MỘT MÙA DÂ U Ôi! Mùa Dâu lại về. Mùa Dâu Da Người ta chở tuổi thơ tôi đi qua Theo từng con đường lạ Vòng xe quay tròn hối hả Mang cả hồn xưa theo những trái dâu vàng Bóng mẩy mịn màng Chua ngọt hoà tan Như mối tình xưa của thời chưa biết nhớ Dưới gốc Dâu Da Bỗng nghe hồn mở ngõ Hái chùm dâu xinh bỏ vào ngăn vở chia đôi Tay chạm tay rồi Cho má đỏ cong môi Mắt nguýt chua ngoa, ửng màu mắc cỡ Anh xuýt xoa Ừ! Anh đã lỡ Đền cho em Nguyên một gốc dâu da Nay Mùa Dâu lại về Tình đã rất xa Hai đứa chia tay khi quê vào chinh chiến Cũng mùa dâu Chuyến tàu đêm đưa tiễn Sân ga lặng buồn Anh bỗng hoá xa xôi Chỉ một lần thôi Nếm vội đôi môi Chỉ một lần - chua ngọt vị dâu tươi Mà đau thắt mỗi mùa dâu đến... Bởi chuyến tàu duyên không đưa người về bến Mặn đắng nụ hôn đầu - thao thiết một mùa dâu. (2016) QUANG TUYẾT


Không có nhận xét nào: