Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông… Mùa Đông là mùa cuối cùng trong bốn mùa.
Nhạc viết về mùa Đông ít hơn nhạc Xuân, Hạ, Thu. Và trong số những nhạc sĩ miền Nam không phải nhạc sĩ nào cũng viết được nhạc mùa Đông.
Trong trí nhớ nhỏ nhoi của tôi, tôi chỉ nhớ:
-Mùa đông binh sĩ (MĐBS-Phan Huỳnh Điểu)
-Đêm đông (ĐĐ-Nguyễn Văn Thương)
-Chiều đông (CĐ-Phạm Duy-Cung Trầm Tưởng)
-Sầu đông (SĐ-Khánh Băng)
-Ngụ ngôn mùa đông (NNM Đ-Trịnh Công Sơn)
-Sương lạnh chiều đông (SLCĐ-Mạnh Phát)
-Một chiều đông (MCĐ-Tuấn Khanh)
-Mùa đông của anh (MĐCAN-Trần Thiện Thanh)
-Nỗi nhớ mùa đông (NNMĐ-Phú Quang-Thảo Phương).
Và tôi biết còn có vài mươi bài viết về mùa đông của những nhạc sĩ đổi đời sau 1975, nhưng những bài hát về mùa đông này là “rét đậm, rét hại”, nên tôi không nhắc để nhớ trong bài viết ngắn này.
1-MÙA ĐÔNG BINH SĨ (MĐBS - Phan Huỳnh Điểu)
Trước khi vào nhạc mùa đông đã nêu trên, cá nhân tôi, tôi xin ghi lại như sau:
-MĐBS được hát vang trong thời kháng chiến. Sau 1954, miền Nam cũng hát bài hát này (họ qua mắt chính quyền bằng cách đó là những bài nhạc tiền chiến), nhưng sau 1954, miền Bắc cấm hát nhạc phẩm này (?):
“… Ca khúc MĐBS được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu viết từ mùa đông năm 1946. Những ca từ trong bài hát này đầy bi thương ai oán, êm đưa trong giai điệu Lento Gamme La Thứ-vốn là Gamme buồn-làm cho bài hát càng buồn thêm.
Bài hát NNMĐ trong toàn tập ca khúc phản chiến, thân phận, tình yêu… do Khánh Ly ca, bài ca của những mùa đông chiến tranh:
“… Một ngày mùa đông
Một người Việt Nam
Ra bên giòng sông
Nhớ về cội nguồn
Nhớ về đoạn đường
Từ đó ra đi
Nhớ về biển rộng
Thuyền ghe lướt sóng
Nhớ về nghìn trùng
Nòi giống của chim
…
Một ngày muà đông
Trên con đường mòn
Một chiếc xe tang
Trái mìn nổ chậm
Người chết hai lần
Thịt da nát tan…”
6-SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG (SLCĐ - Mạnh Phát):
SLCĐ được Mạnh Phát viết từ năm 1950, nhưng mãi đến 10 năm sau 1960, nhạc phẩm này mới được phổ biến rộng rãi qua các đài Phát thanh:
“… Chiều xưa phai nắng dấu mòn đưa lối
Soi bóng chung đôi mà hóa chia phôi
Sương lạnh chiều đông vương tiếng thở
Của người nguyện đợi chờ
Nghẹn ngào giờ tiễn đưa
Chợt thấy lòng như rớt giữa hư vô
Đưa tiễn nhau đi ngại những đêm mưa…”
(Rất tiếc, bây giờ có nhiều ca sĩ hát không tới, sai Ton trong hai câu: “Của người nguyện đợi chờ/ Nghẹn ngào giờ tiễn đưa”, đã làm bài hát “sượng”!
7-MỘT CHIỀU ĐÔNG (MCĐ - Tuấn Khanh):
Việt Nam có tới hai nhạc sĩ Tuấn Khanh. Xin thế hệ nhạc sĩ sau đừng trùng tên với Phạm Duy, Văn Cao, Trịnh Công Sơn… nhé!
MCĐ của Tuấn Khanh (có tóc):
“… Dù mai anh đưa em về
nơi không mái tranh xa xôi lạnh lùng
Một đêm có ánh sao trời cao tim nao nao
Đường về xôn xao
Rồi mai đây ai đưa em về nơi ấm êm trăng soi đầy thềm
Nhìn nhau khẽ nói câu:
Thời gian trôi qua mau không phi lạt nhau…”
8-MÙA ĐÔNG CỦA ANH (MĐCA - Trần Thiện Thanh):
MĐCA được Trần Thiện Thanh viết năm 1971.
Trần Thiện Thanh có cái lợi thế của anh: Anh là ca sĩ, nên nhạc anh anh hát, cũng như Duy Khánh, hai người này vừa là nhạc sĩ vùa là ca sĩ, rất thành công ở hai lĩnh vực này.
“… Ngày nào anh yêu em
Anh đã quên trong cay đắng tuyệt vời
Ngày nào em yêu anh
Em hãy quên với trời hạnh phúc mới
Em ơi đông lại về từ trăm năm lạnh giá
Tim anh như ngừng thở từ sau ân tình đó
Em nghe không
Mùa đông mùa đông…”
9-NỖI NHỚ MÙA ĐÔNG (NNMĐ - Phú Quang-Thảo Phương):
MNMĐ, nhạc Phú Quang, thơ Phương Thảo, một thời làm rung động những trái tim yêu Hanoi:
“… Dường như ai đi ngang cửa
Gío mùa đông bắc se lòng
Chút lá thu vàng đã rụng
Chiều nay cũng bỏ ta đi
Nằm nghe xôn xao tiếng đời
Mà ngỡ ai đó nói cười
Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
Giờ đây cũng bỏ ta đi
Làm sao về được mùa đông
Giòng sông đôi bờ cát trắng
Làm sao về được mùa đông
Để nghe chuông chiều xa vắng
Thôi đành ru lòng mình vậy
Vờ như mùa đông đã về…”
Chín bài hát về mùa đông, theo quan niệm dân gian con số 9 là số đẹp!
Như đã hẹn, tôi ra sau hè thì thấy thằng Tửng ngồi đợi ở gốc cây sầu đâu bên đất ôn Bảy Nghĩa tự lúc nào. Thấy tôi, nó ngoắc lia lia, miệng gọi không ra tiếng nhưng tôi biết nó nói: “Lẹ đi, lẹ đi!”. Tôi nhìn quanh, không thấy ai, bèn vọt theo nó, đến bờ đìa thì thấy thằng Bé, thằng Xoài ngồi dưới lùm trâm bầu đợi tự bao giờ. Thằng Bé vốn khó chịu, nhăn nhó với tôi:
- Đợi mày thấy mẹ!
Tửng không bằng lòng:
- Tụi mày ở đây mát rượi còn la, tao ngồi đợi nó cả buổi ngoài nắng tao còn không nói kìa.
Trong đám những đứa tụi tôi, tôi khoái thằng Tửng nhất. Nó hay giúp đở bạn bè, không nệ công, và hay “binh” tôi. Trái hẳn với tôi, tôi muốn đi đâu phải xin phép cha mẹ hoặc anh chị, nhưng không lúc nào cũng được cho phép. Chẳng hạn những buổi trưa như thế này thì có nước trốn đi mà thôi! Còn thằng Tửng, tôi thấy thời gian của nó ở nhà chỉ có lúc ăn cơm và lúc ngủ thôi! Tối ngày nó long nhong ngoài đường, với vài đứa bạn mà nó rủ được, bằng không thì một mình, nó cũng tắm sông, mò cua, bắt cá, bắn chim….
Nó lại có nhiều tài vặt, gan dạ, xông xáo, cái gì khó khăn nó luôn làm đầu nên tụi tôi tự bầu nó làm “đầu đảng” lúc nào cũng không biết.
Nó bất hàm về phía thằng Xoài và thằng Bé:
- Tụi bây quơ củi đi!
“Củi” là mấy nhánh trâm bầu bị gãy vụn, khô queo từ lâu.
Trong lúc đó, nó lôi ra từ một hốc bí mật một mẻ nồi bể và gần chục cái trứng vịt. Nó kê bếp bằng ba cục đất sét đã nắn thành hình ông táo từ trước, mẻ nồi bể làm… nồi. Nó không sai tôi mà tự đu mình xuống đìa múc đầy một mẻ nước. Thế là món hột vịt luộc bắt đầu. Nhìn vào bếp nồi tự chế, tôi thích thú lắm. Những nhánh trâm bầu khô lâu ngày chỉ đợi có lửa là có dịp cháy phừng phừng , chẳng mấy chốc nước sôi sùng sục, xô đẩy các trứng vịt vào nhau kêu lục cục. Tôi hỏi câu vô duyên:
- Trứng vịt đâu mà bây có nhiều vậy?
Thằng Bé khó chịu nhìn tôi, nó nghĩ tôi nghi chúng nó ăn cắp. Thằng Tửng đáp:
- Thì vịt chạy đồng đẻ rày thì mình lượm. Bữa nào mày đi lượm với tao.
Một lát nó quay qua bảo thằng Bé và thằng Xoài:
- Được rồi đó! Tụi bây vớt ra để nguội đi! Coi chừng phỏng đó nghe!
Thằng Xoài làm thinh, còn thằng Bé vốn hay nạnh hẹ, bực bội:
- Sao mày không sai thằng An. Mày sai tụi tao hoài vậy?
Trong bọn bốn đứa mà cá tánh mỗi đứa đều mang một bản chất riêng. Thằng Tửng thì như đã nói, thằng Xoài thì cầu an, ít nói, thằng Bé thì nhỏ mọn ganh tị, còn tôi thì bởi con nhà “bán tiệm” nên có chút máu công tử, không làm gì ra hồn. Thế mà cả thời thơ ấu chúng tôi lại luôn bên nhau chơi thân với nhau mới là kỳ! Tửng nói với Bé:
- Nó mà làm được cái gì? Lụi hụi bị phỏng nước sôi thì khổ. Mầy sao ưa nạnh hẹ quá.
Đó là một trong những bữa ăn thịnh soạn của chúng tôi.
Quê tôi lúc ấy nghèo lắm (1956). Nói “nghèo” là nghèo áo quần, xe cộ chớ bữa cơm nào cũng cơm trắng cá tươi (heo còn ăn gạo , huống chi người!).Tôi là con nhà “khá” nhất, lại con nhà “bán tiệm” nên coi sách sẽ nhứt!Trẻ con bốn tuổi còn ở truồng nhong nhỏng, đầu hớt trọc là chuyện thường. Tôi và thằng Bé còn học chữ, thằng Tửng và Xoài đã nghỉ khi xong hết lớp tư. Cha mẹ chúng tôi thời ấy ai mà cho con học để “biết chữ với người ta”, đã là có quan niệm tiến bộ! “Biết chữ” có nghĩa là “biết đọc biết viết”, vì thế, khi học hết lớp tư (lớp hai bây giờ), coi như đã đạt yêu cầu!
Người ta bảo, muốn biết mức sống địa phương ấy như thế nào thì cần xem cái chợ và trường học ở nơi đó: “Chợ” làng tôi là một nhóm người mà kẻ mua người bán không quá ba mươi! Còn trường học thì có hai lớp, lớp năm và lớp tư mà số học sinh chưa bao giờ đạt được sỉ số quy định, và cũng không bao giờ thiếu những học sinh vắng mặt một hai ngày với lý do khá buồn cười: Ở nhà giữ em, phụ “bỏ mạ” cho công cấy, và cả… ăn đám giỗ! Có bạn chín mười tuổi mới vào học lớp năm. “Đồ chơi” trẻ em được hình thành bởi trí tuệ công nghiệp, dù rất đơn giản như trái banh, súng bắn nước là một mơ ước, thèm thuồng của chúng tôi. Nhưng giải trí vốn là nhu cầu nên chúng tôi phải mài mò, tự chế. Lấy dây chuối khô quấn tròn nhiều lớp lại làm banh; lấy ống trúc làm ống thụt để bắn nước. Tìm cái lon sữa bò để làm xe đẩy, hay tìm một cái chai để nuôi cá lia thia cũng khó hơn lên non tìm ngà hay xuống biển tìm ngọc trai! Bởi sữa vốn là thức ăn của con bệnh nhà giàu, và khi dùng xong, họ lại dùng lon không … để lường gạo nấu cơm! Còn chai không, có nhà không có chai đựng nước mắm, dầu lửa thì có đâu để chúng tôi chơi?
Bù lại chúng tôi có những trò chơi giải trí mà “trí tuệ công nghiệp” không đáp ứng được, như thả diều, tắm sông, bắt cá… đã tạo một ấn tượng sâu sắc trong suốt cuộc đời.
Ăn xong, Tửng lôi ra một bụm đạn vo tròn bằng đất séc, lại bảo Bé và Xoài:
-Tụi bây móc bùn rồi vò một mớ đạn để mai mốt xài. Xong rồi đi ăn vú sữa.
Không phải là lần đầu tiên nên chúng tôi biết việc sắp diễn biến như thế nào?
Với cái ná thun là vật bất li thân mà lúc nào Tửng cũng đeo ở cổ là một dụng cụ vô cùng độc đáo để nó bắn chim và bắn vú sữa. Cũng là vũ khí lợi hại dành cho những con chó dai mồm.
Phải nói nó là tay thiện xạ như thần. Lũ chúng tôi len lõi vào đầu làng đến cuối xóm, đến đâu lũ chó cũng không ưa, chúng tôi đi đàng hoàng mà trong nhà chúng lại ùa ra như muốn ăn tươi nuốt sống. Trong tay nó lúc nào cũng kẹp ba hòn đạn; lập tức nó “pặc…pặc..pặc” ba cái liên tiếp là chúng “ẳng…ẳng” chạy trối vào nhà: Đạn vào mũi vào mắt thì làm sao chịu thấu! Dần dà quen mặt, hễ gặp chúng tôi chúng đều chạy vào cổng lắm lét đứng nhìn.
Núp ở ngoài rào nhà nào có vú sữa, thường là giả bộ nghỉ. Chúng tôi quan sát trái nào thâm kim, lán bóng. Nó “pặc” một cái là “bịch” xuống ngay. Mười lần không sai chạy! Và một thằng chỉ cần tỉnh queo vào lượm. Lượm trái rụng dập nát mà tội tình gì! No bụng, chuyến về thường tàng tàng nói chuyện năm trên, một lần đến hàng rào keo đất lè tè. Tửng bảo:
- Xả bọng tụi bây! Coi thằng nào “bắn” xa hơn.
Lập tức bốn “cây súng” cố sức bắn nước cho xa chừng nào tốt chừng nấy. Bỗng nghe tiếng la:
- Ui a! Ao ụi ây ái ô ình ao? (Ui da! sao tụi bây đái vô mình tao)
Bốn “cây súng” tự động hạ cần. Chúng tôi biết người nói đó là ai, bèn nhảy qua rào, thằng Sứt chìa cái lưng đầy vết roi vọt, và cái đầu còn dính đầy nước đái, lập lại:
- Ao ụi ây ái ô ình ao?
Chúng tôi nhìn nhau ái ngại rồi một lượt cởi áo ra lau cho nó:
- Xin lỗi nha Sứt, tao không thấy mày ở đây.
Sứt là tên của người bạn học cùng lớp năm với chúng tôi. Sau khi “biết đọc biết viết”, nó nghỉ học vì nhà nghèo mà cũng có thể vì chịu không nỗi bao lời châm chọc, bị nhại theo tiếng nói ngọng, và cũng vì cái môi sứt vô thẫm mỹ độc nhất trong làng của nó.
Nhìn chiếc lưng trần đen nhánh đầy vết roi ngang dọc còn rướm máu. Tôi hỏi:
- Lưng mầy sao vậy?
Sứt buồn buồn:
- Ôm a ao ắt ỏ ỏng ủ o âu ăn, ị à ủ ánh. (hôm qua tao cắt cỏ không đủ cho trâu ăn bị bà chủ đánh)
Chúng tôi lặng thinh, nỗi hối hận len vào trong lòng mỗi đứa mỗi khác, và thấy thương nó vô cùng, nó mới chín tuổi đã đi ở đợ cho người, bị đòn roi tơi tả.
Không biết dũng khí từ đâu, tôi nói với Sứt và lệnh cho ba đứa kia: