CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2024

DẤU CHÂN. KỶ NIỆM - TRẦN HỮU NGƯ

 



DẤU CHÂN KỶ NIỆM
Đó là tựa bài hát được Diên Hồng xuất bản năm 1965 mang tên tác giả là Thúc-Đăng. Đây là bài Boléro mang “ Dấu chân kỷ niệm” đã làm xôn xao của một thời, khi nó vừa mới ra đời, dù chuyện tình này rất buồn, người ta chấp nhận “Buồn trong chiến tranh”.
Vậy nhạc sĩ Thúc-Đăng là ai?
Thúc-Đăng là tên một một nhạc sĩ quen thuộc: MẠNH-PHÁT, người được biết đến với những ca khúc: “Chuyến đi về sáng”, Hoa nở về đêm, Ngày xưa anh nói, Nỗi buồn gác trọ, Sương lạnh chiều đông, Phố vắng em rồi, Vọng gác đêm sương v.v… (Tôi đóng ngoặc kép “Chuyến đi về sáng”, là có lý do của nó)
Trước khi vào bài chính, tôi xin phép để nói lại điều này:
-“… Người ta nói rằng, nhạc phẩm “Chuyến đi về sáng” là của Trần-Thiện- Thanh, nhạc sĩ Mạnh-Phát mua lại, hay một lý do nào nào mà 😭.T buộc phải sang tên cho M.P? Có ai tực tiếp nghe được giữa hai người 😭.T và M.P nói chuyện này không? Riêng cá nhân tôi vì chưa đọc (tin, bài viết của chính TTT, hoặc của MP) và cũng không gặp được tác giả hai bên, nên tôi vẫn thấy thắc mắc: M.P là người nổi tiếng trước 😭.T, vậy thì tại sao M.P lại đoạt C.Đ.V.S của 😭.T ? Và C.Đ.V.S đâu có phải là tuyệt phẩm so với những bài hát của M.P?”
Dù tôi đã được một vài nhạc sĩ cũ cho biết chuyện này, đó là chuyện thật, nhưng sao tôi vẫn chưa “thông”?
Tôi xin lỗi Mạnh-Phát và Trần-Thiện-Thanh, khi hai người đã từ giã cõi đời.
Xin vào “Dấu chân kỷ niệm”.
Giao-Linh là một ca sĩ quen thuộc cùng với nhiều ca sĩ miền Nam trước 75. Giọng Giao-Linh khỏe, trong, có những chỗ “vút” chữ, dù chưa hết câu đã làm người nghe chú ý! Có điều chị vẫn là chiếc áo dài (như hầu hết các ca sĩ nữ miền Nam) mỗi khi lên sân khấu. Chị cũng như ca sĩ nữ trước 75 “vẫn giữ giọng ca như từ lúc mới nổi tiếng bình-minh cho đến lúc hoàng-hôn!”
Dù Giao-Linh có nhiều CD, nhưng tôi chọn “CD Giao-Linh Dấu chân kỷ niệm” gồm 13 bài hát. “Dấu chân kỷ niệm” mang số 8:



“… Chuyện tình đôi mươi
Chan chứa không bao giờ vơi
Như giòng suối tình êm ái
Có anh và em còn ai còn ai nữa
Đã yêu nhau trong cuộc đời
Chuyện tình mình một chiều dừng chân trú mưa
Ta bên nhau nhìn công viên lá đổ
Tuy chưa quen
Mà sao tình như đã dẫu ngoài còn e…”
Bài hát nói đến một cuộc tình “vì trú mưa nên quen nhau”. Thế rồi “Không chết người trai khói lửa, mà chết người em hậu phương tuổi xuân thì” :
“… Tình vừa nồng thì vừa được tin xót thương
Em ra đi về bên kia cõi đời
Xe tang lăn buồn trong lòng phố vắng
Khóc em âm thầm…”
Thế rổi, một ngày nào đó, chàng trở lại công viên, và nghĩa trang:
“… Một mình lê bước anh đến công viên ngày xưa
Nghe làn gió buồn xao xác
Ngỡ linh hồn em tựa theo ngàn cơn gió
Khóc than mối duyên ban đầu
Này là vườn kỷ niệm ngày ta mới quen
Đây công viên chiều xưa thêm mối tình
Nay không em vườn hoang buồn xơ xác
Nghĩa trang lạnh lùng…”
Nhạc Việt-Nam phần đông là nhạc buồn có lẽ vì Chiến-tranh chăng? Nay Hòa-bình rồi nên hết nhạc buồn? Nhạc vui có đôi khi là một thảm họa (Cả thế giới và Việt-Nam. Một nhà nghiên cứu âm nhạc Việt-Nam - người Mỹ - đã nói với tôi như vậy).
Và tôi tin, vì xét bài hát Việt đứng được trong lòng người nghe, phần đông là nhạc buồn?
Vui chỉ là “vui gượng” có đôi khi “Vui sao nước mắt lại trào?”


TRANHUUNGU

Không có nhận xét nào: