CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

CẢM TÀN ĐÔNG PHÚ - LÊ ĐĂNG MÀNH


Lê Đăng Mành
24 thg 12 (6 ngày trước)

tới tôi 




Ảnh cuả LĐM

CẢM TÀN ĐÔNG PHÚ



Tháng chạp lạnh lùng
Ngày đông rét buốt.


Lũ  lụt - Còn đọng ngấn tủi- lọn bãi bờ
Phù sa - Đang lưu dấu buồn- triền sông nước
Hun hút - Cánh cò quạt gió tẩm đến bơ phờ
Mênh mang - Ánh nguyệt luồn mây dầm lên sướt mướt



Trước ngõ  - Không bóng vãng lai
Trên đường - Chẳng người cất bước
Trâu nghé - Nhìn đê cỏ nhuộm bùn non lơ láo, cũng nhớ nhung
Lợn gà - Thấy sắn khoai dầm nước bạc sượng sùng ,mà thương tiếc


Nhớ xưa !
Mẹ lẩy bẩy - Trong bếp thổi lửa mun khói ủ, ngan ngát vị quê hương
Cha co ro - Giữa đồng huơ con cúi rơm vùi , thơm tho tình đất nước .
Cây phạng - Vung lên cơ bắp cuồn cuộn giữ mảnh uy phong
Con cày - Xốc tới tinh thần thủ phận lưu danh lẫm liệt...



Nghèo khó -  Xóm giềng chia sẻ với dạ ân cần
Cơ hàn - Làng mạc chan hòa với lòng tha thiết



Mong thay !
Nồi điện - Không un khói, mong gom trí tuệ mãi thăng hoa
Bếp ga - Chẳng ủ mun, ước gìn nghĩa nhân đừng bế tắc.
Cửa phủ - Thôi tung tẩy nhũng nhiễu để tranh giành
Sân trường - Bớt múa may quấy rầy hòng cướp giựt.
Băng hoại - Nên dừng ngoài cửa mầm non
Hư hao - Hãy chặn trước đường giáo dục.



VÉN MÂY THÁNG CHẠP
Cho nắng ấm - Tràn về Mẹ sưởi bớt hom hem
Để gió lành - Cúi xuống Đất hong thêm tươi tốt.
Ánh sáng - Mân mê để thiếu nữ thấm làn môi
Mặt trời - Ve vuốt cho thanh niên mòn con mắt


Bạn cấy - Đã vút giọng hò khoan giữa mênh mông
Thợ cày - Đang om tiếng tắc rì “1” cao chót vót.
Gà vịt -  Tù túng bao ngày chừ dấm dứ xôn xao
Chim muông - Giam cầm mấy buổi nay chàng ràng chao chát.



Bến bãi - Làn sương ở đậu ,long lanh nhấp nháy trong veo
Bờ sông - Dải khói về chơi ,bàng bạc phất phơ tinh khiết
Ngất ngưởng - Đài mây chia nắng vá non bồng
Chon von - Cánh hạc cõng sương luồn nước nhược


Những ước - Sáng lên Mẹ bỏm bẻm nâng miếng trầu têm
Còn mong - Chiều xuống Cha khề khà vung  bầu rượu chiết


Để thấy!

Miền Bí tích - Cuối mười hai *mừng đón Đức Chúa xuống giáng trần
Cõi chơn như - Đầu tháng chạp**cung nghinh Thế Tôn lên bờ giác.
Êm ả - Giáo Đường đọc lời kinh cầu vọng tiếng thanh bình
Tịnh yên - Phạm Vũ rung hồi chuông nguyện vang niềm an lạc


Háo hức - Trẻ con ngày vân vê níu cánh diều giỡn tầng mây
Hân hoan - Già lão đêm đối ẩm chia tách trà soi bóng nguyệt
Cận tết - Chăm sóc cây cảnh để diện sân hoa
Gần xuân -  Giữ gìn thuần phong mà chưng yến tiệc



Mơn mởn - Ruộng đồng lúa đang thời đẻ nhánh mượt mà
Thướt tha - Bờ bãi cỏ đúng hạn ươm mầm lả lướt
Ngư phủ - Giữa sông lòng còng đuổi cá nghe đến, nôn nao
Mẹ già - Trên bến rôm rả chuyện trò nhớ ơi ,da diết



Mong mỏi !

Nên mạo muội - Mài nghiên
Mới thày lay -  Vẫy bút
Tháng hết - Cầu Cố Lý sống an cư
Năm cùng -  Chúc Tha Hương cầm phước lạc



Lõm bõm -  Viết vài câu giữa cuộc có ,không
Tròm trèm - Ghi đôi chữ bên triền được,mất
Út ả - Còn thương xin độ lượng nâng niu
Eng tam -  Đã ghét cứ vô tư  bôi quệt



Mong Trí Giả - hạ cố săm soi
Cầu Hiền Nhân- chăm nom phê duyệt…



Cuối đông Đinh Dậu

NHƯ THỊ-LÊ ĐĂNG MÀNH



Ghi chú:

“1” Tiếng điều khiển trâu cày bừa
*Noel 25-12 DL
**Mồng 8- 12 ÂL vía Phật Thành đạo
Út ả :chị em
Eng tam : anh em

Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

HƯƠNG TRINH 1-2 - THƠ LÊ KIM THƯỢNG


Sinh Lê
Tệp đính kèm24 thg 12 (5 ngày trước)

tới tôi
GỬI "NHÃ MY - NGỌC SƯƠNG" BÀI THƠ LỤC BÁT
CHÚC VUI KHỎE
NHA TRANG, 25/12/2017 - LÊ KIM THƯỢNG




 Hình ảnh có liên quan



HƯƠNG  TRINH   1 - 2    



1.



 “Đôi ta như nước một dòng
Như cây một cội... như sông một nguồn
Đừng như con thỏ đầu truông
Khi vui giỡn bóng... khi buồn giỡn trăng...”
 Em mười sáu tuổi tròn trăng
Vầng trăng huyền thoại... vui giăng đêm rằm
Tình ngây thơ... đến âm thầm
Mắt nhìn trong mắt... tay cầm trong tay
Nhẹ nhàng chút gió thoảng bay
Lá vàng chao rụng... rụng đầy hoa đăng
Tay thon thon, ngón búp măng
Vuốt ve mái tóc... giăng giăng tơ tình
Chiều rơi nắng... nắng thủy tinh
Muôn ngàn hoa nắng lung linh dập dìu
Gió lùa hương tóc hiu hiu
Hương trầm ấp ủ, nâng niu một thời
Chìm trong đáy mắt mây trôi
Má nghiêng chạm má, bồi hồi tình thơ
Nụ hôn ngày ấy dại khờ
Hương trinh đọng mãi đến giờ chưa rơi
Bên nhau tình cũng lả lơi
Bờ sông cát trắng... trắng phơi da màu
Gió bay mất áo qua cầu
Cho trăng với gió... với nhau cận kề
Mưa khuya giăng lối em về
Đường tình trơn trợt... bốn bề mưa sa...



2.   



Em về bên ấy... không qua
Một ngày không gặp... như ba, bốn ngày
Làm sao quên được vòng tay
Nhớ đêm lạnh giá đong đầy nụ hôn
Giờ như núi Mẹ Bồng Con
Mờ xa ánh mắt héo hon ngậm ngùi
Em đi mang hết ngọt bùi
Em đi khép lại ngày vui xuân thì
Em đi ngày ấy phân ly
Lặng im... dù có nói gì... cũng xa...
Em đi về với người ta
Có người ngậm đắng, xót xa nỗi niềm
“Tìm em như thể tìm chim...”
Bóng em sóng nước lạc chìm sầu miên
Em đi xa xứ, xa miền
Ai đem nhung nhớ vá liền... cách chia...
Nếu tình không cách, không chia
Thì đâu có cảnh xa lìa... sang sông
Đưa tay nâng chén rượu hồng
Mừng em áo cưới, pháo hồng vu quy
Em về xứ lạ biệt ly
Tôi ngồi dưới gốc Cây Si... tọa thiền...                    

                   

           Nha Trang, tháng 12. 2017

             LÊ  KIM  THƯỢNG

“...” Ca dao

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

MƠ EM - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN



BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
24 thg 12 (4 ngày trước)

tới Xuân, Nguyễn, Trần, Giống, Da, tôi, Tran, Thuong, Trác, Vu, PV


 






MƠ EM
.
Đã dặn lòng chỉ được ngắm em thôi
Sao cứ để tim mình nhức nhói
Em bên ai nói cười vui vẻ thế
Tay trong tay mắt cứ biếc như cười.
.
Ừ thì rằng nó trẻ, đẹp trai
Nó giỏi giang lại con nhà quyền thế
Nhưng van em đừng dịu dàng như thế
Có gì hay mà tíu tít nói cười?
.
Ta thực lòng chỉ muốn ngắm em thôi
Đâu dám ước điều ta mong đợi
Chỉ tại em cứ thản nhiên rời rợi
Đốt lòng ta bằng ánh mắt biết cười.
.
Ta nhủ lòng đừng mãi ngu mơ
Nhưng tim ta cứ run rẩy đợi chờ
Ta già rồi, ốm yếu lại ngu ngơ
Sao cứ khát giấc mơ em, rõ khổ.

*.
Hà Nội, chiều 18 tháng 02 năm 2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

MẠI MAI GIẢ CA - THƠ VĨNH BA

 








賣 梅 者 歌          MẠI MAI GIẢ CA
  

十 年 樹 一 梅         Thập niên thụ nhất mai
日 日 常 掃 洒         Nhật nhật thường tảo sái
梅 與 我 為 朋         Hoa dữ ngã vi bằng
親 情 甚 相 愛         Ân tình thậm tương ái.


東 風 方 起 吹         Đông phong phương khởi xuy
滿 花 枝 上 在         Mãn hoa chi thượng tại
感 草 木 之 情         Cảm thảo mộc chi tình 
忘 飢 寒 苦 矮         Vong cơ hàn khổ ải.

今 年 似 去 年         Kim niên tự khứ niên
農 務 又 失 敗         Nông vụ hựu thất bại
米 粟 比 金 銀         Mễ túc tỉ kim ngân
無 能還 地 債         Vô năng hoàn địa trái.



不  知 誰 助 扶        Bất tri thuỳ trợ phù
伐 梅 入 市 賣        Phạt mai nhập thị mại
市 中 花 樹 多        Thị trung hoa thụ đa        
小 大  知 類        Tiểu đại hà tri loại.


花 樹 如 森 林      Hoa thụ như sâm lâm
向 天 空 長 待      Hướng thiên không trường đãi
三 日 立 雨 中      Tam nhật lập vũ trung
不 逢 人 求 買      Bất phùng nhân cầu mãi.


人 餓 身 枯 瘐      Nhân ngạ thân khô sấu 
梅 寒 花 不 開     Mai hàn hoa bất khai
留 之 橋 旁 樹     Lưu chi kiều bàng thụ 
輕 身 步 歸 來     Khinh thân bộ qui lai.


暝 暝 迴 家 路     Minh minh hồi gia lộ
聽 炮 四 方 開      Thính pháo tứ phương khai
一 春 以 到 矣     Nhất xuân dĩ đáo hỉ
無 米 亦 無 梅      Vô mễ diệc vô mai.

             巳春            Đinh Tỵ xuân
  

BÀI CA NGƯỜI BÁN MAI

Mười năm trồng một cây mai
Ân cần quét tưới mấy ai sánh bằng
Mai ta đôi bạn tri âm
Ân tình quyến luyến khôn cầm chia xa
Gió xuân chớm thổi qua nhà
Đầy cành mai nở bóng hoa rợp trời 
Cảm tình cây cỏ hiểu người 
Quên bao cơ khổ ngậm ngùi tấm thân
Tháng năm rồi lại xoay vần
Mùa màng thất bát một lần nữa đây
Gạo châu củi quế xót thay
Biết đâu thuế đất nợ cày chưa xong
Có ai mà ngóng mà trông
Chặt mai xuống chợ bán rong kiếm tiền
Chợ hoa, hoa lá như nêm
Thấp cao lớn bé đứng liền bên nhau
Kể làm sao hết kiểu nào
Ngó trời cao dợi xiết bao đêm ngày
Bao nhiêu mưa gió dạn dày
Không ai đến hỏi mua cây một lời
Đói lòng gầy guộc thân người
Lạnh cây, mai chẳng hé cười một hoa
Bên cầu cây dựa xót xa
Nhẹ thân chân bước thất tha trở về
Mịt mù thăm thẳm đường quê
Pháo ai nổ bốn phương nghe não lòng
Mùa xuân đã đến phải chăng?
Không mai không gạo sao rằng là xuân.

                               Mùa xuân 1977

                         NGUYỄN PHÚC VĨNH BA


THỜI GIAN - THƠ MẶC PHƯƠNG TỬ


tong minh
Tệp đính kèm25 thg 12 (3 ngày trước)

tới Lê, tôi , Dao



Kết quả hình ảnh cho ẢNH THỜI GIAN


THỜI GIAN 

 “Thơ Ngũ Ngôn … tiếp theo”

1/. SÁNG
Sáng nhìn đoá hoàng lan
Cành vươn sương lộc biếc
Tình tự vầng mây ngàn
Thênh thang hồn nhật nguyệt.

2/. BUỔI SÁNG
Buổi sáng ra tịnh cốc
Nghe chim hót trên cành
Đêm dài sương trải mộng
Gió thức lời cỏ xanh.

3/. TRƯA
Trưa nắng rũ bên thềm
Bóng mây nhoà bóng mộng
Hương lùa theo tiếng chim
Trên ngàn cây cao rộng.

4/. BUỔI CHIỀU
Buổi chiều ra tịnh cốc
Bãng lãng hồn khói sương
Hoang sơ đường rêu mọc
Thoáng chiều, hoa dâng hương.

5/. CHIỀU
Sương khói mênh mang chiều
Rót vào hương tịch liêu
Để nghe lòng tĩnh lặng
Để thương đời thêm nhiều.

6/. TRONG CHIỀU 
Sân vườn trông hiu hắt
Ngọn gió hắt hiu lòng
Con bướm vàng thong thả
Vờn trong chiều mênh mông.

7/. BUỔI TỐI
Buổi tối ra tịnh cốc
Thăm thẳm tình trăng sao
Lung linh giọt sương ngọc
Đêm loáng gương nhiệm mầu.

8/. ĐÊM LÊN
Đêm lên hiu hắt mộng
Nỗi lòng tiếng vạc khuya
Thương người qua kiếp sống
Thương mình còn nọ, kia.

9/. MUÔN TRÙNG
Sáng hừng, sương bụi vỡ
Chiều rựng, bóng mây đùn
Đêm, nghe trời đất thở
Sinh hoá vẫn muôn trùng.

10/. BÓNG TA-NGUỜI
Bóng đêm nhoà nhạt đổ
Lên bóng đời suy tư
Bóng mây qua cổ độ
Bóng Ta-Người... thực hư.

11/. MẶT TRỜI LÊN 
Mỗi ngày mặt trời lên
Mỗi ngày mặt trời lặn
Giây phút ta bồng bềnh
Trên vai gầy, gánh nặng...

12/. ĐƯỢC, THUA
Mỗi ngày mặt trời lên
Hương ngàn theo nhịp bước
Giây phút lòng mông mênh
Sá chi điều thua được.

13/. TA ĐI
Ai đi tìm lối quê
Ta đi, tìm ta về
Dặm đường, thôi từ đó...
Dặm lòng thôi tái tê.

14/. DẶM DÀI
Ai còn theo dặm dài
Tình người coi rẻ rúng
Ta còn theo dặm dài
Mở trang kinh Phật tụng.

15/. RONG CHƠI
Loanh quanh đời muôn hướng
Loanh quanh một kiếp người
Sải cánh mây hồng phượng
Ngàn bến bờ rong chơi.

MẶC PHƯƠNG TỬ.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

CÒN MỘT DÒNG SÔNG - THƠ KHA TIỆM LY

Tiemly Kha
23 thg 12 (4 ngày trước)

tới tôi




Kết quả hình ảnh cho ẢNH VỊT CHẠY ĐỒNG




CÒN MỘT DÒNG SÔNG


Dẫu binh lửa cuốn ta về xứ lạ
Vẫn nhớ thương hoài đất nước Cà Mau
Nhớ con vịt chạy đồng đẻ rày bên gốc rạ
Thương con cá cuối mùa kẹt lỗ chân trâu

Xe kéo mo cau giả làm xe cưới,
Dây chuyền nhánh mì em đeo cổ làm duyên
Sông Trèm Trẹm khúc chờ khúc đợi
Nên nước đầu nguồn bầm tím nhớ thương! *

Đất phù sa nâng niu cây lúa tốt
Như lá bạc hà ôm ấp hạt sương sa
Đất Năm Căn nhớ tình sông Bảy Háp
Như áo phong trần thương mãi áo bà ba!

Cho kịp con nước, em đẩy xuồng ra rạch,
Quần ống xăn cao, đôi chân trắng mượt mà.
Nón lá che nghiêng giấu má hồng đỏ gấc
Lòng anh học trò từ ấy dấy phong ba!

Tóc em vẫn thơm lừng gió biển,
Sao chẳng đợi đò, mà con sáo sang sông?
Cây ô môi trở mình theo gió chướng
Tan nát cõi lòng mai cũng dợm ra bông!

Lúc người đi áo nhuốm nhiều mưa nắng
Khi trở về lại lỡ chuyến đò ngang.
Trái còn non mà bầu đành rụng rún,
Bởi ai xuống “hò” câu Dạ Cổ Hoài Lang!

KHA TIỆM LY

Chú: * Trước năm 1975 nước trên nguồn sông Trèm Trẹm có màu tím bầm; gần tới Thới Bình nước mới có màu phù sa (giờ không biết còn như vậy không)

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

LÂM GIANG TỐNG HẠ CHIÊM - THƠ BẠCH CƯ DỊ - ĐỖ CHIÊU ĐỨC DIỄN NÔM



duc do
21 thg 12 (4 ngày trước)


         Đón năm mới lại già thêm một tuổi, đầu lại bạc thêm một ít, hãy cùng cảm khái với Bạch Cư Dị tiễn bạn đầu bạc lẩn khuất trong sóng bạc đầu !



Kết quả hình ảnh cho ảnh lâm giang tống hạ chiêm

        Mời đọc " Lâm Giang Tống HẠ CHIÊM " của Bạch Cư Dị sau đây :


臨江送夏瞻                    LÂM GIANG TỐNG HẠ CHIÊM
                白居易                                                   Bạch Cư Dị
悲君老別我沾巾,          Bi quân lão biệt ngã triêm cân,
七十無家萬里身。          Thất thập vô gia vạn lý thân.
愁見舟行風又起,          Sầu kiến chu hành phong hựu khởi,
白頭浪裏白頭人。          Bạch đầu lãng lý bạch đầu nhân.



CHÚ THÍCH :
 * Lâm Giang 臨江: là Đến bên bờ sông.
 * Hạ Chiêm 夏瞻: Một người bạn già của Bạch Cư Dị đã trên bảy mươi tuổi còn sống trôi nổi không nhà.
 * Bi Quân 悲君: là Buồn thương cho bạn.
 * Triêm Cân 沾巾 : là Thấm ướt khăn
 * Bạch Đầu Lãng 白頭浪 : là Sóng bạc đầu.
 * Bạch Đầu Nhân 白頭人 : là Người Đầu bạc.


NGHĨA BÀI THƠ :

                               Đến bờ sông tiễn Hạ Chiêm
          Thương cho anh đã già nua còn phải chịu cảnh biệt ly mà lệ của ta đẫm ướt cả khăn. Bảy mươi tuổi rồi mà không có được một mái nhà, tấm thân phải phiêu bạc xa xôi ngàn dặm. Buồn trông theo cảnh thuyền của anh đi trong khi gió đang nổi lên, ta chỉ thấy trong những đợt sóng bạc đầu đang lẩn khuất hình bóng của người đầu bạc !

                                   
                     Bài thơ nầy còn có một dị bản như sau :
Câu 1 :
            悲君老別淚沾巾,       Bi quân lão biệt LỆ triêm cân,


là : Thương cho bạn già nua còn phải biệt ly nên LỆ thấm ướt cả khăn.
      LỆ 淚 ở đây là Phiếm chỉ, không biết là LỆ của Bạn hay là LỆ của ta !?


Câu 4 :
            白頭浪裏白頭翁.         Bạch đầu lãng lý bạch đầu ÔNG.


là : Trong sóng bạc đầu có Ông Già đầu bạc.
      BẠCH ĐẦU ÔNG 白頭翁 : là Ông già đầu bạc, còn...
      BẠCH ĐẦU NHÂN 白頭人 : là Người đầu bạc.


    Dị bản nhưng nghĩa cũng như nhau, chỉ nêu lên để tham khảo mà thôi !



DIỄN NÔM :


                      RA BỜ SÔNG TIỄN BẠN HẠ CHIÊM


                   Thương người giả biệt lệ đầm khăn,
                   Bảy chục không nhà chỉ một thân.
                   Gió nổi thuyền đi trong sóng bạc,
                   Bạc đầu sóng vổ bạc đầu ông.

  Lục Bát :
                   Giả từ bạn, lệ ướt khăn,
                   Bảy mươi muôn dặm lang thang không nhà.
                   Buồn trông gió cuốn thuyền xa,
                   Bạc đầu người lẩn sóng xa bạc đầu !


                            ĐỖ CHIÊU ĐỨC


Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

NOEL BUỒN - THƠ NGUYỄN KHÔI

Khôi Nguyễn <khoidinhbang@gmail.com>
To:
Phu Đoan BAOTHANG_XUANXUYEN DANG Saimon Ly Ngoc Lam  tongocthachhp
and 20 more...

Dec 22 at 10:39 AM








             NOEL BUỒN
                   ------
Noel năm nay không phấn khởi
Cầu Đức Chúa Trời xuống dẹp loạn nhân gian
- Lũ ngạo mạn đang chèn ngang luật lệ
Bọn cực đoan khủng bố lan tràn ...
                      *
Ôi Đức Chúa , hãy anh minh trừng phạt 
Các "Tập đoàn" xả khói đốt Trời xanh
làm băng tan, dồi thêm bão lũ
Bao "con Chiên" đói khát ngợp cõi trần...
                       *
Noel nay là mùa Giáng sinh buồn 
Xin Đức Chúa - Đấng quyền năng vĩ đaị
- Hãy cứu vớt loài người ngu dại
Sống hòa bình...giữ Trái đất tươi xanh.

                   --------
    Hà Nội , mùa giáng sinh 2017        
              NGUYỄN KHÔI  

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

QUÊ NGHÈO - NGHÈO ĐẾN XÓT XA CÕI LÒNG- NGUYỄN BÀNG


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
21 thg 12 (3 ngày trước)

tới tôi


Kết quả hình ảnh cho ẢNH QUÊ NGHÈO



QUÊ NGHÈO 
- NGHÈO ĐẾN XÓT XA CÕI LÒNG
*

QUÊ NGHÈO

Quê tôi nghèo lắm
Vẫn lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ
Tuổi thơ tôi đói ngủ
Thương cánh cò bấu bíu lời ru.
.
Quê tôi nghèo lắm
Phiên chợ còn èo ợt nghèo hơn
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn, mẹt ngô
Í ới mời chào cao hơn mời cỗ
Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi.
.
Quê tôi nghèo lắm
Lũ trẻ gầy như con cá mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Gặm nhấm nỗi đau nghèo khó
Nơm nớp âu lo đời như chiếu bạc
Thương con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình.
.
Quê tôi nghèo lắm
Nước mắt rơi từ thời chị Dậu
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
Sừng sững bê tông cốt thép
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai
Chiếc cổng làng thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
.
Quê tôi nghèo
Nghèo cả giấc mơ...
*.
Hưng Yên, chiều 29 tháng 12 năm 2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
LỜI BÌNH:
Hơn 60 năm trước, khi trọ học ở Hà Nội, tôi thường được ông chủ nhà cho cùng ông nghe buổi phát thanh ca nhạc của Đài phát thanh Pháp Á. Vì vậy, dần dà, tôi đã thuộc được lời và âm điệu của những bài ca mà tôi yêu thích, trong đó có bài “Quê  nghèo” của Phạm Duy mà tôi có cảm giác như cái quê nghèo trong bản nhạc ấy cũng chính là quê mình, cũng “không xa kinh kỳ sáng chói”, cũng “có lũy tre còm tả tơi”… Sau ngày giải phóng Thủ đô năm 1954, tôi vĩnh viễn không còn được nghe đài Pháp Á nữa, không phải vì không còn trọ học mà vì dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi. Những bản nhạc bấy lâu đã thuộc trôi dần vào lãng quên trước nỗi vất vả kiếm sống của một thời trai trẻ cùng sự cấm đoán hát những bản nhạc ấy. Lại thêm khắp các làng quê được khơi dậy phong trào hợp tác xã, lòng người phơi phới hát vang lời ca "Dân có ruộng dập dìu hợp tác/ Lúa mượt đồng ấm áp làng quê/ Chiêm mùa cờ đỏ ven đê...". Vì thế hai tiếng “Quê nghèo” cũng  lặn mất tăm trong tâm trí của tôi.
Ai hay, hôm nay hai tiếng “Quê nghèo” lại hiện lên rõ nét trước mắt tôi. Không phải là nhạc phẩm “Quê nghèo” một thời vang bóng của nhạc sĩ Phạm Duy mà là bài thơ “Quê nghèo” còn như mới tinh nét chữ của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến!
*
Bài thơ Quê nghèo gồm 4 khổ chính, khổ nào cũng cất lên câu mở đầu: Quê tôi nghèo lắm nghe như một tiếng thở dài buồn thảm và dai dẳng không hòng tìm thấy điểm ngừng. 4 khổ thơ chính và 2 câu thơ kết đã phô ra 5 cái nghèo lắm:
Trước hết là cái nghèo lắm về cảnh vật đến cuộc sống của người dân quê tôi:
Vẫn lác đác nhà tranh    
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ
Ba tiếng vẫn ở ba đầu ba câu thơ liên tiếp biểu thị sự tiếp tục, tiếp diễn của trạng thái nghèo nàn mà không gì có thể thay đổi được qua năm tháng. Tuy nhiên, vẫn lác đác nhà tranh  thì phần nào còn hy vọng nhà tranh sẽ hết. Nhưng “Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt/ Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát”  thì không dễ gì thoát được khi mà người dân quê đã lam lũ dốc kiệt sức vào việc kiếm ăn và đã phải một đời chắt chiu từ củ khoai nắm thóc, vậy mà hạt gạo không đủ nấu cơm. Bởi thế, từ Vẫn thứ tư phải tiếp nối:  
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ
Và biết bao tuổi thơ lâm vào cảnh:
Tuổi thơ tôi đói ngủ
Thương cánh cò bấu bíu lời ru.
Rất dễ hiểu ra, không phải là cánh cò bay lả bay la/ bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng hay những cánh cò trắng phau phau/ ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm; mà phải là những cánh cò đi ăn đêm, những cánh cò lặn lội bờ sông…
Bài thơ Quê nghèo của Đặng Xuân Xuyến hôm nay nhắc tôi nhớ lại bản nhạc Quê nghèo từ năm 1948 của Phạm Duy với những cảnh mà từng ấy năm đã qua không một ai có thể vẽ lên hình ảnh môt quê nghèo tuyệt vời đến vậy: lũy tre còm tả tơi, những ông già rách vai cuốc đất bên đàn trẻ gầy... Rồi là một tiếng kêu thống thiết:  
Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
Vui vì nồi cơm ngô đầy
Nhưng trong tiếng kêu thống thiết ấy vẫn còn có  niềm vui là nồi cơm độn đầy ngô. Người mẹ trẻ nghèo khó dẫu cũng thở dài nhưng trẻ thơ vẫn được đi vào giấc ngủ bằng sự vỗ về yêu thương của mẹ:
Có tiếng o nghèo thở dài
Vỗ về trẻ thơ bùi ngùi
Sau hơn 60 năm đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội rồi lại thực hiện đường lối đổi mới, những tưởng quê tôi sẽ đổi thay và phát triển đầy ấm no, hạnh phúc. Ai ngờ Quê tôi của nhà thơ, một làng quê của một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội chỉ hơn sáu chục cây số, một vùng đất đã nổi danh từ 200 năm trước với Phố Hiến, một thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài trong câu: “Thứ nhất Kinh Kỳ thứ nhì Phố Hiến” vẫn không thoát cảnh Quê nghèo, vẫn chỉ là nhà tranh, là tiếng thở dài, là bát cơm mặn chát mồ hôi, là khoai sắn len vào giấc ngủ của người lớn, là cánh cò bấu bíu lời ru trong giấc đói ngủ của con trẻ.  
Quê tôi nghèo lắm còn được phơi bầy không giấu giếm trong cảnh chợ làng:
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi  
Mẹt sắn, mẹt ngô
Hàng hóa chỉ có thế, không thấy con tôm, con cá, con gà, miếng thịt lợn…
Chợ quê không nhiều người và phong phú hàng hóa như chợ huyện, chợ tỉnh nhưng từ nghìn đời nay chợ quê không chỉ là nơi đổi chác mua bán mà đối với dân làng còn là một nơi gần gụi thân thương chung của mọi người đồng thời cũng là một sắc thái riêng của văn hóa làng trong văn hóa chung của dân tộc. Bởi thế từ nghìn đời nay, bao người ao ước:
Muốn cho gần chợ mà chơi
Gần sông tắm mát, gần nơi đi về
Nhưng bây giờ cái chợ quê của nhà thơ chỉ còn là một cái chợ “èo ọt’ với vài dăm món hàng rẻ tiền như nải chuối, mớ rau, mẹt sắn mẹt ngô thì hiển nhiên cảnh họp chợ phải gần như vắng hoe:
Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua
Kẻ bán người mua, tất cả đều chung một tâm trạng buồn chán trước một phiên chợ đang tàn tạ không còn chút sự sống:
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi.
Quê tôi nghèo lắm, nghèo đến xót xa cõi lòng khi thấy hình hài  lũ trẻ:
Lũ trẻ gầy như con cá mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Nhìn lũ trẻ Quê nghèo trong thơ Đặng Xuân Xuyến, bỗng dưng tôi nghe văng vẳng tiếng hát trẻ trung trong câu ca dao:
Gió đưa gió đẩy… về rẫy ăn còng 
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua…  
Rồi lại ùa về thêm trong tôi những lời kể của nhà văn Tô Hoài:
“cái thuở bé sao mà lâu thế, dài thế. Bắt châu chấu bán cho người chơi chim họa mi. Bán không hết thì vặt cánh, bóp bụng cứt, rang khan với muối, ăn vã. Rồi thì kéo bọn đi hun chuột đồng, chuột luộc, chuột rán đều ngon. Quả sấu, quả nhót dầm nước mắm ớt, bây giờ đến mùa vẫn nhớ thèm và nói đến vẫn còn tứa nước rãi. Hôm nắng hanh thì lùng các bụi tre bắt rắn ráo ra phơi mình, chúng nó là rắn, nhưng rắn ráo, rắn nước, rắn mỏng không có nọc độc, thịt mềm như thịt gà con luộc..."  (trích Chiều chiều).
Bây giờ đâu còn dễ kiếm được con còng, con cá, con cua đồng, đâu còn bắt được châu chấu, chuột đồng, rắn ráo, rắn nước rắn mòng, đâu còn hái được quả sấu quả nhót nơi quê nhà…nên lũ trẻ mới ra cái hình hài, cá mắm mốc meo đáng thương kia.
Những thân hình đói khổ ấy làm sao chứa đựng được những tâm hồn lành mạnh mà trong họ chỉ có:
Nơm nớp âu lo đời như chiếu bạc
Với sự sống quẩn quanh chật hẹp tù hãm như những:
con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình
Quê tôi nghèo lắm. Vậy nguồn gốc của nông nỗi nghèo lắm ấy là từ đâu?
Hãy nghe nhà thơ cắt nghĩa:
Trước hết là nỗi khổ đau truyền đời chưa dứt:
Nước mắt rơi từ thời chị Dậu
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Và giờ đây cộng thêm:
Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
Ô hay, sao lại là tội của chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp ấy?
Cổng làng có từ xa xưa ở làng quê Việt Nam. Ngoài ranh giới phân chia, cổng làng thể hiện rõ hồn cốt của làng. Nó được dựng lên để bảo vệ làng khi có giặc giã, trộm cướp và thường được dựng bằng tre, nối liền với những lũy tre bao bọc quanh làng. Bên cạnh cổng làng có điếm canh, ngày cổng mở để dân làng đi lại, đêm làng cử người canh ở điếm, kiểm tra người lạ vào làng. Những chiếc cổng làng xưa cũ ấy đã đi vào thơ ca với những nét đẹp giản đơn mà thơ mộng:
Ngày nay dù ở nơi xa
Nhưng khi về đến cây đa đầu làng
Thì bao nhiêu cảnh mơ màng
Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre 
                                 (Bàng Bá Lân)
Giờ cổng làng xưa không còn nữa. Quê thì nghèo rớt mồng tơi mà người ta lại xây cổng làng hoành tráng quá. Cổng làng không còn là nơi thông báo cho người khác biết về địa giới hành chính của làng nữa mà dường như chỉ để khoe mẽ:
Sừng sững bê tông cốt thép
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai
Và chính vì thế, người ta đâu biết:
Chiếc cổng làng thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
Bài thơ kết thúc với hai câu nhưng câu thứ nhất cũng đai lại ba tiếng: Quê tôi nghèo. Và trong mọi cái nghèo đã nói, xót xa hơn cả là cái nghèo trong câu kết thứ hai:
Nghèo cả giấc mơ         
Đến giấc mơ cũng nghèo thì nói gì đến hoài bão ước mơ lớn mà biết bao sự đổi thay tốt đẹp ở đời thì chỉ thuộc về những người có hoài bão, biết ước mơ! 
*
Trong muôn vạn bài thơ của các kiểu người người làm thơ, nhà nhà làm thơ ngày nay với tràn ngập những bài thơ sáo mòn, nhạt thếch và cũ rích, thậm chí có nhiều bài như cỏ dại và nấm độc, thì bài thơ Quê nghèo của Đặng Xuân Xuyến là một bài thơ xứng đáng được những người yêu thơ đích thực đón nhận. Trước sự nghèo khổ của Quê hương, nhà thơ đã không câm lặng mà đã cất lên những tiếng thơ chân thật và đầy xúc động thể hiện những nỗi xót lòng đối với làng quê, với người dân quê của mình. Những tiếng thơ chân thật đến xót lòng ấy cũng là tiếng nói chung cho nhiều người đang còn có những “Quê tôi” chưa thoát cảnh đói nghèo.
Mặc dù Bộ máy truyền thông Nhà nước đang tán dương mức tăng hơn 11 lần về thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam trong 20 năm qua, nhưng tôi không hề tin đến cuối thế kỷ này, Chủ Nghĩa Xã Hội sẽ hoàn thiện ở Việt Nam; tôi cũng không hề trông chờ vào sự đổi thay kỳ diệu trong ảo tưởng như câu thơ từ nửa sau thế kỷ trước:
Năm năm mới bấy nhiêu ngày
Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều
                                     (Tố Hữu)
Tôi chỉ mong rằng, trên mọi miền đất nước, bà con dân quê chúng ta sẽ tự cứu mình để sớm hết cảnh “Quê nghèo”, nghèo đến xót xa cõi lòng như trong  thơ Đặng Xuân Xuyến.
___________________________
 Góp ý riêng với tác giả về một câu thơ:
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Tiểu thuyết “Sống mòn” đề cập đến một vấn đề nhức nhối của người trí thức trong thời đại cũ, những văn nghệ sĩ nhiều khao khát, giàu lý tưởng nhưng cuộc sống cứ mòn dần, lụi dần bởi mối lo cơm áo. Giáo Thứ trong tác phẩm “cũng mang tiếng ông giáo với bà giáo, quần áo là, sơ mi trắng, thắt ca vát, giầy tân thời, thứ Năm, Chủ Nhật diện ngất, tưởng mà mỡ lắm, thế mà kì thực bụng chứa đầy rau muống luộc”. Chứ Giáo Thứ có oan khiên gì đâu?
Tôi nghĩ có lẽ đúng nên là: “Tiếng oan khiên từ thời anh Pha”
Anh Pha trong “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, một nông dân nghèo khổ, sống thật thà, chân chất nhưng lại không tránh khỏi “tai bay vạ gió” từ những con người tưởng như cũng bần cùng như anh nhưng vẫn thiếu mất sự cảm thông và cái tình, cái nghĩa như Trương Thi rồi đến bọn thống trị hách dịch bạo tàn, ra sức cướp bóc tô thuế, không ngần ngại tra tấn những người nông dân cùng khổ như tên địa chủ Nghị Lại và bọn Quan huyện, lính lệ không ngừng tìm mọi cách vơ vét người nông dân đến khánh kiệt và đưa anh Pha đến bước đường cùng.
 *
Sài Gòn 17-06-2016
NGUYỄN BÀNG
.

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

TRỞ VỀ CÁT BỤI - THƠ TRƯƠNG THỊ THANH TÂM


Truong Thi Thanh Tam
20 thg 12 (3 ngày trước)

tới tôi




Ảnh tác giả TTTT


TRỞ  VỀ CÁT BỤI  

               ***
Nắng theo về trên tóc 
Từng sợi bạc xuyến xao 
Thèm một mùa trăng khuyết 
Nghe sầu dâng lên cao 

Tôi xa rồi từ đó 
Hoa bần trắng ven sông 
Bìm bịp kêu nước lớn 
Người ơi buồn hay không?

Gío thu như hơi thở 
Để hồn còn chơ vơ 
Tôi một đời lá ngủ 
Tiếc một thời ngu ngơ 

Tôi đong đưa vạt nắng 
Tô hồng thêm má môi 
Quên nỗi buồn đi thôi 
Cho cành xanh áo mới 

Hè đi rồi thu tới 
Chờ mảnh vỡ cuộc đời 
Rồi cùng với nụ cười 
Trở về cùng cát bụi.

          TRƯƠNG  THỊ THANH TÂM
                      Mytho 

MERRY CHRISTMAS AND HAPPY NEW YEAR 2018




 




 





NHÂN DỊP  LỄ  GIÁNG SINH 2017 VÀ ĐÓN CHÀO NĂM MỚI DƯƠNG LỊCH 2018 NHÃ MY CHÂN THÀNH CẢM TẠ:

QUÝ THI HỮU ĐÃ GỬI BÀI VỞ CHIA XẺ VỚI BLOG NHÃ MY.

QUÝ NHẠC SĨ ĐÃ PHỔ NHỮNG CA KHÚC  TỪ THƠ CUẢ NM.

QUÝ BAÓ , QUÝ TRANG MẠNG VĂN HỌC ĐÃ ĐĂNG CÁC BÀI VIẾT CỦA NM VÀ QUÝ TRANG BẠN ĐÃ MỞ LINK  LIÊN KẾT VỚI BLOG NM.

QUÝ BẠN ĐỌC CỦA TRANG FACEBOOK SUONG LAM VÀ BLOG NM ĐÃ ĐỌC BAÌ GHI CẢM NHẬN.

KÍNH CHÚC QUÝ ANH CHỊ , BẠN BÈ , CÁC EM VÀ GIA QUYẾN MỘT NĂM MỚI NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG , VUI VẺ , AN LÀNH , HẠNH PHÚC.

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

MAI ĐÂY - THƠ MẶC PHƯƠNG TỬ

tong minh
Tệp đính kèm19 thg 12 (3 ngày trước)

tới Lê, tôi, Kim, Dao 




Hình ảnh có liên quan



MAI Đ ÂY


Nắng đã lên rồi, sương chữa tan
Đời hiu hắt gió mộng mây ngàn.
Đã bao thu đến mùa thay lá
Chừng bấy đông còn lớp diễn trang.
Đá lạnh hồn khuya bờ ảo vọng
Trăng nghiêng mặt bể sóng hoang tàn.
Đi-về một cõi tâm tư ấy,
Nào có riêng gì giữa thế gian.

Giữa thế gian, mà lắm thế gian
Ai hay sương khói vẫn mơ màng
Cuộc đi cuộc hẹn dường chưa trót
Cuộc đến cuộc chờ vẫn đợi sang.
Sầu tiếp  say sưa bao điệp khúc
Đời đang nắn nót một cung đàn.
Mai đây nắng ráo đường tao ngộ
Bát ngát lòng xuân nhịp sống tràn.

Saigon, 18.12.2017
MẶC PHƯƠNG TỬ.


Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

GIẤC MƠ MÙA ĐÔNG- THƠ NHẬT QUANG


nhat quang
Tệp đính kèm18 thg 12 (3 ngày trước)

tới tôi 
Kính gởi Nhà thơ Nhã My!

Kính thăm sức khỏe chị, chúc chị một mùa giáng sinh an lành.





GIẤC MƠ MÙA ĐÔNG

Giấc mơ...lãng đãng phiêu bồng
Sa chân lạc giữa mùa Đông lạnh sầu
Gọi em chạm tới canh thâu
Ngàn sao rụng vỡ , đêm sâu lặng tàn

Mong em lay vạt nắng vàng
Hong mùa Xuân ấm, rộn ràng hương hoa
Ngỡ ngàng giấc mộng bay xa
Giật mình, Xuân chợt vỡ òa trong mơ…

        NHẬT QUANG
          (Sài Gòn)

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

CỎ KHÂU 1-2 - THƠ LÊ KIM THƯỢNG


Sinh Lê
Tệp đính kèm17 thg 12 (3 ngày trước)

tới tôi 
GỬI "NHÃ MY - NGỌC SƯƠNG" BÀI THƠ TÌNH LỤC BÁT
CHÚC VUI KHỎE

NHA TRANG, 18/12/2017 - LÊ KIM THƯỢNG










CỎ   KHÂU  1 - 2  

1.


 “Nước sông sao lại chảy hoài
Thương người xa xứ... lạc loài đến đây
Đến đây, thì ở lại đây
Chừng nào bén rễ, xanh cây... hãy về...”                     
Tôi đi muôn dặm sơn khê
Mà lòng nhớ mãi nẻo về cố hương
Mù say trong cõi Vô Thường
Hồn về Cố quận... dặm trường hư không...

Đình xưa cây Gạo còn bông
Mùa về nở đỏ, đỏ hồng xốn xang
Người về qua cánh đồng làng
Mùa vui biển lúa nhuộm vàng nắng hây

Hàng tre đứng đội trời mây
Đường quê trải nắng... nắng đầy ngàn lau
Vườn em trắng nụ hoa cau
Cho tình mới chớm với nhau... rụt rè...

Cu Cườm gáy giục bờ tre
Gà trưa vẳng tiếng nắng hè xa xôi
Con đò neo bến đơn côi
Ngàn hoa nắng rụng... trôi trôi bồng bềnh

Bến sông gió lộng thênh thênh
Lục Bình theo sóng lênh đênh tháng ngày
Người về vui thú cỏ cây
Trăng - Thơ - Cờ - Rượu... sum vầy cố nhân...

2.   


Trăm người quen... mấy người thân?
Rượu bầu, thơ túi... mòn chân giữa đời
Tiếng đêm Cuốc gọi rã rời
Nỗi lòng xa xứ đọng rơi nghẹn ngào

Đêm buồn ngồi ngắm trăng sao
Tiếng khuya gọi gió lùa vào phôi phai
Thềm khuya đọng tiếng thở dài
Gió qua hiên lạnh... Cửa Sài... Cỏ Khâu...

Giọt thơ nức nở trang sầu
Hồn thơ vất vưởng tìm đâu quê nhà
Buồn riêng... riêng một mình ta
Gặp ai tâm sự, sợ là... buồn chung?

Ngày qua tắt nắng mịt mùng
Trái sầu héo úa não nùng rơi rơi
Mù say tối đất, tối trời
Để người phiêu lãng... quên đời lãng du

“Bướm vàng đậu đọt Mù U...”
Câu thơ Lục Bát... tiếng ru đôi bờ
Xứ người lòng dạ thẫn thờ
Nửa vương nỗi nhớ... nửa chờ nỗi đau

Một mai... mai mốt... ngàn sau...
Hóa thân cát bụi... nhớ nhau tìm về...

                    

                    Nha Trang, tháng 12. 2017

                        LÊ  KIM  THƯỢNG



“...” Ca dao

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

CHÉN THƯƠNG ĐAU -THƠ NGUYÊN LẠC


Steven Nguyen
18 thg 12 (1 ngày trước)

tới tôi 
Gởi Nhã My
Nguyên Lạc 12/18/2017


===============================================================

THƠ NGUYÊN LẠC



Hình ảnh có liên quan

1.

CHIỀU MƯA PHỐ VẮNG

Mưa! 
Mưa! 
Lạnh buốt phố người!
Giọt rơi theo giọt
buồn trôi thành dòng!
Ngày qua.  cùng sợi sầu tuôn
Trong tôi còn lại 
 nỗi buồn này đây!



2.

TIẾNG MƯA

Tiếng than?
Mưa lạnh réo tình! 
Mơ ơi phố ấy
nhớ mình điếng tâm!
Thoảng  hương xưa
nhớ thịt nồng!
Rên tình đêm đó 
long đong đời này!
Nhớ ai 
kéo đám mây trời
Một màu xám xịt 
hồng tôi đâu rồi?!



3.

CHÉN THƯƠNG ĐAU

Phù vân?!
Ừ 
Mặc
Nắng tan!
Rượu đầy cứ uống! 
ngày tàn có sao?

Bể dâu!
nầy chén đắng trào
Uống đi 
uống cả thương đau
 nhe người!

NGUYÊN LẠC

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

CÒN BAO NHIÊU NỮA- THƠ TRƯƠNG THỊ THANH TÂM


Truong Thi Thanh Tam
17:28 (22 giờ trước)

tới tôi 



Hình ảnh có liên quan


CÒN BAO NHIÊU NỮA

              ***
Bên ngoài trời vẫn đổ mưa 
Bên trong tôi đếm giọt buồn rơi rơi 
Ước gì nhận được tin người 
Bao ngày thương nhớ...sao ai lạnh lùng 

Đêm về tim lạnh mùa đông 
Hỡi người tráng sĩ ghìm cương đi nào 
Nhìn xem hoa rũ úa nhàu 
Sao kia cứ thế dửng dưng chẳng màng 

Bỏ quên lời hứa vội vàng 
Thời gian chưa đủ đếm tàn ngón tay 
Sao tình cứ để trái ngang 
Tuổi còn bao nữa, chưa vui sum vầy 

Mai kia đường lộ trãi dài 
Một mình rão bước, tiếc lời hôm nay 
Kia sao, chẳng để tình say 
Sầu riêng xin để gom về phần tôi 

Đừng buồn thôi nhé người ơi 
Hãy chung nỗi nhớ, chia đôi nỗi buồn 
Đời người rồi cũng qua mau 
Còn bao nhiêu nữa, môi chưa chạm vào...

                   TRƯƠNG THỊ THANH TÂM 
                                    Mytho