CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

TRĂNG TRONG THƠ NGÃ DU TỬ VÀ THÍCH TÍN THUẬN- CHÂU THẠCH (VÀ Ý KIẾN CUẢ ĐỘC GIẢ FACEBOOK )

Trạn Trương Văn
7 Tháng 11 lúc 20:21

Trong hình ảnh có thể có: Thích Tín Thuận, Ä‘ang ngồi·
Trong hình ảnh có thể có: Ngọc Dũ Phạm, đang cười
(Ảnh Thích Tín Thuận và Ngã Du Tử)

TRĂNG TRONG THƠ NGÃ DU TỬ VÀ THÍCH TÍN THUẬN


LỘI DƯỚI ĐƯỜNG TRĂNG

Chiều xuống vội phía hoàng hôn úp mặt
Ai treo mảnh trăng trên đầu non
Màu ánh sáng dịu kỳ vằng vặc
Bức tranh quê toát lên rực mảnh hồn

Tay nắm chặt nghe đêm nghìn lau lách
Lời trần tình loài dế giục trong đêm
Một tấc dạ cùng lòng son hiển hách
Biết nhân gian có thân ái nỗi niềm

Giữa quạnh vắng nghe muôn trùng im ỉm
Con đường quê hun hút đến vô cùng
Chân vẫn bước trong ân cần bóng ngả
Quan san ơi ! Lòng đau đáu riêng chung

Vẫn quê mẹ, vẫn con đường mùi lúa
Thời gian trôi hương vị cứ ngọt ngào
Ai xa xứ nghe hương đồng mời gọi
Như tình ca, như tiếng mẹ ca dao

Chân vẫn bước dưới dòng trăng lênh láng
Nghe cơ hồ róc rách chảy hàng cây
Những ai đi đâu? – Ta về đây
Uống nỗi nhớ nghe ngọt ngào tim óc

Tiếng đạp xe của người chở rau lóc cóc
Nghe nhỏ dần lối ngược phía đường xa
Mím môi chặt cùng con đường thổn thức
Ai giàu sang, ai cùng khó một thời

Đêm yên ắng trăng rất gần với núi
Góc non sông ôm chẳng hết nửa đời
Trăng bình yên rọi ánh sáng nơi nơi
Và tiếng dế mơ màng trong nhạc điệu.

NGÃ DU TỬ


XA VẮNG

Xa nhau rồi lối cũ chỉ vầng trăng
Lẻ loi chiếu giữa đẳng đằng diệu vợi
Không gian tĩnh mặc côn trùng nhạc trổi
Mây lững lờ kệ gió thổi về đâu

Xa nhau rồi mới thấu nỗi niềm đau
Hồn quánh lại ruổi tim nhàu băng giá
Câu tình nghĩa nhạt nhòa không bút tả
Ngấm giọt buồn dòng lệ đá trào lăn

Xa nhau rồi đêm vòi vọi bóng trăng
Giày lối dạ gót trầm thăng nỗi nhớ
Bao hờn tủi đắng lòng câu cách trở
Gió mây lồng bụi than thở đường xa

Xa nhau rồi nỗi nhớ chỉ mình ta
Men cay đắng cạn chén ngà say khướt
Thân khách lữ khoác sương làn ngũ trược
Gẫm nghĩa tình câu mất được vờn bay

Xa nhau rồi ai giận xót lòng ai
Trăng bóng lẻ vẫn đêm cài song khuyết......
THÍCH TÍN THUẬN

LỜI BÌNH : CHÂU  THẠCH


Thích Tín Thuận là một nhà sư, ông tu hành ở một ngôi chùa tại Quảng Trị, Ngã Du Tử là một nhà thơ ở Sài Gòn, đã từng xuất bản tập thơ “Chơi Giữa Thường Hằng”. Đọc hai bài thơ nói về trăng của hai tác giả, cảm nhận đầu tiên của tôi là rất hay, cảm nhận thứ hai của tôi là nếu hai bài thơ nầy đặt gần nhau thì nó tá khách vào nhau, cho ta hưởng cảm xúc trọn vẹn về trăng trong đôi mắt thưởng ngoạn và trăng trong tâm tư nhân vật.
Đọc khổ thơ mở đầu “Lội Dưới Đường Trăng” của nhà thơ Ngã Du Tử, ta có ngay một mãnh trăng tuyệt đẹp làm xao động tâm hồn:

Chiều xuống vội phía hoàng hôn úp mặt
Ai treo mảnh trăng trên đầu non
Màu ánh sáng dịu kỳ vằng vặc
Bức tranh quê toát lên rực mảnh hồn

Ngược lại nếu đọc khổ thơ mở đầu “Xa Vắng” của thầy Thích Tín Thuận ta sẽ cảm nhận trăng có một vẽ đẹp buồn và lạc lõng:

Xa nhau rồi lối cũ chỉ vầng trăng
Lẻ loi chiếu giữa đẳng đằng diệu vợi
Không gian tĩnh mặc côn trùng nhạc trổi
Mây lững lờ kệ gió thổi về đâu

Chữ “mặc” trong câu thứ ba và chữ “kệ” trong câu thứ tư cho ta thấy tâm trạng buồn thể hiện trong cái nhìn của tác giả. Tất nhiên trăng trung tính, nó vẫn đẹp như chính nó, nhưng “Người buồn cảnh có vui đâu” khiến cho trăng của Thích Tín Thuận “lẽ loi”. Không gian và côn trùng, mây và gió của Thích Tín Thuận chỉ hòa hợp vì sự buông thả chớ không vì muốn đến cùng nhau .

Qua khổ thơ thứ hai của “Lội Dưới Đường Trăng” ta thấy nhà thơ Ngã Du Tử nhìn trăng với tất cả sự lạc quan của mình;

Tay nắm chặt nghe đêm nghìn lau lách
Lời trần tình loài dế giục trong đêm
Một tấc dạ cùng lòng son hiển hách
Biết nhân gian có thân ái nỗi niềm

Đêm trong tâm hồn Ngã Du Tử là tiếng reo ca của dế, như thổ lộ cho tấm lòng son sắc của nhà thơ. Câu thơ “Biết nhân gian có thân ái nỗi niềm” là một sự băn khoăn nhưng không đánh dấu hỏi, nghĩa là nhà thơ còn tin tưởng nhiều đến sự thân ái của nhân gian.

Đọc khổ thơ thứ hai của “Xa Vắng” ta thấy nhà thơ ThíchTín Thuận có cái nhìn bi quan hơn;

Xa nhau rồi mới thấu nỗi niềm đau
Hồn quánh lại ruổi tim nhàu băng giá
Câu tình nghĩa nhạt nhòa không bút tả
Ngấm giọt buồn dòng lệ đá trào lăn

Tất nhiên với tâm trạng như thế thì nhà thơ đâu còn nhìn trăng đẹp với đôi mắt thưởng thức nữa. Trăng tất nhiên vẫn luôn đẹp nhưng cái đẹp ấy đã đánh động tâm tư nhà thơ hướng về một kỷ niệm sống không tốt đẹp như trăng.
Với cái nhìn trăng hiện tại nhưng tâm tư nhớ về quá khứ, nhà thơ Thích Tín Thuận đi dưới trăng, bước trong trăng nhưng trong ông trăng như đang ở một miền xa diệu vợi:

Xa nhau rồi đêm vòi vọi bóng trăng
Giày lối dạ gót trầm thăng nỗi nhớ
Bao hờn tủi đắng lòng câu cách trở
Gió mây lồng bụi than thở đường xa

Thế nhưng, nhà thơ Ngã Du Tử thì ngược lại. Tác giả đi dưới trăng, bước trong trăng và thấy trăng của quá khứ nằm trong hiện tại:

Giữa quạnh vắng nghe muôn trùng im ỉm
Con đường quê hun hút đến vô cùng
Chân vẫn bước trong ân cần bóng ngả
Quan san ơi ! Lòng đau đáu riêng chung

Vẫn quê mẹ, vẫn con đường mùi lúa
Thời gian trôi hương vị cứ ngọt ngào
Ai xa xứ nghe hương đồng mời gọi
Như tình ca, như tiếng mẹ ca dao

Từ bóng trăng hiện tại, nhà thơ Ngã Du Tử lạc quan đến cực độ khi thấy “Thời gian trôi hương vị vẫn ngọt ngào”, nghĩa là ông hưởng trọn vẹn hạnh phúc của quá khứ trong hiện tại.
Thế rồi bước qua những khổ thơ cuối, nhà thơ Ngã Du Tử tả trăng tràn ra khắp cùng vận vật, lai láng một màu sắc lung linh và êm ái một thứ tiếng động ngập làm bình an tâm khảm:

Chân vẫn bước dưới dòng trăng lênh láng
Nghe cơ hồ róc rách chảy hàng cây
Những ai đi đâu? – Ta về đây
Uống nỗi nhớ nghe ngọt ngào tim óc

Tiếng đạp xe của người chở rau lóc cóc
Nghe nhỏ dần lối ngược phía đường xa
Mím môi chặt cùng con đường thổn thức
Ai giàu sang, ai cùng khó một thời

Đêm yên ắng trăng rất gần với núi
Góc non sông ôm chẳng hết nửa đời
Trăng bình yên rọi ánh sáng nơi nơi
Và tiếng dế mơ màng trong nhạc điệu

Trong ánh trăng tuyệt vời đó, nhà thơ đã cho “Tiếng đạp xe của người chở rau lóc cóc/ Nghe nhỏ dần lối ngược phía đường xa” làm cho người đọc trong vô thức như thấy được thời gian trôi từ quá khứ, qua hiện tại, đến tương lại dội vào tâm hồn từng tiếng nhạc mê ly.

Khác với Ngã Du Tử, nhà thơ Thích Tín Thuân thấy mình cô đơn dưới trăng. Nhìn trăng nhà thơ thêm sâu nhiệm về cái thân ngũ trược của con người:

Xa nhau rồi nỗi nhớ chỉ mình ta
Men cay đắng cạn chén ngà say khướt
Thân khách lữ khoác sương làn ngũ trược
Gẫm nghĩa tình câu mất được vờn bay

Xa nhau rồi ai giận xót lòng ai
Trăng bóng lẻ vẫn đêm cài song khuyết......

Hai câu thơ cuối “Xa nhau rồi ai giận xót lòng ai/ Trăng bóng lẽ vẫn đêm cài song khuyết…” tưởng là một một tiếng than nhưng không phải, ở đây nhà thơ khẳng định một định luật sống giữa đời. Ai đã để xót lòng nhau thì đêm đêm trăng bóng lẽ sẽ cài song khuyết cho một hoặc cho cả hai người. Câu thơ“Men cay đắng cạn chén ngà say” đừng nên nghĩ men là rượu. Đối với nhà thơ, cay đắng cùng dìm hồn người say khướt. Sự khoái lạc trong suy tư về cái mất, cái đươc trong cuộc sống khi hiểu được cũng là lúc ngộ ra chân lý. Lúc đó mọi sự vờn bay trong cái nhìn thiền quán của đôi mắt và thiền tịnh của tâm hồn.

Có người sẽ hỏi rằng, vì sao thơ của một vị chân tu lại trăn trở nhiều hơn thơ của một thi nhân bình thường? Xin trả lời: cả hai là thi sĩ. Thi sĩ thì tâm hồn rung động theo con tim mình, theo biến chuyển của tâm trạng mình, theo thời gian khác nhau và hoàn cảnh khác nhau, miễn là sự rung động đó được diễn tả thật với lòng mình và xao xuyến lòng người thì được chấp nhận. Ở đây nhà thơ Ngã Du Tư đã viết một bài thơ trăng tuyệt vời, nhưng có lẽ trong niềm xao xuyến trước vẽ đẹp của trăng, nhà thơ quên đi thế sự. Ngược lại nhà thơ Thích Tín Thuân nhìn trăng một mình, ông quay lại với xúc cảm thật của một thi nhân, và đáng trân trọng thay những lời thơ không bị trói buộc bởi những câu nệ tầm thương , mà vụt bay lên, vọng tiếng buồn trong trăng nhưng vẫn thanh bai, trong sáng vô biên, quyến luyến hồn người khi đọc nó.
Cả hai bài thơ nếu để cạnh nhau mà đọc, đọc bài nầy trước, đọc bài kia sau và ngược lai, ta sẽ thấy mọi vẽ đẹp của trăng trong ngóc ngách tâm hồn con người. Ta sẽ hiểu nhà thơ không cần phải bó buộc cảm xúc mình gò bó trong bất cứ điều gì , cũng từ đó ta yêu và để sự tự do cho người sáng tác văn chương./.

CHÂU  THẠCH

CÁC BÌNH LUẬN KHÁC:


Ha Thai TUyệt vời anh Châu Thạch ơi!

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 tuần

Trạn Trương Văn Cảm ơn anh Hạ Thái. Anh mà khen thì tác giả đầy niềm tin rồi!

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 tuần

Ngọc Dũ Phạm Rất cảm ơn nhà thơ Châu Thạch đã nhận định hai bài thơ trăng của 2 tác giả cảm xúc về trăng ở cung bậc và hoàn cảnh khác nhau.
Xin chia sẻ trên trang em anh nhé. Chúc anh khỏe đẻ viết cho mình, cho đời

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 tuần

Tuyết Mai Cảm ơn Anh đã cho em xem hai bài thơ rất hay và lời bình rất tuyệt của anh....

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 tuần


Hiển thị thêm cảm 



Ha Thai Tuyệt vời huynh Châu Thạch ơi!
Tôi chưa bao giờ đọc một bài bình thơ một cách kỹ càng như hôm nay.
Hai bài thơ đều hay, với nhận xét sâu sắc và cuốn hút của huynh làm tôi lâng lâng như mình đang bay bổng!

Thú thật, tôi thường tự hỏi sao huynh chỉ nhìn tất cả mọi bài thơ bằng đôi mắt với tinh thần rất nhân bản, tôi cũng tự hỏi sao huynh không tìm cho tôi, cho họ một cái gì đó đối nghịch cho bài tham khảo mang tính quân bình hơn. Tất nhiên những bài bình của Huynh từ trước đến giờ đều rất hay, rất đáng tham cứu.
Nhưng hôm nay cũng cung cách viết ấy, Huynh đã cuốn hút tôi vào một chiều suy luận như Huynh, có cái tôi chưa nhận ra thì Huynh đã dẩn dắt, sự dắt dẩn cũng công bằng gợi ý rất phân minh! . 
Từ lâu tôi đã thán phục Huynh, nay cái mức độ đó vút tăng ngoài tưởng tượng.
Biết nhau đã lâu, Huynh thừa rõ tính khí của tôi, bộc trực, thẳng thắn... Ghét trò đóng kịch đầu môi, trình diễn ....
Nói thêm, khi nhìn lại căn nhà của gia đình Huynh, gợi nhớ cho tôi rất nhiều, con đường Quảng Trị - Huế từ bến xe NH làm sao không ngang qua Long Hưng, qua Cầu Dài... Tôi gốc QT, học Huế từ khi 7 tuổi cho đến 17, biết bao lần đi lại con đường ấy, nhìn căn nhà ấy... kỷ niệm biết bao nhiêu, cho nên khi Huynh post hình trên bài thơ NHÀ TÔI, tôi nhìn và xúc động ghi xuống ngay bài thơ "Tặng Huynh &..." Chiều nay nhà thơ Phan Khâm xin bài đó cho Đặc San Mùa Xuân QT vùng Hoa Thịnh Đốn.
Có lẽ tôi đã quá dài dòng, nhưng cũng chưa hết ý, thôi đành hẹn.
Cám ơn Huynh đã giới thiệu 2 bài thơ HAY QUÁ LÀ HAY kèm nhận xét RẤT XỨNG ĐÁNG.
Rất chân tình, 
Hạ Thái

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 tuầnĐã chỉnh sửa

Trạn Trương Văn Có hai người ở hải ngoại đã cho Châu Thạch niềm tin để viết. Đó là Liêu Tiên Sinh Thái Quốc Mưu và Hạ Thái Trần Quốc Phiệt. Châu Thạch tin tưởng hoàn toàn vào lời nhận xét của hai vị nầy vi trình độ thẩm thấu văn chương của họ và tư cách ngay thẳng của họ. Con dế mèn nầy có gáy được ngày nào cũng không quên ân tình của những cánh tay vàng đã nâng đở. Trân trọng vô cùng những lời khen chân thật!!!

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 tuần

Du Thuy Khuc Hai bài thơ thật hay và Huynh đã làm cho ánh trăng trong thơ trở nên đẹp và huyền diệu hơn 💕💕

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 tuần

Vo Chan Cảm ơn Huynh nhiều..
Huynh đã đem hai bài thơ thật hay giới thiệu và đã tô điểm cho ánh trăng trong hai bài thơ càng đẹp thêm..lung linh hơn... mến phục...
Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 tuần

Lang Truong Trăng Du Tử viễn du miền ký ức 
Đêm diệu huyền tìm đậu bến sông quê 
Trăng thầy tu hao khuyết nửa câu thề

Theo mây gió lạc trôi miền trần ái. 
Còn trăng Châu Thạch đúng là trăng mê gái 
Í lộn rồi, xin viết lại: bị gái mê ! 
Bài bình hay. Hai bài thơ cũng rất hay, man mác, mơ màng. Đặt hai tác phẩm của hai tác giả bên nhau là phong cách bình thơ rất đặc biệt, của riêng nhà phê bình Châu Thạch.

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 tuần

Trạn Trương Văn Kkk! Thích nhất câu "Trăng Châu Thạch là trăng bị gái mê".

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 tuần

Ngọc Dũ Phạm Lang Truong , sự phát hiện của Lang Trương quả là rất lạ, chưa thấy ai nhận định hay phê bình bằng cách đặt 2 bài sát rạt để nhận định. Lần nữa cảm ơn anh Châu Thạch nghen

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 tuần

Giao Văn Lê Ngọc Dũ Phạm - cái thì Châu Thạch, cái Ngã Du/Hai cái xem ra sướng tận cu/ Cái sướng văn chương như sướng mụ/ Đọc xong - hớn hỡ cuộc nhàn du.huhu

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 tuần

Hoai Huong Xua Trạn Trương Văn 
TRĂNG MÊ GÁI HAY LÀ BỊ GÁI, MÊ đây ta, chắc là cả hai? Nếu cả hai thì đều sẽ chết tươi bác Châu ơi.
Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 tuần

Bang Truong Cao Lang Truong ơi,
" Bệ gái mi " sao lại 
" bị" ? Bị thì CT đâu có khoái mà viết ?

Hãy nói dùm là "được" nhé. 
Cảm ơn huynhTrưỡng LT .
Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 ngày

Trạn Trương Văn Yên trí đi Hoài Hương Xưa ơi:
Trăng không mê gái
Gái chẳng mê trăng

Chẳng qua tại đám mây giăng thôi mà.
KKK!
Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 ngàyĐã chỉnh sửa

Hoai Huong Xua Trạn Trương Văn 
TRĂNG MÊ GÁI HAY LÀ BỊ GÁI, MÊ đây ta, chắc là cả hai? Nếu cả hai thì đều sẽ chết tươi bác Châu ơi.
Quản lý


Bang Truong Cao Lang Truong ơi,
" Bệ gái mi " sao lại 
" bị" ? Bị thì CT đâu có khoái mà viết ?

Hãy nói dùm là "được" nhé. 
Cảm ơn huynhTrưỡng LT .
Quản lý


Trạn Trương Văn Yên trí đi Hoài Hương Xưa ơi:
Trăng không mê gái
Gái chẳng mê trăng

Chẳng qua tại đám mây giăng thôi mà.
KKK!
Quản lý


Lê Liên Hihi... Thi đệ Lang Trương ơi ! Lồng comment của huynh Châu Thạch với bài thơ của huynh Hồng Băng thành 1 bài bình là phong cách của Lê Liên cách đây mấy năm trước rồi ....hiện tượng đình đám , làm cho vài tên GATO NÉM ĐÁ HUYNH MUỘI nhà mình quá chừng !? 
Kết quả : scandal đó đưa Lê Liên vào tầm ngắm của vài thi hữu có tên tuổi... Họ đã nhờ tỷ bình thơ của họ ...
Eo ơi! Tỷ nào dám ,... Vì chẳng có thời gian để viết! 
Ôi! Chuyện " xưa rồi Diễn..." kể lại cho dzui...u..ui..ui ...🙂😉😇😍
Quản lý


Trả lời2 ngày

Đàm Tài Nguyễn Cám ơn Trạn Huynh đã mở ngõ tâm hồn thơ , dẫn dắt người đọc bằng những cảm xúc để nhận biết về cái hay , cái buồn , cái đẹp của hai bài thơ với cảm nhận của huynh . Tuyệt vời , Trạn Huynh ạ .


Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 tuần



Hoành Trần Xin cảm ơn nhà phê bình CT!

Quản lý




ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 tuần



Hien Bui Cho No Mot Bua !. Noi Nhieu Met kho Lam Ban Oi , cho No Bo Thoi Ngang Nguoc .

Quản lý




ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 tuần



Trần Uyên Thám Thơ tuyệt vời luôn nhà thơ ơi

Quản lý




ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 tuần



Trung Duong Thơ thầy thật lắng đọng tâm tư...

Quản lý




ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 tuần



Thị Quỳnh Dung Lê Hai câu cuối của bài thơ Xa vắng là tuyệt bút. Thi nhân tên tuổi cũng chỉ đến vậy. 
Hai bài thơ về trăng là hai bức tranh tâm trạng khác nhau. Bài của Ngã Du Tử mang ý vị nhân sinh trải lòng với quê hương , với những cảnh đời khốn khó. Bài của tăng sĩ 

Thích Tín Thuận là bài thơ tự tình, nặng lòng với một tình yêu vừa vụt mất. Ánh trăng như nhân vật , đồng cảm với tâm tư hai thi sĩ. Trăng của Ngã thi sĩ là trăng bình yên rọi sáng nhân gian, tình băn khoăn và trang trải. Trăng của Thích thi sĩ là trăng lẻ loi, cô quạnh, với " mặc" và " kệ " với không gian. Trăng đi vào cõi tâm hồn mà soi thấu. Trăng tâm cảnh ở 2 bài mang bản sắc khác nhau. Ở bài đầu trăng vui , trăng rộng lòng vói những hình ảnh như: trăng treo vằng vặc, trăng lênh láng, trăng gần và trăng bình yên.
Ở bài sau, những hình ảnh như trăng lẻ loi, trăng vòi vọi, trăng bóng lẻ vẽ nên chân dung vầng trăng khuyết mơ màng gây cảm giác lạnh lẽo, cô đơn. Như muốn khắc sâu cảm giác cô đơn , xa vắng, từ " khuyết " được gắn với từ song, gợi lên hình ảnh người tình đang ôm thú đau thương khi cảm nhận tình yêu vừa trôi qua. 
Như vậy, ở hai bài thơ , ta có 2 vầng trăng khác biệt : trăng chia sẻ và trăng cô đơn
Nhà bình Châu Thạch có ngôn ngữ bình trau chuốt mềm mại vuốt lòng, dễ thâm nhập trái tim người đọc. Nhưng hình như nhà bình mới diễn giải từng ý thơ hơn.là phân tích nghệ thuật. Kết cấu bài bình có phần rối rắm. Thiển ý tôi là nên có sự so sánh tỉ mỉ hơn.về bút pháp, về cái tình trong thơ ở 2 bài.
Tôi có cảm tưởng như đây mới là vuốt thơ chứ chưa phải bình thơ. Vuốt mê hoặc . Tôi đứng xa mà ngó và học hỏi thêm. Ngưỡng mộ tài hoa.
Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 tuầnĐã chỉnh sửa




Trạn Trương Văn Trình độ mình tới đâu mình viết tới đó. Bạn hiểu sâu thì bạn viết một bài nữa để "so sánh tỉ mỉ hơn" thì tốt vô cùng. Bạn đọc lại có thêm cơ hội để thưởng thức thơ sâu nhiệm hơn thì quý lắm. Mong sớm được đọc lời bình "so sánh tỉ mỉ" của bạn.

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 tuần

Thị Quỳnh Dung Lê Trạn Trương Văn mấy hôm ni nhà có việc bận , nên không được tập trung tư tưởng , Nhờ cậu tìm bài hay cung cấp cho ạ. Còn cái gì đã đi qua, nhấn là để lần sau khoa học hơn, thuyết phucj hơn thôi . Thêm bài pt cho cái đã qua như thế mặc cả là ko văn nghệ.tí nào!

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 tuầnĐã chỉnh sửa

Trạn Trương Văn Thị Quỳnh Dung Lê Thầy TTT chắc giận bạn rồi. Bạn nói thầy "nặng lòng với một tình yêu vừa vụt mất". Thầy đã đi tu rồi thì dầu có yêu thầy cũng không làm thơ cho "tình yêu vụt mất đó đâu", vì thầy hiểu thứ tình đó chỉ là trần dục mà thôi, không đáng để làm thơ khóc lóc đâu bạn ạ. Kkk!

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 tuần

Thị Quỳnh Dung Lê Trạn Trương Văn tôi nghĩ thầy đã từng yêu trước khi đi tu., dựa vào hình ảnh, ngôn ngữ và cảm xúc trong bài mà tôi đoán.vậy. Trước khi xuất gia vào chùa, thầy có quyền yêu và viêts thơ yêu. Chỉ khi vào chùa rồi cái quyền ấy mới hạn chế dần

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 tuầnĐã chỉnh sửa

ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 tuần

Muu Thai Cá nhân tôi, nói thật - Xin đừng xem tôi xỉa xói vào vào ý kiến hay thi tứ của người khác! Bởi đó là sở thích riêng của họ. - Tôi nghĩ người lớn tuổi mà làm thơ tình, đọc nghe rất chướng. Giới tu sĩ làm thơ tình càng chướng hơn. Tôi nghĩ ông Thích Tín Thuận nên đổi thành Thích Phụ Nữ đúng hơn. 

Tôi cũng biết lứa tuổi nào nếu đầu gối còn máu thì còn yêu! Nhưng yêu thực tế kìa, còn yêu trong thơ chỉ phí thời gian vô ích. Đôi khi, còn gây ảnh hưởng xấu cho người đọc.

Xã hội bây giờ còn những thiếu sót, tình cảm giữa con người với nhau gần như mất hẳn, đạo đức quá duy đồi,... 

Là người cầm bút (tôi không có vinh dự trong giới nầy đâu nha!), phải có trách nhiệm góp phần đả phá cái xấu, đề cáo cái tốt… Cùng góp phần xây dựng một xã hội tốt hơn; giúp cho con người có đức hạnh hơn; góp phần làm cho đất nước thăng tiến hơn,… Nếu làm được như thế tốt hơn là than mây khóc gió. 

Tôi rất thích bài thơ LỘI DƯỚI ĐƯỜNG TRĂNG của nhà thơ Ngã Du Tử, bởi ông đã nói lên được tình yêu tha thiết quê hương, với những ước mơ làm đau đáu lòng mình, và, với những ước mong, hoài vọng của người xa quê khi trở lại quê nhà… Dù tôi chưa biết ông ở đâu?

Bài thơ XA VẮNG của Thích Tín Thuận, là một bài thơ tình, với khát vọng dục tình mà có thể chính bản thân y đã trải qua! Chúng ta cùng đọc lại:

Xa nhau rồi lối cũ chỉ vầng trăng
Lẻ loi chiếu giữa đẳng đằng diệu vợi
Không gian tĩnh mặc côn trùng nhạc trổi
Mây lững lờ kệ gió thổi về đâu

Xa nhau rồi mới thấu nỗi niềm đau
Hồn quánh lại ruổi tim nhàu băng giá
Câu tình nghĩa nhạt nhòa không bút tả
Ngấm giọt buồn dòng lệ đá trào lăn

Xa nhau rồi đêm vòi vọi bóng trăng
Giày lối dạ gót trầm thăng nỗi nhớ
Bao hờn tủi đắng lòng câu cách trở
Gió mây lồng bụi than thở đường xa

Xa nhau rồi nỗi nhớ chỉ mình ta
Men cay đắng cạn chén ngà say khướt
Thân KHÁCH LỮ khoác sương làn ngũ trược
Gẫm nghĩa tình câu mất được vờn bay

Xa nhau rồi ai giận xót lòng ai
Trăng bóng lẻ vẫn đêm cài song khuyết......
TTT

Ngoài ra, từ LỮ KHÁCH, Thích Tín Thuận đổi thành KHÁCH LỮ hoàn toàn vô nghĩa.

Xin nói thêm môt chút về hai chữ Lữ Khách. Trong Từ Điển Tiếng Việt, giải nghĩa hai chữ Lữ Khách: “d. Người đi đường xa”. Trớt quớt! Trong khi Lữ Khách, nghĩa là Khách trọ (ở lữ quán hay lữ điếm). Còn, “Người đi đường xa” là “Khách Lữ Hành”. 

Cuốn Từ Điển trên có 17 “học giả” của Trung Tâm Từ Điển Học mà giải thích sai như thế. Trách gì con em chúng ta càng học càng… dốt!

Trong cuốn Từ Điển Tiếng Việt, giải thích cả TỰ lần TỪ, mà để tên là TỪ ĐIỂN cũng sai. Phải đặt tên là TỪ THƯ TIẾNG VIỆT, mới đúng!
.
Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 tuần                             

Thị Quỳnh Dung Lê Ông tu sĩ ở đây làm thơ hay về diễn đạt đấy, nhưng giá như ông che bớt nhân thân, đừng để tên ở chùa của mình mà ghi tên tục đi thì nó hay hơn, tránh né được dư luận đàm tiếu.

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 tuần

Muu Thai Vấn đề không phải đổi tên hay tránh né "ta không phải tu sĩ" Mà chính do cái tâm của kẻ ấy thôi. Chúc mỹ nhân luôn khỏe trẻ trung.

Quản lý


Tuyet Linh Bui Mưu Thái/ Tui đồng ý với huynh về ý nghĩ: “Tôi nghĩ người lớn tuổi mà làm thơ tình, đọc nghe rất chướng. Giới tu sĩ làm thơ tình càng chướng hơn”
Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 tuần

Muu Thai Cám ơn sự đồng thuận của quý Mỹ nhân Tuyết Linh.
Quản lý


Trạn Trương Văn Sao quý vị cứ cố nghĩ là thầy TTT làm thơ tình yêu nam nữ nhỉ? Nghĩ như thế thật oan cho tác giả vì trong cả bài thơ thầy không đề cập đến người nữ nào. Nếu thật sự là bài thơ viết cho người tình thì thầy TTT đủ khôn ngoan để thay tên Phật bằng một bút hiệu khác. Với tôi đây là một bài thơ thổn thức vì sự ly biệt nhưng của một vị cao tăng thì phải hiểu nó sâu hơn từ ngữ của thơ. Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh hay cha Xuân Ly Băng cũng có nhiều bài thơ tương tự như vậy nhưng thật ra để nói những điều cao siêu hơn chứ không phải nói về tình yêu trai gái.
Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 tuầnĐã chỉnh sửa

Suong Lam đồng ý với Châu huynh , bài thơ của thầy TTT tuy đề tài là thơ tình nhưng là tình chung chung diễn tả tình ly biệt mà bất cứ người đọc nào cũng dễ đồng cảm Đây không phải là ái tình riêng biệt của 2 cá nhân nam nữ , sướt mướt , thê thiết hay khêu gợi dục tình...Còn nếu nhận xét thơ mà phân biệt tác giả người đời, trong đạo , già , trẻ ... thì có hơi áp đặt bởi không ai cấm tu sĩ không được làm thơ tình . Tác giả Phạm Thiên Thư trước cũng là tu sĩ đã làm rất nhiều bài thơ tình , trong đó có bài Ngày Xưa Hoàng Thị nổi tiếng một thời và còn nhiều người ưa chuộng theo thời gian . Nhà Thơ tài danh PTT còn in một tập thơ có tựa''Ngaỳ Xưa Người Tình''' tập hợp nhiều bài thơ tình (rất hay)
Quản lý

ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 tuầnĐã chỉnh sửa

ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 tuầnĐã chỉnh sửa

Muu Thai "Tác giả Phạm Thiên Thư TRƯỚC CŨNG LÀ TU SĨ đã làm rất nhiều bài thơ tình". Xin hỏi TRƯỚC KIA KHI LÀ TU SĨ NHÀ tHƠ PHẠM THIÊN tHƯ CÓ LÀM THƠ TÌNH KHÔNG? Sau khi, không còn là tu sĩ, Phạn Thiên Thư trở về người trần tục, thì ông ấy có quyền sống của riêng mình. Bởi ông không còn ràng buộc bởi giáo lý các tôn giáo. Do đó, ông ấy có guyền làm thơ tình, không ai có thể phê phán được. Hai trường hơp hoàn toàn khác biệt. Không ai có quyền cấm các ông tu sĩ làm thơ tình. Nhưng, mọi người đều có quyền phê phán những ông tu sĩ làm thơ tình. Bởi điều đó khiến người đọc thấy trong lòng kẻ tu sĩ ấy còn nghĩ đến dục vọng thường tình.
Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời1 ngày

Suong Lam đáng lẽ ra tôi không trả lời cái còm này , nhưng tôi cảm mến huynh Châu Thạch , người đặt cái TÂM khi viết bài bình thơ và đã tag bài qua trang của tôi . Thật tình tôi không có hứng thú với những còm ngoài đề tài phân tích bình luận bài thơ mà nói về (đời tư ) của tác giả bài thơ.Tôi kính phục thái độ của Thầy TTT và đồng thuận với lời còm ôn hòa nhã nhặn cuả huynh CT .
Đây là một số tài liệu về nhà thơ tài danh Phạm Thiên Thư , thời gian đang là tu sĩ và một số tác phẩm của ông đã xuất bản trong thời gian này . Tài liệu của Wikipedia và rất rất nhiều bài bình luận khác của các tác giả uy tín đã nhận xét về thơ cuả ông.

Phạm Thiên Thư sinh tại Lạc Viên, Hải Phòng trong một gia đình Đông y. Năm 1943-1951, ông sống ở trang trại Đá Trắng, Chi Ngãi, Hải Dương. Năm 1954 cho đến nay, ông cư ngụ ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh).

Từ 1964-1973: tu sĩ Phật giáo, làm thơ. Trong năm 1973, ông đoạt giải nhất văn chương toàn quốc với tác phẩm Hậu truyện Kiều-Đoạn trường Vô Thanh[1].
Năm 1973-2000: Nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh Điện công Phathata (viết tắt chữ Pháp-Thân–Tâm)...

: Phạm Thiên Thư, Động hoa vàng, Cảo Thơm xuất bản, 1971
Đạo ca 1972 
....

Ông viết Động hoa vàng những ngày đầu ngấm giáo lý nhà Phật, như đánh dấu mình vào một cõi của chính mình trong thi đàn. Dĩ nhiên, Động hoa vàng chưa hẳn là tác phẩm xuất sắc nhất trong đời viết của Phạm Thiên Thư, nhưng nó đã làm nên một "thương hiệu" của Phạm Thiên Thư. Những câu thơ đẩy cái đạo đời bềnh bồng trên cõi Phật, làm hiện hữu cái cuộc đời đáng sống trên cái mênh mang bao la của phù vân hư ảo:

Đợi nhau tàn cuộc hoa này

Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ

Tìm trang lệ ố hàng thơ

Chữ xưa quyên giục bây giờ chim đi...

Nhiều người đã cho rằng Phạm Thiên Thư đi tu mà lòng vẫn hướng về cõi tục. Ông chỉ cười: "Tôi tu theo cách của mình, tu để sống cuộc đời của mình, nuôi dưỡng lối tư duy và trí tuệ của mình". Quả thực là từ cõi Phật, ông đã làm được những điều đáng nể: thi hóa kinh Phật, sáng tác những thi phẩm hay và đẹp thuộc diện hiếm hoi trong văn học Việt Nam...Thơ của ông được nhiều người có tên tuổi trong giới và rất nhiều bạn đọc mến mộ...[3].

Hoàng Nguyên Vũ trong bài Cõi lạ Phạm Thiên Thư 

(TÔI SẼ KHÔNG TRẢ LỜI BẤT CỨ CÒM NÀO NỮA VÌ TÔN TRỌNG TINH THẦN VĂN HÓA LỊCH SỰ TỐT ĐẸP CỦA CỘNG ĐỒNG FACEBOOK XIN VUI LÒNG ĐỌC LẠI BÀI THƠ ĐỘNG HOA VÀNG (4OO CÂU) VÀ TRA CỨU THÊM TÀI LIỆU KHÁC VIẾT RẤT NHIỀU VỀ THI SĨ TÀI DANH PTT)
Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời1 ngàyĐã chỉnh sửa

Muu Thai Mỗi người có suy nghĩ khác nhau mà Châu tiên sinh. Với tôi, tôi nghĩ đó là bài thơ tình. Còn, nếu cho rằng nếu là bài thơ tình thì ông ta sẽ thay đổi tên tác gỉa thì... ông ta đúng là CÁO thứ thiệt rồi.
Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 tuần 

Lang Truong Hãy nghe người xưa nhớ nhau, xem có chút gì tục luỵ không :

Nhớ Bạn Phương Trời

Tg: Trần Kế Xương 

Ta nhớ người xa cách núi sông
Người xa xa lắm, nhớ ta không?
Sao đang vui vẽ ra buồn bã?
Vừa mới quen nhau đã lạ lùng!
Khi nhớ nhớ cùng trong mộng tưởng,
Nỗi riêng riêng cả đến tình chung.
Tưong tư lọ phải là trai gái 
Một ngọn đèn khuya trống điểm thùng.
Chớ có đem tâm hồn tủn mủn của nguỵ quân tử mà phán xét bậc chân tu.

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 tuần

Giao Văn Lê Lang Truong - những ai đã là bạn tri âm tri kỷ chí cốt mới cảm câu thứ 7 của cụ Tú là tuyệt vời. Văn tôi cũng đã có tình bạn như vậy .

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời1 tuầnĐã chỉnh sửa

Lê Liên Hoàn toàn đồng ý với Lang Truong thi đệ. Hơn nữa mỗi người cảm nhận thơ theo cách riêng của mình ...

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời1 tuần

Giao Văn Lê Lê Liên thôi đừng nói ; Ba phải ! Vì ba phải chỗ nào cũng đúng hết ! .kkkk
Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời1 tuần

Trạn Trương Văn Giao Văn Lê Ông ấy hay đùa giống Châu Thạch. Đừng giận nhé muội Liên.

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời1 tuần

Giao Văn Lê Trạn Trương Văn - LGV có khả năng uống rượu làm cho mấy thằng bạn thơ bỏ chạy ...(?) Bởi vì nhièu loại bởi vì
Dầu say hay tỉnh - nguyên xi...chính mình !

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời1 tuần

Thị Quỳnh Dung Lê Anh 
Mưu có bài thơ tình đăng cách đây 1 tháng hay, lãng mạn, kinh điển và rất cập nhật thời đại , được nhiều người yêu mến, có chướng gì đâu. Kkkkk
Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 tuần   

ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời2 tuầnĐã chỉnh sửa

Muu Thai Vậy, tất cả những bài viết trong Tự Lực Văn Đoàn giờ đăng lại là quý mỹ nhân coi như họ viết năm nay?

Quản lý


ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 ngày

Văn Thanh Không ai bỏ đời theo đạo, một người xuất gia chính là vì thấu cảm nỗi đau đời mà xuất gia tầm đạo. Đạo vì đời. Tôi nghĩ ,Thầy Thích Tín Thuận như thế.
Xa nhau rồi lối cũ chỉ vầng trăng
Lẻ loi chiếu giữa đẳng đằng diệu vợi

Không gian tĩnh mặc côn trùng nhạc trổi
Mây lững lờ kệ gió thổi về đâu ...
Như lời bình của Bác Trạn, Thầy chỉ nói lên hiện thực khách quan của đất trời với tâm tình nhân thế...Trăng vẫn sáng, côn trùng vẫn hồn nhiên trổi khúc, mây vẫn lững lờ mặc gió đẩy đưa. chữ "mặc... kệ" trong hai câu thơ theo luật vô thường của tự nhiên và xã hội, còn có ý khuyên hành giả hãy buông xã chớ quan tâm
Quản lý


Thích
Trả lời2 tuần

Trạn Trương Văn Cảm ơn anh Văn Thanh đã bình giảng hợp lý. Cách đây 10 năm tôi cũng hiểu lầm bài thơ "Thưa Em" của thầy Mạc Phương Tử. Tôi bình bài thơ ấy như lời của một người chồng viết cho vợ. Sau đó biết thầy là một tu sĩ tôi mới thấy ra cái sai của mình. Thật ra nhà sư cỏng người phụ nữ qua sông còn bị sư đồng tu đi bên cạnh chê bai nữa là. Cho nên sự thâm thúy , cao siêu của các vị chân tu bị đời ném đá không có chi là lạ đâu.

Quản lý


Giao Văn Lê Trạn Trương Văn thế gian nầy ai là " chân tu" (?) khà khà khà !
Quản lý


Trạn Trương Văn Giao Văn Lê Thi Giao Văn Lê chứ ai. Uống rượu sảng khoái, để hồn hòa vào trong sáng của thơ là chân tu đó cha nội ơi!
Quản lý


Giao Văn Lê Trạn Trương Văn - đang trên xe đò từ saigon về tệ xá - thằng 4 G còn ! Cứ ha..ha..! SỐNG !

Quản lý


Giao Văn Lê Giao Văn Lê - Về đến nhà, chảy thẳng xuống chỗ kín ...tè một phát sướng tê...tái luôn ! Đời như vậy mới ra đời ! Còn ai nói thử" Đạo " ra sao cho ta xem thử (?) như xem...?!
Quản lý


Trạn Trương Văn Giao Văn Lê Như vậy là còn trần tục, phải về nhà mới đái. Đái ngay trên xe mới là đạt đạo, thoát tục, đếch sợ chi đời kkk!

Quản lý


Văn Thanh Phải, nói được thì phải làm !

Quản lý


Giao Văn Lê Văn Thanh Ta đái có chỗ giống như mấy cha tu cũng có chỗ ! Nhưng đái nó dễ lòi ra, còn tu nó ít lòi thôi ! kkk

Quản lý


Văn Thanh Tầm nhìn của đôi mắt, Tầm nhìn của tâm hồn không ai giống ai. OK !

Quản lý


Muu Thai Thưa anh Văn Thanh, anh viết: "Không ai bỏ đời theo đạo, một người xuất gia chính là vì thấu cảm nỗi đau đời mà xuất gia tầm đạo. Đạo vì đời." Tôi nghĩ không hẳn như thế đâu anh. Quanh ta không ít những tên tu sĩ phá đạo hại đời. Ngay cả những kẻ lãnh đạo tôn giáo cũng thế. Không tin, anh nhìn lại "cuốn phim" trước tháng 4/75 thì sẽ thấy.

Quản lý


Văn Thanh Anh hiểu nhầm ý tôi rồi. VN bây giờ gần như tất nhà sư "có đất cắm dùi" thì như hầu hết là "sư mặt trận" Phá đạo lừa đời cả. Tôi muốn nhấn mạnh đến những nhà sư chân chính thôi.
Quản lý


Muu Thai Cám ơn anh. Tôi không hiểu sai đâu anh. Tìm một vị chân tu không phải dễ đâu anh ơi! Tôi biết ngay cả nhưng kẻ được "phong" làm lãnh tụ tôn giáo cũng phá đạo hại đời. Còn bọn tu sĩ bình thường phá đời hại đạo thì như kiến cỏ. Tôi nói có sách, mách có chứng không nói bậy đây anh. Cám ơn anh đã phản hồi. Thân kính.
Quản lý


Văn Thanh Công giáo 2019 năm, Phật giáo 2561 tồn tại & phát triển là nhờ có những nhà sư & cố đạo chân chính. Sở dĩ nhân gian chưa thành thiên đường hay cực lạc là bởi các Sư Cha giả danh Phá đạo hại đời cấu kết với tà ma ngoại đạo, thời nào cũng nhiều quá. Bởi thế nhân gian mới khốn khổ. Nhưng không vì thế mà chúng ta bi quan thoái chí, mất niềm tin vào chân lý cuộc sống...
Quản lý

      

Không có nhận xét nào: