CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2024

CÓ MỘT NHẠC SĨ NẶNG TÌNH VỚI MƯA? - TRẦN HŨU NGƯ

 



CÓ MỘT NHẠC SĨ
NẶNG TÌNH VỚI MƯA?
Nhạc viết về MƯA có nhiều. Nhưng có rất ít nhạc MƯA đứng được với thời gian?
Nói chung nhạc sĩ Việt Nam, nói riêng nhạc sĩ Miền Nam không phải nhạc sĩ nào dù nổi tiếng đến mấy cũng viết được nhạc MƯA?
Tôi rất ít khi viết về nhạc sĩ miền Bắc, nhất là sau 1975, vì tôi “hiểu chưa tới” những bài hát này? Tôi thường cảm nhận về “nhạc tiền chiến”- dù sao đó cũng là cái nôi nhạc Việt Nam - cũng từ cái nôi này mới sinh ra được những nhạc sĩ đóng góp cho nên tân nhạc nước nhà, trong đó có những nhạc sĩ gốc “Nam kỳ”.
Một ngày mưa…
Tôi điểm danh bất thường những bài hát viết về MƯA nổi tiếng - nó thuộc về dĩ vãng - một dĩ vãng khó quên:
-CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI của Nguyễn Văn Đông
-EM ĐẾN THĂM ANH MỘT CHIỀU MƯA của Tô Vũ
-MƯA NỬA ĐÊM của Trúc Phương
-GIÃ TỪ ĐÊM MƯA của Văn Phụng
-MƯA ĐÊM NGOẠI Ô của Đỗ Kim Bảng
-MƯA SAIGON MƯA HANOI của Hoàng Anh Tuấn & Phạm Đình Chương
-MƯA TRÊN PHỐ HUẾ của Minh Kỳ
-MƯA RƠI của Ưng Lang & Châu Kỳ
Và có một nhạc sĩ nặng tình với MƯA:
-HUỲNH ANH.
-Sinh năm 1932 tại Cần Thơ
-Mất năm 2013 tại San Francisco.
-Là con trai của nghệ sĩ Sáu Tửng chơi đờn kìm nổi tiếng miền Nam
-Bút hiệu Thủy Tiên
-Sáng tác chừng 20 ca khúc.
-Nổi tiếng với những ca khúc: Thuở ấy có em, Biết nói gì đây, Rừng chưa thay lá, Mưa rừng, Kiếp cầm ca, Lạnh trọn đêm mưa.
Nói nhạc viết về MƯA là phải ghi Huỳnh Anh đứng đầu danh sách.
Người ta còn nhớ vào năm 1961 bài hát MƯA RỪNG khi ra đời được chào đón nồng nhiệt (nói theo ngôn ngữ bây giờ là: Lan tỏa, đồng thuận, trải nghiệm…).
“MƯA RỪNG được nhạc sĩ Huỳnh Anh cảm tác qua soạn phẩm ca kịch đường rừng “Mưa rừng” của Hà-Triều Hoa-Phượng và do nữ nghệ sĩ Thanh Nga trình bày trong tuồng…”
-MƯA RỪNG (1961):
“… Mưa rừng ơi mưa rừng
Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì tình đời
Mưa sầu vì lòng người
Duyên kiếp không lâu
Mưa từ đâu mưa về
Làm muôn lá hoa rơi tả tơi
Tiếng mưa gió lạnh lùa ngoài mành
Lá vàng rời lìa cành gợi ta nỗi niềm riêng
Ôi ta mong ước xa xôi
Nhưng đêm mãi cô đơn gởi tâm tư về đâu
Mưa thương ai mưa nhớ ai
Mưa rơi như nức nở, mưa rơi trong lòng tôi
Mưa rừng ơi mưa rừng
Tìm đâu hỡi ơi bóng ngày qua
Mỗi khi mưa rừng về muộn màng
Bóng chiều vàng dần tàn lòng thương nhớ nào nguôi…”
Rồi đến KIẾP CẦM CA (1964):
“… Mưa rơi cho đời thêm nhớ thương
Hạt mưa ướt vai người tha hương
Mưa đêm ngõ thưa vắng tiêu điều
Xóm nghèo quạnh hiu, màn đêm tịch liêu
Đêm đêm đem lời ca tiếng tơ
Đời ca hát cho người mua vui
Nhưng khi cánh nhung khép im lìm
Ánh đèn lặng tắt gởi ai nỗi niềm
Người đến bên mình khi vui trăm ngàn lưu luyến
Nhưng hoa xưa đã tàn úa lâu rồi
Đời ta là bến ai qua ghé thăm đôi lần
Nhớ chăng tiếng ca cung đàn ngày xưa
Đêm nay bên thềm một bóng ai
Dừng chân bước giang hồ phiêu linh
Mưa đêm vẫn rơi mãi không ngừng
Có người ca kỹ khóc đời quạnh hiu…”
Và sau cùng là LẠNH TRỌN ĐÊM MƯA (1973):
“… Mưa buồn ơi thôi ngừng tiếng
Mưa cho phố nhỏ càng buồn thêm
Mưa rơi gác xưa thêm lạnh vắng
Phòng côi lắng tiêu điều
Đường khuya vắng đìu hiu
Đêm sầu đi trong tuổi nhớ
Bao thương nhớ chỉ là mộng mơ
Đêm nay tiếng mưa rơi buồn quá
Mưa đêm sầu riêng ai
Buồn ơi đến bao giờ
Mưa ơi mưa ơi
Mưa gieo sầu nhân thế mưa nhớ ai
Biết người xưa có còn nhớ hay quên
Riêng ta vẫn u hoài
Đêm đêm tiếp đêm nhớ mong người đã cách xa
Mưa buồn rơi rơi ngoài phố
Nghe như tiếng nhạc buồn triền miên
Đêm nao chốn đây ta dìu nhau
Trao muôn ngàn lời thơ
Chờ mong đến kiếp nào
Đêm sầu đi trong tủi nhớ
Bao thương nhớ chỉ là mộng mơ
Đêm nay tiếng mưa rơi buồn quá
Mưa đêm sầu riêng ai
Buồn ơi đến bao giờ…”
Ba bài hát MƯA nêu trên, tôi thầm hỏi rằng, động cơ nào để nhạc sĩ Huỳnh Anh viết hay đến như vậy?
-Có phải vì nghệ sĩ Thanh Nga chăng?


TRẦN HỮU NGƯ
(Giadinh, một ngày mưa do bão TRAMI 27.10.2024)

Không có nhận xét nào: