CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN BLOG NHÃ MY. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

TÌNH THƠ MỘT THUỞ - THƠ TỊNH ĐÀM

Đàm Nguyễn Tài
01:51, CN, 30 thg 12 (1 ngày trước)
tới tôi








TÌNH THƠ MỘT THUỞ .
(Gửi KIM CHI , GÒ CÔNG TÂY , GÒ GỪẠ để nhớ ngày xưa )

Nghe chừng
Lạnh bước chân đêm

Thẩn thờ trăng 
Ngả bên thềm...
Hắt hiu !

Tôi ngồi
Thắp nỗi buồn thiu
Nhớ trong hoài niệm
Chắt chiu chút tình !

Người xưa
Giờ
Cũng an bình
Nhủ tôi :
Thôi nhé duyên mình...
Bấy nhiêu !

Trả em
Dáng mộng yêu kiều
Tình thơ một thuở
Bao điêù vấn vương .

TỊNH ĐÀM
(TP.HCM. VN )


Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

HAI LY CÀPHÊ MỘT BÀI NHẠC TÌNH - THƠ NGUYÊN LẠC


Steven Nguyen
04:17, Th 5, 27 thg 12 (3 ngày trước)
tới tôi

Gởi NM-SL một bài thơ
NL 12/27/2018
............................





HAI LY CÀPHÊ MỘT BÀI NHẠC TÌNH


1.
Ngày hanh lạnh quán càphê cuối phố
Một bóng người nhẹ bước góc vắng nào
Nốt nhạc trầm đủ lắng lòng tha phương cô lữ!
Hai ly càphê đầy
hương thoảng
động nỗi nao!
Hai ly càphê
Một người ngồi 
cánh tay choàng ôm tưởng tượng khoảng không nào
Với chút vị đắng
chút hương ngọt ngào giọt càphê sớm

Uống đi em
uống tình thêm đượm!
Uống ngọt ngào yêu dấu tình ta!
Lắng lòng tôi ơi!
trầm khúc nhạc xưa
Lắng lòng em ơi!
tình khúc buồn muôn thuở!

Hello! Ôi dịu dàng lời tình ca xưa cũ
"Chào em. Anh  muốn nói: Anh yêu em!
Anh mong thấy hạt nắng rơi trên tóc em 
và lặp lại mãi: Anh ân cần em nhiều lắm!
Phải anh, người em đang tìm?
tình em đang kiểm?
Em đang cô độc ở nơi nào hay ai đó đang yêu em?"  [1]

Anh uống giùm em ly càphê riêng dành
như uống bờ môi em ngọt [2]

Hãy đắng thêm đi ly càphê ta uống!
Đủ tái tê lòng
xót xa nỗi thương nhớ muôn xưa!
Tựa vai anh đi em!
Cho trĩu nặng tình này!
Sao hụt hẫng cánh tay choàng 
khoảng không trống vắng?!

Sao ly em vẫn đầy?
đầy niềm cay đắng!
Tình anh vẫn đầy
riêng hình bóng em thôi!

Giọt đắng ly anh đã cạn!
Sao sầu ly em vẫn đầy?
Này em để anh uống giúp!

Hello! Chào em! Những nốt nhạc trầm
"Nói cho anh biết cách chinh phục trái tim em 
vì anh không biết bắt đầu từ đâu?
hãy cho anh bắt đầu bằng lời:
-- Anh yêu em!" [1]

Lời tình ca ngọt ngào!
nhưng em đâu?
vùng trời miên viễn!
Thôi hãy để anh bắt đầu bằng câu nói: 
-- Hello! Anh vẫn nhớ em!


2.
Làm cách chi trở về khung trời ấy?
Nước xuôi dòng, hoa tím lục bình
Nhẹ chiếc xuồng chở đầy mạ tươi non
Người chèo lái, người ngồi hướng mũi
Vui con nước, tiếng bìm bịp gọi
Những thân thương trái bần rụng chiều êm!
.
Dòng sông bỗng trở mình mùa bão nỗi
Vùi bao mảnh đời miên viễn...
Ôi oan khiên!



3.
Có đắng không ly càphê em tôi?
Sao vẫn đầy trong tiếng nhạc trầm?
Hình như có bóng ai vụt qua khung kính?
Anh uống cạn giúp em nhe ly càphê đắng?
Để trọn cho nhau hai ly tình buồn!
.
Tình chẳng vui, tình của chúng mình
Buồn thảm lắm, mù không tay với!


4.
Một bóng người âm thầm đêm cuối phố 
Choàng tay bên ôm chút lạnh hư không
Phố lạ xôn xao, chân sáo ai kia đó ân cần
Riêng có người 
nặng bước... 
rã rời... 
từng nhịp khổ!

NGUYÊN LẠC
............
[1] Hello - Lionel Richie: Lời nhạc tác giả chọn trích ra, tạm dịch thoát để đưa vào bài thơ.
[2] Lấy ý: Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt (Trả lại em yêu - Phạm Duy)

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

*TÌNH XƯA... ĐẸP MÃI THƯỞ BAN ĐẦU . - THƠ TỊNH ĐÀM


Đàm Nguyễn Tài
19:34, Th 3, 25 thg 12 (3 ngày trước)
tới tôi




Ảnh TỊNH ĐÀM


*TÌNH XƯA...
ĐẸP MÃI THƯỞ BAN ĐẦU .
(Gửi KIM CHI , GÒ CÔNG TÂY , GÒ GỪA để nhớ )

Em nhỉ
Đã bốn mươi năm 
Tình lỡ 
Có nhạt phai
Theo năm tháng đời người ?

Một chút tình
Son trẻ tuổi đôi mươi
Đâu dễ gợi
Trong em bao niềm nhớ ?!

Em lấy chồng
Trước ngày anh hỏi vợ
Còn tình yêu nào
Dành để cho nhau ?!

Chúng mình gặp duyên
Mà không có nợ 
Cũng đành thôi...
Xin hẹn lại kiếp sau !

Mối tình xưa
Đẹp mãi thuở ban đầu .

TỊNH ĐÀM
(TP.HCM . VN )

*Chúc chị NhãMy năm mới sức khỏe an khang , mọi sự cát tường .

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

NẮNG CHIỀU - THƠ LỆ HOA TRẦN


Tran Van Mau
06:12, Th 3, 25 thg 12 (2 ngày trước)
tới tôi

Xin goi chi
Chuc Giang sinh vui ve

Le Hoa Tran




 





NẮNG CHIỀU



Nắng chia mái tóc bạc đầu 
Ngồi bên gác vắng hát câu nhạc buồn
Đời ngàn gió đổ, mưa tuôn
Tình ta như áng hoàng hôn lững lờ 


Nắng chia hàng trúc, đôi bờ
Đường phân đôi ngã, ngày thơ qua rồi
Trời chiều rớt lạnh trên môi
Ngồi bên khung cửa nhớ người tôi yêu


Nắng chia nhờ nhạt cánh Diều
Lòng như chiếc lá muôn chiều mùa thu
Chiều tà hát khúc nhạc ru
Tình như mây khói, sương mù vây quanh


Nắng chia nửa vỡ, nửa lành
Hồn đau, xơ xác như cành chuối khô
Thương mình thương phận bơ vơ
Mượn đàn, tiếng hát, ầu.... ơ vỗ về.



LỆ HOA TRẦN

25-12-2018


Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

PHỔ THƠ THÀNH NHẠC: ĐỒNG ĐIỆU GIỮA NHỮNG TÂM HỒN (trích ) QUA NG VŨ



Minh Khoa Lê Thiên
Tệp đính kèm
17:49, Th 6, 21 thg 12 (5 ngày trước)
tới tôi


         
 
C:\Users\TTC\Pictures\NS Trong Vinh và LTMK.JPG

NS Trọng Vĩnh & nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa, đồng tác giả
hai ca khúc  “Còn mãi tuổi 15” và  “Cánh cò trên sông” 
 
  … Bài hát Còn mãi tuổi 15 của nhạc sĩ Trọng Vĩnh - phổ thơ Lê Thiên Minh Khoa đạt giải nhất tại cuộc thi sáng tác ca khúc năm 2006 do Trung tâm Văn hóa- Thông tin tỉnh tổ chức cũng là  một ca khúc nhẹ nhàng, từng làm nức lòng những người yêu thơ, yêu nhạc. “Ý thơ trong bài Trước mồ một nữ liệt sĩ trẻ của nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa đã ấp ủ trong lòng tôi từ lâu lắm.
        Tôi nghĩ, đã có rất nhiều ca khúc viết về nữ anh hùng Võ Thị Sáu  nhưng tôi muốn viết một ca khúc hình tượng cũ nhưng ý tứ mới, ca từ mới. Trăn trở nhiều rồi nhưng lời ca chưa thoát thai. Khi bắt được mạch cảm xúc trong thơ Lê Thiên Minh Khoa tôi viết một chập, 15 phút sau thì hoàn thành mạch cảm xúc”, nhạc sĩ Trọng Vĩnh kể lại. Nhạc sĩ Trọng Vĩnh tâm sự rằng, để có ca khúc phổ nhạc hay trước tiên người phổ nhạc phải yêu bài thơ và thuộc nó để có thể thả hồn theo ý thơ, để có thể ghi lại và diễn tả những tình cảm luyến láy, dìu dặt, nức nở, buồn vui qua nét nhạc giúp hồn thơ thăng hoa. Đó là lúc hồn thơ nhập vào, nốt nhạc chấp cánh bay cao.

C:\Users\TTC\Pictures\Ký họa LTMK của N hoàng.jpg



       Từ những bài thơ được phổ nhạc, có thể nói: Lê Thiên Minh Khoa  là một nhà thơ có duyên với các nhạc sĩ. Nhiều nhạc sĩ đã phổ thơ anh và có nhiều bài để lại những dấu ấn đẹp như: Bùi Thanh Hóa với Đà Lạt tím, Hoàng Lương với Phố núi, Và em, Trần Tích với Lặng lẽ tôi, Trần Quang Lộc với Về một tình yêu, Lê Nhật Linh, em ruột anh với Lối xưa, Trọng Vĩnh với Cánh cò trên sông và Còn mãi tuổi 15, ca khúc đọat giải nhất cuộc thi sáng tác ca khúc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu năm 2006…


C:\Users\TTC\Pictures\NS Hong Son va LTMK NEW.jpg

NS Nguyễn Hồng Sơn & nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa,
đồng tác giả  hai ca khúc “Một thời” và “Thành phố ngàn hoa”.   
                                       
       Theo nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa thì ngôn ngữ thơ có hai mặt:“ngữ nghĩa và tính Trong đó, theo tôi, trong 4 thành tố thuộc tính nhạc của thơ ca: âm, thanh, vần, nhịp, thì thanh và nhịp (tiết tấu) là hai yếu tố quan trọng nhất. Bài thơ có thể không vần, không cần có sự hài âm nhưng không thể thiếu yếu tố hài thanh và tiết tấu. Ngoài ra còn phải kể thêm nhạc điệu nội tại của bài thơ toát ra từ tình, tứ của bài thơ.  Nói theo lý luận mỹ học cổ điển thì “thi trung hữu nhạc”, trong thơ có nhạc, nhạc và thơ thân thiết với nhau.
     
 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgHhJ_VpSWQgopnl-EgpWEkp3KC1_l8Ky2bvbl0FRvT2qcDLezidAaLNjDo1a1amdAILgmozIej0xjiYlptrdjcmFmEa1dLCq4vIdv48pAipC_PwZH4XmhhpIjhEbDgS-bqvZqIbvCe8h7T/s400/43741213_780590905620447_598009290422222848_n.jpg
Phải sang: Nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa,  Nhà thơ Nhã My (USA),
Ca sĩ NSUT Ngọc Quỳnh, Nhà thơ  Bùi Quang Châu (Bà Rịa 2018).

        Ngôn ngữ của thơ đôi khi giao hòa với nhạc và họa. Thơ và nhạc là hai nghệ thuật riêng biệt, nhưng rất khăng khít nhau. Nếu như thơ là nghệ thuật của lời thì nhạc là nghệ thuật của âm thanh. Nếu nhạc sĩ bắt được cái tính nhạc trong thơ, cứ thử tưởng tượng thơ ẩn trong phiến lá, nếu ta đem đốt chiếc lá, tiếng reo trong lá là tính nhạc. Và khi chiếc lá cháy hết, chỉ còn những sợi khói bồng bềnh. Cái mong manh đó chính là cõi thơ. Và mùi hương phảng phất, vị lá phải chăng là hồn thơ…”
                                               QUANG VŨ.
                                   Nguồn: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Chủ nhật


           LINK ca khúc “Còn mãi tuổi 15”:

http://vannghequangtri.blogspot.com/2018/07/con-mai-tuoi-15-le-thien-minh-khoa.html

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

CUỘC TÌNH XA- THƠ THY LỆ TRANG , NHẠC CAO NGỌC DUNG


Cuc Perez
19:36, CN, 23 thg 12 (3 ngày trước)
tới tôi


https://youtu.be/pmek3bkoFeQ






CUỘC TÌNH XA

THƠ THY LỆ TRANG
NHẠC & HÒA ÂM CAO NGỌC DUNG
TIẾNG HÁT TÂM THƯ

ĐÊM NOEL - THƠ TRƯƠNG THỊ THANH TÂM


Truong Thi Thanh Tam
11:29, Th 2, 24 thg 12 (22 giờ trước)
tới tôi



Được gửi từ Yahoo Mail trên Android

Vào Th 2, 24 thg 12, 2018 lúc 7:40 SA, Truong Thi Thanh Tam
<tinhnho1053@yahoo.com.vn> đã viết:



Kết quả hình ảnh cho ảnh giáng sinh cực đẹp


ĐÊM NOEL

           ***
Nguyện cầu dưới chân chúa 
Ngài ngự đêm Noel 
Chút lòng con nguyện giữ 
Tôn kính Đức Bề Trên 

Nhớ mùa sao năm ấy 
Người rời bỏ con đi 
Chưa bao giờ trở lại 
Mùa Đông nầy ngần ngại 

Con bên hang Thánh Nữ 
Nguyện cầu những bình an 
Cho tất cả dân lành 
Trong niềm vui hân hoan 

Con quỳ bên Thiên Chúa 
Xin non nước an bình 
Người xưa quay trở lại 
Đông nầy không điêu linh 

Xin ơn Đức Chúa Trời 
Việt Nam được bình yên 
Phước lành Ngài ban đến 
Dứt khỏi những ưu phiền 

Đêm Noel rực sáng 
Lung linh những vì sao 
Ngài về ngự trên cao 
Ban con chiên ngoan hiền 

Lạy Đức Chúa Giê su 
Về ngự đêm Noel 
Lòng thành con luôn hứa 
Vinh danh Đức Bề Trên.


        TRƯƠNG THỊ THANH TÂM
                 Mytho 

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

RÉT CẰN - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN & LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN XUÂN DƯƠNG


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
08:46, Th 2, 24 thg 12 (23 giờ trước)
tới Phu, Thạch, tôi, PV, Trần, Giống, Nguyễn, Xuân, Vu, Tuyen, vandanviet, Ninh, Ninh










RÉT CẰN
.

Gói lời yêu vào lửa
Em chùng chình bước qua
Ngoái đầu, em thành lạ
Ríu chiều hiu hắt mưa

.

Chân trần dạo ngõ xưa
Lối về xa xăm quá
Mấy mùa cây thay lá
Rét cằn chẳng trổ hoa.

*.

Làng Đá, 18.11.2018

ĐẶNG XUÂN XUYẾN


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
07:20 (1 giờ trước)
tới vandanviet, Ninh, Ninh, Phu, Thạch, tôi, PV, Vu, Nguyễn, Xuân, Giống, Trần

ĐỌC “RÉT CẰN”

CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN


*


RÉT CẰN


.

Gói lời yêu vào lửa
Em chùng chình bước qua
Ngoái đầu, em thành lạ
Ríu chiều hiu hắt mưa
.
Chân trần dạo ngõ xưa
Lối về xa xăm quá
Mấy mùa cây thay lá
Rét cằn chẳng trổ hoa

*

Làng Đá, 18 tháng 11.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

LỜI BÌNH:

"Gói lời yêu vào lửa" thì nó cháy bùng lên còn gì? Và sẽ cháy bùng dữ dỗi hơn vì trong tình yêu bao giờ cũng có lửa.

Vâng! Chỉ có nhà thơ mới làm được cái việc "điên rồ" như thế. Còn người trần mắt thịt chúng tôi thì chỉ ủ nó trong đôi bàn tay còn khó.

Ôi! Yêu quá câu thơ: “RÍU CHIỀU HIU HẮT MƯA”. Giá có bình luận một câu thơ này thì như cổ nhân đã dạy: "Thuyết thi nhất thủ thị hàn tuyền", có nghĩa: Bàn về một bài thơ hay một suối sách vẫn không đủ. Với câu thơ này thì cứ cho là một khe sách vẫn chưa đủ.

Có những lúc xuất thần chỉ cần một câu thơ như thế bài thơ sẽ bừng sáng lên. Và như có lần Hoài Thanh đã nói về một bài thơ của ai đó rằng: ”Cả đời chỉ cần một bài thơ như thế đã lưu danh”. Tôi nghĩ với câu thơ độc nhất vô nhị ấy, Đặng Xuân Xuyến cũng đã lưu danh trong đời. Bỏi vì chẳng ai có được câu thơ tài hoa như thế nữa. Câu thơ không chỉ viết về một chiều mưa buồn hiu hắt mà gửi gắm trong đó bao nỗi niềm của một người si tình khi gói lời yêu vào lửa gửi người tình mà em vẫn lạnh lùng không ngoái lại. Hỏi sao lòng không RÍU lại. Nhưng nhà thơ của chúng ta vẫn không dám nhận sự thờ ơ hờ hững của em đã làm ríu lòng anh và ríu cả cuộc đời hiu hắt của anh, Vâng! Chỉ là “ríu chiều hiu hắt mưa” thôi các bạn ạ.

Tại sao lại “Chân trần dạo ngõ xưa”. Ta lại thấy được chàng thi sĩ này muốn để đôi bàn chân trần cảm nhận cho thật đủ đầy hơi ấm còn đọng lại từ thời xa xưa khi hai con người lúc nào cũng cận kề sóng bước bên nhau trên cái ngõ nhỏ bình yên trong một xóm mạc bình yên. Nhưng đó chỉ là khát vọng và chàng thi sĩ chợt nhận ra một hiện thực phũ phàng vì cái ngõ cũ giờ đã quá xa xăm. Trên cái ngõ cũ ấy dù bốn mùa vẫn thay cành trổ lá nhưng vì cái “rét cằn” của em đã làm cho tim anh buốt giá thì không thể có một loài hoa nào có thể nở, kể cả bông hoa đẹp nhất - hoa tình yêu, thứ hoa đáng ra càng rét càng bùng nở để sưởi ấm lòng nhau.

Thỉnh thoảng được đọc những bài thơ lãng đãng khói sương mịt mờ hư ảo của chàng thi sĩ đa tình và si tình Đặng Xuân Xuyến bỗng thấy lòng mình cũng nao nao một nỗi buồn man mác, một niềm tiếc nuối vu vơ, rồi cứ thế thẫn thờ mơ mộng giá như mình trẻ lại cái tuổi của Đặng Xuân Xuyến để viết những bài thơ tình như thế...

*

Bắc Ninh, 25 tháng 12.2018


NGUYỄN XUÂN DƯƠNG


ĐÊM ĐÔNG , ĐÂU CÓ CẦN ĐÊM GIÁNG SINH ĐẾN PHẢI KHÔNG EM? -THƠ NGUYÊN LẠC


Steven Nguyen
05:01 (11 giờ trước)
tới tôi

Kính gởi đến NM-SLvài bài thơ để chia sẻ đến độc giả
Chúc NM sức khỏe
Merry Christmas
NL 12/24/2018
...................................







ĐÊM ĐÔNG

*

Đèn khuya bóng gẫy bên trời
Dặn lòng đừng nhớ những lời biệt ly!

Sao băng tuyết chẳng về đi?
Lạnh thì đã lạnh ngại gì tuyết rơi?
Đêm đông chỉ một bóng thôi
Thấy đời hiu quạnh thấy tôi nỗi hàn!

Có người sợ quá thời gian
Thấy sầu  bạc tóc thấy tình hư vô!
Thấy thanh xuân với ước mơ
Vụn tan theo những ngây thơ dại khờ!
.
Tuyết ơi đừng có thập thò!
Trắng đêm hãy đổ!
Cho thơ khóc đời!
.


ĐÂU CÓ CẦN ĐÊM GIÁNG SINH ĐẾN

PHẢI KHÔNG EM? 
*

Em nguyện gì trong trái tim anh?
Đâu cần nguyện đâu em
khi tim anh trọn đầy hình bóng riêng em!


1.
Đêm Giáng Sinh. Chúa hiện xuống trần
mang niềm tin mới cho nhân thế: Công bằng. Bác ái
Có ích kỷ không em? khi anh không thích em bác ái
Em nên yêu thương riêng chỉ anh thôi!

Đêm. đâu cần vọng về những tiếng chuông ngân
Khí em đến. ngàn tiếng chuông tình hồn anh ngây ngất!
Đêm. ngọt ngào như chiêm bao. như cổ tích
Đêm. khao khát. em. bãi cát nhung êm đợi chờ nghìn sóng biển. anh. phủ tràn
những nụ hôn. thân trầm hương ngát
Đêm. tin vui. lời tình ca anh hát
ngợi ca thần tình yêu Cupid. em.  bắn mũi tên vàng ngay tim. anh ngất
Nên suốt đời vẫn mãi một phương em!

Đêm. chỉ riêng anh và em
Vòng tay đan nồng ấm
vũ điệu Rumba mê đắm
hai thân người cháy bỏng quyện tan

2.
Đâu cần đêm Giáng Sinh đến đâu em!
để chuông ngân vang niềm tin mới
Bất cứ đêm âu lo. mong đợi
Em đến. đó là đêm Giáng Sinh!

Hiện hữu em. cứu rỗi đời anh!
Có tội lỗi lắm không? khi nghĩ. em là Chúa. đến mang tin mừng riêng chỉ anh!
 Cảm ơn em. suối tóc êm nhung. mật ngot môi cong
Và. cảm ơn nụ Quỳnh hương trầm đẫm ướt. đê mê run điếng

3.
Đâu cần chờ đêm Giáng Sinh đến đâu em!
Ngàn nến hồng. lấp lánh rạng tâm
khi em đến. đêm nồng nàn đêm khát khao đêm mê đắm!
Đâu có cần đêm Giáng Sinh đến. phải không em?
 .

NGUYÊN LẠC

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

CHÙM THƠ TỊNH ĐÀM


Đàm Nguyễn Tài
05:31, Th 4, 19 thg 12 (4 ngày trước)
tới tôi








*KHI NGHE BẠN HÁT QUAN HỌ .
( Mến tặng HỒNG ĐIỆP)

Ngồi nghe
Hồn lắng theo người
Say câu quan họ
Đắm lời mến thương .

Tình rằng...
Bao nỗi vấn vương
Thơ tôi
Cũng dậy trăm đường tơ...
Rung .

*HỎI .

Nỗi mình
Cứ mãi phân vân
Nghe chừng bè bạn
Cũng dần vắng xa !

Hỏi người
Còn đó thiết tha ?
Mà sao chỉ thấy...
Một ta ngậm ngùi !

*TÌNH CHIÊM BAO .

Phương người
Trắng một trời mây
Buồn trông
Ánh mắt đã gầy...
Tháng năm !

Người còn ở chốn xa xăm
Tình chiêm bao đó ...
Tôi nằm mộng du !



*CÒN LẠI GÌ .

Còn lại gì
Chút chiều phai
Vàng theo bóng nắng 
Ngả dài thềm xưa !

Gió ru tình
Gió đẩy đưa...
Nghe trong hồn lá
Cũng vừa say mơ .

Còn lại gì
Cuối mùa thu
Đường xưa lối cũ
Tím mờ chiều rơi...

Gió thu về 
Gió chơi vơi
Nghe tiêu điều chất ngất lời...
Hư hao !

Còn lại gì
Những chiêm bao
Tỉnh ra
Là nỗi khát khao đi tìm .

Đời mơ hoài 
Một cánh chim
Tung trời mây gió
Thỏa niềm ước ao...

Còn lại gì
Những niềm đau !
Hằn lên đáy mắt
Tím màu thời gian !

Lối đi về
Lối hoang mang
Cuộc đời này
Cũng sẽ dần qua thôi !

Còn lại gì
Một tôi ơi ...!

TỊNH ĐÀM
(TP.HCM. VN )


* Gửi đến chị Sương Lam lời chúc ngày mới nhiều niềm vui , an lạc .


Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

MỘNG MƠ - THƠ TRƯƠNG THỊ THANH TÂM

Truong Thi Thanh Tam
06:06, Th 6, 21 thg 12 (2 ngày trước)
tới tôi



Được gửi từ Yahoo Mail trên Android

Vào Th 6, 21 thg 12, 2018 lúc 9:05 CH, Truong Thi Thanh Tam
<tinhnho1053@yahoo.com.vn> đã viết:







MỘNG  MƠ 

           ***
Mơ tôi giây phút tình cờ 
Tuổi mười lăm tưởng thờ ơ với tình 
Đâu rồi...sao mãi lặng thinh 
Có ai hiểu được, hai mình...vu vơ 

Mơ người một khoãng trời thơ 
Nép bên bóng núi, thuyền chờ ra khơi 
Trăng treo lơ lửng phía đồi 
Buồn như cánh vạc cả đời bay đêm 

Mơ tôi một ánh trăng rằm 
Quên đi cái tuổi mười lăm học trò 
Người xa để nhớ ngẩn ngơ 
Bao năm chưa thấy thuyền thơ quay về 

Người về xóm nhỏ ven đê 
Bao năm quán trọ trăng thề ngủ quên 
Một con thuyền mộc lênh đênh 
Qua cây cầu nhỏ gập ghềnh chốn quê 

Đời nghiêng giọt đắng nảo nề 
Chiều nghiêng bóng xế, bờ tre cuối làng 
Qua sông lỡ chuyến đò ngang 
Thuyền không bến đổ đêm tàn mộng du


            TRƯƠNG THỊ THANH TÂM
                        Mytho 

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

MERRY CHRISTMAS 2018 AND HAPPY NEWYEAR 2019




NHÃ MY THÂN KÍNH CHÚC:
QUÝ TÁC GIẢ ĐÃ GỞI BÀI CHIA XẺ CHO BLOG CUẢ NHÃ MY
QUÝ ĐỘC GIẢ CỦA BLOG NHÃ MY
QUÝ THÂN HỮU CỦA FACEBOOK SUONG LAM
CÙNG THÂN QUYẾN
MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH VÀ MỘT NĂM MỚI NHIỀU TỐT ĐẸP, THÀNH CÔNG, HẠNH PHÚC







GIÁNG SINH YÊU THƯƠNG - THƠ NHẬT QUANG



nhat quang
Tệp đính kèm
21:09, Th 4, 19 thg 12 (2 ngày trước)
tới tôi








GIÁNG SINH YÊU THƯƠNG


Binh boong…
Từng giọt chuông ngân
Giọt rơi thanh thót trong ngần đêm nay
No-el về
Hồn ngát say
Phố khuya sánh bước, vòng tay ân tình

Vì yêu thương
Chúa giáng sinh
Cho tim anh thắp lửa tình yêu em
Lung linh
Hang đá Be - lem
Đèn giăng lấp lánh bên thềm phố hoa

Dập dìu bước
Phố người qua
Thướt tha áo trắng lụa là mong manh
Thầm thì…
Em khẽ bên anh
Dâng câu ước nguyện, lòng thành cậy trông

Giáng sinh
Kết máng cỏ hồng…
Yêu thương dâng Chúa, đêm đông nồng nàn
Dẫu đời
Dâu bể - hèn sang
Nguyện ơn trên dệt mộng vàng sắt son.

                  NHẬT QUANG

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

CẢM HOÀI, CHỐN TÌM - THƠ TỊNH ĐÀM


Đàm Nguyễn Tài
01:07, 15 thg 12, 2018 (5 ngày trước)
tới tôi






*CẢM HOÀI .

Nỗi đời tôi
Nỗi khôn khuây
Như trăng viễn xứ
Đã gầy
Nẻo sương !

Nào đâu ?
Dấu mộng trên đường
Bước tha phương ...
Mỏi
Về nương chốn này .

Nỗi đời tôi
Nỗi buồn vay
Trăm năm
Đổi chút tình say...
Bên người .
Để tôi vui
Với nụ cười
Khi mơ thấy lại
Khoảng trời an nhiên .


*CHỐN TÌM.

Mỗi chiều , 
Tôi lại ngồi đây
Mắt nhìn , tai dỏng
Nghe đầy tiếng xe .

Người đông , 
Chẳng thấy bạn bè .
Lặng im tôi...
Nỗi buồn se thắt lòng !

Cái không ...
Là những long đong !
Cái còn có được...
Gởi trong tình người .
Sẻ chia ,
Dẫu chỉ bằng lời
Cũng mong nhận lấy...
Để đời vui thêm .

TỊNH ĐÀM
(TP.HCM . VN )

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

CÓ MỘT LOÀI HOA - THƠ MẶC PHƯƠNG TỬ


tong minh
Tệp đính kèm
04:42 (15 giờ trước)
tới tôi




Kết quả hình ảnh cho ẢNH LOẠI HOA TRẮNG



CÓ MỘT LOÀI HOA

Phóng tác theo bài
“Hoa sen trên tuyết”
Bản dịch của Nguyên Phong.


Mênh mông trời xứ tuyết
Phong kín bụi sương mờ
Lung linh màu diễm tuyệt
Thắp sáng bên trời thơ.

Bóng ai nhòa sương cát
Hồn ai chìm biển sâu
Thời gian màu đổ nát
Đời muôn hướng về đâu ?

Lối xưa màu cỏ biếc
Đá phơi nẻo tà dương
Ai hay đời sinh diệt
Dấu rêu nhạt chiều buông.!
Tìm đâu trong cuộc vô thường
Ta qua mấy nẻo trời sương luân hồi.

Bên trời đầy gió bụi
Bên đường đầy lệ sương
Một cành hoa nở vội
Màu trắng của tình thương.

Nhưng lòng hoa không héo
Vì là hoa vô danh
Mùi hương về khắp nẻo
Miền thanh khiết tinh anh.
Hoa nghe gió gào thét
Cuồng nộ giữa mênh mông
Lặng thầm trong sương cát
Mây trời trong mắt trong.
Vô thường giọt lệ hư không
Tâm kinh vẫn rót theo dòng thời gian.

Tình của hoa muôn thuở
Lòng của hoa khơi vơi
Lời kinh hoa vẫn nở
Thắp sáng mọi phương trời.

Kinh truyền từ cát bụi
Tâm truyền về phương tâm
Hạt mù sương chim gọi
Mắt xanh miền xa xăm.

Bây giờ màu sương cát
Là hương hoa cuộc đời
Bây giờ miền ảo ảnh
Là tình thơ muôn nơi.
Từ trong hạt bụi luân hồi
Đã nghe sinh diệt nẩy chồi vô ưu.

Ai hay trong kẻ núi
Đường mây phủ mờ xa
Tháng ngày quên đếm tuổi
Có người ngồi làm Hoa.

Chung quanh mây dệt lụa
Lòng người giữa hư không
Tiếng mõ hòa kinh tụng
Về phương trời mênh mông.

Có một loài chim nhỏ
Bên cửa động nghe kinh
Hồn xanh màu cỏ biếc
Nở nụ cười tâm linh.
Ngàn xưa ai đã vô tình
Làm xao ánh nguyệt gập gềnh lối qua.
Tay góp ngàn sương lại
Long lanh mười phương trời
Tay góp ngàn hương lại
Cho lòng về muôn nơi.


Mắt ai rơi hạt bụi
Lệ ai sầu mênh mang
Cùng người xem mây nổi
Trên đường về bình an.

Ngàn phương trời kinh mở
Trong lòng người, lòng hoa
Chim về nghe hương cỏ
Trong lòng đời bao la.
Từ ngàn xưa, tuyết là hoa
Đến ngàn sau vẫn một tòa sen thiêng.

MẶC PHƯƠNG TỬ.

GIỌT BUỒN CHO EM , UỐNG RƯỢU VỚI EM - THƠ KHA TIỆM LY


Tiemly Kha
20:22, CN, 16 thg 12 (4 ngày trước)
tới tôi










UỐNG RƯỢU VỚI EM


Cần chi lời chúc tụng
Mới thương nhớ trọn đời
Miễn tình sâu, nghĩa trọng
Đâu cần rượu giao bôi!



Chén nào ta thù tạc
Chén nào nối tơ duyên
Giai nhân đầy thiên hạ
Tri kỷ chỉ mình em!



Biển đời em giông tố
Thuyền đời ta chông chênh
Chỉ còn tình yêu đó
Giữa sóng gào mông mênh!



Em chén nào dày dạn
Thách thức với phong trần
Ta chén nào khinh mạn
Nửa mắt nhìn thế nhân!


Rượu trong bình dốc cạn
Vẫn còn lắm hương nồng
Ta dù xa muôn dặm,
Tình bền như núi sông!

KHA TIỆM LY



GIỌT BUỒN CHO EM


Lòng xao xuyến khi thấy em đầu ngõ,
Rồi tưởng mình còn trong tuổi dại khờ.
Dưới dàn hoa, má hồng em rạng rỡ,
Môt nụ cười làm đẹp mấy trang thơ!

Mấy trang thơ, dựng lâu đài tình ái,
Có ngờ đâu phút chốc lại phaitàn!
Em qua đò sao đành không ngoảnh lại,
Con nước ròng, sợ lỡ bước sang ngang?

Xứ em về có dòng sông thương nhớ,
Hay gió chướng buồn lay lắc áo em bay?
Con kinh nơi đây đếm buồn theo con nước,
Còn ta đếm buồn ngày tháng những cơn say!

Lung linh đáy chén người năm cũ,
Nên rượu chưa vơi lại rót đầy.
Vắng em, hoa là sầu muôn thuở,
Ai uống cùng ta chén rượu cay


Bìm bịp sáng chiều kêu xót dạ.
Vườn xưa hoa rụng biết bao lần.
Buổi cuối thu sợi buồn vương chiếc lá,
Con kinh vắng đò dòng nước cũng bâng khuâng!




KHA TIỆM LY


                                               

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

CHUYỆN TRÒ VỚI TRẦN QUANG LỘC, NHẠC SĨ “KỂ CHUYỆN TÌNH BẰNG CA DAO - LÊ THIÊN MINH KHOA



   


NS Trần Quang Lộc ở Hội  quán Sinh viên,
 2 bis Đinh Tiên Hoàng, Sài Gòn 1969.


       SÀI GÒN 1969. AI ĐÃ TỪNG CÓ NHỮNG ĐÊM TRẮNG Ở 2BIS ĐINH TIÊN HOÀNG, ĐA KAO, HẲN CÒN NHỚ GIỌNG CA TRẦM ẤM CỦA MỘT CHÀNG TRAI TRUNG KỲ, TÊN TRẦN QUANG LỘC, KHI ANH ÔM GUITAR THÙNG HÁT CHO GIỚI SINH VIÊN NGHE CA KHÚC VỀ ĐÂY NGHE EM MÀ ANH VỪA SÁNG TÁC. ĐÓ LÀ CA KHÚC MÀ NHIỀU GIỌNG CA NỔI TIẾNG ĐÃ CHỌN HÁT.   
         BÀ RỊA 1992. TÔI NGỒI ĐỐI DIỆN VỚI CHÀNG NHẠC SĨ NGHÈO MÀ TÀI HOA ẤY TRONG MỘT CĂN NHÀ NHỎ CẠNH NHÀ TRÒN BÀ RỊA. CHIỀU XUỐNG, TÔI VỪA NGHE ANH HÁT “MUÔN TRÙNG CÓ NHỚ”, VỪA HỒI TƯỞNG LẠI THUỞ ANH VIẾT “VỀ ĐÂY NGHE EM”, “CÓ PHẢI EM MÙA THU HÀ NỘI”, “EM THEO ĐOÀN LƯU DÂN”… VÀ CÙNG ANH TRÒ CHUYỆN, NGHE ANH TÂM TÌNH.

           C:\Users\TTC\Pictures\NS TQL và LTMK.jpg
NS  Trần Quang Lộc (phải) và tác giả tại nhà nhạc sĩ ở TP. Bà Rịa ngày 14.10.2018.


            -“Về đây nghe em, về đây mặc áo the đi guốc mộc, kể chuyện tình bằng lời ca dao, kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai, kể chuyện tình     bằng hạt lúa mới…”. Dường như có âm hưởng hoài  niệm cội nguồn trong đó. Phải không anh?

             - Tôi viết VỀ ĐÂY NGHE EM trong bối cảnh Sài Gòn 1968. Hồi ấy, quân viễn chinh Mỹ đầy rẫy Sài Gòn và nếp sống Mỹ cũng bén rễ trong nhiều tầng lớp dân đô thị. Snack bar, hộp đêm mọc lên khắp nơi. Nhiều em gái bỏ học, mặc mini jip ngắn củn, đi làm vũ nữ hay sở Mỹ, chất Đông Phương của dân tộc nhạt phai dần. Từ sự ray rứt đó, gặp bài thơ của nhà thơ A Khuê, bạn tôi từ hồi còn sống với nhau ở Đà Nẵng, tôi phổ thành VỀ ĐÂY NGHE EM,  muốn góp tiếng nói bằng âm  nhạc, thức tỉnh họ chớ quên cội nguồn dân tộc, hãy trở về với câu ca dao, lũy tre làng… 

             

                             Ã„Ãªm nhạc gây quỹ giúp nhạc sÄ© Trần Quang Lá»™c chữa bệnh - Ảnh 1.
                            NS Trần Quang    Lộc và ca sĩ Thu Phương                                 

           -  Nhiều người tưởng rằng anh viết Về đây nghe em sau 1975?

   -       -  Nhiều người, nhất là giới trẻ thường tưởng lầm như vậy. Mà không chỉ bài hát đó đâu! Nếu VỀ ĐÂY NGHE EM bị hiểu như là lời kêu gọi Việt kiều về thăm quê hương, thì bài hát EM THEO ĐOÀN LƯU DÂN (phổ thơ Phạm Hòa Việt) viết năm 1973 được hiểu là nói về những người rời bỏ đất nước sau 1975, những “thuyền nhân”. Thực ra đó là những cảm xúc của tôi về cuộc sống của những người dân Quảng Trị quê mình di dân vào Nam, về Bình Tuy, sau mùa hè 1972. Bài CÓ PHẢI EM MÙA THU HÀ NỘI  tôi  phổ thơ Tô Như Châu năm 1972, cũng vậy, rung cảm trước giọng nói và nhan sắc một cô gái đẹp, đẹp như “tháng tám mùa thu, lá rơi vàng…”  trong thơ Tô Như Châu và chỉ dừng lại ở đó thôi. Nhưng có người tưởng tôi viết sau ngày giải phóng. Thôi thì cứ để cho giai điệu ca từ trả lời…


               - Xin dừng lại ở bài CÓ PHẢI EM MÙA THU HÀ NỘI một tí. Tôi đã nghe  danh ca Thái Thanh  hát với chất giọng cao vút, thánh thót chấp thêm đôi cánh để bay cao hơn,  nhưng  rồi lại gặp số phận không may...

 -            - Do đây là ca khúc viết về Hà Nội, lại là Hà Nội mùa thu với những ca từ dễ gợi nhớ tới “Mùa thu tháng Tám” lịch sử của dân tộc và dễ suy diễn theo chiều hướng quy chụp nên sau khi được phổ biến và nổi tiếng một thời gian thì bị chính quyền chế độ cũ cấm hát, cho thu hồi cả bản ghi âm, ghi hình. Đồng thời, tôi cũng bị gọi lên “chỉnh đốn” vì cho là “thân cộng”...

         C:\Users\TTC\Pictures\NS TQL va vo.jpg
                   NS Trần Quang Lộc   và vợ, chị Nguyễn Thị Thuận               
                   

   - Tôi nghe nhiều băng nhạc hải ngoại có các ca khúc cũ của anh. Trong đó, có một băng nhạc về riêng anh do một gia đình âm nhạc nổi tiếng thực hiện. Hỏi thật, anh có nhận được tiền bản quyền không?

   - Trần Quang Lộc (cười buồn): Về Sài Gòn, bạn bè tôi cũng thường hỏi tôi như vậy. Nghe vừa buồn vừa… quê ghê! Thực ra, tôi chỉ nghe nhạc của mình được thực hiện, chứ có nhận được đồng xu nào đâu! Thậm chí, họ cũng chẳng tặng cho một cuốn băng nữa. Anh hỏi: Sao không đòi hả? Biết đòi ở đâu bây giờ! Luôn tiện, kể cho anh nghe chuyện này. Trong một tập nhạc in khá đẹp, đang bán ở hiệu sách có tựa là “Mười tình khúc của Đức Huy” lại có bài Về đây nghe em của tôi. Cách phổ biến như vậy làm người ta tin chắc tác giả là Quang Huy.  Rồi nhiều băng, đĩa thực hiện ca khúc của tôi, nhưng lại ghi là Lê Quang Lộc. Anh thấy đó! Tên tuổi còn bị người ta đánh cắp huống chi là tiền…

  - Sau Thống nhất, nghe nói lặng im một vài năm, anh lại viết khá nhiều. Anh có ý định phổ biến không?

    -Khoảng hơn 200 ca  khúc, mà phần lớn là tình khúc. Thôi thì, thỉnh thoảng đem ra hát cho… mình nghe vậy! 
                                                                         
       Và Trần Quang Lộc quay ra phía sau lấy cây đàn guitar đánh tango hát cho tôi nghe bài Muôn trùng có nhớ mà anh mới viết sau này. Giọng hát của anh vẫn trầm ấm như thưở nào: “Nơi muôn trùng em có nhớ gì tôi? Nụ cười xưa thơm hoa bưởi trên môi. Mái tóc em bay nhớ hương chanh đầu ngõ… Em xa quê đã mấy mùa mưa nắng. Mà trong tôi chưa thấy Tết bao giờ…”   

             Rồi anh cất đàn, tiếp tục trả lời câu hỏi của tôi: Mấy lần anh về Sài Gòn, bạn bè hỏi sáng tác mới. Có bài hát nào mang theo, anh lại lôi ra đưa và ít hôm sau được giới thiệu trong chương trình ca khúc mới của đài truyền hình TP. HCM. Bạn anh, nhạc sĩ Quốc Dũng, chồng ca sĩ Bảo Yến, khuyến khích anh nên ra một Album nhạc, nhưng với anh, hai triệu đồng để thuê mướn nhạc công, trả tiền ca sĩ, người phối âm, phối khí, dàn dựng … là quá lớn. thôi thì cứ để yên trong ngăn kéo, chờ thời gian thuận tiện hẵn ra.

     Trần Quang Lá»™c
NS    Trần Quang Lộc thời trẻ               


             - Nhiều người vẫn lấy làm lạ, tại sao anh lại chọn Bà Rịa - Vũng Tàu để ở và cam phận làm anh giáo dạy nhạc thay vì ở lại Sài Gòn có đất dụng võ?     
   
               -Năm 1985, tôi từ Sài Gòn về xã Phú Mỹ thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai chơi, gặp Nguyễn Thành Ngọc, chủ tịch xã, gọi mời, tôi cao hứng ở lại. Năm 1986, lang thang về Bà Rịa dạy nhạc, thấy đất này hay hay, tôi quyết định “nhập cư” luôn. Được cái, mấy anh ở Ủy ban Thị trấn quý anh em, tôi bèn phụ vô xây dựng phong trào văn nghệ ở địa phương, gọi là đáp đền “ơn tri kỷ”. Bây giờ đã lớn tuổi rồi (TQL sinh năm 1948), lại vợ con đùm đề, tôi chẳng muốn bon chen gì nữa. Thôi thì cứ ở đây mở đất dạy nhạc cho đàn em cũng là niềm an ủi rồi…


       Image result for NS Trần Quang Lá»™c vÃÂ

                             NS Trần Quang Lộc hôm nay


            10 giờ tối. Bỗng nhiên điện cúp đột xuất. Phòng khách đã chật chội lại tối và nóng. “Thôi thì” chia tay. Trong lúc trò chuyện, anh hay dùng từ “thôi thì” như là thái độ đành phận chấp nhận của người nghệ sĩ trước bao nghịch lý xã hội, giữa bao thăng giáng cuộc đời. Trong Có phải em mùa thu Hà Nội, anh cũng “thôi thì”:
         "Thôi thì có em đời ta hy vọng/ Thôi thì có em sương khói môi mềm/ Có phải em là mùa thu Hà Nội/ Nghe đâu đây lá úa và mi xanh/ Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát…”.

      Phạm Duy trong ca khúc nổi tiếng Đưa em tìm động hoa vàng phổ thơ Phạm Thiên Thư cũng dùng điệp ngữ “thôi thì” để biểu hiện sắc thái biểu cảm đành lòng, chấp nhận và thể hiện sắc thái ý nghĩa “đành phận” trước thực tại cuộc đời “bất hòa” với khát vọng, hoài mong  của nhân vật trữ tình: “Thôi thì thôi đừng ngại mưa mau/ Đưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi…/ Thôi thì em chẳng còn yêu tôi/ Thôi thì thôi mộ người tà dương/ Thôi thì thôi nhé... đoạn trường thế thôi…/ Thôi thì thôi để mặc mây trôi/ Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan/ Thôi thì thôi chỉ là phù vân/ Thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi…”.


     “Thôi thì”chia tay, “có ngần ấy thôi”! Để tiễn tôi, anh hát tặng bài Về đây nghe em (anh còn là ca sĩ “chuyên trị” ca khúc của mình mà!). Với ca từ mộc mạc, đơn giản, rất đời thường và giai điệu nhẹ nhàng, êm đềm,  chậm rãi như kể chuyện, với cái giọng khàn đục, hơi nhừa nhựa mà trầm ấm, có lúc giọng anh chùng xuống, rưng rưng nước mắt ở những câu thấm đậm tâm can, rồi lại vút cao như thánh ca khi anh vào điệp khúc:  Này hồn ơi lên cao lên cao/ Đem ánh sáng hân hoan trên trời/ Rọi vào đời cho ta tinh cầu yêu thương/ Này thịt xương ta chưa mang theo/ Khi ngã xuống miên man tủi hờn/ Và về đây nghe nhau thở dài trong đêm…
        Những lời hát vẫn còn nhiều ý nghĩa.
                                                                     

C:\Users\TTC\Pictures\CA KHÚC (In) copy (1).jpg


(Trích trong cuốn  sách “9 THẬP KỶ CA KHÚC TÂN NHẠC VIỆT NAM”- nghiên cứu, nhận định- Lê Thiên Minh Khoa-  Phần PHỤ LỤC, trang 211-216, sắp xuất bản, 2018).
-----------------
Nguồn ảnh: Internet và  các nhạc sĩ cung cấp.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

HỒN QUÊ VÀ MẸ TA XƯA - NGUYỄN BÀNG


BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
07:43, Th 5, 13 thg 12 (4 ngày trước)
tới PV, Da, Phu, Vu, tôi, Nguyễn, Xuân, Giống, Trần, Bich


















HỒN QUÊ VÀ MẸ TA XƯA

(Vài cảm nhận khi đọc HỒN QUÊ của Đặng Xuân Xuyến)

*

HỒN QUÊ

.

Ta về gặp lại hồn quê
Mẹ ta xưa quẩy nắng về hong mưa
Một đời sướng thiếu khổ thừa
Mẹ đan hạnh phúc vặn vừa nỗi đau


Heo may trở dạ mùa sau
Mẹ se gió lạnh khỏi nhàu nắng tươi
Chắt chiu ủ ấm nụ cười
Mẹ nhen lửa giữ cho “Người ở xa”

.
Tháng Mười, tháng Bảy, tháng Ba
Mẹ gom gió lạnh mưa sa bão dồn
Đổ vào sẫm đỏ hoàng hôn
Mẹ ru ta nặng trĩu hồn quê Cha

.
Ta về gặp lại hồn ta
Mẹ ta thì đã đi xa cuối trời...

*

Hà Nội, sáng 06 tháng 03.2018

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

LỜI BÌNH:

Mới qua tết Nguyên Tiêu chưa được 5 ngày, nỗi nhớ thương quê hương trong tôi, một kẻ xa quê gần trọn kiếp người, vẫn man mác một màu buồn suốt từ đêm Trừ tịch đến giờ đang còn chưa dứt thì lại đọc được bài thơ Hồn Quê của Đặng Xuân Xuyến khiến màu buồn nhớ đó càng thêm đậm sắc.

Nhìn tên bài thơ trong tôi bỗng bật lên một câu hỏi: Hồn quê là gì?

Người ta thường hay nói về hồn người và gần như mặc định tin rằng mỗi một người đều có một cái hồn, đó là cái tinh anh của con người mà cái chết không bao giờ hủy diệt nổi: “Thác là thể phách còn là tinh anh”. 

Thì quê hương cũng thế. Mỗi một làng quê đều có một hồn quê, đó là cái tinh anh của làng quê ấy, của xứ sở ấy, của riêng vùng đất ấy mà người dân làng ấy dù ai đi đâu ở đâu có đến cả trăm nơi ở khác, dẫu có đẹp hơn quê mình vẫn thấy nhớ thương da diết về cái hồn quê ấy. Và, cũng như tinh anh của con người, cái hồn quê ấy không gì huỷ diệt được. 

Hồn quê, ấy có thể là một cây hoa gạo bên bến sông, là một con đường làng đất đỏ, một ngôi đình làng, một mái chùa làng, một cánh cổng làng, một lễ hội làng… Nó cũng có thể là những tập tục tốt đẹp của người dân làng quê ấy, là những nét lịch sử hào hùng hay truyền thống văn hoá đặc sắc hoặc sự tích các nhân vật kỳ tài của vùng đất ấy… Hồn quê giản dị gần gũi vậy thôi nhưng nó luôn sống trong lòng người dân làng từ đời này sang đời khác.

Nhưng đọc Hồn Quê của Đặng Xuân Xuyến, ta lại không thấy một câu chữ nào nói về những nét tinh anh của quê nhà như thế mặc dù quê hương của nhà thơ là làng Đá, một làng quê chỉ cách Hà Nội non sáu chục cây số nhưng đến nay vẫn giữ được trong mình những nét cổ kính của một làng quê Việt Nam với những cây đa, giếng nước, sân đình, cổng làng và những ngôi nhà cổ…Và, còn hơn thế, ở làng quê của nhà thơ còn có ngôi chùa Đá nổi danh từ thời nhà Lý với sự tích truyền tụng về cô thôn nữ đẹp người đẹp nết của làng được hoàng cung tuyển chọn làm thiếp yêu cho vua. Vào ngày cô dời làng lên xa giá về cung, bỗng xuất hiện đám mây ngũ sắc, hình dáng tựa con rồng xanh, như đang ngồi che chở cho cô, theo cô về triều. Dân làng cho đó là điềm lành nên hoan hỷ lắm, liền lấy điềm đó đổi tên làng thành làng Đỗ Xá…

Mà đọc Hồn Quê của Đặng Xuân Xuyến, ta chỉ thấy hiện lên hình ảnh một bà mẹ quê, nói đúng ra là hình ảnh người mẹ của nhà thơ. Bài thơ có 3 khổ rưỡi, 14 câu lục bát thì 12 câu đã được dành trọn nói về bà mẹ ấy.

Hai câu thơ mở đầu :

Ta về gặp lại hồn quê
Mẹ ta xưa quẩy nắng về hong mưa

Một lời kể thật cảm động. Mẹ ta xưa là người đã không quản ngại khó khăn, góp công góp sức sức làm cho cuộc sống, cho quê hương có được phần tươi đẹp. Hai hình ảnh quẩy nắng, hong mưa giản dị và dễ hiểu mà rất sinh động, có thể nói hay không kém gì hình ảnh “múc ánh trăng vàng” trong câu ca dao đã làm say lòng người không biết bao nhiêu thế hệ 

  Sau hai câu phác họa nhanh về mẹ ta xưa đầy xúc cảm ấy, nhà thơ thả hồn mình vào nỗi nhớ về một đời mà mẹ đã sống:

Một đời sướng thiếu khổ thừa 
Mẹ đan hạnh phúc vặn vừa nỗi đau

Mẹ ta xưa, cũng như trăm nghìn bà mẹ quê nghèo khổ ở nông thôn Việt Nam trước đây, “một đời sướng thiếu khổ thừa” nên không dám ước mơ nhiều điều vui sướng mà chỉ mong phải khổ thế nào thì sẽ cố gắng kiếm tìm cho được vừa đủ những sợi tơ hạnh phúc để đan vá, để che đậy cho vừa vặn kín nỗi đau khổ đó. 

  Một trong những ước vọng hạnh phúc rất đơn sơ của mẹ là gia đình luôn được xum họp quây quần, vui vẻ êm đềm bên nhau dưới mái nhà tranh ở quê nhà. Nhưng cuộc đời đâu có cho mẹ được như thế. Vì cuộc sống, một số người thân yêu ruột thịt của mẹ đã phải xa quê khiến mẹ lại thêm vất vả, lại phải chắt chiu nhiều thứ để sẻ chia cho những “Người ở xa” ấy:   

Heo may trở dạ mùa sau
Mẹ se gió lạnh khỏi nhàu nắng tươi
Chắt chiu ủ ấm nụ cười
Mẹ nhen lửa giữ cho “Người ở xa”

3 hình ảnh đầy ắp trong 4 câu thơ: bàn tay mẹ se gió lạnh để nắng tươi khỏi bị nhàu úa/ Mẹ chăm chút, nâng niu từng li từng tí những gì coi là quý như một nụ cười cũng cần phải ủ ấm/ Mẹ nhen nhóm ngọn lửa để không bị tắt, nguội lạnh. Tất cả, mẹ đều để dành cho người ở xa.

Có thể nói, ba hình ảnh ấy là ba nét khắc rất tinh xảo và rất đẹp đã tạo nên một bức tranh tinh tế và chân thật về mẹ ta xưa làm bật lên hồn cốt tấm lòng giàu tình thương và đức hy sinh cao cả của mẹ.

Khổ thơ thứ ba là những màu sắc tô điểm thêm cho hoàn chỉnh bức tranh ấy về mẹ:  

Tháng Mười, tháng Bảy, tháng Ba
Mẹ gom gió lạnh mưa sa bão dồn
Đổ vào sẫm đỏ hoàng hôn
Mẹ ru ta nặng trĩu hồn quê Cha

Bất kể thời gian nào, đầu năm, giữa năm hay cuối năm, tháng này sang tháng khác, mẹ đã không quản gió lạnh mưa sa, bão dồn nhặt nhạnh góp gom những gì có ích để nuôi nấng các con về cả thể chất lẫn tâm hồn. Những hình ảnh tráng lệ như gió lạnh mưa sa bão dôn cùng màu sắc sẫm đỏ hoàng hôn đặt liên tiếp dồn dập bên nhau kết hợp với các từ mạnh như gom, đổ vào đã diễn đạt đầy cảm xúc hình ảnh người phụ nữ một đời chịu thương chịu khó, một đời lo toan vất vả vì gia đình và con cái. Nhưng cho dù gian khổ đến mấy, lòng mẹ bao la vẫn luôn dịu hiền trong lời ru con “nặng trĩu hồn quê Cha”.

Toàn cảnh bức tranh về mẹ ta xưa trong Hồn Quê của  Đặng Xuân Xuyến dễ gợi người đọc nhớ tới hình ảnh sâu đậm trong tâm trí của người dân việt Nam nhất là ở nông thôn: “Con cò lặn lội bờ sông”. Một phận người tần tảo, vất vả sớm khuya.

Hai câu kết: 

Ta về gặp lại hồn ta
Mẹ ta thì đã đi xa cuối trời...

Vậy là bà mẹ của nhà thơ mất đã lâu rồi. Nhưng người đọc hiểu rằng: Thể phách của mẹ có thể đã tan biến hết còn cái tinh anh, cái hồn của mẹ được kể bằng tất cả những hình ảnh, những tích chuyện ở trên thì không hề bị hủy diệt mà vẫn luôn luôn sống trong lòng đứa con và vẫn đang sống cùng cái tinh anh, cái hồn của quê. Vì thế, mỗi lần về quê, gặp lại hồn quê thì con thấy ngay mẹ xưa hiện lên trong đó. Vâng: Trong Hồn Quê ta có cả Hồn Mẹ ta đó.

Có thể nói, đấy không chỉ là một hàm ý sâu sắc mà còn là một phát hiện tâm linh mới mẻ trong bài thơ của Đặng Xuân Xuyến.

Ai mà chẳng có quê, có nơi chốn mình sinh ra. Ai mà chẳng có mẹ, người mang nặng đẻ đau ra mình. Bởi vậy, cái hồn quê trong đó có cả hồn mẹ mình không có gì là thánh thần kỳ bí mà chỉ là những nét đẹp bình dị gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng cao cả mà bất kỳ người dân nào của quê hương, người con nào của mẹ đều hằng gìn giữ trong lòng. Mất linh hồn là mất hết.

Hồn quê là thế. Giản dị thế thôi. Nhưng thật tiếc, không thấy mấy văn chương viết về Hồn quê. Có lẽ, hai tiếng Hồn quê trong câu Kiều nức danh của cụ Nguyễn Du muôn đời vẫn sẽ là hai tiếng được nhiều người nhắc tới:

Đoái trông muốn dặm tử phần,
Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa

Bài thơ Hồn Quê của Đặng Xuân Xuyến chưa hẳn đã là hay với nhiều bạn đọc nhưng rất đáng đọc và đáng khích lệ. Bởi vì trong Hồn Quê của Đặng Xuân Xuyến sáng lung linh hồn mẹ ta xưa của nhà thơ. 

*

Sài Gòn 07 tháng 03.2018

NGUYỄN BÀNG

Địa chỉ: Thành phố Sài Gòn



.