CỔ THÀNH HẠC TRẮNG (LÂU ĐÀI HIMEJI)
Nhắc đến cổ thành Himeji, Nhựt Bổn, nhà quê tôi lại bồi hồi nhớ đến Thành nhà Hồ (1397, Thanh Hóa) của quyền thần Hồ Quý Ly và Cổ thành Quảng Trị (1809 triều Gia Long). Tuy nhiên, ở đây Nhà Quê đi xứ Phù Tang nên chỉ nói đến di tích lịch sử của nước người mà thôi.
Cổ thành hay là lâu đài Himeji được xây dựng vào đầu thế kỷ 17 bởi lãnh chúa Samurai tên Akamatsu Sadanori. Himeji là một lâu đài bằng gỗ cổ kính nhất của của Nhựt Bổn nằm trong trung tâm thành phố Himeji tỉnh Hyogo, vùng Kansai. Himeji còn có cái tên là “White Heron” (Thành Hạc Trắng) bởi vẻ đẹp của bức tường thạch cao calcium hydroxite (vôi tôi). Ngoài ra, người Nhựt cho rằng, hình tượng con hạc trắng, một loài chim cao quý, tượng trưng cho sự thanh khiết cao thượng của người quân tử.
Lâu đài Himeji có 5 tầng cao và 1 tầng hầm, được xây từ năm 1346 và hoàn thành năm 1609. Có thể nói một công trình kiến trúc được xây dựng bằng gỗ 5 tầng rất hiếm và càng quý hơn khi trải qua hơn 400 năm mà vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng của thuở ban đầu.
Thích thú nhất là đoàn MyVan (Jimmy và Mai Thiên Vân) chúng tôi thăm viếng Nhựt Bổn vào thời điểm cuối tháng 3 đầu tháng 4 khi mùa hoa anh đào nở rộ. Không chỉ hòa mình với những vẻ đẹp của hoa và vẻ hùng vĩ của cổ thành Himeji mà ta còn có thể tìm hiểu thêm về văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cũng như lịch sử lâu đời của Nhựt Bổn.
Nhà quê tôi không nói quá, rằng quang cảnh từ bãi đậu xe Tour (chứa hàng trăm chiếc) dẫn vô tới tòa lâu đài Himeji là một bức tranh tuyệt sắc nhất, tinh khiết nhất. Bức tranh được thiên nhiên và con người áp dụng theo chiều hướng hình học không gian đã vẽ nên lối đi quanh co, góc cạnh xuyên qua công viên xanh mướt tạo bởi các cây cảnh, hoa anh đào, hồ nước, tường thành. Dưới những hàng cây hoa anh đào xum xuê nở rộ người ta trải các tấm bạt nylon lớn, đủ màu dọc theo thảm cỏ xanh để ngồi nghỉ, ăn uống, hóng gió và thưởng hoa.
Nhưng mà nói tới hoa anh đào, nhà quê tôi nghĩ cô ca sĩ Mai Thiên Vân dễ thương nhất, vui tính nhất là hạnh phúc nhất. Ta hãy nghe Mai Thiện Vân hoan hỉ phán:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét