(Tặng : Mai Thục)
Ấy là vào hồi trước năm 1945, NK tôi còn đang ở cái tuổi "thằng Cu áo đỏ chạy lon xon", đến ngày 25 tháng chạp ta theo mẹ & chị đi chợ Tết (chợ Dầu- Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh) thật là đông vui cùng "người các Ấp tưng bừng ra chợ Tết". Đi chợ Tết với mẹ, với chị là đi sắm Tết cho gia đình, còn với thằng Cu như tôi là đi chơi, đi xem chợ để được ăn quà, được mua "bức tranh Gà" về dán lên tường cho nó có phong vị năm mới. Đi chợ Tết với tôi năm ấy, cái cuốn hút nhất là chen vào chỗ người ta mua chữ Nho "phúc- Lộc- thọ", mua "câu đối", đó là chỗ : "Một thầy Khóa (ông Đồ)gò lưng trên cánh phản
Tay mài son hí hoáy viết thơ xuân
Cụ Đồ Nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ"
(thơ Đoàn Văn Cừ)
Đó là hình ảnh ÔNG ĐỒ mà Nhà thơ Vũ Đình Liên (1913-1996) đặc tả khi "Mỗi năm hoa Đào nở..."- mỗi khi đi chợ Tết đã hằn sâu vào ký ức tuổi thơ tôi ở vùng quê Kinh Bắc xưa ; Còn nữa, đó là ông Ngoại tôi (cụ Đồ Miên) sau khi vác Lều Chõng đi thi khoa cuối cùng của Hệ thống trường "Cửa Khổng- sân Trình" không đỗ, đã về nhà "gõ đầu trẻ" mở trường tại gia: một nửa dạy chữ Nho, một nửa dạy chữ Quốc ngữ...bọn trẻ con chúng tôi (lũ hỉ mũi chưa sạch) theo học "lớp vỡ lòng" thì vừa phải "mài son" cho Thầy (ông Ngoại) để chấm bài "chữ Ta"- (chữ Nho), vừa phải pha "mực tím" để tập viết "chữ Tây"-(abc -Quốc ngữ) ?
Hình ảnh Thầy Đồ (ông Ngoại tôi) mặc áo the thâm, khăn Xếp chỉnh tề ngồi trên Sập Gụ, trước mặt là Cái Tráp sơn then đen nhánh đựng sách Thánh Hiền, bên cạnh là cái Roi Mây để "yêu cho vọt, ghét cho chơi",- ...học trò đứa nào vô phúc bị lỗi là ăn đòn "lằn lưng chẳng khỏi vệt năm ba" đau thót lên tận óc, nhớ đời để phải ngoan, phải chăm học, "tiên học lễ, hậu học văn" là thế , thế mới thành người ?
Lớn lên, học tới cấp 3 (Lương Ngọc Quyến- Thái Nguyên ,1955-1958) môn Giảng Văn, bọn học sinh chúng tôi được học các bài "Thương Vợ " của Tú Xương, rồi đến "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên do thầy Đỗ Đức Hiểu giảng. Thầy Hiểu, người cao gầy, cổ ngẳng, đeo kính cận nặng, vừa hắng giọng ,Thầy như nhỏ nhẹ đọc mở đầu bài thơ :
Mỗi năm hoa Đào nở
Lại thấy ông Đồ già...
Mặt Thầy ửng tươi hồng, hứng khởi như đời mới chào xuân...rồi đến đoạn giữa :
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
thì giọng Thầy chùng hẳn xuống da diết, đầu Thầy hơi cúi xuống, măt như tối sầm lại, cả lớp như chết lặng, làm tôi tưởng nhớ tới cái "Nghiên mực" chữ Nho đen kịt -của ông Ngoại tôi ngày trước với bao niềm thương xót...?
Kết thúc bài giảng, Thày Hiểu hạ giọng như thầm đọc chỉ đủ cho mình Thầy nghe, mà bọn học sinh chúng tôi thì như nghe qua hơi thở của Thầy :
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?
Xong. Thầy đứng im, không nói, tay gỡ kính, rút khăn Mùi Xoa chấm hai đuôi con mắt...lũ học sinh chúng tôi lặng đi như vừa mất một cái gì (cái Hồn Dân Tộc) bâng khuâng, đầy hoài niệm...
Kết thúc bài giảng văn,Thầy chỉ nói ngắn gọn :"ông cha ta đã có một thời Văn chương-danh gia vọng tộc như thế, đáng trân trọng, nhưng không hợp thời nữa... Thơ HAY đúc lại ở 2 câu kết, đó là cái thông điệp của Nhà thơ gửi cho Bạn Đọc, mỗi thời sẽ có những cảm nghĩ khác nhau, làm thơ đạt được như thế, tuy chỉ một bài (hoặc 1 câu) cũng đủ để lưu danh, đủ với đời người."
Năm tháng trôi qua, chiến tranh liên miên...rồi tới thời "mở cửa" hội nhập , người ta hò nhau trở về nguồn cội...nhiều nét đẹp xưa được phục hồi. Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, ta vui thấy ở vỉa hè Văn Miếu- Quốc Tử Giám xuất hiện "phố Ông Đồ" vào dịp Tết Nguyên Đán.
NK tôi có anh bạn Nhà thơ bụi Văn Thùy (1941) -chủ nhiêm Hợp tác xã Thơ Hồn Rơm mở Lều bán chữ ở vỉa hè Văn Miếu, mỗi dịp tết gần đây anh trổ tài "thư pháp Việt" cùng "Lục bát thần chưởng" đã làm xiêu lòng bao "mợ Hà thành" -"em từ Sài Gòn" ra,,,cũng kiếm được vài ba chục triệu đồng ăn tết...và cũng nhân ngày 23 tháng chạp, NK tôi lên Xe Máy lượn một vòng lên Chợ hoa Nhật Tân xem Đào Quất, về Hồ Gươm thưởng thức Lộc Vừng buông những dòng hoa đỏ như một dây pháo chuột xưa (nay đã cấm), rồi ra Văn Miếu xem sao ? tức cảnh sinh tình, hạ bút :
ÔNG ĐỒ TÂN BIÊN
(Nhớ Nhà thơ Vũ Đình Liên)
Sắp tết thời "mở cửa"
Mấy "ông Đồ tân biên"
Bầy mực màu, giấy Dó
Sân Văn Miếu kiếm tiền...
Nào Hán tự "phồn thể"
Quốc ngữ "ngoáy" tài hoa
Vốn liếng " tam thiên tự"
Múa bút "nảy" Dollar
Không ít người thuê viết
Chữ "lạ" ngời Villar
Ngữ nghĩa đâu cần biết
Đủ "sang" khoe con nhà...
"Đồ" trẻ nay ít chữ
Lại xoay được tiền nhiều
Thương Ông Đồ xưa cũ
Hồn dạt cõi đói nghèo.
Mỗi năm xuân với tết
Thư pháp "nhái" phun mưa
Vương Hi Chi sống lại (1)
Đến xem phải chào thua.
Xuân Tân Mão -NK
Tay mài son hí hoáy viết thơ xuân
Cụ Đồ Nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ"
(thơ Đoàn Văn Cừ)
Lại thấy ông Đồ già...
Mực đọng trong nghiên sầu...
Hồn ở đâu bây giờ ?
(Nhớ Nhà thơ Vũ Đình Liên)
Sắp tết thời "mở cửa"
Mấy "ông Đồ tân biên"
Bầy mực màu, giấy Dó
Sân Văn Miếu kiếm tiền...
Nào Hán tự "phồn thể"
Quốc ngữ "ngoáy" tài hoa
Vốn liếng " tam thiên tự"
Múa bút "nảy" Dollar
Không ít người thuê viết
Chữ "lạ" ngời Villar
Ngữ nghĩa đâu cần biết
Đủ "sang" khoe con nhà...
"Đồ" trẻ nay ít chữ
Lại xoay được tiền nhiều
Thương Ông Đồ xưa cũ
Hồn dạt cõi đói nghèo.
Mỗi năm xuân với tết
Thư pháp "nhái" phun mưa
Vương Hi Chi sống lại (1)
Đến xem phải chào thua.
Xuân Tân Mão -NK
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét